Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài thu hoạch giáo dục thể chất. Vai trò của thể dục thể thao đối với sinh viên trong nhà trường đại học nói riêng và đối với cuộc sống nói chung. Làm thế nào để có sức khỏe như ý mong muốn?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
UNIVERSITY OF ECONOMICS AND LAWS

BÀI THU HOẠCH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018


LỜI MỞ ĐẦU
Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe tốt là mơ ước chung của tất cả mọi người,. Lời
hỏi thăm về sức khỏe không chỉ là câu chào hỏi xã giao của người Việt mà còn là lời chào hỏi,
phép xã giao quốc tế.
Các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Y sinh Pennington (bang Louisiana, Mỹ) đã chứng
minh được rằng, tập thể dục thật sự có tác dụng chữa bệnh. "Không có loại thuốc nào có tác dụng
tốt bằng việc tập thể dục", Claude Bouchard, Trưởng phòng nghiên cứu hệ gen, cho biết. TDTT
có vai trò ngày càng to lớn trong quá trình xã hội hoá nhân cách và liên kết xã hội. Bởi lẽ, con
người cần hoạt động để có một sự phát triển lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng có
thể coi là cách có được hạnh phúc đơn giản và dễ làm nhất mà ai cũng có thể thực hiện được.
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo
dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và
kéo dài tuổi thọ của con người”. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể
chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Giáo dục thể chất là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất
thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố
sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ
xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang
bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”.


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2018

1


Câu hỏi: Sức khỏe là gì? Vai trò của nó đối với sinh viên trong nhà trường đại học nói riêng
và đổi với cuộc sống nói chung? Làm thế nào để có sức khỏe như ý mong muốn? Theo anh
chị môn thể thao nào có ích cho sức khỏe. Vì sao?
Sức khỏe là gì?
- Trước hết sức khỏe là tài sản quý giá nhất, không có gì có thể so sánh được vì “sức khỏe”
là nhân tố cơ bản nhất để thực hiện những điều ta mong muốn.
- Về định nghĩa khoa học, theo Tổ chức Y tế thế giới thì “Sức khỏe là trạng thái thoải mái
toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không
có bệnh hay thương tật.”
- Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ
chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế – xã hội nào.

Sức khỏe Thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng
sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh.
Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống
được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Sức khỏe Tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó
được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan
với những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động. Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện của nếp sống
lành mạnh, văn minh và có đạo đức.
Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình
cảm.
Sức khoẻ Xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp
giữa các thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, nơi công cộng,… Nó thể hiện ở sự được tán thành và
chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức

khỏe xã hội tốt và ngược lại.
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền
lợi của xã hội.

Vai trò của sức khỏe đối với sinh viên trong nhà trường đại học nói riêng và đổi với cuộc sống nói
2


chung?
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính của chúng ta rất coi trọng
việc rèn luyện thể lực, tăng cường sức khoẻ. ngày 30/01/1946, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 14 thiết lập Nha thể dục Trung Ương,
Bác lại ký sắc lệnh số về việc thành lập Nha Thanh niên và thể dục.
Hồ Chủ tịch đã dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống
mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân
yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân
khỏe mạnh, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập
thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”.
Trích: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục – Hồ Chí Minh

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của Thể dục thể thao ngày càng được nâng cao. Đối
với các nước phát triển, việc tập luyện Thể dục thể thao được diễn ra hàng ngày một cách khoa học và trở
thành một điều thiết yếu trong cuộc sống.
Vì vậy sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh viên trong nhà trường đại học nói riêng và đổi
với cuộc sống nói chung. Cụ thể như sau:
 Đối với hệ vận động

