Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Báo cáo thực tập ngành kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.24 MB, 49 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………..…………7
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
KINH DOANH Ở CÔNG TY…………………………………….……………….8
1.1.Thông tin chung về đơn vị……………………………………………….……8
1.2.Quá trình hình hành và phát triểm của đơn vị………………………………8
1.3. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm…………8
1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh……………………………………………………...8
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm………………………………...9
1.4. Tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh ở công ty…………………………10
1.5. Kết quả kinh doanh ở đơn vị………………………………………….….…11
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ…………….…12
2.1. Hình thức tổ chức kế toán áp dụng tại công ty………………………….…12
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán………………………………………………….….13
2.3. Các chế độ, chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng………………...13
2.4. Phần mềm kế toán sử dụng ở đơn vị……………………………………….13
CHƯƠNG III. QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT
ĐỘNG CHỦ YẾU TẠI ĐƠN VỊ…………………………………………….…..14
3.1. Kế toán tiền lương tại công ty………………………………………………14
3.1.1. Các hình thức trả lương và cách tính lương……………..……….……14
3.1.2. Các khoản trích nộp theo lương……………………………………..…14
3.1.3. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng…………………………...………...15
3.1.4. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương…………..……...16
3.1.5. Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.....17
3.1.6. Kế toán quản trị tiền lương……………………………………….…….17
3.1.6.1. Đơn giá tiền lương…………………………………………….……..17
3.1.6.2. BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn………………………………...18


3.1.6.3. Chi phí ăn ca, độc hại……………………………………….……….18
3.1.6.4. Cơ sở quyết toán…………………………………………….….……18
3.1.6.5. Quy trình kiểm soát chi phí lao động………………………………18
3.2. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…………………….…….19
3.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí tại công ty Cp gạch ngói Gia Thanh...……19
3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí SXKD……………………………………...….19
3.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp………………………….....19
a. NVL trực tiếp xuất kho đưa vào sử dụng………………………….…...19
1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

b. NVL mua ngoài đưa ngay vào sản xuất không qua kho……………….20
c. Quy trình hạch toán CPNVL trực tiếp trên phần mềm FAST…...…...22
3.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp…………………..…..22
a. Tài khoản sử dụng………………………………………………….….....22
b. Chứng từ sử dụng…………………………………………………...……22
c. Quy trình hạch toán CP NCTT trên phần mềm FAST………………..23
3.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung………………………...….23
a. Tài khoản sử dụng………………………………………………………..23
b. Chứng từ kế toán sử dụng……………………………………...…….….23
c. Quy trình hạch toán CPSXC trên phần mềm FAST…………..………24
3.2.3. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang………………………………...….24
3.2.4. Tính giá sản xuất của sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch ngói Gia
Thanh………………………………………………………………………….…..25
3.2.4.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của doanh nghiệp.........25
3.2.4.2. Quy trình tính giá thành.....................................................................26

3.2.5.Kế toán quản trị tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm...............27
3.2.5.1. Chi phí NVL.........................................................................................27
a. Đất sét..........................................................................................................27
b. Than.............................................................................................................27
c. Cơ sở để quyết toán....................................................................................28
d. Quy trình kiểm soát chi phí NVL……………………………………….28
3.2.5.2. Chi phí điện sản xuất..........................................................................28
a. Định mức tiêu hao......................................................................................28
b. Đơn giá........................................................................................................28
c. Cơ sở quyết toán.........................................................................................28
3.2.5.3. Chi phí nhiên liệu: Dầu Diezel, dầu công nghiệp các loại, các loại
mỡ, xăng A 92.........................................................................................................28
3.2.5.4. Chi phí công cụ dụng cụ…………………………………………….29
3.2.5.5. Chất lượng sản phẩm………………………………………………..29
3.3. Kế toán TSCĐ……………………………………………………………..…29
3.3.1. Đặc điểm của TSCĐ trong DN………………………………………….29
3.3.2. Kế toán tăng TSCĐ……………………………………………...………30
3.3.2.1. Chứng từ sử dụng………………………………………………..…..30
3.3.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ…………………..….30
3.3.3. Kế toán giảm TSCĐ……………………………………………………..31
2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

3.3.3.1. Chứng từ sử dụng…………………………………………………....31
3.3.3.2. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán giảm TSCĐ…………….31
3.3.4. Kế toán khấu hao TSCĐ………………………………………………...31

