Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

GIẢI PHÁP MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TEAMBUILDING TẠI CÔNG TY TNHH MTV lữ HÀNH VITOURS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 94 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
  

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài:

“ GIẢI PHÁP MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU
LỊCH TEAMBUILDING TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH
VITOURS”

GVHD
SVTT
Lớp
SVTH: Trần Phước Dũng.

: Đoàn Thị Hoài Thanh
: Trần Phước Dũng
: 34K03.1
Trang 0

Lớp 34K03.1



Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

ĐT

: 01695349038
Đà Nẵng 11/2011

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Đoàn Thị Hoài Thanh vì sự hướng dẫn
tận tình của cô trong quá trình em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Đồng thời em cũng
xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc cùng các anh chị trong công ty TNHH MTV lữ
hành Vitours đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tiếp xúc với thực tế trong quá trình
em thực tập tại công ty.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những
thiếu sót, mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đê
chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng ngày 28 tháng 11 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trần Phước Dũng

SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 1

Lớp 34K03.1



Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp này là dự án nghiên cứu của riêng tôi. Các
thông tin trong bài viết này hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác gia

TRẦN PHƯỚC DŨNG

SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 2

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIÊT TẮT.......................................................7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VE.............................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING CHO
CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TEAMBUILDING Ở CÔNG TY LỮ HÀNH........12
1.1. Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành.................................................................12
1.1.1. Khái quát về kinh doanh lữ hành.................................................................12
1.1.1.1. Khái niệm.............................................................................................12
1.1.1.2. Phân loại hoạt động kinh doanh lữ hành...............................................12
1.1.1.3. Đặc điêm hoạt động kinh doanh lữ hành...............................................13
1.1.1.4. Vai trò và chức năng của hoạt động kinh doanh lữ hành.......................14
1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành..........................................14
1.1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành.....................................................14
1.1.2.1. Đặc điêm của doanh nghiệp lữ hành.....................................................15
1.1.2.3. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp KD lữ hành................................16
1.2. Chương trình du lịch Teambuilding...................................................................16
1.2.1. Chương trình du lịch...................................................................................16
1.2.1.1. Khái niệm về chương trình du lịch:......................................................16
1.2.1.2. Nội dung của CTDL:............................................................................17
1.2.1.3. Đặc điêm của CTDL:............................................................................17
1.2.1.4. Phân loại chương trình du lịch..............................................................18
1.2.2. Chương trình du lịch teambuilding.............................................................19
1.2.2.1. Định nghĩa về chương trình du lịch teambuilding.................................19
1.2.2.2. Phân loại các chương trình du lịch Teambuilding.................................20
1.2.2.3. Ý nghĩa của chương trình du lịch Teambuilding...................................22
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 3

Lớp 34K03.1



Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

1.2.3. Đặc điêm tâm lý khách tham gia chương trình teambuilding......................23
1.2.4. Điều kiện đê phát triên chương trình du lịch teambuilding.........................24
1.3. Cơ sở lý luận về Marketing...............................................................................24
1.3.1. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu................................24
1.3.1.1. Phân đoạn thị trường.............................................................................24
1.3.1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu................................................................26
1.3.2. Các giải pháp Marketing.............................................................................27
1.3.2.1. Chính sách sản phẩm............................................................................27
1.3.2.2. Chính sách giá......................................................................................28
1.3.2.3. Chính sách phân phối............................................................................31
1.3.2.4. Chính sách truyền thông cổ động..........................................................32
1.3.2.5. Chính sách con người...........................................................................35
1.3.2.6. Quy trình...............................................................................................35
1.3.2.7. Quan hệ với các bên hữu quan..............................................................37
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG
MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TEAMBUILDING Ở CÔNG
TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS..................................................................38
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Vitours.......................................................38
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triên..................................................................38
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn................................................................39
2.1.2.1. Chức năng:............................................................................................39
2.1.2.2. Nhiệm vụ:.............................................................................................39
2.1.2.3. Quyền hạn:............................................................................................40

2.1.3. Các sản phẩm/ dịch vụ................................................................................40
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV lữ hành vitours...........................42
2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:............................................................................42
2.1.4.2. Chức năng của các bộ phận:.................................................................43
2.1.5. Nguồn lực kinh doanh của công ty..............................................................45
2.1.5.1. Nguồn nhân lực....................................................................................45
2.1.5.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.........................................................................46
2.1.5.3. Nguồn lực tài chính..............................................................................47
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 4

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

2.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007 - 2010...........................47
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008 – 2010.............47
2.2.2. Tình hình thực hiện doanh thu theo cơ cấu khách:......................................49
2.2.3. Tình hình nguồn khách của công ty TNHH MTV lữ hành Vitours giai đoạn
2008 – 2010:.........................................................................................................50
2.3. Thực trạng về kết quả kinh doanh và các giải pháp marketing cho chương trình
du lịch teambuilding ở công ty TNHH MTV lữ hành Vitours..................................56
2.3.1. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch teambuilding..............................56
2.3.1.1. Tình hình khai khác khách du lịch teambuilding của công ty...............56
2.3.1.2. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch teambuilding của công ty.....58

2.3.2. Thị trường mục tiêu của các các chương trình du lịch teambuilding..........59
2.3.3. Thực trạng các giải pháp marketing cho chương trình du lịch
teambuilding.........................................................................................................60
2.3.3.1. Chính sách sản phẩm............................................................................60
2.3.3.2. Chính sách giá......................................................................................61
2.3.3.3. Chính sách phân phối............................................................................63
2.3.3.4. Chính sách truyền thông cổ động..........................................................64
2.3.3.5. Chính sách về con người.......................................................................67
2.3.3.6. Chính sách quy trình.............................................................................67
2.3.3.7. Chính sách về quan hệ với các bên hữu quan.......................................69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TEAMBUILDING CỦA CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS............72
3.1. Những căn cứ tiền đề.........................................................................................72
3.1.1. Xu hướng phát triên du lịch teambuilding hiện nay....................................72
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty TNHH MTV Vitours..72
3.1.2.1. Phương hướng......................................................................................72
3.1.2.2. Mục tiêu................................................................................................73
3.1.3. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh chương trình du lịch teambuilding
của công ty TNHH MTV Vitours..........................................................................74
3.1.3.1. Phương hướng......................................................................................74
3.1.3.2. Mục tiêu................................................................................................74
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 5

