Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.73 KB, 116 trang )

0

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

TRẦN HOÀNG PHÚC
QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐỨC LỰC

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn


Trần Hoàng Phúc


LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến các thầy cô trường Đại học
Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn chân thành đến TS. Trương Đức Lực, người đã hướng dẫn,
giúp tôi có những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để
hoàn thành luân văn này.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn đến những người xung quanh tôi đã tận tình hỗ trợ,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Hoàng Phúc


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN..................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN............................................................................................................................. 4
1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu.....................................................................4
1.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của đề tài..................................................6
1.2.1. Khoảng trống..................................................................................................6
1.2.2. Hướng nghiên cứu..........................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....................................................................................8
2.1. Huy động vốn tại các ngân hàng thương mại....................................................8
2.1.1. Nguồn vốn nợ của ngân hàng thương mại....................................................8
2.1.2. Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại....................................10
2.1.3. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của ngân hàng
thương mại............................................................................................................. 18
2.2. Quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại...........................................19
2.2.1. Khái niệm quản lý huy động vốn................................................................19
2.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý huy động vốn.................................19


2.2.3. Nội dung quản lý huy động vốn...................................................................23
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương
mại.............................................................................................................................. 27
2.3.1. Các nhân tố bên trong.....................................................................................27
2.3.2. Các nhân tố bên ngoài....................................................................................28
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA....................................................40

3.1. Tổng quan về Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga.............................................40
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................40
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ.....................43
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga,
giai đoạn 2011-2015...................................................................................................45
3.2.1. Hoạt động cho vay........................................................................................45
3.2.2. Kết quả kinh doanh......................................................................................47
3.2.3. Thực trạng nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2011 – 2015.........................49
3.2.4. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.................................53
3.2.5. Chi phí huy động vốn...................................................................................57
3.2.6. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn theo kỳ hạn...................60
3.3. Thực trạng quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga............62
3.3.1. Thực trạng hoạch định huy động vốn.........................................................62
3.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn..............................68
3.3.3. Thực trạng kiểm soát huy động vốn...........................................................71
3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý huy động vốn tại Ngân
hàng Liên doanh Việt – Nga..................................................................................73
3.4. Đánh giá công tác quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt –
Nga............................................................................................................................. 78
3.4.1. Những kết quả đạt được..............................................................................78
3.4.2. Những hạn chế..............................................................................................79
3.4.3. Nguyên nhân.................................................................................................80
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN


LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA........83
4.1. Định hướng hoàn thiện quản lý huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh
Việt - Nga đến năm 2017 và xây dựng chiến lược huy động vốn cho thời kỳ
2018-2022................................................................................................................... 83
4.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển.............................................................83

4.1.2. Xây dựng chiến lược huy động vốn cho thời kỳ 2018-2022.......................84
4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Liên
doanh Việt - Nga........................................................................................................85
4.2.1. Hoàn thiện hoạch định huy động vốn.........................................................85
4.2.2. Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn...............................99
4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát huy động vốn...........................................101
4.3. Một số kiến nghị...............................................................................................102
4.3.1. Đối với Chính phủ......................................................................................102
4.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước.....................................................................103
KẾT LUẬN................................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................107


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIDV

: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

DNNN

: Doanh nghiệp nước ngoài

DNNQD

: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

NHLD

: Ngân hàng liên doanh


NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

TCTD

: Tổ chức tín dụng

VRB

: Ngân hàng liên doanh Việt Nga

WTO

: World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu hoạt động tín dụng tại VRB..............................................46
Bảng 3.2. Lợi nhuận của VRB giai đoạn 2011-2015.................................................48
Bảng 3.3. Thực trạng nợ xấu qua các năm của VRB.................................................49
Bảng 3.4. Thực trạng nợ xấu phân theo thành phần kinh tế tại VRB.........................50
Bảng 3.5. Phân loại nợ của VRB từ năm 2011 đến 30/09/2015.................................52
Bảng 3.6. Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu.....................................................54

Bảng 3.7. Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn của VRB.....................................55
Bảng 3.8.

