Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp giúp khắc phục những hạn chế của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.79 KB, 22 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình Ngữ văn những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã đưa dạng bài nghị luận xã hội bắt đầu học từ lớp 9 cho đến hết lớp 12, thi vào
đại học. Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội - nhân sinh,
một tư tưởng, đạo lí, một lối sống cao đẹp, một hình tượng tích cực hoặc tiêu
cực của đời sống, một vấn đề của tự nhiên, môi trường. Mục đích của kiểu bài
này là tạo ra những tác động tích cực đến con người và những mối quan hệ giữa
con người với con người trong xã hội, thông qua đó phát triển những tư tưởng, tình
cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về đạo đức, lối sống…
bằng một ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, giàu sức
thuyết phục.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, kiểu bài nghị luận xã hội chủ yếu là 2
dạng: nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội và nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, đối với thi học sinh giỏi
và thi khảo sát chất lượng học kỳ II cũng như thi vào 10, Sở Giáo dục và Đào
tạo thường đưa ra một dạng nghị luận xã hội nữa đó là nghị luận về một vấn đề
xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, đây là một dạng mới đối với học sinh.
Việc đưa kiểu bài nghị luận xã hội trở thành một kiểu bài bắt buộc trong
phân môn Tập làm văn lớp 9, thành nội dung các bài thi, bài kiểm tra là một chủ
trương đúng đắn với mục tiêu: học văn, các em không chỉ biết cái hay, cái đẹp
của tác phẩm, tài năng của nhà văn mà còn giúp các em biết những vấn đề của
cuộc sống, những vấn đề diễn ra xung quanh các em như: phẩm chất đạo đức, lối
sống của con người, lối sống, quan niệm sống, môi trường sống…Từ đó các em
định hướng cho mình một quan điểm sống phù hợp, sống có ích, có ý nghĩa,
hoàn thiện nhân cách, đạo đức, tâm hồn của mình hơn, phát triển toàn diện hơn,
đồng thời cũng đưa bộ môn Văn ở THCS gắn liền với thực tế đời sống hơn.
Tuy nhiên, đây lại là một kiểu bài khó đối với học sinh THCS, khi mà tư
duy và vốn sống của các em còn hạn chế. Bên cạnh đó, kiểu bài này không chỉ
đòi hỏi kỹ năng làm bài mà còn đòi hỏi kiến thức về các vấn đề thực tế của đời
sống, để từ đó đòi hỏi các em phải bộc lộ tư tưởng, quan điểm, suy nghĩ của


mình. Đây thực sự là một hạn chế ở các em học sinh lớp 9, nhất là học sinh miền
núi. Khi mà cuộc sống của các em còn khó khăn, vốn sống còn ít ỏi, tư duy chưa
phát triển hoàn thiện, suy nghĩ có phần còn non nớt thì việc bộc lộ suy nghĩ,
quan điểm, bình luận, đánh giá, đưa ra các dẫn chứng…thực sự là một khó khăn
rất lớn với các em. Chính vì thế mà các em thường hay lúng túng khi làm kiểu
bài này, ngại học, ngại làm, kết quả làm bài còn rất thấp, thường mắc nhiều lỗi
trong quá trình làm kiểu bài này.
Trong khi đó, nghị luận xã hội ở lớp 9 lại là tiền đề, là cái gốc, là nền tảng
để các em học tốt hơn ở cấp THPT cũng như để thi tốt nghiệp lớp 12 và thi đại
học. Nếu các em không hiểu, không biết cách làm bài sẽ là một khó khăn rất lớn
cho quá trình học tập sau này.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, giáo viên cũng còn đang lúng túng
trong cách dạy, phương pháp dạy, chưa chú trọng chỉ ra lỗi, nguyên nhân để có
1


cách khắc phục những hạn chế của các em, chính vì thế mà dẫn tới kết quả
giảng dạy chưa được cao.
Là một giáo viên giảng dạy lớp 9, thấy được những hạn chế các em thường
mắc phải, những băn khoăn của đồng nghiệp, tôi đã luôn trăn trở làm thế nào để
khắc phục được những hạn chế của các em? Làm thế nào để các em viết tốt hơn
bài nghị luận xã hội ? Với những băn khoăn, trăn trở đó, trong quá trình giảng
dạy tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và từ đó đúc rút ra một số kinh nghiệm để
gúp việc dạy và học kiểu bài nghị luận xã hội trong nhà trường THCS được hiệu
quả hơn. Chính vì thế, tôi chọn vấn đề “ Một số biện pháp giúp khắc phục
những hạn chế của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội lớp 9” làm đề
tài nghiên cứu của mình với mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp cũng như giúp
các em học sinh lớp 9 biết làm bài nghị luận xã hội đạt hiệu quả cao hơn ở những cấp
học tiếp theo.
2. Mục đích nghiên cứu.

Chỉ ra những hạn chế của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội, nguyên
nhân mắc lỗi của các em để đưa ra các biện pháp khắc phục, để từ đó giúp các
em biết viết tốt bài nghị luận xã hội trong quá trình học và tham gia các kỳ thi
như thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Huyện, cấp Tỉnh, thi vào lớp 10 THPT và chuyên
Lam Sơn đạt hiệu quả cao, cũng như làm tiền đề để học tốt hơn kiểu bài này ở
cấp THPT sau này.
Đồng thời trao đổi cùng các đồng nghiệp, giúp các đồng nghiệp có thêm
kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội lớp 9 có hệ
thống, khoa học hơn và đạt hiệu quả cao hơn đối với học sinh miền núi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu những hạn chế học sinh thường gặp khi viết bài văn
nghị luận xã hội, nguyên nhân và cách khắc phục những hạn chế của học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: nghiên cứu hệ thống lí
thuyết về đặc điểm, yêu câu, các bước làm bài văn nghị luận xã hội lớp 9;
PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: khảo sát thực trạng của học
sinh khi viết bài nghị luận xã hội.
PP thống kê, xử lý số liệu: thu thập số liệu, xử lý số liệu sau thu thập, điều
tra khảo sát thực tế tình trạng của học sinh.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết trong cấu trúc đề thi cấp Huyện, cấp Tỉnh, hay thi vào
THPT, môn Ngữ văn những năm gần đây đều có câu hỏi, yêu cầu học sinh vận
dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 300
từ (hoặc một trang giấy thi). Có hai dạng bài cụ thể là: Nghị luận về một vấn đề
tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Học sinh phải biết bám sát vào quy định trên để định hướng ôn tập và làm
bài thi cho hiệu quả. Ở kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh qua những trải
nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh
giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức

và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận
2


dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình
kiến thức về đời sống xã hội .
Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh
tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các
bước đi khác của quá trình lập luận. Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội, học
sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra
bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc
làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của
bài nghị luận...Vì những yêu cầu trên mà việc khắc phục những hạn chế của học
khi làm bài cũng như rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn
nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm.
Theo cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ở tất cả các kì thi
Học sinh giỏi cấp tỉnh, cho đến thi vào lớp 10 THPT, thi tốt nghiệp THPT và
thi vào đại học, cao đẳng từ năm 2009, trong đề thi môn Ngữ văn sẽ có một câu
hỏi (chiếm khoảng 30%) yêu cầu vận dụng kiến thức về xã hội đời sống để
viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí; một hiện tượng đời sống xã
hội.
Việc đưa nghị luận xã hội vào cấu trúc đề thi là hợp lý, bởi kiểu bài này đòi
hỏi học sinh phải có ý thức học một cách nghiêm túc ; có thói quen chủ động
giải quyết nhiều tình huống bất ngờ, đa dạng trong cuộc sống; rèn luyện tư duy
nhanh nhạy, biết gắn việc học lí thuyết với thực tiễn đời sống xã hội. Kiểu bài
này khá hay, có ích và phân loại đúng trình độ người học.
Việc đưa văn nghị luận xã hội trở thành một nội dung trong các bài thi, bài
kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn các cấp là một chủ trương đúng. “Văn nghị luận

