Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh gỗ của công ty TNHH MTV lâm nghiệp phước an năm 2010 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.76 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................5
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................6
1.4. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................6
1.4.1. Về địa điểm nghiên cứu.............................................................................6
1.4.2. Về thời gian.................................................................................................6
1.4.3. Về nội dung nghiên cứu.............................................................................6
PHẦN THỨ HAI.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................7
2.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................7
2.1.1. Khái niệm...................................................................................................7
2.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường...................................................................................................................8
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh gỗ......10
2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................11
2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh gỗ trên thế giới...........................................12
2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh gỗ tại Việt Nam.....................................12
2.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh gỗ tại Đăk Lăk......................................15
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................17
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................17

3.1.1

Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty............................17



3.1.2

Chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của công ty................................18

3.1.3

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty......................................19

3.1.4

Tình hình sử dụng lao động của công ty............................................23

3.1.5

Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty......................................25

3.1.6

Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.......28

Trang 1


3.1.7

Những thuận lợi và khó khăn của công ty.........................................30

3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................31
3.2.1. Lý do chọn địa điểm nghiên cứu................................................................31

3.2.2. Phương pháp duy vật biện chứng và Phương pháp duy vật lịch sử............32
3.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu.....................................................................32
3.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................33
PHẦN THỨ TƯ. KẾT QUẢ THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU......................36
4.1. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh gỗ của công ty...........................36
4.1.1. Phân tích tình hình sử dụng đất..............................................................36
4.1.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh chung.....................................37
4.1.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn..............................................................38
4.1.4. Hiệu quả sử dụng chi phí.........................................................................40
4.1.5. Hiệu quả sử dụng nhân lực......................................................................41
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty..........................42
PHẦN NĂM KẾT LUẬN......................................................................................43

Trang 2


PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ buổi đầu bình minh của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức
ăn chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi
trường sống của con người. Đến thế kỷ 17, hệ thống quản lý rừng được ra đời tại
châu Âu, đánh dấu một xu hướng mới trong việc khai thác tái tạo tài nguyên rừng.
Khai thác và tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội luôn đòi hỏi phải có hệ thống quản lý rừng thích hợp. Hai quá
trình này phát triển ngày càng cao và dần dần hình thành ngành lâm nghiệp. Ngành
lâm nghiệp ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với rừng và vai trò
của xã hội đối với rừng thông qua chức năng quản lý, gìn giữ và phát triển rừng.
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp
trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống

xã hội. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài nguyên quý báu của
đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá
trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự
sống còn của dân tộc". Có thể tóm tắt một số vai trò chủ yếu như cung cấp lâm sản,
động thực vật, nguyên liệu cho công nghiệp, nguyên liệu cho chế biến thực phẩm,
dược liệu chữa bệnh; phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái như giữ đất, giữ nước,
điều hòa dòng chảy, chống xói mòn, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, làm sạch
không khí, giảm tiếng ồn, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch, dự trữ, bảo tồn các
nguồn gen quý hiếm …
Ngành lâm nghiệp là một trong những ngành kinh tế rất quan trọng đã xuất
hiện từ rất lâu đời ở Việt Nam, đóng góp một giá trị không nhỏ vào tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của đất nước thông qua xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Theo
số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 11 năm 2012, kim ngạch
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta đạt trên 425 triệu USD, tăng 2,9% so với
tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết tháng 11/2012,
tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt trên 4,2 tỷ USD, tăng 18,9% so

Trang 3


với cùng kỳ năm 2011. Mức tăng trưởng này rất đáng được ghi nhận bởi trong giai
đoạn 2005-2011, tăng trưởng bình quân mỗi năm của ngành gỗ là 16%.
Toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Đó là quy luật tất yếu và
khách quan. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thiết lập mối quan hệ
hữu nghị và hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế
để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp, giải quyết những vấn đề chung
của trái đất mà từng quốc gia riêng lẻ thì không thực hiện được. Đặc biệt trên lĩnh
vực kinh tế thì sự hợp tác này ngày càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nó giúp cho các
nước có thể lưu thông hàng hóa một cách thuận lợi, có thể trao đổi kinh nghiệm,
khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất lao động và

tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giúp cho việc lưu thông nguồn vốn
một cách dễ dàng. Việt Nam sáng tạo, chủ trương triển khai phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1990 và ngày 11/1/2007, Việt Nam
chính thức được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, đây là bước
ngoặt lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển
thị trường, giao lưu học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu từ các nước bạn,
nhưng đây cũng là thách thức lớn vì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu sự cạnh
tranh mạnh mẽ và khốc liệt hơn nữa từ các doanh nghiệp trong nước lẫn nước
ngoài. Để tồn tại trước sự cạnh tranh đó, đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp cần phải
chú trọng tới toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, phải có những
bước tiến vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cuả mình.
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan
trọng trong mọi nền kinh tế. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so
sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ
sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế như sản xuất cái gì? Sản xuất như
thế nào? Sản xuất cho ai? Do đó, việc nghiên cứu và xem xét về vấn đề nâng cao
hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đã và đang là
một bài toán rất khó mà mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến, đây là một vấn
đề có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các
doanh nghiệp cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt động kinh

