Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Khái niệm chuyển giao tri thức và ảnh hưởng của yếu tố động cơ đến quá trình chuyển giao tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.98 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

Bài tập thực hành phương pháp định lượng
môn PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHÁI NIỆM CHUYỂN GIAO TRI THỨC VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA YẾU TỐ ĐỘNG CƠ ĐẾN QUÁ
TRÌNH CHUYỂN GIAO TRI THỨC

Nhóm 14 – Lớp NCS 2010
Nguyễn Quốc Anh
Trần Thị Tuấn Anh
Dương Nguyễn Uyên Minh
Huỳnh Thị Hương Thảo
Hoàng Cẩm Trang
Hoàng Hải Yến

Trang 1


THÁNG 5 - 2011

Trang 2


TÓM TẮT
Đề tài dùng phương pháp định lượng để kiểm định thang đo khái niệm chuyển
giao tri thức. Bên cạnh đó, hai khái niệm động cơ bên trong và động cơ bên ngoài
cũng được xây dựng bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và đề tài nghiên
cứu tác động của chúng đến kết quả chuyển giao tri thức. Kết quả hồi quy cho thấy cả


hai yếu tố động cơ nội tại và động cơ cụ thể đều tác động dương đến kết quả chuyển
giao tri thức.

Trang 3


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Bước sang thế kỷ XXI, bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đều không
thể thiếu tri thức khoa học. Đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước đang ở trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc chiếm lĩnh được tri thức khoa học và công nghệ
hiện đại để áp dụng thành công vào thực tiễn là một nhu cầu hết sức cấp bách.
Tri thức khoa học là hệ thống các kiến thức mà con người tích lũy được trong
các hoạt động sống của mình, được tích lũy ngày càng hoàn thiện từ thế hệ này qua
thế hệ khác. Hệ thống kiến thức ấy được áp dụng phục vụ cho hoạt động sống của
con người, tạo ra của cải vật chất, tạo ra phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại
nâng cao năng suất lao động của con người.
Trong xu thế phát triển, nền kinh tế vật chất đang chuyển dần sang nền kinh tế
tri thức. Kinh tế tri thức là biểu hiện và xu hướng của nền kinh tế hiện đại. Trong đó
tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu
quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp
và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế. Nền kinh tế tri thức được hiểu là nền kinh
tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức,
phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao.
1.1.

Mục tiêu nghiên cứu.
Nhà trường với hai chức năng chính là nghiên cứu tức là sản xuất ra tri

thức mới và giảng dạy (phân phối tri thức khoa học) thông qua các thế hệ học

sinh, sinh viên tạo nên lực lượng tri thức đông đảo trong xã hội. Tuy nhiên, làm
sao để áp dụng tri thức vào thực tiễn và đẩy nhanh quá trình vận dụng tri thức là
một nhu cầu cần thiết để tạo động lực cho sự phát triển xã hội. Để góp phần vào
công việc trên, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu như sau:
 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao tri thức giữa nhà
trường và doanh nghiệp.
Trang 4


 Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với quá trình chuyển giao tri
thức thông qua sinh viên bậc đại học hệ văn bằng 2, hệ vừa làm vừa học trên
địa bàn TPHCM.
1.2. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được nhóm tác giả sử dụng để nghiên cứu,
có thể diễn giải theo các bước thực hiện sau.
Bước 1: Tổng kết lý thuyết.
Tổng kết các nghiên cứu lý thuyết về chuyển giao tri thức; các nhân tố
tác động tới chuyển giao tri thức; chuyển giao tri thức giữa nhà trường
và doanh nghiệp…
Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu.
Dựa vào tổng kết lý thuyết, tình hình giảng dạy, học tập, liên kết giảng
dạy và tuyển dụng giữa nhà trường và các đơn vị tuyển dụng nhóm tác
giả xác định các nhân tố thành phần tác động tới chuyển giao tri thức
giữa nhà trường và doanh nghiệp. Xây dựng mô hình lý thuyết về các
nhân tố tác động vào chuyển giao tri thức giữa nhà trường và doanh
nghiệp và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 3: Thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức được thực hiện với mẫu 420, thông qua kỹ thuật
phỏng vấn, xin ý kiến trả lời trực tiếp các câu hỏi trong phiếu điều tra
với đối tượng nghiên cứu là các học viên học năm thứ 2 văn bằng đại

học thứ 2 và học viên vừa học vừa làm (năm thứ 3 và thứ 4). Kết quả
điều tra mẫu 420 được nhóm tác giả sử dụng để kiểm định mô hình lý
thuyết, các giả thuyết trong mô hình.
Bước 4.: Phân tích dữ liệu.
 Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố thành phần.
 Kiểm định thang đo.
 Kiểm định mô hình lý thuyết xây dựng.

