MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNH KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .
2.3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học tiết 99 văn
bản Lượm
2.4. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng
nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
Tài liệu tham khảo
1
2
2
2
2 -> 4
3 -> 5
5 ->18
19
19 ->20
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MƠN
TRONG TIẾT DẠY HỌC VĂN BẢN “LƯỢM”
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 TẬP 1
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài
Môn Ngữ văn ở Trường THCS chiếm một vai trị vị trí hết sức quan
trọng trong nền giáo dục Việt Nam. Để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn,
việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn là một trong những yêu
cầu, nguyên tắc quan trọng nhất. Bởi đây là một quan niệm dạy học tiến bộ và
hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất
lượng giáo dục trong các nhà trường.
Dạy học tích hợp, liên mơn xuất phát từ u cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng
kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong
thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến
thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng
cường theo hướng tích hợp, liên mơn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
vì khơng chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào q
trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Hơn nữa,
phương pháp dạy học tích hợp liên mơn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ,
liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức
là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có
thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là
một biện pháp rất hữu ích, nó khơng những giúp cho người thầy có thêm nhiều
kiến thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em
học sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp
kiến thức các mơn học để thực hiện học tập tốt mơn học đó và áp dụng giải
quyết một vấn đề bất kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác
nhau.
Từ thực tế đó, tơi một giáo viên đã đang và sẽ tiếp tục giảng dạy các bộ
môn: Ngữ văn, Lịch sử,…trong chương trình THCS xin mạnh dạn trình bày
sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn
trong tiết dạy học văn bản “Lượm” chương trình Ngữ văn 6 Tập 1” với mong
muốn thông qua bài dạy học vận dụng tích hợp liên mơn này có thể góp phần
giúp các em học sinh khơng những khắc sâu kiến thức bài học của bộ môn Ngữ
văn mà còn củng cố khắc sâu hơn kiến thức của một số bộ mơn khác có liên
quan tới tác phẩm đã học và đặc biệt hơn nữa thông qua hệ thống câu hỏi liên
môn trong tiết học học sinh được rèn luyện kỹ năng sống để giải quyết những
1
vấn đề thực tiễn đã đang và sẽ luôn đặt ra trong thực tế đời sống hiện tại và
tương lai.
Thêm một lần nữa chúng tôi khẳng định rõ ràng vai trị, vị trí đích thực
của mơn Ngữ văn trong nhà trường như một liều thuốc bổ để nuôi dưỡng tâm
hồn và hồn thiện nhân cách mỗi học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Đối với giáo viên: Thông qua tiết dạy học, giáo viên được bồi dưỡng
thêm về kinh nghiệm và khả năng vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên
mơn trong q trình giảng dạy.
- Đối với học sinh: Thơng qua tiêt học, ngồi kiến thức bộ mơn Ngữ văn
các em cịn được tìm hiểu thêm những kiến thức của các mơn học khác như :
Lịch sử, Địa lí, GDCD, Sinh học, Âm nhạc, Mĩ thuật,…Qua đó, các em được
hiểu thêm về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại; những địa danh nổi tiếng, những
vùng miền trên quê hương đất Việt,…những phạm trù đạo đức tốt đẹp, những
thời điểm lịch sử có liên quan đến tác phẩm văn học được tích hợp trong các bài
học. Từ đó, các em sẽ tự tin, u thích bộ mơn, có khả năng tiếp nhận, hoàn
thiện kiến thức và nâng cao chất lượng học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 6 năm học 2016-2017.
- Học sinh khối 6 năm học 2017-2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Phương pháp giải quyết tình huống.
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp điều tra quan sát thực tế, quan sát sư phạm.
- Thu thập thông tin
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp ra câu hỏi cảm thụ thực nghiệp sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm tích hợp:
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.
Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hịa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Trong dạy học, tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại hiện
đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên
thế giới.
2
Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được nghiên cứu, thử nghiệm và
áp dụng vào đổi mới chương trình cho học sinh các cấp học từ Tiểu học,
THCS đến THPT. Giữa môn Ngữ văn và các môn học khác như : Lịch sử, Địa lí,
GDCD, Âm nhạc, Sinh học, Mỹ thuật,…có liên quan rất mật thiết chặt
chẽ. Kiến thức của các mơn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp cho kiến thức
của bài Ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động hơn.
Chính vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng
nguyên tắc tích hợp vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng
lực cho HS một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Trong dạy học (DH) các bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ
hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu
truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội
dung cần thiết vào những nội dung vốn có của mơn học, ví dụ: lồng ghép nội
dung GD dân số, GD mơi trường, GD an tồn giao thơng trong các môn học Đạo
đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng mơn học tích hợp từ các
mơn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng
chương trình mơn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây
dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về q trình học tập và q trình DH.
Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích
hợp trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề
phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các
môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của
người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải
quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Trong một số mơn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ
thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với
mơn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên mơn
học mới.
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã
được GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích
hợp “liên mơn” hoặc tích hợp “nội mơn”. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ
làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng
đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà
trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”…làm cho HS có nhu
cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình
và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến
con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời
thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm
nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn : “Huế nằm ở vị trí
3
nào trên bản đồ hành chính của Việt Nam? Ngày Huế đổ máu là ngày nào? Đồn
Mang Cá ở đâu? Có từ thời nào? Quả bồ quân là loại quả có đặc điểm như thế
nào? Thường sống ở vùng nào? Tác dụng của quả ra sao?....
2.1.2. Tích hợp trong dạy học Ngữ văn:
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp khơng chỉ chú
trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc
làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm
lĩnh đối tượng học tập, nội dung mơn học, đồng thời hình thành và phát triển
năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ
văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp địi hỏi sự
tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ
khơng phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ
thuộc “nội bộ phân mơn”.