So sánh số vốn cho vay và số vốn huy động của VRB giai đoạn 2011-2015.....57

Bảng 3.9.

Chi phí trả lãi của VRB................................................................................58

Bảng 3.10. Tình hình sử dụng vốn trung, dài hạn........................................................61
Bảng 3.11. Tình hình huy động, sử dụng vốn ngắn hạn..............................................61
Bảng 3.12. Kế hoạch huy động vốn hàng năm của VRB.............................................64
Bảng 3.13. Nguồn nhân lực quản lý của VRB.............................................................69


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Dư nợ tín dụng giai đoạn 2011-2015.................................................47
Biểu đồ 3.2. Tình hình nợ xấu phân tích theo thời hạn tín dụng tại VRB..............50
Biểu đồ 3.3. Tình hình nợ xấu phân tích theo thành phần kinh tế tại VRB............51
Biểu đồ 3.4. Thực trạng huy động vốn phân theo kỳ hạn......................................56
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý huy động vốn của VRB...................68

Sơ đồ 4.1.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý huy động vốn VRB đề xuất...........100



DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Liên doanh Việt- Nga............42


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

TRẦN HOÀNG PHÚC
QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT - NGA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Huy động vốn từ trước đến nay luôn là nhiệm vụ quan trọng của các
NHTM. Để có thể tồn tại và phát triển, các NHTM phải thực hiện nhiều hoạt
động huy động vốn. Song song với nhiệm vụ chính đó, đòi hỏi công tác quản lý
huy động vốn ngày càng phải hoàn thiện từ chính sách, hình thức, phương thức
và tới các quản lý, giám sát hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga là ngân hàng liên doanh giữa hai ngân
hàng hàng đầu của hai nước Việt Nam và Liên bang Nga. Trong quá trình kinh
doanh, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga luôn coi huy động vốn là hoạt động có
vai trò quan trọng. Trong thời gian qua, tổng lượng vốn huy động của ngân hàng
đã không ngừng tăng lên, tốc độ tăng bình quân hàng năm là trên 27%. Tuy

nhiên, hoạt động quản lý huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga
vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách thức cần phải khắc phục và cần phải có
những biện pháp quản lý huy động vốn một cách có hiệu quả nhằm thực hiện
mục tiêu huy động vốn và đáp ứng các yêu cầu hoạt động của ngân hàng.
Với mục tiêu đặt ra tìm hiểu về huy động vốn nói chung và quản lý huy
động vốn nói riêng tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga, tác giả đã lựa chọn đề
tài “Quản lý huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga”. Đề tài luận
văn thể hiện qua những chương sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Trong chương này, tác giả nghiên cứu các kết quả về hoạt động huy động
vốn và quản lý hoạt động huy động vốn nói chung dựa trên các đề tài nghiên cứu
trước đây. Các đề tài này tập trung chủ yếu vào công tác huy động vốn và chiến
lược huy động vốn.
Vì đặc thù của luận văn là liên quan tới quản lý, nên việc tiếp cận của đề tài
mà tác giả lựa chọn nhằm chỉ ra rõ quá trình quản lý hoạt động huy động vốn
qua từng thời kỳ từ đó phân tích, đánh giá những ưu nhược điểm của từng công


ii

tác quản lý. Qua đó đưa ra những giải pháp thiết thực tại Ngân hàng Liên doanh
Việt – Nga để cải tiến mục tiêu huy động vốn. Cụ thể những kết quả đã đạt được
bao gồm:
- Nghiên cứu về bản chất của huy động vốn cho Ngân hàng thương mại nói
chung và huy động vốn cho Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga nói riêng.
- Thực tiễn về hình thức, phương thức cũng như các hoạt động điều hành,
giám sát ... về huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga. Qua đó, phân
tích, đánh giá và chỉ ra những hạn chế về chính sách, điều hành giám sát, các
phương thức, … huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga trong giai
đoạn 2011–2015.