-

-




Hệ vận động của con người gồm có hai phần: Phần thụ động gồm bộ
xương và hệ liên kết các xương (khớp xương), phần vận động gồm có
hệ cơ hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh.
Nhờ hệ vận động mà cơ thể ta có hình dạng nhất định, thể hiện
được những động tác trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày
Tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với hệ vận động:
- Nhất là hệ cơ. Cùng với tác dụng làm kéo dãn các cơ và tăng độ đàn
hồi của cơ, thể thao còn làm cho hệ xương thêm chắc khỏe để bảo
vệ, nâng đỡ được cơ thể. Giúp cơ thể linh hoạt, uyển chuyển và
khỏe mạnh hơn
- Tăng cường được các chất của xương, tăng cường sức mạnh cơ bắp,
tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của các khớp.
- Cải biến kết cấu của xương, tăng cường các chất trong xương làm
cho cơ bắp có tác dụng lôi kéo và áp lực đối với xương làm cho
xương không chỉ biến hoá về phương diện hình thức mà còn làm
cho tính cơ giới của xương được nâng lên.
Cơ bắp bám ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở các lớp ngoài của xương cũng từ đó được
tăng lên, sự sắp xếp của các chất mềm (xốp) bên lớp trong của xương cũng căn cứ vào áp lực và
lực kéo của cơ mà thích nghi từ đó có thể chịu đựng được phụ tải lớn, nâng cao năng lực chống
chịu áp lực, trọng lượng lớn, sự kéo dài và xoay chuyển…của xương.
Khi tập luyện, cơ bắp và xương được tăng cường hoạt động, sự cung cấp máu được tăng lên,
Prôtêin và dinh dưỡng được tăng cường, năng lực dự trữ của cơ cũng tăng lên, vì vậy mà bắp cơ to
dần lên, sức mạnh của cơ bắp cũng theo đó mà tăng lên.
Đối với hệ hô hấp
3



Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ
thể
Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao năng
lượng, cơ thể bắt buộc phải không ngừng sử dụng Oxy lấy từ môi trường
bên ngoài và thở ra CO2. Quá trình trao đổi này gọi là quá trình hô hấp.

-

-



-

Tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với hệ hô hấp:
Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực bền bỉ hơn, tăng cường
cơ hô hấp do vậy mà chu vi lồng ngực tăng lên nhiều có thể chịu đựng
với lượng vận động lớn.
Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ Oxy và thải
CO2. Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức
khoẻ và sự sinh trưởng phát dục của thiếu niên nhi đồng.
Khi cơ bắp làm việc thì nhu cầu về Oxy tăng lên, ở người
bình thường sẽ phải tăng tần nâng cao năng lực nhả CO2 và hấp thụ Oxy
khi trao đổi khí, làm cho chúng ta khi hoạt động mạnh vẫn có thể phát
huy chức năng của hệ hô hấp
Tăng cường độ sâu hô hấp nghĩa là các cơ hô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi làm cho quá
trình Oxy hoá các vật chất năng lượng càng thêm hoàn thiện đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ
năng lượng khi vận động
Rèn luyện con người nâng cao được năng lực chịu đựng nợ dưỡng khí (khả năng chịu đựng thiếu
Oxy)

Đối với hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của
hầu hết các động vật vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít,.. ra
và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật,
ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi
Hệ thống tuần hoàn là do tim, máu và hệ thống huyết quản tạo thành vì
vậy mà gọi là hệ thống tuần hoàn máu. Tim là nơi phát ra động lực làm
cho máu lưu động, huyết quản là con kênh dẫn máu đi khắp nơi trong cơ
thể
Tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với hệ hô hấp:
- Nâng cao chức năng của tim, tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, nâng cao
được chức năng của hệ thống huyết quản.
- Làm cho chức năng của hệ thống tuần hoàn đạt được sự tăng cường rõ rệt,
làm cho cơ tim dầy lên, tần số mạch giảm và chậm khi yên tĩnh do đó mà tim có nhiều thời gian
nghỉ ngơi.
Làm tăng cường máu của cơ tim, làm cho cơ tim có nhiều vật chất dinh dưỡng hơn tăng cường
tính vận động của tim.