Trang 4


doanh của mình. Hiện nay, có 4 cách để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đó là:
+ Giảm chi phí đầu vào, giữ nguyên kết quả đầu ra;
+ Giữ nguyên chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra;
+ Giảm chi phí đầu vào, đồng thời tăng kết quả đầu ra;

+ Tăng chi phí đầu vào, tăng kết quả đầu ra nhưng tốc độ tăng kết quả đầu ra
lớn hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào.
Rõ ràng biện pháp thứ 3 là lý tưởng nhất, là mục tiêu để doanh nghiệp phấn
đấu không ngừng.
Các yếu tố tác động tới chi phí đầu vào:
+ Giá thành nguyên nhiên vật liệu;
+ Tiền lương cho người lao động;
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp;
Chi phí về vốn (tiền lãi vay), khấu hao tài sản cố định;
+ Các yếu tố khác.
Các yếu tố tác động tới kết quả đầu ra:
+ Sản phẩm (chất lượng, mẫu mã uy tín, giá thành);
+ Hệ thống kênh tiêu thụ;
+ Quảng cáo, xúc tiến bán hàng;
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) lâm nghiệp
Phước An cũng là một trong những doanh nghiệp rất quan tâm tới việc nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh để phát hiện những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh
nhằm khắc phục những điểm yếu và khai thác một cách tối đa các tiềm năng, thế
mạnh của mình là hết sức quan trọng.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản
xuất kinh doanh gỗ của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Phước An năm 20102012” để làm báo cáo thực tập của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .

Trang 5


- Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ của công ty TNHH

MTV lâm nghiệp Phước An trong thời gian 2010-2012.
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh gỗ của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Phước An trong thời gian 20102012.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ván dăm của
công ty TNHH MTV lâm nghiệp Phước An.

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ
tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp Phước An, thị trấn Phước An, huyện Krông
Pắc, tỉnh Đăk Lăk. Đề tài sẽ đi sâu vào phân tích các yếu tố kinh tế, các chỉ tiêu hiệu
quả kinh doanh cũng như những chỉ tiêu về hệ số sinh lời, cũng như lợi nhuận của
công ty.

1.4. Phạm vi nghiên cứu.
1.4.1. Về địa điểm nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp Phước An, thị
trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk.
1.4.2. Về thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập trong 3 năm: 2010, 2011 và
2012.
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 24/09/2013 đến 24/10/2013.
1.4.3. Về nội dung nghiên cứu.
- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gỗ của công ty TNHH
MTV lâm nghiệp Phước An trong 3 năm 2010, 2011 và 2012. Qua đó xác định được
các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh gỗ của công ty TNHH MTV lâm nghiệp Phước An trong thời gian
tới.

Trang 6



PHẦN THỨ HAI.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm.
- Công ty TNHH MTV: là loại hình công ty TNHH do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Hiệu quả kinh doanh:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Có quan
điểm cho rằng: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng của
một lượng hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác. Một
nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó". Thực chất
quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền
sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt
được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho
nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức
hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản
xuất của doanh nghiệp.
Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định
bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Manfred Kuhn cho rằng: Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính
theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.
Quan điểm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện
và tồn tại từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả kinh
doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh theo mục đích nhất định.
Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến
khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh.
Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt

động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa

Trang 7


với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng
sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì
theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm
trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được
kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí cần thiết bỏ ra thấp
nhất.
Tuỳ theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh theo
các cách phân loại khác nhau, cụ thể:
- Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục tiêu mà
chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định. Hiệu quả tổng hợp gồm:
+ Hiệu quả kinh tế: mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận
được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đặt ra.
+ Hiệu quả kinh tế xã hội: là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong quá trình
thực hiện các mục tiêu xã hội như giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhà nước, vấn
đề môi trường...
- Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:
+ Hiệu quả trực tiếp: được xem xét trong phạm vi một dự án, một doanh nghiệp.
+ Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng
khác.
- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:
+ Hiệu quả tuyệt đối: được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
+ Hiệu quả tương đối: được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài:
+ Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi ích

trước mắt, mang tính tạm thời.
+ Hiệu quả lâu dài: mang tính chiến lược lâu dài.
Phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh
doanh và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường.

Trang 8


Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị
trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh
tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh
hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn.
Như vậy trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua:
Thứ nhất: nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi
sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố
trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại
và phát triển một cách vững chắc. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một
đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế
thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong
điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình
sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các
doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là
điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và

tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu thúc đẩy doanh
nghiệp tự tìm tòi,đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị
trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh
lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả
và các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát
triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng
có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu
là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh
trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả

Trang 9


hợp lý. Mặt khác hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng
khối lượng hàng hoá bán, chất lượng không ngừng được cải thiện nâng cao...
Thứ ba, mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp
phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng tiết kiệm
sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận
bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử
dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là đIều kiện để thực hiện mục tiêu bao
trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh
nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất.Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh
doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài
là tối đa hoá lợi nhuận. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng
cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh gỗ.
2.1.3.1. Các nhân tố chủ quan.