3.3.5. tài khoản sử dụng………………………………………………………..31
3.3.6.Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ trên phần mềm FAST………………..32
3.3.7. Kế toán quản trị TSCĐ……………………………………………….....32
3.3.7.1. Sửa chữa lớn TSCĐ………………………………………………….32
3.3.7.2.Sửa chữa thường xuyên TSCĐ………………………………………32
3.3.7.3. Đầu tư mua sắm mới TSCĐ…………………………...…………....32
3.3.7.4. Thanh lý, nhượng bán TSCĐ………………………...……………..33
CHƯƠNG IV: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ…………………………………………..34
4.1. Ưu điểm………………………………………………………………………34
4.2. Một số tồn tại………………………………………………………………...34
4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần gạch ngói Gia
Thanh……………………………………………………………………………..35
4.4. Về việc ứng dụng kế toán máy trong công tác sản xuất…………………..36
KẾT LUẬN……………………………………………………………………….37
PHỤ LỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG……………………...……38
PHỤ LÚC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM……………………………………………………………41
PHỤ LỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TSCĐ ……………………………………49

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Từ viết tắt
SXKD
BCTC
GTGT
BHXH
BHYT
BHTN

KPCĐ
LĐTL
KD
TCLĐ
CNV
TNCN


NVL
TGNH
NCTT
TSCĐ
CP
SXC
TK
TM
QTC

Từ viết đầy đủ
Sản xuất kinh doanh
Báo cáo tài chính
Giá trị gia tăng
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Kinh phí công đoàn
Lao động tiền lương
Kinh doanh
Tổ chức lao động
Công nhân viên

Thu nhập cá nhân
Giám đốc
Lao động
Nguyên vật liệu
Tiềm gửi ngân hàng
Nhân công trực tiếp
Tài sản cố định
Chi phí
Sản xuất chung
Tài khoản
Tiền mặt
Quy tiêu chuẩn

DANH MỤC SƠ ĐỒ
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

Sơ đồ 1.1. Quy trình hoạt động sản xuất sản phẩm…………………………………….9
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công
ty……………………………….10
Sơ đồ 2.1. Quy trình hạch toán theo hình thức kế toán máy…………………………12
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty…………………………………….…..13
Sơ đồ 3.1. Quy trinh luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương……………………...16
Sơ đồ 3.2. Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.…...17
Sơ đồ 3.3. Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL sản xuất…………….…..20
Sơ đồ 3.4. Quy trình luân chuyển chứng từ mua NVL đưa ngay vào sử dụng….

….21
Sơ đồ 3.5. Quy trình hạch toán CPNVL…………………………………………….…..22
Sơ đồ 3.6. Quy trình hạch toán CPNCTT………………………………………………23
Sơ đồ 3.7. Quy trình hạch toán CPSXC…………………………………………………
24
Sơ đồ 3.8. Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ………………………………30

đồ
3.9.
Quy
trình
luân
chuyển
chứng
từ
giảm
TSCĐ……………………………...31

đồ
3.10.
Quy
trình
ghi
sổ
kế
toán
TSCĐ…………………………………………….32

5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu 1.1. Kết quả kinh doanh………………………………………………..…….11
Bảng biểu 3.1. Các khoản trích nộp theo lương………………………………..
……...14
Bảng
biểu
3.2.
Quy
trình
kiểm
soát
chi
phí
lao
động………………………………….18
Bảng biểu 3.3. bảng giá thành định mức……………………………………………….26
Bảng biểu 3.4. Quy trình kiểm soát chi phí NVL………………………………………28
Bảng biểu 3.5. Định mức CCDC…………………………………………………..……29

6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội


LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng
xã hội Chủ nghĩa, các doanh nghiệp được coi như là các chủ thể kinh tế độc lập có
quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn
đứng vững và phát triển thì phải có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Muốn vậy thì
sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt được hai yêu cầu tối thiểu là đảm bảo về mặt
chất lượng và giá thành sản phẩm hạ. Để làm được điều này, đòi hỏi các nhà quản
trị doanh nghiệp không những phải nắm bắt được đầy đủ các thông tin về tình hình
cung – cầu, giá cả trên thị trường mà còn phải có các thông tin cần thiết từ công tác
kế toán.
Sau thời gian thực tập ở Công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh, được sự giúp
đỡ của Th.S Ninh Thị Thúy Ngân và các anh chị trong Công ty, em đã bước đầu
làm quen và vận dụng những lý thuyết đã học ở nhà trường vào thực tế. Bên cạnh
đó em đã bước đầu tiếp cận được với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, học
hỏi được phong cách và kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng giao tiếp của các
Anh chị trong công ty.
Trong thời gian thực tập, bằng những kiến thức đã học và những tài liệu thu
thập được ở công ty. Em đã viết Báo cáo thực tập với nội dung gồm 04 chương:
Chương 1: Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở công ty
Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị
Chương 3: Quy trình và thủ tục kế toán một số hoạt động chủ yếu tại đơn vị
Chương 4: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện tổ chức và công tác kế toán tại đơn vị.
Do bước đầu làm quen với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị
cơ sở và do hạn chế về nhiều mặt nên bài viết của em không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em mong được sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo và các anh chị
trong công ty để bài viết của em hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