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh


GVHD: Đoàn Thị Hoài

3.1.4. Đặc điêm cầu thị trường du lịch teambuilding ở Việt Nam.........................75
3.1.5. Năng lực của công ty TNHH MTV Vitours trong việc khai thác chương
trình du lịch teambuilding.....................................................................................76
3.2. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu.......................................................77
3.2.1. Phân đoạn thị trường...................................................................................77
3.2.2. Đánh giá mức hấp dẫn của các đoạn thị trường..........................................77
3.2.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu......................................................................78
3.3. Các giải pháp marketing cho chương trình du lịch teambuilding của công ty...79
3.3.1. Chính sách sản phẩm...................................................................................79
3.3.2. Chính sách giá.............................................................................................80
3.3.3. Chính sách phân phối..................................................................................81
3.3.3.1. Đối với đoạn thị trường miền Bắc và miền Nam..................................81
3.3.3.2. Đối với đoạn thị trường miền Trung.....................................................83
3.3.4. Chính sách truyền thông cổ động................................................................84
3.3.4.1. Chính sách chung cho cả ba đoạn thị trường........................................84
3.3.4.1. Chính sách cho từng đoạn thị trường....................................................85
3.3.5. Chính sách con người..................................................................................87
3.3.6. Chính sách quy trình...................................................................................87
3.3.7. Chính sách đối với các bên hữu quan..........................................................88
3.3.7.1. Đối với các đối tác................................................................................88
3.3.7.2. Đối với các điêm đến............................................................................89
3.3.7.3. Đối với cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyên..........................................89
3.3.7.4. Đối với khách hàng...............................................................................89
KÊT LUẬN................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92

SVTH: Trần Phước Dũng.


Trang 6

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIÊT TẮT


CTDL

: Chương trình du lịch

THHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

VNR1000

: Doanh mục 1000 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

SEO

: Quảng bá website


PR

: Public Relative (Quan hệ công chúng)

SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 7

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10

Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 3.1

Doanh mục các bảng biêu
Ma trận đánh giá mức độ hấp dẫn của các đoạn thị trường
Lực lượng lao động tại công ty Lữ hành Vitours
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Lữ hành Vitours
Bảng cân đối tài chính của công ty Lữ hành Vitours giai đoạn

Trang
26
45
46

2008-2010
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Lữ hành Vitours giai
đoạn 2008 – 2010
Doanh thu theo cơ cấu khách của công ty Lữ hànhVitours
Cơ cấu khách theo phạm vi địa lý của công ty Lữ hànhVitours
Bảng số lượt khách theo quốc tịch của công ty Lữ hành Vitours
Tỉ trọng số lượt khách của chương trình du lịch teambuilding trong
cơ cấu khách của công ty Lữ hành Vitours (2008 – 2010)
Cơ cấu khách du lịch teambuilding của công ty Lữ hành Vitours
Kết quả kinh doanh chương trình du lịch teambuilding của công ty
Lữ hành Vitours (2008-2010)
Các chương trình du lịch teambuilding của công ty Lữ hành Vitours
Bảng kế hoạch lợi nhuận mục tiêu đối với chương trình du lịch
teambuilding của công ty Lữ hành Vitours (2008 – 2010)
Bảng đánh giá mức độ hấp dẫn của các đoạn thị trường du lịch

teambuilding

DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VE


SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 8

Lớp 34K03.1

47
47
49
50
56
57
58
59
60
62
78


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 3.1
Hình 3.2

GVHD: Đoàn Thị Hoài

Danh mục biêu đồ hình ve
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours
Biêu đồ thê hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty Lữ
hành Vitours giai đoạn 2008 - 2010
Biêu đồ thê hiện số ngày khách của công ty Lữ hànhVitours
Biêu đồ tăng trưởng số lượt khách của công ty Lữ hành Vitours
Sơ đồ hệ thống phân phối chương trình du lịch teambuilding của
công ty Lữ hành Vitours
Hình ảnh trang Web giới thiệu về chương trình du lịch
teambuilding của công ty Lữ hành Vitours
Hình ảnh trang Web giới thiệu về chương trình du lịch
teambuilding trên website www.vietnamteambuilding.com
Sơ đồ hệ thống phân phối chương trình du lịch teambuilding tại
miền Nam
Sơ đồ hệ thống phân phối chương trình du lịch teambuilding tại
miền Bắc

Trang
42
48
53

55
64
65
66
82
83

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính thời sự của đề tài và lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, một loại hình du lịch mới thâm nhập vào Việt Nam và
thu hút sự chú ý lớn của du khách là loại hình du lịch teambuilding. Loại hình du lịch
này đối với du khách ở Việt Nam vừa mới lạ vừa có sức hấp dẫn lớn. Trong xã hội
ngày nay, nhịp sống dần tăng cao, áp lực công việc càng nhiều, mâu thuẩn ở nhiều
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 9