- Đề xuất những giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý huy động vốn tại Ngân
hàng Liên doanh Việt – Nga. Các giải pháp này nhằm mục tiêu khắc phục những
hạn chế cũ cũng như đưa ra các phương pháp, chính sách, phối hợp thực hiện để
đạt được các chỉ tiêu huy động vốn trong thời gian tới.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại các NHTM
Tại chương này tác giả đưa ra một số vấn đề lý thuyết về huy động vốn,
quản lý huy động vốn tại các NHTM và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý huy
động vốn để làm cơ sở phân tích. Lý thuyết về huy động vốn sẽ chủ yếu được tập
trung vào nguồn vốn nợ của các NHTM, đây là loại vốn cơ bản để tài trợ cho các
danh mục tài sản của NHTM. Vốn nợ được huy động từ các nguồn tiền gửi, tiền
vay và một số loại khác. Tuy nhiên, trong luận văn này tác giả tập trung chính
vào nguồn vốn tiền gửi của NHTM.
Tùy theo tiêu chí, mục đích huy động tiền gửi khác nhau có các hình
thức sau:
- Nếu huy động vốn tiền gửi phân theo loại tiền: Huy động vốn nội tệ và
ngoại tệ;
- Nếu phân theo phạm vi huy động: Huy động vốn tiền gửi trong nước và
nước ngoài;


iii

- Nếu theo kỳ hạn huy động: Huy động vốn tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn;
- Nếu phân theo đối tượng huy động vốn tiền gửi: Huy động vốn từ các cá
nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế.
Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt
động của NHTM. Vốn huy động có các vai trò như là cơ sở để ngân hàng chủ
động trong kinh doanh, đảm bảo uy tín, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng,
ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng tín dụng, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.

Trong chương này tác giả cũng nghiên cứu lý thuyết chung về những nội
dung cơ bản của quản lý huy động vốn tại NHTM. Quản lý huy động vốn tại
các NHTM là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động
huy động vốn nhằm mục tiêu huy động vốn đáp ứng yêu cầu kinh doanh có
hiệu quả của ngân hàng trong từng thời kỳ. Quản lý huy động vốn trong các
NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động tín dụng của ngân
hàng một cách hiệu quả và an toàn nhất. Mục tiêu quản lý huy động vốn được
đánh giá qua các tiêu chí sau:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động;
- Chi phí vốn (lãi suất huy động);
- Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn.
Qua đó tác giả đi vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý huy động
vốn tại NHTM bao gồm các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.
Chương 3: Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng
Liên doanh Việt – Nga
Trong chương này tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản lý huy động
vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga dựa trên các nghiên cứu lý thuyết
trong chương 2.


iv

Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức đi vào hoạt động ngày
19/11/2006 và là kết quả hợp tác của hai ngân hàng hàng đầu hai nước là BIDV
(Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) và VTB (Ngân hàng Ngoại thương
Nga), với mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Vốn điều lệ của VRB đã tăng từ 10
triệu USD khi mới thành lập lên 30 triệu USD năm 2007, 62,5 triệu USD năm
2008, 168,5 triệu USD (tương đương 3 nghìn tỷ đồng Việt Nam) vào đầu năm
2011, với tỷ lệ góp vốn ngang nhau giữa BIDV và Bank VTB.
Với triết lý kinh doanh: “Kết nối kinh doanh, đồng hành phát triển”, Ngân

