Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo con đường Tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.2 KB, 15 trang )

MỤC LỤC


MỞ BÀI
Hiện nay khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ hợp tác, giao
lưu kinh tế được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn. Trong khi hợp tác, giao
lưu dân sự thì giữa các chủ thể cũng không tránh khỏi những bất đồng về lợi ích
hay sự vi phạm về nghĩa vụ dẫn đến tranh chấp xảy ra. Cùng với sự phát triển
của kinh tế, tính đa dạng và phức tạp trong quan hệ thương mại làm cho tranh
chấp thương mại cũng trở lên phức tạp về nội dung, gay gắt về mức độ tranh
chấp vì vậy việc giải quyết tranh chấp là hết sức quan trong và cần thiết. Giải
quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn chế đến mức
tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức chi phí thấp
nhất. Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp
và chính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại.
Để tìm hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại theo con đường Tòa án nhóm em xin căn cứ vào vụ án :số
07/2015/TLST – KDTM ngày 30 tháng 7 năm 2015 về yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quyết định đưa
vụ án ra xét xử số 05/2015/QĐXX –ST ngày 28/10/2015. Và qua đó phân tích
làm rõ đề số 5: “Sưu tầm một tình huống về tranh chấp kinh doanh thương mại,
qua đó làm rõ:
1/ Tư cách của từng chủ thể tròn tình huống.
2/ Xác định thẩm quyền của Tòa án.
3/ Bình luận về phán quyết của Tòa án nhân dân có thẩm quyền và đưa ra
hướng giải quyết của nhóm đối với tình huống?.


NỘI DUNG
I.
1.



Khái quát chung
Cơ quan tiến hành tố tụng
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, cơ quan
tiến hành tố tụng gồm có: Toà án, Viện kiểm sát. Các chủ thể này tham gia vào
quá trình tố tụng dân sự với mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau.
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa
Việt Nam. Trong tố tụng dân sự, Toà án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự,
thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực
nhà nước trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tố
tụng dân sự. Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, thực hiện quyền
lực nhà nước trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
2. Người tiến hành tố tụng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, những
người tiến hành tố tụng gồm có: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân,Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên,
Kiểm tra viên.
- Chánh án Tòa án:Trong tố tụng dân sự, chánh án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ
chức việc giải quyết các vụ việc dân sự, tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự
được pháp luật quy định.
- Thẩm phán là người tiến hành tố tụng có tính chuyên nghiệp, thuộc biên chế
của Toà án, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử
các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong tố
tụng dân sự, thẩm phán là người có quyền trực tiếp tham gia vào tất cả các giai
đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự.


- Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của
pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc

thẩm quyền của Toà án. Hội thẩm nhân dân không phải là người làm công tác
xét xử chuyên nghiệp, không thuộc biên chế Toà án và chỉ tham gia tố tụng khi
được Toà án mời tham gia phiên toà, phiên họp sơ thẩm vụ việc dân sự. Tuy
nhiên, khi tham gia giải quyết vụ việc, hội thẩm nhân dân ngang quyền và độc
lập với thẩm phán.
- Thẩm tra viên
Theo quy định tại Điều 50 BLTTDS 2015 thì nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm
tra viên
+Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
+ Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án
giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án;
+Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định
của Bộ luật này;
+ Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật
này;
+ Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.
- Thư ký Tòa án là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng và thực hiện
những công việc khác theo sự phân công của chánh án Toà án và thẩm phán.
- Viện trưởng Viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát việc tuân theo pháp
luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.


- Kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Viện kiểm sát,
được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong tố tụng dân sự, Kiểm sát viên thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải
quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo sự phân công của viện
trưởng Viện kiểm sát.

- Kiểm tra viên Theo qui định tại điều Điều 59 BLTTDS 2015 khi được
phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn
sau đây:
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
+ Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc
Viện trưởng Viện kiểm sát;
+ Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
3.

