Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Khảo sát các kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học trong sản xuất thuốc (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401

KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN
CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG
SẢN XUẤT THUỐC

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM

PHẠM THỊ KIỀU DIỄM
MSSV: 12D720401102
LỚP: ĐH DƯỢC 7B

Cần Thơ, năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401


KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN
CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG
SẢN XUẤT THUỐC

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. ĐẶNG VĂN NHƯ TÂM

PHẠM THỊ KIỀU DIỄM
MSSV: 12D720401102
LỚP: ĐH DƯỢC 7B

Cần Thơ, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt ngiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
ThS. Đặng Văn Như Tâm, đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức và
kinh nghiệm quý báu để em hoàn thành tốt khóa luận. Đồng thời, em cũng gửi lời
cảm ơn đến thầy ThS. Nguyễn Văn Hiền và Ths.BS. Đoàn Thanh Tuấn đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Tây Đô đặc biệt là quý thầy cô
trong khoa Dược – Điều Dưỡng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 5 năm em
học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn các anh chị Dược sĩ đang công tác tại Công ty Liên Doanh
Meyer – BPC, Công ty Cổ Phần Dược TW3 – CETECO US, Công ty Cổ Phần

Dược phẩm Cửu Long, Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.PHARM, Công ty TNHH
Dược phẩm Phương Nam, Công ty Cổ phần Dược Minh Hải đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thu thập số liệu khảo sát.
Và cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn là nguồn động viên tinh thần
cho em trong suốt thời gian vừa qua.
Em đã rất cố gắng với tất cả sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này, tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu,
lỗi trình bày. Em rất mong quý thầy cô thông cảm và nhận được sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi tự thực hiện và được sự hướng dẫn khoa học của
thầy ThS. Đặng Văn Như Tâm. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn là trung
thực và chính xác.
Cần Thơ, tháng 6 năm 2017
Ký tên

Phạm Thị Kiều Diễm

ii


Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học – Năm học 2016 - 2017
KHẢO SÁT CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG
SẢN XUẤT THUỐC
Sinh viên: Phạm Thị Kiều Diễm

Cán bộ hướng dẫn: ThS. Đặng Văn Như Tâm
Mở đầu và đặt vấn đề
Ngày nay, việc xây dựng và công bố chuẩn đầu ra là việc làm có ý nghĩa quan trọng và
bắt buộc đối với mỗi đơn vị đào tạo. Các trường công bố chuẩn đầu ra như một lời
cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo, kiến thức, kĩ năng gắn với nhu cầu thực tiễn.
Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chuẩn đầu ra cần được thực hiện thường xuyên và
mang tính thực tế. Đề tài “Khảo sát các kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học trong
sản xuất thuốc” nhằm xác định kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong bộ
phận sản xuất, QA, QC, RD và kho GSP từ đó góp phần làm cơ sở tham khảo đề xuất
chuẩn đầu ra cho chương trình đào tạo Dược sĩ đại học chuyên ngành sản xuất và
phát triển thuốc tại Trường Đại học Tây Đô.
Phương pháp nghiên cứu
Xác định các kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong bộ phận sản xuất,
QA, QC, RD và kho GSP: Phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan để thiết kế
danh mục kĩ năng dự kiến trong phiếu khảo sát; Điều tra xã hội học trên các đối tượng
là Dược sĩ đại học trở lên đã công tác thực tiễn trong các bộ phận trên từ 1 năm trở lên.
Cơ sở tham khảo cho chuẩn đầu ra về kĩ năng thực tiễn chương trình đào tạo Dược sĩ
đại học theo định hướng chuyên ngành Sản xuất và Phát triển thuốc tại Đại học
Tây Đô: Phân tích tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc viết chuẩn đầu ra và các kĩ
năng đã được xác định qua quá trình khảo sát; So sánh đối chiếu các kĩ năng đã được
tổng hợp và chương trình đào tạo Dược sĩ đại học để xác định mức độ đáp ứng của
chương trình đào tạo đối với từng kĩ năng từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp.
Kết quả và bàn luận
Đề tài đã xây dựng được danh mục kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác
trong các bộ phận sản xuất, QA, QC, RD, Kho GSP lần lượt gồm 33, 30, 31, 39 và 27
kĩ năng.
Đề tài đã đề xuất được chuẩn đầu ra về kĩ năng thực tiễn cho chương trình đào tạo
Dược sĩ đại học theo định hướng chuyên ngành Sản xuất và Phát triển thuốc tại
Đại học Tây Đô gồm 61 kĩ năng chia thành 6 nhóm.