hàng Liên doanh Việt - Nga là một trong những đơn vị đi đầu về phát triển mạng
lưới trong khối các ngân hàng Liên doanh tại Việt Nam. Hiện nay VRB có 06
Chi nhánh, Sở giao dịch ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước: Hà Nội,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh.
VRB hiện có trên 69.000 khách hàng, trong đó có trên 3.000 khách hàng
doanh nghiệp, hơn 200 khách hàng là các cơ quan đại diện và doanh nghiệp
nước ngoài.
Việc huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga trong
giai đoạn 2011-2015 chưa thực sự hợp lý. Huy động vốn tăng nhưng chủ yếu là
huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung dài hạn có tăng về cơ cấu, qui mô
nhưng còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Hiện nay, mức độ huy động vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn nên hoạt động huy động vốn là hoạt
động trung tâm; bằng mọi biện pháp, mọi mối quan hệ, cả hành chính, kinh tế,
tâm lý … để có được nguồn vốn cho ngân hàng. Cạnh tranh huy động vốn càng
khốc liệt thì kiểm soát của Ngân hàng càng chặt chẽ thường xuyên.
Từ thực trạng về hoạt động kinh doanh và thực trạng về quản lý huy động
vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga giai đoạn 2011-2015, tác giả tiếp tục
đưa ra các đánh giá về công tác quản lý huy động vốn của Ngân hàng Liên
doanh Việt – Nga nhằm chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.


v

Chương 4: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý huy động
vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga
Có thể nói đây là chương quan trọng nhất của đề tài để chỉ ra những giải
pháp cụ thể về quản lý huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga khắc
phục, hoàn thiện những hạn chế còn tồn tại đồng thời đạt được những kết quả tốt

hơn nữa trong công cuộc huy động vốn.
Những giải pháp cụ thể mà tác giả đề xuất phải phù hợp trong chiến lược và
mục tiêu huy động vốn của Ngân hàng đến năm 2017 và năm 2022. Thể hiện qua
những giải pháp cụ thể:
- Hoàn thiện kế hoạch huy động vốn: Chú trọng công tác đánh giá diễn biến
thị trường và phân tích nguồn vốn; Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn;
Điều chỉnh linh hoạt lãi suất huy động vốn; Xây dựng chính sách khách hàng;
Hoàn thiện công nghệ hiện đại hóa ngân hàng; Phát triển các sản phẩm cộng
thêm vào tiền gửi thanh toán; Thực hiện giờ giao dịch linh hoạt; Đẩy mạnh các
dịch vụ liên quan tới huy động vốn; Thực hiện chính sách cạnh tranh huy động
vốn năng động; Làm tốt công tác marketing ngân hàng và chăm sóc khách hàng;
Mở rộng, sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh và cơ chế quản lý; Chú trọng chính
sách nhân sự, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; Đổi mới và hiện đại hóa công
nghệ ngân hàng.
- Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn: Hoàn thiện cơ cấu
tổ chức theo hướng phục vụ chiến lược và chính sách huy động vốn; Đào tạo
chuyên sâu cán bộ cho ngân hàng.
- Hoàn thiện công tác kiểm soát huy động vốn.
Từ những giải pháp cụ thể mà tác giả đã đề xuất về quản lý huy động vốn
tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga, tác giả tiếp tục đưa ra các kiến nghị:
- Đối với Chính phủ: Đảm bảo điều tiết nền kinh tế thị trường phát triển ổn
định, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, xây dựng môi trường pháp lý đồng
bộ, tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế; sớm ban hành đầy đủ các văn


vi

bản liên quan đến ngân hàng, phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp, làm cơ sở pháp lý
quan trọng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng; nghiên cứu, đẩy mạnh việc
phát hành trái phiếu trên thị trường trong nước và quốc tế đáp ứng nhu cầu vốn