xã hội thực sự là một kiểu bài rất có khả năng kích thích tính tư duy sáng tạo
của cả người dạy và người học”- (TS. Nguyễn Văn Tùng)
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy kiểu bài nghị luận xã hội ở nhà trường
đã gặp không ít những khó khăn:
Về sách giáo khoa:
Trong chương trình Ngữ văn kỳ II lớp 9, có 5 tiết dạy về kiểu bài này. Cụ thể:
Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Tiết 100: Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Tiết 114,115: Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Trong đó, phần lí thuyết được thiết kế một cách chung chung, chưa cụ thể, các
bước làm bài còn sơ sài, thiếu chi tiết ở cả 2 dạng bài, bố cục bài làm cũng còn
mang tính khái quát, chỉ mang tính định hướng chung chung, điều đó đã gây không
ít khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9
cấp Huyện, cấp Tỉnh, đề thi khảo sát chất lượng học kỳ II của Sở Giáo dục và
Đào tạo, đề thi vào lớp 10 THPT, thường có dạng nghị luận về một vấn đề xã hội
đặt ra trong tác phẩm văn học, tuy nhiên trong sách giáo khoa lại không có bài
học về dạng này, chính vì thế, học sinh không biết cách làm
3


Về phía giáo viên dạy:
Bản thân một số giáo viên cũng có phần lúng túng, vừa dạy vừa học hỏi,
chưa vững kiến thức, kỹ năng, cách làm bài của kiểu bài này, nên chỉ thường
bám vào phần thiết kế trong sách giáo khoa mà chưa có sự đào sâu, cụ thể hóa
từng dạng nghị luận thành các bước làm bài cụ thể cho học sinh.
Về phía học sinh học:
Những năm gần đây học sinh có xu thế ngại học văn, sợ học văn, nhất là văn
nghị luận xã hội, vì đây là một kiểu bài khó, ngoài đòi hỏi kỹ năng về văn nghị luận

học ở lớp 7, còn đòi hỏi vốn sống phong phú, hiểu biết nhiều, khả năng lập luận,
dẫn dắt, nêu suy nghĩ, quan điểm, bình luận, đánh giá, các em không xác định được
yêu cầu của đề bài, không phân định rõ đó là dạng nghị luận gì, từ đó khó có thể
xác định và tìm được hướng đi của bài, thường mắc nhiều hạn chế khi làm bài.
Điều tra thực trạng.
Năm học 2017- 2018 tôi được nhà trường phân công dạy Ngữ văn 9, ngay
từ đầu năm học tôi đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên dạy lớp 9 đó
là ngoài giảng dạy kiến thức trong sách giáo khoa theo phân phối chương trình
37 tuần thì song song với đó nhiệm vụ trọng trách nặng nề đó là ôn luyện, rèn kĩ
năng thuần thục, cung cấp kiến thức đầy đủ để cuối năm học các em còn tham
dự kì thi tuyển vào THPT. Chính vì thế ngay từ đầu tháng 9 tôi đã ra tiến hành ra
đề nghị luận kiểu dạng nghị luận mà các em đã học ở lớp 7 sau đó tôi tiến hành
chấm bài mục đích để nắm bắt được khả năng làm bài nghị luận của học sinh.
Đề khảo sát( phụ lục 1). KÕt quả như sau ( Bài làm của HS ở phụ lục 2):
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
% SL
%
SL
%
SL
%
9A
28
2

7,2
8
28,6
14
50
4 14,2
9B
34
0
0
5
5
18
52,9
11
32,4
Bảng 1: Kết quả khảo sát đầu năm
Từ kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy học sinh còn mắc nhiều hạn
chế khi viết bài nghị luận, nhất là dạng nghị luận xã hội. Xuất phát từ thực tế đó,
tôi đã nghiên cứu những lỗi các em thường mắc phải, nguyên nhân mắc lỗi và từ
đó tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp các em khắc phục những hạn chế khi viết
bài văn nghị luận xã hội, từ đó các em viết bài đạt kết quả cao hơn.
3. Các giải pháp.
3. 1. Giáo viên cần phát hiện đúng những hạn chế của học sinh, chỉ ra
được các lỗi thường gặp của học sinh khi viết bài văn nghị luận xã hội.
Đây là một thao tác rất quan trọng. Bởi nếu không chỉ ra đúng các lỗi,
những hạn chế của các em khi viết bài văn nghị luận xã hội thì giáo viên sẽ
không thể đưa ra được biện pháp để khắc phục.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chú ý tới việc tiếp thu của các em
ngay trong các tiết học cũng nhữ qua quá trình thực hành.Thông thường, khi

viết bài nghị luận, các em thường mắc phải những hạn chế như: Không nhận
diện đúng dạng bài nghị luận xã hội; Không biết cách viết, viết lan man, viết
theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy, không theo các bước làm bài cụ thể hay một bố
cục hoàn chỉnh;Không biết triển khai các ý, sắp xếp các ý một cách lộn xộn, lặp
ý;Không biết cách viết mở bài, kết bài trúng vấn đề, thường viết lan man; Nhầm
4


lẫn các dạng bài nghị luận xã hội, nhất là nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra
trong tác phẩm văn học sang nghị luận về tác phẩm văn học;Không biết lập luận,
bài viết thiếu chặt chẽ, lôgic, thiếu độ sâu, chưa làm toát lên vấn đề; Học sinh
không biết lấy dẫn chứng, thường không có dẫn chứng trong bài viết hoặc nhầm
lẫn các dẫn chứng không phù hợp với vấn đề nghị luận.
3. 2. Giáo viên cần tìm ra đúng nguyên nhân vì sao học sinh mắc lỗi để
từ đó có cách khắc phục hiệu quả những hạn chế của học sinh.
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, cũng như chấm bài thi học sinh giỏi
cấp Huyện hay bài thi khảo sát chất lượng giữa các trường, tôi nhận thấy nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến bài làm văn nghị luận xã hội của học sinh chưa tốt là vì:
Học sinh không hiểu đúng về kiểu bài nghị luận xã hội, các em còn mơ hồ
về kiểu bài này chính vì thế cũng không nắm vững được yêu cầu của kiểu bài
nghị luận xã hội về nội dung, hình thức, kỹ năng là gì, thường hay viết chung
chung, lan man, khó xác định.
Học sinh chưa nắm vững từng dạng nghị luận xã hội, đâu là nghị luận về tư
tưởng, đạo lí; đâu là dạng nghị luận về hiện tượng đời sống, nghị luận về vấn đề
xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học, cho nên thường nhầm lẫn trong quá
trình viết bài.
Học sinh không nắm vững các bước làm bài của từng dạng một, nên không
biết cách triển khai vấn đề một cách khoa học, logic.
Học sinh chưa thành thạo ở kỹ năng phân tích đề, tìm ý, xây dựng luận
điểm, luận cứ nên bài viết chưa chặt chẽ, còn lộn xộn.