iii


Kết luận
Năm danh mục kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong các bộ phận
sản xuất, QA, QC, RD, Kho GSP đã được xây dựng và chuẩn đầu ra về kĩ năng
thực tiễn đã được đề xuất cho chương trình đào tạo Dược sĩ đại học theo định hướng
chuyên ngành Sản xuất và Phát triển thuốc tại Trường Đại học Tây Đô. Tuy nhiên, cần
tiếp tục lấy ý kiến của các bên liên quan trên quy mô rộng rãi hơn và định kỳ cập nhật.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT.................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................. viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................ix
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1. TÌNH HÌNH NHÂN LỰC DƯỢC THẾ GIỚI........................................................ 3
2.1.1. Xu hướng y tế toàn cầu......................................................................................... 3
2.1.2. Tình hình nhân lực Dược...................................................................................... 3
2.2. VÀI NÉT VỀ NỀN CÔNG NGHIỆP DƯỢC VÀ NHÂN LỰC DƯỢC VIỆT
NAM …………………………………………………………………………………...4
2.2.1. Nhu cầu Dược phẩm và mức đáp ứng của sản xuất thuốc trong nước ................. 4
2.2.2. Thực trạng nhân lực Dược.................................................................................... 6

2.3. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC....................................................... 8
2.4. KHOA DƯỢC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH ................. 8
2.4.1. Mục tiêu đào tạo tại khoa Dược – Đại Học Y Dược TP. HỒ CHÍ MINH ........... 8
2.4.2. Chương trình đào tạo Dược sĩ đại học ................................................................. 9
2.5. CHUẨN ĐẦU RA ................................................................................................ 10
2.5.1. Khái niệm ........................................................................................................... 11
2.5.2. Mục tiêu xây dựng chuẩn đầu ra ........................................................................ 14
2.5.3. Cơ sở xây dựng chuẩn đầu ra ............................................................................. 15
2.5.4. Yêu cầu và các bước xây dựng chuẩn đầu ra ..................................................... 15
2.5.5. Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo Dược sĩ đại học ............................. 17
2.6. KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA NGƯỜI DƯỢC SĨ TRONG SẢN XUẤT VÀ
PHÁT TRIỂN THUỐC ................................................................................................. 24
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 27
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 27
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................................................. 27
v


3.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................................ 27
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 27
3.4.1. Xác định kĩ năng thực tiễn của Dược sĩ đại học công tác trong các bộ phận sản
xuất, QA, QC, RD và Kho GSP .................................................................................... 27
3.4.2. Cơ sở tham khảo cho chuẩn đầu ra về kĩ năng thực tiễn cho CTĐT DSĐH theo
định hướng chuyên ngành SX – PTT tại ĐH Tây Đô ................................................... 29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................. 31
4.1. XÁC ĐỊNH CÁC KĨ NĂNG THỰC TIỄN CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TRONG
SX – PTT ....................................................................................................................... 31
4.1.1. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận sản xuất .......................... 31
4.1.2. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QA ................................. 36
4.1.3. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QC ................................. 40

4.1.4. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận RD ................................. 45
4.1.5. Kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận KHO GSP ...................... 50
4.2. ĐỀ XUẤT CHUẨN ĐẦU RA VỀ KĨ NĂNG CHO CTĐT DSĐH THEO ĐỊNH
HƯỚNG SX – PTT TẠI ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ .............................................................. 56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 62
5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 62
5.1.1. Về việc xác định các kĩ năng thực tiễn của người DSĐH công tác trong các bộ
phận sản xuất, QA, QC, RD, Kho GSP ......................................................................... 62
5.1.2. Về việc đề xuất CĐR về kĩ năng thực tiễn của người DSĐH cho CTĐT DSĐH
theo định hướng chuyên ngành SX – PTT tại Đại Học Tây Đô.................................... 62
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 63
5.2.1. Về việc xác định các kĩ năng thực tiễn của người DSĐH công tác trong các bộ
phận sản xuất, QA, QC, RD, kho GSP .......................................................................... 63
5.2.2. Về việc đề xuất CĐR về kĩ năng thực tiễn của người DSĐH cho CTĐT DSĐH
theo định hướng chuyên ngành SX – PTT tại Đại Học Tây Đô.................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 66

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bốn cấp độ trong thang Bloom dành cho kĩ năng tư duy. ............................ 12
Bảng 2.2. Thang Bloom về lĩnh vực kĩ năng vận động. ................................................ 13
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận sản
xuất theo mức độ cần thiết ............................................................................................. 31
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận sản
xuất theo mức độ thành thạo ......................................................................................... 33
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QA
theo mức độ cần thiết..................................................................................................... 36
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QA

theo mức độ thành thạo ................................................................................................. 38
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QC
theo mức độ cần thiết..................................................................................................... 41
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận QC
theo mức độ thành thạo ................................................................................................. 43
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận RD
theo mức độ cần thiết..................................................................................................... 45
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận RD
theo mức độ thành thạo ................................................................................................. 47
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát về kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận
KHO GSP theo mức độ cần thiết .................................................................................. 50
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát các kĩ năng thực tiễn của DSĐH công tác trong bộ phận
KHO GSP theo mức độ thành thạo ............................................................................... 52
Bảng 4.11. CĐR các kĩ năng với mức độ đáp ứng của các môn học thuộc chuyên
ngành có liên quan ......................................................................................................... 57