Trang 5


1.3. Ý nghĩa nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu giúp cho nhà trường có thể thay đổi một số nội dung
chương trình, phương pháp giảng dạy và tạo động lực cho học viên để việc
chuyển giao tri thức được thực hiện tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho doanh nghiệp xác định được các vấn đề
cần thay đổi, đẩy mạnh bên trong doanh nghiệp để tạo động lực cho nhân viên có
môi trường và điều kiện tốt để thực hiện việc chuyển giao tri thức thu nhận được
từ nhà trường vào doanh nghiệp.
1.4. Kết cấu báo cáo nghiên cứu.
Kết cấu của báo cáo nghiên cứu được chia làm 5 chương. Chương I giới
thiệu tổng quan về dự án nghiên cứu. Chương II tổng hợp lý thuyết đã được công
bố về chuyển giao tri thức, các nhân tố thành phần trong chuyển giao thức. Kết
quả tổng hợp lý thuyết cùng với nghiên cứu thực tại về việc chuyển giao tri thức
giữa một số trường và doanh nghiệp, nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương III trình bày phương pháp nghiên cứu. Chương IV báo cáo kết quả
nghiên cứu. Cuối cùng, chương IV tóm tắt và hàm ý của kết quả nghiên cứu và
nêu những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trang 6



CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu
Việc xem xét ảnh hưởng của động cơ bên trong và động cơ bên ngoài trong việc
chuyển giao tri thức của nhân viên trong các tổ chức đã được nhiều nhà nghiên cứu trên
thế giới đầu tư nghiên cứu trong nhiều thập kỉ qua.
Theo Lin (2007), mặc dù nhiều lý thuyết nhận ra tầm quan trọng của cả động cơ
bên trong và bên ngoài nhưng không có nghiên cứu ứng dụng nào quan trọng đánh giá
được ảnh hưởng của sự khác biệt giữa yếu tố động cơ bên trong và bên ngoài của nhân
viên trong quá trình chuyển giao tri thức.
Việc chuyển giao tri thức của các nhân viên bị ảnh hưởng bởi bản thân mỗi cá
nhân, sự tự chủ trong công việc và thành tích đạt được hơn là bởi những phần thưởng
mang tính tài chính (Tampoe, 1996). Bên cạnh đó Ryan và Deci (2000) phát hiện rằng
cảm giác của sự tự tin làm việc sẽ không làm tăng động cơ bên trong trong chuyển giao tri
thức nếu nó không đi kèm với quyền tự chủ, do đó mọi người không chỉ cần cảm giác của
sự tự tin (tính tự hiệu quả trong công việc) mà còn phải có quyền tự quyết định (quyền tự
chủ) nếu động cơ bên trong là để duy trì hoặc nâng cao trong quá trình chuyển giao tri
thức.
Động cơ bên trong có ảnh hưởng đáng kể trong nỗ lực chuyển giao tri thức và do
đó làm tăng xu hướng các cá nhân chia sẻ kiến thức của họ với các thành viên khác và tạo
thuận lợi cho quá trình học tập, đó là vấn đề trọng yếu ở thời điểm khi mà khả năng để
tìm hiểu thêm và học hỏi nhanh hơn so với những đối thủ cạnh tranh và nó là lợi thế cạnh
tranh bền vững (Slater and Narver, 1995).
Động cơ bên trong có thể giúp để đạt được một sự cân bằng hiệu quả hơn giữa sự
cạnh tranh và sự hợp tác của các cá nhân, bởi vì nó ủng hộ một mức độ cao hơn của sự
hợp tác, cụ thể là chuyển giao tri thức cao hơn gây ra bởi động cơ bên trong cao hơn làm
giảm sự cạnh tranh cao mà sự cạnh tranh ở mức độ này làm cản trở sự học nghề và hợp
tác (Kofman và Senge, 1993)