Quan điểm tích hợp cần được hiểu tồn diện và phải được qn triệt
trong tồn bộ mơn học: từ Đọc văn bản, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt
trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động
học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương
pháp dạy học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp
trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” địi hỏi
thực hiện việc tích cực hố hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và
ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân
chủ, bồi dưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học
là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi:
Nhà trường về cơ bản có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chun
mơn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết trong cơng tác giảng dạy và các hoạt động
phục vụ công tác giáo dục.
Học sinh đại đa số sinh sống trên địa bàn thị trấn có truyền thống hiếu
học, có điều kiện học tập thuận lợi, gia đình quan tâm.
Nhà trường ln nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Phịng
GD&ĐT, Đảng ủy, UBND Thị Trấn cùng các cơ quan đồn thể đóng trên địa
bàn.
Phương pháp dạy học tích hợp liên mơn ln có những ưu thế hơn hẳn
so với một số phương pháp dạy học khác vì thế khi áp dụng phương pháp dạy
học này đại đa số học sinh đều ham thích học tập và kết quả học tập dần được
nâng cao. Vận dụng phương pháp dạy học này mang lại nhiều lợi ích trong việc
hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh.
2.2.2. Khó khăn:
Thực tế hiện nay, việc học Văn chưa thực sự có sức hấp dẫn đối với hầu
hết học sinh và phụ huynh, chất lượng dạy và học Ngữ văn cũng chưa thực sự
xứng tầm với vị trí của mơn học. Vì vậy, viêc dạy và học Ngữ văn đã đang là
4
một thử thách lớn đối với ngành giáo dục nói chung và đối với công tác giáo dục
trên địa bàn Thị trấn nói riêng.
Về phía giáo viên.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường hiện nay, về cơ bản chưa được trang bị
về cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích hợp liên mơn một cách chính
thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự tìm hiểu nên
khơng tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng
như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên mơn.
Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn mơn là chính nên giáo
viên các mơn “liên quan” ít có sự trao đổi chun mơn do vậy khi vận dụng
phương pháp dạy học tích hợp liên mơn chưa có sự thống nhất về nội dung,
phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên mơn
của các mơn “liên quan”.
Người giáo viên cịn nặng về việc cung cấp kiến thức, coi nhẹ việc vận
dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn vào q trình giáo dục bộ mơn.
Đơi lúc một số ít giáo viên còn chưa thực sự đầu tư, chưa dành nhiều tâm huyết
với bộ môn nên chất lượng dạy học chưa cao.
Một số ít giáo viên trình độ vi tính và khả năng ứng dụng CNTT chưa
cao. Thời lượng dành cho bài giảng áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên
mơn cịn kéo dài hơn so với thời gian quy định nên đơi lúc giáo viên cịn rè dặt
trong q trình soạn giảng .
Về phía học sinh và gia đình học sinh
Do đặc thù bộ môn, môn Ngữ văn là một bộ mơn thuộc nhóm mơn khoa
học xã hội - phần lớn học sinh và phụ huynh còn coi nhẹ bộ môn mà hướng các
con thiên về các bộ môn KHTN để định hướng ngành nghề sau này. Chính vì
vậy đa số học sinh ít có hứng thú học tập, khi học cịn mang tính chất đối phó và
gượng ép.
Phần lớn các em học môn Ngữ văn vẫn theo xu hướng học thụ động
hoặc đối phó; phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân mơn chưa có
sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt
động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Các em thường chỉ tiếp cận
kiến thức độc lập của riêng môn Ngữ văn mà chưa có sự liên hệ với các mơn
khác. Đó cũng là nguyên nhân mà các em chưa hứng thú với môn học dẫn đến
việc nắm kiến thức chưa chắc, chưa sâu, chưa áp dụng được kiến thức đã học
vào cuộc sống.
Hoặc các em khơng tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị giờ học tích hợp
liên mơn hoặc khơng thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một
công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Ngữ văn.
Về phía nhà trường và địa phương:
Chưa có nguồn kinh phí hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học
các bộ môn nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục.
2.3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học tiết 99 văn bản
Lượm:
5
Giải pháp chung:
- GV cần không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu để trang bị về cơ sở
lý luận, về phương pháp dạy học tích hợp liên mơn một cách chính thống, khoa
học.
- Khơng ngừng đầu tư thời gian, kinh phí để học tập tham khảo bạn bè
đồng nghiệp việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học tích hợp liên môn vào
các tiết dạy học Ngữ văn và các mơn học khác.
- Tăng cường nâng cao trình độ vi tính và năng lực ứng dụng CNTT vào
q trình giảng dạy bộ môn.
- Tạo hứng thú học tập bộ môn bằng việc thường xuyên đổi mới tổ chức
và quản lí hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong
đó có việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn rong việc giảng dạy
bộ mơn.
- Tích hợp với kiến thức của các mơn khác khi phù hợp, khi
những kiến thức đó có tác dụng làm rõ, làm sâu hơn kiến thức của bài học.
- Khơng lạm dụng tích hợp liên mơn khi khơng cần thiết. Bởi vì, cách
tích hợp liên mơn này sẽ khơng những khơng mang lại kết quả mà nó cịn làm
lỗng nội dung chính của bài vì phải chia sẻ thời lượng cho những kiến thức
khác. Hậu quả là bài dạy lan man, học sinh không xác định được kiến thức trọng
tâm, từ đó khơng nắm chắc kiến thức.
- Đối với những bài có lượng kiến thức nhiều cũng khơng nên quá chú
trọng đến việc tích hợp.
Giải pháp cụ thể:
Giáo án giờ dạy học tích hợp kiến thức liên mơn không phải là một bản
đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học
sinh, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực
hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo
mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn.