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Phân loại Công nghiệp Dược của các nước theo 4 cấp độ của WHO ............. 4
Hình 2.2. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn nghề và tiêu chuẩn đào tạo. .............................. 14
Hình 2.3.Minh họa các bước xây dựng chuẩn đầu ra từ mục tiêu chương trình
(ABET 2010). (Rogers Gloria, 2010) ............................................................................ 16
Hình 3.1. Mô hình xây dựng phiếu khảo sát kĩ năng thực tiễn của DSĐH ................... 28
Hình 3.2. Các bước xác định kĩ năng thực tiễn của người DSĐH ................................ 29
Biểu đồ 2.1. Trị giá thuốc sản xuất trong nước và tổng trị giá tiền thuốc sử dụng .......5

viii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐR
CND
CTĐT
DALY
DSĐH
GLP
GMP
GPP
GSP
HDSD
QA
QC
QTSX
RD
SIDA
SOP
SX-PTT
SXT
TT
UNCTAD

: Chuẩn đầu ra
: Công nghiệp dược
: Chương trình đào tạo
: Chỉ số Số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật
(Disability Adjusted Live Years)
: Dược sĩ đại học
: Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm ( Good Laboratory Practice)

: Thực hành tốt sản xuất (Good Manufacturing Practice)
: Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice)
: Thực hành tốt bảo quản (Good Storage Practice)
: Hướng dẫn sử dụng
: Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)
: Quản lý chất lượng (Quality Control)
: Quy trình sản xuất
: Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)
: Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế Thụy Điển (Swedish
International Development Cooperation Agency)
: Quy trình thao tác chuẩn (Standard Operating Procedue)
: Sản xuất và phát triển thuốc
: Sản xuất thuốc
: Thực tập
: Hội nghị thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc

ix


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, những thay đổi về xu hướng y tế toàn cầu, dân số tăng nhanh, dịch bệnh
ngày càng nhiều kéo theo nhu cầu về sử dụng Dược phẩm đòi hỏi ngành Dược phải có
những nỗ lực vượt bậc mà sản xuất và phát triển thuốc là lĩnh vực đáng được quan tâm
hàng đầu. Trong khi đó tình hình nhân lực Dược nước ta nói riêng và của toàn thế giới
nói chung đang thiếu hụt và mất cân đối. Nhu cầu về nhân lực Dược sẽ tăng trong
tương lai, cả về số lượng lẫn chất lượng. Để giải quyết vấn đề trên, cần bổ sung
nguồn nhân lực Dược bằng cách mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Các
chỉ tiêu đánh giá chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) bao gồm yêu cầu về
chất lượng đầu ra bên cạnh chất lượng đầu vào và chất lượng của quá trình đào tạo.
Nhà trường tuyên bố chất lượng đầu ra trong danh mục chuẩn đầu ra (CĐR) là lời

cam kết về chất lượng đào tạo của đơn vị đào tạo với xã hội về năng lực của sinh viên
sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
Theo hướng dẫn số 2196 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về việc hướng dẫn xây dựng và
công bố chuẩn đầu ra tại các Trường Đại học, Cao Đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp là
bắt buộc đối với từng trường trong cả nước. Nhà trường phải chủ động kiểm tra,
rà soát những nội dung trong chương trình đào tạo và điều chỉnh phù hợp dựa trên
cơ sở chuẩn đầu ra đã công bố của mình để đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp đạt được
trình độ và khả năng như đã công bố. Trên thực tế, các Trường Đại học đã xây dựng
được chuẩn đầu ra cho riêng mình cũng như xây dựng chương trình đào tạo chi tiết
theo chương trình khung từng ngành của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tuy nhiên, việc
hiện nay có một số trường có chuẩn đầu ra chỉ mang tính chất hình thức cũng là vấn đề
đáng quan tâm.
Việc các Trường Đại học nỗ lực không ngừng trong công tác xây dựng chuẩn đầu ra
nói riêng cũng như chương trình đào tạo lấy người học làm trung tâm và sát thực nhất
với nhu cầu thực tiễn nói chung là rất cần thiết cho toàn xã hội. Chuẩn đầu ra góp phần
định hướng học tập cho sinh viên, cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng, giúp
giảng viên định hướng giảng dạy và đánh giá phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Cấu trúc
chung chuẩn đầu ra theo nhiều định nghĩa khác nhau đều bao gồm các yêu cầu về
ba lĩnh vực chính: Kiến thức (Knowledges), Kĩ năng (Skills) và Thái độ (Attitudes).
Tuy nhiên, yếu tố cơ bản nhất để người Dược sĩ hoàn thành nhiệm vụ là phải làm được
những công việc cụ thể, tức là có sự đòi hỏi về các kĩ năng thực tiễn (bao gồm kĩ năng
tư duy, kĩ năng vận động hay kĩ năng thực hành) với những mức độ phức tạp khác
nhau dựa theo bảng phân loại của Bloom (Bloom’s Taxonomy, Bloom’s wheel).
1


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full















×