7



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ KINH
DOANH Ở CÔNG TY
1.1.Thông tin chung về đơn vị
Công ty Cổ phần Gạch ngói Gia Thanh là một đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân,
tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Gạch ngói Gia Thanh
- Địa chỉ: xã Gia Thanh - huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình
- Điện thoại: 0303.833.933
- Fax:
0303.650.024
- Mã số thuế: 2700343535
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
Nhà máy Gạch Gia Thanh được phê duyệt quyết định khởi công vào
năm 2004 và đi vào hoạt động tháng 6 năm 2005.
Là một Nhà máy mới được đưa vào hoạt động trực thuộc Công ty Cổ phần
Bỉm Sơn Viglacera. Nhưng với doanh thu hàng năm Nhà máy đạt và được sự đồng
ý của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bỉm Sơn Viglacera và ban lãnh đạo Nhà
máy ngày 30 tháng 07 năm 2007 nhà máy có quyết định đổi tên từ Nhà máy Gạch
Gia Thanh thành Công ty Cổ phần Gạch ngói Gia Thanh, tách rời khỏi Công ty Cổ
phần Bỉm Sơn Viglacera thành một công ty độc lập nhưng trong quá trình thành lập
và chuyển đổi các bộ phận vẫn giữ nguyên.
Với tổ chức cơ cấu đơn vị gồm các ban quản lý, sản xuất quản lý kinh tế, tổ
chức hành chính, phân xưởng và các chi nhánh văn phòng đại diện và các đại lý, hệ
thống các cửa hàng trên thị trường thuộc các tỉnh khác. Công ty được thiết kế và

trang bị máy móc đồng bộ hiện đại so với thời điểm ban đầu, công xuất ban đầu là
40 triệu viên/năm. Với mục đích đảm bảo cho sự thay đổi phù hợp của cơ chế quản
lý kinh tế toàn đất nước, Công ty với tổng có hơn 250 cán bộ công nhân viên và với
vốn kinh doanh là 10.000.000.000 đồng
Từ khi thành lập đến nay Công ty vẫn từng bước sản xuất đáp ứng yêu cầu
của từng giai đoạn góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế trong nền kinh tế
quốc dân.
1.3. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại gạch
xây dựng với chất lượng cao.
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Nguyên liệu chính

Ngâm ủ

Tổ nghiền than

Tổ chế biến thu phơi

TổTP - xếp goòng

Phế phẩm


Tổ cơ điện

Tổ kích đốt

Tổ ra lò

Phế phẩm

Thành phẩm

Kiểm nghiệm

Vệ sinh

Tổ bốc xếp

Bãi

Giao kho

Quy trình công nghệ sản xuất của công ty gồm 4 bước chính:
Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định từ kho chứa được xúc đổ
vào thùng cấp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế lần lượt gồm:
Tiếp liệu  Tách đá  Nghiền thô  Nghiền tinh
Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào để trộn với than
cám nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa nguyên
liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung).
Gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển ra sân phơi để phơi tự
nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến khi sản phẩm đạt độ khô

thích hợp.

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

Xếp gạch mộc lên xe goòng đưa vào hầm sấy của lò nung trong một khoảng
thời gian nhất định, sau đó chuyển sang lò nung để nung ở nhiệt độ khoảng 900°C,
rồi được làm nguội ngay trong lò cho ra thành phẩm.
Tất cả phế phẩm thu được đều quay trở lại chế biến tạo hình để chế tạo lại
nguyên liệu đem vào sử dụng lần sau.
Riêng phế phẩm thu được sau khi ra lò thì sẽ thông qua tổ vệ sinh công nghiệp
để đưa gạch hỏng đổ ra bãi.
1.4. Tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty.
SƠ ĐỒ 1.2
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Hội đồng quản trị
Giám đốc

