TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HUỲNH THỊ NGỌC MỸ
ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN
TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ
TỈNH ĐỒNG THÁP
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS TRƯƠNG ĐOÀN THỂ
Đồng Tháp, 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã
nhận được rất nhiều sự giúp đở, động viên, hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các
thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong suốt khóa học và trong thời gian
nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Đoàn Thể, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Quản Trị Kinh Doanh
trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội về những lời nhận xét quý báo, đóng góp
đối với bản luận văn.
Do hạn chế về thời gian nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của các thầy cô, bạn bè
và các cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
TÁC GIẢ
Huỳnh Thị Ngọc Mỹ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Huỳnh Thị Ngọc Mỹ, học viên lớp cao học K21, chuyên ngành Quản
trị kinh doanh thuộc khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà Nội. Đề tài luận văn của tôi tên “Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã
Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp”. Bản luận văn này được hoàn thành là cả một quá
trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên
hướng dẫn PGS.TS. Trương Đoàn Thể các số liệu, kết quả, trích dẫn trong luận văn
có nguồn gốc rõ ràng và trung thực.
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn hoàn toàn do tôi tự tìm hiểu và
nghiên cứu, không có sự sao chép bất cứ tài liệu nào. Nếu phát hiện ra bất cứ sự sao
chép nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng kỷ luật của nhà trường.
TÁC GIẢ
Huỳnh Thị Ngọc Mỹ
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN
2.2Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
2.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và tốc độ tăng trưởng đối với huy động
vốn
2.5. Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động:
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK
THỊ XÃ HỒNG NGỰ
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ
HỒNG NGỰ TRONG THỜI GIAN TỚI
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank Dong Thap Branch for Agrculture and rural Development
(Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
DN Doanh nghiệp
HĐTV Hội đồng thành viên
HĐQT Hội đồng quản trị
KHTH Kế hoạch tổng hợp
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
QĐ Quyết định
TNHH 1 TV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TCTD Tổ chức tín dụng
TT Thông tư
Viettinbank Ngân hàng thương mại cổ phần công thương
WTO World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN
2.2Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
2.3 Các hình thức huy động vốn của NHTM
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và tốc độ tăng trưởng đối với huy động
vốn
2.5. Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động:
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK
THỊ XÃ HỒNG NGỰ
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ
HỒNG NGỰ TRONG THỜI GIAN TỚI
KẾT LUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
HUỲNH THỊ NGỌC MỸ
ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN
TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ
TỈNH ĐỒNG THÁP
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Đồng Tháp, 2014
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong hoạt động ngân hàng có hai nghiệp vụ chính là đi vay và cho vay. Đi
vay là huy động từ các cá nhân, tổ chức kinh tế và đi vay trên thị trường liên ngân
hàng.
Làm thế nào và đưa ra giải pháp gia tăng nguồn vốn là một vấn đề không mới
trong hoạt động ngân hàng. Nhưng với tình hình kinh doanh của ngân hàng hiện
nay nguồn vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của các ngân
hàng thiếu vốn. Bên cạnh đó hiện nay hệ thống Agribank phân bổ và giao kế hoạch
hoạt động trên cơ sở ngân hàng nào muốn tăng trưởng dư nợ thì phải tăng nguồn
huy động tương ứng với kế hoạch tăng trưởng dư nợ đặt ra.
Qua quá trình tìm hiểu có khá nhiều luận văn nghiên cứu về đề tài huy động
vốn. Từ thực trạng của chi nhánh vấn đề là làm sao đẩy mạnh huy động vốn tại
Agribank thị xã Hồng Ngự nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch giao và gia tăng lợi luận đạt
được.
Luận văn đã làm rõ các nội dung:
Thứ nhất : Tổng quan được một số công trình có liên quan, đưa ra được điểm
mạnh, điểm yếu, các tồn tại của một số luân văn. Qua đó tác giả đã thừa kế có chọn
lọc các vấn đề cơ bản. Phân tích và đánh giá thực trạng 5 năm gần đây ( 2009-
2013). Dựa trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá về công tác huy động tại Agribank thị
xã Hồng Ngự và đưa ra nhiều biện pháp cho thời gian tới.
Thứ hai : Qua chương cơ sở lý luận đã làm rỏ được các nguồn vốn huy động,
đưa ra các hình thức huy động chủ yếu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy
động.
