Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê thời kỳ kinh doanh của các nông hộ tại xã eakly, huyện krông păc, tỉnh đắklắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.98 KB, 79 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
ĐắkLắk là một tỉnh thuộc Tây Nguyên có vị thế kinh tế - xã hội quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Đây là vùng đất giàu dinh dưỡng, với vùng đất đỏ
bazan màu mỡ, phì nhiêu mà thiên nhiên ưu ái cho vùng đất này cùng với điều
kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho việc phát triển rất nhiều cây trồng
nói chung và đặc biệt là cây cà phê.
Nằm trong cơ cấu của năm tỉnh Tây Nguyên, ĐắkLắk là địa bàn sinh sống
của nhiều đồng bào các dân tộc khác nhau, đến từ mọi miền trong cả nước. Trước
giải phóng nhân dân các dân tộc của tỉnh ĐắkLắk chìm trong nghèo đói và lạc hậu
dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến đế quốc.
Sau giải phóng, dưới sự lãnh đạo của cơ quan Đảng, chính quyền ĐắkLắk
đã có những bước phát triển to lớn về kinh tế - xã hội. Trong sự phát triển đó,
ngành cà phê trở thành một ngành mũi nhọn, chủ lực của tỉnh. Trong những năm
qua, do giá cả mặt hàng cà phê trong nước cũng như trên thế giới đạt ở mức cao
nên đã làm cho bộ mặt của tỉnh ta thay đổi đáng kể, nền kinh tế ngày càng được
phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và mở rộng. Đời sống vật chất
và tinh thần của các nông hộ trồng cà phê được nâng lên một tầm cao mới, nhà ở
và các tiện nghi sinh hoạt được xây dựng và mua sắm ngày càng đầy đủ và hiện
đại, làm rạng rỡ bộ mặt nông thôn của tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói
chung.
Cà phê đưa lại cuộc sống ấm no cho hàng vạn người dân các dân tộc, trong
đó có các nông hộ trồng cà phê tại xã Eakly, huyện Krông păc, tỉnh ĐắkLắk. Vai
trò, vị thế, tác dụng của ngành không thể có được nếu không có sự góp sức của
các nông hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh nói chung và các nông hộ tại xã Eakly
nói riêng.
Tuy nhiên cây cà phê trong quá trình sản xuất cần lượng vốn đầu tư khá lớn
cùng với các biện pháp kỷ thuật thâm canh cao. Song trong quá trình sản xuất kinh
doanh, cây cà phê còn nhiều tiềm năng chưa được các nông hộ khai thác hết, do


1


còn một số hạn chế nhất định về thông tin thị trường, tập tục canh tác…nếu khắc
phục được những hạn chế đó thì hiệu quả kinh tế mà cây cà phê mang lại cho các
nông hộ sẽ cao hơn.
Nhận thức được những vấn đề nêu trên cùng với những kiến thức đã được
học, tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê thời
kỳ kinh doanh của các nông hộ tại xã Eakly, huyện Krông păc, tỉnh
ĐắkLắk”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế từ việc trồng cà phê của các nông hộ trồng cà
phê nói chung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng đặc điểm, chi phí, tổng thu, tổng chi về tình hình sản
xuất cà phê đối các nông hộ tại xã Eakly
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê thời kỳ kinh doanh của các nông
hộ tại xã Eakly
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các hộ trồng cà
phê tại xã.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ trồng cà phê thời kỳ kinh doanh tại xã Eakly, huyện
Krôngpăc, tỉnh ĐắkLắk.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phạm vi về thời gian và địa điểm
- Phạm vi thời gian: từ ngày 02/ 04 / 2007 đến ngày 08 / 06 / 2007

- Địa điểm nghiên cứu: tại xã Eakly, huyện Krông păc, tỉnh ĐắkLắk
Số liệu:
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập tại ủy ban nhân dân xã từ năm 2004 đến
2006.
+ Số liệu sơ cấp: tiến hành điều tra thu thập từ các nông hộ năm 2006.

2


1.5. Phạm vi về nội dung
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động sản xuất và
hiệu quả kinh tế của cây cà phê trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê thời kỳ kinh doanh của các nông hộ và
tìm hiểu, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất cà
phê trên địa bàn xã Eakly.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cà phê thời kỳ kinh
doanh của các nông hộ trồng cà phê tại xã Eakly.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ
trồng cà phê tại xã Eakly, huyện Krông păc, tỉnh ĐắkLắk.

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của sản xuất cây cà phê
Ngoài việc một số ít tiêu thụ trong nước, sản phẩm cà phê nước ta chủ yếu là
dành cho xuất khẩu, mà chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân thô nên giá trị
sản phẩm thấp. Mặt khác trong môi trường kinh tế tự do thương mại giá cà phể xuất