Thiết kế giáo án giờ dạy học tích hợp liên mơn phải bảo
đảm nội dung và cấu trúc đặc thù nhưng khơng gị ép vào một khn mẫu cứng
nhắc mà cần tạo ra những “chân trời mở” cho sự tìm tịi sáng tạo trong các
phương án tiếp nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu
chung của giờ học. Giáo án dạy theo hướng tích hợp kiến thức liên mơn cũng
khơng có gì thay đổi nhiều so với giáo án truyền thống mà trên cơ sở giáo án
truyền thống người giáo viên chú ý đến kiến thức của các môn học khác được
tích hợp trong bài dạy… Khi thiết kế một giáo án để dạy tích hợp kiến thức liên
mơn cần chú ý những nội dung sau:
- Giáo viên cần tăng cường bám sát những mục tiêu giáo dục chuẩn kiến
thức kĩ năng của môn học về : Thái độ, kĩ năng bộ mơn, thái độ. Từ đó xác định
vấn đề cơ bản để tích hợp liên mơn cho phù hợp với nội dung bài học và phù
hợp với đối tượng học sinh.
6
- Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, sưu tầm tư liệu, hình ảnh
sinh động trong các tiết dạy phần văn bản để hiệu quả giảng dạy Ngữ văn được
nâng lên.
Phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học; đa dạng hóa các hình thức
hoạt động của học sinh trong tiết học để tạo sự hứng thú, chủ động, tích cực học
tập của các em. Cụ thể:
2.3.1 Về kiến thức:
Mơn Ngữ văn:
Qua bài này giúp học sinh hình thành năng lực vận dụng kiến thức liên môn
như: Lịch sử, Địa lí, GDCD, Sinh học,Âm nhạc, Mĩ thuật để giải quyết các vấn
đề bài học đặt ra.
HS cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng , dũng cảm và ý
nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật Lượm .
Nắm được đặc trưng thể thơ bốn chữ và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là
nghệ thuật tả người kết hợp tự sự và miêu tả.
Môn Lịch sử:
Giúp HS nắm được vài nét cơ bản về bối cảnh lịch sử nước ta giai đoạn
kháng chiến chống Pháp năm 1949.
- Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
( 1946-1950)
Học sinh nắm được những sự kiện lịch sử lớn:
+ Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến. cuộc chiến đấu ở các đơ thị phía Bắc
vĩ tuyến tuyến 16.
+ Trong cuộc kc chống Pháp, chống Mỹ nhiều bạn nhỏ - Thiếu nhi Việt Nam đã
hăng hái làm theo lời Bác Dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
Mơn Địa lí:
Giúp HS nắm được vị trí của Tỉnh Thừa hiên Huế trên bản đồ Việt Nam,
vị trí kinh thành Huế, đồn Mang Cá, trên bản đồ Việt Nam.
- Địa lý lớp 6 bài 2 – Tiết 3
- Địa lý 9 - Bài 41: Địa lý tỉnh ( thành phố)
Môn Sinh học:
- Bài 32: Các loại quả
- Bài 33. Hạt và các bộ phận của hạt
- Bài 31. Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Môn Âm nhạc
- Âm nhạc lớp 6: Tiết 19
Môn GDCD:
- GDCD lớp 6: Bài 6: Tiết 9 “Biết ơn”;
- HS hiểu được biết ơn là gì? Những biểu hiện của lịng biết ơn.Thấy được vai
trò ý nghĩa của lòng biết ơn.
- GDCD lớp 9 : Bài 17 - Tiết “ Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”
- HS hiểu được bảo vệ tổ quốc là gì ? Thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ
Tổ quốc.
7
Mĩ thuật:
-Mĩ thuật lớp 7: Bài 33,34 “Đề tài tự do”
-HS chọn đề tài vẽ về :
+ Những chú bé liên lạc trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
+ Những người lính.
2.3.2. Về kĩ năng:
+ Đọc diễn cảm bài thơ hiện đại (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn
chữ có kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại)
+ Đọc hiểu bài thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm
+ Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và
những lời đối thoại trong bài thơ.
+ Vận dụng các phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học
tập của bản thân.
+ Kĩ năng thu thập thông tin qua sách báo, ti vi...
+ Kĩ năng nhóm khai thác tranh ảnh, thơng tin.
+ Rèn luyện kĩ năng liên kết kiến thức giữa các phân môn.
2.3.3. Về thái độ:
+ HS biết được những phẩm chất cao đẹp của Thiếu niên Việt Nam
trong các cuộc kháng chiến đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua đó
các em có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Uống
nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “ Tương thân tương ái”;…
+ HS ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của người học sinh khi ngồi trên
ghế nhà trường phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, tăng cường rèn luyện sức
khỏe, luyện tập TDTT, quân sự, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Đặc
biệt là các phong trào bảo vệ trật tự, an ninh …Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự
đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện tơt quyền và
nghĩa vụ cơng dân.
+ u thích mơn Ngữ văn cũng như các mơn học khác: Lịch sử, Sinh
học, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật...
+ Tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, tự hào về những
tấm gương tuổi trẻ dũng cảm hy sinh bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc.
2.3.4. Các nội dung cụ thể tích hợp liên mơn khi dạy văn bản
“Lượm”:
* Tích hợp với mơn Lịch sử : GV tích hợp kiến thức mơn học Lịch sử 9
bài 25: ‘‘Những năm đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp 19461950”. Khi giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Giáo viên hỏi: ? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
- Học sinh trả lời:
- GV kết luận: Năm 1946 thực dân Pháp muốn quay trở lại đánh chiếm
nước ta lần nữa. Chúng tấn công nước ta ở nhiều nơi. Ngày 18/12/1946 thực dân
Pháp gửi 2 tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng. Trước tình hình đó ngày
19/12/1946 BTV Đảng họp qut định Toàn quốc kháng chiến. Tối ngày
19/12/1946 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
8
-> GV chiếu video ” Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
* Tích hợp với mơn Địa lí: Khi GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình
ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ.
- Giáo viên hỏi: Hai chú cháu gặp nhau trong hoàn cảnh như thế nào?