Thứ ba : Chương phân tích thực trạng của Agribank thị xã Hồng Ngự trong
thời gian 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013. Tác giả đã đưa ra nhiều nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác huy động vốn tại chi nhánh. Tổng kết
được kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại thực tế tại chi
nhánh.
i
Thứ tư : Từ những thực trạng đã nêu và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh huy động vốn tại đơn vị như sau:
- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý
- Đa dạng hóa sản phẩm huy động
- Đa dạng hóa khách hàng
- Đơn giản hóa thủ tục
- Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả
- Mở rộng mạng lưới giao dịch
- Ứng dụng công nghệ
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tăng cường quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín thương hiệu
- Giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn
Thứ năm: Đưa ra một số kiến nghị đến Chính phủ, NHNN và ngân hàng cấp
trên một số khó khăn cần tháo gở nhằm hỗ trợ, thúc đẩy cho công tác huy động vốn
tại chi nhánh.
ii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh càng cao.
Trong khi đó có lượng lớn vốn nhàn rỗi trên thị trường và trong các tầng lớp dân cư.
Ngân hàng thương mại trở thành cầu nối trung gian giữa người có vốn và người cần
vốn. Trước khi thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 về “Quy định mức
lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam” thì thị trường huy động của các ngân
hàng cạnh tranh rất khốc liệt. Từ khi thông tư 02/2011/TT-NHNN có hiệu lực thì
cạnh tranh về thị trường vốn có phần giảm cạnh tranh hơn.
Hiện nay tình hình nước ta đang trong tình trạng lạm phát, người có vốn
muốn gửi tiền vào ngân hàng thì họ rất đắn đo và tính toán rất kỹ, bên cạnh đó tâm
lý người dân còn có tâm lý tích trữ tiền và vàng tại nhà. Chính điều đó đã gây khó
khăn cho việc huy động của ngân hàng thương mại trong việc thu hút nguồn vốn để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Trong hệ thống của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam, nếu chi nhánh nào muốn tăng trưởng được tín dụng thì điều trước tiên phải
tăng trưởng được nguồn vốn mới đảm bảo được kế hoạch hằng năm. Ngân hàng
thừa vốn thì cho ngân hàng thiếu vốn thì vay lãi suất khá cao gần bằng lãi suất cho
vay tín dụng, làm cho lãi suất chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra của ngân hàng
thiếu vốn chênh lệch khá thấp làm cho lợi nhuận giảm.
Agribank Thị Xã Hồng Ngự trong thời gian vừa qua công tác huy động vốn
không đáp ứng được công tác cho vay tại đơn vị nên đi vay vốn của ngân hàng thừa
vốn với lãi suất khá cao làm cho chênh lệch lãi suất giữa đi vay thị trường liên ngân
hàng và cho vay chênh lệch khá thấp và đôi lúc khoảng chênh lệch này từ 1-2% và
làm cho lợi nhuận tại đơn vị không đạt như kế hoạch. Nếu nâng cao được nguồn
vốn tại địa phương thì khoảng chênh lệch giữa lãi suất huy động được và lãi suất
cho vay càng cao. Trước tình hình đó đặt ra cho các nhà quản lý là xác định các
nhân tố tác động đến công tác huy động và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh công
tác huy động vốn và tăng lợi nhuận tại đơn vị. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài
“Đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp” .
2. Mục tiêu nghiên cứu
iii
Làm rõ bản chất và vai trò của huy động vốn, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến huy động vốn của các ngân hàng thương mại tạo dựng khung lý thuyết
cho nghiên cứu đề tài
Phân tích thực trạng huy động vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự Tỉnh
Đồng Tháp. Từ đó đưa ra những ưu, khuyết điểm, nguyên nhân.
Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank
Thị Xã Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :Huy động vốn của các ngân hàng thương mại
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: luận văn nghiên cứu huy động vốn tại Agribank Thị Xã
Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp.
Về thời gian: phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn tại Agribank Thị Xã
Hồng Ngự Tỉnh Đồng Tháp từ năm 2009 đến nay và đề xuất giải pháp đến năm 2020
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập số liệu qua 2 nguồn
- Dữ liệu nội bộ trong hệ thống Agribank gồm : báo cáo thường niên của
Agribank Việt Nam, bảng cân đối chi tiết của Agribank Thị Xã Hồng Ngự Tỉnh
Đồng Tháp qua các năm 2009,2010,2011,2012,2013.
- Dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn : sách, báo, các phương tiện truyền
thông, các báo cáo thường niên, tạp chí ngân hàng.