khẩu phụ thuộc vào giá cà phê trên thị trường thế giới. Trong những năm gần đây giá
cà phê trên thị trường luôn biến động và ở mức thấp do cung vượt quá cầu. Bên cạnh
đó giá cả đầu vào để sản xuất cà phê thì liên tục leo thang làm cho thu nhập của các
nông hộ sản xuất cà phê bị giảm sút. Từ đó làm cho đời sống của các nông hộ sản
xuất cà phê gặp nhiều khó khăn và diện tích cà phê có thay đổi do có nhiều vườn cây
phải phá bỏ do sản xuất không còn hiệu quả thậm chí là thua lỗ.
Tuy nhiên đến năm 2005 cho đến nay do cà phê của các nước trên thế giới
liên tục bị mất mùa, dẫn đến mặt hàng cà phê trở nên khan hiếm, giá cả được dịp
tăng vọt lên nên làm có lợi cho các nước có cà phê xuất khẩu, trong đó có Việt
Nam. Năng suất cà phê nước ta thuộc loại nhất nhì trên thế giới chi phí sản xuất
thấp hơn so với nhiều nước trồng cà phê khác. Đất đai và khí hậu ở ĐắkLắk thuận
lợi cho phát triển vùng chuyên canh cây cà phê, cho nên về phương diện này thì
chúng ta có lợi thế so sánh hơn hẳn các nước khác. Nhìn chung sản phẩm cà phê
xuất khẩu cuả nước ta còn nghèo nàn chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng nhân thô
chưa qua chế biến. Do còn nhiều bất cập trong việc đầu tư cho công nghệ chế biến
sau thu hoạch, chưa có sự hổ trợ thoả đáng của các ngành các cấp làm ảnh hưởng
tiêu cực đến việc tranh thủ khách hàng.
Qua hơn 11 năm với sự nổ lực hết mình của đảng và nhà nước Việt Nam đã
trở thành thành viên chính thức của WTO từ tháng 11 năm 2006 đây là một bước
ngoặt có tính lịch sử cho nền kinh tế nước nhà khi hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, sự kiện này đã mở ra cho Việt Nam một cơ hội lớn để phát triển nền kinh tế
sánh vai với các cường quốc trên thế giới, đây là cơ hội để chúng ta phát triển nền
kinh tế nước nhà. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn, thách
4


thức, đó là việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản, liệu chúng ta có cạnh tranh nổi
với các mặt hàng cùng loại của nước bạn hay không? Nếu có thể cạnh tranh được
thì giá cả sẽ như thế nào khi mà nước bạn xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến,
trong khi đó chúng ta chỉ xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu là các mặt hàng thô.

Vậy chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để tồn tại và đứng vững được
trên thị trường quốc tế? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta phải biết phát huy lợi
thế của đất nước mình. Một trong những lợi thế đó là được thiên nhiên ưi ái cho
điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp cho ngành nông nghiệp phát triển. Một
trong những thế mạnh của ngành đó là cây cà phê, đặc biệt là ở Tây Nguyên.
Nằm trong cơ cấu của tây nguyên ĐắkLắk có gần 800 ngàn ha đất đỏ bazan
cùng với khí hậu thời tiết ở đây rất phù hợp cho phát triển cây cà phê. Trong
những năm qua nền kinh tế tỉnh đã có những bước tiến khá rõ nét, tốc độ tăng
trưởng tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Trong đó mặt hàng cà phê chiếm
ưu thế hơn cả. Với ưu thế này việc sản xuất cà phê ở tỉnh ta đã cho số lượng và
chất lượng rất cao. Hiện nay sản phẩm cà phê của tỉnh đã có mặt hơn 50 nước trên
thế giới. Rõ ràng ĐắkLắk có lợi thế hơn hẳn trong việc trồng cây cà phê so với
trong nước nói riêng và các nước trồng cà phê nói chung. Lợi thế đó có được là
nhờ điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng… mà thiên nhiên ban tặng cho vùng
đất này. Nhờ thế mà chất lượng sản phẩm cà phê cao có sức cạnh tranh trên thị
trường thế giới. Bên cạnh đó việc trồng cà phê rất cần đến nguồn nhân lực. Kinh
tế hộ gia đình sản xuất cà phê là một mô hình thích hợp trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh ĐắkLắk.
Bên lĩnh vực kinh tế, việc phát triển kinh tế từ cây cà phê của tỉnh ĐắkLắk
còn có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội như: tạo thêm việc làm, nâng cao mức sống
cho người dân về cả mặt vật chất lẫn tinh thần và góp phần cải thiện môi trường
sinh thái.
Mỗi thành viên trong hộ đều có chung mục đích và chung một lợi ích là
làm sao cho hộ mình phát triển do vậy ý thức tự giác của mổi thành viên trong hộ
rất cao. Lợi ích kinh tế luôn tác động mạnh mẽ đến sản xuất kinh doanh của hộ.
Mối quan hệ trong quá trình phân phối của các hộ về cơ bản đáp ứng đòi hỏi
chung của mọi thành viên trong hộ.

5



Nông hộ là một đơn vị kinh tế việc sản xuất của nông hộ được thực hiện
dựa trên khả năng huy động toàn bộ nguồn lực gia đình hiện có. Mỗi hộ có các
nguồn lực sản xuất khác nhau song các nguồn lực cơ bản nhất đó là ruộng đất,
vốn, lao động. Do sử dụng các nguồn lực sẳn có của mình vào quá trình sản xuất
cho nên lợi ích kinh tế nông hộ gắn với lợi ích của bản thân và gia đình họ, vì thế
mọi thành viên trong hộ đều tích cực tham gia vào quá trình sản xuất nhằm đạt
hiệu quả kinh tế cao.
2.1.2. Một số khái niệm
2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế [6]
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT), tuy
nhiên chúng ta có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm như sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả
đạt được và các chi phí bỏ ra ( các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn …) để đạt
được kết quả đó. (HQKT tương đối)
Kết quả sản xuất
HQKT =
Chi phí
- Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản
xuất được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. (HQKT tuyệt đối)
HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí
- Quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi phí và
kết quả sản xuất. (HQKT dựa trên giá trị tăng thêm của thu nhập và chi phí).
Theo quan điểm thứ ba, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng
thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ
sung và chi phí bổ sung.
HQKT =