Học sinh chưa hiểu cách viết mở bài, kết bài, vì thế thường không biết viết
và viết không trúng, không đúng.
Học sinh chưa thành thạo các thao tác làm bài của kiểu bài này như thao tác
chứng minh, giải thích, bình luận…
3. 3. Từ những nguyên nhân trên, giáo viên có cách khắc phục cụ thể.
3.3.1. Cần giúp học sinh hiểu thế nào là kiểu bài nghị luận xã hội và
phân biệt kiểu bài này với kiểu bài nghị luận văn học.
Nghị luận xã hội thực chất là trình bày quan điểm thái độ của mình về một
vấn đề xã hội nào đó được nêu ở phần đề bài bằng hình thức bình và bàn luận
mở rộng. Từ đó đưa ra bài học cho bản thân, nhận thức được điều gì đó sau khi
bàn luận và tự nêu được hành động hoặc đề xuất biện pháp góp phần làm cho
vấn đề bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Ví dụ: Em hãy viết một bài nghị
luận ngắn về hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.
Còn nghị luận văn học là dạng đưa ra các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn
bạc về văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân
vật trong tác phẩm…Ví dụ: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh
niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( Sách Ngữ văn
lớp 9, tập 1)
3.3.2. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu chung của kiểu bài nghị luận xã hội.
Về nội dung:
Bài làm văn về nghị luận xã hội là một bài tập làm văn mà ở đó yêu cầu học
sinh trình bày được:
5


+ Quan điểm, thái độ của mình về một vấn đề xã hội nào đó (được nêu
trong yêu cầu của đề bài) bằng hình thức bình luận và bàn luận mở rộng.
+ Xác định được bài học cho bản thân trên các khía cạnh: Nhận thức được
gì sau khi bàn luận và tự nêu được hành động hoặc đề xuất những biện pháp góp
phần làm cho vấn đề vừa bàn luận tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Về hình thức.
Một bài nghị luận xã hội dù dung lượng ngắn hay dài cũng vẫn phải đảm
bảo cấu trúc của một bài làm văn. Bố cục 3 phần như các bài văn khác. Phần
Giải quyết vấn đề được tổ chức bằng một số đoạn văn. Yêu cầu lập luận (có lý
lẽ) chặt chẽ kết hợp minh chứng, diễn đạt logic mạch lạc và trình bày sáng sủa.
Về kĩ năng
Mỗi bài văn nghị luận xã hội đều yêu cầu sự vận dụng nhiều kĩ năng của học
sinh: Kỹ năng quan sát thực tiễn, kĩ năng lập ý, kĩ năng bố cục văn bản, kĩ năng lập
luận, bàn luận, bình luận, đánh giá, kĩ năng dẫn chứng và phân tích dẫn chứng…
3.3.3. Giúp học sinh nhận diện đúng từng dạng bài nghị luận xã hội.
Mỗi một dạng bài nghị luận xã hội sẽ có cách làm bài khác nhau, giáo
viên cần hướng dẫn cho học sinh nhận diện đúng từng dạng một.
* Nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống
xã hội như : đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,…Có thể
khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí
tưởng, mục đích sống); Về tâm hồn,tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha,
độ lượng…, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ, cần cù… Về quan hệ gia đình,
quan hệ xã hội : Tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng
bào…; Về lối sống, quan niệm sống,…
Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là :
Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa
tường minh, hàm ẩn (nếu có); Sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách
vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề;
Sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề. Dẫn chứng lấy từ
thực tế, có thể lẩy trong thơ văn nhưng không cần nhiều (tránh lạc sang nghị
luận văn học); Sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu
với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai
lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng…
* Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những vấn đề
của đời sống xã hội, những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động
đến đời sống con người, những vấn đề chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức,…
Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống (qua
việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể
hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện
tượng đời sống. Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh
làm bài máy móc hoặc chung chung. Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng
làm bài, học sinh cần tích lũy những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội..
- Các thao tác lập luận chủ yếu là: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
6


* Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học.
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị
luận xã hội, không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc
đề sang nghị luận văn học. Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một
tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
Đây là dạng văn khá khó đối với học sinh lớp 9 bởi sự tích hợp giữa vấn đề
xã hội và vấn đề văn học. Điều đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp về
cả hai mảng kiến thức là văn học và xã hội.
Vì là dạng đề kết hợp và vận dụng nhiều thao tác khác nhau: giải thích,
phân tích, chứng minh, bình luận… kiểu văn bản này đòi hỏi học sinh phải linh
hoạt trong từng thao tác làm bài của mình. Ví dụ: Từ nhân vật Phương Định trong
truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê em có suy nghĩ gì về trách
nhiệm của thanh niên hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước?
3.3.4. Hướng dẫn học sinh nắm vững các bước làm bài văn nghị luận
xã hội.( Có giáo án minh họa kèm theo ở phụ lục 2)
Bước 1: Tìm hiểu, phân tích đề..
Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi

dẫn chứng của đề. Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội.
Các bước phân tích đề : Đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ then chốt (những từ
chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của
đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng).
Cần trả lời các câu hỏi : Đây là dạng đề nào? Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
Đối với dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí thường có có 2 dạng đề:
Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện ,
văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề.
Dạng đề trong đó tư tưởng đạo lí được nói đến một cách trực tiếp. Ví dụ :
bàn về sự tự tin, lòng tự trọng của con người.
Dạng đề trong đó tưởng đạo lí được nói tới một cách gián tiếp.
Ví dụ: Đề bài : “ Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con
cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên
Hướng dẫn phân tích đề : Ý kiến trên có các từ khoá trọng tâm cần giải thích:
“Sứ mạng” : Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
“ Người mẹ”: Người sinh ra con cái , rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.
“ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở , yêu thương , là nơi con cái có thể nương tựa.
Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cai hết sức thuyêt
phục : Vai trò của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng
hơn là làm sao để con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm. Đây
chính là vấn đề nghị luận.
Đối với dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần rèn cho học
sinh có kĩ năng phân tích đề:
Xác định ba yêu cầu:
7



+ Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào ? Đó là
hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu
cực, đang bị xã hội lên án, phê phán ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài
viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
+ Yêu cầu về phương pháp : Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ?
Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,…
+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn
học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Ví dụ minh hoạ: Nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
+ Vấn đề nghị luận : Hiện tượng ô nhiễm môi trường. Đây là hiện tượng
mang tính tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới đời sống của con người. Bài viết cần đảm
bảo cấu trúc 4 phần chính : Thực trạng- Nguyên nhân- Tác hại- Giải pháp và bài
học.
+ Học sinh có thể sử dụng kết hợp các thao tác : giải thích hiện tượng, phân
tích bình luận về tác hại của hiện tượng, bác bỏ những quan niệm sai lệch liên
quan đến vấn đề, …
+ Dẫn chứng : Bài viết có thể lấy dẫn từ cuộc sống, tư liệu…
Đối với bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:
Đối với dạng bài này, học sinh cần xác định:
- Dạng đề.
- Yêu cầu nội dung (đối tượng): Xác định vấn đề cần nghị luận.
- Yêu cầu thao tác lập luận.
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
Bước 2: Tìm ý
Bất kì bài văn nào cũng cần tìm ra các ý chính, tìm ra hệ thống luận điểm
chính, khung sườn cho bài văn. Vậy làm thế nào để tìm được ý? Sau khi các em
xác định được kiểu dạng bài nghị luận thì các em bám vào từ khóa để lập ý, các
từ khóa của từng kiểu bài nghị luận học sinh cần bám vào đó là:
Kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: giải thích(nếu cần), thực
trạng; nguyên nhân; hậu quả; biện pháp.

Kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí: giải thích; phân tích; bác bỏ; đánh giá.
Ví dụ : Cho đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào
để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Tai nạn giao thông là gì?
- Thực trạng tai nạn giao thông? Diễn ra ở đâu ? Nhờ đâu mà em biết
được điều đó? Dẫn chứng bằng số liệu cụ thể về số vụ việc, người và vụ mà em
biết.
- Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (khách quan và chủ quan)
- Hậu quả xấu gây ra là gì (bản thân, gia đình, xã hội như thế nào?)
- Biện pháp khắc phục (với cá nhân, cộng đồng xã hội,với cơ quan chức năng…)
Bước 3: Lập dàn ý
Gv cần cung cấp, định hướng cho học sinh cách lập dàn ý cũng như dàn ý
cụ thể của từng dạng để các em tránh nhầm lẫm khi mà bài.
* Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Đối với dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống, có 2 dạng nhỏ:
8


+ Đối với dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống tiêu cực:
Mở bài: Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
Thân bài:
Bước 1: Miêu tả hiện tượng được đề cập đến trong bài.
+ Giải thích ( nếu trong đề bài có khái niệm, thuật ngữ hoặc các ẩn dụ, hoán
dụ, so sánh…) cần làm rõ để đưa ra vấn đề bàn luận.
Ví dụ : giải thích thế nào là ô nhiễm môi trường? thế nào là bệnh vô cảm?…
+ Chỉ ra thực trạng ( biểu hiện của thực trạng)
Bước 2: Phân tích tác hại của vấn đề.
- Đối với mỗi cá nhân ( ảnh hưởng sức khoẻ, kinh tế, danh dự, hạnh phúc

gia đình, ảnh hưởng tâm lí….)
- Đối với cộng đồng, xã hội; Đối với môi trường xung quanh.
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân ( khách quan và chủ quan)
Khách quan : trường xung quanh, do trào lưu, do gia đình, nhà trường…
Chủ quan: Do ý thức, tâm lí, tính cách, ….của mỗi người
Bước 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng.
Giải pháp : Thông thường mỗi hiện tượng đều xuất phát từ những nguyên
nhân cụ thể, nguyên nhân nào thì đi kèm với giải pháp ấy.
Nêu bài học rút ra cho bản thân : Bài học nhận thức và hành động.
Kết bài:
- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Ví dụ: Đề bài, em hãy nghị luận về hiện tượng gian lận trong thi cử của
học sinh hiện nay.
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận: gian lận trong thi cử
II. Thân bài: nghị lận gian lận trong kì thi
1. Giải thích gian lận trong thi cử là gi:
- Là không trung thực, dối trá trong kì thi, không làm đúng với khả năng
của mình,làm không đúng với tư duy của mình, sai lệch sự thật
2. Hiện trạng gian lận trong kì thi cử hiện nay:
- Gian lận trong thi cử diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến.
- Gian lận trong thi cử diễn ra với nhiều hình thức: quay cóp, dung phao, thi
hộ, sử dụng những vật công nghệ hiện đại để xme tài liệu,….
- Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn
3. Nguyên nhân dẫn đến gian lận trong thi cử:
- Do học sinh lười học,do cha mẹ háo danh vọng, ép buộc con,nhà trường vì
bệnh thành tích…
4. Hậu quả của gian lận trong thi cử:
- Chất lượng học sinh khi ra trường không đảm bảo chất lượng,
- Làm mất niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước

- Thiếu trung thực trong học tập sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc
sống xã hội.
9


5. Khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử:
- Ý thức được hành vi gian lận của mình là sai; xử lí nghiêm khắc đối với
học sinh gian lận trong thi cử
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hành vi gian lận trong thi cử
- Đây là một vấn nạn hết sức không tốt, Chúng ta hãy loại bỏ vấn nạn này
+ Đối với dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống tích cực:
Mở bài: Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận, mở ra hướng giải quyết vấn đề.
Thân bài:
Bước 1: Nêu cách hiểu về hiện tượng, đánh giá về hiện tượng
Nêu cách hiểu, khái niệm, bản chất của hiện tượng, đánh giá về hiện tượng
Bước 2: Phân tích tác dụng của vấn đề.
Nêu tác dụng, ý nghĩa của hiện tượng đối với đời sống, mở rộng vấn đề, phản đề.
Bước 3: Nêu giải pháp phát huy vấn đề.
Bước 4: Rút ra bài học nhận thức và hành động
Khẳng định tính nhân văn của hiện tượng; Bài học hành động cho bản thân.
Kết bài:
Khái quát lại vấn đề, khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của vấn đề.
VD: Em hãy viết bài văn nghị luận về phong trào hiến máu nhân đạo hiện nay.
I. Mở bài: giới thiệu về phòng trào hiến máu nhân đạo
II. Thân bài:
1. Giải thích thế nào là hiến máu nhân đạo:
- Hiến có nghĩa là cho đi, tự dâng hiến, tự nguyện không có ai ép buộc và bắt làm
- Hiến máu là cho đi máu của mình không phải người ta ép buộc
- Nhân đạo là một hành động có ý nghĩa

- Hiến máu nhân đạo là một hành động ý nghĩa
- Là một nghĩa cử cao đẹp của con người
2. Vì sao phải hiến máu nhân đạo:
- Máu là một thứ kì diệu, nuôi sống mỗi con người, không một ai có thể tạo
ra máu
- Thế giới ngày càng phát triển thì hiểm họa đến với con người ngày càng
nhiều như: tai nạn gia thông, tai nạn nghề nghiệp, các ca phẫu thuật trong
bệnh viện,….
- Nhu cầu máu là một nhu cầu cần thiết và cấp bách của con người khi cần
thiết, máu có thể cứu sống một con người
3. Ý nghĩa của việc tham gia hiến máu nhân đạo:
- Một mục tiêu hàng đầu và vô cùng ý nghĩa đó là cứu sống con người
- Hiến máu còn thể hiện tình yêu thương, đùm bọc và chia sẻ với con người
- Cho đi rồi chúng ta sẽ nhận lại, ai dám nói trong đời mình không lần gặp
rủi ro, chính vì thế khi chúng ta cho đi giọt máu của mình sẽ nhận lại được
giọt máu của người khác
- Đây là nghĩa cử cao đẹp và được tổ chức mọi lúc mọi nơi trên đất nước
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về phong trào hiên máu nhân đạo
- Đây là một nghĩa sử rất cao đẹp
- Chúng ta một lần cũng đi hiến máu
10


* Dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Mở bài:
- Dẫn dăt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, hướng giải quyết vấn đề.
Thân bài:
Bước 1: Giải thích tư tư tưởng , đạo lí.
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó
giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội
dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
Thường trả lời câu hỏi : Là gì? Như thế nào? Biểu hiện cụ thể?
Bước 2: Giải thích, chứng minh làm sáng tỏ vấn đề
- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu
hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ
ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).
- Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề.
- Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu
hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
Bước 3: Bàn luận, mở rộng.
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp hạn chế của vấn đề.
- Mở rộng vấn đề: giải thích, chứng minh, đào sâu thêm vấn đề, lật ngược vấn đề.
Bước 4 : Bài học: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như
trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất
trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa
đối với tâm hồn, lối sống bản thân?...)
- Bài học hành động - Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành
động cụ thể ( thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
Kết bài:
Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Ví dụ: Đề bài: Suy nghĩ của em về câu nói Học tập là một cuốn vở không
có trang cuối
Mở bài:
Nêu vai trò của học tập đối với con người.
Trích dẫn câu nói.