* Nhân tố con người:
Con người là nhân tố quyết định cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Trong
thời đại ngày nay, hàm lượng chất xám sản phẩm ngày càng cao thì trình độ chuyên
môn của người lao động có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Nhất là các cán bộ quản lý. Họ là những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm
nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh
nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi một doanh
nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ chuyên môn của
công nhân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công
nhân có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, tiết kiệm thưòi gian và
nguyên vật liệu, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy,
trong nhân tố con người trình độ chuyên môn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch tỉ mỉ từ khâu tuyển
dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trìng độ chuyên môn cho người lao động,
nhất là đội ngũ các cán bộ quản lý.
* Nhân tố vốn:

Trang 10


Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà không có vốn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp
tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn trong doanh nghiệp được hình
thành từ 3 nguồn chính: Vốn tự có, vốn ngân sách nhà nước cấp và vốn vay: được
phân bổ dưới hai hình thức là vốn cố định và vốn lưu động. Tuỳ đặc điểm của từng
doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì vốn ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu,
doanh nghiệp tư nhân vốn chủ sở hửu và vốn vay là chủ yếu.
* Nhân tố về kỹ thuật:
Kỹ thuật và công nghệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào áp dụng kỹ thuật và công

nghệ tiên tiến, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh tranh. Ngày nay vai trò của kỹ
thuật và công nghệ được các doanh nghiệp đánh giá cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực
này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
2.1.3.2. Các nhân tố khách quan:
Đó là những nhân tố tác động từ bên ngoài, có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta có thể khái quát
thành 2 nhóm:
- Môi trường vĩ mô: Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về dân số và
lao động, xu hướng phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các chính sách của
nhà nước và các yếu tố khác có liên quan.
- Môi trường vi mô: Bao gồm các yếu tố gắn liền với doanh nghiệp như thị
trường đầu vào và thị trường đầu ra.
Đối với nhân tố khách quan, không một doanh nghiệp nào có thể loại bỏ hay
thay đổỉ được, nhưng doanh nghiệp có thể tận dụng các nhân tố có ảnh hưởng tích
cực hoặc không hạn chế các nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề này là tuỳ thuộc vào khả năng lãnh đạo của
các nhà quản lý ở từng doanh nghiệp.

2.2. Cơ sở thực tiễn

Trang 11


2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh gỗ trên thế giới.
Trên thế giới hiện có trên 3 tỷ ha rừng tự nhiên và trên 110 triệu ha rừng
trồng. Một năm sản xuất khoảng 3 tỷ m 3 khối lượng gỗ này vừa để tiêu dùng trong
nước vừa để xuất khẩu.
Bảng 2.1. Tình hình xuất nhập khẩu gỗ thế giới
Tổng số


Xuất khẩu Nhập khẩu

Nguồn nguyên liệu (triệu m3) (triệu m3)
Gỗ
tròn
công

(triệu m3)

nghiệp
Gỗ xẻ
Ván nhân tạo
Bột giấy (triệu tấn)

122
132,3
80,3
42,5

1644,318
421,8
229
189,7

119,7
132
78
40,7


Ngành sản xuất đồ gỗ toàn cầu hàng năm đạt giá trị khoảng 270 tỷ USD,
trong đó Mỹ và Châu Âu là thị trường tiêu thụ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Các
nước phát triển là thị trường tiêu thụ đồ gỗ chủ chốt chiếm 80% chi phí mua sắm
nội thất toàn cầu. Theo nghiên cứu tiền dành mua sắm đồ gỗ tính trên đầu người
nằm trong phạm vi trung bình 14 USD/năm tại các nước đang phát triển và lên đến
228 USD/năm tại các nước phát triển; tính chung tiền dành mua sắm đồ gỗ cho đồ
gỗ nhất là Na Uy, Canada, Áo, Thuỵ Sỹ và khu vực Bắc Mỹ.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa ổn định, nhiều yếu
tố tác động: môi trường kinh doanh, chính sách khuyến khích xuất khẩu thay đổi…
khiến nhiều thị trường xuất khẩu hàng đầu có dấu hiệu phát triển chậm lại. Đáng kể
là sự giảm sút xuất khẩu của Trung Quốc và các nước thuộc khối Liên minh Châu
Âu (EU) như Italy, Đức, Ba Lan… Ví dụ điển hình là Italy một trong những quốc
gia xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới với lực lượng doanh nghiệp có bề dày kinh
nghiệm cũng như trình độ thiết kế cao, đang phải rời môi trường kinh doanh quen
thuộc ở châu Âu để tìm cơ hội ở các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có
Việt Nam.
2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh gỗ tại Việt Nam.
Trong những năm qua, xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến và nội thất đã đạt
được nhiều kết quả, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trở thành một trong số

Trang 12


10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và vẫn còn nhiều tiềm năng chưa
được khai thác. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thực hiện qua các năm như sau:
-Về gỗ nguyên liệu cho chế biến trong nước và xuất khẩu:
+Khai thác từ rừng tự nhiên ( cả khai thác chính và tận thu, tận dụng):
500.000m3/ năm
+Nguyên liệu từ nguồn nhập khẩu: 800.000m3/năm.
+Nguyên liệu từ gỗ rừng trồng: 1.200.000 –1.600.000m3/năm.