K
C


Trong đó: K là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
C là phần tăng thêm của chi phí sản xuất

Như vậy qua ba quan điểm về HQKT ta thấy rằng HQKT tương đối phản
ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế. Cụ thể biết được khi bỏ ra một đồng
chi phí thì thu về được bao nhiêu đồng thu nhập. Còn HQKT tuyệt đối không đánh

6


giá được chất lượng cuả hoạt động kinh tế, nhưng nó phản ánh được quy mô của
hoạt động kinh tế. HQKT dựa trên giá trị tăng thêm của thu nhập và chi phí phản
ánh chất lượng của gía trị đầu tư bổ sung.
Vì vậy khi xét HQKT thì cần quan tâm cả ba quan điểm trên. Qua ba quan
điểm trên ta có định nghĩa về HQKT như sau:
HQKT là một trạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi
phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho
kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các
nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý.
2.1.2.2. Chi phí
- Tổng chi phí là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp hay hộ bỏ ra để sản xuất
ra một khối lượng sản phẩm nhất định trong một khoảng thời gian xác định bao
gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.
TC = FC + VC
Trong đó: TC là tổng chi phí
FC là chi phí cố định
VC là chi phí biến đổi
- Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo mức sản lượng, thậm chí
khi sản lượng bằng không thì doanh nghiệp cũng phải chịu một khoản chi phí cố

định nhất định ( ví dụ : thuế sử dụng đất nông nghiệp là chi phí cố định)
- Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo mức sản lượng ( ví dụ như :
phân bón ... )
2.1.2.3. Thu nhập
Thu nhập thuần là phần còn lại sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của nông hộ bao gồm : vật tư nông nghiệp như giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dầu dưới ; chi phí máy móc ; chi phí thủy lợi ;
lao động ...
m

n

TP =

 Ci

TT =

i 1

Trong đó :
TP : Tổng phí
7

 Bj
j1


TT : Tổng thu
Ci : Là khoản mục chi phí phát sinh thứ i

Bj : Là khoản mục tổng thu phát sinh thứ j
n : Là tổng số các khoản mục chi phí được đưa vào hoạt động sản xuất.
m : Là tổng số các khoản mục tổng thu
Đối với hộ có trình độ sản xuất thấp mang tính tự cung tự cấp không cần
tính chi phí lao động công nhà.
Đối với hộ có trình độ sản xuất cao mang tính chất sản xuất hàng hóa thì
khi phân tích phải tính cả chi phí do gia đình cung ứng ngang với giá thị trường.
2.1.2.4. Khái niệm về kinh tế hộ [5]
- Thế nào là hộ
+ Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có
chung ngân quỹ (weberster. Tự điển. 1990)
+ Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất đến tiêu dùng và
các hoạt động xã hội khác (Martin. 1988)
+ Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với
nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phấm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng
(Raul. 1989)
- Thế nào là nông hộ
+ Nông hộ hay (hộ nông dân) vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng
nông sản. Là đơn vị kinh tế đặc biệt.
- Kinh tế hộ ( kinh tế nông hộ) là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền
kinh tế nông thôn. Kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất
đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ
là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh
doanh nhằm thoát khỏi nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp vươn lên
sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
2.1.2.5. Phân loại hộ
Chỉ tiêu phân loại nhóm hộ: chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 theo quyết
định số 170/2005/Qđ-Ttg của thủ tướng chính phủ ngày 8/7/2005 như sau:
Khu vực nông thôn:


8


+ Hộ nghèo : có mức thu nhập/đầu người/tháng dưới 200.000 đồng
+ Hộ trung bình: có mức thu nhập/đầu người/tháng từ 200.000 đồng đến
500.000 đồng.
+ Hộ khá giàu : có mức thu nhập/đầu người/tháng từ 500.000 đồng trở lên.

2.2. Cơ sở thực tiễn
Trên thực tế đã có khá nhiều tác giả của các luận văn, luận án ... đề cập đến
vấn đề hiệu quả về cây cà phê, có thể nêu một số tác giả sau đây :
- Luận án tiến sỹ kinh tế : Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất cà phê ở ĐắkLắk của Nguyễn Quang Thụ, 6 -1999.
Đề tài đã tập trung giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà
phê cho ngành cà phê ở ĐắkLắk. Trên sơ sở đó đưa ra một số giải pháp để nâng
cao hiệu quả kinh tế cho ngành cà phê trong tỉnh.
- Đề tài nghiên cứu cấp bộ : Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp nhà nước ngành cà phê trên địa bàn
ĐắkLắk. Của Bùi Quang Thanh. ĐHTN.
Nội dung của đề tài đã nêu lên được quan niệm hiệu quả kinh tế - xã hội
của các doanh nghiệp nhà nước ngành cà phê trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk. Đề tài nêu
lên được thực trạng và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã
hội cho các doanh nghiệp nhà nước sản xuất cà phê.
- Luận văn tốt nghiệp đại học : Hiệu quả kinh tế của việc trồng cà phê
của các nông hộ ở xã Hoà Phú, huyện Cư Jút, tỉnh ĐắkLắk của Lê Thị Thúy
Diễm, lớp kinh tế nông lâm K99. ĐHTN.
Đề tài đã đưa ra được một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các
nông hộ trồng cà phê trên địa bàn nghiên cứu, các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến
năng suất vườn cà phê. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế cho các nông hộ trồng cà phê trên địa bàn xã hòa phú.