Thân bài:
1. Giải thích
Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng.
Cuốn vở: Ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập.
Ý cả câu: Học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ.
2. Phân tích – chứng minh
11


Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy
kinh nghiệm mà có kiến thức - kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.
Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi
thứ, vì vậy phải liên tục học tập: Lê - nin: "Học, học nữa, học mãi". Đắc – uyn:
"Bác học không có nghĩa là ngừng học"
Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.
3. Bàn luận – mở rộng
Học tập là cuốn vở không trang cuối: Đó là phương châm sống của những
người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho
cuộc sống của mình có giá trị thực sự.
Phê phán những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự
phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập...
Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương
pháp học tập để có kết quả thật tốt.
4. Bài học
Nhận thức: Coi học tập là niềm vui và hạnh phúc của đời mình.
Muốn học tập suốt đời có kết quả cần có ý thức và rèn luyện khả năng tự
học (chìa khóa để học tập suốt đời)
Học để mở mang kiến thức, nâng cao tầm nhìn và để có trình độ, khả năng
phục vụ cho đất nước, cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời đại (điều cần
thiết ở người lao động mới)

Hành động:Cần nắm vững kiến thức cơ bản trong học tập ở trường, lớp để
có cơ sở học nâng cao. Học tập với ý thức tự giác, chủ động, học đi đôi với hành
Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của học tập, liên hệ bản thân.
+ Đối với dạng nghị luận tư tưởng đạo lý có 2 quan điểm trái ngược nhau.
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận, trích dẫn hai ý kiến.
Thân bài:
Bước 1: Giải thích ý kiến, rút ra vấn đề nghị luận.
Giải thích ý kiến 1.
Giải thích ý kiến 2.
Nội dung 2 ý kiến.
Bước 2: Giải thích tư tưởng.
Về ý kiến 1.
Về ý kiến 2.
Bước 3: Bàn luận.
Bàn luận ý kiến 1.
Bàn luận ý kiến 2.
So sánh 2 ý kiến: giống, khác nhau và đưa ra cách hiểu vấn đề đúng đắn nhất.
Bước 4: Bài học nhận thức và hành động.
Bài học nhận thức: Khẳng định ý kiến quan điểm đúng đắn.
Bài học hành động: Rút ra bài học hành động cụ thể cho bản thân.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Ví dụ: Đề bài: “ Mỗi người chúng ta đều có thể hạnh phúc khi chúng ta tin
rằng mình hạnh phúc”. Người khác lại cho rằng: “ Hạnh phúc cần phải được
đảm bảo bởi những điều kiện nhất định”. Vậy em nghĩ sao?
12


Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, quan niệm về hạnh phúc, trích dẫn hai ý
kiến.
Thân bài:

Bước 1. Giải thích hai ý kiến, rút ra vấn đề nghị luận
- Hạnh phúc: là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn
một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng.
- Ý kiến 1: cảm giác hài lòng, thoả mãn khi nhận được những điều tốt đẹp,
có ý nghĩa đến với mình ( dù là những điều đơn giản nhất)-> Ý kiến khẳng định
giá trị hạnh phúc ở phương diện tinh thần, trong cảm nhận chủ quan của mỗi
người.
- Ý kiến hai: Hạnh phúc đó là những điều kiện về vật chất và các điều kiện
khách quan khác có khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển tốt đẹp của con
người. -> Ý kiến khẳng định giá trị của hạnh phúc ở phương diện vật chất.
Bước 2: Giải thích tư tưởng.
a. Ý kiến 1:
- Khi cảm thấy hài lòng về cuộc sống của chính mình, hạnh phúc sẽ mỉm
cười với ta. ( dẫn chứng)
- Hạnh phúc đến từ những giá trị tinh thần rất giản dị, gần gũi: yêu thương
ai đó, biết sẻ chia niềm vui và nỗi buồn; biết đặt tin yêu vào cuộc sống và chính
mình; biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực…( dẫn chứng)
- Nhận ra được giá trị đó, tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, thêm yêu
đời, yêu người, cảm thấy cuộc sống thực sự có ý nghĩa.( dẫn chứng)
b. Ý kiến 2:
- “ Vật chất quyết định ý thức”. Con người nếu không được thoả mãn
những điều kiện nhất định thì khó cảm nhận được niềm hạnh phúc đến với
mình.
- Các yếu tố khách quan cũng rất quan trọng có tác động tích cực hay tiêu
cực đến tâm lí, cảm xúc con người, khiến ta thấy hạnh phúc hay ngược lại.
Bước 3: Bàn luận, mở rộng - Hai ý kiến trên không hề mâu thuẫn nhau mà
bổ sung, hoàn thiện cho nhau. Đó chính là hai mặt của một vấn đề - yếu tố chủ quan
của cảm nhận, khách quan của hoàn cảnh, tạo nên niềm hạnh phúc trọn vẹn cho con
người.
- Thực tế đôi khi hai yếu tố lại chuyển hoá cho nhau:

+ Nếu điều kiện thoả mãn hạnh phúc có hạn, con người sẽ rơi vào cảm xúc
buồn khổ, thất vọng.
+ Nếu điều kiện thoả mãn của hạnh phúc vẫn luôn hiện hữu nhưng mong muốn
của cá nhân lại ở tương lai xa vời thì ắt ta cũng chỉ cảm thấy đau khổ, bất hạnh.
Bước 4: Bài học.
Cần nhận thức được giá trị của hạnh phúc chân chính trong cuộc đời mỗi người.
- Nên biết cân bằng giữa mong muốn thoả mãn với điều kiện thực tế của
bản thân để tìm thấy giá trị thực sự của hạnh phúc.
- Biết hài lòng với chính mình và nỗ lực cố gắng vươn lên để tạo nên những
điều tốt đẹp, khiến ta hạnh phúc.
* Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học:
Mở bài
13


Giới thiệu được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, nêu vấn đề cần nghị luận
Thân bài
Bước 1: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Trước tiên phải phân tích làm rõ được vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
ở đây là gì? Từ đó mới có thể xác định được nội dung chính và hướng làm bài
cần thiết ở phần 2.
Bước 2: Nghị luận xã hội
Khi đã xác định được vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học ở bước 1 học
sinh chuyển sang bước 2, ở phần này các em làm tương tự như cách làm văn
nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Nếu vấn đề xã hội xác định là tư tưởng, đạo lí, các em sẽ vận dụng theo các bước.
- Giải thích khái niệm
- Phân tích, lí giải
- Bình luận
- Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.