Trang 7


Hơn nữa, thực chất động cơ bên trong thúc đẩy một môi trường làm việc rất cần
thiết cho cả hai giao tiếp chính thức và phi chính thức, nó đòi hỏi phải chuyển giao nhiều
hơn và mua lại các kiến thức cũng như sự phát triển của những hành vi mà tăng sức mạnh
học hỏi trong các tổ chức (Slater và Narver, 1995).
Động cơ bên trong thực hiện hai vai trò quan trọng trong quá trình chuyển giao tri
thức. Đầu tiên, động cơ bên trong là một phần thưởng của chính nó, và thứ hai, nó khuyến
khích sự tham gia của cá nhân trong quá trình chuyển giao kiến thức (Lucas và Ogilvie,
2006). Cụ thể, động cơ bên trong giúp cho chuyển giao kiến thức trong các điều kiện,
trong đó không có động cơ bên ngoài tác động (Osterloh và Frey, 2000). Như McDermott
và O'Dell (2001) chỉ ra, các tổ chức công nhận những nỗ lực, năng lực và thành tích của
các nhân viên cung cấp động cơ bên trong cho họ để chuyển giao kiến thức.
Xét đến động cơ bên ngoài, nó được xem như là tập hợp các phần thưởng liên quan
đến tiền - cả trực tiếp (ví dụ như tiền lương, ưu đãi, tiền thưởng…v.v) và gián tiếp (ví dụ
như thời gian không làm việc, đào tạo, bảo hiểm cuộc sống, phụ cấp ngoài lương và các
phụ cấp khác…v.v) - mà cá nhân nhận được để làm việc. Những động lực bên ngoài động
viên nhân viên để thực hiện nhiệm vụ có giá trị cho tổ chức (Prendergast, 1999; Bonner
và Sprinkle, 2002).
Các nhân viên có được động cơ bên ngoài nếu họ được đáp ứng nhu cầu của họ
một cách gián tiếp, đặc biệt là thông qua tiền. Việc tập trung vào các ưu đãi tiền tệ sẽ có
thể bắt đầu thu hút những cá nhân đánh giá sự giàu có cao (Perry và Porter, 1982). Tiền là
một mục tiêu cung cấp sự hài lòng không phụ thuộc vào hoạt động thực tế (Osterloh và
Frey, 2000). Mặc dù các phần thưởng bằng tiền này có thể cung cấp tạm thời để chuyển
giao tri thức, chúng không phải là một ảnh hưởng cơ bản trong việc hình thành hành vi
của nhân viên chia sẻ kiến thức (Lin, 2007).
Tuy nhiên, các cơ sở lý thuyết thì không đồng ý hoàn toàn về hiệu quả của động cơ
bên ngoài trong việc chuyển giao kiến thức. Lucas và Ogilvie (2006) thừa nhận rằng các
nghiên cứu trước kia về chuyển giao kiến thức và động cơ bên ngoài cho thấy một mối

quan hệ quan trọng và tích cực giữa các yếu tố này, mặc dù họ không tìm thấy bằng
chứng hỗ trợ trong nghiên cứu của họ cho vai trò của các động cơ bên ngoài trong việc
chuyển giao tri thức. Nhóm nghiên cứu của Bock (2005) thấy rằng phần thưởng bên ngoài
Trang 8


gây ảnh hưởng tiêu cực về thái độ của một cá nhân khi chia sẻ kiến thức và việc khen
thưởng của tổ chức không ảnh hưởng đáng kể đến thái độ và hành vi của nhân viên trong
việc chuyển giao tri thức (Lin, 2007). Osterloh và Frey (2000) chỉ ra rằng động cơ bên
trong thì quan trọng hơn động cơ bên ngoài trong việc chuyển giao tri thức. Trong cuộc
điều tra bằng phương pháp định lượng của mình, Burgess (2005) chỉ ra các nhân viên
nhận thấy những phần thưởng của tổ chức cho việc chuyển giao tri thức sẽ trải qua nhiều
thời gian hơn trong việc chia sẻ kiến thức nhiều hơn.
Nhiều tổ chức đã thiết kế hệ thống khen thưởng để khuyến khích nhân viên chia sẻ
kiến thức của mình với người khác (Bartol và Srivastava, 2002), bởi vì sự sẵn lòng để
chia sẻ thường phụ thuộc vào việc có đi có lại. Ý tưởng rằng các cá nhân được thúc đẩy
thông qua các cam kết và bồi thường được sử dụng như là một trao đổi công bằng (Hall,
2001). Theo lý thuyết này, các nhân viên cảm thấy được thưởng thỏa đáng sẽ phát triển
một cam kết mạnh mẽ đối với tổ chức, sẽ tăng thời gian làm việc, và sẽ tạo ra việc chuyển
giao tri thức với nhau, nhờ đó cải thiện hiệu suất làm việc của họ. Việc khen thưởng cũng
đóng một vai trò trong cơ chế chuyển giao kiến thức trong đó hệ thống khen thưởng hỗ
trợ cho việc phát triển sự tin tưởng giữa một cá nhân và tổ chức (Bartol và Srivastava,
2002).
2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Một số nghiên cứu lý thuyết cho thấy các yếu tố về động cơ bên trong và động cơ
bên ngoài của người học có sự tác động rất lớn đến hiệu quả của việc chuyển giao tri
thức giữa nhà trường và doanh nghiệp được diễn giải qua mô hình sau:

