Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận phân tích chính sách tiền tệ ở VN và minh họa trên mô hình IS LM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.13 KB, 30 trang )

Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

LỜI NÓI ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế quan trọng nhất của
mỗi Quốc gia nhằm ổn định đồng tiền, kiềm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh
tế một cách hiệu quả. Trong những năm qua Việt Nam đã xây dựng chính sách tiền tệ
tương đối hợp lý. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế trong nước vẫn còn tồn tại những yếu tố
thiếu sự ổn định như hiện nay, nguy cơ tái lạm phát cao vẫn có thể xảy ra.
Do đó, việc hiểu rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và thực hiện chính
sách tiền tệ phù hợp sẽ góp phần tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của nước
ta. Chính vì sự quan tâm đến các vấn đề trên, học viên đã chọn đề tài: " Phân tích
chính sách tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua và minh họa trên mô hình ISLM".

2.

Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích, đối tượng: Đề tài giúp học viên củng cố những lý thuyết về chính sách tiền
tệ và mô hình IS-LM, trên cơ sở đó phân tích thực trạng chính sách tiền tệ của Việt
Nam trong thời gian qua (từ 2008 đến 2012) đã tác động đến nền kinh tế như thế nào
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt hiệu quả cao.
Phạm vi nghiên cứu: Chính sách tiền tệ của Việt Nam từ 2008 đến 2012, đểm qua sơ
bộ chính sách tài khóa để phân tích trên mô hình IS-LM.

3.

Phương pháp nghiên cứu.
Thông qua các dữ liệu thứ cấp, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin, so


sánh, phân tích; kết hợp với khảo cứu ý kiến của một số chuyên gia để rút ra các kết
luận phù hợp.

4.

Bố cục bài tiểu luận gồm ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Phân tích chính sách tiền tệ của VN và minh họa bằng mô hình IS-LM
Chương 3: Giải pháp nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt hiệu quả cao.
Trang 1


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Chính sách tiền tệ.
1.1.1. Khái niệm.
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát tiền tệ của nhà
nước thông qua ngân hàng nhà nước với hai công cụ chủ yếu là: mức cung tiền và lãi
suất. Qua đó tác động đến đầu tư tư nhân, tổng cầu để đạt được các mục tiêu: ổn định
giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế
1.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ.


Tăng trưởng kinh tế: luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch
định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó
ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện
lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ




Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát: NHTW thông qua CSTT có thể tác động
đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình.Giá trị đồng tiền ổn định
được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng
hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước
mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền
không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng 0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát
triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp
tăng lên.



Tạo công ăn việc làm cho người lao động, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp và duy trì
ở mức thất nghiệp tự nhiên: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực
tiếp tới việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất kinh
doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế .Để có một tỷ lệ
thất nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.



Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Trang 2


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

1.1.3. Công cụ của chính sách tiền tệ



Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối
với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo
cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán
của họ.



Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu
hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho
vay) của các Ngân hàng thương mại.



Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua
bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ
có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại,
từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại
dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.



Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện
chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay
giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản
xuất.




Công cụ hạn mức tín dụng: là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành
chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng
của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng
Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng
cho nền kinh tế.



Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và
đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiện
quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết
cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất
kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình

Trang 3


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân
thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá
không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng
tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền
kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách
tiền tệ.
1.2. Mô hình IS-LM
1.2.1. Đường IS


Khái niệm: Đường IS biểu thị tập hợp các mức lãi suất và thu nhập cân bằng

trên thị trường hàng hóa vĩ mô. Đường IS được sử dụng trong phân tích mô
hình IS-LM.



Thành lập đường IS

Hình 1.1: Đồ thị mô tả sự hình thành đường IS
- Đầu tư I là hàm số phụ thuộc vào sản lượng Y và lãi suất thực tế r : I = I (Y, r), đầu
tư giảm nếu lãi suất tăng (dI/dr<0).
- Tiết kiệm S là hàm số của thu nhập Y : S = Y - C, tiết kiệm tăng khi thu nhập tăng
(dS/dY>0).
Trang 4


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

- Thu nhập bằng với sản lượng bằng với tổng chi tiêu (chi tiêu dùng + chi đầu tư tư
nhân + chi tiêu ròng chính phủ + xuất khẩu ròng). Khi một trong các loại chi tiêu này
thay đổi, thì tổng chi tiêu sẽ thay đổi, hay thu nhập sẽ thay đổi. Y = C + I + G + NX
- Thị trường hàng hóa vĩ mô ở trạng thái cân bằng, do đó : I = S.
- Lãi suất r tăng, khiến cho đầu tư I giảm đi.
- Tiết kiệm S luôn bằng đầu tư I, nên khi đầu tư giảm thì thu nhập Y phải giảm để cho
tiết kiệm giảm xuống.
- Biểu diễn quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất r với thu nhập Y để đảm bảo cần bằng thị
trường hàng hóa vĩ mô này trên đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức thu nhập Y,
còn trục tung là các mức lãi suất r, ta sẽ có một đường IS là tập hợp của các mức tiết
kiệm và thu nhập bằng nhau làm cân bằng thị trường hàng hóa vĩ mô. Đường này dốc
xuống về phía phải.
- Phương trình đường IS: Y = C ( Y - T ) + I ( Y, r ) + G