- Học sinh trả lời: Ngày Huế đổ máu
- GV tích hợp với mơn Địa lý 6 bài 2 tiết 3 :Bản đồ”; Địa lý 9 Tiết 41.
GV chiếu Slides 5 bản đồ nước CHXHCNVN và giới thiệu vị trí địa lý của
Huế :
+Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ trải dài từ
15o58’B đến 16o45’B và từ 107o03’Đ đến 108o08’Đ, trên biển đến 117o20`Đ .
+Tổng diện tích: 5062,59 km2. Phía bắc Thừa Thiên Huế giáp tỉnh
Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào với
đường biên giới dựa vào dãy Trường Sơn, phía đơng là biển Đơng với tổng
chiều dài đường bờ biển 126 km.
+Từ xưa Thừa Thiên Huế được xác định là tỉnh có vị trí chiến lược quan
trọng và ngày nay Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm của miền Trung.
Năm 1858, Pháp xâm lược Việt Nam. Phong trào kháng chiến chống
thực dân Pháp liên tiếp nổ ra dưới nhiều hình thức đã thể hiện ý chí kiên cường
bất khuất của nhân dân Thừa Thiên Huế.
Cũng như một số địa phương khác, Huế bắt đầu cuộc kháng chiến
chống Pháp quay trở lại xâm lược năm 1947. Ngày 20/12/1946 ta và Pháp đánh
nhau ở Huế. Tháng 2 năm 1947 mặt trận Huế tan vỡ, ta chuyển lên chiến khu
đánh du kích. Tại thời điểm này, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội vào Huế gặp chú bé
liên lạc Lượm tại phố Hàng Bè - Huế.
* Tích hợp với mơn Sinh học : Khi giới thiệu về hình ảnh cậu bé
Lượm:
- GV tích hợp với mơn Sinh học lớp 6 bài «Các loại quả » : Quả bồ quân
là loại trái cây hiếm, chỉ có ở 1 số vùng trung du, miền núi khu vực miền trung.
Cây bồ quân là thân cây gỗ, có gai nên rất khó trèo. Cây lâu năm rất to, tán rộng.
Cây có tác dụng hút những khí độc hại, bụi bẩn. Quả nhỏ như trái mận. Lúc
xanh có vị chat, màu xanh ngả vàng rồi sang màu đỏ tươi và cuối cùng khi chín
rộ vào tháng 5 quả có màu đỏ thẫm, tím tím như quả nho. Đó là lúc quả đẹp và
ngon nhất. Ở thời điểm này nhà thơ đã ví đơi má của Lượm đẹp như trái Bồ
qn.
* Tích hợp với mơn Lịch sử : Khi dạy đến mục: Hình ảnh Lượm vẫn
sống mãi.
- Giáo viên hỏi: Em hãy kể một số tấm gương thiếu nhi anh hùng trong
lịch sử bảo vệ độc lập tự do của DT Việt Nam?
- Học sinh trả lời:
- GV kết luận và tích hợp với mơn Lịch sử bằng các hình ảnh chân dung
những thiếu nhi anh hùng trong lịch sử dân tộc.
9
- Giáo viên hỏi: Suy nghĩ của em về ý thức, trách nhiệm và tinh thần
yêu nước của thế hệ thanh thiếu niên hiện nay?
* Tích hợp với mơn GDCD: lớp 6 bài 6 - Tiết 9 : “Biết ơn”; GDCD lớp
9 bài 17: “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc” bằng các sile có tranh ảnh những hoạt động
cụ thể của tuổi trẻ thể hiện lòng biết ơn và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
* Tích hợp với mơn Âm nhạc : Khi giảng đến phần Tổng kết:
- Giáo viên hỏi: ? Cảm nhận của em về hình ảnh Lượm qua bài thơ ?
- Học sinh trả lời:
- GV tích hợp môn Âm nhạc 6 -Tiết 19 : Cho HS nghe và theo dõi vi deo
bài hát Chú bé liên lạc - Nhạc Lê Hữu Lộc; Lời thơ Tố Hữu.
* Tích hợp với mơn Mỹ thuật: Khi tổ chức cho học sinh Luyện tập:
- GV tích hợp mơn Mỹ thuật lớp 7: Bài 33,34 “Đề tài tự do”
- HS chọn đề tài vẽ về hình ảnh những chú bé liên lạc trong thời kì
kháng chiến chống Pháp.
2.3.5. Giáo án minh họa các hoạt động dạy học tích hợp liên mơn :
Tiết 99 :
Văn bản :
LƯỢM
- Tố Hữu I. Mục tiêu cần đạt
Qua bài học hs đạt được:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp hồn nhiên,vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hy
sinh của nhân vật Lượm .
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc
lộ cảm xúc.
2. Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các hoán dụ và
độc thoại trong thơ tự sự.
KNS : - Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với thế hệ cha
anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh lịng u nước, tinh thần dũng cảm hy sinh vì quê
hương đất nước, ý thức “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” phục vụ công cuộc bảo vệ, xây
dựng đất nước.
II. Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên: Soạn bài. Chân dung tác giả, tài liệu có liên quan : Video,
tranh ảnh, bản đồ, máy chiếu, loa,....
- Học sinh :
+ Trả lời câu hỏi theo gợi dẫn sgk, sưu tầm tìm hiểu thông tin về tác giả
và các anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
+ Giấy A3, sáp màu, chì,...
III. Tổ chức các hoạt động
10
1. Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ : ? Đọc thuộc lịng bài thơ “Đêm nay Bác khơng ngủ”
? Em xúc động nhất là hình ảnh, câu thơ, đoạn thơ nào?
* Giới thiệu bài:
Kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, nhưng có bao nhiêu tấm
gương chiến sĩ đã anh dũng hi sinh, trong đó các em thiếu niên nhi đồng đã
đóng góp một phần khơng nhỏ vào chiến cơng lịch sử đó. Nhiều nhà văn, nhà
thơ đã ca ngợi, cảm phục trước những hành động dũng cảm, quên mình vì nước
vì dân của những em thiếu nhi. Để hiểu rõ hơn về tinh thần đó chúng ta cùng
tìm hiêu tiết 99- bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.
2. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1- I. Tìm hiểu chung về văn bản
- HS đọc chú thích (*) SGK.
1.Tác giả, tác phẩm:
? Giới thiệu vài nét về tác giả ?
- HS trả lời->HS khác nhận xét, bổ sung.
*GV chiếu Slides 3,4 giới thiệu:
- Tác giả:
+ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim
Thành ( 1920- 2002).
+ Ông tham gia cách mạng từ rất
sớm, từng bị bắt, bị tù đày.
+ Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn
của thơ ca hiện đại VN.
Chân dung nhà thơ Tố Hữu năm 1949
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
*GV tích hợp với mơn lịch sử 9 bài 25:
‘‘Những năm đầu kháng chiến toàn quốc
chống thực dân pháp 1946-1950”
- Năm 1946 thực dân Pháp muốn quay trở lại
đánh chiếm nước ta lần nữa. Chúng tấn công
nước ta ở nhiều nơi. Ngày 18/12/1946 thực
dân Pháp gửi 2 tối hậu thư buộc ta phải đầu
hàng. Trước tình hình đó ngày 19/12/1946
BTV Đảng họp qut định Tồn quốc kháng
chiến. Tối ngày 19/12/1946 Bác Hồ ra lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
*GV chiếu video ”Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”
* GV hướng dẫn HS đọc VB:
- Thay đổi giọng và nhịp đọc thích hợp với
từng nhân vật, từng câu, từng đoạn.
- Tác phẩm: Bài thơ “Lượm” viết
năm 1949 và in trong tập thơ “Việt
Bắc” trong thời kì kháng chiến
chống thực dân Pháp.
2. Đọc- Tìm hiểu từ khó:
+ Đọc:
+ Từ khó
11
* Gv hướng dẫn hs tìm hiểu từ khó theo
sgk.
- GV lưu ý một số chú thích: (1; 6; 9; )
3. Thể loại:
- Thơ 4 tiếng.
? Xác định thể loại bài thơ ?
( nguồn gốc ở thể vè dân gian)
* GV : Dựa vào phần Đọc thêm về thể thơ -> Thích hợp để kể chuyện
bốn chữ trong sgk để giới thiệu thể thơ này - Loại thơ tự sự - ngôi kể thứ ba.
cho HS và minh hoạ cho cách gieo vần, ngắt
nhịp bằng các khổ thơ trong bài Lượm.
? Lời kể trong bài thơ là của ai?( tác giả)
4. Bố cục: Gồm 3 phần
a) Từ đầu đến “Cháu đi xa dần”:
? Theo trình tự lời kể, có thể chia bài thơ làm - Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ
mấy phần? (XĐ bố cục bài thơ ?)
tình cờ của hai chú cháu
b) Tiếp…Hồn bay giữa đồng:
- Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự
hi sinh của Lượm
c) Đoạn cuối : Đoạn thơ cịn lại :
- Hình ảnh Lượm cịn sống mãi.
Hoạt động 2: II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ.
* Gv cho hs đọc 5 khổ thơ đầu của bài thơ.
a/Hoàn cảnh gặp gỡ:
? Hai chú cháu gặp nhau trong hoàn cảnh - Thời gian: "Ngày Huế đổ máu"
như thế nào?
-> Là ngày cuộc kháng chiến chống
* HS ( Hoàn cảnh: "Ngày Huế đổ máu" Pháp bùng nổ ở Huế ác liệt nhất.
->Hoàn cảnh chiến tranh ác liệt: chiến đấu - Địa điểm : Hàng Bè.
chống thực dân Pháp )
* GV tích hợp với mơn Địa lý 6 bài 2 tiết 3
”Bản đồ”; Địa lý 9 Tiết 41 . GV chiếu
Slides 5 bản đồ nước CHXHCNVN và
giới thiệu :
+Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc vùng Bắc
Trung Bộ trải dài từ 15o58’B đến 16o45’B
12
và từ 107o03’Đ đến 108o08’Đ, trên biển đến
117o20`Đ. Tổng diện tích: 5062,59 km2.
Phía bắc Thừa Thiên Huế giáp tỉnh Quảng
Trị, phía nam giáp TP Đà Nẵng, phía tây giáp
nước Lào với đường biên giới dựa vào dãy
Trường Sơn, phía đơng là biển Đông với
tổng chiều dài đường bờ biển 126 km.
Năm 1858, Pháp xâm lược VN. Phong trào
kháng chiến chống thực dân Pháp liên tiếp nổ
ra dưới nhiều hình thức đã thể hiện ý chí kiên
cường bất khuất của nhân dân Thừa Thiên
Huế.
Cũng như một số địa phương khác, Huế
bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp quay
trở lại xâm lược năm 1947. Ngày 20/12/1946
ta và Pháp đánh nhau ở Huế. Tháng 2 năm
1947 mặt trận Huế tan vỡ, ta chuyển lên
chiến khu đánh du kích.Tại thời điểm này,
nhà thơ Tố Hữu từ HN vào Huế gặp chú bé
liên lạc Lượm tại phố Hàng Bè - Huế.
? Trong lần gặp đó hình ảnh Lượm hiện lên ở
những phương diện nào(trang phục, hình
dáng, cử chỉ, lời nói) qua cái nhìn của người
kể (nhà thơ)?
- HS trả lời-> HS khác bổ sung-> GV:
* GV chiếu Slides 6 và giới thiệu:
- Hình ảnh Lượm:
+Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca
lô đội lệch
-> người chiến sĩ nhỏ nhắn, gọn
gàng, xinh xắn
+Hình dáng : Loắt choắt,chân thoăn
thoắt, đầu nghênh nghênh
-> nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh
nghịch.