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

doanh nghiệp trong đó đặt biệt ở nhiều doanh nghiệp có số lượng nhân viên lớn càng
có xu hướng tăng. Đê giải quyết những vấn đề đó thì chương trình du lịch
teambuilding (teambuilding tour) là một lựa chọn phù hợp. Các doanh nghiệp dần

nhận thấy tầm quan trọng của các chương trình du lịch teambuilding đối với doanh
nghiệp của mình. Do vậy tiềm năng của loại hình du lịch này rất lớn. Trong khi đó,
những năm qua, công ty TNHH MTV Vitours cũng có đưa vào khai thác các chương
trình du lịch teambuilding nhưng vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng. Vì thế em chọn đề
tài “Giải pháp Marketing cho chương trình du lịch Teambuilding ở công ty TNHH
MTV Lữ hành Vitours.” đê làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của em. Đề tài dựa
trên những nghiên cứu về thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm thu hút khách
cho chương trình du lịch của công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách cho
chương trình du lịch Teambuilding ở công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours.” Là nhằm
nghiên cứu nhu cầu tham gia các chương trình du lịch teambuilding trên cơ sở đó xây
dựng một chính sách marketing hiệu quả đê thu hút khách cho chương trình du lịch
teambuilding của công ty.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 2007 – 2010
- Không gian nghiên cứu: phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Lĩnh vực nghiên cứu: Chính sách Marketing cho chương trình du lịch
teambuilding
4. Kết cấu đề tài
Kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo thì đề tài
gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ Sở lý luận về chính sách Marketing cho chương trình du lịch
teambuilding ở công ty lữ hành.
Chương 2 : Tình hình kinh doanh của công ty và thực trạng Marketing cho chương
trình du lịch Teambuilding ở công ty TNHH MTV lữ hành Vitours.

SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 10


Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

Chương 3: Giải pháp marketing cho chương trình du lịch teambuilding tại công ty
TNHH MTV Vitours.

CHƯƠNG 1
CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING CHO CHƯƠNG
TRÌNH DU LỊCH TEAMBUILDING Ở CÔNG TY LỮ HÀNH
1.1. Cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành
1.1.1. Khái quát về kinh doanh lữ hành
1.1.1.1. Khái niệm
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 11

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài


- Theo nghĩa rộng: lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyên của con người,
cũng như tất cả các hoạt động liên quan đến sự di chuyên đó.
- Theo nghĩa hẹp: lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc
toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
- Hoạt động kinh doanh lữ hành bao gồm những hoạt động tổ chức các chương
trình du lịch.
1.1.1.2. Phân loại hoạt động kinh doanh lữ hành
- Căn cứ vào tính chất hoạt động đê tạo ra sản phẩm
+ Kinh doanh đại lý lữ hành: là trung gian tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho các
nhà cung ứng dịch vụ đê hưởng hoa hồng,
+ Kinh doanh chương trình du lịch: liên kết các sản phẩm đơn lẻ thành chương
trình du lịch trọn gói và bán cho du khách,
+ Kinh doanh lữ hành tổng hợp: vừa tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ trung gian
vừa sản xuất các chương trình du lịch bán cho du khách.
- Căn cứ vào phương thức hoạt động:
+ Kinh doanh lữ hành gởi khách: tổ chức thu hút khách trực tiếp đê đưa khách
đến nơi du lịch.
+ Kinh doanh lữ hành nhận khách: xây dựng chương trình du lịch đê bán và tổ
chức chương trình du lịch cho du khách qua công ty gởi khách,
+ Kinh doanh lữ hành kết hợp: kết hợp kinh doanh lữ hành gởi khách và kinh
doanh lữ hành nhận khách.
- Căn cứ vào phạm vi (theo luật du lịch Việt Nam)
+ Kinh doanh lữ hành quốc tế: việc xây dựng, bán và thực hiện chương trình du
lịch cho khách du lịch quốc tế và phải đảm bảo 5 điều kiện do luật du lịch quy định.
+ Kinh doanh lữ hành nội địa: việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các
chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và đảm bảo 3 điều kiện do luật du lịch
quy định.
1.1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh lữ hành
- Đặc điêm về thị trường: vô cùng rộng lớn. Ngày nay, nhu cầu đối với sản phẩm
của hoạt động kinh doanh lữ hành rất lớn. Có thê nói ở bất cứ nơi đâu đều có nhu cầu

đi du lịch. Chính vì vậy thị trường của hoạt động kinh doanh lữ hành rất rộng lớn.
- Đặc điêm về sản phẩm:
+ Tổng hợp của nhiều dịch vụ riêng lẻ. Sản phẩm chủ yếu của hoạt động kinh
doanh lữ hành là các chương trình du lịch. Mà theo định nghĩa thì chương trình du lịch
được tạo thành từ nhiều dịch vụ riêng lẻ.

SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 12

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

+ Được cung cấp trong suốt hành trình. Đặc điêm này là đặc điêm chung của
dịch vụ. Các dịch vụ sản xuất đồng thời với quá trình tiêu thụ hay nói cách khác dịch
vụ nói chung và dịch vụ lữ hành nói riêng được cung cấp trong suốt hành trình.
+ Giá tổng hợp < giá của các dịch vụ riêng lẻ. Các doanh nghiệp lữ hành có
“sức mạnh thương lượng” về giá rất lớn đối với các doanh nghiệp cung cấp các dịch
vụ riêng lẻ cấu thành chương trình du lịch. Họ có thê mua các dịch vụ riêng lẻ với giá
thấp hơn giá niêm yết của các nhà cung cấp. Do đó, họ có cơ sở đê bán chương trình
du lịch của mình với giá thấp hơn tổng giá niêm yết của các dịch vụ riêng lẻ nhằm thu
hút khách hàng.
- Đặc điêm về tổ chức hoạt động kinh doanh:
+ Khó tiếp cận khách hàng, khó thực hiện hoạt động Marketing. Khách hàng
của các công ty lữ hành thường phân tán rộng khắp. Trong khi đó, nguồn cung là các

