Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

PHÂN TÍCH SYNOP CÁC ĐỢT MƯA LỚN DO ẢNH HƯỞNG KHÔNG KHÍ LẠNH KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ NĂM 2016 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHÍ TƯỢNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.6 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

SINH VIÊN: LÂM HƯƠNG GIANG

PHÂN TÍCH SYNOP CÁC ĐỢT MƯA LỚN
DO ẢNH HƯỞNG KHÔNG KHÍ LẠNH KHU VỰC
TRUNG TRUNG BỘ NĂM 2016

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHÍ TƯỢNG HỌC
Mã ngành: 52410221

i

Tp. HồChí Minh, ngày 06 tháng 11 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH SYNOP CÁC ĐỢT MƯA LỚN
DO ẢNH HƯỞNG KHÔNG KHÍ LẠNH KHU VỰC
TRUNG TRUNG BỘ NĂM 2016

Sinh viên thực hiện:Lâm Hương Giang

MSSV: 0250010009

Khóa: 2013 – 2017


Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Thường

ii

Tp. HồChí Minh, ngày 06 tháng 11 năm 2017


TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 11 năm 2017

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Bộ môn: KHÍ TƯỢNG
Họ và tên: LÂM HƯƠNG GIANG

MSSV: 0250010009

Ngành: KHÍ TƯỢNG HỌC

Lớp: 02- ĐHKT

1. Đầu đề đồ án: PHÂN TÍCH SYNOP CÁC ĐỢT MƯA LỚN DO ẢNH HƯỞNG
KHÔNG KHÍ LẠNH KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ NĂM 2016
2. Nhiệm vụ (yêu cầu nội dung và số liệu ban đầu)

-

Thống kê số liệu mưa, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, trường gió và chọn ra những ngày

có KKL xâm nhập xuống Trung Bộ trong năm 2016
-

Phân tích, tổng hợp các dạng của hình thế gây mưa lớn có sự xâm nhập của không

khí lạnh trước 1-3 ngày.
3. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 10/7/2017
Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 06/11/2017
4. Họ và tên người hướng dẫn: Th.S Đỗ Thị Thường
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày 06 tháng 11 năm 2017
Trưởng bộ môn
(Ký và ghi rõ họ tên)

i


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý
thầy, cô trong khoa Khí Tượng -Thủy Văn trường đại học Tài Nguyên Môi Trường
Tp.HCM lời cảm ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gởi đến Th.s Đỗ Thị Thường, người đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Đài Khí tượng-Thủy Văn
khu vực Trung Trung Bộ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn
trong suốt quá trình thực tập tại Đài, Trạm và cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn
thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích,
cho em bước ra đời sống thực tế để cọ sát và áp dụng những kiến thức mà các thầy cô
giáo đã giảng dạy vào trong thực tế.
Vì kiến thức bản thân đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực
tiễn còn hạn chế trong quá trình thực tập cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo đồ
án khó tránh khỏi sai sót rất mong các thầy, cô bỏ qua và em rất mong nhận được ý kiến
đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... VI
ii


DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... VIII
Chương 1: tổng quan. ................................................................................................. XIII
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới. ..................................................1
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ....................................................................1
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. ......................................................................2
1.2. Đặc điểm, tác động của KKL ảnh hưởng đến thời tiết của khu vực. ......................4
1.2.1. Khái niệm KKL. ................................................................................................ 4
1.2.2. Nguồn gốc, thời gian hoạt động. .......................................................................4
1.2.3. Phân loại. ...........................................................................................................7
1.2.4. Vài nét về KKL ở khu vực Trung Trung Bộ. ....................................................7
CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THẾ GÂY MƯA LỚN Ở KHU VỰC TRUNG BỘ. .........10
2.1. Đặc điểm khu vực trung bộ....................................................................................10

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Bộ. ............................................................ 10
2.1.2. Đặc điểm thời tiết khu vực Trung Bộ. ........................................................... 11
2.1.3. Các phương pháp dự báo. ...............................................................................13
2.2. Các hình thế gây mưa lớn ở khu vực trung bộ. ......................................................15
2.2.1. Khái niệm về mưa lớn. ....................................................................................15
2.1.2. Quy định về mưa lớn diện rộng: ....................................................................16
iii


2.2.3. Các hình thế gây mưa lớn ở khu vực Trung Bộ. ............................................17
2.3. Hình thế gây mưa lớn ở miền trung do sự ảnh hưởng của KKL. ........................... 18
CHƯƠNG 3: HÌNH THẾ GÂY MƯA LỚN Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG DO ẢNH
HƯỞNG CỦA KKL TRONG NĂM 2016 ....................................................................23
3.1. Lưa chọn các đợt xâm nhập điển hình của KKLxuống khu vực trung trung bộ. ...23
3.2. Đợt mưa 1(từ ngày 23/1/2016-25/1/2016) ............................................................. 23
3.2.1. Đặc điểm thời tiết đợt mưa: ..........................................................................23
3.2.2. Hình thế synop đợt mưa ................................................................................24
3.3. Đợt mưa 2( từ ngày 4/2/2016-7/2/2016). ............................................................... 29
3.3.1. Đặc điểm thời tiết đợt mưa: ..........................................................................29
3.3.2. Hình thế synop đợt mưa ................................................................................30
3.4. Đợt mưa 3(từ ngày 7/11/2016-12/11/2016) ........................................................... 35
3.4.1. Đặc điểm thời tiết đợt mưa: ..........................................................................35
3.4.2. Hình thế synop đợt mưa ................................................................................36
3.5. Đợt mưa 4 (từ ngày 17/11/2016-20/11/2016) ........................................................41
3.5.1. Đặc điểm thời tiết đợt mưa: ..........................................................................41
3.5.2. Hình thế synop đợt mưa ................................................................................42
3.6. Đợt mưa 5(từ ngày 29/11/2016 – 8/12/2016) .........................................................46
3.6.1. Đặc điểm thời tiết đợt mưa: ..........................................................................46
iv