Nếu vấn đề xã hội xác định là hiện tượng đời sống thì các em sẽ vận dụng
theo các bước.
- Khái niệm
- Thực trạng (tích cực, tiêu cực)
- Hậu quả
- Nguyên nhân
- Giải pháp
- Liên hệ bản thân.
Kết bài:
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Ví dụ: Đề bài: Trong bài thơ Nói với con, tác giả Y Phương có viết:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016)
Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày
suy nghĩ của em về cách thể hiện tình yêu quê hương của mỗi con người.
Mở bài: Giới thiệu vai trò của quê hương, cách thể hiện tình yêu đối với
quê hương, trích dẫn ý thơ của Y Phương.
* Giải thích, rút ra vấn đề nghị luận:
- Hai câu thơ trên của Y Phương là lời người cha nói với con về ý chí nghị
lực và khát vọng xây dựng quê hương của người đồng mình. Họ xây dựng quê
hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình : Tự đục đá kê cao quê hương
=> Đó cũng chính là cách thể hiện tình yêu quê hương của mỗi con người.
* Bàn luận về cách thể hiện tình yêu quê hương:
- Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ
ấu, là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành, là nguồn
cội của mỗi con người. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc
đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi
điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc.

14


- Mỗi người đều có cách thể hiện tình yêu quê hương khác nhau. Tình yêu
quê hương được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, nó được biến thành việc làm và
hành động cụ thể:
+ Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương.
+ Tình yêu quê hương luôn gắn với tình yêu gia đình, yêu xóm làng và yêu đất
nước; Luôn có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp; Phát huy những truyền
thống tốt đẹp của quê hương; Không chê bai phản bội quê hương
+ Phê phán những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê
hương nghèo khó, lạc hậu, làm thay đổi dáng vẻ quê hương…
* Mở rộng:
Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần
hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình
sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc.
* Bài học nhận thức và hành động::
- Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của quê hương, cần phải
thể hiện tình yêu đối với quê hương.
- Hành động:
+ Xây dựng quê hương bằng bàn tay, khối óc, bằng những đóng góp cho
cuộc sống; Tu dưỡng đạo đức, tích lũy và trau dồi kiến thức, Làm đẹp quê
hương trong cách ứng xử cuộc sống hàng ngày; Giữ gìn phong tục, tậpquán tốt
đẹp của quê hương; Không ngừng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống để
làm rạng danh gia đình, dòng họ, mái trường..
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân.
( Sau khi lập dàn ý, giáo viên có thể cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy hoặc cụ
thể hóa thành sơ đồ cấu trúc bài văn nghị luận xã hội như ở phụ lục 3 để
học sinh nắm vững như một công thức sẵn có khi làm bài)
Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết bài. ( Phụ lục 2)

* Hướng dẫn viết mở bài: Học sinh rất lúng túng khó khăn khi viết mở
bài vì chưa biết cách để viết tốt phần mở bài nên giáo viên cần hướng dẫn học
sinh viết mở bài thật kỹ lưỡng..
Mở bài là đoạn văn khởi đầu cần giới thiệu được vấn đề nghị luận đã được
đặt ra ở phần đề bài để phần thân bài sẽ đi giải quyết. Vì thế mở bài không được
lấn sâu vào phần thân bài như giải thích, nhận xét, đánh giá.
Ví dụ viết phần mở bài cho đề sau: Suy nghĩ về đức hi sinh.
Con người Việt Nam đã từ lâu có nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp như nhân
nghĩa, thủy chung, cần cù, chăm chỉ, dũng cảm…Một trong những phẩm chất
tốt đẹp ấy đó là đức hi sinh. Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về đức tính này tôi
và các bạn cùng bàn luận nhé.
*Hướng dẫn viết thân bài:
Phần thân bài bao hàm nhiều ý để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận (nhiều luận
điểm) mỗi luận điểm là một đoạn văn, đoạn văn ấy phải đúng quy cách.
Giữa các đoạn văn (các luận điểm) cần có sự liên kết, chuyển ý, chuyển
đoạn nhịp nhàng bằng các phép liên kết đã học để bài văn mượt mà, tránh gò bó,
máy móc, công thức.
Ví dụ viết đoạn văn giải thích đức hi sinh là gì?
15


Trước tiên ta cần hiểu thế nào là đức hi sinh? “Đức”ở đây là nói đến một đạo
đức, đức tính tốt đẹp trong cuộc sống. “Hi sinh”là chịu thiệt, nhận phần thiệt
thòi về mình để cho người khác hưởng những điều tốt đẹp. Hi sinh mang ý nghĩa
cao cả, cống hiến những điều mà bản thân đang có cho người khác vì mục đích
cao đẹp. “Đức hi sinh” là sự cống hiến, hi sinh bản thân mình vì người khác, vì
nghĩa lớn. Người có đức hi sinh là người biết đặt lợi ích của người khác cũng
như lợi ích của đất nước lên trên lợi ích của chính mình, sẵn sàng đối đầu với
mọi gian khổ khó khăn vì mục đích cao cả tốt đẹp mà mình hướng tới. Có thể
nói sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp là thứ vĩ đại, thiêng liêng và đẹp đẽ nhất trên

thế giới này.
* Hướng dẫn viết kết bài:
Phần kết bài cũng là phần quan trọng làm không chỉ làm nhiệm vụ khép lại
bài văn mà còn khẳng định lại vấn đề đã nghị luận ở trên, bày tỏ quan điểm và
nêu lời khuyên bổ ích của tư tưởng, đạo lí đã nêu. ( Xem phụ lục 2)
Bước 5: Hướng dẫn học sinh đọc và sửa bài.
Thực tế học sinh không hay thực hiện bước này. Đây là bước tương đối
quan trọng, sau khi hoàn thành bài viết cần đọc lại để sửa lỗi như lỗi chính tả, lỗi
diễn đạt, lỗi đánh dấu câu...phải kiểm tra soát lỗi thật chính xác rồi mới nộp bài.
Giáo viên cần lưu ý học sinh khắc phục lỗi này và yêu cầu các em khi viết bài
cần lưu ý thời gian, viết phải đúng trúng ý tránh dài dòng, lan man mà thiếu thời
gian đọc và sửa lỗi.
3.3.5. Hướng dẫn học sinh nắm vững các thao tác lập luận khi làm bài văn
nghị luận xã hội.
Thao tác giải thích:
Giải thích là vận dụng tri thức lí giải cho người khác hiểu vấn đề mà mình
đề cập tới. Trong một bài nghị luận xã hội, thao tác giải thích thể hiện cụ thể
trước hết ở việc giải nghĩa ( nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng)
của các khái niệm, các từ ngữ khó hiểu...Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề
(chú ý đến nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn).
Ví dụ: Trong đề: Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không
cạn mà thôi”.
Em nghĩ gì về lời dạy trên? Viết bài văn bàn về vai trò của cá nhân với tập thể.
Vấn đề được đưa ra nghị luận là vai trò của cá nhân và tập thể được thể
hiện trong lời dạy của Phật. Để hiểu vấn đề trên, người viết cần :
Giải thích lời răn dạy:
+ Nghĩa đen : Một giọt nước riêng rẽ dễ bay hơi, khó tồn tại
Triệu triệu giọt nước hoà thành biển cả thì bền vững “ không cạn”
+ Nghĩa bóng : Mỗi cá nhân là một giọt nước, đứng một mình thì khó tồn
tại và phát triển