P. tổ chức lao động P. tài chính kế toán

P. điều hành sản xuất P. kinh doanh

Phân xưởng sản xuất

Ghi chú:


: quan hệ chức năng
: quan hệ phối hợp
- Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
+ Hội đồng quản trị: Là người lãnh đạo cao nhất trong Công ty, trực tiếp lãnh đạo
ban giám đốc của Công ty, đưa ra quyết định, tổ chức các hoạt động SXKD của
Công ty.
+ Giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm về toàn bộ
công tác quản lý, điều hành các hoạt động SXKD của Công ty, thay mặt Công ty ký
kết, giao dịch với các cơ quan nhà nước và các đơn vị kinh tế khác.
+ Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, tìm kiếm hợp đồng
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, nguyên liệu sản xuất.
10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

+ Phòng tài chính - kế toán: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập báo
cáo kế toán theo biểu mẫu, chế độ, thể lệ nhà nước. Cung cấp thông tin về số liệu
cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc và các bên có liên quan.
Phục vụ yêu cầu phân tích kinh tế tài chính của Công ty, cân đối vốn và sử dụng hài
hòa các loại vốn.
+ Phòng điều hành sản xuất: Có nhiệm vụ về kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật công nghệ,
quản lý cơ điện, quản lý công tác sáng kiến, nghiên cứu tiến bộ kỹ thuật, kiểm tra
chất lượng sản phẩm.
+ Phòng tổ chức lao động: Phụ trách công việc văn thư, quản lý chế độ chính sách,
lưu trữ tài liệu công văn, bảo quản tốt con dấu. Xây dựng kế hoạch tiền lương, cấp
bậc, quy chế trả lương, trả thưởng và các chế độ ưu đãi đối với công nhân viên đặc
biệt là phụ nữ.

Công tác pháp chế, thi đua khen thưởng, đào tạo, tuyển dụng lao động, nâng cao
tay nghề và trình độ công nhân viên.
+ Phân xưởng sản xuất: Nhận và lập kế hoạch sản xuất, triển khai thực hiện tốt kế
hoạch sản xuất đúng tiến độ năng suất. Quản lý điều hành sắp xếp lao động hợp lý,
hiệu quả, bảo đảm an toàn về tài sản và tính mạng người lao động. Quản lý bảo
dưỡng, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, đồng thời lưu giữ an toàn tài liệu, hồ
sơ về các công nhân sản xuất.
1.5. Kết quả kinh doanh của đơn vị.
Bảng biểu 1.1. Kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu
Doanh thu về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20=10-11)
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh (30= 20-(24+25))
Lợi nhuận khác
Lợi nhuận trước thuế (50=30+40)


10

ĐVT:tỷ đồng
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
58,672
60,892
40,361


11
20

40,598
18,074

41,259
19,633

30,339
10,022

24
25
30

1,5
0,8
15,774

1,52
0,9
17,213

0,9
0,73
8,392

40

50

0,015
15,789

0,02
17,233

0,017
8,409
11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

Thuế TNDN
52
0,324
0,194
0,192
Lợi nhuận sau thuế TNDN 60
15,465
17,039
8,217
(60=50-52)
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA ĐƠN VỊ
2.1. Hình thức tổ chức kế toán áp dụng tại công ty
- Hình thức kế toán áp dụng chung cho toàn công ty: Hình thức Kế toán máy

- Công ty in sổ theo hình thức Nhật ký chung.
- Phần mềm kế toán công ty sử dụng: Phần mềm FAST
Sơ đồ 2.1: Quy trình hạch toán theo hình thức Kế toán máy.
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN

Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại

Phầnmềm
mềm kế
Phần
kế
toán
máy
toán

Máy vi tính

Sổ kế toán:
-Sổ nhật ký chung
- Sổ cái
-Sổ chi tiết

-Bảo cáo tài chính
-Báo cáo kết quả kinh
doanh

Cập nhật số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng
Đối chiếu
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi
Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần
mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào
sổ kế toán: Sổ cái, Sổ nhật ký chung và các sổ, thẻ chi tiết có liên quan.
Cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, lập BCTC. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác trung thực theo thông tin đã nhập trong kỳ.
Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm Sổ nhật ký chung, Sổ cái và các sổ chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán
ghi bằng tay.
12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