ĐỘNG CƠ BÊN TRONG


H1

KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO TRI THỨC

H2
ĐỘNG CƠ BÊN NGOÀI
Trang 9


2.2.1. Kết quả chuyển giao tri thức.
Có nhiều quan điểm và cách thức đo lường kết quả chuyển giao tri thức từ nhà
trường sang doanh nghiệp thông qua sinh viên. Thông thường, kết quả chuyển giao tri
thức được thể hiện qua nhận định khách quan của người lao động và người sử dụng lao
động: kiến thức đã học có cần thiết không? có ứng dụng được không? có giúp gia tăng
hiệu quả công việc mà người lao động đang làm hay không?
2.2.2. Động cơ bên trong của người học.
Để có thể hòa nhập và có một vị trí nhất định trong một tổ chức, năng lực làm việc cá
nhân là một yếu tố vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, với tri thức sẵn có, người lao động
sẽ chủ động và tự tin trong quá trình giải quyết công việc sẽ dẫn đến công việc được hoàn
thành hiệu quả và nhanh chóng hơn. Điều này sẽ giúp người lao động cảm thấy tự hào về
bản thân và hứng thú, gắn bó lâu dài với công việc đã chọn.
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa động cơ bên trong của người học và
kết quả chuyển giao tri thức.
2.2.3. Động cơ bên ngoài của người học
Bên cạnh vai trò quan trọng của động cơ bên trong, động cơ bên ngoài cũng kích
thích người học trong quá trình chuyển giao tri thức như: tăng lương, khen thưởng, thăng
chức, được mọi người tôn trọng …Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường có chế độ
trả lương theo năng lực công việc. Hình thức này đã và đang tạo động lực để nhân viên
sáng tạo, năng động và đẩy nhanh tiến độ cũng như hiệu quả công việc.
Giả thuyết H2: có mối quan hệ cùng chiều giữa động cơ bên ngoài của người học và

kết quả chuyển giao tri thức.

Trang 10


CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 2, nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở xây dựng lý thuyết, xây dựng mô
hình và giả thuyết nghiên cứu. Ở chương 3, nhóm nghiên cứu sẽ giới thiệu về phương pháp
nghiên cứu để đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu. Phần này đề cập đến hai nội
dung chính:
 Giới thiệu thiết kế nghiên cứu.
 Kiểm định thang đo.
3.1. Giới thiệu thiết kế nghiên cứu.
Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá thang đo các khái niệm
nghiên cứu.
3.1.1. Mẫu nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các học viên vừa đi học vừa đi làm. Đây là các học viên
đang theo học năm thứ 2 hệ văn bằng đại học thứ hai hoặc năm thứ 3, thứ 4 hệ vừa học
vừa làm tại các trường đại học trên địa bàn thành phố HCM.
Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 3 năm 2011, thông qua gửi phiếu điều tra trực
tiếp tới 500 học viên thuộc đối tượng nghiên cứu trên. Nhóm nghiên cứu thu về 420
phiếu trong đó có 31 phiếu không hợp lệ (đối tượng phỏng vấn không điền đủ thông tin
trong phiếu điều tra). Như vậy cuối cùng kích thước mẫu nghiên cứu n = 389. Có 12
biến quan sát trong nghiên cứu nên tỷ lệ kích thước mẫu so với biến quan sát là 389/12.
Tỷ lệ này đủ lớn để phản ánh độ tin cậy của các tham số thống kê trong quá trình phân
tích tiếp theo.
3.1.2. Thiết kế nghiên cứu.
Sau khi thu thập được mẫu nghiên cứu với kích thước mẫu n=389, nhóm nghiên
cứu tiến hành kiểm tra Cronbach alpha để kiểm tra tương quan biến tổng và loại các

biến không phù hợp (các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn .30 sẽ bị loại).
Sau đó sử dụng phương pháp EFA để kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai
trích.
3.2. Thang đo.
Trong mô hình nghiên cứu, có 3 khái niệm nghiên cứu được sử dụng, bao gồm:
 Chuyển giao tri thức.
 Động cơ nội tại chuyển giao tri thức.
Trang 11


 Động cơ cụ thể đối với chuyển giao tri thức.
Cả ba khái niệm trên đều là các khái niệm đơn hướng. Các thang đo sử dụng để đo
lường là dạng thang đo likert 7 điểm với 1: hoàn toàn phản đối và 7: hoàn toàn đồng
ý.

3.2.1. Thang đo chuyển giao tri thức.
Thang đo chuyển giao tri thức bao gồm 4 biến quan sát nhằm đo lường
những kiến thức học viên thu được ở nhà trường có thể chuyển giao áp dụng vào
công việc hiện tại. Cụ thể:
1.
2.
3.
4.

Thu được nhiều kiến thức cần thiết cho công việc tôi đang làm
Thu được nhiều kiến thức ứng dụng cho công việc tôi đang làm
Thu được nhiều kiến thức giúp gia tăng hiệu quả công việc của tôi đang
làm
Đã ứng dụng có hiệu quả kiến thức học tại trường vào công việc tôi đang
làm

Bảng 3.1. Thang đo chuyển giao tri thức.

3.2.2. Thang đo động cơ nội tại chuyển giao tri thức.
Thang đo động cơ nội tại chuyển giao tri thức bao gồm 4 biến quan sát.
Cả 4 biến trong thang đo này nhằm đo lường động cơ cảm nhận của đối tượng
nghiên cứu đối với kết quả chuyển giao tri thức. Họ cảm nhận thế nào về bản
thân mình khi chuyển giao được tri thức vào công việc hiện tại.
1.
2.
3.
4.