-Về kim ngạch xuất khẩu:
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu gỗ tại Việt Nam
Năm
Sản lượng

Năm 2010
500 triệu USD

Năm 2011
670 triệu USD

(tăng 28,7%)

(tăng 19%)

Năm 2012
1 tỉ USD

Hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại mang tính ngành và quốc gia trong
lĩnh vực này còn nhiều bất cập, thế giới chưa biết đến Việt Nam là một trong những
quốc gia mạnh về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ. Để sự phát triển này mang
tính bền vững góp phần thực hiện chủ trương tăng cường xuất khẩu, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thì việc thực hiện công tác xúc tiến thương mại trong lĩnh vực này ở
cả 3 cấp: Chính phủ, Tổ chức xúc tiến thương mại và Hiệp hội gỗ, lâm sản trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là
một trong những quốc gia có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến và
nội thất. Nhờ hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới một cách chủ động và hợp lý
ngành chế biến gỗ và nội thất nói riêng đã được hưởng lợi từ tiến trình này. Đặc
biệt, với việc ký kết Hiệp Định thương mại Việt - Mỹ, các doanh nghiệp của Việt

Nam có nhiều cơ hội tiếp cận với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn nhất, nhưng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đứng sau Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Nếu
duy trì được tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì một vài năm nữa Việt Nam có thể
vượt Thái Lan trở thành nước xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến và nội thất lớn thứ 3
Đông Nam Á.

Trang 13


Sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua rất khó duy trì
nếu như không có các biện pháp xúc tiến thương mại và sự hổ trợ của địa phương,
Bộ, ngành và chính đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đầu năm 2012, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã đè
nặng lên vai của tất cả các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh gỗ. Các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ, do đầu vào tăng liên tục trong
nhiều năm qua nên giá thành sản phẩm cũng tăng. Khủng hoảng kéo dài nên giá
thành sản phẩm tăng cao mà đầu ra thì không tăng tương xứng. Ngành sản xuất đồ
gỗ Việt Nam đang có chỉ số tồn kho tăng tới 32,2%. Một trong những nhiệm vụ
hàng đầu hiện nay là tìm cách tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chế
biến gỗ, nhất là các chính sách về ưu đãi lãi suất, quảng bá sản phẩm, đào tạo nhân
lực để doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận vay vốn.
Nhiều doanh nghiệp lâm vào khó khăn do hiệu quả kinh doanh không có lời,
phải thu hẹp kinh doanh hoặc dừng sản xuất. Riêng Hawa, trong số 78 hội viên bị
xóa vì nhiều lý do, trong đó có khoảng 46 hội viên không liên lạc được hoặc ngừng
hoạt động, 24 hội viên không hoàn thành nghĩa vụ, trong đó có lý do khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt 2,4 tỷ USD, tăng trưởng trên 12% nhưng
tốc độ tăng trưởng này thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 17%. Lượng chế biến gỗ 4
tháng cuối năm thường có sự tăng trưởng mạnh chiếm 50%, kim ngạch đạt 5,2 tỷ
USD, gần 5,3 tỷ USD, nhưng vì thiếu vốn nên không ít doanh nghiệp đã phải huỷ

đơn hàng. Dự kiến thị trường châu Âu tăng trưởng chỉ còn chiếm khoảng 5%-7% so
với trước đây 20%-30% giá trị hàng xuất khẩu. Với Trung Quốc, họ mua dăm gỗ
giá rẻ, mặc dù số lượng lớn nhưng giá trị chỉ trên dưới 800 triệu USD.
Đạo Luật Fleght có hiệu lực từ tháng 3-2013, doanh nghiệp hàng nội thất gặp
khó khăn, chỉ có các doanh nghiệp Mỹ, Canada...là yên tâm về điều kiện chứng từ
do Feght quy định. Nhưng chỉ phục vụ được 30% nhu cầu.Những nước khác như
Malaysia, Indonesia, Myanmar… diện tích rừng có chứng chỉ rừng (FSC) còn rất
hạn chế. Vì vậy, về lâu dài nhà nước nên có chính sách để DN sử dụng gỗ nguyên
liệu từ rừng trồng trong nước, trong đó có chính sách về vốn dài hạn để người trồng
rừng kéo dài thời gian khai thác làm các sản phẩm gỗ chế biến thay vì bán làm dăm
gỗ với giá thấp hiện nay.