9


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Eakly
- Vị trí địa lý
Xã Eakly huyện Krông păc có đường quốc lộ 26 chạy qua và cách thành
phố Buôn Mê Thuột khoảng 47 km về hướng đông.
Phía bắc giáp xã Krông buk – huyện Krông păc – tỉnh ĐắkLắk.
Phía nam giáp xã Vụ Bổn – huyện Krông păc – tỉnh ĐắkLắk.
Phía đông giáp huyện Eakar – tỉnh ĐắkLắk.
Phía tây giáp xã Ea kuang, xã Krông buk – huyện Krông păc – tỉnh
ĐắkLắk.
- Khí hậu thời tiết
Chế độ khí hậu của khu vực mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, nhưng do có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất
đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, về đặc điểm khí hậu
khu vực này có một số đặc biệt khác so với khu vực khác như sau:
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình trong năm 21.20c
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 23.30c
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 19.10c
* Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình năm 85%
Độ ẩm thấp nhất năm 14%
* Lượng mưa:
Phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 11

trong năm, còn mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình năm 1500 mm
Số ngày mưa trung bình trong mùa mưa trên 10 ngày / tháng.
* Chế độ gió: theo hai hướng gió chính:
10


Gió đông bắc thổi vào các tháng mùa khô
Gió tây nam thổi vào các tháng mùa mưa.
* Sương mù:
Trong vùng vào các tháng mùa khô thường có sương mù nhưng tính chất
này không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng cây trồng của địa phương.
* Số giờ nắng trung bình trong năm 2.335 giờ.
- Địa hình của xã
Xã Eakly có độ cao trung bình 460 m so với mực nước biển và chia làm hai
dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình bằng phẳng - thấp trũng phân bố phía nam của xã, khu vực
này có độ dốc từ 0 – 80. Rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp
ngắn ngày có giá tri kinh tế cao.
- Dạng địa hình tương đối cao - bằng phẳng, dạng này phân bố phía bắc
của xã, khu vực này có độ cao từ 8 – 150.
Tất cả các dạng địa hình này có xu hướng chạy theo hướng bắc nam của xã.
- Nguồn nước
Hệ thống sông suối và hợp thủy phân bố trên địa bàn xã tương đối đồng
đều và có hướng chảy từ bắc xuống nam, sông Krông buk nằm ở phía tây nam của
xã lưu lượng dòng chảy tương đối lớn, suối Ea kmur và Ea kar chạy suốt bao
quanh địa bàn từ phía đông bắc đến đông nam, có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống, trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh hệ thống sông suối là các hồ đập chứa nước trên địa bàn góp
phần tạo nên nguồn nước mặt phong phú.

- Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưởng năm 1978 và kết quả điều tra bổ sung
chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO – UNESSCO năm 1995
trên địa bàn xã có các nhóm đất chính:
- Đất dốc tụ (d): có diện tích 11,4 ha. Chiếm 0,2% tổng diện tích tự nhiên,
phân bố ở các con suối phía bắc của xã.

11


- Đất vàng đỏ trên đá granit (fa) : diện tích 189,7 ha. Chiếm 3,5% tổng diện
tích tự nhiên, phân bổ ở vùng địa hình thấp có độ dốc từ 0 – 30 gần trung tâm của xã.
- Đất đỏ trên đá bazan (fk): diện tích 1147,6 ha. Chiếm 21,3% tổng diện
tích tự nhiên, phân bổ ở địa hình tương đối cao có độ dốc từ 3 – 80.
- Đất vàng nhạt trên đá cát kết (fq): diện tích 52.8 ha. Chiếm 1.0% tổng
diện tích tự nhiên của xã.
- Đất nâu vàng trên đá bazan (fu): diện tích 430,4 ha. Chiếm 8,0% tổng
diện tích tự nhiên, phân bổ ở địa hình có độ dốc từ 0 – 3 0 và tầng đất có độ dày từ
70 – 100 cm.
- Đất phù sa không được bồi glây loang lỗ đỏ vàng (p): diện tích 544,5 ha.
Chiếm 10,1% tổng diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở vùng đông nam của xã.
- Đất phù sa được bồi (pb): diện tích 647,0 ha. Chiếm 12,0% tổng diện tích
tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở các sông suối phía nam của xã, đất có tầng dày rất cao.
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá bazan (rk): diện tích 364,5 ha. Chiếm
6,8% tổng diện tích tự nhiên, loại đất này phân bổ ở địa hình thấp chạy dọc từ đập
A1 đến đập C12.
- Đất nâu thẩm trên đá bọt bazan (ru): diện tích 1162,3 ha. Chiếm 21,6%
tổng diện tích tự nhiên, đất này phân bổ chủ yếu ở phía tây nam cuả xã có độ dốc
từ 0 – 130, tầng dày tương đối thấp.