Thích thú ứng dụng những kiến thức học tại trường vào công việc của tôi.
Thích thú với kết quả đạt được khi ứng dụng kiến thức học tại trường vào
công việc.
Luôn cảm thấy hứng thú khi ứng dụng được những kiến thức học tại
trường vào công việc.
Ứng dụng kiến thức học tại trường vào công việc là niềm tự hào của đối
tượng nghiên cứu.
Bảng 3.2. Thang đo động cơ nội tại chuyển giao tri thức.

3.2.3. Thang đo động cơ cụ thể đối với chuyển giao tri thức.
Thang đo động cơ cụ thể đối với chuyển giao tri thức đo lường động cơ bên
ngoài (từ doanh nghiệp, từ tổ chức, từ đồng nghiệp…) kích thích đối tượng nghiên
cứu ứng dụng chuyển giao tri thức. Động cơ cụ thể này là đạt được lợi ích vật chấ
Trang 12


hay lợi tích tinh thần. Thang đo động cơ cụ thể đối với chuyển giao tri thức bao
gồm bốn biến quan sát (bảng 3.3).

1.

Được tăng lương là động cơ kích thích ứng dụng kiến thức học tại trường
vào công việc.
2. Được khen thưởng là động cơ kích thích ứng dụng kiến thức học tại trường
vào công việc.
3. Được tôn trọng là động cơ kích thích ứng dụng kiến thức học tại trường
vào công việc.
4. Được đề bạt là động cơ kích thích ứng dụng kiến thức học tại trường vào
công việc.
Bảng 3.3. Thang đo động cơ cụ thể đối với chuyển giao tri thức.
3.3. Đánh giá sơ bộ thang đo.
Nghiên cứu sử dụng công cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha để loại biến không
phù hợp và sau đó sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA để kiểm tra
trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích.
3.3.1.Hệ số tin cậy Cronbach alpha.
Kết quả Cronbach alpha được tổng hợp ở bảng 3.4. Nhìn vào kết quả ở bảng 3.4
ta thấy cả 12 biến quan sát đều có hệ số tương quan so với biến tổng >.30 nên tất cả các
này đều có ý nghĩa. Cronbach alpha của cả 3 thang đo: chuyển giao tri thức, động cơ nội
tại chuyển giao tri thức và động cơ cụ thể chuyển giao tri thức đều có giá trị nằm trong
khoảng (.80-.90). Như vậy cả 3 thang đo trên đều đạt yêu cầu.

Trang 13


Phương
Biến
Trung bình thang thang đo
quan sát
đo nếu loại biến. loại biến


sai Hệ số tương Cronbach's
nếu quan
biến Alpha
nếu
tổng
loại biến.

Chuyển giao tri thức:  =.829
Q1

54.89

100.537

.500

.508

Q2

55.12

98.338

.552

.581

Q3


55.15

97.471

.565

.547

Q4

55.47

98.652

.576

.429

Động cơ nội tại chuyển giao tri thức:  =.812
Q5

55.23

98.062

.548

.494


Q6

55.15

95.895

.634

.606

Q7

54.96

98.514

.555

.455

Q8

54.91

97.342

.560

.388


Động cơ cụ thể đối với chuyển giao tri thức:  =.841
Q9

55.23

95.489

.471

.510

Q10

55.36

93.536

.573

.595

Q11

54.78

97.854

.522

.435


Q12

55.14

94.988

.523

.567

Bảng 3.4. Kết quả Cronbach alpha các thang đo.
3.3.2.Phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.3.2.1.Về số lượng nhân tố trích
Để kiểm định giá trị hội tụ của các biến quan sát, nhóm nghiên cứu phân tích
EFA. Kết quả do SPSS thực hiện được thể hiện trên các bảng 3.5 và bảng 3.6.
Bảng 3.5 cho thấy theo cách trích PCA, trích được 3 nhân tố với phương sai các
thành phần trích được từ 12 biến đo lường khái niệm chuyển giao tri thức giữa nhà

Trang 14


trường và doanh nghiệp thông qua sinh viên là 67.385%. Như vậy sơ bộ về mặt số
lượng các thành phần là đạt yêu cầu.