4




Đối với hệ thần kinh
Hệ Thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể
người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo
bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần
kinh - nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm
Hệ thần kinh khống hế các loại hành vi của con người.
Tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với hệ thần

kinh:
-

Làm nâng cao năng lực làm việc của các tế bào thần kinh ở
đại não, nâng cao tính hoạt động của hệ và sự hung phấn của
hệ thống thần kinh. Sau khi cơ thể nhận được các tín hiệu
kích thích thông qua các nơ-ron thần kinh sẽ dẫn truyền đến
hệ thống trung khu thần kinh. Sau đó hệ thống trung khu

thần kinh phân tích tổng hợp thì các xung đông hung phấn sẽ được dẫn truyền đến các cơ quan mà
nó tạo ra các phản ứng.
-

Thao làm cho tinh thần sáng khoái chống Strees, chống mệt mỏi, buồn phiền, đặc biệt là khi chơi
cờ và học ngoài ngữ ngoài việc gia tăng trí thức thường xuyên còn làm gia tăng trí nhớ giảm
chứng hay quên và bệnh ALZ himer của tuổi già.



Đối với hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ
tiêu hóa. Trong hệ thống này, quá trình tiêu hóa có nhiều giai đoạn, là hệ
đầu tiên bắt đầu ở miệng. Tiêu hóa liên quan đến sự phân hủy thức ăn
thành các thành phần nhỏ hơn mà có thể hấp thụ và đồng hóa vào cơ thể.
Tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với hệ tiêu hóa:
- Dạ dày và ruột là những cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá trong cơ
thể con người. Năng lực tiêu hoá của dạ dày tốt có thể có những
ảnh hưởng tốt với sức khoẻ con người.
- Ăn ngon, tiêu hóa tốt, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn
- Nâng cao được công năng tiêu hoá của dạ dày và ruột, tang cường

sức khoẻ cho gan đồng thời có tác dụng điều trị và ngừa một số
bệnh trong hệ tiêu hoá.

5




Đối với hệ bài tiết
Hệ tiết niệu là hệ thống giúp cho cơ thể trong việc thải ra bên ngoài những
chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu. Các chất lỏng
này tập trung ở thận, sẽ có một số chất được tái hấp thu ở đây, còn lại sẽ
được lọc và chuyển xuống bọng đái để sẵn sàng đưa ra ngoài.
Tác dụng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với hệ bài tiết:
- Đường ruột, đường tiểu và hệ thống các tuyến mồ hôi nhờ vận
động mà gia tăng bài tiết giup cơ thể loại bỏ chất cặn bã dư thừa ra
ngoài cơ thể tốt hơn, thận bớt làm việc nên đõ bị suy thận sớm nhờ
đó mà cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Thông qua quá trình vận động cơ thể tiết ra mồ hôi lúc này cơ thể
cần tiếp them năng lượng nhiều hơn, uống nhiều nước hơn, ăn
được nhiều hơn.

Làm thế nào để có sức khỏe như ý mong muốn?
Sức khỏe như ý mong muốn là như thế nào? Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn có cuộc sống hạnh phúc,
thế nhưng hạnh phúc không đâu xa cả, nó bắt nguồn từ chính cơ thể cường tráng của chính bản thân. Có
sức khỏe tốt chính là sức khỏe như ý mong muốn của tất cả mọi người.
I.

PHÁT TRIỂN LỐI SUY NGHĨ ĐÚNG ĐẮN



-

Có thái độ phù hợp.

Tưởng như không liên quan nhưng tinh thần thật sự có sức mạnh đáng kinh ngạc và có thể tạo nên
sự khác biệt lớn quyết định thành công hoặc thất bại. Rèn luyện để có sức khỏe tốt là một chặng
đường dài, không phải cuộc đua nước rút, và đòi hỏi mỗi chúng ta có những thay đổi trong cuộc
sống.

-

Có sức khỏe tốt nghĩa là phải kết hợp nhiều thứ vào cuộc sống mà cuối cùng chúng sẽ trở thành
thói quen của chúng ta.

6


II.