Sự dịch chuyển:

- Vì nguyên nhân nào đó (chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế dẫn tới chi tiêu ròng
của chính phủ tăng lên, lãi suất r không đổi mà đầu tư I lại tăng lên. Tiết kiệm S phải
tăng theo đầu tư. Và thu nhập Y phải tăng lên để cho tiết kiệm tăng. Khi r không đổi
mà Y tăng, đường IS dịch song song sang phía phải của đồ thị.
- Ngược lại, khi r không đổi mà Y giảm, đường IS dịch song song sang phía trái.
1.2.2. Đường LM


Khái niệm: Đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị
trường tiền tệ. Đường LM được dùng trong phân tích mô hình IS-LM.



Thành lập đường LM

Trang 5


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

Hình 1.2: Đồ thị mô tả sự hình thành đường LM
- Thị trường tiền tệ ở trạng thái cân bằng, nghĩa là lượng cầu tiền L bằng lượng cung
tiền M.
- Lượng cung tiền M không thay đổi vì cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương
hay các cơ quan tương đương) không tiến hành biện pháp gì làm ảnh hưởng tới lượng
cung tiền.

- Lượng cầu tiền L bằng tổng của lượng cầu tiền vì mục đích giao dich và lượng cầu
tiền vì mục đích đầu cơ kiếm lợi.
- Càng có nhiều thu nhập, cá nhân càng tiêu dùng nhiều, do đó càng cần nhiều tiền
mặt để giao dịch.
- Lãi suất càng cao thì người ta càng giữ ít tiền mặt, và thay vào đó càng tăng mua các
tài sản có lợi tức cao.
- Vì giả thiết rằng lượng cầu tiền L luôn bằng lượng cung tiền M, nghĩa là không đổi.
Nên hễ thu nhập Y tăng, thì lượng cầu tiền vì mục đích giao dịch sẽ tăng lên. Lượng
cầu tiền dự trữ vì mục đích đầu cơ vì thế sẽ giảm đi; và để đảm bảo điều đó, lãi suất
thực tế r cần phải tăng lên. Tóm lại, khi xét từ góc độ thị trường tiền tệ cân bằng, khi
thu nhập tăng thì lãi suất thực tế cũng sẽ tăng; và ngược lại.

Trang 6


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

Như vậy, đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ
sẽ là đuờng dốc lên phía phải trên một đồ thị hai chiều với trục hoành là các mức thu
nhập Y, còn trục tung là các mức lãi suất thực r (xem Hình 1.2).
- Phương trình đường LM: M / P = YL (r), trong đó
M: cung tiền
M / P: cung tiền thực tế
YL (r): hàm cầu tiền phụ thuộc vào thu nhập và lãi suất


Sự dịch chuyển

- Giả sử cơ quan quản lý tiền tệ quyết định tăng lượng cung tiền M. Để cho thị trường
tiền tệ luôn cân bằng, lượng cầu tiền L cũng sẽ tăng lên tương ứng. Với cùng một mức

lãi suất thực nên lượng cầu tiền dự trữ để đầu cơ sẽ không đổi. Vì thế, lượng cung tiền
L tăng thực chất là do lượng cầu tiền vì mục đích giao dịch tăng. Muốn thế, thu nhập
Y phải tăng. Nói chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích kinh tế tăng trưởng chính là
dựa vào cơ chế nói trên. Trên đồ thị, đường LM sẽ dịch song song sang phía phải khi
lượng cung tiền M tăng.
- Ngược lại, là chính sách thắt chặt tiền tệ đường LM dịch song song sang phía trái.
1.2.3. Mô hình IS-LM

Trang 7


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

Hình 1.3: Mô hình IS-LM cân bằng.
Tại bất kỳ thời điểm nào, cung hàng hóa phải bằng với cầu hàng hóa; cung tiền phải
bằng với cầu tiền. Cả quan hệ IS lẫn LM đều phải xảy ra:
Quan hệ IS: Y = C ( Y - T ) + I ( Y, r ) + G
Quan hệ LM: M / P = YL (r)
Hình 1.3 Biểu diễn cả đường IS lẫn LM trên cùng một đồ thị. Sản lượng hay tương
đương là tổng sản phẩm hay thu nhập được đo trên trục hoành. Lãi suất được đo trên
trục tung. Bất kỳ điểm nào trên đường IS dốc xuống cũng thể hiện điều kiện cân bằng
trên thị trường hàng hóa. Bất kỳ điểm nào trên đường LM dốc lên cũng thể hiện điều
kiện cân bằng trên thị trường tài chính. Chỉ có điểm E 0 là thỏa cả hai điều kiện cân
bằng. Điều đó có nghĩa là điểm E0, với mức sản lượng Y0 và lãi suất r0 đi kèm, là một
điểm cân bằng tổng quát, điểm mà tại đó có trạng thái cân bằng trên thị trường hàng
hóa lẫn các thị trường tài chính.