đầu tư dài hạn cho phát triển kinh tế xã hội; Nhà nước cần tăng cường biện pháp
quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, mạnh dạn giải thể các doanh nghiệp
làm ăn không có hiệu quả.
- Đối với Ngân hàng nhà nước: Sớm ban hành đầy đủ văn bản pháp quy,
luật, hướng dẫn chi tiết về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; Có những
giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho thị trường liên ngân hàng hoạt động có
hiệu quả; Đổi mới trong chính sách tiền tệ, đặt biệt là chính sách lãi suất; H ỗ
trợ NHTM trong quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng; Nâng cao hiệu quả
hoạt động thị trường mở, đa dạng hoá các hàng hóa trên thị trường mở, tạo cho
thị trường mở hoạt động sôi động hơn.
Luận văn được hoàn thành với mong muốn kết quả của luận văn sẽ có giá
trị ứng dụng thực tiễn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga – nơi tác giả đang
công tác để góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại về quản lý Huy động
vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga. Tuy nhiên, đây là một đề tài còn mới
liên quan tới quản lý nên việc tiếp cận và tìm kiếm số liệu, thông tin rất khó khăn
cũng như những hạn chế về kiến thức nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót và có những đánh giá, nhận xét chủ quan. Tác giả rất mong
muốn nhận được sự góp ý, bổ sung của các Thầy, Cô, anh chị và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!


Trờng đại học kinh tế quốc dân
----------------

TRầN HOàNG PHúC

QUN Lí HUY NG VN CA
NGN HNG LIấN DOANH VIT - NGA

Chuyên ngành: quản trị doanh nghiệp


ngời hớng dẫn khoa học:
ts. trơng đức lực

Hà Nội - 2015


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là một yếu tố hết sức quan trọng cho mọi hoạt động của nền kinh tế.
Bất kỳ một quốc gia nào, nếu muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một
điều kiện không thể thiếu được là phải tạo vốn cho nền kinh tế. Đối với các
ngân hàng thương mại, vốn là cơ sở để quyết định quy mô ngân hàng, đặc biệt
là hoạt động sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,
nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Để có thể tồn tại và phát triển,
các ngân hàng thương mại phải thực hiện nhiều hoạt động huy động vốn,
trong đó quan trọng nhất là các biện pháp quản lý huy động vốn nhằm đáp
ứng nhu cầu kinh doanh.
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga là ngân hàng liên doanh giữa hai ngân
hàng hàng đầu của hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, đó là Ngân hàng Đầu
tư và phát triển Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Nga. Trong quá trình kinh
doanh, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga luôn coi huy động vốn là hoạt động có
vai trò quan trọng. Do đó, ngân hàng hướng vào tập trung khai thác mọi nguồn
vốn trên địa bàn, đã có nhiều điều chỉnh kịp thời để đưa ra một chính sách huy
động vốn hợp lý, với những phương thức huy động, công cụ huy động và lãi suất
huy động phù hợp trong từng thời kỳ. Trong thời gian qua, tổng lượng vốn huy
động của ngân hàng đã không ngừng tăng lên, tốc độ tăng bình quân hàng năm là
trên 27%. Cơ cấu vốn huy động của ngân hàng cũng có sự thay đổi hợp lý theo

hướng có lợi trong kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động quản lý huy động vốn
của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga vẫn còn tồn tại những khó khăn, thách
thức cần phải khắc phục. Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng
diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt là khi các ngân hàng nước ngoài đã được phép
thành lập chi nhánh, ngân hàng con tại Việt Nam. Để có thể tồn tại và phát triển,


2

đứng vững trên thị trường, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga cần phải có những
biện pháp quản lý huy động vốn một cách có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu
huy động vốn và đáp ứng các yêu cầu hoạt động của ngân hàng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn và thực tiễn quản lý huy động vốn tại
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý huy động
vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga” để hoàn thành luận văn cao học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn hướng tới các mục tiêu
chính sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc huy động vốn và
quản lý huy động vốn của các Ngân hàng thương mại;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý huy động vốn của Ngân hàng Liên
doanh Việt - Nga, đề ra các giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động huy
động vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là phải làm rõ và
trả lời được các câu hỏi sau:
- Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại là gì?
- Điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân trong quản lý huy động vốn tại

Ngân hàng liên doanh Việt – Nga là gì?
- Ngân hàng liên doanh Việt – Nga cần thực hiện giải pháp nào để hoàn
thiện quản lý huy động vốn đến năm 2017?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý huy động vốn của Ngân hàng
thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Không gian: Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga.