3.6. 2. Hình thế synop đợt mưa ...............................................................................48
3.7. Nhận xét ..................................................................................................................52
3.8. Nhâ ̣n xét chung về các hình thế trước khi xảy ra các đơ ̣t mưa lớn do xâm nhâ ̣p
của KKL trong năm 2016. ............................................................................................. 52
3.8.1 Trước 72 giờ...................................................................................................52
3.8.2 Trước 48 giờ...................................................................................................53
3.8.3 Trước 24 giờ...................................................................................................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................55
Kết quả chính mà khóa luận đạt được: ..........................................................................55
Kiến nghị: ......................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................57

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KKL: Không khí lạnh
ITCZ: Dãy hội tụ nhiệt đới
XTNĐ: Xoáy thuận nhiệt đới.
ACCN: Áp cao cận nhiệt.
ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới.
CN: Chứng nhận.
KCN: Không chứng nhận
KTTV: Khí Tượng Thủy Văn.
TBNĐ: trung bình nhiệt độ.
SST: Nhiệt độ mặt nước biển.

SSTA: Chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển.

TBD: Thái Bình Dương.
NTDB: nhân tố dự báo.
ĐTDB: đối tượng dự báo.

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1: Nhiệt độ, gió, mưa ở ba tram Đà Nẵng, Tam Kì, Huế trong đợt xâm nhập
lạnh thứ nhất. .................................................................................................................24
Bảng 3. 2: Nhiệt độ, gió, mưa ở ba tram Đà Nẵng, Tam Kì, Huế trong đợt xâm nhập
lạnh thứ hai. ...................................................................................................................30
Bảng 3. 3: Nhiệt độ, gió, mưa ở ba tram Đà Nẵng, Tam Kì, Huế trong đợt xâm nhập
lạnh thứ ba. ....................................................................................................................36
Bảng 3. 4: Nhiệt độ, gió, mưa ở ba tram Đà Nẵng, Tam Kì, Huế trong đợt xâm nhập
lạnh thứ tư. .....................................................................................................................41
Bảng 3. 5: Nhiệt độ, gió, mưa ở ba tram Đà Nẵng, Tam Kì, Huế trong đợt xâm nhập
lạnh thứ năm. .................................................................................................................47

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Áp cao Siberia trong chuỗi xoáy thuận với áp thấp trên Đài Loan và
Nhật Bản và áp thấp Alêut phát triển rộng sang phía tây nam .....................................4
Hình 1. 2: Sự phân bố các cao áp và nguồn gốc của gió mùa. ........................................5
Hình 2. 1: Bản đồ phân chia khu vực………………………………………………...10
Hình 2. 2: Bản đồ phân bố các trạm đo mưa ở khu vực Trung Trung Bộ.....................16
Hình 2. 3: Trường áp trong hệ thống các dòng không khí trên mặt đất. .......................18

Hình 2. 4: Đặc điểm hoàn lưu quy mô synôp gây mây và mưa trong khu vực gió mùa
mùa đông ở Đông Nam Á.............................................................................................. 19
Hình 3. 1: Nhiệt độ, gió, mưa ở ba tram Đà Nẵng, Tam Kì, Huế trong đợt xâm nhập
lạnh thứ nhất. ………………………………………………………………………….24
Hình 3. 2: BẢn đồ hình thế synop ngày 20/1/2016 .......................................................26
Hình 3. 3: Bản đồ hình thế synop ngày21/1/2016 .........................................................27
Hình 3. 4: BẢn đồ hình thế synop ngày 22/1/2016 .......................................................28
Hình 3. 5: BẢn đồ hình thế synop ngày 4/2/2016 .........................................................31
Hình 3. 6: Bản đồ hình thế synop ngày 1/2/2016 .......................................................... 32
Hình 3. 7: bản đồ hình thế synop ngày 2/22016 ............................................................ 33
Hình 3. 8: Bản đồ hình thế synop ngày 3/2/2016 .......................................................... 34
Hình 3. 9: Bản đồ hình thế synop ngày 7/11/2016 ........................................................37
Hình 3. 10: Bản đồ hình thế synop ngày 4/11/2016 ......................................................38
Hình 3. 11: Bản đồ hình thế synop ngày 5/11/2016 ......................................................39
Hình 3. 12: Bản đồ hình thế synop ngày 6/11/2016 ......................................................40
Hình 3. 13: Bản đồ hình thế synop ngày 17/11/2016 ....................................................42
viii