Con người phải biết hoà mình vào tập thể mới đứng vững, mới phát huy hết
khả năng, mới có điều kiện để phát triển.
- Trả lời câu hỏi : Tại sao lại như vậy ?
+ Cuộc sống có nhiều khó khăn, vất vả; mỗi cá nhân không thể làm mọi
việc, đáp ứng mọi nhu cầu.
16


+ Bước vào tập thể, con người học tập sẻ chia, giúp đỡ, động viên nhau xây
dựng tập thể vững mạnh trong đó các cá nhân đầu được đáp ứng nhu cầu.
+ Cá nhân và tập thể có mối quan hệ khăng khít : cá nhân xây dựng nên tập
thể, tập thể tạo điều kiện cho cá nhân phát triển.
Trên cơ sở giải thích ý nghĩa của lời dạy, giải thích ý nghĩa của vấn đề xã hội
được đưa ra bàn luận : Vai trò cũng như mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.
Thao tác chứng minh
Chứng minh là đưa ra các cứ liệu, dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một
lí lẽ, một ý kiến; làm sáng tỏ vấn đề xã hội đang bàn luận, thuyết phục người
đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề đang được nghị luận.
Để chứng minh, trước hết người viết cần phải hiểu về điều cần chứng minh.
Chứng minh làm sáng tỏ cho những thao tác giải thích trước đó cũng như chứng
minh cho những luận điểm,luận cứ trong bài viết. Để dẫn chứng và lí lẽ có sức
thuyết phục cao, phải sắp xếp chúng thành một hệ thống mạch lạc và chặt chẽ
theo các mặt của vấn đề, theo trình tự thời gian, không gian, từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong... cho hợp lý và lôgíc.
Ví dụ : Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để giảm thiểu tai nạn
giao thông.
“Những thực tế đau buồn về tình hình tai nạn giao thông đã phản ánh tầm
quan trọng của vấn đề. Mỗi ngày đi qua lại có tới hơn ba mươi người chết và bị
thương do tai nạn giao thông. Trong vài năm gần đây, trong chương trình “ Chào
buổi sáng” có thêm chuyên mục “ An toàn giao thông”. Đó là bởi tình hình tai

nạn giao thông đã quá phổ biến, gây xôn xao trong dư luận : Những vụ đâm tàu
tại Hà Nam, Quảng Bình; những tai nạn ô tô nghiêm trọng, phổ biến hơn là tai
nạn mô tô, xe máy... tại các thành phố lớn và khu vực đông dân cư. Và đáng
buồn thay, trong số đó có nhiều vụ là hậu quả của những học sinh, sinh viên coi
thường trật tự an toàn giao thông”
Thao tác phân tích
Phân tích là việc chia tách đối tượng,sự việc thành nhiều bộ phận, yếu tố
nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật, hiện tượng ,
mối quan hệ giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong của sự vật hiện tượng
đó. Phân tích để nhận thức đầy đủ và sâu sắc về các vấn đề xã hội đang được đưa ra
xem xét, bàn luận. Yêu cầu khi phân tích cần phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của
đối tượng để chia tách cho hợp lí. Sau khi phân tích, tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết,
phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, chính xác.
Ví dụ : “ Đức Phật từng dạy “Giọt nước chỉ hoà vào biển cả mới không bao
giờ khô cạn mà thôi”. Nếu coi từng giọt nước là những các thể riêng lẻ trong xã
hội và biển cả là tập thể rộng lớn thì lời dạy của Đức Phật thật sâu xa, thâm
thuý.Câu nói ấy nhắc nhở con người phải biết hoà mình vào tập thể, sống trong
tập thể và sống vì tập thể “ một người vì mọi người”. Mỗi cá nhân là một bộ phận
hữu cơ của tập thể xung quanh. Tự cá nhân ấy không thể đáp ứng mọi nhu cầu về
vật chất, tinh thần cho mình bởi mỗi con người không phải là một thế giới.
Thao tác bình luận
17


Bình luận là bàn bạc, đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng; chỉ ra sự đúng sai, tốt – xấu, lợi – hại…để nhận thức đối tượng, có cách ứng xử phù hợp,
phương châm hành động đúng. Đây là thao tác có tính tổng hợp vì nó bao hàm
công việc giải thích lẫn chứng minh nhằm mở rộng, nâng cao vấn đề.Việc nhìn
bình luận phải dựa trên sự nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan; có
lập trường tư tưởng đúng đắn rõ ràng.

Bằng thao tác bình luận, người viết thể hiện ý kiến của mình đối với vấn đề
xã hội được đưa ra nghị luận: đồng ý hay không đồng ý;đồng ý ở những nội
dung, khía cạnh nào; sau đó, bình luận - mở rộng vấn đề hơn, toàn diện và triệt
để hơn. Cuối cùng cần chỉ ra phương hướng vận dụng vào cuộc sống.
Ví dụ:“Là học sinh, chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ và bổn phận của
mình, luôn tự nhắc nhở bản thân: “đường đi không khó vì ngăn sông cách núi
mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Nói như vậy có nghĩa là, nhiệm vụ
chính của chúng ta là học tập, sẽ không có lí do gì để chúng ta không cố gắng
học tốt. Chỉ có tích cực trau dồi kiến thức, mỗi người trẻ tuổi mới có thể trở
thành những chủ nhân có ích cho đất nước. Vì vậy, hãy cố gắng ở mức cao nhất
để trở thành những con người ưu tú, có ích cho cộng đồng”.
3.3.6. Rèn cho học sinh kĩ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ.
Khi làm kiểu bài này, các em thường không biết xác định luận điểm, triển khai
luận cứ, vì thế bài viết mơ hồ, không rõ ràng. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học
sinh kỹ năng này. Các em cần dựa vào dàn ý chung của kiểu bài nghị luận để xây
dựng luận điểm. Ví dụ dạng nghị luận về tư tưởng đạo lí, thông thường, kiểu bài này
sẽ có những luận điểm chính sau:
Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí
Luận điểm 2: Giải thích, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu
hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
Luận điểm 3: Bàn luận, mở rộng vấn đề.
Luận điểm 4: Bài học rút ra
Để làm sáng tỏ cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ.
Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn, mỗi luận điểm lớn lại được cụ thể hoá
bằng nhiều luận điểm nhỏ hơn.Tuỳ vào từng đề bài, học sinh có thể triển khai những
luận điểm nhỏ hơn.
Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường dễ xác định luận điểm, luận
cứ. Học sinh chỉ cần nắm vững dàn ý chung là có thể tìm được các luận điểm phù
hợp cho từng đề cụ thể. Thông thường bài văn sẽ có các luận điểm sau :
Luận điểm 1 :Thực trạng