3

+ Thời gian nghiên cứu: Tình hình số liệu phân tích giai đoạn 2011-2015 và
đưa ra các giải pháp có ý nghĩa tới năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu luận văn bao gồm:
- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng trong việc thu thập và lựa chọn
các thông tin thứ cấp có liên quan đến luận văn. Các số liệu thống kê được thu
thập thông qua các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết đã được công bố của Ngân
hàng Liên doanh Việt – Nga.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: thông qua các số liệu thu thập được để
phân tích, đánh giá thực trạng liên kết giữa các phòng ban, các phương pháp
trong quá trình triển khai thực tế và hiệu quả đạt được.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
của luận văn gồm 4 chương:
-

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan


-

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại các ngân hàng
thương mại

-

Chương 3: Phân tích thực trạng quản lý huy động vốn của Ngân hàng
Liên doanh Việt – Nga

-

Chương 4: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý huy động
vốn của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu
Công tác huy động vốn là một trong những hoạt động rất quan trọng trong
kinh doanh ngân hàng. Trong thời gian qua đã có những đề tài, công trình nghiên
cứu liên quan đến lĩnh vực này. Các công trình nghiên cứu kể đến ở đây là:
- Luận văn thạc sĩ “Công tác huy động vốn tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng
Công thương Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” của tác giả Ngô Thu Hương
(2013), Học viện Ngân hàng. Tại luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa được các
vấn đề huy động vốn tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, thực trạng nghiên
cứu của tác giả là tại Ngân hàng Công thương Việt Nam. Đây là một trong những

ngân hàng hàng đầu, lịch sử phát triển lâu đời, nền khách hàng lớn, nguồn vốn
huy động ổn định.
- Nghiên cứu khoa học “Những vấn đề về huy động vốn tại ngân hàng
thương mại” của tác giả Nguyễn Minh Lan (2013), Thời báo Ngân hàng. Tại
nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra được các khái quát chung về huy động vốn và
các giải pháp để đẩy mạnh huy động vốn tại các ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, nghiên cứu của tác giả chưa đi sâu vào một ngân hàng cụ thể, mà chỉ khái
quát về thực trạng huy động của nhiều ngân hàng trong thời gian qua.
- Nghiên cứu khoa học “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam trong năm 2010 và kế hoạch 2011-2013” của tác giả
Nguyễn Thị Hà (2010), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tại
nghiên cứu khoa học này, tác giả đã phân tích tình hình kinh tế, các quy định,
công tác điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, thực trạng huy
động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong năm 2010 và
đưa ra các giải pháp để hoàn thành kế hoạch huy động vốn 2011-2013. Tuy
nhiên, các giải pháp được đưa ra tại nghiên cứu của tác giả là trong ngắn hạn,
đến năm 2013.


5

- Luận văn thạc sỹ “Chiến lược huy động vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành” của tác giả Lê Văn Tuấn (2004), Học
viện ngân hàng. Tại luận văn của mình, tác giả đã đã hệ thống hóa được các vấn
đề về huy động vốn và chiến lược huy động vốn tại ngân hàng thương mại. Tuy
nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả được thực hiện cách đây khá lâu vào
năm 2004, khi mà nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển, tiềm năng huy động
vốn trong nền kinh tế lớn.
- Luận văn thạc sỹ “Định hướng chiến lược huy động vốn của Sở giao
dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2010-2015” của tác giả