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích thống kê, so sánh tổng
hợp để nghiên cứu dữ liệu và đưa ra những đánh giá, nhận xét kết luận phù hợp với
tính chất và yêu cầu của đề tài.
5. Bố cục của luận văn
Chương 1 : Tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về huy động vốn của ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự Tỉnh
Đồng Tháp
Chương 4: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng
Ngự Tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
iv
CHƯƠNG II
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
2.1. NHTM và vai trò của NHTM
2.1.1 Khái niệm NHTM
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
2.2 Nguồn vốn của NHTM
2.2.1 Vốn chủ sở hữu
2.2.2 Vốn huy động
2.2.3 Vốn đi vay
2.2.4 Vốn nhận ủy thác đầu tư và các nguồn vốn khác
2.3 Các hình thức huy động vốn
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vá tốc độ tăng trưởng đối với huy động vốn
2.5 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM
2.6.1 Nhân tố chủ quan
2.6.1.1 Chiến lược kinh doanh
2.6.1.2 Chính sách lãi suất
2.6.1.3 Năng lực, trình độ của lãnh đạo và đội ngũ nhân viên
2.6.1.4 Uy tín, thương hiệu và chính sách marketing của ngân hàng
2.6.1.5 Công nghệ ngân hàng và mạng lưới giao dịch
2.6.2 Nhân tố khách quan
2.6.2.1 Môi trường chính trị và pháp lý
2.6.2.2 Môi trường kinh tế và xã hội
2.6.2.3 Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng
2.6.2.4 Những nhân tố về phía khách hàng
v
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ HỒNG NGỰ
3.1 Giới thiệu chi nhánh Agribank Thị Xã Hồng Ngự
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh được thành lập theo Quyết định số 317/NH-TCCB ngày
23/06/1988, Quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tên
gọi là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Đồng Tháp chi nhánh
Huyện Hồng Ngự
Ngày 25 tháng 03 năm 1990 theo Nghị định 400/HĐNN được đổi tên Ngân
hàng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự. Ngày 02/10/1996 theo quyết định số
4942/ĐMDN của Văn phòng Chính phủ Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hồng Ngự
được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp.
Theo nghị định số 08/HĐ-CP ngày 23/12/2008 của chính phủ tách địa giới
hành chánh huyện Hồng Ngự thành : thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự. Ngày
30/04/2009 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự đổi
thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hồng Ngự (Agribank
TX Hồng Ngự) với nhiệm vụ là kinh doanh tiền tệ trên 2 địa bàn là huyện Hồng
Ngự và thị xã Hồng Ngự.
Ngày 26 tháng 04 năm 2012, thực hiện theo Quyết định 214/QĐ-NHNN ngày
30/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank Việt Nam
chính thức đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Theo đó, Agribank thị xã Hồng
Ngự trực thuộc Agribank Tỉnh Đồng Tháp c}ng đổi tên theo Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã
Hồng Ngự trực thuộc chi nhánh tỉnh Đồng Tháp.
Qua quá trình tách địa giới hành chính, Agribank thị xã Hồng Ngự có 01
trụ sở và 02 phòng giao dịch trực thuộc.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh
Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động
vi
kinh doanh khác có liên.