Trang 15


Total Variance Explained
Component

Initial Eigenvalues

Extraction
Sums
Squared Loadings

of Rotation Sums of Squared
Loadings

Total

% of
Varianc Cumulat
%
of Cumulat
%
of Cumulati
e
ive %
Total Variance ive %
Total Variance ve %

1

4.923

41.025 41.025

4.923 41.025


41.025

2.776 23.137

23.137

2

2.037

16.978 58.003

2.037 16.978

58.003

2.769 23.078

46.215

3

1.126

9.382

67.385

1.126 9.382


67.385

2.540 21.171

67.385

.738

6.154

73.539

.677

5.638

79.178

.497

4.143

83.320

.422

3.514

86.835


.390

3.246

90.081

.340

2.833

92.914

10

.311

2.593

95.507

11

.279

2.321

97.828

12


.261

2.172

100.000

d4
i
m5
e
n6
s 7
i
o8
n
09

Extraction Method: Principal Component Analysis.
Bảng 3.5. Nhân tố và Tổng phương sai trích

3.3.2.2.Trọng số nhân tố.
Trang 16


Rotated Component Matrixa
Component
1

2


3

V1

.094

.145

.848

V2

.107

.211

.853

V3

.091

.326

.771

V4

.164


.515

.481

V5

.091

.802

.184

V6

.099

.771

.365

V7

.171

.812

.090

V8


.286

.580

.239

V9

.815

.048

.102

V10

.845

.175

.089

V11

.697

.216

.125


V12

.853

.137

.046

Bảng 3.6: Ma trận cấu trúc nhân tố
Kết quả SPSS ở bảng 3.6 cho thấy:
 Thành phần động cơ nội tại được đo lường bằng 4 biến Q5, Q6, Q7 và Q8. Trọng số
nhân tố các biến quan sát Q5, Q6, Q7 và Q8 trên nhân tố động cơ nội tại mà chúng
đo lường sau khi quay cao hơn các trọng số trên hai nhân tố còn lại mà nó không đo
lường nên thang đo động cơ nội tại của chuyển giao tri thức đạt giá trị hội tụ.
 Thành phần động cơ cụ thể chuyển giao tri thức đo lường bằng 4 biến Q9, Q10, Q11
và Q12. Trọng số nhân tố các biến quan sát Q9, Q10, Q11 và Q12 trên nhân tố động
cơ cụ thể mà nó đo lường sau khi quay lớn hơn các trọng số trên các nhân tố khác
nên thang đo động cơ cụ thể chuyển giao tri thức đạt giá trị hội tụ.

Trang 17


 Đối với thang đo chuyển giao tri thức, trọng số nhân tố của các biến quan sát Q1,
Q2, Q3 đo lường nó sau khi quay lớn hơn các trọng số nhân tố trên các nhân tố mà
nó không đo lường. Tuy nhiên trọng số nhân tố của biến quan sát Q4 trên nhân tố
chuyển giao tri thức mà nó đo lường ( A =.481) sau khi quay lại thấp hơn một ít so
với trọng số của nó trên nhân tố động cơ nội tại mà nó không đo lường ( B= .515)
với (A - B = -.026). Sự khác biệt này là không lớn, tuy nhiên để biết có nên loại biến quan sát
thứ 4 ra khỏi thành phần chuyển giao tri thức hay không, nhóm nghiên cứu kiểm tra EFA đối với
biến thành phần này.


Chuyển giao tri thức
Eigenvalue = 2.649
Phương sai trích = 66.224%
Biến quan sát
1

Trọng số nhân tố
.827

2

.861

3

.848

4

.710

Bảng 3.7: Kết quả phân tích EFA cho biến thành phần chuyển giao tri thức.
Kết quả trong bảng 3.7 cho thấy thang đo chuyển giao tri thức đạt yêu cầu về nhân tố
trích, phương sai trích và trọng số nhân tố các biến quan sát của nó (Q1, Q2, Q3, Q4) đều
nằm trong khoảng (.70 - .80). Như vậy không nên loại biến Q4 ra khỏi thành phần chuyển
giao tri thức. Thành phần chuyển giao tri thức được đo lường bằng 4 biến Q1, Q2, Q3 và
Q4 và biến thành phần này đạt giá trị hội tụ.
Như vậy, kết quả kiểm tra Cronbach alpha và EFA cho thấy các ba thang đo, chuyển giao tri
thức, động cơ nội tại và động cơ cụ thể đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị hội tụ.


Trang 18


CHƯƠNG IV : HỒI QUY VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
4.1 Mô hình nghiên cứu .
Nghiên cứu lý thuyết cho thấy các yếu tố về động bên trong và bên ngoài có thể có
sự tác động rất lớn đến hiệu quả của việc chuyển giao tri thức giữa nhà trường và doanh
nghiệp. Phần nghiên cứu này nhằm minh chứng cho những giả thiết đã được nên lên
trước đó. Bên cạnh đó, những yếu tố khác như giới tính, độ tuổi cũng được đưa vào mô
hình, đóng vai trò của các biến kiểm soát.

X1 : Động cơ bên trong

b1
Y : Kết quả chuyển giao
tri thức

X2 : Động cơ bên ngoài

b2
b3, b4
Biến kiểm soát
D1: Giới tính
D2: Độ tuổi

Hình 4.1 : Sự tác động của yếu tố động cơ bên trong và bên ngoài đối với kết
quả chuyển giao tri thức


Phương pháp hồi quy bội được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu sự tác
động của động cơ bên trong và động cơ bên ngoài đối với kết quả chuyển giao tri thức
giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua người học.
Phương trình hồi quy có dạng :
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3D1 + b4D2 +U

Trong đó:


Y: là biến phụ thuộc, thể hiện kết quả chuyển giao tri thức.