Hình 3. 14: Bản đồ hình thế synop ngày 14/11/2016 ....................................................43
Hình 3. 15: Bản đồ hình thế synop ngày 15/11/2016 ....................................................44
Hình 3. 16: Bản đồ hình thế synop ngày 16/11/2016 ....................................................45
Hình 3. 17: Bản đồ hình thế synop ngày 29/11/2016 ....................................................48
Hình 3. 18: Bản đồ hình thế synop ngày 26/11/2016 ....................................................49
Hình 3. 19: Bản đồ hình thế synop ngày 27/11/2016 ....................................................50
Hình 3. 20: Bản đồ hình thế synop ngày 28/11/2016 ....................................................51

ix



MỞ ĐẦU.
Gầ n đây, mă ̣c dù phương pháp dự báo số trị đươ ̣c sử du ̣ng nhiề u hơn và luôn
đươ ̣c nói tới như là mô ̣t công cu ̣ dự báo mới với nhiề u tiń h ưu viê ̣t hơn phương pháp
synop. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện ta ̣i, phương pháp dự báo synop vẫn đươ ̣c thực
hiện như là công cu ̣ chính để dự báo thời tiế t nói chung trên khắ p các trung tâm dự báo
của Viê ̣t Nam và khu vực. Để có thể dự báo tốt các yế u tố thời tiế t bằ ng phương pháp
synop, cần thiết nhấ t phải nắ m rõ các hiǹ h thế thời tiế t gây ra các yế u tố thời tiế t này.
Phân tích synop những hiǹ h thế thời tiế t đã qua là cách nhanh nhấ t để hiể u rõ sự hoa ̣t
đô ̣ng của các hình thế này trên điạ phương mà nó hoa ̣t đô ̣ng cũng như hê ̣ quả thời tiế t
mà nó gây ra.
Ta cũng biết mưa là yế u tố rấ t khó dự báo, kể cả trong những hình thế lớn quy
mô synop thì viê ̣c dự báo đúng cũng rấ t khó khăn. Đă ̣c biê ̣t là ở khu vực trung Trung
bộ, mưa lớn thường là do nhiều nguyên nhân và đôi khi có sự kế t hơ ̣p nhiề u yế u tố cô ̣ng
la ̣i.
Mưa lớn ở Miền Trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống
kinh tế của người dân trong khu vực ven biển duyên hải nói riêng và người dân miền
Trung nói chung. Một trong những cơ chế gây mưa lớn cho khu vực đó là do có sự xâm
nhâ ̣p của không khí la ̣nh xuố ng khu vực.
Các khối không khí lạnh (KKL) tràn xuống nước ta là kết quả di chuyển xuống
phía Nam của các khối KKL cực đới biến tính từ lục địa Trung Quốc có quy mô synop
và gây ra một số hiện tượng thời tiết nguy hiểm ở miền Trung nước ta vào các tháng
mùa Đông, tạo ra gió Đông Bắc hoặc Bắc trong đất liền cấp 3-4, ngoài khơi 6-7 có
trường hợp mạnh hơn làm khí áp tăng, nhiệt độ tầng thấp giảm mạnh, có khi còn tạo ra
những đợt rét, băng giá kéo dài ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, giao thông.... vì vậy
việc dự báo các đợt KKL này bao gồm thời gian hoạt động và một số yếu tố khí tượng
kèm theo ảnh hưởng trực tiếp chiếm vai trò quan trọng trong dự báo thời tiết nói chung
và dự báo hiện tượng thời tiết nguy hiểm nói riêng.
Hình thế mưa lớn do có sự xâm nhập của KKL là một hình thế điển hình gây ra
những đợt mưa lớn kéo dài trong 1 vài ngày đến 1 vài tuần. Trong năm 2016 đã có một


x


vài đợt mưa lớn gây ngập lụt có nguyên nhân từ sự xâm nhập của KKL. Cả năm có đến
23 đợt KKL trong đó có 14 đợt gió đông bắc kèm theo front lạnh.
Để tìm hiểu kĩ hơn về các hình thế synop gây mưa lớn cho khu vực nói chung
và khi có sự ảnh hưởng của KKL nói riêng, em chọn đề tài ‘Phân tích synop các đợt
mưa lớn ở khu vực Trung Trung bộ do ảnh hưởng của KKL trong năm 2016’ làm đồ án
tốt nghiệp của mình.
 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu: Hiểu rõ về hình thế mưa lớn ở khu vực Miền Trung do ảnh hưởng của
KKL trong năm 2016.
Nhiệm vụ:
- Thống kê số liệu mưa, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, trường gió và chọn ra những ngày
có KKL xâm nhập xuống Trung Bộ trong năm 2016
-

Phân tích, tổng hợp các dạng của hình thế gây mưa lớn có sự xâm nhập của

không khí lạnh trước 1-3 ngày.
 Nội dung, phạm vi nghiên cứu
Nội dung
- Tìm hiểu sự hình thành và phát triễn của KKL cũng như điều kiện để không khí
lạnh xâm nhập và ảnh hưởng đến khu vực Trung bộ.
- Đưa ra các chỉ tiêu xác định sự ảnh hưởng của KKL xuống khu vực Trung bộ
thông qua chuỗi số liệu Đà Nẵng, Huế, Quãng Nam trong năm 2016.
- Lựa chọn những đợt mưa lớn có sự ảnh hưởng của KKL sau đó phân tích bản
đồ synop các bản đồ hình thế mặt đất và mức độ thuận lợi của dòng dẫn trên mực 500mb
trong 24,48,72 giờ trước khi bắt đầu đợt mưa.
 Phạm vi nghiên cứu.