Huy động vốn, tiếp nhận các nguồn tài trợ, uỷ thác của chính phủ, chính quyền
địa phương, cho vay, kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ cung ứng khác
3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 3.2:Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009-2013
Đơn v tnh: triệu đng
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Số dư Số dư
Tỷ lệ
tăng
(%)
Số dư
Tỷ lệ
tăng
(%)
Số dư
Tỷ lệ
tăng
(%)
Số dư
Tỷ lệ
tăng
(%)
Cho vay 359.914 420.868 16,94 459.788 9,25 488.352 6,25 533.956 9,34
Huy động 97.563 132.201 35,50 182.076 37,73 209.711 15,18 223.071 6,37
Lợi nhuận 4.042 5.183 28,23 6.641 28,13 10.038 55,15 10.806 7,65
Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự
Qua bảng số liệu 3.2 tình hình hoạt động giai đoạn 2009-2013 tốc độ có tăng
năm sau cao hơn năm trước. tốc độ tăng về huy động năm 2010 so với năm 2009 là
35,5%, đến năm 2011 so với năm 2010 là 37,73%. Thời gian này tình hình lạm phát
tăng cao lãi suất huy động tăng lên cao có thời điểm là 14%/năm. Nhưng từ năm
2012 đến nay tốc động tăng trưởng giảm dần năm 2012 là 15,18% và đến năm
2013 chỉ còn 6,37%. Nguyên nhân tốc độ tăng về huy động giảm là do : lãi suất
huy động giảm dần đến thời điểm 31/12/2013 lãi suất huy động cho loại kỳ hạn 1
tháng là 7%/năm, địa bàn xuất hiện nhiều ngân hàng mới thành lập thị phần bị chi
sẽ…
Nhìn chung dư nợ cho vay và huy động tăng qua các năm, và kết quả thực
hiện qua các năm chi nhánh đều đạt đủ quỹ thu nhập và đủ trả lương cho người lao
động
vii
Bảng 3.3: Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2009-2013
Đơn v tnh : triệu đng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Huy động
Kế hoạch 120.000 150.000 188.000 238.000 252.000
Thực hiện 97.563 132.201 182.076 209.711 223.071
Cho vay
Kế hoạch 360.000 386.000 468.000 492.000 556.000
Thực hiện 359.914 420.868 459.788 488.353 553.956
Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự
Mặc dù huy động và cho vay đều tăng qua các năm nhưng tình hình thực hiện
kế hoạch qua các năm vẫn chưa đạt kế hoạch và đó là một trong những lý do chon
đề tài nghiên cứu của tác giả.
3.2 Thực trạng huy động vốn của Agribank Thị Xã Hồng Ngự
* Nguồn vốn và sử dụng vốn
Bảng :3.4 Nguồn vốn sử dụng giai đoạn 2009-2013
Đơn v tnh : triệu đng
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
-Vốn tự cân đối 72.997 20,00 150.,826 35,84 169.218 36,8 193.798 39,68 212.650 39,85
- Vốn điều hòa 286.917 80,00 270.042 64,16 290.570 63,2
294.55
5
60,32 320.946 60,15
(Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự)
Nhìn vào bảng 3.4 thì vốn tự cân đối tại đơn vị tăng qua các năm. Năm 2009
chiếm tỷ trọng so với tổng nguồn là 20% nhưng tỷ lệ đó được cải thiện dần dần qua
các năm. Đến năm 2013 thì tỷ lệ vốn tự cân đối tại địa phương tăng lên chiếm
39,85% so với tổng nguồn. Nguyên nhân là do huy động tại địa phương ngày càng
tăng theo một tỷ lệ nhất định.
3.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động
* Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm
viii
Bảng 3.8: Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm giai đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọn
g
(%)
Tiền gửi thanh
toán
11.598 11,89 7.559 5,72 6.703 3,68 10.377 4,95 7.087 3,18
Tiền gửi có kỳ
hạn
15 0,01 419 0,23
Tiền gửi tiết
kiệm
83.647 85,73 116.207 87,90 160.178 87,97 173.809 82,88 210.976 94,58
Giấy tờ có giá 2.328 2,39 8.420 6,37 14.778 8,12 25.525 12,17 5.008 2,25
Tổng cộng 97.573 100 132.201 100 182.078 100 209.711 100 22.071 100
(Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự)
Với mục tiêu là ngày càng đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút
ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong vùng.
Tuy nhiên qua bảng 3.8 cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm chưa có sự cân
xứng, chủ yếu nguồn vốn huy động tại chi nhánh là tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất tiền
gửi thanh toán đầu năm 2009 là 3.6%/năm, đến 12/06/2012 thực hiện theo thông tư
số 19/2012/TT-NHNN lãi suất cho loại hình này giảm còn 1.56%/năm, đến thông tư
15/2013/TT-NHNN là 1,2%/năm và đến 31/12/2013 là 1%/ năm.
Cơ cấu nguồn vốn theo sản phẩm tại chi nhánh chưa thật cân xứng chưa chú
trọng tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn, nguồn vốn có chi phí thấp, là do một số
nguyên nhân sau:
- Cơ chế lãi suất chưa thật sự phù hợp với loại tiền gửi không kỳ hạn
- Chi nhánh không tiếp cận được nguồn vốn của các đơn vị thừa vốn như :
Kho bạc, phòng tài chính, quỹ đất…
-Trình độ nhân viên giao dịch chưa chuẩn, chuyên nghiệp khi tư vấn cho
khách hàng và hướng khách hàng theo mục tiêu và lợi ích của đơn vị.