Sự dịch chuyển


Giả sử đường IS và LM ở dạng cân bằng. Khi chính sách tiền tệ không thay đổi, chính
sách tài khóa nới lỏng được thực hiện thì thu nhập tăng lên do đường IS dịch song
song sang phía phải, còn chính sách tài khóa thắt chặt được thực hiện thì thu nhập
giảm đi do đường IS dịch song song sang phía trái.
Tương tự, khi chính sách tài khóa không đổi, chính sách tiền tệ nới lỏng được thực
hiện thì thu nhập tăng lên do đường LM dịch song song sang phía phải, còn chính
Trang 8


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện thì thu nhập giảm vì đường LM dịch song song
sang phía trái.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phát huy hiệu lực, nhưng mức độ phụ thuộc
vào độ dốc của hai đường IS và LM. Khi hai chính sách cùng được thực hiện một lúc
và theo cùng hướng nới lỏng hay cùng hướng thắt chặt, hiệu quả đối với tăng thu nhập
là rất lớn. Còn khi hai chính sách cùng được thực hiện một lúc, nhưng một chính sách
theo hướng nới lỏng còn một chính sách theo hương thắt chặt, thì hiệu quả tới thu
nhập nhỏ. Đây gọi là ảnh hưởng triệt tiêu.

Trang 9


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM VÀ
MINH HỌA TRÊN MÔ HÌNH IS-LM
2.1. Chính sách tiền tệ năm 2008
2.1.1. Tình hình thực hiện chính sách

Năm 2008 là năm mà nền kinh tế trong nước có những biến động rất lớn. Thị
trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động về lãi suất, tỷ giá... Thực
hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, lúc thắt chặt, lúc nới lỏng. Việc
thắt chặt tiền tệ đầu năm và nới lỏng dần cuối năm đã tạo nên tần suất điều chỉnh
chính sách nhiều chưa từng có trong lịch sử.
Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, đầu tháng 2 năm 2008 NHTM đã thực
hiện đồng thời bốn biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN như sau:


Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng thời mở rộng thêm phạm vi tiền gửi
dự trữ bắt buộc theo quyết định số 187/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 01 năm 2008
của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.



Phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Ba NHTM nhà nước lớn
nhất, mỗi ngân hàng phải mua 3.000 tỷ đồng theo QĐ 346/QĐ-NHNN.



Từ tháng 2 năm 2008, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN tăng hơn trước: lãi
suất cơ bản tăng 0,5%, lãi suất tái cấp vốn tăng 1,0%, lãi suất chiết khấu tăng
1,5% theo QĐ 305/QĐ-NHNN.



NHNN ban hành quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 về sửa đổi
chỉ thị về cho vay chứng khoán. Quyết định 03 còn thắt chặt về cho vay chứng
khoán hơn Chỉ thị 03 trước đây.


Trang 10


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

Với 4 quyết định được coi là cứng rắn và kiên quyết nói trên trong điều hành CSTT
của NHNN đã gây ra các tác động sốc và phản ứng tiêu cực tức thì của thị trường tiền
tệ và của NHTM. Có thể nói đây là một cú phanh gấp trong quá trình tụt dốc của nền
kinh tế nhằm ngăn chặn vật giá leo thang và lạm phát.
2.1.2. Phân tích trên mô hình IS-LM
Lãi suất

LM1
LM0

i0

C

A
B

i1

IS0
IS1
Y2

Y1 Y0


Sản lượng

Hình 2.1: Sự dịch chuyển của đường IS-LM
- Giả sử nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại A (Y0; i0 = i*)
- Do tác động của nền kinh tế thế giới năm 2008 khiến cho lạm phát trong nước tăng
 Giá cả hàng hóa tăng  AD giảm  đường IS dịch chuyển sang trái (từ IS0 thành IS1

). Lúc này điểm cân bằng mới là B (Y1; i1).