- Với địa hình phức tạp bao gồm cả vùng núi, duyên hải ven biển và cả đô thị lớn
như khu vực Trung bộ, số liệu cần phải mang tính đại diện cho những khu vực đó. Tuy
xi


nhiên do số liệu và thời gian có hạn, đồ án chỉ tạm xét đến số liệu của 3 trạm ở Đà Nẵng,
Huế, Quãng Nam để xác định sự ảnh hưởng của KKL đến thời tiết khu vực.
- Phân tích lượng mưa lớn do ảnh hưởng của KKL trong năm 2016 ở khu vực trung
Trung bộ.


Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu và tham khảo tài liệu
- Thống kê số liệu
- Phương pháp phân tích synop

xii


 Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp vận dụng hết những kiến thức đã học về sự hình thành và phát triễn của
KKL vào trong việc phân tích hệ thống thời tiết cỡ lớn như phân tích mưa lớn cho khu
vực miền Trung.
- Hiểu rõ hơn về các dạng hình thế gây mưa lớn do ảnh hưởng của KKL


Kết cấu đồ án
Gồm ba chương:
Chương 1: TỔNG QUAN.
Giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam về


hiện tượng mưa lớn và các phương pháp dùng để dự báo mưa lớn. Nêu ra khái niệm về
KKL, nguồn gốc, thời gian hoạt động và phân loại các đợt KKL xâm nhập vào nước ta
cũng như những tác động của KKL khi xâm nhập xuống khu vự Trung Trung Bộ.
Chương 2: CÁC HÌNH THẾ GÂY MƯA LỚN Ở KHU VỰC TRUNG TRUNG
BỘ.
Chương này giới thiệu về đặc điểm tự nhiên cũng như đặc đặc điểm thời tiết
của khu vực Trung Trung bộ và các phương pháp được tham khảo dùng để dự báo
hình thế mưa lớn ở khu vực Trung Trung bộ do sự xâm nhập của KKL.
Nêu ra khái niệm về mưa lớn, những quy định về mưa lớn và các hình thế gây
mưa lớn ở khu vực Trung Trung bộ do sự tác động của KKL.
Chương 3: HÌNH THẾ GÂY MƯA LỚN Ở KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ
DO ẢNH HƯỞNG CỦA KKL TRONG NĂM 2016.
Trong chương này lựa chọn ra những đợt KKL điển hình xâm nhập xuống khu
vực Trung Trung Bộ. Sử dụng bản đồ Synop, phương pháp phân tích Synop để phân
tích các hình thế trước 24,48,72 giờ. Đưa ra một số nhận xét về các đợt KKL xâm nhập
trong quá trình phân tích và kết luận về hiện tượng mưa lớn ở khu vực trug Trug bộ do
ảnh hưởng của KKL xâm nhập.

xiii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Trên thế giới mưa lớn đã được nghiên cứu từ rất lâu, gần đây Cavazos T (1999)
cũng đã nghiên cứu về tình hình mưa tuyết lớn ở khu vực Nam Mỹ. Tìm nguyên nhân
của các hiện tượng mưa tuyết cực trị này, và điều này cũng đúng cho trường hợp của
vùng Andorra, một nước nhỏ tại Pyrenees, nằm giữa Pháp và Tây Ban Nha. Khu vực
nghiên cứu nằm trong khoảng 300N - 60°N; 30°W - 15°E và khoảng thời gian là thời

kỳ mùa đông các năm từ 1986 - 1987 tới 2000 – 2001. Phương pháp này có thể phân
loại hình thế synop cho các ngày có lượng mưa tuyết lớn và xây dựng các bản đồ cho
khí áp mực biển, độ cao địa thế vị 500hPa, độ dày 1000-500m để trở thành một công cụ
hữu ích trong việc giúp các mô hình khí tượng dự báo các cơn mưa tuyết lớn, và việc
phân loại những ngày xảy ra hiện tượng này có thể mở ra một tương lai trong việc phân
tích khí hậu và khí tượng một cách chi tiết. Còn với tác giả Koji Nishiyama và cộng sự
(2007); Cũng đã tiến hành nghiên cứu các hệ thống Synop và mối liên hệ giữa các trường
Synop và các trường hợp mưa lớn tại đảo Kyushu, thuộc tây nam Nhật Bản, trong suốt
thời kỳ mùa mưa Baiu, các trường synop này đã được phân loại sử dụng bản đồ tự thiết
lập (SOM – selforganizing map) bằng thuật toán SOM và phương pháp xếp nhóm của
ma trận U (U-matrix) và K-means, các trường synop được chia thành 8 loại hình thế
(nhóm). Các đặc tính của nhóm này chỉ ra một hình thế Synop điển hình thường gây ra
lượng mưa lớn tại Kyushu trong suốt thời kỳ mùa mưa. Còn với một số tác giả như P.
Seibert và cộng sự (2007), cũng đã tiến hành nghiên cứu mô hình gây ra mưa lớn ở Áo,
và đã xác định được 7 hình thế qui mô synop gây ra đợt giáng thủy lớn tại Áo được xác
định với phương pháp chùm quĩ đạo. Mối quan hệ của lượng giáng thủy lớn tại mỗi
vùng này với các hình thế synop cũng đã được nghiên cứu.
Các kết quả tương ứng các thực nghiệm về hình thế synop và phản ánh các tình
hình khí tượng đã đã được biết đến.
Điều này đã mở đường cho các ứng dụng trong tương lai trong việc nghiên cứu
về biến đổi khí hậu, các dữ liệu đầu vào cần thiết cũng 6 có thể được sử dụng từ các mô
hình khí hậu toàn cầu. Cách tiếp cận xếp nhóm cũng đã được tiến hành với một phương
1