 Theo dõi sự tiến bộ của bản thân và tự hào về những chuyển biến tích cực dù là nhỏ
'Viết nhật ký sức khỏe' là ý tưởng hay vì chúng ta có thể theo dõi thời gian tập luyện, những việc
mình làm, những gì mình ăn mỗi ngày.
 Tạo ra một bản cam kết với chính mình.
Hay nói cách khác bản cam kết đó còn gọi là hệ thống khen thưởng. Đặt ra một mục tiêu và xác
định phần thưởng cho mình. Chọn thứ gì đó chúng ta thật sự muốn hoặc một việc rất muốn làm.
Ví dụ, tự làm bản cam kết ghi nhận rằng nếu bạn chạy bộ 30 phút mỗi ngày thì có thể cho phép
mình mua chiếc áo sơ mi đẹp đó hoặc cây vợt mới mà mình đã để mắt trong thời gian dài.
 Tìm một người cùng theo đuổi mục tiêu với bạn.
Mục tiêu sẽ dễ đạt được hơn khi bạn có người để chia sẻ những khổ nhọc và thành quả. Lập thời

khóa biểu mà cả hai có thể quyết tâm thực hiện, và giúp đỡ nhau theo đuổi.
TẬP THỂ DỤC ĐỂ CÓ SỨC KHỎE TỐT



Tìm cách vận động nhiều hơn trong thói quen sinh hoạt hằng ngày

-

Bằng cách thường xuyên thách thức bản thân sẽ giúp cơ thể "chuyển biến" tốt dần.

-

Đi xe buýt hoặc đạp xe đến trường hay công ty thay vì đi xe máy. Nếu cách này không khả thi bạn
có thể đỗ xe cách văn phòng làm việc vài dãy phố để buộc mình phải đi bộ 15 phút mỗi ngày. Khi
đi siêu thị, rạp chiếu phim hoặc trung tâm mua sắm, bạn nên đỗ xe ở cuối bãi thay vì cố gắng tìm
một chỗ gần cửa ra.
 Theo đuổi một chế độ tập

-

Một chương trình tập luyện đúng phải có 5 phần: làm ấm, tập aerobic, tập phát triển sức mạnh, kéo
giãn (độ dẻo) và hạ nhiệt.

-

Chúng ta có thể tập với tạ, tập squat, chống đẩy hoặc gập bụng, và còn nhiều bài tập khác. Nếu
không thể ra phòng tập thì có thể tập tăng cường cơ bắp ngay tại nhà.
 Kết hợp đa dạng


-

Khi cơ thể quen dần với một hoạt động nào đó, nó sẽ thực hiện hoạt động đó dễ dàng hơn và sự
phát triển sẽ đi vào quỹ đạo nằm ngang trong chế độ tập đó. Để cơ thể và tâm trí không nhàm chán
7


-

và tìm niềm vui khi tập, ta cần kết hợp đa dạng các hoạt động.
Khi cơ thể phải tham gia nhiều hoạt động thể chất thì ta cũng cần cho nó thời gian phục hồi bằng
cách ngủ đủ giấc. Xác định số giờ chúng ta cần ngủ để cảm thấy tươi tỉnh vào buổi sáng, sau đó
buộc mình phải đi ngủ và thức dậy vào cùng thời gian mỗi ngày.


-

Tham gia các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao

Được chơi cùng với nhiều người khác sẽ tạo động lực cho ta tiếp tục. Ví dụ, trong một cuộc chạy
đua đường dài, các đồng đội sẽ động viên ta tiếp tục cố gắng (và sự thật là bạn không muốn trở
thành người đến cuối), không giống như chạy một mình trên máy ở nhà ta có thể dễ dàng nhấn nút
ngừng và chấm hết.

III.

ĂN UỐNG LÀNH MẠNH


Cung cấp năng lượng cơ thể cần

-

Khi hoạt động nhiều hơn thì ta cũng cần ăn nhiều hơn, nhưng không phải bất kì thực phẩm nào.
Chúng ta cần ăn những thực phẩm lành mạnh giàu năng lượng để mở ra ngay một giai đoạn mới
trong ngày, không gây ra sự trì trệ. Học cách ăn lành mạnh và uống nhiều nước hơn.


-

Trữ thực phẩm lành mạnh trong nhà

Mua trữ hoa quả, rau, ngũ cốc nguyên hạt, súp v.v... mà ta muốn ăn, không mua thức ăn vặt để
tránh cảm giác thèm thuồng.