- Cơ chế trong chỉ đạo điều hành về hoạt động huy động vốn nặng ý chí chủ
quan, chưa hướng nhân viên định hướng theo mục tiêu chung như cân đối, điều hòa
ix
vốn huy động trong từng loại sản phẩm và đó c}ng là một trong những phương
pháp tối thiểu hóa chi phí trong hoạt động kinh doanh.
* Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ
Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ Agribank Thị Xã Hồng Ngự 2009-2013
Đơn v tnh : triệu đng
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọn
g
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọn
g
(%)
VND 95.264 97,64 130.977 99,07 181.150 99,49 209.315 99,81 222.064 99,55
USD 2.299 2,36 1.224 0,93 928 0,51 396 0,19 1.007 0,45
Tổng cộng 97.563 100 132.201 100 182.078 100 209.711 100 223.071 100
(Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự)
Qua bảng số liệu cho thấy quy mô và tỷ trọng huy động nội tê luôn cao và
chiếm tỷ trọng lớn. Nguồn vốn huy động tại Agribank TX Hồng Ngự chủ yếu là nội
tệ, chiếm tỷ trọng trên 95%. Vốn huy động bằng ngoại tệ qua các năm giảm liên tục
và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn nguyên nhân huy động bằng ngoại
tệ giảm có một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do tình hình tỷ giá mua bán tại Agribank theo quy định, mà trong
giai đoạn từ 2009 đến 2012 chênh lệch tỷ giá của ngân hàng niêm yết và tỷ giá thị
trường chênh lệch khá lớn, làm cho khách hàng không muốn gửi vào ngân hàng sợ
lỗ.
Thứ hai do lãi suất tiền gửi cho loại tiền gửi này khá thấp, nên không thu hút
khách hàng. Có thời điểm lãi suất tiền gửi ngoại tệ và việt nam đồng chênh lệch khá
lớn, theo thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 lãi suất huy động kỳ hạn 3
tháng việt nam đồng là 12,95%/ năm còn USD là 1.98%/năm và đến 31/12/2013 lãi
suất kỳ hạn 3 tháng việt nam đồng 7%/năm , USD là 1.25%/năm.
x
* Cơ cấu nguồn vốn theo khách hàng
Bảng 3.10:Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009-2013
Đơn v tnh : triệu đng
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Tiền gửi tổ chức 720 0,74 1.696 1,28 1.531 0,84 985 0,47 809 0,36
Tiền gửi dân cư 96.843 99,26 130.505 98,72 180.547 99,16 208.726 99,53 222.262 99,64
Tổng cộng 97.563 100 132.201 100 182.078 100 209.711 100 223.071 100
(Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự)
Tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động, chiếm
trên 99% trên tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tổ chức kinh tế rất thấp chiếm gần
1% trên tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do cơ chế về lãi suất và chi phí cho việc
tìm kiếm và phát triển khách hàng còn hạn chế, chi nhánh chưa phân loại khách
hàng và có chính sách quan tâm đến đối tượng khách hàng là tiền gửi thanh toán
của các tổ chức kinh tế .
* Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
Bảng 3.11 : Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2009-2013
Đơn v tnh : triệu đng
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Không kỳ hạn 12.225 12,53 8.077 6,11 8.743 4,8 11.567 5,52 8.719 3,91
Kỳ hạn dưới 12
tháng
74.763 76,63 110.307 83,44 172.416 94,69 173.343 82,66 134.182 60,15
Kỳ hạn trên 12
tháng
10.575 10,84 13.817 10,45 919 0,5 24.801 11,83 80.170 35,94
Tổng cộng 97.563 100 132.201 100 182.078 100 209.711 100 223.071 100
(Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự)
xi
Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn của Agribank TX Hồng Ngự giai đoạn 2009-
2012 cho thấy : nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá
lớn và ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 là 74.763 triệu
đồng nhưng đến 31/12/2013 là 134.182 triệu đồng tăng 59.419 triệu đồng tốc độ
tăng 79.47% .
Trong thời gian này có lúc do nhu cầu thanh khoản nên Agribank c}ng như
các NHTM khác tăng mạnh lãi suất kỳ hạn dưới 1 năm và trên 12 tháng là như
nhau. Bên cạnh đó còn do tình hình kinh tế giai đoạn 2009-2013 lạm phát tăng cao,
khách hàng có tâm lý e ngại về tỷ lệ lạm phát sẽ tăng cao nên chọn kỳ gửi ngắn hạn,
vừa được hưởng lãi suất cao, vửa đảm bảo nhu cầu thanh khoản.