pháp mới đầy hứa hẹn, sự phối hợp của nhóm theo thứ bậc và nhóm được lặp đi lặp lại
(K-means). Đặc biệt, với lượng mưa lớn kỷ lục như lượng mưa tại Huế năm 1999, gần
đây hiện tượng này cũng bắt đầu nhận được quan tâm nghiên cứu của một số tác giả trên
thế giới, như Tsinh- Chang(Mike) Chen, người Mỹ gốc Đài Loan, Jun Matsumoto
(2007) đã tiến hành nghiên cứu về sóng lạnh và dị thường gió Nam tại khu vực giữa

biển Đông (Nam Trung Hoa) kết hợp với một áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn ở khu vực
Trung Bộ Nghiên cứu này cũng sử dụng số liệu lượng mưa hàng ngày tại các trạm của
khu vực phía đông miền Trung Việt Nam với số liệu được thu thập liên tục bởi phòng
khí tượng thủy văn Lào (8 trạm), phòng khí tượng Campuchia (4 trạm) và Trung tâm
khí tượng - Thủy văn quốc gia Việt Nam (52 trạm). Thêm vào đó, giá trị nội suy trung
bình ngày của số liệu bức xạ sóng dài phát ra (OLR) được cung câp bởi trung tâm khí
quyển và hải dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và số liệu thám sát khí quyển được quan
trắc liên tục bởi trạm Xisha Dao (16.830N, 112.330 E). Tác giả đã xác nhận rằng sự
cùng tồn tại của sóng lạnh và áp thấp nhiệt đới là khá quan trọng đối với sự xuất hiện
của mưa lớn tại miền Trung Việt Nam.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Tại Việt Nam, khu vực nhiệt đới gió mùa, ngay từ khi thành lập cục Dự báo mưa
lớn đã được xếp mưa lớn là một trong những hiện tượng thời tiết nguy hiểm và việc
nghiên cứu mưa lớn đã được tiến hành, tiêu biểu là các công trình của Phạm Ngọc Toàn
và Phan Tất Đắc trong cuốn Khí hậu Việt Nam (1993); mặc dù không chỉ ra chi tiết tác
động của từng hình thế thời tiết gây mưa lớn ở miền Trung sự tác động của các khối khí
ảnh hưởng đến Việt Nam trong các giai đoạn và trong phần thứ 3, khi đề cập tới khí hậu
từng vùng (tác giả đã chia làm 4 vùng, trong đó có 3 vùng đất liền, gồm miền khí hậu
phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn, miền khí hậu phía Nam và một vùng miền
khí hậu biển Đông), trong quá trình miêu tả các miền khí hậu theo mùa, tác giả cũng đã
đề cập một cách cơ bản về những nguyên nhân, hình thế gây mưa lớn ở Trung Bộ Tuy
nhiên do đây là cuốn , “Đặc điểm khí hậu Việt Nam” nên các tác 9 giả chỉ tập trung vào
việc phân tích các điều kiện hình thành khí hậu và mối tương quan giữa hoàn lưu gió
mùa và cấu trúc địa mạo, ngoài ra các tác giả cũng xét đến các quy luật cơ bản chi phối
diễn biến thời tiết và cấu trúc khí hậu, nhấn mạnh những tính độc đáo trong quy luật
2


phân mùa Nguyễn Ngọc Thục (1993) với nghiên cứu “ Phương pháp Synop dự báo mưa
lớn cho khu vực Nghệ An đến Thừa Thiên Huế” và một công trình nữa nối tiếp đó là “