- Đất xám trên phù sa cổ (x): diện tích 698,3 ha. Chiếm 12,9% tổng diện
tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở thôn 7; thôn 8 của xã, đất có tầng thấp.
- Đất ao hồ (sh): có diện tích 136,5 ha. Chiếm 2,5% tổng diện tích tự nhiên.
+ Tài nguyên nước
- Nước mặt: lưu lượng nước của sông suối phụ thuộc vào nguồn nước mưa
là chính, lượng nước khai thác để sử dụng vào mục đích nông nghiệp chủ yếu lấy
từ nguồn nước này. Do lượng mưa phân bổ không đều nên ảnh hưởng xấu đến đời
sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trên địa bàn.
- Nước ngầm: hiện tại chưa có tài liệu cụ thể về khả năng khai thác và đánh
giá trử lượng nước ngầm trên địa bàn xã cũng như khu vực. Trong đợt khảo sát
thực tế vào mùa khô có dấu hiệu thiếu nước sinh hoạt ở số giếng đào.

12


+ Tài nguyên rừng
Các cây rừng trên địa bàn chủ yếu là những cây trồng phân tán trên một số
khu vực đất trống và ven đường. Trong năm tới tất cả các khu vực đất trống không
khả năng nông nghiệp sẽ được đưa và trồng rừng.
- Cảnh quan và môi trường
Xã Eakly còn non trẻ, mới được thành lập, các khu văn hóa thể thao, khuôn
viên cây xanh chưa được xây dựng do vậy cảnh quan thôn xóm chưa thật đẹp và
thông thoáng.
Các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển còn thấp, chủ yếu
hình thành ở các khu vực dân cư của công ty 719 và mức độ ô nhiểm môi trường
không khí chủ yếu do hạt bụi gây ra nhưng không đáng kể.
- Nhận xét chung
+ Những thuận lợi
Xã eakly có quốc lộ 26 và đường đi vào trung tâm công ty 719 đã được trải
nhựa tạo nên điều kiện thuận lợi về lưu thông hàng hóa và đi lại.

Khí hậu, đất đai phù hợp đã tạo ra vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị
kinh tế cao.
+ Những khó khăn
Đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Lượng nước tưới để
phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô không đảm bảo.
Vùng địa hình thấp trong địa bàn cứ 2; 3 năm thì xẩy ra lũ lụt và là những
nơi thoát lũ cho vùng khác.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hộ của xã Eakly
- Tình hình dân số và lao động của xã
Toàn xã có 32 thôn buôn. Theo số liệu thống kê mới nhất của ủy ban nhân
dân xã, toàn xã có 4.544 hộ gia đình với tổng số nhân khẩu là 20.721 người. Trong
đó: dân tộc Êđê chiếm 276 hộ, Tày 44 hộ và Nùng chiếm 50 hộ, còn lại là dân tộc
kinh. Tổng số lao động 9.951 người, chiếm 51,62% tổng nhân khẩu của toàn xã và
được phân chia theo bảng sau:

13


Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của xã
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Tổng

Tên thôn (buôn)
Thôn 1
Buôn krông pắc
Thôn 3
Buôn krái b
Thôn 5

Thôn 6
Thôn 7
Thôn 8
Thôn 9
Thôn 10
Thôn 11
Thôn13
Thôn 14
Thôn 15
Thôn 16
Thôn 17
Thôn 18
Thôn 19
Thôn 1A
Thôn 2A
Thôn 3A
Thôn 4A
Thôn 5A
Thôn 6A
Thôn 7A
Thôn 8A
Thôn 9A
Thôn 10A
Thôn 12A
Thôn 13A
Thôn 14A
Thôn 16A
32

Khẩu

949
834
995
972
995
564
640
483
806
405
472
410
714
392
420
542
241
297
751
832
669
790
629
894
1.120
1.190
671
981
266
401

659
402
20.721

Hộ
Lao động
181
434
139
384
205
464
199
444
211
451
105
267
168
300
89
232
157
372
88
198
107
227
81
201

165
332
91
192
94
257
118
256
49
126
68
151
160
348
186
384
153
312
155
366
130
295
211
412
228
408
259
538
139
313

210
448
53
138
96
197
157
308
92
196
4.544
9.951
Nguồn: ủy ban nhân dân xã

Tỷ lệ tăng dân số bình quân: 1,7%
Qua bảng 3.1 ta thấy dân số của xã Eakly tương đối đông (gần 21.000
người) với lực lượng lao động là gần 10.000 người. Đây là nguồn nhân lực dồi
dào thuận tiện cho việc sản suất nông nghiệp, nhất là việc sản xuất cà phê rất cần
nguồn nhân lực.
14


- Tình hình đất đai ở xã
Bảng 3.2. Biến động đất đai ở xã

Hạng mục

2004
(ha)


Tổng diện tích
5.222
đất tự nhiên
Diện tích đất
4.242,31
nông nghiệp
Diện tích đất
0
lâm nghiệp
Diện tích đất
566,84
chuyên dùng
Diện tích
176,64
Đất ở
Diện tích đất
399,21
chưa sử dụng

Tỷ lệ
(%)

2005
(ha)

Tỷ lệ
(%)

2006
(ha)


Tỷ lệ
(%)