Trang 19




X1: động cơ bên trong , được tính toàn bằng tổng các biến đo lường (sự thích
thú khi ứng dụng tri thức, sự thích thú với kết quả ứng dụng tri thức, sự hứng
thú và niềm tự hào khi ứng dụng tri thức)



X2: động cơ bên ngoài, được tính toán bằng tổng các biến quan sát về động
cơ ứng dụng tri thức như: được tăng lương, được khen thưởng, được tôn
trọng, được đề bạt.



D1: giới tính là biến giả được gán giá trị bằng 1 nếu đối tượng phỏng vấn là
nam và gán giá trị bằng 0 nếu đối tượng là nữ.




D2: độ tuổi là biến giả được gán giá trị bằng 1 nếu đối tượng phỏng vấn trên
35 tuổi và gán giá trị bằng 0 nếu đối tượng từ 35 tuổi trở xuống.



U: sai số.

Ký hiệu

Tên gọi

Giá trị

X1

Động cơ bên
Tổng 4 biến đo lường thuộc tính về động
trong
cơ bên trong (V5-V8)

X2

Động cơ bên
Tổng 4 biến đo lường thuộc tính về động
ngoài
cơ bên ngoài (V9-V12)


D1

Giới tính

0: Nam
1: Nữ

D2

Độ tuổi

0: Từ 35 tuổi trở xuống
1: Trên 35 tuổi.

Y

Kết
quả
Tổng 4 biến đo lường kết quả chuyển giao
chuyển giao tri tri thức giữa nhà trường và doanh nghiệp.
thức

Bảng 4.1 : Ký hiệu các biến nghiên cứu
4.2

Kiểm định giả thiết
Để đánh giá tác động của yếu tố động cơ (bên trong và bên ngoài) đối với kết quả
chuyển giao tri thức, phương trình hồi quy được ước lượng dựa trên số liệu thu thập từ
389 học viên như đã giới thiệu ở phần III.
Kết quả hồi quy cho thấy mức độ phù hợp của mô hình là 0,389. Điều này cho thấy

các biến độc lập đưa vào mô hình (X1, X2, D1, D2) đã giải thích được 37,9% đối với biến
phụ thuộc Y. Kết quả phân tích phương sai (bảng 4.3) cũng cho thấy hệ số xác định này thực sự
có ý nghĩa thống kê.
Trang 20


Model Summary
Model
1

R

Adjusted R
Square

R Square

.623a

.389

Std. Error of the
Estimate

.382

3.26180

Bảng 4. 2 : Hệ số xác định của mô hình hồi quy
ANOVAb

Sum of
Squares

Model
1

df Mean Square

Regression

2527.185

3

842.395

Residual

4156.137

385

10.795

Total

6683.321

388


F
78.034

Sig.
.000a

b. Biến phụ thuộc : Kết quả chuyển giao
tri thức
Bảng 4.3: Bảng phân tích phương sai
Kết quả hồi quy (bảng 4.4) cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình đều tác động
vào biến phụ thuộc cần nghiên cứu. Trong đó, động cơ bên trong (X 1) đóng vai trò tác
động quan trọng nhất kết quả chuyển giao tri thức (b 1 = 0.536). Biến độc lập động cơ bên
ngoài (X2) cũng tác động đến Y (b 2 = 0.097). Hai biến kiểm soát (D 1: giới tính và D2 : độ
tuổi) có tác động gần như bằng nhau (b3 = 0,106 và b4 =0,104).

Trang 21


Coefficientsa
Unstandardized
Coefficients
Model
1

B

Standardized
Coefficients

Std.

Error

(Constant)

7.258

.883

Động cơ bên
trong

.523

.043

Động cơ bên
ngoài

.077

Giới tính (M:
1/F: 0)
Độ tuổi (<35:
0;>35: 1)

Beta

t

Sig.


8.216

.000

.536

12.14
6

.000

.034

.097

2.245

.025

.906

.345

.106

2.625

.009


1.350

.524

.104

2.576

.010

a. Biến phụ thuộc : Kết quả
chuyển giao tri thức
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến kết quả chuyển giao tri thức

Kết quả hồi quy trên cũng chứng tỏ rằng các giả thiết nghiên cứu (H1 và H2) về sự tác động của động
cơ ứng dụng tri thức lên kết quả chuyển giao tri thức đã được kiểm định và chấp nhận.