Luận điểm 2 : Nguyên nhân
Luận điểm 3 : Tác hại/ tác dụng
Luận điểm 4 : Giải pháp, bài học
Khi xây dựng lập luận, bên cạnh xác định đúng luận điểm, điều quan trọng nhất
là phải tìm cho được các luận cứ có sức thuyết phục cao. Luận cứ là những ý nhỏ,
triển khai cho luận điểm. Luận cứ có thể là dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ cho luận
điểm. Luận cứ phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: phải phù hợp với yêu cầu
khẳng định của luận điểm. Nội dung của luận cứ phải thống nhất với nội dung của
18


luận điểm; phải xác thực, tiêu biểu; phải vừa đủ, đáp ứng yêu cầu chứng minh toàn
diện cho luận điểm.
3.3.7. Hướng dẫn học sinh cách tìm dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội.
Để chứng minh một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn
nghị luận xã hội, người viết phải sử dụng dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những
người thật, việc thật. GV hướng dẫn học sinh cách tìm dẫn chứng:
- Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin
đại chúng, cần ghi lại những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, con số chính xác
về một sự việc nào đó.
- Sau một thời gian tích luỹ cần chọn lọc, ghi nhớ và rút ra bài học ý nghĩa
nhất cho một số dẫn chứng tiêu biểu.
- Cần nhớ, một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau.
Quan trọng là phải có lời phân tích khéo léo. (Ví dụ lấy dẫn chứng về Bác Hồ
hay BillGates vừa có thể dùng cho đề bài về tinh thần tự học, về tài năng của
con người, hoặc vừa là đề bài về khả năng ý chí vươn lên trong cuộc sống hay
về niềm đam mê, bài học về sự thành công, tấm gương về một lòng nhân ái...).
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách lấy dẫn chứng như:
Dùng nhân vật trong thực tế đời sống để làm dẫn chứng. VD: Bác Hồ Một lãnh tụ vĩ đại, một nhà cách mạng lỗi lạc đồng thời là một nhà văn, nhà thơ.
Để có được điều đó Người phải tự học, ý chí vươn lên trong cuộc sống, quan trọng

hơn Bác còn là người biết hy sinh mình cho tổ quốc nhân dân. -> Khó khăn không
làm cho ý chí lung lay mà ngược lại còn giúp cho con người có nghị lực hơn.
Dùng những con số biết nói để làm dẫn chứng. VD: Tính trên toàn thế
giới, số người nhiễm HIV hiện nay là 45 triệu người. Trong đó 50% là phụ nữ.
Có khoảng 14 triệu trẻ em trên thế giới có cha mẹ, hoặc cả cha mẹ qua đời vì
HIV/AIDS.
Dẫn chứng trong các tác phẩm văn học.VD: Về nghị lực sống: nhân vật
Giôn –xi trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của Ô – hen – ri; về tình bạn: Xiu và
Giông – xi; về tình thương người: cụ Bơ – men.
Dẫn chứng từ lịch sử hào hùng của dân tộc. VD: Về lý tưởng sống của
thanh niên, về lòng dũng cảm, lòng yêu nước...ví dụ như các anh hùng dân tộc:
Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu...
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đạt được.
Sau khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy, chất lượng làm bài văn
nghị luận xã hội của học sinh mà lớp tôi trực tiếp giảng dạy đã nâng cao rõ rệt.
Giờ đây các em đã làm bài đúng hướng, bám sát vào thực tế đời sống cũng biết
rút ra những bài học cho bản thân mình. Các em đã hiểu bản chất của kiểu văn
này, không thấy khó và viết văn không bị khô khan như trước nữa. Biết lấy dẫn
chứng từ thực tế cuộc sống đời thường để đưa vào bài ; nhiều bài đã có sức hút
và lay động được người đọc. Đặc biệt các em đã biết phân biệt hai kiểu bài nghị
luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một
tư tưởng, đạo lí.Các em đã khắc phục được những hạn chế khi viết kiểu bài này,
từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.

19


Cũng nhờ áp dụng đề tài này mà trong năm học 2017-2018 chất lượng của
các bài thi về dạng bài này được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là thông qua bài khảo sát
( phụ lục 4), kết quả thu được như sau :

Điểm TB
Điểm Khá
Điểm Giỏi
Sĩ Điểm dưới TB
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A 28
0
0
8
28,6
12
42,8
8
28,6
9B 34
3
8,8
13
38,2
11
32,4
7

20,6
Đồng thời, qua trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp, đề tài đã giúp cho các
giáo viện bộ môn Ngữ văn trong nhà trường có thêm nhiều kinh nghiệm,
phương pháp giảng dạy kiểu bài này, nhất là đối với công tác ôn thi học sinh giỏi
lớp 8,9 và ôn thi vào lớp 10 THPT cũng như chuyên Lam Sơn.
PHẦN III: KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT
1, Kết luận:
Để rèn luyện học sinh khắc phục được những hạn chế khi làm bài nghị luận
xã hội, tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp cụ thể như trên, với mong muốn
giúp các em biết viết tốt bài nghị luận xã hội và đặc biệt là có một cái nhìn và
cách sống toàn diện hơn, biết đưa môn Văn gắn liền với đời sống của mình hơn.
Không chỉ học để nắm tốt các bài giảng trên lớp mà các em còn biết vận dụng
vào thực tế đời sống, biết chuyển lí thuyết thành việc làm, hành động cụ thể.
Biết yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống; biết vượt lên trên hoàn cảnh
khó khăn; có tinh thần tự học để thành công trong cuộc sống và biết cách bảo vệ
môi trường sống xung quanh.... Ngoài kiến thức về văn học, cách làm bài nghị
luận xã hội còn phải biết quan tâm, đến đời sống xung quanh, biết nhìn nhận sự
việc, hiện tượng đời sống đến những đạo lí làm người.
Kinh nghiệm mà tôi đã trình bày là rút ra từ thực tế hướng dẫn học sinh qua
nhiều năm giảng dạy, và thu được kết quả khả quan trong các kì thi, từ kiểm định
chất lượng đến thi chuyển cấp, nhất là thi học sinh giỏi cấp Huyện, cấp tỉnh. Hy
vọng nó sẽ là một tư liệu hữu ích cho một số học sinh hiện nay và gợi thêm một
cách dạy cho giáo viên. Qua áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy tôi đã thấy
được việc khác phục những hạn chế khi làm bài nghị luận xã hội cho học sinh lớp
9, giáo viên cần phải :
- Căn thời gian phân chia nội dung kiến thức theo chủ đề và hướng dẫn rèn
luyện cho học sinh cách làm bài cụ thể, phù hợp với đối tượng học sinh.
- Khi dạy phải giúp học sinh nắm chắc dạng bài này, đồng thời cần hướng
dẫn kĩ cho học sinh kĩ năng diễn đạt tốt các luận điểm, kĩ năng chuyển tiếp, liên
kết các luận điểm, các phần, các đoạn trong bài, sử dụng các dẫn chứng phù hợp.

- Cần phân biệt được giữa nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và nghị
luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Cung cấp, đồng thời hướng dẫn cho học sinh tìm dẫn chứng cụ thể và
tham khảo một số bài văn mẫu.
- Đặc biệt vào giai đoạn ôn luyện cho các kì thi, giáo viên nên có thao tác
hệ thống bài tập và rèn luyện hai dạng cụ thể cho học sinh rèn thành thạo kĩ
năng và vững kiến thức.
Lớp

20


2, Đề xuất:
Phòng GD&ĐT tổ chức các chuyên đề, hội thảo về phương pháp giảng dạy
kiểu bài này để giáo viên có thể trao đổi, rút kinh nghiệm từ đó công tác giảng
dạy được tốt hơn, nhất là đối với giáo viên và học sinh miền núi.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 04 năm2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Nga

21


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2.

2. Sách giáo viên Ngữ Văn 9.
3. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn tập 2.
4. Muốn làm bài được văn hay- Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên
5. Hướng dẫn làm các bài văn nghị luận lớp 9.

22



×