- Tại điểm B ta có: Y giảm từ Y0  Y1
i giảm từ i0 i1 lúc này tư bản trong nước bị chảy ra ngoài, cầu
ngoại tệ tăng.
- Mục đích của chính sách tiền tệ lúc này là tăng lãi suất (đưa lãi suất dần trở về i 0) và
ổn định tỷ giá hối đoái, do đó chính phủ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ (như đã
phân tích ở mục 1.1):

Trang 11


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

- Lúc này: i tăng  Cung tiền giảmđường LM dịch chuyển sang trái (LM0  LM1) 
Điểm cân bằng thay đổi từ B (Y1; i1) sang C (Y2; i0). Trên đây là phân tích trong điều
kiện chính sách đạt hiệu quả tốt nhất sẽ đưa lãi suất i1 lên đến lãi suất i0.

2.2. Chính sách tiền tệ năm 2009
2.2.1. Tình hình thực hiện chính sách.
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế
giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường

vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác
của nước ta.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và dân cư trong xã hội tiếp cận được với
vốn vay của hệ thống ngân hàng theo tinh thần của các gói giải pháp kích cầu của
Chính phủ cũng như tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổn định và hiệu quả,
NHNN đã hạ thấp lãi suất chỉ đạo từ 14% xuống 7%, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ
11% xuống 5%.
Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường ngoại tệ, NHNN đã triển khai quyết
liệt nhiều giải pháp như mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các
ngân hàng thương mại từ +/-3% lên +/-5% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng
cùng phối hợp với các biện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường như bán
ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và
đời sống; điều hòa ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trên ngân hàng.

Trang 12


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

Các biện pháp chấn chỉnh hoạt động ngoại hối cũng được tăng cường như phối
hợp với các bộ, ngành kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hŕnh vi quảng cáo, nięm yết
giá hŕng hóa bằng ngoại tệ, mua, bán ngoại tệ trái phép; tăng cường kiểm tra hoạt
động mua bán ngoại tệ của các NHTM và hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ, xử lý
nghiêm các vi phạm.
Yêu cầu các NHTM nhà nước giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ
(lãi suất cho vay giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống không quá 4%/năm kể từ ngày
15/4/2009 và giảm tiếp xuống mức không quá 3%/năm kể từ ngày 01/6/2009, lăi suất
huy động giảm xuống mức không quá l,5%/năm kể từ ngày 01/6/2009). Đồng thời đề
nghị Hiệp hội Ngân hàng yêu cầu các NHTM cổ phần đồng thuận giảm lãi suất huy
động và cho vay bằng ngoại tệ như các NHTM nhà nước kể từ ngày 8/6/2009. Các

biện pháp trên đã có tác động giảm áp lực thiếu cung ngoại tệ trên thị trường, giữ
được thị trường ổn định.
Tuy nhiên, diễn biến kinh tế những tháng cuối năm vẫn tiếp tục là thách thức cho
thực thi CSTT như thâm hụt cán cân thương mại không được cải thiện mà vẫn tiếp tục
gia tăng (theo số liệu của Tổng cục Hải quan 11 tháng tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu cả nước đạt 113,6 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, xuất
khẩu là 51,33 tỷ USD, giảm 11,5% và nhập khẩu là 62,28 tỷ USD, giảm 17%. Cán
cân thương mại hàng hóa 11 tháng thâm hụt 10,95 tỷ USD bằng 21,3% xuất khẩu),
nguồn bù đắp cho thâm hụt này suy giảm như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm
sút mạnh so với năm 2008, đầu tư gián tiếp nước ngoài không tăng mà còn giảm;
nguồn kiều hối cũng giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu... do vậy dẫn đến thâm hụt
cán cân thanh toán, tình hình này tiếp tục gây bất lợi cho việc ổn định tỷ giá.
Ngày 26/11, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá, nâng tỷ giá công bố lên 17.980
VND/USD, tăng 5,4% so với ngày trước đó, thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% xuống
còn +/-3%, đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm biên độ tỷ giá.

Trang 13


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ từ -5% trở xuống lại
được NHNN bán ngoại tệ hỗ trợ nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng cam kết cung cấp
đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt ưu tiên những mặt hàng
nhập khẩu phục vụ sản xuất.
Đồng thời với điều chỉnh tỷ giá, NHNN đã thực hiện nâng các mức lãi suất chỉ
đạo lên thêm 1%. Đây là giải pháp có tính đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế, vừa
có tác dụng tiếp tục duy trì tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời chủ động ngăn chặn
nguy cơ lạm phát và trước mắt ổn định thị trường ngoại hối.
Như vậy, có thể nói những khó khăn nhất đã qua, năm 2009 mặc dù phải đối mặt

với rất nhiều thách thức trong quá trình thực thi CSTT, nhưng với sự điều hành linh
hoạt, sự ứng phó kịp thời với những biến động của tình hình, về cơ bản CSTT đã đạt
được mục tiêu của năm 2009 là kiềm chế lạm phát từ mức 19,98% năm 2008 xuống
còn 6,52%, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,2% và CSTT đã góp phần quan trọng
vào ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và
đòi hỏi CSTT của NHNN phải có phản ứng kịp thời để ngăn chặn.
2.2.2. Phân tích trên mô hình IS-LM
Lãi suất