công ty lữ hành và các đại lý của nó lại chỉ có ở một vài địa điêm nhất định. Điều này
gây khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành trong việc tiếp cận với nguồn khách hàng.
Chính đặc điêm khách hàng phân tán cũng làm cho hoạt động Marketing của doanh
nghiệp khó khăn hơn.
+ Khó kiêm soát chất lượng. Sản phẩm của hoạt động kinh doanh lữ hành là hệ
thống gồm nhiều dịch vụ riêng lẻ hợp thành. Các dịch vụ đó có thê do doanh nghiệp lữ
hành cung cấp nhưng cũng có thê do doanh nghiệp lữ hành mua ngoài. Việc mua sản
phẩm, dịch vụ ngoài làm cho việc kiêm soát chất lượng khó khăn hơn. Hơn nữa, một
số dịch vụ có mức độ tiếp xúc giữa người cung cấp và người tiêu dùng cao như dịch
vụ hướng dẫn thì chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm sinh lý của
người cung cấp. Điều này cũng làm cho việc kiêm soát chất lượng khó khăn hơn.
+ Thường xuyên “làm mới” sản phẩm. Các sản phẩm chủ yếu của hoạt động
kinh doanh lữ hành là các tour du lịch. Các tour du lịch có đặc điêm là dễ bị bắt chước.
Do đó, đê tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệp lữ hành
phải thường xuyên làm mới sản phẩm của mình. Việc làm mới sản phẩm của hoạt
động kinh doanh lữ hành cũng nhằm tạo ra sự mới mẻ nhằm thu hút lượng khách hàng
cũ của doanh nghiệp, giảm thiêu sự nhàm chán của du khách.
+ Mang tính thời vụ. Cũng như bao dịch vụ khác, sản phẩm lữ hành cũng chịu
tác động của tính thời vụ rất lớn.
+ Dễ gặp rủi ro trong kinh doanh.
1.1.1.4. Vai trò và chức năng của hoạt động kinh doanh lữ hành
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 13

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh


GVHD: Đoàn Thị Hoài

a. Vai tro: là trung gian chắp nối đê cung cầu du lịch gặp nhau, mang lại
lợi ích cho các bên và thúc đẩy sự phát triên du lịch.
b. Chức năng:
- Chức năng thông tin. Các doanh nghiệp lữ hành tổ chức thu thập thông tin liên
quan đến các tour du lịch và các thông tin liên quan. Từ đó họ có thê cung cấp thông
tin cho khách hàng của mình hoặc các đối tượng hữu quan khác.
- Chức năng tổ chức và thực hiện: chức năng này xác định bản chất của hoạt động
kinh doanh lữ hành thông qua việc ký kết các hợp đồng với các hãng cung ứng du lịch
nhằm kết hợp các sản phẩm riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn thiện và cung cấp đến
tận tay cho du khách.
- Chức năng môi giới trung gian. Đây là chức năng tiêu thị sản phẩm cho các đơn
vị du lịch khác nhằm hưởng hoa hồng (bán các dịch vụ và hàng hóa du lịch, các tour
du lịch)
1.1.2. Khái quát về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
1.1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp lữ hành được đưa ra bởi các
học giả khác nhau.
Dựa vào bản chất và chức năng của kinh doanh lữ hành, ta có thê xây dựng định
nghĩa về doanh nghiệp lữ hành bởi vì một doanh nghiệp hoạt động với bản chất và
chức năng của kinh doanh lữ hành được coi là doanh nghiệp lữ hành.
Xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh doanh lữ hành là các hoạt động đặc biệt
làm cầu nối trung gian giữa cung và cầu du lịch, và chức năng của nó là sản xuất và
môi giới trung gian. Ta có định nghĩa về doanh nghiệp lữ hành như sau:
Doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt được thành
lập và hoạt động nhằm sản xuất và bán các chương trình du lịch và thực hiện các
chương trình đó cho khách du lịch, đồng thời tổ chức tiêu thụ các sản phẩm du lịch
của các đơn vị cung ứng du lịch khác với mục đích hưởng hoa hồng.

Định nghĩa này thê hiện các chức năng chủ yếu của doanh nghiệp lữ hành:
- Tổ chức các chương trình du lịch
- Tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành và của các doanh nghiệp du lịch
khác.
Định nghĩa của Tổng cụ du lịch Việt Nam: “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư
cách pháp nhân, hoạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng
việc giao dịch, ký kết các hợp động du lịch và tổ chức thực hiện các hợp đồng du lịch
đã bán cho khách du lịch”
1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp lữ hành
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 14

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

- Hoạt động với mục đích kinh tế. Bằng các hoạt động thiết kế, bán các chương
trình du lịch, công ty lữ hành đã thu được một khoảng lợi nhuận, ngoài ra, còn có các
hoạt động liên kết với các khách sạn, nhà hàng và được hưởng phần trăm hoa hồng từ
các tổ chức này.
- Là doanh nghiệp du lịch có liên quan đến tổ chức và thực hiện các chương trình
du lịch.
- Thực hiện các hoạt động mang tính trung gian, kết nối cung và cầu. Khi một
người có nhu cầu đi du lịch, họ se tìm đến công ty lữ hành đê mua chương trình du
lịch nếu họ không đủ điều kiện đê tổ chức chuyến đi. Doanh nghiệp lữ hành se đặt nơi

ăn, ở, mua vé tham quan, vận chuyên, sắp xếp các chương trình cho khách, đáp ứng
mục đích chuyến đi của khách và chất lượng của chương trình,…
- Gặp rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh (chịu ảnh hưởng của biến động kinh
tế, xã hội, các sản phẩm lữ hành dễ bắt chước, sự ràng buộc lỏng lẻo về mặt pháp lý,
…)
1.1.2.3. Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp KD lữ hành
Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành rất phong phú và đa dạng. Căn cứ vào tính
chất và nội dung đê chia các sản phẩm du lịch thành 2 nhóm cơ bản.
a. Các chương trình du lịch trọn gói:
- Là sản phẩm chủ yếu và đặt trưng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Các
công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành sản phẩm
hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Khi tổ chức các chương
trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng
như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
b. Các dịch vụ trung gian
- Kinh doanh lưu trú, ăn uống :khách sạn, nhà hàng,..
- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí,
- Kinh doanh vận chuyên du lịch: hàng không, tầu thủy, đường bộ,..
- Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch.
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế lộ trình
- Dịch vụ bán vé cho các điêm du lịch, các khu vui chơi giải trí, chương trình ca
nhạc, biêu diễn….
Các dịch vụ này thường là kết quả của sự tương tác, liên kết trong du lịch. Hoạt
động lữ hành du lịch càng phát triên, hệ thống sản phẩm se càng phong phú.

SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 15

Lớp 34K03.1



Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

1.2. Chương trình du lịch Teambuilding
1.2.1. Chương trình du lịch
1.2.1.1. Khái niệm về chương trình du lịch:
Có rất nhiều khái niệm về chương trình du lịch :
- “ CTDL là sự sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số các dịch vụ: ăn ở, các
dịch vụ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông hoặc nơi ăn ở và nó được bán với mức giá
gộp và thời gian của CTDL phải hơn 24 giờ”
- “CTDL là bất kỳ chuyến đi chơi nào được sắp xếp trước (thường được trả tiền
trước) đến một hoặc nhiều địa điêm và trở về nơi xuất phát. Thông thường bao gồm sự
đi lại, ăn, ở, ngắm cảnh và những thành tố khác.”
- CTDL là lịch trình được định trước của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp
lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điêm dừng
chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyên và các dịch vụ khác và giá bán chương trình.
- Tại khoản 13 điều 4 luật du lịch Việt Nam: “ CTDL là lịch trình, các dịch vụ
và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất
phát đến điêm kết thúc chuyến đi.”
1.2.1.2. Nội dung của CTDL:
- Tên chương trình – mã chương trình,
- Thời điêm tổ chức chương trình,
- Tổng quỹ thời gian của chương trình,
- Chi tiết hoạt động từng ngày với những nội dung: phương thức vận chuyên,
cơ sở lưu trú, các hoạt động vui chơi giải trí, các điêm tham quan, các dịch vụ trong
chương trình,….

- Giá của CTDL,
- Các dịch vụ khác (nếu có),
- Các điều khoản của chương trình, lời khuyên hoặc khuyến cáo du khách về
những vấn đề liên quan đến điêm du lịch hoặc hành trình.
1.2.1.3. Đặc điểm của CTDL:
Chương trình du lịch có các đặc điêm sau:
- Tính vô hình. Chương trình du lịch là sản phẩm của một dịch vụ, do đó nó có
tính vô hình rất cao. Nhiệm vụ của các hãng kinh doanh lữ hành là hữu hình hóa các
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 16

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

chương trình du lịch ở một mức độ nhất định đê tạo sự yên tâm cho du khách khi
quyết định mua chương trình.
- Tính không đồng nhất. Các chương trình du lịch được cung cấp bởi các nhà
cung ứng dịch vụ du lịch khác nhau, vào những thời điêm khác nhau, được cung cấp
bởi những con người mà chất lượng cung cấp dịch vụ của họ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Do đó, các chương trình du lịch có đặc điêm là không đồng nhất.
- Tính phụ thuộc vào uy tín. Đặc điêm này là hệ quả của tính vô hình của
chương trình du lịch. Bởi tính vô hình mà khách hàng khó hình dung ra chất lượng của
các chương trình du lịch như thế nào. Họ cảm nhận nhiều rủi ro khi quyết định mua
chương trình. Do vậy, khách hàng thường chọn các chương trình du lịch của các hãng

lữ hành có uy tín.
- Tính dễ sao chép và bắt chước. Các chương trình du lịch được cấu thành từ
nhiều dịch vụ riêng lẻ. Các dịch vụ riêng lẻ này thường được các doanh nghiệp lữ
hành mua ngoài. Việc không thê kiêm soát tất cả các dịch vụ ấy làm cho các đối thủ
cạnh tranh cũng có thê có được chương trình du lịch tương tự. Khi doanh nghiệp lữ
hành thiết kế một tour mới lạ hoặc hiệu quả thì các đối thủ cạnh tranh cũng có thê bắt
chước thiết kế một tour y như vậy.
- Tính khó bán. Các dịch vụ du lịch riêng lẻ được cung ứng rộng rãi trên thị
trường. Du khách hoàn toàn có thê tự thiết kế cho mình một tour phù hợp. Do vậy, các
chương trình du lịch rất khó bán. Các hãng lữ hành không những cạnh tranh với các
đối thủ trong ngành là các hãng lữ hành khác mà còn phải cạnh tranh với nhu cầu tự đi
du lịch của du khách. Ngoài ra, do tính dễ sao chép và bắt chước mà các chương trình
du lịch trên thị trường cũng na ná giống nhau. Điều này cũng gây khó khăn trong việc
tiêu thụ các chương trình du lịch.
1.2.1.4. Phân loại chương trình du lịch
Có nhiều tiêu chí đê phân loại CTDL:
- Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh:
+ Chương trình du lịch chủ động,
+ Chương trình du lịch bị động,
+ Chương trình du lịch kết hợp.
- Căn cứ theo chủ đề chuyến đi:
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 17

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh


GVHD: Đoàn Thị Hoài

+ CTDL sinh thái,
+ CTDL văn hóa lịch sử,
+ CTDL nghỉ dưỡng,
+ CTDL mạo hiêm,
+ CTDL tín ngưỡng tôn giáo,
+ CTDL vui chơi giải trí,
+ CTDL công vụ MICE,..
- Căn cứ vào độ dài hành trình:
+ CTDL hành trình ngắn ngày,
+ CTDL hành trình trung bình,
+ CTDL hành trình dài.
- Căn cứ vào tính đầy đủ của dịch vụ:
+ CTDL đầy đủ,
+ CTDL tùy chọn,
+ CTDL tinh giảm.
1.2.2. Chương trình du lịch teambuilding
1.2.2.1. Định nghĩa về chương trình du lịch teambuilding
a. Định nghĩa về teambuilding:
Có nhiều ý kiến nhận định về teambuilding:
- “Teambuilding là một dạng đào tạo “ngoài công việc” (học mà chơi, chơi mà
học); thường tổ chức ngoài trời thông qua hình thức kết hợp giữa hoạt động dã ngoại
và đào tạo bằng các trò chơi mang tính tập thê cao”.
- “Teambuilding là hình thức đào tạo thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thê
nhằm mục đích mang mọi người đến gần nhau đê cùng đạt được các mục tiêu chung
cao hơn”.
- “Teambuilding là biện pháp nhân sự tổng thê kết hợp vừa thực hành – đánh giá –
đào tạo và tạo động lực, nhằm liên kết và gìn giữ người tài. Đồng thời khơi dậy động

lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên cùng hướng đến mục tiêu chung của doanh
nghiệp”.
-