Phân loại hình thế Synop gây mưa lớn, đặc biệt lớn thuộc các tỉnh Nghệ An – Thừa
Thiên Huế, phân tích và dự báo”; tiếp theo tác giả Nguyễn Ngọc Thục thì còn có tác giả
Trần Gia Khánh trong Dự án: Mưa lũ miền Trung do Cục dự báo (nay là Trung tâm Dự
báo Khí tượng – Thủy văn Trung Ương chủ trì)‟ với đề tài “ Phân loại hình thế Synop
gây mưa lớn khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng đến Khánh Hòa, trong các tháng 9, 10, 11
giai đoạn 1976 - 1990”.
Trong năm 2011 thạc sĩ Nguyễn Tiến Toàn trong luận văn của mình ông đã đưa
ra nghiên cứu dự báo mưa lớn do KKL kết hợp với dãy hội tụ nhiệt đới trong khu vực
Trung Trung bộ dựa trên mô hình dự báo thời tiết WRF. Cập nhật số liệu địa phương
cho mô hình WRF được thực hiện thông qua môđun OBSGRID. Có 3 trong 4 kỹ thuật
phân tích được dùng trong OBSGRID dựa trên sơ đồ Cressman với vài kỹ thuật hiệu
chỉnh liên tiếp cho trường ban đầu từ các trạm bên cạnh. Sơ đồ Cressman chuẩn được
thiết kế dựa trên khoảng cách giữa các thám sát theo bán kính R. Trường phỏng đoán
ban đầu tại điểm lưới P được điều chỉnh bằng cách lấy tất cả các thông tin từ các trạm
có ảnh hưởng đến điểm lưới P dùng làm phương pháp nghiên cứu trong đồ án của mình.
Đã đưa ra tổng quan về mưa lớn khu vực Trung Trung Bộ và chọn ra bộ thông số thích
hợp cho mô hình WRF với mục đích dự báo mưa lớn do KKL kết hợp ITCZ ở Trung
Trung Bộ. Chạy mô hình dự báo trước 3 ngày cho 14 đợt mưa trong hai trường hợp CN
và KCN số liệu địa phương bằng phương pháp hồi quy có lọc với các nhân tố dự tuyển
là lượng mưa dự báo bằng mô hình tại các trạm đã xây dựng và đánh giá các phương
trình dự báo lượng mưa trước 24, 48 và 72h cho 15 trạm và 5 tiểu khu khi có hình thế
mưa do KKL kết hợp ITCZ tại Trung Trung Bộ. Kết quả cho thấy ở hầu hết các trạm dự
báo lượng mưa khi có cập nhật số liệu địa phương cho kết quả tốt hơn không cập nhật
số liệu địa phương. Dựa trên kết quả đánh giá đã chọn được các phương trình dự báo tối
ưu cho các trạm và tiểu khu vực. Đã đưa ra quy trình dự báo lượng mưa do KKL kết
hợp ITCZ tại Trung Trung Bộ. Sử dụng qui trình dự báo mưa này cho kết quả dự báo
lượng mưa gần với thực tế hơn so với các dự báo của WRF khi có CN và KCN số liệu
địa phương.
3



1.2. Đặc điểm, tác động của kkl ảnh hưởng đến thời tiết của khu vực.
1.2.1. Khái niệm KKL.
Không khí lạnh là hiện tượng thời tiết khi khối không khí rất lạnh từ lục địa Châu
Á di chuyển xuống khu vực nước ta, nơi đang có khối không khí ấm, gây ra gió Đông
Bắc mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu. Khi xâm nhập từ phía Bắc xuống nước ta làm
thay đổi một cách cơ bản hệ thống gió đang tồn tại ở miền Bắc trở thành hệ thống gió
có hướng lệch Bắc và thời tiết biến đổi rõ rệt, đặc biệt có quá trình giảm nhiệt độ trên
diện rộng.

Hình 1. 1: Áp cao Siberia trong chuỗi xoáy thuận với áp thấp trên Đài Loan và
Nhật Bản và áp thấp Alêut phát triển rộng sang phía tây nam
Không khí lạnh thường tràn về vào mùa Đông và có hướng chủ yếu là Đông Bắc
nên còn gọi là "gió mùa Đông Bắc". Khối không khí lạnh này có nguồn gốc cực đới,
tràn qua lục địa Châu Á dưới dạng front lạnh, xuống đến nước ta trong nhiều trường hợp
không còn thể hiện rõ tính chất điển hình của một front lạnh nên được gọi chung là
"không khí lạnh".
1.2.2. Nguồn gốc, thời gian hoạt động.

4


Không khí lạnh có nguồn gốc từ áp cao Siberia trong khu vực Trung Á thổi về
xích đạo và di chuyển ngang khu vực Việt Nam, gây ra gió mạnh, trời trở rét và thời
tiết xấu.

Hình 1. 2: Sự phân bố các cao áp và nguồn gốc của gió mùa.
Không khí lanh sau khi xâm nhập tới miền đông nam Trung Quốc vượt qua
trướng ngại địa hình là các dãy núi ở các khu vực này, trong đó đáng kể nhất là dãy núi
Nam Lĩnh có độ cao trung bình 2000m, dừng lại ở đây 1-2 ngày vói ranh giới phía nam

là front tĩnh Hoa Nam nhận bổ sung không khí lanh ở phương bắc tới và vượt qua dãy
Nam Lĩnh xâm nhập xuống phía nam và sau thời gian tới biên giới Việt Nam và các tỉnh
phía Bắc. Tiếp đó không khí lanh di chuyển tới vùng đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Bắc
Trung Bộ. Đồng thời lên phía Việt Bắc tới Bắc Quang (Tuyên Quang) gây mưa mùa
đông ở khu vực này.
Thời gian đặc trưng là vào thời kỳ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau tại Bắc Bộ và
bắt nguồn từ:
 Áp cao Hoa Đông
Đây là mô ̣t áp cao đă ̣c biê ̣t, tại các lớp gầ n mă ̣t đấ t, nó là mô ̣t áp cao la ̣nh lu ̣c điạ có
trung tâm ở khu vực Sơn Đông, tri ̣số khí áp trung tâm tháng 11 đa ̣t trên 1025mb. Còn
5