LM0
LM1

i1
i2
i0

B
A

C

IS1
IS0
Y0 Y1 Y2

Sản lượng

Hình 2.2: Sự dịch chuyển của đường IS-LM
Trang 14



Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

- Giả sử nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại A (Y0; i0 = i*)
- Do tình hình kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng nên kim ngạch
xuất khẩu giảm so với năm 2008, đồng thời các khoản đầu tư, cho vay từ nước ngoài
cũng bị giảm đáng kể.
- Để khôi phục suy thoái kinh tế năm 2009, song song với chính sách tiền tệ như đã
phân tích ở trên, Chính Phủ cũng thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách
tung ra các gói kích cầu kinh tế. Lúc này đường IS0 dịch chuyển sang phải thành IS1.
Điểm cân bằng mới là B(Y1; i1) dẫn đến lãi suất tăng cao, để ổn lãi suất Chính phủ
phải sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, để tăng cung tiền, giảm lãi suất làm cho
đường LM0 dịch chuyển sang phải thành LM1.
Điểm cân bằng mới là C(Y2; i2), tại C: Y2 > Y1 và i2 < i1  Chính sách mở rộng tài khóa
kết hợp với mở rộng tiền tệ đã làm giảm được lãi suất, tăng mức sản lượng  tăng
trưởng kinh tế.
2.3. Chính sách tiền tệ năm 2010.
2.3.1. Tình hình thực hiện chính sách.
Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh
tế 4,8%, thương mại tăng 11,4%. Năm 2010, theo đánh giá của Chính phủ, kinh tế
nước ta tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá. Kinh tế trong nước tăng trưởng cao
(6,78%) nhờ động lực đầu tư (vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12,9%), xuất khẩu (25,5%)
và tiêu dùng (tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 24,5%); các cân đối lớn của
nền kinh tế và an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo.
Với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng
kinh tế bền vững trong năm 2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 18/NQ-CP và Nghị
quyết số 23/NQ-CP về giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá và ngoại hối đã
được NHNN thực hiện khá tốt, như sau:

Trang 15



Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao


Một là, điều hành được lượng tiền cung ứng thông qua các công cụ chính sách
tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại
(NHTM) và nền kinh tế, tác động làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường. Trong
đó nổi bật là việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối
với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; linh
hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý và giảm lãi suất
nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho
NHTM có quy mô nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ.



Hai là, thực hiện cho vay theo cơ chế lãi suất thỏa thuận bằng VND, điều hành
linh hoạt các mức lãi suất, kết hợp với các biện pháp khác để điều tiết mặt bằng
lãi suất thị trường phù hợp.



Ba là, thực hiện các giải pháp hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn và gói
kích thích kinh tế theo Nghị quyết của Chính phủ, trong đó tập trung chỉ đạo
các tổ chức tín dụng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, đơn
giản hóa thủ tục cho vay; tập trung vốn cho vay chi phí sản xuất, kinh doanh
khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.




Bốn là, điều hành tỉ giá và thực hiện các biện pháp quản lý ngoại hối chống
suy giảm dự trữ ngoại hối Nhà nước, kiểm soát nhập siêu và ngăn ngừa nguy
cơ rủi ro về thanh khoản ngoại tệ và tỉ giá. Trong năm qua, NHNN đã hai lần
điều chỉnh tăng tỉ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng; quy định mức lãi
suất tiền gửi tối đa bằng USD 1%/năm của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng;
kiểm soát chặt chẽ việc mua, cho vay, thanh toán ngoại tệ

NHNN không tránh khỏi những hạn chế trong điều hành lãi suất, tỉ giá, giá vàng, song
xét về đại cục, các chuyên gia đều cho rằng NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ
mở rộng tương đối thành công.

Trang 16


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

2.3.2. Phân tích trên mô hình IS-LM
Lãi suất

LM0
LM1

i1
i2
i0

B
A

C


IS1
IS0
Y0 Y1 Y2

Sản lượng

Hình 2.3: Sự dịch chuyển của đường IS-LM
- Giả sử nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại A (Y0; i0 = i*),
- Năm 2010, kinh tế nước ta tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng khá. Kinh tế trong
nước tăng trưởng cao, xuất khẩu và tiêu dùng tăng mạnhAD tăng đường IS0 dịch
chuyển sang phải thành IS1.
- Điểm cân bằng mới là B(Y1; i1), lúc này lãi suất tăng cao, để ổn lãi suất Chính phủ
phải sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, để tăng cung tiền, giảm lãi suất làm cho
đường LM0 dịch chuyển sang phải thành LM1.
- Điểm cân bằng mới là C(Y2; i2), tại C: Y2 > Y1 và i2 < i1  Chính sách mở rộng tài
khóa kết hợp với mở rộng tiền tệ đã làm giảm được lãi suất, tăng mức sản lượng 
tăng trưởng kinh tế.
2.4. Chính sách tiền tệ năm 2011
2.4.1. Tình hình thực hiện chính sách
Những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng
khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Diễn biến
nêu trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu
tư.