Còn theo Tiến sĩ Meredith Belbin – người đã dành hơn 20 năm nghiên cứu bản

chất của cách làm việc theo nhóm - thì Teambuilding là: “The selection and grouping
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 18

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

of a mix of people and the development of skills required within the group to achieve
agreed objectives.” (Tạm dịch là: Lựa chọn và nhóm gộp những người khác nhau
trong tổ chức và phát triên những kỹ năng cần thiết đê đạt được mục tiêu đã cam kết
của tổ chức)
Tóm lại , Team building là một khóa học (thường được tổ chức ngoài trời) thông
qua các hoạt động trò chơi đê cho học viên (những người tham gia) cùng trải nghiệm,
suy ngẫm các tình huống dựa trên các câu hỏi của giảng viên (Facilitator) đê học viên
rút ra các bài học cụ thê trong thực tiễn công việc. Từ đó, giúp học viên điều chỉnh thái
độ và hành vi cá nhân cho phù hợp hơn khi làm việc chung với nhau, cùng hướng đến
mục tiêu chung của tổ chức, tăng cường sự hiêu biết, phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp,
nâng cao kỹ năng giao tiếp, xử lý các tình huống và đạt hiệu quả cao trong công việc.

b. Định nghĩa về chương trình du lịch Teambuilding
Chương trình du lịch Teambuilding (teambuilding tour) là chương trình du lịch có
kết hợp với hoạt động teambuilding nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của
công ty khách hàng.
1.2.2.2. Phân loại các chương trình du lịch Teambuilding
Có nhiều tiêu chí đê phân loại chương trình du lịch teambuilding như mục đích của
chương trình, không gian tổ chức,…
a. Căn cứ vào mục đích tổ chức chương trình:
- Loại 1: Chương trình du lịch teambuilding nhằm xây dựng kỹ năng làm việc
nhóm.
Trong loại hình này, nhà tổ chức thường chọn dạng thê hiện là các hoạt động dã
ngoại đê thông qua môi trường dã ngoại, mỗi thành viên se có cơ hội làm việc với
nhau một cách bắt buộc và với quy luật “thay đổi hành vi se dẫn đến thay đổi nhận
thức” thì một đội se được tạo ra từ từng thành viên rời rạc của một nhóm.
Trong trường hợp tổ chức trong nhà thì hiệu quả của loại hình này thấp hơn là các
hoạt động ngoài trời. Khi tổ chức trong nhà thì yêu cầu về hình thức trở nên rất quan
trọng vì hiệu ứng đoàn kết se khó xuất hiện hơn.
- Loại 2: Chương trình du lịch teambuilding nhằm mục đích tạo lập các nhóm làm
việc hiệu quả.

SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 19

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh


GVHD: Đoàn Thị Hoài

Theo loại này thì nhà đơn vị tổ chức tiến hành thay đổi trạng thái của các đội từ
thấp đến cao đê tìm kiếm được các nhóm hợp tác hiệu quả. Các điêm chuyên đổi trạng
thái của một đội là: Bắt đầu từ khi mới hình thành (forming) rồi phân chia vị trí
(norming) và cọ xát nội bộ giữa các thành viên (storming) cho đến khi cả đội đạt đến
trạng thái cân bằng và hiệu quả cao trong phối hợp nhóm (performing).
Tại mỗi điêm chuyên đổi luôn xảy ra sự tích tụ theo quy luật "lượng đổi thành
chất".
Hoạt động team building trong loại hình này đòi hỏi phải được thiết kế theo mô
hình dồn nén các hiện tượng và hoạt động đê đến một thời điêm thích hợp se tự xuất
hiện một giải pháp tổ chức mới mà trước khi bắt đầu cuộc chơi không ai nghĩ đến.
Sự kết hợp giữa lãnh đạo đơn vị với người thiết kế chương trình se bảo đảm cho
thành công.
- Loại 3: Chương trình du lịch teambuilding nhằm củng cố hoặc tái khẳng định giá
trị của một tập thê.
Thông thường các giá trị tập thê cần được cũng cố là giá trị văn hóa doanh nghiệp,
văn hóa tổ chức.
Hình thức của các hoạt động dạng này không phụ thuộc môi trường trong hay
ngoài trời. Điêm nhấn của các hoạt động team building này thông thường là một kết
quả của cả chuỗi hành động, khi đến thời điêm quyết định sự thắng bại của trò chơi thì
mọi người se cùng nhận ra được ý nghĩa của trò chơi chính là việc ứng dụng văn hóa
doanh nghiệp đê tạo nên chiến thắng.
- Loại 4: Chương trình du lịch teambuilding nhằm mục đích truyền đạt một thông
điệp cụ thê của lãnh đạo.
Loại hình du lịch teambuilding này thường áp dụng khi một tổ chức có người lãnh
đạo mới.
Lãnh đạo mới thường có xu hướng tìm hiêu xem bộ máy trong tay mình có tính
cách như thế nào và ai cũng biết rằng tính cách dễ dàng bộc lộ nhất thông qua các hoạt
động bên ngoài môi trường quen thuộc.