3.2.3 Phân tích chi phí huy động vốn của ngân hàng
Bảng 3.12 Chi phí Agribank TX Hồng Ngự giai đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Triệu
đồng
Tỷ
trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ
trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ
trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ
trọng
(%)
Triệu
đồng
Tỷ
trọng
(%)
1. Chi trả lãi 31.352 81,60 43.847 84,59 64.940 88,73 57.597 80,68 43.861 77,02
Tiền gửi không
kỳ hạn
507 1,62 407 0,93 462 0,71 243 0,42 164 0,37
Tiền gửi có kỳ
hạn
732 23,35 10.989 25,06 21.169 32,60 20.684 35,91 16.710 38,10
Lãi tiền vay 23.525 75,04 32.451 74,01 43.309 66,69 36.670 63,67 26.987 61,53
2. Chi phí khác 7.070 18,4 7.985 15,41 8.252 11,27 13.795 19,32 13.083 22,98
Tổng chi phí 38.422 100 51.832 100 73.192 100 71.392 100 56.944 100
(Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự)
Cùng với việc gia tăng nguồn vốn huy động tại địa phương thì sử dụng nguồn
vốn vay ngân hàng TW càng giảm thì chi phí lãi phải trả càng giảm, năm 2009 là
23.525 triệu đồng chiếm 75,04% trong chi trả lãi đến 2013 là 26.987 triệu đồng
chiếm 61,53% trong chi trả lãi. Chi phí khác đến thời điểm 2012 -2013 mới tăng lên
một cách đáng kể là do giai đoạn này chi nhánh chú trọng tới quảng bá thương hiệu,
quảng cáo, tuyên truyền hình ảnh của đơn vị như : đặt các áp phích, pa nô tại các
xii
nơi, hội nghị khách hàng….
* Chênh lệch chi phí đầu vào và đầu ra
Bảng 3.13 : Chênh lệch chi phí đầu vào đầu ra giai đoạn 2009-2013
Đơn v tnh : %
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Lãi suất đầu vào bình quân (1) 8,44 12,04 13,81 10,58 8,07
Lãi suất đầu ra bình quân(2) 10,82 17,68 19,95 14,09 10,34
Chênh lệch lãi suất bình quân (2)-(1) 2,38 5,64 6,14 3,51 2,27
Ngun: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank TX Hng Ngự
Qua bảng 3.13 cho thấy chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ổn định ở mức 2
đến 3%. Từ năm 2010-2012 chênh lệch lãi suất khá lớn từ 3,51-6,14% là do lãi suất
trong thời gian này được điều chỉnh liên tục. Mặt khác trong thời gian này chi
nhánh hạn chế rủi ro theo chủ trương của ngân hàng cấp trên bằng cách cho vay
theo lãi suất thả nổi và huy động lãi suất cố định theo kỳ hạn. Mặt dù thực hiện
chưa đạt kế hoạch đề ra nhưng do lãi suất cho vay linh động theo thị trường nên
chênh lệch lãi suất vẫn cao và đảm bảo thu nhập cho đơn vị.
3.3 Hệ thống kênh huy động vốn tại Agribank Thị Xã Hồng Ngự
- Kênh huy động tại quầy : hiện chi nhánh có 03 quầy huy động
- Kênh huy động qua mở thẻ ATM
- Chính sách Marketing
3.4 Đánh giá kết quả đạt được và các tồn tại trong công tác huy động vốn
3.4.1 Kết quả đạt được
- Số lượng huy động qua các năm đều tăng
- Cơ hội phát triển thị trường có do mạng lưới rộng khắp
3.4.2 Những tồn tại
- Chính sách chưa linh động, chưa phân nhóm khách hàng
- Quy trình giao dịch còn nhiều bất cập
- Nhân sự: về trình độ chưa chuyên nghiệp
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ : Cơ sở vật chất chưa khang trang, về cơ sở hạ tầng
công nghệ chưa thông suốt….