Trang 14


2.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh gỗ tại Đăk Lăk.
Việc thực hiện đổi mới mô hình hoạt động từ lâm trường quốc doanh sang
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các công ty lâm nghiệp được kỳ vọng
sẽ tạo bước chuyển biến mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như góp
phần quản lý bảo vệ rừng hiệu quả. Tuy nhiên, sau gần 4 năm chuyến đổi, các đơn
vị này vẫn đang loay hoay tìm lối đi, nhiều đơn vị còn lâm vào tình cảnh bế tắc,
hoạt động sản xuất cầm chừng.
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Đăk Lăk, diện tích đất, rừng được giao cho
15 công ty TNHH MTV lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là gần 208.000 ha, chiếm gần
33% tổng diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 15,7% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tuy
nhiên, các doanh nghiệp trên chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, lợi nhuận hàng
năm thu về từ khối kinh tế này không đáng kể. Nhiều doanh nghiệp hiện đang lâm
vào cảnh bế tắc, không thể tổ chức, triển khai được bất kỳ một họat động sản xuất,
kinh doanh nào ngoài việc nằm đợi kinh phí hạn hẹp từ trên rót về, hoặc phải “sống
cầm hơi” từ nguồn trích phần trăm cho chỉ tiêu khai thác gỗ tự nhiên được phê

duyệt hàng năm.
Hoạt động sản xuất thì ì ạch, kém hiệu quả, đời sống của người lao động bấp
bênh, tình trạng nợ lương vẫn còn diễn ra phổ biến… gần như là bức tranh toàn
cảnh của các công ty lâm nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ hiện nay tại Đăk lăk. Một
số đơn vị được đánh giá là làm ăn có hiệu quả như: Công ty TNHH MTV Lâm
nghiệp Krông Bông, M’Drak, Ea Kar… cũng phải chật vật tự xoay xở, mà chủ yếu
dựa trên tiềm lực, ưu thế sẵn có mới bảo đảm cho đời sống của người lao động. Như
chia sẻ của ông Nguyễn Hồng Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp
Ea Kar, sau sắp xếp, cơ chế hoạt động mới giúp các công ty tự chủ hơn, tuy nhiên,
các công ty chỉ có mỗi thế mạnh về quỹ đất, nhưng khó phát huy được thế mạnh ấy.
Với đơn vị, mặc dù có hơn 4.000ha gồm đất rừng và lâm nghiệp, đơn vị đã tổ chức
lại sản xuất, kinh doanh theo phương thức đa dạng hoá cây trồng, nhưng vì thiếu
vốn nên hoạt động sản xuất vẫn chỉ là duy trì những gì đã có, hiệu quả kinh tế mang
lại không cao.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng căn bản nhất vẫn là tiềm lực không
có, dẫn đến việc tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở nên cầm chừng,

Trang 15


không tìm đâu ra nguồn đầu tư nào để vươn lên. Ngoài các yếu tố như nguồn vốn,
thì sự thiếu năng động, khả năng tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh… của các
công ty lâm nghiệp còn yếu và hạn chế, khiến khối kinh tế vốn đầy tiềm năng và thế
mạnh này không đạt được kết quả như mong muốn. Và nguy cơ “đổ bể” đang dần
trở nên hiện hữu đối với các công ty lâm nghiệp hiện nay. Cho nên để tồn tại và
phát triển, các công ty lâm nghiệp rất cần một “cơ chế đặc biệt”. Trước tiên, cần
phải nghiêm túc rà soát, đánh giá lại năng lực của các công ty để đưa ra chương
trình, giải pháp khôi phục và phát triển hợp lý. Ngoài việc giao vốn rừng và đất
rừng, Nhà nước cũng như các ngành nghề, thành phần kinh tế khác cần có sự quan
tâm đến mô hình kinh tế đặc thù này hơn về vốn cũng như nguồn lực. Có lẽ đây

chính là những yếu tố đang rất cần cho các công ty lâm nghiệp đứng dậy, phát triển.

Trang 16


PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Phước An được chuyển đổi từ công
ty Lâm nghiệp Phước An theo quyết định 2436 ngày 23 tháng 09 năm 2010. Công
ty Lâm Nghiệp Phước An trước đây là Lâm trường Krông Pắc được thành lập theo
quyết định số 642/QĐ-UB ngày 27 tháng 10 năm 1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đăk Lăk. Là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu, được
phép mở tài khoản riêng tại ngân hàng để giao dịch.
Tên gọi công ty:
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
LÂM NGHIỆP PHƯỚC AN
Tên công ty bằng tiếng anh: Phước An Forestry One Member Company
Limited
Tên công ty viết tắt: Phước An Forestry Co.L
Vốn điều lệ: 6.489.613.495 đồng (Sáu tỷ bốn trăm tám mươi chín triệu sáu trăm
mười ba ngàn bốn trăm chín mươi lăm đồng)
Trụ sở giao dịch:
Số 107 đường Lê Duẩn, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk
Số điện thoại: 0500.3521122 Fax: 0500.521122
Các đơn vị quản lý nằm rải rác trên địa bàn hành chính 8 xã và thị trấn ở Phước
An, huyện Krông Pắc: Ea Kênh, Ea Yông, Hòa Tiến, Tân Tiến, Ea Uy, Ea Hiu, Ea
Yiêng, Vụ Bổn và thị trấn Phước An huyện Krông Pắc.
Ngành nghề kinh doanh:

- Trồng rừng và chăm sóc rừng;
- Trồng cây công nghiệp dài ngày;
- Khai thác và sơ chế gỗ
- Hoạt động chăn nuôi bảo vệ động vật rừng
- Mua bán: Xăng dầu; vật liệu xây dựng; phân bón; cà phê; nông, lâm sản
nguyên liệu; hàng mộc dân dụng; ván ép; ván gỗ.