8




Uống 1,5~2 lít nước mỗi ngày

- Nước giữ cơ thể đủ nước và nâng hoạt động trao đổi chất đến mức tối ưu. Ngoài ra, nước chiếm một
thể tích lớn trong dạ dày, do đó giúp ta cảm thấy no hơn mà không cần ăn nhiều. Đây là một công cụ
tốt để tránh tiêu thụ lượng calo thừa mà ta không thật sự cần nhưng đã vô tình cung cấp do tâm lý
thèm ăn hoặc không cảm thấy thỏa mãn.
- Hãy luôn mang theo mình một chai nước. Uống nước cũng rẻ hơn nhiều so với phải mua các thức
uống khác khi ta cảm thấy khát, và tốt hơn cho môi trường.

4. Để cơ thể nghỉ ngơi
- Không ngủ đủ giấc cũng gây tổn hại lớn cho hệ miễn dịch. Bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn nếu không

cung cấp cho cơ thể năng lượng và thời gian để chống lại vi khuẩn và virus lây nhiễm.

-

Kiểm tra sức khỏe

Để giữ cơ thể khỏe mạnh về lâu dài hãy đến gặp bác sĩ và nha sĩ theo định kỳ để đảm bảo mọi thứ
vẫn vận hành tốt từ bên trong, và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn có thể nảy sinh.

Theo anh chị môn thể thao nào có ích cho sức khỏe. Vì sao?
Theo bản thân em, môn thể thao nào cũng có ích cho sức khỏe, mỗi môn có những lợi ích đặc trưng và đa
dạng. Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm thể dục và thể thao:
-

Thể dục chỉ là rèn luyện sức khoẻ và tinh thần, nó đơn giản và không có luật lệ, không có sự cạnh
tranh cũng như thành tích.

-

Thể thao trước tiên là những trò chơi, trong đó những người tham gia phải tuân theo những luật lệ
và quy định của những trò chơi đó. Những người chơi cạnh tranh để giành lấy thành tích chứ
không đơn giản chỉ là trò chơi để giải trí, qua đó muốn giành lấy thành tích thì những người chơi
phải không ngừng rèn luyện bản thân.

-

Nếu thể dục chỉ để rèn luyện sức khoẻ , thể chất và tinh thần thì thể thao ko những phải rèn luyện
sức khoẻ mà còn phải rèn luyện cả sự khéo léo, sự tính toán, chiến thuật v..v tuỳ theo yêu cầu của
từng môn mà người chơi tham gia.
• Lợi ích của bộ môn bơi lội


1. Bơi lội giúp phát triển cơ thể toàn diện.

9


- Khi tham gia vào hoạt động bơi lội thì cơ thể chúng ta sẽ phải vận động toàn thân, khi bơi thì chúng ta sẽ vận
động từ đầu đến chân thúc đẩy tuần hoàn máu của hệ thống huyết quản, tăng cường thay thế, làm tăng tiêu hao
mỡ, thúc đẩy sự phát triển của cơ bắp của chân tay, bụng,… nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

- Ngoài ra khi bơi thì chân, tay và thân người luôn luôn vươn về phía trước nên sẽ hữu ích trong việc phát triển
nhanh chóng về chiều cao (nhất là trong tuổi thanh, thiếu niên) cũng như phòng chống cong vẹo cột sống (do
thiếu vận động hay ngồi một chỗ nhiều).

2. Bơi lội giúp phòng trị viêm khớp hiệu quả.
- Theo các chuyên gia thì bơi lội là một dạng tập luyện chịu tác động thấp, sự không trọng lượng của nước
giúp giảm áp lực vào các khớp giúp loại bỏ khả năng bị đau lưng, gối và các nhóm cơ khác.
- Các nghiên cứu mới nhất về sức khoẻ còn cho rằng bơi lội đều đặn làm cho các khớp hoạt động tốt hơn,
có tác dụng trong chữa bệnh viêm khớp mãn tính. Đặc biệt người cao tuổi hay bị đau lưng thì bơi lội là
phương pháp lý tưởng để giảm đau.
3. Bơi lội tốt cho hệ thống tuần hoàn, hô hấp và thần kinh.
- Tham gia vào hoạt động bơi lội sẽ giúp cho tim bóp mạnh hơn bình thường, số lần đập của tim giảm từ
60 - 45 lần/phút. Phế lượng của phổi lớn hơn, bởi vậy lồng ngực của vận động viên bơi lội to hơn người
thường rất nhiều
- Ngoài ra do sự hoạt động liên tục của đôi chân, tác động đến các cơ bụng giúp bộ máy tiêu hóa hoạt
động tốt hơn. Bơi lội còn tác động tốt đến sự phát triển của hệ thống thần kinh, giúp cho hệ thống thần
kinh cân bằng, bền vững.
4. Bơi lội tốt cho tuần hoàn máu.
- Áp lực nước vào chân và tay cũng có lợi ích cho hệ tuần hoàn máu. Áp lực nước cộng với áp lực của cơ
ép vào các mạch máu giúp lưu thông máu trở lại tim phổi.