2.2. Tổ chức bộ máy kế toán
SƠ ĐỒ 2.2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Kế toán trưởng

Bộ phận kế
toán vật tư;
Tài sản cố
định


Bộ phận kế
toán vốn bằng
tiền, Tiền
lương…

Bộ phận kế
toán tổng
hợp

Thủ quỹ

2.3. Các chế độ, chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng.
Công ty áp dụng chế độ kế toán của Bộ tài chính ban hành theo Thông tư
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm;
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ kế toán là đồng Việt Nam;
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung
- Kê khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
- Tài sản cố định khấu hao theo phương pháp đường thẳng;
- Kế toán tổng hợp hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên;
- Kế toán chi tiết hàng tồn kho: phương pháp thẻ song song;
- Tính giá hàng xuất kho: phương pháp giá thực tế đích danh
2.4. Phần mềm kế toán sử dụng ở đơn vị: phần mềm FAST

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Lao động - Xã hội

CHƯƠNG III: QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU TẠI ĐƠN VỊ.
3.1 . Kế toán tiền lương tại công ty.
3.1.1. Các hình thức trả lương và cách tính lương của đơn vị.
 Hình thức trả lương
Công ty Cổ phần gạch ngói Gia Thanh hiện đang áp dụng hình thức trả lương
cho cán bộ nhân viên quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là trả lương theo sản
phẩm ( Phòng tổ chức lao động, phòng kế toán , ... ); trả lương theo doanh thu cho
Phòng kinh doanh.
 Cách tính lương
- Đối với công nhân viên các phòng ban quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất:
Tổng sản lượng trong tháng
Lương bình quân theo sản phẩm =

x Đơn giá tiền lương bộ phận
Tổng số công của công ty

=> Lương sản phẩm của công nhân = Lương bình quân theo sản phẩm x số công
trong tháng của công nhân.
+ Đơn giá tiền lương được xác định theo từng bộ phận dựa vào trình độ kỹ thuật,
mức độ phức tạp của công việc.
- Đối với công nhân viên phòng kinh doanh
+ Lương tháng = doanh thu bán hàng trong tháng * 4,5%
3.1.2.Các khoản trích nộp theo lương:
Bảng biểu 3.1. Các khoản trích nộp theo lương
Các khoản trích theo lương
BHXH
BHYT BHTN KPCĐ

Doanh nghiệp (24%)
18%
3%
1%
2%
Người lao động (10,5%)
8%
1,5%
1%
0%
Công ty sử dụng TK338: phải trả phải nộp khác. Gồm 5 tài khoản cấp 2:
TK 338(2): KPCĐ, TK 338(3): BHXH, TK 338(4): BHYT, TK 338(9):
BHTN, TK 338(8): phải trả, phải nộp khác.

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

3.1.3.Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng:
- Bảng chấm công (Mẫu số 01a - LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 - LĐTL)
- Bảng kê các khoản nộp theo lương (Mẫu số 10 – LĐTL)
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu số 11 – LĐTL)
- Sổ chi tiết TK 334, TK 338
- Sổ tổng hợp chi tiết TK 334, TK 338
- Sổ cái TK 334, TK 338


15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

Nhân viên
P. Tổ chức lao động
P. Kế toán
Trưởng phòng kế toán
Giám đốc
Thủ quỹ
Bộ phận kinh
doanh bán
Tính lương
Bộ phận gián
theo doanh
tiếp đi làm, đi
thu
họp
Lập bảng
3.1.4.
Quy
trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương
Công
nhân
các
chấm
công


Bảng
lương
phân
xưởng
điQuy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương

đồ
3.1:
tính
lương
theo
doanh
làm

Không đồng ý

thu

TổLập
trưởng
bảng
chấm
công
lương
Bảng thanh
toán lương,
Kiểm
tra
thưởng

bảng và
các
khoản
lương
phải nộp
Ký và
duyệt
bảng
lương
Nhận lại
bảng lương

Đồng ý

Bảng
ký nhận
Phiếu
lương
chi
Nhận tiền
Chi
tiền
Phát
lương

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Lao động - Xã hội

Bước 1: Nhân viên phòng KD bán hàng, phòng TCLĐ chấm công bộ phận gián tiếp
và tổ trưởng các phân xưởng tiến hành chấm công cho công nhân.
Bước 2: Tổ trưởng các phân xưởng chuyển bảng chấm công cho phòng TCLĐ,
phòng TCLĐ lập bảng tính lương chuyển cho phòng kế toán, phòng kế toán ghi
nhận doanh thu bán hàng của nhân viên phòng kinh doanh và lập bảng tính lương
theo doanh thu.
Bước 3: Kế toán lập bảng tổng hợp lương phải trả sau khi đã khấu trừ thuế TNCN
và các khoản BHXH, BHYT, BHTN…
Bước 4: Kế toán chuyển bảng tổng hợp lương phải trả cho kế toán trưởng để kiểm
tra bảng lương, nếu đồng ý chuyển cho GĐ, không đồng ý chuyển cho kế toán làm
lại bảng lương.
Bước 5: Giám đốc ký duyệt bảng lương sau đó chuyển lại cho kế toán đê lập phiếu
chi.
Bước 6: Thủ quỹ nhận phiếu chi, chi tiền và phát lương cho cán bộ công nhân viên
trong công ty.
Bước 7: Cán bộ công nhân viên trong công ty ký nhận bảng lương rồi nhận tiền.
3.1.5. Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
SƠ ĐỒ 3.2: Quy trình ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bảng chấm công,
Bảng thanh toán tiền
lương, Bảng phân bổ
tiền lương và BHXH,
Phiếu chi…

Cập nhật trên phần
mềm


-Sổ nhật ký chung
-Số chi tiết tài khoản
3382,3383,3384,3386
-Sổ cái TK 334,338

-Bảng cân đối số
phát sinh
-Báo cáo tài chính

3.1.6. Kế toán quản trị tiền lương
3.1.6.1. Đơn giá tiền lương:
- Đơn giá tiền lương của công nhân sản xuất: bao gồm tiền lương của công nhân
công nghệ và công nhân phục vụ.
17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

- Đơn giá tiền lương của bộ phận gián tiếp: bao gồm tiền lương của cán bộ khối
phòng ban và cán bộ điều hành phân xưởng.
- Đơn giá tiền lương của bộ phận kinh doanh: là tiền lương của nhân viên tiêu thụ
phòng kinh doanh được hưởng theo phần trăm doanh thu quy định của Công ty.
3.1.6.2. BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
- BHXH, BHYT,BHTN được tính bằng lương tối thiểu vùng nhân hệ số lương.
- Kinh phí công đoàn được tính bằng 2% quỹ lương thực tế
3.1.6.3. Chi phí ăn ca, độc hại:
 Đối với định mức ăn ca được tính cụ thể như sau:
Ca 1 + Ca 2 : Định mức cho 01 xuất ăn = 10.000 đồng

Ca 3
: Định mức cho 01 xuất ăn = 12.000 đồng
- Đối với các phòng ban, các trưởng ngành khoán 15 000đồng/ xuất
 Đối với định mức độc hại :
Tính theo mức khoán cho sản phẩm (3.000 đ/1000 viên SP)
3.1.6.4. Cơ sở quyết toán:
- Bảng chấm ăn ca trong tháng
- Bảng chấm công trong tháng
- Bảng định mức đơn giá tiền lương
- Báo cáo biến động lao động
- Báo cáo kết quả thực hiện công việc
3.1.6.5. Quy trình kiểm soát chi phí lao động
Bảng biểu 3.2: Quy trình kiểm soát chi phí lao động
ST
T
1
2
3

4

Loại báo cáo

Bộ phận lập

Bảng định mức đơn Bộ phận tổ chức lao
giá lương
động
Báo cáo kết quả thực Tổ trưởng các phân
hiện công việc

xưởng lập
Bảng theo dõi biển Thống kê của tổ
động lao động
trưởng phân xưởng
và phòng TCLĐ
Bảng chấm công
Tổ trưởng các bộ
phận và phòng
TCLĐ

Nội dung kiểm soát
Kiểm soát chi phí tiền
lương ở từng bộ phận
Kiểm soát năng suất lao
động của từng bộ phận
Kiểm soát sự biến động về
sô lượng lao động trong DN
Kiểm soát tiền công, ngày
công lao động trong tháng
18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

3.2. Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
3.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí SXKD tại Công ty CP gạch ngói Gia Thanh.
Sản phẩm chủ yếu của công ty là gạch xây 2 lỗ , nên công ty đã xác định đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất là loại sản phẩm gạch xây 2 lỗ