Trang 17


- Sản xuất hàng mộc dân dụng, bột ván, ván ép
Vị trí địa lý:
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Phước An năm trên tọa độ 108 033’
đến 108030’ vĩ Bắc là 12033’ đến 12043 kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Krông Buk.
- Phía Nam giáp huyện Krông Bông.
- Đông giáp huyện Ea Kar.
- Tây giáp thành phố Buôn Ma Thuột.
Diện tích đất đai đơn vị quản lý có 3 loại đất chính: Đất Fera lít đỏ vàng, đất
phù sa bồi tụ ven sông suối, đất xám trên phù sa cổ, nằm trên độ cao từ 400 đến 500
m so với mực nước biển. Chịu tác động của hai hướng gió chính: Gió Đông và Tây
Bắc thổi về mùa khô, gió Tây Nam thổi về mùa mưa.
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của công ty
3.1.2.1 Chức năng của công ty
 Lãnh đạo và chỉ đạo các thành viên của công ty hoàn thành nhiệm vụ chính trị,
sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước giao.
 Thực hiện quy hoạch phát triển ngành Lâm nghiệp đáp ứng những nhiệm vụ
chính trị, môi trường sản xuất kinh doanh và kinh tế xã hội
 Là doanh nghiệp nhà nước, được quyền giải quyết cụ thể các nôi dung hợp tác
trong và ngoài nước phát triển xây dựng vốn rừng, môi trường xã hội theo quy

định pháp luật
 Thông qua vai trò tổ chức Sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp để thực hiện chức
năng quản lý kinh tế của nhà nước theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật từ trung ương
tới đia phương và các thành phần kinh tế.
3.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty


Trồng rừng, chăm sóc rừng , quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng.



Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký.



Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin và tình hình tài

chính của Công ty.


Chấp hành các quy định và chế độ tuyển dụng, quản lý lao động.

Trang 18


Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng an ninh
3.1.2.3 Quyền hạn của công ty
Tự chủ xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập,
ký kết các hợp đồng liên doanh liên kết, huy động vốn và gia tăng nguồn vốn tự có,
định giá sản phẩm, mở cửa hàng đại lý, có quyền thuê và cho thuê TSCĐ chưa dùng

đến.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Hoạt động của bộ máy quản trị có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong thực tiễn cơ cấu tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp có thể rất
khác nhau tùy thuộc vào những yêu cầu và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp.Căn
cứ vào quy mô, đặc điểm, tính chất sản xuất kinh doanh, hiện nay Công ty TNHH một
thành viên Lâm Nghiệp Phước An đang thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo kiểu trực
tuyến chức năng.

Trang 19


Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý như sau:

CHỦ SỞ HỮU

CHỦ TỊCH CÔNG TY

KIỂM SOÁT VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ CHỨC
NHÂN SỰ


NHÀ
MÁY
CHẾ
BIẾN
GỖ

ĐỘI
CAO
SU 1

PHÒNG KINH TẾ

ĐỘI
CAO
SU 2

XN
TRỒNG
RỪNG
TRƯỜNG
PHƯỚC

PHÒNG KỸ THUẬT
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

ĐỘI
QLBV
RỪNG


ĐỘNG

BQL DA
RỪNG
TRỒNG
TRƯỜNG
THÀNH

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
3.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban, bộ phận
a.Ban giám đốc


Giám đốc
Phụ trách chung quản lý chỉ đạo xuyên suốt mọi lĩnh vực hoạt động của Công

ty trực tiếp chỉ đạo các hoạt động sau:

Trang 20


-

Xem xét, quyết định các vấn đề về công tác tổ chức bộ máy và nhân sự, tài

chính, thanh tra
-


Quyết định, ban hành các mức kinh tế kỹ thuật, nội quy, quy chế tại công ty.

-

Kí Kết thanh lý các hợp đồng kinh tế, hợp đồng nhân sự

-

Xem xét quyết định các vấn đề về công tác kế hoạch, dài hạn, ngắn hạn, công

tác đầu tư xây dựng cơ bản. Quyêt định kí duyệt các chứng từ, khoản thu. Chi tài
chính và các văn bản khác theo đúng chế độ hiện hành, trực tiếp quan hệ và xử lý
các hoạt động đối ngoại của Công ty.


Phó giám đốc

-

Thay thế giám đốc quản lý , điều hành và xử lý mọi vấn đề phát sinh trong

hoạt động của doanh nghiệp khi giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước pháp luật
về các quyết định do mình đưa ra. Trong trường hợp đi công tác vài ngày, giám đốc
ủy quyền cho phó giám đốc bằng văn bản.
-

Trực tiếp phụ trách chỉ đạo và điều hành các phòng chức năng, xây dựng

chương trình, kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
được phân công, chủ yếu là Lâm sinh ( trồng rừng, chăm sóc rừng, kiến tạo rừng)

xem xét tác động nguy hại đến rừng, đất rừng.
-

Kí các thông báo hướng dẫn triển khai các văn bản, kiểm tra, giám sát.