100

5.222

100

5.222

100

78,78

4.242,31

78,78

4.252,00

78,96

0

0

0


0

0

10,53

588,80

10,93

588,80

10,93

3,28

179,20

3,33

190

3,51

7,41

374,69

6,96


355

6,60

Nguồn: ủy ban nhân dân xã
Qua bảng 3.2 ta thấy: tình hình đất đai của xã qua 3 năm từ năm 2004 đến
2006 biến động không đáng kể. Trong đó các loại đất đưa vào sử dụng có xu
hướng tăng lên, vì diện tích đất chưa sử dụng được chính quyền địa phương và
người dân nơi đây tích cực cải tạo để đưa vào sản xuất nông nghiệp và phục vụ
cho một số công trình của xã, cụ thể như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên không thay đổi vẫn giữ nguyên là 5.222 ha.
Diện tích đất nông nghiệp năm 2006 tăng lên so với năm 2004 và 2005 là 9,69 ha
tương đương với 0,18%. Sở dĩ đất nông nghiệp tăng là do người dân khai hoang
thêm hoặc chuyển mục đích sử dụng từ các diện tích vườn tạp sang.
Diện tích đất chuyên dùng năm 2005 và 2006 so với năm 2004 tăng 21,96
ha tương đương với 0,4%. Diện tích đất chuyên dùng tăng lên là do các công trình
như đường giao thông, trường học được xây dựng và mở rộng thêm .
Diện tích đất ở tăng lên năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2005 so
với năm 2004 tăng lên 2,56 ha tương đương với 0,05%. Năm 2006 tăng 13,36 ha
tương đương với 0,23% so với năm 2004. Diện tích đất ở tăng lên nguyên nhân là
do dân số tăng, số người đến tuổi lập gia đình tăng và sau khi lập gia đình thì họ
tách khỏi hộ để sống riêng.

15


Diện tích đất chưa sử dụng có xu hướng giảm dần cụ thể: năm 2005 giảm
24,52 ha tương đương với 0,45% so với năm 2004; năm 2006 so với năm 2004
giảm 44,21 ha tương đương với 0,81%. Diện tích đất chưa sử dụng giảm dần là vì
một số diện tích được đưa vào cải tạo để phục vụ cho sản xuất, và một số được

phục vụ cho các công trình xây dựng…
Bảng 3.3. Cơ cấu đất nông nghiệp

Hạng mục

2004
(ha)

Diện tích đất
4.242,31
nông nghiệp
Diện tích đất
844
trổng cà phê
Diện tích đất
1.670
trồng lúa, màu
Diện tích đất
80
trồng cây điều
Diện tích trồng
1.648,31
cây khác

Tỷ lệ
(%)

2005
(ha)


Tỷ lệ
(%)

2006
(ha)

Tỷ lệ
(%)

100

4.242,31

100

4.252,00

100

19,9

844

19,9

950

22,34

39,36


1.670

39,36

1.670

39,27

1,88

100

2,36

100

2,35

38,86

1.628,31

38,37

1.512,62

36,04

Nguồn: ủy ban nhân dân xã

Qua số liệu bảng 3.3 ta thấy: nhìn chung diện tích đất nông nghiệp có xu
hướng tăng lên. Tuy nhiên sự tăng lên này không đáng kể và không đều giữa các
năm, trong các loại cây trồng thì cây cà phê có diện tích tăng nhiều nhất, cụ thể
như sau:
Diện tích cây cà phê năm 2005 so với 2004 không tăng giữ nguyên diện
tích là 844 ha chiếm 19,9% diện tích đất nông nghiệp, nhưng đến năm 2006 thì
diện tích là 950 ha tăng lên 106 ha tương đương với 2,44% so với năm 2004. Sở dĩ
diện tích cây cà phê tăng là do trong hai năm gần đây giá cả mặt hàng cà phê trên
thế giới cũng như trong nước tăng mạnh. Người dân trồng cà phê có mức thu nhập
cao hơn nhiều so với cây trồng khác.
Diện tích trồng lúa màu không thay đổi vẫn giữ nguyên là 1.670 ha.
Cùng với cây cà phê là cây điều, giá cả cây điều trong những năm gần đây
cũng dần đi vào thế ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, vốn đầu cho
cây điều chỉ ở mức thấp, hiệu quả kinh tế cây điều mang lại cũng tương đối cao,
chính vì thế mà diện tích trồng điều cũng tăng lên từ 80 ha năm 2004 đã tăng lên

16


100 ha năm 2005, tăng 20 ha tương đương với 0,48%. Năm 2006 giữ nguyên 100
ha không đổi.
Trong lúc đó diện tích trồng cây khác giảm là do chuyển mục đích sử dụng
từ những cây vườn tạp chuyển sang trồng các loài thay thế.
Bảng 3.4. Bảng về tư liệu sản xuất của các nông hộ dân tộc thiểu số
Hạng mục
Máy tuốt, máy xay (cái/hộ)
Máy phun thuốc (cái/hộ)
Nhà kho, chuồng trại (cái/hộ)
Dàn tưới (cái/hộ)
Xe công nông (cái/hộ)

Máy nổ (cái/hộ)

Hộ nghèo
0
0
0
0
0,50
0,50

Hộ trung bình Hộ khá - giàu
0
0
0
0
0,17
0,57
0,67
0,57
1,00
0,70
1,00
0,70
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua số liệu bảng 3.4 cho ta thấy tình hình trang bị tư liệu sản xuất giữa các
nông hộ của đồng bào dân tộc thiểu số có sự chênh lệch tương đối lớn. Nhìn
chung nhóm hộ khá giàu trang bị tư liệu sản xuất tương đối đầy đủ và cân đối giữa
các loại phương tiện.
Tuy nhiên nhóm hộ trung bình có mức bình quân tư liệu sản xuất trên hộ là

lớn nhất và nhóm hộ nghèo là ít nhất. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do nhóm
hộ khá giàu có vốn để sắm tư liệu sản xuất, một số khác do họ có nhiều tiền vốn
nên đã thuê nhóm hộ nghèo và trung bình làm nên họ không mua sắm phương
tiện. Nhóm hộ trung bình họ mua sắm tư liệu sản xuất để phục vụ cho chính mình,
ngoài ra còn để làm thuê cho các nhóm hộ khác. Nhóm hộ nghèo do không có vốn
hoặc thiếu vốn để mua tư liệu sản xuất.
Bảng 3.5. Bảng về tư liệu sản xuất của các nông hộ dân tộc kinh
Hạng mục
Máy tuốt, máy xay (cái/hộ)
Máy phun thuốc (cái/hộ)
Nhà kho, chuồng trại (cái/hộ)
Dàn tưới (cái/hộ)
Xe công nông (cái/hộ)
Máy nổ (cái/hộ)