Trang phục Lượm giống như trang phục của
+Cử chỉ : huýt sáo, như chim chích,
các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống
cười híp mí.
pháp bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự
-> nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời.
- là chú bé giao liên.
* GV tích hợp với mơn Sinh học lớp 6 bài
«Các loại quả »
- GV chiếu Slides 7 và giới thiệu :
+Lời nói : « Cháu đi liên lạc
13
Vui lắm chú à
Ở đồ Mang cá
Thích hơn ở nhà »
-> tự nhiên, chân thật.
-Quả bồ quân là loại trái cây hiếm, chỉ có ở 1
số vùng trung du, miền núi khu vực miền
trung. Cây bồ quân là thân cây gỗ, có gai nên
rất khó trèo. Cây lâu năm rất to, tán rộng.
Cây có tác dụng hút những khí độc hại, bụi
bẩn. Quả nhỏ như trái mận. Lúc xanh có vị
chat, màu xanh ngả vàng rồi sang màu đỏ
tươi và cuối cùng khi chín rộ vào tháng 5 quả
có màu đỏ thẫm, tím tím như quả nho. Đó là
lúc quả đẹp và ngon nhất.Ở thời điểm này
nhà thơ đã ví đôi má của Lượm đẹp như trái
Bồ quân.
* GV chiếu Slides 8,9 giới thiệu
Đồn Mang Cá .
-
- Nghệ thuật miêu tả :
+ Dùng từ láy gợi hình : loắt choắt,
? Nghệ thuật khắc họa hình ảnh Lượm trong
thoăn thoắt, nghênh nghênh.
khổ thơ đầu có gì đặc sắc?
-> gợi hiện lên hình ảnh sinh động,
rõ nét về Lượm: nhỏ nhắn nhưng
nhanh nhẹn.
+ Hình ảnh so sánh giản dị:
“ như con chim chích”
-> tính cách hiếu động, vui tươi,
14
? Qua phần đầu bài thơ, em có cảm nhận gì
về vẻ đẹp của chú bé liên lạc Lượm?
? Ngơn ngữ đối thoại của hai chú cháu trong
hai khổ thơ tiếp theo có gì đáng chú ý?
-GV: Cái cười híp mí làm đơi má em càng
thêm hồng lên trong cái sắc vàng của ngày
nắng đẹp, đôi má em hồng lên như trái bồ
quân. Trông thật đẹp và đáng yêu.
? Đọc lại phần đầu bài thơ em có nhận xét gì
về việc tác giả thay đổi nhiều cách xưng hô
đối với Lượm như vậy?
-Thể hiện MQH và tình cảm của hai chú
cháu.
+ Chú bé: cái nhìn của nhà thơ từ xa về em
chưa hực sự thân mật, gần gũi lắm.
+ Lượm, cháu: Tình cảm thân mật, gần gũi
như những người ruột thịt trong gia đình.
+ Đồng chí: bạn chiến đấu, cùng chung lý
tưởng, nhiệm vụ.
+ Đồng chí nhỏ: Tình cảm thân thiết, mến
thương vừa thể hiện sự trân trọng, bình đẳng
ngang hàng.
? Nhà thơ đã dành cho Lượm những tình
cảm như thế nào?
nhanh nhẹn phù hợp với công tác
liên lạc thời chiến.
=> Là chú bé liên lạc nhỏ nhắn,
nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi,
tinh nghịch, yêu đời.
- Cuộc trò chuyện giữa hai chú
cháu:
+ Cháu đi liên lạc....ở nhà”
-> Giọng nhanh, hơi khoe, vui
sướng, thích thú trong cơng tác mới
được giao.
+ Nhà thơ: Thơi chào đồng
chí...dần”.
-> Coi Lượm là bạn chiến đấu vì
mục đích chung, nhiệm vụ chung.
=>Xưng hơ với nhân vật linh hoạt,
chính xác, tinh tế thể hiện được mối
quan hệ tình cảm giữa hai chú cháu.
=> Nhà thơ ln dành cho Lượm
tình cảm yêu mến.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng.
* HS đọc đoạn tiếp theo đến Hồn bay giữa a/ Hình ảnh của Lượm khi đang làm
đồng.
nhiệm vụ:
? Lượm đi làm nhiệm vụ liên lạc trong hoàn * Hoàn cảnh:
cảnh như thế nào?
- Đạn bay vèo vèo
- Thư đề thượng khẩn
- Đường quê vắng vẻ
->Sự ác liệt đầy hiểm nguy của
chiến tranh.
? Trong hoàn cảnh như vậy Lượm đã có thái * Thái độ, hành động:
độ và hành động ra sao?
- “ vụt qua mặt trận...
- Sợ chi hiểm nghèo“
15
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác * Nghệ thuật:
giả ở lời thơ này ?
- Động từ vụt, tính từ vèo miêu tả
chính xác hành động nhanh nhẹn,
dũng cảm của Lượm và sự ác liệt
? Qua đó Lượm hiện lên là một em bé ntn?
của chiến tranh.
=> Lượm là một em bé liên lạc
nhanh nhẹn, dũng cảm, gan dạ.
? Hình ảnh Lượm hy sinh được tác giả miêu b/ Hình ảnh Lượm hi sinh:
tả như thế nào?gợi cho em liên tưởng đến -“ Cháu nằm trên lúa... giữa đồng”
điều gì?
-> Lượm ngã xuống trên quê hương,
đất q hương thơm mùi sữa ơm
Lượm vào lịng.
? Cách biểu hiện cảm xúc của nhà thơ được => Sự hy sinh cao cả đáng khâm
thể hiện bằng các biện pháp nghệ thuật nào? phục.
- NT biểu hiện cảm xúc:
+ Tách một câu thơ -> thành một
khổ riêng, tách câu thơ bốn tiếng->
khổ thơ hai tiếng.