Nghiệm thu kết quả thực hiện, các kiến nghị, đề xuất ngừng phần việc thuộc lĩnh
vực do mình phụ trách.
-

Báo cáo, phản ánh thông tin và kiến nghị các giải pháp quản lý, điều hành mọi

hoạt động chung của Công ty.
b.Phòng tổ chức nhân sự
 Tham mưu Giám đốc về công tác tuyển dụng, điều động, bố trí nhân sự, đào tạo,
bố trí lao đông trong công ty. Thực hiện và duy trì các nội quy, quy đinh của công ty
và nhà nước. Thực hiện, giải quyết các chế độ, quyền lợi theo chính sách của công
ty, của nhà nước. Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong
Công ty, ban hành các văn bản pháp quy, quản lý hành chính trong nội bộ Công ty.
 Tham mưu Giám đốc giải quyết và xử lý các sự vụ, sự việc trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
c. Phòng tài chính – kế toán

Trang 21


Tham mưu kế hạch về tài chính, tình hình quản lý và sử dụng vốn bao gồm:
Tổ chức hoạch toán kế toán theo đúng Luật kế toán, thống kê và chuẩn mực kế toán
hiện hành. Xây dựng kế hoạch vốn và sử dụng vốn, quản lý tài chính. Lập giới hạn
mức kinh phí cho mỗi loại hình kinh doanh, nắm bắt những tồn tại, đưa ra các
phương hướng kinh doanh có hiệu quả. Lập báo cáo quyết toán đinh kỳ theo đúng

tiến độ, chịu trách nhiệm với các cơ quan ban ngành về tình hình tài chính và báo
cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty.
d. Phòng kinh doanh
Tham mưu, đề xuất Giám đốc thực hiện kiểm tra giám sát về công tác lâm sinh
dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc, cụ thể : Thiết kế trồng rừng, chỉ đạo trông rừng,
quản lý, bảo vệ, chăm sóc, phòng chống cháy rừng. Xử lý chế tài các vụ vi phạm
đến rừng và đất rừng...
e. Phòng kỹ thuật quản lý đất đai
Tham mưu, đề xuất Giám đốc thực hiện kiểm tra giám sát về công tác lâm sinh
dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc, cụ thể : Thiết kế trồng rừng, chỉ đạo trông rừng,
quản lý, bảo vệ, chăm sóc, phòng chống cháy rừng. Xử lý chế tài các vụ vi phạm
đến rừng và đất rừng...
-

Nhà máy chế biến gỗ
Tổ chức sản xuất trên cơ sở nguyên liệu trồng rừng của đơn vị nhân dân địa

bàn giải quyết đầu ra nguyên liệu,tăng thu nhập cho người dân địa phương nhằm
khuyến khích người dân phát triển trồng rừng nguyên liệu trên địa bàn, tạo ra sản
phẩm có giá trị, phong phú về mẫu mã trên thị trường trong và ngoài nước. Nhà
máy ra đời đi vào hoạt động tạo được công ăn việc làm, thu nhập cho người lao
động phần nào giải quyết được yêu cầu lao động trên địa bàn.
-

Đội khai thác chế biến cao su
Nhiệm vụ chính là chăm sóc, quản lý, bảo vệ 76,8 ha cao su trên địa bàn 2

thôn Thanh Xuân và Thanh Bình xã Ea Kênh huyện Krông Păk, khai thác, quản lý,
bảo vệ sản phẩm mủ khai thác đưa về nhập kho trước lúc xuất bán. Thời vụ khai
thác vào khoảng 15- 4 đến 31-12 hàng năm.

-

Xí nghiệp trồng rừng Trường Phước

Trang 22


Nhiệm vụ chính là tổ chức triển khai trồng mới rừng theo kế hoạch hàng năm
của đơn vị, chăm sóc quản lý bảo vệ rừng, thực hiện nghiêm túc các công trình
phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án Công ty xây dựng, tránh thiệt hại tối
thiểu cho rừng trồng Trường Phước
-

Đội quản lý bảo vệ rừng cơ động

Có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng không cho người dân phá rừng, xâm
canh đất làm nương rẫy, tuyên truyền phổ biến về công tác phòng chống cháy rừng
trên địa bàn quản lý, ngăn chặn kịp thời , đề xuất xử lý vi phạm đến rừng và đất
rừng.
-

Ban quản lý dự án trồng rừng:
Quản lý rừng trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, thu hoạch, bàn giao

sản phẩm theo hợp đồng đã ký.
3.1.4 Tình hình sử dụng lao động của công ty
Lao động là những hoạt động có mục đích của con người, bằng những cách
riêng biệt tác động vào tự nhiên nhằm đạt được mục đích mong muốn của con
người. lao động là yếu tố cơ bản nhất quyết định và phát triển của xã hội. Người lao
động là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và hiệu quả trong quá trình sản xuất

kinh doanh. Để đảm bảo cho mọi người hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp được đều đặn, đòi hỏi phải có một lực lượng lao động cần thiết. Trong quản
lý kinh doanh, trình độ chuyên môn, năng lực làm việc là một vấn đề cần được quan
tâm, nó có tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhận biết được tầm quan
trọng đó, công ty TNHH một thành viên Lâm Nghiệp Phước An mặc dù còn gặp
nhiều khó khăn nhưng cũng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khá lớn và hiệu
quả.