Hộ nghèo
0
0
1,00
0,22
0,33
0,33

17

Hộ trung bình Hộ khá - giàu
0,08
0,15
0,15
0

1,00
1,00
0,35
0,63
0,42
0,63
0,42
0,63
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra


Qua bảng 3.5 chúng ta thấy: nhóm hộ giàu trang bị tư liệu sản xuất tương đối
đầy đủ và chiếm tỷ lệ bình quân (cái/hộ) là cao nhất. Nhóm hộ nghèo có tỷ lệ bình
quân (cái/hộ) là thấp nhất. Nhóm hộ giàu do họ có vốn nên họ mua sắm trang thiết bị
đầy đủ. Ngược lại nhóm hộ nghèo do không có vốn nên thiếu trang thiết bị sản xuất.
Kết hợp giữa bảng 3.4 và bảng 3.5 ta thấy: các nhóm hộ nghèo do thiếu vốn
nên họ không có khả năng mua sắm tư liệu sản xuất, so với hai nhóm hộ trung
bình và khá giàu thì thì họ còn kém hơn rất nhiều. Nhưng nhóm hộ khá giàu của
dân tộc kinh chủ yếu họ tự làm lấy, ít thuê mướn các nhóm hộ khác. Bên cạnh đó
nhóm hộ khá giàu của dân tộc thiểu số sử dụng thuê mướn nhiều hơn.
- Y tế, văn hoá, giáo dục
+ Y tế
Xã Eakly có hai trung tâm y tế; một là của công ty 719 với diện tích bao
chiếm là 1,0 ha, nhà xây theo thiết kế của bộ y tế đảm bảo đủ nhu cầu cần thiết để
phục vụ nhân dân. Hai là trung tâm y tế xã nhà xây cấp IV, với diện tích bao chiếm
là 0,3 ha, bố trí gần ủy ban nhân dân xã. Toàn xã có một phòng khám khu vực, có
đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế là 34 người, trong đó có 6 bác sĩ, 9 y sĩ và 19 y
tá. Năm 2006 có 1.286 lượt người đến khám bệnh và 1.000 người dùng biện pháp
tránh thai. Ngành y tế của xã cùng với sự tiến bộ chung của ngành y tế tỉnh, ngành
y tế huyện Krông păc trên địa bàn xã có bước phát triển mạnh về đội ngủ, cơ sở hạ

tầng và dụng cụ y tế, từng bước đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho
nhân dân trong xã.
+ Văn hóa thể thao
Toàn xã có một trạm truyền thanh và một đội văn nghệ, với ba người làm
công tác văn hóa thể thao đã đáp ứng được việc tuyên truyền thông tin đến được
với người dân trong xã. Tuy nhiên các công trình văn hóa thể thao của xã được
xây dựng chủ yếu tập trung ở khu dân cư của công ty 719 với diện tích đất các
công trình thể dục thể - thể thao là 2,0 ha. Do vậy trong những năm tới cần xây
dựng khu vui chơi giải trí và hoạt động văn hóa thể thao của xã.

18


+ Giáo dục
Bảng 3.6. Tình hình giáo dục của xã

Hạng
mục
Mẫu giáo
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Tổng

Số giáo viên
(người)
27
110
47
22

206

Số trường
(trường)
2
9
6
1
18

Số lớp Số phòng học Số học sinh
(lớp)
(phòng)
(em)
19
25
487
107
93
3.153
61
30
3.297
39
27
1.934
226
175
8.871
Nguồn: báo cáo của xã năm 2006


Từ bảng 3.6 cho ta thấy: toàn xã có 206 giáo viên thuộc các cấp và 8.871
học sinh. Tình hình giáo dục ở xã đã được chú trọng và nâng cao, ngoài các
trường cấp một và cấp hai như những xã khác thì trên địa bàn xã nhà đã có một
trường trung học phổ thông với 22 giáo viên đảm nhiệm giảng dạy và gần 2.000
học sinh, số học sinh đậu đại học - cao đẳng là 70 em, trung cấp là 50 em.
- Hệ thống giao thông, thủy lợi
+ Giao thông
Xã Eakly có hệ thống giao thông suốt đến từng thôn buôn.
Tuyến đường đi vào khu trung tâm công ty 179 đã được trải nhựa bán thâm
nhập nhưng đang xuống cấp, đường công ty vào xã vụ bổn đã được nâng cấp tu
sữa. Hai đoạn đường này là trục giao thông chính, quan trọng trong việc giao lưu
kinh tế văn hóa với thành phố Buôn Ma Thuột và các địa phương khác.
Các trục giao thông nội thôn xóm rộng từ 4 – 5m, đường rất chập hẹp khó
khăn cho việc đi lại. Do đó trong thời gian sắp tới sẽ quy hoạch mở rộng các tuyến
đường này.
Nhìn chung hệ thống giao thông trong khu dân cư đã được hình thành và
phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phương, tuy
nhiên phần lớn các tuyến giao thông liên thôn là đường còn nhỏ hẹp gây khó khăn
cho việc đi lại đặc biệt là vào mùa mưa.
+ Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đã từng bước phát triển nhằm cung cấp đủ
nước tưới cho nông nghiệp là gồm các hồ đập: A 1, A2, C2, C4, C9, C5, C13… đây là
những hồ đập chứa nước để phục vụ tưới cho nông nghiệp trên địa bàn xã, lượng