Nguyễn Thị Hà (2010), Đại học Ngoại Thương. Tại nghiên cứu này, tác giả đã
phân tích khá chi tiết thực trạng huy động vốn của các khối các ngân hàng
thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, đồng thời, tác giả đã
đưa ra kế hoạch, chiến lược huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương đến năm 2015. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một
ngân hàng lớn, uy tín hàng đầu, nền khách hàng, đặc biệt là các khách hàng
xuất nhập khẩu lớn, do đó, ngân hàng có lợi thế so với các ngân hàng nhỏ
khác trong công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ. Bên cạnh
đó, tác giả mới chỉ khái quát mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể các thách
thức mà ngân hàng đang phải đối mặt.
- Đề án khoa học “Huy động vốn tại các ngân hàng liên doanh tại Việt
Nam thời gian qua” của tác giả Nguyễn Văn Mạnh (2013), Thời báo Ngân
hàng. Tại đề án nghiên cứu này, tác giả đã khái quát hóa về huy động vốn tại
các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, trong đó có ngân hàng liên doanh Việt
- Nga. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh huy
động vốn tại khối các ngân hàng liên doanh. Tuy nhiên, tại phân tích này, tác
giả mới chỉ khái quát mà chưa đi sâu vào phân tích thực trạng huy động vốn
tại ngân hàng liên doanh Việt Nam.


6

- Luận văn thạc sỹ “Chiến lược huy động vốn cho Ngân hàng Liên doanh
Việt - Nga đến năm 2015” của tác giả Nguyễn Minh Hằng (2013), Học viện
Ngân hàng. Tại nghiên cứu này, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng huy
động vốn trong thời gian qua, những khó khăn, thách thức tại Ngân hàng Liên
doanh Việt - Nga. Tuy nhiên, các định hướng chiến lược huy động vốn đưa ra
mới chỉ ở mức độ khái quát và trong trung hạn.

1.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của đề tài

1.2.1. Khoảng trống
Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thuộc khoa Quản trị kinh doanh chưa
có một công trình luận văn, luận án nào bàn về quản lý huy động vốn của ngân
hàng thương mại. Đây cũng là điểm khó trong thực hiện đề tài luận văn của tác
giả. Kết hợp kiến thức đã học của chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp và kiến
thức tham khảo của chuyên ngành ngân hàng, tác giả quyết tâm thực hiện đề tài
như đã xác định từ đầu. Có thể nói khoảng trống nghiên cứu qua nghiên cứu các
đề tài đã thực hiện không nhiều, nhưng đây là đề tài hấp dẫn và rất thiết thực cho
các ngân hàng thương mại, liên quan đến quản trị và quản lý ngân hàng để thực
hiện mục tiêu kinh doanh hiệu quả, bền vững. Khoảng trống nghiên cứu của đề
tài là sự giao thoa giữa kiến thức quản lý và kiến thức ngân hàng trong xử lý vấn
đề huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga.

1.2.2. Hướng nghiên cứu
Đề tài đã tập trung nghiên cứu vào việc quản lý huy động vốn tại Ngân
hàng Liên doanh Việt – Nga, từ đó đề ra những giải pháp vừa tổng hợp vừa chi
tiết dựa trên sự nghiên cứu toàn diện về công tác huy động vốn tại Ngân hàng
Liên doanh Việt – Nga. Cụ thể những kết quả đã thu được sau đề tài này:
- Nghiên cứu về bản chất của huy động vốn cho Ngân hàng thương mại nói
chung và huy động vốn cho Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga nói riêng.


7

- Thực tiễn về hình thức, phương thức cũng như các hoạt động điều hành,
giám sát ... về huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga. Qua đó, phân
tích, đánh giá và chỉ ra những hạn chế về chính sách, điều hành giám sát, các
phương thức, … huy động vốn tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga trong giai
đoạn 2011–2015.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý huy động vốn tại Ngân

hàng Liên doanh Việt – Nga. Các giải pháp này nhằm mục tiêu khắc phục những
hạn chế cũ cũng như đưa ra các phương pháp, chính sách, phối hợp thực hiện để
đạt được các chỉ tiêu huy động vốn trong thời gian tới.


×