Trang 23


Bảng 3.1 Tình hình lao động của công ty trong 3 năm
Đơn vị tính: người
Tình hình sử dụng lao động của công ty
2010
2011
2012
Chỉ tiêu
SL %
SL %
SL %
Tổng số lao động
81
100
86
100
84 100
1. Theo tính chất công việc
- Lao động trực tiếp
57

70.37 64
74.42 66 78.57

So sánh
2011/2010
± %
5
6.17

2012/2011
±
%
-2
-2.33

7

12.28

2

3.13

- Lao động gián tiếp

15

29.63

17


25.52

18

21.43

2

13.33

1

5.88

2. Phân theo trình độ
- Trên đại học

0

0

0

0

0

0


0

0

0

0

- Đại học

8

9.88

9

10.47

9

10.71

1

12.5

0

0


- Cao đẳng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

- Trung cấp

11

13.58

16

18.60


11

13.10

5

45.45

-4

-25

- Công nhân kỹ thuật

3

3.70

4

4.65

4

4.76

1

33.33


0

0

- Lao động phổ thông

59

72.84

57

66.28

60

71.43

-2

-3.39

3

5.56

Nhận xét:
Qua bảng số liệu 3.1 ta có thể thấy số lượng lao động của công ty tăng giảm
không ổn định qua các năm, được thể hiện: Năm 2010 so với năm 2011, số lượng
lao động tăng lên 6 người tương ứng tăng 6.17%, và năm 2011 so với 2012 số lượng

lao động giảm 2 người tương ứng giảm 2.33%. Nguyên nhân làm cho tổng số lao
động giảm trong năm 2012 là do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, một người có thể
đảm nhận nhiều công việc để xử lí nhằm giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy quản
lí, tăng hiệu quả sử dụng lao động và giúp công ty giảm bớt chi phí trong tình hình
khó khăn.
Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp cũng tăng đều qua ba năm, cụ thể
mức tăng lao động gián tiếp năm 2011 so với năm 2010 là 2 lao động tương ứng
tăng 13.33, năm 2012 so với năm 2011 là 1 lao động tương ứng tỷ lệ tăng là 34,9%.
Điều này đã chứng tỏ công ty đang trú trọng vào hoạt động sản xuất chế biến gỗ rất
cần lao động có trình độ để quản lý các xưởng sản xuất và để giao dịch với các đối
đảm bảo tiến độ, đúng thời gian giao nhận hàng với khách hàng… Tuy nhiên số lao
động gián tiếp của công ty là ít so với sự phát triển hiện nay của công ty. Còn lao
động trực tiếp cũng tăng đều qua 3 năm, cụ thể: năm 2011 so với năm 2010 tăng 7

Trang 24


lao động tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.28% và năm 2012 so với năm 2011 tăng 2
lao động tương ứng tỷ lệ là 3.13%. Do công ty hoạt động với quy mô ngày càng
lớn, đơn đặt hàng của các nước ngày càng nhiều nên cần có một lực lượng lao động
trực tiếp nhiều trình độ tay nghề cao để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng. Lao
động gián tiếp của công ty được tuyển chọn rất kỹ rất lành nghề, trình độ tay
nghề cao nên đáp ứng được yêu cầu rất khắc khe của các khách hàng khó tính.
Xét theo trình độ học vấn, thì nhìn chung trình độ lao động của công ty còn
thấp, chủ yếu là lao động phổ thông. Số lượng lao động phổ thông của công ty luôn
ở mức trên 65% trở lên (năm 2010 : 59 người chiếm 72.84%, năm 2011: 57 người
chiếm 66.28%, năm 2012: 60 người chiếm 71.43%). Trong khi số lượng công nhân
kỹ thuật chiếm số lượng thấp nhất công ty trong ba năm, năm 2010: 3 người chiếm
3.7%, năm 2011: 4 người chiếm 4.65%, năm 2012: 4 người chiếm 4.76%. Số lượng
lao động có trình độ trung cấp tăng giảm trong 3 năm, năm 2011 so với năm 2010

tăng 5 người (tương ứng 45.45%), năm 2012 so với năm 2011 giảm 6 người( tương
ứng giảm 25%). Bên cạnh đó số lượng lao động có trình độ đại học cũng thay đổi,
năm 2011 tăng 1 người so với năm 2010, sang năm 2012 không thay đổi (số lượng
9 người chiếm 10.71%).
Qua đây cho thấy, tất cả các đặc điểm về lao động của công ty là do quy mô
sản xuất của công ty nhỏ, trong khi trong những năm gần đây công ty tiến hành đa
dạng hóa sản xuất: chế biến và sản xuất gỗ, trồng rừng, chăm sóc rừng, chăm sóc và
khai thác mủ cao su…
Với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên của công ty thì lao động có sức
khỏe, trình độ và tay nghề là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh. Qua đó cho thấy tình hình lao động của công ty là tương đối hợp lý.
Tuy nhiên trong thời gian tới cần nâng cao trình độ tay nghê của người lao động,
nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời có khả
năng sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngưoi tiêu dùng
trên thị trường, đặc biệt là gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
3.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục công ty cần
phải có đủ lượng vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nếu lượng vốn

Trang 25


×