3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí SXKD.
Để tập hợp chi phí sản xuất kế toán thường bắt đầu từ những chứng từ gốc
như: hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho, các chứng từ duyệt lương, phiếu thu,
phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng,…
3.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp chiếm phần lớn tổng chi phí giá thành. Vì vậy, việc
hạch toán chính xác khoản mục này có ý nghĩa rất quan trọng.
Tại Công ty, vật liệu xuất dùng có liên quan đến một đối tượng tập hợp chi
phí, nên chi phí nguyên vật liệu xuất dùng được tập hợp trực tiếp cho đối tượng tập
hợp chi phí đã xác định.
 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621: Chi phí NVL trực tiếp
Tại doanh nghiệp TK 621 được chi tiết như sau:
+ TK 6211: Đất sét
+ TK 6212: Than cám
+ TK 6213: khác
a. Nguyên vật liệu trực tiếp xuất kho đưa vào sử dụng

Chứng từ sử dụng
- Phiếu yêu cầu xuất NVL
- Phiếu xuất kho
- Bảng kê xuất vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn

 Quy trình luân chuyển chứng từ
19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Lao động - Xã hội

Sơ đồ 3.3: Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL sản xuất
Tổ trưởng tổ sản Giám đốc
Kế toán vật tư
Thủ kho
xuất
Kiểm tra xác định
khối lượng NVL
cần sử dụng

Lập phiếu yêu
cầu xuất NVL

Kiểm tra,
phê duyệt

Lập PXK, trình
GĐ và Kế toán
trưởng phê duyệt

Cập nhật phần
mềm, lưu trữ và
bảo quản chứng


-

Xuất kho NVL


Ghi thẻ kho

Khi có nhu cầu về NVL sử dụng cho sản xuất, tổ trưởng tổ sản xuất kiểm tra
xác định khối lượng NVL cần sử dụng sau đó lập phiếu yêu cầu xuất NVL trình lên
Giám đốc kiểm tra, phê duyệt, chuyển cho kế toán vật tư để lập Phiếu xuất kho, sau
khi được GĐ và Kế toán trưởng ký phê duyệt, Kế toán chuyển cho thủ kho để xuất
kho NVL. Thủ kho cập nhật thẻ kho sau đó chuyển lại cho Kế toán cập nhật phần
mềm, lưu trữ và bào quản chứng từ.
b. Nguyên vật liệu mua ngoài đưa ngay vào sản xuất không qua kho
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn mua hàng
Bảng kê mua hàng
Phiếu chi, Giấy báo nợ, Giấy thanh toán tạm ứng…

 Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ 3.4. Quy trình luân chuyển chứng từ mua NVL đưa ngay vào sử dụng
20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bộ phận sử dụng

Trường Đại học Lao động - Xã hội

Kế toán

Yêu cầu vật tư

Giám đốc

Kiểm tra, phê duyệt

Mua hàng

Hóa đơn mua hàng

Lập phiếu chi,
chuyển khoản, ghi
nhận nợ

Ký phiếu chi, ghi nhận
vật tư
Cập nhật phần mềm,
lưu trữ và bảo quản

Trong trường hợp cần sử dụng vật tư nhưng không có sẵn trong kho, bộ phận
sử dụng sẽ lập phiếu yêu cầu vật tư sau đó trình giám đốc kiểm, phê duyệt. Sau đó
bộ phận sử dụng tiền hành mua hàng và gửi hóa đơn mua hàng cho phòng kế toán.
Kế toán sẽ lập phiếu chi nếu thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản nếu thanh
toán bằng TGNH hoặc ghi nhận nợ nếu chưa thanh toán. Chuyển cho bộ phận sử
dụng ký phiếu chi và ghi nhận vật tư sau đó kế toán cập nhật phần mềm, lưu trữ và
bảo quản chứng từ

c.Quy trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp trên phần mềm FAST
Sơ đồ 3.5. Quy trình hạch toán chi phí NVL
Sổ kế toán
-Phiếu yêu cầu xuất NVL
-Phiếu xuất kho
-Hóa đơn mua hàng
-Bảng kê mua hàng


Cập nhật vào
phân hệ chứng từ
-Xuất vật tư
-Phiếu chi

-Sổ nhật ký chung
-Sổ cái TK 621
-Sổ cái TK 152
-Sổ cái các TK liên quan 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

Sổ chi tiết
-Sổ chi tiết TK 621
-Sổ chi tiết TK 152
-Sổ chi tiết các TK liên quan
-Bảng kê chi tiết nhập xuất
tồn
Báo cáo tổng hợp
nhập xuất tồn

3.2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí NCTT bao gồm tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm như : Công nhân trộn đất sét, công nhân đóng gạch thô,
công nhân vận chuyển gạch vào lò nung, công nhân ra lò và vận chuyển gạch thành
phẩm ra bãi chứa .

a. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622
b. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

c.Quy trình hạch toán CP NCTT trên phần mềm FAST
Sơ đồ 3.6. Quy trình hạch toán CP NCTT

Sổ kế toán
-Sổ nhật ký chung
-Sổ cái TK 622,334, các TK
liên quan…

Bảng thanh toán lương, Bảng
chấm công, Bảng phân bổ tiền
lương và các khoản trích theo
Sổ chi tiết
-Sổ chi tiết TK 622,334,
Cập nhật vào phân hệ Chứng
Các TK liên quan
từ: kê
Phiếu
chi…
-Bảng
chi tiết
số phát
sinh


22
Bảng cân đối tài
khoản


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

3.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
a. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng: tài khoản 627
b. Chứng từ kế toán sử dụng
Do tính chất của khoản CP này là rất đa dạng về các loại CP do đó chứng từ sử
dụng cũng rất nhiều, sau đây là một số chứng từ chủ yếu
-Phiếu xuất kho, Phiếu chi, Giấy báo nợ
-Bảng thanh toán lương, bảng tính các khoản trích theo lương
-Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

c. Quy trình hạch toán CPSXC trên phần mềm FAST
Sơ đồ 3.7. Quy trình hạch toán CPSXC
Chứng từ kế toán liên quan:
-Phiếu chi, Giấy báo nợ, Phiếu xuất kho
-Bảng thanh toán lương
-Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Sổ kế toán
-Sổ cái TK 627
-Số cái các TK liên quan
-Sổ nhật ký chung


Cập nhật vào phân hệ chứng từ:
Phiếu chi,…

Báo cáo liên quan
23
-Bảng cân đối tài khoản
-Bảng kê chi tiết số phát
sinh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động - Xã hội

Sổ chi tiết
-Sổ chi tiết TK 627
-Sổ chi tiết các TK liên
quan

3.2.3. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang
Định kỳ vào cuối tháng công ty tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm, việc
kiểm kê được chuẩn bị cẩn thận, sắp xếp các loại vật tư, sản phẩm thành những loại
giống nhau, những loại hỏng được xếp riêng để thuận lợi cho quá trình kiểm kê.
Trong tháng 3/2015 công ty sản xuất trong tháng hoàn thành nhập kho
800.000 viên gạch 2 lỗ A, và 26.500 viên gạch 2 lỗ A sản xuất còn dở dang, mức độ
hoàn thành dở dang là 50% SPDD đang trong quy trình sản xuất đã sử dụng định
mức NVL giống sản phẩm hoàn thành.
+ Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ:
Chi phí NVLTT: 7.590.526 đồng
Chi phí NCTT:

1.714.869 đồng
Chi phí SXC:
1.592.444 đồng
Sản phẩm dơ dang của công ty được tính như sau:
+ Quy đổi SPDD ra sản phẩm hoàn thành tương đương:
26.500 x 50% = 13.250 viên

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Lao động – Xã hội

- Phân bổ chi phí cho SPDD:
+ Chi phí NVLTT:
Chi
phí
NVL
=
chính

Chi phí SXKD
+
dở dang đầu kỳ

Chi phí SXKD phát
sinh trong kỳ

Sản phẩm hoàn

+
thành

SPDD cuối kỳ

7.590.526 + 428.108.010
=

x

800.000 + 26.500

26.500

x

SPDD
cuối kỳ

= 13.969.765 đồng

+ Chi phí NCTT
Chi phí SXKD
Chi phí SXKD dở
phát sinh trong kỳ
dang đầu kỳ theo chi +
Chi phí
SPDD đã
theo
chi

phí
phí NCTT
NCTT
=
x quy đổi
NCTT
Sản phẩm hoàn thành

+ SPDD đã quy đổi

1.714.869 + 141.025.200
= 800.000 + 13.250

x

13.250 = 2.325.614 đồng

+ Chi phí sản xuất chung:
Chi phí SXKD dở
dang đầu kỳ theo +
chi phí SXC
Chi phí SXC

Chi phí phát sinh
trong kỳ theo chi
phí SXC

=

x

Sản phẩm hoàn
+
thành

=

1.592.444 + 57.814.853
800.000 + 13.250

SPDD đã
quy đổi

SPDD đã quy đổi

x

13.250 = 966.876 đồng

+ Tổng chi phí SXKD dở dang cuối kỳ:
13.969.765 + 2.325.614 + 966.876 = 17.262.255 đồng
3.2.4. Tính giá sản xuất của sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch ngói Gia
Thanh
3.2.4.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành của doanh nghiệp


×