Giả
thiết

Mối quan hệ giữa các khái niệm

Ước
lượng

Giá
trị t

pvalue


H1

Động cơ bên trong → Kết quả
chuyển giao tri thức

.536

12.146

.000

H2

Động cơ bên ngoài → Kết quả
chuyển giao tri thức

.097

2.245

.025

Bảng 4.5 : Hệ số hồi quy của các mối quan hệ (đã chuẩn hóa)
H1 giả thiết rằng động cơ bên trong tác động tăng lên kết quả chuyển giao tri
thức. Hệ số hồi quy của các biến X 1 (động cơ bên trong) là số dương (b1 =0.536) và có
Trang 22


ý nghĩa thống kê (p-value = 0.000) đã chứng tỏ giả thiết này. Kết quả hồi quy cho thấy
động cơ bên trong đóng vai trò tác động mạnh mẽ nhất. Chính sự thích thú được ứng

dụng tri thức, được chứng kiến thành quả ứng dụng tri thức của mình, niềm tự hào khi
ứng dụng tri thức thành công sẽ thúc đẩy người học viên tìm phương thức ứng dụng một
cách có hiệu quả nhất những tri thức mình đã được học vào công việc hiện tại.
H2 giả thiết rằng động cơ bên ngoài cũng tác động dương đến kết quả chuyển
giao tri thức. Hê số hồi quy của X 2 (động cơ bên ngoài) dương (b 2=0.097) và có ý nghĩa
thống kê (p-value = 0.025) cũng đã khẳng định giả thiết H2 là hợp lý. Như vậy, động cơ
bên ngoài (lương, thưởng cũng như nhu cầu được tôn trọng và được đề bạt thăng tiến)
cũng đóng vai trò hết sức quan trọng đến kết quả chuyển giao tri thức.

Trang 23


CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
5.1. Kết luận.
Nghiên cứu của nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, động cơ bên trong có vai trò rất quan
trọng tới kết quả chuyển giao tri thức nhưng kết quả chuyển giao sẽ không cao nếu thiếu
động cơ bên ngoài. Do đó, khi muốn nâng cao hiệu quả ứng dụng tri thức, doanh nghiệp
cần chú ý kích thích vào động cơ ứng dụng tri thức của nhân viên. Doanh nghiệp cần chú
ý cả động cơ bên trong và bên ngoài. Để kích thích động cơ bên trong, doanh nghiệp cần
tạo điều kiện để nhân viên thích thú ứng dụng tri thức, đồng thời ghi nhận kết quả của
việc ứng dụng tri thức, cho họ thấy được các giá trị mà họ mang lại cho doanh
nghiệp.Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những lợi ích trực tiếp mà
nhân viên mong muốn, cho họ thấy được thành quả mà họ sẽ được thụ hưởng nếu cống
hiến cho doanh nghiệp bằng cách tăng lương, khen thưởng và tạo cơ hội thăng tiến cho
họ. Những chính sách động viên cả về vật chất và tinh thần như vậy sẽ thức đẩy việc
chuyển giao tri thức giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng sâu và rộng hơn.
5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Mặc dầu nghiên cứu đã xây dựng được mô hình các nhân tố và mức độ của các nhân
tố tác động vào chuyển giao tri thức từ nhà trường tới doanh nghiệp tuy nhiên nghiên cứu
cũng một số hạn chế sau như sau :

 Đối tượng chọn mẫu là các học viên đang học các môn chuyên ngành hẹp hệ văn bằng
đại học thứ 2 hoặc hệ vừa học vừa làm chứ chưa khảo sát được các học viên thuộc hệ
đào tạo sau đại học. Trong khi đó đối tượng học viên sau đại học ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn. Hơn nữa học viên sau đại học chủ yếu đang vừa đảm nhiệm các công việc
khác nhau tại doanh nghiệp vừa đi học nên ý kiến của họ sẽ rất có ý nghĩa cho nghiên
cứu này. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chưa đạt được tính khái quát hóa một cách tuyệt
đối. Hạn chế này cũng mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo nê mở rộng đối tượng mẫu với
đối tượng học viên này
 Việc thu thập dữ liệu chủ yếu được tiến hành tại các trường đại học thuộc khối kinh tế,
chưa tiến hành được đối với các trường thuộc các khối đào tạo khác như khối kỹ thuật,
khối y dược...vì vậy tính tổng quát hóa của vấn đề nghiên cứu bị hạn chế. Vì vậy nghiên
cứu tiếp theo nên có đại diện của các trường thuộc các khối đào tạo kỹ thuật, y dược, sư
phạm...và có thể so sánh chúng với nhau.
 Có nhiều nhân tố thành phần tác động đến chuyển giao tri thức giữa nhà trường và
doanh nghiệp thuy nhiên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hai thành
phần là động cơ bên trong và động cơ bên ngoài của người học để nghiên cứu, do đó

Trang 24


chưa phản ánh đầy đủ vấn đề cần nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo nên xây dựng
mô hình với nhiều yếu tố thành phần hơn.

Trang 25


×