+ Dùng hô ngữ gọi Lượm.-> thân
? Trước sự hy sinh anh dũng của Lượm, nhà thương, thống thiết
thơ đã có cảm xúc như thế nào?
+ Câu hỏi tu từ, câu cảm.
* GV bình: Hình ảnh Lượm nằm giữa cánh => Cảm xúc ngỡ ngàng, bàng
đồng lúa được miêu tả thật hiện thực và lãng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào trước
mạn. Cái chết của Lượm gợi cho người đọc cái chết của Lượm
vừa xót thương, vừa cảm phục. Một cái chết
dũng cảm nhưng nhẹ nhàng thanh thản.
Lượm khơng cịn nữa nhưng hình ảnh đẹp đẽ
của Lượm cịn sống mãi với q hương.
3. Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.
- HS đọc 3 khổ thơ còn lại.
- Câu hỏi: Lượm ơi, cịn khơng?
? Lượm đã hi sinh nhưng tại sao trong phần 3 -> Thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào,
của văn bản tác giả lại bắt đầu bằng câu hỏi: không muốn tin rằng Lượm đã hy
Lượm ơi, cịn khơng?
sinh.
GV: Đây là loại câu hỏi tu từ trong văn - Điệp lại nguyên vẹn -> thể hiện sự
chương dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
nguyên vẹn từ hình dáng -> tư thế
- Ý nghĩa cách gọi Lượm ơi!
-> hành động của Lượm
? Theo em, việc lặp lại những khổ thơ mở -> Tái hiện hình ảnh Lượm nhanh
đầu trong phần cuối văn bản có ý nghĩa gì?
nhẹn, vui tươi, hồn nhiên.
* GV nhận xét bình chốt: Kết thúc đầu cuối => Ý nghĩa:
tương ứng trong bài thơ khắc sâu hình ảnh + Nối tiếp trả lời cho câu hỏi
chú bé Lượm vui tươi hồn nhiên, hăng hái ( Lượm ơi cịn khơng ?)
dũng cảm sẽ sống mãi trong lòng tác giả, + Khẳng định Lượm sống mãi cùng
trong lòng chúng ta.
thời gian, trong lòng nhà thơ, trong
16
? Em hãy kể một số tấm gương thiếu nhi anh
hùng trong lịch sử bảo vệ độc lập tự do của
DT Việt Nam?
- HS: Trả lời
- GVchiếu Sildes 10 và giảng:
tình thương nhớ, sự cảm phục của
đồng bào Huế và tất cả mọi người
qua nhều thế hệ.
+ K/đ Lượm còn sống mãi với quê
hương đất nước.
Lượm là bài thơ hay trong số những bài viết
về tuổi nhỏ VN hồn nhiên, dũng cảm. Lượm
rất xứng đáng với những gương sáng của
Kim Đồng; Lê Văn Tám, Lí Tự Trọng,
….xứng đáng là đàn anh của những anh hùng
dũng sĩ thiếu niên như Nguyễn Bá Ngọc,
Kpa Klơng, Nguyễn Văn Trỗi... thời đánh
Mĩ. Bác Hồ đã từng nói:
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hịa bình.
Hình ảnh Lượm thật đáng tự hào. Lượm
đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc k/c ác
liệt, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến
đấu và góp phần làm nên chiến thắng của
DT. Thật đáng tự hào biết bao với những
người con dũng cảm ấy.
? Vậy chúng ta phải sống như thế nào cho
xứng đáng với cơng lao đó?
- HS trình bày-> HS khác nhận xét.
* GV kết luận và tích hợp với môn GDCD
lớp 6 bài 6-Tiết 9 : “Biết ơn”; GDCD lớp 9
bài 17: “Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc”
? Suy nghĩ của em về ý thức, trách nhiệm và
tinh thần yêu nước của thế hệ thanh thiếu
niên hiện nay?
17
- HS trả lời:
- GV chiếu Sildes 11 cho HS quan sát.
Hoạt động 3- III. Tổng kết
? Cảm nhận của em về hình ảnh Lượm qua
1. Nội dung:
bài thơ ?
- Hình ảnh Lượm hiện lên với vẻ
* GV tích hợp môn Âm nhạc 6 -Tiết 19 :
đẹp hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và
- Cho HS nghe bài hát Chú bé liên lạc
dũng cảm sống mãi với quê hương,
-Nhạc Lê Hữu Lộc; Lời thơ Tố Hữu.
đất nước.
? Tác giả đã có thái độ, tình cảm như thế nào - Tình cảm mến thương và cảm
với Lượm?
phục của nhà thơ với Lượm.
? Những giá trị đặc sắc về NT của bài thơ?
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ 4 chữ mang âm hưởng
đồng dao phù hợp để kể chuyện
- Từ láy gợi hình và giàu âm điệu
- Kết hợp nhiều PTBĐ: miêu tả, tự
sự và biểu cảm...
Hoạt động 4-IV. Luyện tập
* Gv hướng dẫn hs luyện tập theo sgk:
? Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ Một hơm nào
đó đến hêt bài thơ.
? Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu
tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh
của Lượm?
* GV tích hợp môn Mỹ thuật lớp 7: Bài
33,34 “Đề tài tự do”
? HS chọn đề tài vẽ về hình ảnh những chú
bé liên lạc trong thời kì kháng chiến chống
Pháp.
Hoạt động 5- V. Hướng dẫn học bài
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về chú bé Lượm hồn nhiên,
anh dũng, được mọi người yêu mến.