Trang 17


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao


Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ
Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm:
“Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt
thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ
chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh
xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”.
Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh
mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng
nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu
này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng
tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%).
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm;
các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản
xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay
tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt
những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt
buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập
khẩu những hàng hoá không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hoá tiêu dùng); giới hạn
việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm
kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV
đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm
bảo ổn định tiền đồng VND.
Để thực hiện gói giải pháp tài chính thắt chặt, Bộ Tài chính đã sửa đổi mục tiêu
thâm hụt ngân sách năm 2011 xuống mức dưới 5,0% GDP (thấp hơn so với mức ban
đầu là 5,3%). Các Bộ, ngành khác… được yêu cầu phải cắt giảm 10% các chi phí hoạt
động không cần thiết (không bao gồm lương và phụ cấp) đến hết năm 2011. Thu ngân
Trang 18



Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

sách năm 2011 cũng được điều chỉnh tăng thêm 7-8% và Chính phủ đặt mục tiêu thu
thêm thuế thông qua việc nâng cao hiệu quả thực thi quản lý thuế, đồng thời giám sát
chặt chẽ hoạt động đầu tư của các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước.
2.4.2. Phân tích trên mô hình IS-LM
Lãi suất

LM1
LM0

i0

C

A
B

i1

IS0
IS1
Y2

Y1 Y0

Sản lượng


Hình 2.4: Sự dịch chuyển của đường IS-LM
- Giả sử nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại A (Y0; i0 = i*)
- Do tác động của nền kinh tế thế giới năm 2008 khiến cho lạm phát trong nước tăng
 Giá cả hàng hóa tăng  AD giảm  đường IS dịch chuyển sang trái (từ IS0 thành IS1

). Lúc này điểm cân bằng mới là B (Y1; i1).

- Tại điểm B ta có: Y giảm từ Y0  Y1 và i giảm từ i0 i1  tư bản trong nước bị chảy
ra ngoài, cầu ngoại tệ tăng.
- Mục đích của chính sách tiền tệ là tăng lãi suất (đưa lãi suất dần trở về i 0) và ổn định
tỷ giá hối đoái, do đó chính phủ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ: tăng lãi suất
Lúc này: i tăng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăngCung tiền giảmđường LM dịch chuyển
sang trái (IS0  IS1)
 Điểm cân bằng thay đổi từ B(Y1; i1) sang C (Y2; i0)  Chính sách đã làm cho lãi suất
tăng và sản lượng giảm.
2.5. Chính sách tiền tệ năm 2012
Trang 19


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

2.5.1. Tình hình thực hiện chính sách
Việc thặt chặt tiền tệ quá mức trong năm 2011 đã khiến cho hoạt động sản xuất
kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chỉ số công nghiệp giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, thị
trường chứng khoán và bất động sản khó hồi phục trong thời gian ngắn.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, NHNN đã từng bước hạ trần lãi suất huy động từ
14%/năm xuống còn 9%/năm và cho phép các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất
huy động kỳ hạn trên 12 tháng. Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu cũng giảm còn
10%/năm và 8%/năm; lãi suất huy động và cho vay giảm từ 5 - 8%/năm so với cuối
năm 2011.

 Việc giảm lãi suất được NHNN dựa trên diễn biến lạm phát ở một con số và tình
hình thanh khoản của các ngân hàng thương mại được cải thiện.
Tại Nghị quyết số 67/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2012,
Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với
các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận
được vốn vay cho sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Bên
cạnh đó, hệ thống ngân hàng cần tăng mức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, thủy
sản và các ngành nghề có khả năng tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm mức tăng tổng
phương tiện tiện thanh toán như chỉ tiêu đề ra.