ở các tầ ng cao, nó tồ n ta ̣i như mô ̣t trung tâm áp cao đô ̣ng lực tách ra từ rìa phiá tây của
lưỡi áp cao câ ̣n nhiê ̣t đới Thái Bin
̀ h Dương đang ở trong giai đoa ̣n suy yế u, rút ra phiá
đông và lùi xuố ng phía nam.
Từ cuố i tháng 9, áp cao Hoa Đông đã bắt đầ u hin
̀ h thành và ma ̣nh lên nhanh chóng.
Tháng 10, tháng 11 nó đã khống chế một khu vực rô ̣ng lớn gồ m phiá đông lục điạ Trung
Quố c, khu vực bắ c Biể n Đông và bắ c Viê ̣t Nam nên đã duy trì ở Miền Bắc Việt Nam
mô ̣t kiểu thời tiế t ổ n định, bầ u trời trong xanh, hầu như thường xuyên có gió đông bắc,
trời se la ̣nh - thời tiết mùa thu. Ở rìa phiá nam của áp cao Hoa Đông, lưỡi áp cao la ̣nh
này ảnh hưởng tới miề n Bắ c Việt Nam với dăm ngày la ̣i có một đơ ̣t không khí lạnh tăng
cường, không gây ra những đô ̣t biế t thời tiế t đáng kể. Tần suất của front lạnh trong thời
kì này rấ t nhỏ so với giữa và cuố i mùa đông.
 Áp cao Siberia
Áp cao Siberia cũng hình thành từ rấ t sớm ở phiá vùng Siberia-Mongolia. Từ tháng
10, tháng 11 áp cao này đã rất ma ̣nh, nhưng không khí la ̣nh từ áp cao trong thời kì này
chủ yế u đi ra phía đông và cuố n hút vào áp thấ p Aleut mà ít khi đi về phía nam. Từ cuối

tháng 11 sang tháng 12, khi rãnh Đông Á ma ̣nh và sâu xuống thì không khí lạnh từ áp
cao Siberia dưới sự “dẫn dắ t” của rañ h Đông Á đã có những đơ ̣t chuyể n hướng đi về
phía đông nam và phiá nam, kèm theo front la ̣nh, xâm nhập xuố ng các vi ̃ đô ̣ thấ p, ảnh
hưởng đế n Việt Nam.
 Áp cao Thanh-Ta ̣ng
Áp cao này tồn ta ̣i quanh năm trên vùng cao nguyên Thanh Hải - Tây Ta ̣ng. Mùa
đông áp cao cũng khá ma ̣nh, đôi khi hòa nhập với áp cao Siberia nhưng rồi la ̣i tách ra
mỗi khi chúng suy yế u. Mùa hè áp cao này suy yế u đi nhưng vẫn luôn luôn tồn ta ̣i như
một áp cao độc lập. Không kể thời gian nào trong năm mỗi khi áp cao ma ̣nh lên và có
điều kiện hoàn lưu thuận lơ ̣i, không khí la ̣nh từ áp cao Thanh-Ta ̣ng la ̣i trươ ̣t xuố ng vùng
châu thổ và đồ ng bằ ng Hoa Nam. Từ đây nó lại có cơ hội xâm nhâ ̣p xuố ng Viê ̣t Nam
hoă ̣c di chuyển sang phía đông.
Không khí la ̣nh từ áp cao Siberia hay áp cao Thanh-Ta ̣ng di chuyể n xuố ng Viê ̣t
Nam đề u bi ̣ chă ̣n la ̣i ở sườn phiá bắ c của dãy núi Nam Liñ h, phiá nam lu ̣c điạ Trung
Quố c, gần như có hướng đông - tây ở trong khoảng vi ̃ tuyế n 25 - 280N. Không khí la ̣nh
tić h tu ̣ ở đây rồi hình thành front tiñ h, đươ ̣c go ̣i là front tiñ h Hoa Nam. Khi không khí
6


la ̣nh tích tu ̣ đủ ma ̣nh thì đẩ y front tiñ h vươ ̣t qua dãy núi tiế p tu ̣c đi về phiá nam và ảnh
hưởng đế n Viê ̣t Nam. Các đợt front la ̣nh di chuyể n xuố ng các vi ̃ đô ̣ câ ̣n nhiê ̣t đới cũng
thường hòa nhâ ̣p với front tiñ h Hoa Nam thành mô ̣t front ma ̣nh trước khi tràn xuố ng
miề n Bắ c Viê ̣t Nam.
1.2.3. Phân loại.
Mỗi đợt không khí lạnh được coi là xâm nhập hoặc ảnh hưởng đến nước ta nếu
thỏa mãn một trong hai điều kiện sau đây:
- KKL làm tốc độ gió hướng lệch bắc ngoài khơi đo được tại trạm Bạch Long Vỹ
từ cấp 6 trở lên và kéo dài trên 3 tiếng (2 quan trắc liên tiếp).
- KKL gây thay đổi thời tiết mạnh mẽ: diện mưa tăng lên từ 2 cấp trở lên ở một
hoặc nhiều khu vực và đồng thời làm nhiệt độ trung bình ngày đối với trên một nửa số