- Sản phẩm chưa có sự khác biệt : Sản phẩm chưa có sự khác , mẫu mã sản phẩm
chưa thể hiện cái khác biệt.
xiii
CHƯƠNG IV
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK THỊ
XÃ HỒNG NGỰ TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1 Định hướng phát triển huy động trong thời gian tới
4.1.1 Định hướng chung
Agribank phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng hằng năm như sau:
Tổng tài sản tăng 10-12%/năm
Huy động vốn tăng 11-12%/năm
Tín dụng tăng 9-11%/năm
Cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 80%/tổng dư nợ hằng năm
Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%
Các mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 :
Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn, phát triển ngân hàng tiện ích
Mở rộng và nâng cao hiệu quả công nghệ thông tin
Phát triển thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh
Tập trung vốn cho chính sách “tam nông”
4.1.2 Định hướng của Agribank TX Hồng Ngự
Nguồn vốn huy động tăng 11,21%
Dư nợ cho vay tăng : 12,6%
Nợ xấu dưới : 2%/ tổng dư nợ
* Cơ hội
- Kinh tế ổn định, mức sống của người dân được nâng lên
- Uy tín, thương hiệu Agribank được nâng lên
- Chính sách lãi suất trần và lãi suất sàn và tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh
* Thách thức
- Lãi suất thấp không hấp dẫn đối với người gửi tiền
xiv
- Xuất hiện nhiều sản phẩm có tính năng và tiện ích gần giống ngân hàng
- Tình hình khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến huy động.
4.2 Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn
4.2.1 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý
Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt theo đối tượng khách hàng và linh
hoạt theo vùng. Đối với khách hàng có số dư huy động lớn lãi suất cao hơn, lãi suất
huy động trong vùng có cạnh tranh cao và theo khung của NHNN.
4.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm huy động
* Cải tiến những sản phẩm hiện có như đặt tên hấp dẫn, linh hoạt hơn đới với
kỳ hạn dài nhưng khách hàng rút trước hạn và có thời hạn gửi bằng ¾ thời hạn gửi.
* Triển khai các sản phẩm huy động mới : đưa thêm sản phẩm mới như lĩnh
lãi trước, lĩnh lãi định kỳ đối với kỳ hạn dưới 12 tháng.
4.2.3 Đa dạng hóa khách hàng
Phân loại khách hàng : khách hàng hiện sử dụng sản phẩm và khách hàng
tiền năng
Khai thác đối tượng khách hàng mới.
Chi nhánh cần đa dạng đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm tại chi nhánh
4.2.4 Đơn giản hóa thủ tục giao dịch
Đơn giản hóa thủ tục cho khách hàng bằng cách bố trí thêm mỗi quầy giao
dịch cán bộ hỗ trợ khách hàng trong khâu hỗ trợ hoàn thiện thủ tục theo đúng quy
định và tạo cho khách hàng thoải mái và thích đến giao dịch tại chi nhánh.
4.2.5 Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả
Phân nhóm ra từng loại khách hàng đang sử dụng sản phẩm : Khách hàng
VIP, khách hàng truyền thống và khách hàng thướng xuyên.
Tùy theo nhóm khách hàng vàđưa ra phương thức, cán bộ phục vụ đối với
từng loại hình khách hàng và đưa ra cụ thể cách thức thực hiện.
4.2.6 Mở rộng mạng lưới giao dịch
Mở rộng thêm kênh huy động: đặt thêm máy ATM tại địa bàn huyện Hồng
Ngự, thêm nhiều ứng dụng như : thu hộ các đơn vị như thu tiền nước, tiền điện
xv
thoại, điện lực, ngân sách….
4.2.7 Ứng dụng công nghệ
Thường xuyên nâng cấp, bảo trì hệ thống mạng và chất lượng đường truyền
dữ liệu trong giao dịch hằng ngày.
4.2.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
* Chính sách đào tạo :Đào tạo nhân viên giao dịch trực tiếp về chuyên môn,
nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp các văn bản, chế độ.
Đào tạo cấp quản lý điều hành về kiến thức quản lý, về quản trị rủi ro…
* Chế độ khen thưởng và phúc lợi
Có chính sách khen thưởng ngay đối với những cá nhân có thành tích nổi bật
nhằm tạo tác động tốt lan tỏa trong môi trường làm việc.
Chính sách đãi ngộ có thể là hỗ trợ tín dụng đối với nhân viên bằng cách lãi
suất thấp hay tổ chức tham quan du lịch hằng năm…
* Cơ hội thăng tiến
Chính sách thăng tiến cần xét trên nhiều tiêu chí, thường xuyên tổ chức các
lớp sát hạch trong chuyên môn nhằm tìm ra nhân tố tốt và có hướng đào tạo. Nhìn
nhận đúng khả năng phẩm chất của cán bộ và kích thich tạo điều kiện cho người tài
người giỏi, có đạo đức, gắn bó với ngành.