- Khi chúng ta bơi khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày và 3 - 4 ngày mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ tim
mạch, đột quỵ và tiểu đường. Như một hình thức vận động thường xuyên, bơi lội có thể giúp giảm huyết
10


áp và lượng cholesterol.
5. Bơi lội kích thích cho ta ăn ngon.
- Việc sử dụng một lượng calo khá lớn trong khi bơi nên sau khi bơi chúng ta thường cảm thấy đói, kích
thích sự ăn ngon, ngủ khỏe, giúp cho cơ thể cường tráng và phát triển toàn diện. Một vận động viên bơi
lội thường có một thân hình phát triển rất cân đối, lý tưởng và vô cùng hấp dẫn.
6. Bơi lội giúp giải tỏa áp lực, stress hiệu quả.
- Theo các thống kê thì có tới hơn 75% người tham gia bơi lội cho rằng những áp lực và căng thẳng mà họ
gặp phải trong công việc, cuộc sóng hàng ngày đã giảm đi rất nhiều sau khi tham gia bơi. Và trong thực
tế, rất nhiều người (nhất là các doanh nhân) thường xem bơi lội là một trong những phương pháp để giải
tỏa áp lực hiệu quả nhất.

o

Lợi ích từ bộ môn cầu lông:

1. Chơi cầu lông rất tốt cho sức khỏe thể chất
-

Việc chơi cầu lông thường xuyên và điều độ sẽ rất tốt cho hệ tim mạch với sự vận động thường
xuyên và đều đặn.

-

Đánh cầu lông đòi hỏi sử dụng rất nhiều hệ cơ khác nhau của cơ thể như: Hệ cơ chân (bắp đùi, bắp
chân..), Cơ tay(Cơ nhị đầu, và cơ cánh tay, cổ tay) lườn và cổ….


-

Tập luyện cầu luyện cầu lông đúng cách giúp cho việc tăng sức mạnh cơ bắp toàn cơ thể.

2. Đánh cầu lông giúp tăng chiều cao ở tuổi phát triển

11


-

Ở những độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển cơ thể thì việc chơi cầu lông giúp ảnh hưởng một
cách tích cực tới việc phát triển chiều cao của các em. Với sự vận động thường xuyên của các
khớp sẽ kích thích sự phát triển liên tục của những lớp sụn và làm tăng chiều cao cơ thể.

3. Tăng cường độ cứng vững của hệ xương
- Điều này có thể thấy rõ nhất khi so sánh một người ít vận động so với một người thường xuyên hoạt
động thể thao với cầu lông hay bộ môn khác, đặc biệt khi về già. Thường những người vận động cơ thể
bật nhảy di chuyển liên tục sẽ có hệ xương khớp vững vàng hơn, đây là một yếu tố ảnh hưởng tới cả tuổi
thọ.
4. Chơi cầu lông giúp cho cơ thể phản xạ nhanh nhạy.
- Chính việc phải cứu đỡ và đánh những đường cầu nhanh của đối thủ giúp cho người chơi cầu lông có
phản xạ rất nhanh nhạy. Đôi mắt tinh phản xạ tay tuyệt vời đôi khi rất quan trọng trong những tình huống
trong cuộc sống.
- Phản xạ của một người chơi cầu lông có lẽ sẽ được thể hiện một cách rõ nét nhất trong những tình huống
cứu cầu của họ. Những phản xạ vô cùng nhanh nhạy bén và chính xác làm cho người xem không khỏi bất
ngờ.