18
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Mưa” - Tiết 100 (VB đọc thêm)
2.4. Hiệu quả đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp
và nhà trường
Năm học 2016 - 2017 khi tôi chưa đưa phương pháp dạy
học tích hợp liên mơn vào trong bài giảng thì hiệu quả mà học
sinh tiếp thu được ở bài học như sau:
Lớp Sĩ
số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
45
0
0
20
44,5
20
44,5
05
11
0
0
6A2
44
0
0
18
41,0
21
47,7
05
11,3
0
0
Năm học 2017-2018 sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào
giảng dạy, kết quả học tập bộ môn trong tiết học đạt được như
sau:
Lớp Sĩ
số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A1
45
4
8,9
25
55,6
14
31,1
02
4,4
0
0
6A2
46
2
4,3
24
52,2
17
37,0
03
6,5
0
0
Việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn kiến thức Ngữ
văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân, Mĩ thuật,... vào bài dạy giúp các em tiếp
cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong văn bản. Từ đó học
sinh có hứng thú học bài, được tìm tịi, khám phá nhiều kiến thức, thêm u mơn
học và u cuộc sống hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Tích hợp liên môn trong giảng dạy sẽ giúp HS phát huy đựơc suy nghĩ
tích cực và tư duy sáng tạo. Cụ thể thông qua tiết học này các em sẽ trở thành
những tuyên truyền viên tích cực trong phong trào yêu nước, yêu CNXH và sớm
trở thành những công dân gương mẫu, giàu kiến thức hiểu biết về các lĩnh vực
khoa học trong xã hội ngày càng hiện đại, văn minh.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
a. Kết luận chung.
Việc dạy học vận dụng phương pháp tích hợp liên mơn là một hoạt động
mang lại hiệu quả cao trong dạy và học, là hình thức dạy học quan trọng để thực
hiện quan điểm dạy học hướng vào người học, phát huy năng lực của người học
để đào tạo người có năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề theo quan điểm
tích hợp.
Tuy nhiên, để sử dụng được phương pháp này cho phù hợp với đặc trưng
riêng của từng mơn học, địi hỏi người giáo viên phải có những kiến thức và
19
hiểu biết sâu rộng về nhiều môn khác nhau, cần có nhiều thời gian nghiên cứu
và xây dựng bài, phải biết chọn lọc kiến thức để tích hợp. Với học sinh, việc học
tập theo phương pháp vận dụng kiến thức liên mơn sẽ giúp các em có hứng thú
học tập, khơng bị nhàm chán, thụ động, qua đó kết quả học tập được nâng cao,
kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn được thường xuyên củng cố. Đây là một
hoạt động chuyên môn hết sức quan trọng nhằm phát huy vai trị, vị trí của của
bộ mơn Ngữ Văn nói riêng và chất lượng giáo dục các mơn học nói chung.
b. Kiến nghị
Đối với địa phương:
- Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu
tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy và học.
Nhà trường:
- Ban Giám Hiệu, tổ chuyên mơn tăng cường khuyến khích giáo viên bộ
mơn sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên mơn vào trong các môn học và
coi đây là một phương pháp dạy học quan trọng trong chương trình giảng dạy.
- Đối với tổ, nhóm chun mơn tăng cường đổi mới nội dung sinh hoạt
để dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm cả về nội dung và phương pháp tổ chức.
- Ban Giám Hiệu tham mưu cho Phòng Giáo Dục xây dựng bổ sung
thêm nhiều tài liệu tham khảo giúp cán bộ, giáo viên nâng chất lượng đổi
phương pháp dạy học tích hợp liên môn tại các nhà trường ở tất cả các môn học.
- Tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ kinh phí, động viên khuyến khích giáo
viên mạnh dạn tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyên, cấp Tỉnh để học hỏi
kinh nghiệm, sáng tạo trong chun mơn.
Đối với phịng Giáo Dục:
- Tăng cường tổ chức các lớp học bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
liên mơn cho giáo viên ở tất cả các bộ môn nhất là mon Ngữ văn.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề dạy học tích hợp liên mơn cho giáo viên
mơn Ngữ Văn nói riêng và các bộ mơn nói chung để giáo viên có dịp trao đổi
học hỏi kinh nghiệm tích cực nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên trong các cuộc hội thảo, chuyên đề về
phương pháp dạy học tích hợp liên mơn ở trường phổ thông để qua đây giáo
viên được học hỏi kinh nghiệm và áp dụng có hiệu quả trong thực tế giảng dạy.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân tơi. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến xây dựng của quý Thầy cô để sáng kiến kinh nghiệm
hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
Xin chân thành cảm ơn !
Ngọc Lặc, ngày 10 tháng 4 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Cam kết không copy
ĐƠN VỊ
Người viết
Lê Thị Ngọc Hà
20
Các sản phẩm tích hợp mơn Mỹ thuật của học sinh:
21
22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, Lịch sử 9, GDCD 9, GDCD 6, Âm Nhạc 6,
Địa lý9, Sinh học 6, Mỹ thuật 7.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 6, Lịch sử 9, GDCD 9, GDCD 6, Âm Nhạc 6,
Địa lý 9, Sinh học 6.
3. Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 6
4. Chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ Văn 6
3. Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 6 của Cao Bích
Xn.
5. Phân phối chương trình Ngữ Văn
6. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương của Tiến sĩ Nguyễn Viết
Chữ - Giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội.
7. Từ điển Tiếng Việt.
8. Từ điển Giáo dục học.
23
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
TT
1.
Tên đề tài SKKN
Dạy học văn bản “Xa ngắm thác Sở GD&ĐT
núi Lư theo tinh thần tích hợp” Thanh Hóa
Áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy
2.
học môn Ngữ văn ở trường
THCS.
3.
Kết quả
Cấp đánh
đánh
giá xếp loại giá xếp
(Phòng, Sở, loại (A,
Tỉnh...)
B, hoặc
C)
Phịng
GD&ĐT
Ngọc Lặc
Vận dụng phương pháp dạy học
lồng ghép tích hợp trong tiết
Sở GD&ĐT
học văn bản “Ếch ngồi đáy
giếng”để giáo dục kỹ năng sống Thanh Hóa
cho học sinh lớp 6.
Năm học
đánh giá xếp
loại
C
2009-2010
A
2012-2013
C
2014-2015
24