Người tham gia tố tụng
3.1. Đương sự trong vụ việc dân sự
- Đương sự trong vụ án dân sự
+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người được giả thiết có quyền, lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm nên đã khởi kiện hoặc được tổ chức, cá nhân khác khởi
kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp đặc biệt thì nguyên đơn có thể là cơ quan, tổ chức đã khởi
kiện theo quy định của pháp luật để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi
ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị buộc phải tham gia tố tụng dân sự do
bị nguyên đơn hoặc bị tổ chức, cá nhân khác khởi kiện theo quy định của pháp
luật vì cho rằng họ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, xâm


phạm lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc có tranh chấp với nguyên
đơn.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tham
gia tố tụng sau khi vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, do có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án dân sự mà Toà án đang giải quyết.
-


Đương sự trong việc dân sự
+ Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng có yêu cầu Toà
án giải quyết việc dân sự do họ là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung hoặc
có quyền yêu cầu Toà án giải quyết quyết việc dân sự theo quy định của pháp
luật.
+ Người bị yêu cầu trong việc dân sự là người bị buộc phải tham gia tố tụng
dân sự do có yêu cầu giải quyết việc dân sự trước Toà án. Họ có thể bị buộc
phải tham gia tố tụng do có yêu cầu tuyên bố họ bị hạn chế, mất năng lực hành
vi dân sự, vắng mặt tại nơi cư trú, mất tích hoặc chết...
+ Người có liên quan trong việc dân sự là người tham gia tố tụng vào việc
dân sự đã phát sinh do có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới việc dân sự mà Toà
án đang giải quyết. Việc tham gia tố tụng của người có liên quan trong việc dân
sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu
cầu của Toà án.
3.2. Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
a) Khái niệm người đại diện của đương sự
Người đại diện của đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự
thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ do được pháp luật quy định, được
Toà án chỉ định hoặc được uỷ quyền tham gia tố tụng. (Người đại diện gồm có


người đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, và người đại diện do
Tòa án chỉ định).
3.3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố
tụng do được đương sự nhờ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ và được Toà
án chấp nhận khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. (bao gồm những
người được quy định tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
3.4. Người làm chứng trong tố tụng dân sự
Người làm chứng là người tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự hoặc

Toà án để làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự do họ biết được các tình tiết
đó.
3.5. Người giám định trong tố tụng dân sự
Người giám định là có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn được các đương
sự thoả thuận lựa chọn hoặc được Toà án trưng cầu để kết luận về những vấn đề
chuyên môn liên quan đến đối tượng cần giám định trong vụ việc dân sự.
3.6. Người phiên dịch trong tố tụng dân sự
Người phiên dịch là người tham gia tố tụng được các bên đương sự thỏa
thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để dịch từ
một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham
gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
II.
1.

Giải quyết của nhóm
Tư cách tham gia tố tụng của từng chủ thể trong tình huống
1.1. Cơ quan tiến hành tố tụng
- Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình là cơ quan xét xử sơ thẩm công khai
Vụ án thụ lý số 07/2015/TLST – KDTM ngày 30 tháng 7 năm 2015 về yêu cầu


thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quyết
định đưa vụ án ra xét xử số 05/2015/QĐXX –ST ngày 28/10/2015.
- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Thái bình tham gia phiên tòa.
1.2. Người tiến hành tố tụng
- Thẩm phán – Chủ tọa Phiên tòa: Ông Trần Hồng Sơn
- Hội thẩm nhân dân:
1/ Bà Dương Thị Tư – cán bộ hưu xã Đông Hòa, TP Thái Bình
2/ Ông Nguyễn Ngọc Bảo – cán bộ trung tâm CBGD $ LĐXH TP Thái Bình
- Thư ký Tòa án: Bà Mai Thị Quyên

- Kiểm sát viên: Bà Nguyễn Thị Lan
1.3. Người tham gia tố tụng
- Nguyên đơn: Công ty TNHH Hồng Triển
+ Người đại diện theo pháp luật: bà Trịnh Tú Linh – chức vụ: Giám Đốc
+ Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Nguyễn Ngọc
Phong (theo văn bản ủy quyền số 39/GUQ – HT ngày 01/6/2015)
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư
Nguyễn Thành Luân và luật sư Lê Viết Phương – Công ty Luật TNHH Hà Việt,
thuộc đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
- Bị đơn: Công ty Cổ phần dinh dưỡng Quang Minh
+ Người đại diện theo pháp luật: ông Tô Chí Sỹ - chức vụ: Giám đốc
+ Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: bà Trần Minh Hà – Chức vụ:
Phó giám đốc ( theo giấy ủy quyền số 0111/2015/UQ – QM ngày 23/11/2015).


2.

Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Khái niệm Thẩm quyền dân sự của Tòa án: là toàn bộ những quyền của một
Tòa án hoặc các Tòa án trong hệ thống Tòa án nhân dân dó pháp luật quy định,
theo đó Tòa án được tiến hành xem xét giải quyết vụ việc dân sự cụ thể theo
quy đinh pháp luật tố tụng
Để xác định thẩm quyền Tòa án thì cần xác định theo bốn phương diện:

-

Thẩm quyền của Tòa án theo vụ việc
Thẩm quyền của Tòa án theo hai cấp xét xử
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, bị đơn

Thứ nhất: xét về thẩm quyền giải quyết theo vụ việc:
Xét về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại trên, theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 “Những
tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.” . Theo
tình huống trên thì tranh chấp là Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa
giữa Chi nhánh CTTNHH Hồng Triển và CTCP dinh dưỡng Quang Minh là
tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Thứ hai: xét về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo các cấp:
Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án các cấp là quyền của từng
cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án thực hiện các thủ tục giải quyết một vụ việc
dân sự cụ thể theo thủ tục sơ thẩm.
Trường hợp tranh chấp trên đây là tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình
tại Điều 26 thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương theo khoản a
Điều 35. Như vậy theo thâm quyền giải quyết của Tòa án thì tranh chấp trên


được xác định là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ ba: xét về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo lãnh thổ của tòa án là quyền của
một tòa án cụ thể trong hệ thống tòa án được thực hiện thủ tục giải quyết một vụ
việc dân sự trong phạm vi lãnh thổ theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của
Tòa án theo lãnh thổ thì
- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có
trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này. Quy định

này tạo điều kiện cho việc triệu tập bị đơn, việc xét xử cũng như việc thi hành
án được thuận lợi và có hiệu quả.
Thẩm quyền theo lãnh thổ thường được xác định theo nơi cư trú của bị đơn.
Xét về vị trí tố tụng, bị đơn là người bị buộc phải tham gia tố tụng để giải quyết
tranh chấp với nguyên đơn. Về tâm lý, bị đơn không muốn và thường trốn tránh
không tham gia tố tụng hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. Mặt khác,
người phải thực hiện nghĩa vụ trong vụ án dân sự thường là bị đơn, vì vậy, Tòa
án địa phương nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn có trụ sở sẽ có những
phán quyết về nghĩa vụ của bị đơn phù hợp hơn trong điều kiện, hoàn cảnh của
địa phương nên có khả năng thi hành cao hơn.
- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án
nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ
sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh
chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy


định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung.
Lưu ý khi thỏa thuận, không được trái với quy định tại Điều 33, Điều 34 Bộ luật
tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung. Quy định này một mặt phát huy cao hơn quyền
tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự, mặt khác đã hạn chế các
vướng mắc phát sinh tương đối phổ biến trong thực tế, đó là khi ký kết hợp
đồng, các bên thường thoả thuận lựa chọn Toà án thuộc một trong hai địa
phương giải quyết tranh chấp nhưng khi tranh chấp xảy ra thì nguyên đơn lại
khởi kiện đến Toà án khác theo quy định của pháp luật tố tụng để yêu cầu giải
quyết vụ tranh chấp vì vậy, đã làm cho Toà án này rất lúng túng trong việc quyết
định thụ lý hay không thụ lý vụ kiện.
- Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp
về bất động sản.
Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở trong ba trường hợp trên
được xác định tại thời điểm nộp đơn khởi kiện ra Tòa án giải quyết vụ án.

Trường hợp này, tranh chấp của các bên không liên quan đến bất động sản,
hơn nữa cũng không có sự thỏa thuận của các đương sự. Do đó, trường hợp
này việc giải quyết tranh chấp sẽ xác định theo điểm a khoản 1 Điều 39 bộ luật
tố tụng dân sự. Đó là Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình.
Thứ tư, xét về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo sự lựa chọn của
nguyên đơn, người yêu cầu
Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự theo sự lựa chọn của nguyên đơn,
người yêu cầu là quyền của một tòa án cụ thể trong hệ thống tòa án được thực
hiện thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự cụ thể theo thủ tục sơ thẩm trên cơ sở
sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với tranh chấp trong tình huống nhóm thì không thuộc các trường hợp
quy định theo điều 40 bộ luật tố tụng dân sự.


Như vậy đối với trường hợp tranh chấp dân sự của nhóm, thẩm quyền giải
quyết tranh chấp dân sự.
Kết luận: Thẩm quyền giải quyết vụ án trên là thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình
3.