12



5. Có tác dụng giải tỏa Stress sau những giờ làm việc căng thẳng
- Cũng như những môn thể thao khác việc phải vận động liên tục sẽ giúp cơ thể tiết mồ hôi, giải phóng
những chất độc tồn đọng trong cơ thể. Chính điều này giúp những căng thẳng và mệt mỏi hàng ngày sẽ
được giảm bớt đi.
- Đây cũng là lý do giải thích tại sao những người yêu vận động thể thao họ luôn có được một sức khỏe
tinh thần rất sung mãn cả trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là bí quyết sống lâu và
sống khỏe.

7. Gia tăng mối quan hệ lành mạnh
Việc có chung một niềm đam mê chính là cơ sở đầu tiên để có thể phát triển mối quan hệ tốt với những
người cùng chơi. Biết đâu được từ những mối quan hệ này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp của
bạn.



Lợi ích từ bộ môn điền kinh:

1. Tạo thói quen lành mạnh, tạo niềm hung phấn cho ngày mới
-

Cơ thể chúng ta thường rất mệt mỏi sau mỗi khi thức dậy, có thể là do chúng ta ngủ trễ hoặc ngủ
không sâu giấc.
13


-

Sau bài chạy bộ buổi sáng, cơ thể chúng ta được giải phóng và tạo ra nguồn năng lượng dồi dào

cho một ngày dài, chúng ta hoàn toàn tỉnh táo, có thời gian thư thái ăn sáng và thong thả đi làm.
Không những thể chạy bộ buổi sáng giúp chúng ta minh mẫn, sáng tạo và hào hứng trong công
việc, bình tĩnh và xử lý tình huống tốt hơn.

2. Chống lại ung thư, chống lại bệnh tim mạch
-

Việc chạy bộ đều đặn hàng ngày, hàng tuần là cách tuyệt vời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung
thư. Không những thế những người đã bị ung thư nếu duy trì chạy bộ sẽ có sức khỏe ổn định hơn,
hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư

-

Chạy bộ làm giảm khả năng bị mắc các bệnh liên quan tới tim mạch đến 45%. Chạy làm tăng
huyết áp, tăng cholesterol HDL có lợi, cải thiện lượng đường máu. Khi đi bộ, các luồng máu sẽ đổ
dồn về tim, bắt buộc tim phải bơm máu ngược về cơ thể, việc này sẽ khiến tim trở nên mạnh mẽ,
kết hợp với hít thở đều đặn sẽ giúp bạn phòng tránh được các bệnh về tim mạch.

3. Giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng
-

Tập thể dục một giờ tốt hơn gấp 3 lần so với dành thời gian nghỉ ngơi. Tập chạy chính là phương
pháp hoàn hảo giải phóng mọi lo âu căng thẳng, đồng thời kết nối với chính bản thân bạn

14


4. Tăng tuổi thọ
-


Khi mà cơ thể bạn khỏe mạnh, tinh thần thì thoải mái, hào hứng, không bị áp lực hay mệt mỏi thì
tất nhiên bạn sẽ sống lâu hơn những người khác rồi.
KẾT LUẬN

Việc luyện tập thể dục thể thao thật sự rất bổ ích cho mỗi cá nhân chúng ta, vì vậy mỗi cá thể dù có bận
đến đâu hãy vẫn giữ thói quen tập thể dục thể thao hằng ngày để đảm bảo đủ sức khỏe để làm việc, học
tập. Có sức khỏe chúng ta sẽ làm được mọi thứ, không sức khỏe chỉ biết nhìn xung quanh vui vẻ trong sự
khao khát.
Bộ môn giáo dục thể chất góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho sinh viên;
đồng thời, thông qua việc trang bị kiến thức về sức khoẻ, quản lý sức khỏe và rèn luyện, sinh viên biết
thích ứng với các điều kiện sống, lạc quan và chia sẻ với mọi người; có cuộc sống khoẻ mạnh về thể lực
và tinh thần.
Thông qua hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nhà trường, sinh viên có ý thức tự giác, sống có
trách nhiệm, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên, từ
đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở thích cá nhân, đáp ứng xu thế hội nhập
toàn cầu.

15



×