2.5.2. Phân tích trên mô hình IS-LM

Trang 20


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

Lãi suất

LM0
LM1

i1

B

i2
i0

A


C

IS1
IS0
Y0 Y1 Y2

Sản lượng

Hình 2.5: Sự dịch chuyển của đường IS-LM
- Giả sử nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại A (Y0; i0 = i*).
- Lạm phát giảm Giá cả hàng hóa giảm  AD tăng  đường IS dịch chuyển sang
phải (từ IS0 thành IS1).
- Điểm cân bằng mới là B(Y1; i1), lúc này lãi suất tăng cao, để ổn lãi suất Chính phủ
phải sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, để tăng cung tiền, giảm lãi suất  đường
LM0 dịch chuyển sang phải thành LM1.
- Điểm cân bằng mới là C(Y2; i2), tại C: Y2 > Y1 và i2 < i1  Chính sách mở rộng tiền tệ
đã làm giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc  I tăng  Y tăng  tăng trưởng kinh
tế.
2.6. Một số ưu và nhược điểm của chính sách tiền tệ trong thời gian qua
2.6.1. Ưu điểm


Trong thời gian qua với biến động không ngừng của nền kinh tế, chính sách
tiền tệ của nước ta đã có nhiều thành công trong việc kiềm chế lạm phát, thúc
đẩy đầu tư, giữ ổn định nền kinh tế vượt qua khủng hoảng



Mục tiêu của CSTT theo quy định của luật NHNN: ổn định giá trị đồng tiền,

kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân. Trong những năm qua việc điều
Trang 21


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

hành CSTT của NHNN luôn hướng vào việc: ổn định giá trị đồng tiền, góp
phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị
trường tiền tệ. NHNN điều tiết khối lượng tiền cung ứng phù hợp với các mục
tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra, NHNN sử dụng công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp
(tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, thị trường mở…) thay vì trực tiếp (hạn mức tín
dụng) như trước đây.


Thành công lớn của CSTT là đẩy lùi nguy cơ suy thoái nền kinh tế do tác động
của khủng hoảng kinh tế thế giới.



Sau gia nhập WTO tình hình kinh tế nước ta có nhiều thay đổi để bắt kịp xu
hướng phát triển vì vậy CSTT góp phần thay đổi quá trình thích ứng của nền
kinh tế với những thay đổi đó.

2.6.2. Nhược điểm


Việc xây dựng và điều hành CSTT mới chỉ dừng ở điểm "sơ khai". NHNN dựa
vào các tín hiệu của nền kinh tế để xác định lượng tiền cung ứng trình Chính
Phủ phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh; vẫn mang nặng tính đối phó trước mắt nên

dễ bị động, hiệu quả và độ tin cậy thấp.



Kinh doanh của hầu hết các NHTM còn thiếu chủ động, phần lớn các NHTM
đều trong tình trạng thua lỗ, nguồn vốn tìn dụng còn hạn hẹp, rủi ro tín dụng
ngân hàng là đáng lo ngại và luôn thường trực.



Mức lãi xuất thường xuyên biến động gây tâm lý lo lắng cho nhà đầu tư.



Tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn tăng không tương xứng với tốc độ tăng nguồn
huy động các loại vốn này.



Thị trường vôn mới ở dạng "manh nha" nên khả năng cung cấp vốn đầu tư
trung và dài hạn cho nền kinh tế còn rất kém. Việc tạo lập các công cụ và thể
chế phát triển thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn nói chung
chỉ mới bắt đầu và gặp không ít khó khăn.

CHƯƠNG 3
Trang 22


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao


GIẢI PHÁP NHẰM THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẠT
HIỆU QUẢ CAO TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Hoàn thiện công cụ của Chính sách tiền tệ:


Hoàn thiện cơ sở pháp lý và nội dung kinh tế của lãi suất cơ bản trở thành lãi
suất chuẩn, lãi suất định hướng để điều hành cho hoạt động thị trường tiền tệ .



Xây dựng, hoàn thiện phương pháp xác định các loại lãi suất và cơ chế điều
hành các loại lãi suất. Việc xác định lãi suất không chỉ căn cứ vào biến số CPI
mà còn phải căn cứ vào cung cầu vốn thực tế trên thị trường. Thực hiện cơ chế
lãi suất thị trường đối với huy động vốn và cho vay của các tổ chức tín dụng
(TCTD) với khách hàng.

3.2. Xử lý nợ xấu, tái cơ cấu và bảo đảm an toàn hệ thống TCTD.
3.2.1. Xử lý nợ xấu:


Xây dựng đề án và lộ trình giải quyết nợ xấu của từng TCTD 2013-2015:
Tất cả các NHTM và TCTD đều phải xây dựng đề án giải quyết và lộ trình giải

quyết nợ xấu trình NHNN thẩm định và phê duyệt
Các đề án xử lý nợ xấu phải đảm bảo lộ trình xử lý nợ xấu từ 2013-2015 phải
đưa nợ xấu về mức hợp lý.