4.2.9 Tăng cường quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và thương hiệu
Quảng bá hình ảnh : xây dựng trụ sở khang trang, thống nhất trong cách bố
trí quầy xuyên suốt từ trụ sở đến phòng giao dịch, bố trí quầy huy động, trang phục
trong giao dịch….
Nâng cao uy tín : từ cách thức giao dịch, đạo đức nghề nghiệp, nhất quán
trong giao dịch…
4.2.10 giải pháp về quản trị rủi ro trong huy động vốn
Cân đối, cơ cấu lại nguồn hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của
chi nhánh
4.3 Một số kiến nghị
4.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ
xvi
* Duy trì ổn định nền kinh tế : kiểm soát được lạm phát, duy trì sự tăng
trưởng kinh tế
* Hoàn thiện môi trường pháp lý : Ban hành các chính sách đồng bộ và hoan
chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
*Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt:
Tích cực chỉ đạo triển khai các đề án thanh toán không dùng tiền mặt
* Tái cơ cấu NHTM và TCTD
Tái cơ cấu hệ thống TCTD theo hướng tinh gọn lại những đơn vị chủ chốt nhằm
phát triển một cách lành mạnh.
* Hoạt động bảo hiệm tiền gửi
Tăng mức bảo hiểm cho tiền gửi.
4.3.2 Kiến nghị với NHNN
* Điều hành chính sách tiền tệ và quản lý ngoại hối
Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường
Điều hành tỷ giá linh hoạt theo cơ chế thị trường, Kiềm soát chặt thị trường
ngoại tệ không chính thức.
* Về cơ chế quản lý
ổn định tỷ giá đống tiền. Nâng cao vai trò trách nhiệm của NHNN trong xây
dựng và điều hành chính sách tiền tệ, quản lý tỷ giá…
* Hỗ trợ các NHTM nâng cao năng lực quản trị rủi ro
NHNN cần hoàn thiện hơn nữa các quy chế thanh tra, giám sát, nâng cao
hiệu quả thanh tra ngân hàng. Tăng cường khả năng dự báo rủi ro của các NHTM,
xây dựng mô hình dự báo khoa học và chính xác. Phối hợp với NHTM hoàn thiện
các phương thức giám sát, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và phát hiện kịp thời
những TCTD yếu kém và sắp xếp lại. Có chính sách thông tin giữa các ngân hàng
như : chương trình thông tin CIC của NHNN khi quyết định cho vay.
4.3.3 Kiến nghị với Agribank cấp trên
* Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm huy động vốn: đưa ra nhiều sản
phẩm huy động có nhiều tiện ích thông minh, đa năng linh hoạt và phù hợp nhu cầu
xvii
khách hàng trong từng thời kỳ.
*Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng : bằng cách tăng tốc động đường truyền và hợp
tác nhiều hơn 1 nhà mạng cho tất cả các điểm giao dịch
* Trang bị cơ sở hạ tầng : Xây dựng trụ sở và phòng giao dịch khang trang, bố trí
quầy và quy trình giao dịch thống nhất trong toàn tỉnh
* Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, cần tổ chức các lớp sát hạch nghiệp vụ
hằng năm cho các đối tượng như cán bộ tác nghiệp và cán bộ quản lý.
* Tổ chức kiểm tra kiểm soát định kỳ và thường xuyên tại cơ sở
KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn quyết định đến tăng trưởng dư nợ,
quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và mục tiêu phát triển
của chi nhánh.
Với mục tiêu nghiên cứu là đẩy mạnh huy động vốn tại Agribank thị xã Hồng
Ngự trong điều kiện hiện nay, nội dung luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ
sau:
1.Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn vốn, các hình thức huy
động vốn của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác
huy động vốn.
2. Phân tích và đánh giá trực trạng nguồn vốn huy động của Agribank thị xã
Hồng Ngự trong giai đoạn 2009-2013. Qua đó nêu bật được những đặc điểm cơ
bản của nguồn vốn huy động tại Agribank thị xã Hồng Ngự. Những kết quả đạt
được c}ng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn của
Agribank thị xã Hồng Ngự.
3. Trên cơ sở các yêu cầu và định hướng trong hoạt động huy động vốn của
Agribank thị xã Hồng Ngự, luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị với chính phủ,
NHNN, ngân hàng cấp trên và các giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh huy động
xviii