trạm ở một hoặc nhiều khu vực đất liền giảm từ 3 độ trở lên.
Căn cứ vào mức độ thay đổi thời tiết trước và sau khi không khí lạnh ảnh hưởng
mà phân chia ra hai loại ảnh hưởng chính: Gió mùa Đông Bắc và không khí lạnh tăng
cường.
+ Gió mùa Đông Bắc: là không khí la ̣nh ảnh hưởng có kèm theo front lạnh hoă ̣c
đường đứt, khi xâm nhập đến nước ta làm thay đổi hoàn toàn hệ thống gió trước đó bởi
hệ thống gió mùa đông bắc (gió có thành phầ n Bắ c), làm biến đổi thời tiết mạnh mẽ,
nhiệt độ giảm mạnh đột ngột và thay đổi trạng thái thời tiết từ nóng, ấm sang lạnh hoặc
rét. Gió mùa đông bắ c đôi khi kèm theo gió giật, tố, lốc xoáy, dông hoặc mưa lớn.
+ Không khí la ̣nh tăng cường :là khố i không khí la ̣nh ảnh hưởng đến nước ta
trong điều kiện trước đó khu vực chịu ảnh hưởng đang bị một khối không khí la ̣nh khống
chế, với hệ thống gió thành phần bắc đã suy yếu. Không khí la ̣nh tăng cường không kèm
theo front. Khi ảnh hưởng đến nước ta chủ yếu làm tốc độ gió tăng trở lại ở ngoài khơi
và trong đất liền, có thể làm giảm nhiệt độ, điểm sương hoặc ít thay đổi về nhiệt độ.
Trong một vài trường hợp không khí la ̣nh tăng cường làm giảm lượng mây, do đó có thể
làm tăng nhiệt độ ban ngày.
1.2.4. Vài nét về KKL ở khu vực Trung Trung Bộ.
Trong những tháng mùa Đông khi mà Bắc bộ và Thanh Hoá có thời tiết khô hanh
do sự chi phối của khối không khí lạnh cực đới thì ở các tỉnh miền Trung đặc biệt các
tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ lại là mưa lũ lớn. Năm sớm, mưa lũ bắt đầu xảy
7


ra từ tháng 9, năm muộn tháng 10 hoặc tháng 11 nhưng mưa lũ đáng kể vẫn tập trung
chủ yếu vào hai tháng cuối năm.
Đối với miền Trung, ngoài đặc trưng do phân bố địa lý, vai trò địa hình góp phần
quan trọng quyết định chế độ mưa lũ ở khu vực này. Không chỉ còn là ranh giới hành
chính mà chúng trở thành ranh giới khí hậu,thời tiết đặc biệt, chế độ mưa của các vùng
khác nhau. Cũng như các khu vực khác trên lãnh thổ nước ta, mưa miền Trung do nhiều
nguyên nhân và phân bố hết sức đa dạng.Trước tiên phải kể đến mưa lớn diện rộng do

hoạt động của bão, ATNĐ và không khí lạnh sau đó mới kể đến mưa do các nhiễu động
nhiệt đới khác như dải hội tụ nhiệt đới,hoạt động đới gió đông cận nhiệt đới.
Tuy nhiên nếu tính mức độ ảnh hưởng của bão, ATNĐ đối với các tỉnh Trung
Bộ có mật độ nhỏ hơn nhiều so với Bắc bộ. Nếu các tỉnh Bắc bộ, người làm dự báo thời
tiết quan tâm nhiều đến mưa lớn do hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, rãnh thấp gió
mùa, dải hội tụ nhiệt đới và các nhiễu động gây hội tụ mạnh trên cao trong tầng đối lưu
thì đối với các tỉnh Trung Bộ người ta quan tâm nhiều hơn mưa lớn do tác động của
không khí lạnh cực đới và khối khí nóng ẩm tây Thái Bình Dương. Sự xáo trộn nhiệt
ẩm, sự hội tụ động lực dưới tác động của địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây mưa lớn
đối với Trung Bộ.
Mưa lớn thường kéo dài cùng với sự tồn tại của các quá trình trên, chừng nào 1
trong 2 quá trình đó suy giảm hoặc cả 2 quá trình không còn tồn tại thì mưa lớn cũng
suy giảm hoặc không còn nữa. Rõ ràng quan tâm đến mưa lớn nói chung và mưa lớn
Trung Bộ nói riêng không chỉ bó hẹp trong việc thu thập, theo dõi diễn biến mưa thực
tế mà vấn đề phải làm sáng tỏ nguyên nhân gây mưa trên cơ sở phân tích tính toán và
dự báo các đặc trưng nhiệt động lực trường khí tượng, các dấu hiệu tồn tại hoặc thay đổi
hình thế synop, điều kiện hoàn lưu, điều kiện nhiệt ẩm, điều kiện động lực của môi
trường chứa đựng mây và mưa không chỉ trên qui mô synop, qui mô vừa mà còn quan
tâm đến qui mô nhỏ kể cả tác động đối lưu do địa hình. Tác động của địa hình được đặc
trưng bởi hai đặc điểm chính đó là hướng bờ biển và phân bố địa hình mặt đệm. Đó cũng
là cơ sở định hướng nghiên cứu phương pháp dự báo mưa cho từng khu vực riêng biệt
có đặc thù địa hình, địa lý khác nhau.

8


9


CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THẾ GÂY MƯA LỚN Ở KHU VỰC

TRUNG BỘ.
2.1. Đặc điểm khu vực trung bộ.

Hình 2. 1: bản đồ phân chia khu vực.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên khu
vực Trung Bộ.
Khu vực Trung Trung Bộ nằm ở Trung phần Việt Nam theo hướng tây bắc - đông
nam trải dài từ vĩ tuyến 140 32 – 180 06N, bao gồm 5 tỉnh và 1 thành phố: Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thành phố Đà Nẵng. Trung
Trung Bộ là một khu vực lớn thuộc duyên hải miền Trung có địa hình khá phức tạp:
phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển tiếp cận biển Đông và vùng đồi núi thấp,
phía Tây là một phần Đông Nam dãy Trường Sơn, với nhiều nhánh núi ngang vuông
10


×