Quan điểm chính sách và nguồn vốn xử lý nợ xấu:
- Những khoản nợ xấu phát sinh do Ngân hàng tự thẩm định và cho vay theo


nguyên tắc thương mại thị trường thì Ngân hàng phải tự xử lý theo nguyên tắc thị
trường.
- Nguồn xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro từ chi phí kinh doanh. Mức trích lập rủi
ro phải đảm bảo đủ bù đắp rủi ro đã xẩy ra; phải trích đầy đủ theo thực tế phân loại
Trang 23


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

nợ xấu hàng quý;xử lý rủi ro dứt điểm các khoản nợ xấu theo quý, không được kéo
dài dây dưa..
- Ngân hàng phải cắt giảm chi phí, cắt giảm lao động, cắt giảm tiền lương,
không được đầu tư mua sắm tài sản cố định cho đến khi chưa đủ nguồn dự phòng
rủi ro; không được chi phí tài trợ quảng cáo, tài trợ các hoạt động thể dục thể thao,
văn hóa, nghệ thuật khác khi chưa trích đủ nguồn xử lý rủi ro. Các NHTM nợ xấu
cao phải có phương án kinh doanh chấp nhận lỗ trong 1-2 năm để trích đủ dự
phòng rủi ro. Các NHTM không chịu nổi thua lỗ phải bắt buộc tái cơ cấu hoặc
tăng vốn chủ sở hữu để bù đắp thua lỗ, đảm bảo an toàn hoạt động.
- Những khoản nợ xấu Ngân hàng cho vay do chỉ định, bảo lãnh gián tiếp hoặc
trực tiếp của Chính phủ thì đề nghị Bộ tài chính xây dựng phương án trả nợ theo
hướng “chứng khoán hóa các khoản nợ vay, bảo lãnh”
- Phát hành tín phiếu kỳ hạn 364 ngày để thanh toán cho Ngân hàng; chuyển
đổi nợ vay thành nợ trái phiếu kho bạc;chuyển thành cổ phần góp vốn của Nhà
nước vào Ngân hàng.
- Những khoản nợ xấu của các Doanh nghiệp vay để thực hiện các dự án của
Nhà nước mà nguồn trả nợ là nguồn vốn thanh toán của Ngân sách nhưng chưa có,
cũng giải quyết bằng cách “chứng khoán hóa nợ vay"
- Chuyển thành trái phiếu công trình có bảo lãnh của Bộ tài chính, trái phiếu
địa phương có kỳ hạn 1-2 năm.



Thành lập công ty mua bán nợ theo mô hình công ty cổ phần và huy động
nguồn vốn từ đóng góp của các cổ đông:
- Mô hình tổ chức và hoạt động:công ty cổ phần của các tổ chức nhà nước.

Trang 24


Tiểu luận Kinh tế vĩ mô nâng cao

- Các cổ đông chủ yếu là: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC); Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV); các NHTM Nhà nước và NHTM cổ
phần Nhà nước; một số NHTM cổ phần tư nhân khác.
- Nguồn vốn: Do các cổ đông đóng góp


Ban hành cơ chế mua bán nợ xấu tháo gỡ các vướng mắc pháp lý để xử lý
nhanh nợ xấu:
Cơ chế mua bán nợ xấu phải giải quyết được các tồn tại vướng mắc về các quy

định pháp luật hiện hành; đảm bảo đầy đủ các cơ sở pháp lý phù hợp với thực tế để
giải quyết nhanh chóng các hợp đồng mua bán nợ, hạn chế rủi ro pháp lý và vướng
mắc thủ tục hành chính.
3.2.2. Tái cơ cấu chức năng của Ngân hàng thương mại
Các NHTM VN hiện nay được hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính đa
chức năng. Các NHTM vừa hoạt động với chức năng kinh doanh thương mại, vừa có
chức năng Ngân hàng đầu tư. Hầu hết các NHTM đều có chiến lược trở thành tập
đoàn tài chính, có các công ty con trực thuộc là:Công ty chứng khoán, công ty quỹ,
công ty bảo hiểm, công ty vàng bạc đá quý, công ty bất động sản...

Mô hình trên chưa phù hợp với điều kiện vốn, trình độ quản trị và nền kinh tế.
Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra cạnh tranh phát triển nóng, rủi ro cao, dễ
bị tổn thương, gây ra mất ổn định và khủng hoảng tài chính - ngân hàng.
Vì vậy, cần thiết phải tái cơ cấu lại chức năng các NHTM theo hướng: tách bạch
chức năng ngân hàng đầu tư và NHTM của các ngân hàng để phòng ngừa tích tụ rủi
ro quá cao, dẫn đến khủng hoảng đổ vỡ Ngân hàng như nhiều quốc gia trên thế giới.
3.2.3. Tái cơ cấu chức năng hoạt động của công ty tài chính (CTTC)
Hiện nay Việt Nam có 18 CTTC trong đó có 06 công ty tài chính 100% vốn
nước ngoài, mười hai công ty trực thuộc các tổng công ty, tập đoàn kinh tế hiện có
vốn chi phối của Nhà nước.

Trang 25


×