Bình luận về phán quyết của Tòa án nhân dân có thẩm quyền và đưa ra



hướng giải quyết của nhóm
Về thẩm quyền của Tòa án:
Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Chi nhánh CTTNHH Hồng
Triển và CTCP dinh dưỡng Quang Minh là tranh chấp kinh doanh thương mại
thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (Điểm a K1Đ29 BLTTDS 2004).
Căn cứ vào điểm b K1 Đ33 BLTTDS 2004 thì tranh chấp về kinh doanh,

thương mại tại K1Đ29 thuộc thẩm quyền của toàn án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, và theo điểm a K1Đ35 thì:
“Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của tòa án theo lãnh thổ được xác định
như sau:

a)

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc,nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ
sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”
Do đó việc tòa án nhân dân thành phố Thái Bình (trực thuộc tỉnh Thái Bình)
là nơi bị đơn có trụ sở thụ lý và giải quyết vụ án là đúng pháp luật.



Về việc giải quyết vụ án của Tòa án:
Theo k1Đ444 BLDS 2005: “Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các
đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm
mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay khi


phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết
tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác”. CT Quang
Minh khai khi phát hiện hàng CTC kém chất lượng đã thông báo cho bên bán
hàng, tuy nhiên CT Hồng Triển không thừa nhận mà cho rằng trong quá trình
thực hiện hợp đồng, khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán, hai bên đã nhiều
lần gặp gỡ, đối chiếu công nợ với nhau, nhưng bên mua không phản ánh, khiếu
nại gì về chất lượng hàng hóa. Do đó bên mua đã không làm theo thỏa thuận tại
điều VI của hợp đồng: “..Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì xảy ra

thì hai bên chủ động thông báo cho nhau bằng văn bản để cùng giải quyết trên
tinh thần hợp tác..”.
Cũng như trong quá trình tố tụng, bị đơn cũng không cung cấp được chứng
cứ để chứng minh bị đơn đã thông báo, khiếu nại về chất lượng hàng hóa cho
bên bán như đã thỏa thuận. Việc bên mua tự lập chứng từ, tài liệu liên quan đến
xử lý chất lượng thành phẩm, tự đưa mẫu đi kiểm tra nhưng bên bán không
chứng kiến, do đó việc chứng minh chất lượng thành phẩm thấp cũng thiếu
khách quan.


Vì vậy quan điểm của công ty Quang Minh chỉ chấp nhận thanh toán trả số nợ
tiền hàng là 650.000.000 đ, phần còn lại là CT để khắc phục lại hậu quả do hàng
kém chất lượng gây ra là không đúng và không có căn cứ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 305 và Điều 438:
“Điều 438: 1. Bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thoả
thuận; nếu không có thoả thuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm
giao tài sản.
2. Bên mua phải trả lãi, kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2 Điều
305 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.


K2 Đ 305: Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả
lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố
tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”
Công ty Quang Minh đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền và phải trả lãi theo thỏa
thuận tại Điều IV của hợp đồng: “Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng
CK, TM; thanh toán không quá 3 tháng sau khi nhận hóa đơn chứng từ đầy đủ,
nếu quá thời hạn nêu trên bên mua phải chịu lãi suất phạt bằng lãi suất ngân

hàng tại thời điểm”. Do đó Tòa án ra tuyên CT Quang Minh phải trả cho CT
Hồng Triển cả gốc lẫn lãi là hoàn toàn hợp lý
KẾT LUẬN
Có nhiều cách giải quyết tranh chấp khác nhau và mỗi cách giải quyết lại có
được những ưu điểm và nhược điểm, tuy nhiên con đường giải quyết bằng Tòa
án là con đường đảm bảo phán quyết của Tòa án có hiệu lực thi hành ngay. Giải
quyết theo con đường Tòa án thì cần phải theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ
theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo được tối đa lợi ích của
các chủ thể đang có tranh chấp.
Do kiến thức còn hạn chế, nên trong bài viết khó tránh khỏi nhưng sai sót,
mong thầy cô nhận xét góp ý để bài viết của chúng em được hoàn thiện. Chúng
em xin chân thành cám ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình tố tụng dân sự- Đại học Luật Hà Nội- NXB Công an nhân dân-

2.
3.
4.

2014
Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bộ luật dân sự 2005.




×