Nhu cầu rõ ràng của những lãnh đạo mới se được thê hiện một cách sáng tạo và
qua đó không chỉ lãnh đạo hiêu được tính cách của hệ thống mình được giao mà còn

SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 20

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

giúp cho từng nhân viên hiêu thêm được tính cách và động cơ làm việc của chính
mình.
- Loại 5: Chương trình du lịch teambuilding nhằm mục đích thử nghiệm phản ứng
của một tổ chức khi có sự thay đổi.
Chương trình thường áp dụng khi muốn tránh rủi ro trên thực tế bằng cách đưa ra
các môi trường giả định đê đánh giá khả năng thành công của ý tưởng mới.
Trong loại hình hoạt động này, sự kết hợp chặt che giữa các nhà tổ chức là quan
trọng nhất trong việc bảo đảm thành công theo ý muốn.
Những trò chơi trong loại hình này thường là các trò chơi lớn, thậm chí còn có
nhiều thiết kế kéo dài đến 2 ngày 1 đêm.
- Loại 6: Chương trình du lịch teambuilding nhằm mục đích kích thích tinh thần
nhân viên đê chuẩn bị cho một giai đoạn phát triên mới về chất của một tổ chức.
Loại hình này nhất thiết phải tổ chức ngoài trời mới phát huy được hiệu quả.
Thông điệp vào cuối mỗi công đoạn cũng như kết thúc tổng thê là điều bắt buộc trong
các tiêu chí thiết kế các trò chơi liên hoàn.

- Loại 7: Chương trình du lịch teambuilding nhằm mục đích xây dựng một văn hóa
thông cảm, yêu thiên nhiên và thông qua thiên nhiên mỗi người tự hiêu sâu hơn về
chính mình, về đồng nghiệp, thường được áp dụng cho các tổ chức xã hội, chính
quyền hoặc bệnh viện, trường học...
Đây là dạng team building khó thực hiện nhất.
Loại hình này luôn yêu cầu người chơi phải ở ngoài trời.
- Một khoảng lặng cần có đê mỗi người tự có thời gian đê chiêm nghiệm được ý
nghĩa của trò chơi và qua đó hoàn thiện chính mình.
b. Căn cứ vào hình thái của chương trình du lịch teambuilding
- TeamBuiding tĩnh: là chương trình teambuilding mà các thành viên của nhóm
được hướng dẫn về phương pháp làm việc nhóm sao cho hiệu quả, cách điều hành
nhóm, phối hợp giữa các thành viên một cách khoa học. Một số bài tập nhẹ nhàng kết
hợp với bài giảng đê các thành viên ngộ ra được hiệu quả nhóm một cách lý thú.
- TeamBuiding động: là chương trình teambuilding thường được các nhà tổ chức
tạo dựng thành một loạt các bài tập từ những trò chơi vận động, nhưng với luật chơi là
luật mở đê các thành viên nhóm thực hiện các hoạt động của nhóm theo yêu cầu của
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 21

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

nhà tổ chức. Ở đây, kết quả thực hiện chưa phải là cái cuối cùng, mà là quá trình thực
hiện, nhà tổ chức se quan sát cách thực hiện, sự phối hợp của các nhóm đê đưa ra nhận

xét, và góp ý đê nhóm thực hiện lại công việc (nếu thời gian cho phép) và cảm nhận
được hiệu quả của sự phối hợp, chia sẻ.
1.2.2.3. Ý nghĩa của chương trình du lịch Teambuilding
a. Đối với khách hàng
Team Building đem lại sự thay đổi toàn diện và tạo môi trường chung giúp mọi
người làm việc một cách hiệu quả hơn. Team building nhằm trang bị những kỹ năng
cần thiết cho nhân viên ở hầu hết các Doanh nghiệp; các đơn vị có môi trường làm
việc mang tính phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức.
Qua đó, nó giúp tăng cường khả năng phối hợp của các thành viên trong tổ chức nhằm
nâng cao hiệu quả công việc.
Team building giúp các tổ chức xóa bỏ các mâu thuẩn, sự thiếu đoàn kết giữa
các thành viên và bộ phận, giúp thành viên và bộ phận trong tổ chức gắn bó với nhau.
Teambuilding giúp các thành viên trong tổ chức hiêu nhau hơn và mở rộng
quan hệ . Khi đã hiêu nhau thì làm việc với nhau dễ dàng và mọi người có thê bỏ qua
các lỗi nhỏ đê đến được mục tiêu lớn hơn. Đây là dịp đê tạo cho các thành viên quen
dần với việc tập trung vào mục tiêu chung của tổ chức.
Ngoài ra, Team building cũng cần thiết cho các tổ chức có nhiều văn phòng, chi
nhánh đặt tại các vùng miền địa lý khác nhau trên cả nước và nước ngoài.
b. Đối với doanh nghiệp lữ hành
Chương trình du lịch Teambuilding là một phần trong cơ cấu sản phẩm của doanh
nghiệp lữ hành. Cũng như các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch Teambuilding cung
cấp một phần doanh thu cho công ty lữ hành. Ngày nay, khi xu hướng làm việc nhóm
càng thê hiện rõ thì nhu cầu đối với Teambuilding càng nhiều. Teambuilding như một
miếng bánh chưa được chú ý nhiều. Khai thác chương trình du lịch teambuilding thực
sự se mang lại lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp lữ hành.
1.2.3. Đặc điểm tâm lý khách tham gia chương trình teambuilding
Khách tham gia chương trình teambulding thường là khách đoàn. Họ là nhân viên
của công ty mua chương trình hoặc là người thân của các nhân viên ấy. Thông thường,
khách tham gia chương trình Teambuilding được công ty chủ quản của họ tài trợ kinh
SVTH: Trần Phước Dũng.


Trang 22

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

phí cho chuyến đi nên họ thoải mái về chi tiêu hơn. Cũng vì lý do đó mà tâm trạng của
họ cũng dễ chịu hơn. Ta có thê phân chia khách tham gia chương trình Teambuilding
thành hai nhóm như sau:
- Nhóm thứ nhất: bao gồm những thành viên năng động nhất. Họ thường hăng hái
tham gia các trò chơi có trong chương trình. Việc tổ chức chương trình cho nhóm
khách hàng này dễ dàng hơn nhờ tính chủ động hợp tác của họ.
- Nhóm thứ hai: bao gồm những thành viên rất rụt rè trong việc tham gia chương
trình. Họ rất ít tham gia có trò chơi, thậm chí là không tham gia. Việc tổ chức chương
trình cho nhóm khách này thực sự khó khăn. Nếu hướng dẫn viên không có cách lôi
kéo họ tham gia thì chương trình gần như đỗ vỡ. Nhóm người này thường chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi “thủ lĩnh tinh thần” trong công ty họ, đó thường là giám đốc hoặc
cấp trên của họ. Do đó, đê tổ chức tốt chương trình thì công ty lữ hành nên gợi ý đê
“thủ lĩnh tinh thần” của công ty mua chương trình tham gia và động viên các thành
viên tham gia chương trình một cách tích cực.
1.2.4. Điều kiện để phát triển chương trình du lịch teambuilding
Ngoài những điều kiện cần thiết cho một chương trình du lịch thông thường như
nhân sự, phương tiện vận chuyên,…thì chương trình du lịch Teambuilding còn có
những đòi hỏi chuyên biệt như sau:
- Về địa điểm : Teambuilding là hoạt động có thê tổ chức ở tất cả mọi nơi như: bãi

biên, khu vực sông nước, núi non, sân chơi rộng, trong rừng hay trong nhà,...
- Về nhân lực: tham gia thực hiện chương trình du lịch teambuilding gồm có:
+ Facilitator (giảng viên, hướng dẫn viên): chịu trách nhiệm chính về chuyên môn
của chương trình là người nhận các yêu cầu từ doanh nghiệp, thiết kế chương trình
phù hợp trước khóa học nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Trong thời gian
thực hiện chương trình, facilitator nêu các câu hỏi, hướng dẫn học viên thảo luận, trao
đổi, chia sẻ và đúc kết bài học sau mỗi trò chơi. Hướng dẫn viên còn đóng vai trò là
hoạt náo viên trong chương trình. Số lượng facilitator tuỳ thuộc vào số lượng học viên.
Bình quân 1 facilitator có thê quản lý được 50 học viên.
+ Assistant (trợ giảng, hỗ trợ viên): chịu trách nhiệm chuẩn bị dụng cụ trước khóa
học, vận chuyên và bảo quản dụng cụ, hướng dẫn trò chơi và hỗ trợ học viên trong khi
thực hiện. Số lượng assistant thông thường gấp đôi số lượng facilitator.
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 23

Lớp 34K03.1


Chuyên đề tốt nghiệp
Thanh

GVHD: Đoàn Thị Hoài

- Về trang thiết bị,dụng cụ của các tro chơi: các trang thiết bị, dụng cụ phải đầy đủ,
phù hợp với các trò chơi có trong chương trình.
1.3. Cơ sở lý luận về Marketing
1.3.1. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
1.3.1.1. Phân đoạn thị trường
Thị trường du lịch teambuilding thường là thị trường tổ chức. Do đó, khi tổ chức

phân đoạn thị trường ta sử dụng những tiêu chí phân đoạn thị trường tổ chức. Thông
thường có nhiều tiêu thức phân đoạn thị trường như tiêu thức biến nhân khẩu (địa lý,
ngành nghề kinh doanh, kích cở công ty), tiêu thức biến hoạt động (tình trạng sử dụng,
nhu cầu về dịch vụ)…. Nhưng đối với thị trường du lịch teambuilding thì sử dụng tiêu
thức địa lý và tiêu thức nhu cầu về dịch vụ tỏ ra hiệu quả nhất.
- Theo tiêu thức địa lý. Theo tiêu thức này thì thị trường tổng thê được phân chia
thành các vùng, quốc gia, miền khí hậu, các địa điêm phân bố dân cư. Đối với du lịch
nói chung và chương trình teambuilding nói riêng thì khách hàng ở mỗi khu vực địa lý
khách nhau có những phản ứng khác nhau đối với các phối thức marketing. Việc tiếp
cận Marketing đối với từng đoạn thị trường cũng khác nhau.
- Theo tiêu thức nhu cầu về dịch vụ. Theo tiêu thức này thì thị trường du lịch
teambuilding nên được chia thành hai đoạn gồm: đoạn thị trường 1 là đoạn thị trường
gồm những khách hàng tiêu dùng dịch vụ du lịch teambuilding trọn gói và đoạn thị
trường 2 là đoạn thị trường gồm những khách chỉ có nhu cầu đối với teambuilding.
Đối với đoạn thị trường 1 thì khách hàng chủ yếu là các tổ chức có kinh phí cho
hoạt động du lịch teambuilding cao và họ thường là những tổ chức ngoài ngành du
lịch. Họ thường thích kết hợp việc thực hiện teambuilding và du lịch. Đối với đoạn thị
trường này thì công ty có thê áp đặt mức giá cao đê mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho
mình.
Đối với đoạn thị trường 2 thì khách hàng chỉ có nhu cầu mua chương trình
teambuilding của công ty chứ không có nhu cầu tham quan nghỉ mát. Đoạn thị trường
này thường bao gồm các công ty có kinh phí cho hoạt động teambuilding và du lịch
thấp và họ chỉ muốn thực hiện dịch vụ teambuilding. Ngoài ra, đoạn thị trường này
còn bao gồm những công ty lữ hành. Các công ty lữ hành đó thực hiện chương trình
du lịch teambuilding cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, do nơi tổ chức
SVTH: Trần Phước Dũng.

Trang 24

Lớp 34K03.1



×