19


nước trong hồ đập chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa trong năm. Do đó điều kiện
khí hậu khắc nghiệt trong thời gian gần đây đã làm ảnh hưởng xấu đến công tác

phục vụ tưới tiêu diện tích nông nghiệp trong xã.
- Hệ thống điện
Hiện nay mạng điện lưới quốc gia đã đến được tất cả các thôn buôn trong
xã, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cũng như điện phục vụ cho việc sản xuất của
nhân dân. 100% số hộ dân trong xã đã được sử dụng điện. Đây là điều kiện hết
sức thuận lợi trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân cũng
như việc sơ chế các sản phẩm nông nghiệp trong xã.
- Các hoạt động sản xuất khác của xã
+ Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng: 1670 ha. Trong đó:
Diện tích lúa hè thu: 250 ha
Diện tích lúa đông xuân: 100 ha
Diện tích trồng màu: 324 ha.
Năng suất bình quân: 50 tạ / ha.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc 3.200 tấn. Bình quân đầu người đạt
320 kg/năm.
Tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày: 1.004 ha. Trong đó:
Diện tích trồng cây cà phê: 884 ha; năng suất 12 tạ hạt xô/ha. Tổng thu
9.608 tấn.
Diện tích cây điều đang giữ nguyên 80 ha và đang phát triển tốt.
+ Chăn nuôi
Tổng đàn trâu bò toàn xã: 553 con
Tổng đàn heo: 3.525 con
Đàn gia súc gia cầm: 36.272 con.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp chung
nhất cho mỗi khoa học. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu chung, nghĩa là các yếu tố tác

20


động đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ được đặt trong trạng thái vận động liên
tục không ngừng ở những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau.
3.2.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành tại xã Eakly – huyện Krông păc, tỉnh ĐắkLắk, là
xã có đông các nông hộ dân tộc kinh và dân tộc thiểu số sản xuất cà phê thời kỳ
kinh doanh. Ba thôn (buôn) được chọn làm mẫu cho nghiên cứu là các thôn
(buôn): buôn Krông pắc là buôn có 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,
Thôn 5 và Thôn 10 là hai thôn có 100% dân tộc kinh sinh sống. Ba thôn buôn trên
có các nông hộ chủ yếu là trồng cà phê.
3.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu
- Tài liệu thứ cấp:
+ Các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của xã được
thu thập từ các báo cáo thống kê của xã.
- Tài liệu sơ cấp: bao gồm các thông tin về các nông hộ sản xuất cà phê tại
địa bàn nghiên cứu: thông tin chung của hộ (tên tuổi chủ hộ, tên tuổi các nhân
khẩu trong hộ, dân tộc, diện tích đất sản xuất...); thông tin về tình hình sản xuất
(trồng trọt, chăn nuôi, các ngành nghề khác...); thông tin về tình hình tiêu thụ sản
phẩm... Các thông tin này được thu thập qua việc điều tra.
+ Các hộ được điều tra là các hộ đang sinh sống và cư trú trên địa bàn xã
Eakly được ít nhất là ba năm. Trong đó có cả hộ dân tộc kinh và hộ dân tộc thiểu
số.
+ Phương pháp chọn các đơn vị điều tra: các đơn vị điều tra được chọn bằng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân loại. Cụ thể như sau:
Phân loại theo dân tộc gồm có hai loại đó là:
Các hộ là người dân tộc kinh và các hộ là người dân tộc thiểu số. Trong mỗi
thành phân dân tộc các hộ được điều tra ngẫu nhiên.

+ Số đơn vị mẫu điều tra: nghiên cứu này điều tra 60 hộ; trong đó có 35 hộ là
người kinh và có 25 hộ là người dân tộc thiểu số ( chủ yếu là người Êđê ).
Bảng điều tra bao gồm các phần: thông tin chung (gồm tên, tuổi chủ hộ và
các nhân khẩu trong hộ, dân tộc, trình độ văn hóa của các thành viên trong hộ, các

21


tài sản phục vụ sản xuất và sinh hoạt, diện tích đất sản xuất), phần thu (gồm thu từ
trồng trọt, chăn nuôi và các khoản thu khác), chi phí trồng trọt (gồm tất cả các chi
phí cho việc trồng cà phê, lúa, ngô…), chi phí cho chăn nuôi và tiêu dùng (gồm
các chi phí cho chăn nuôi, sinh hoạt hàng ngày và chi phí khác).
3.2.4. Phương pháp xử lý thông tin
- Các số liệu sơ cấp và thứ cấp được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
- Phương pháp phân tổ: các tiêu thức được sử dụng để phân tổ đó là.
+ Dân tộc: là người dân tộc kinh, là người dân tộc thiểu số.
+ Nhóm hộ: có nhóm hộ khá giàu, nhóm hộ trung bình, nhóm hộ nghèo.
3.2.5. Phương pháp phân tích
Phân tích định tính: được sử dụng để giải thích số liệu ở dạng định tính,
giúp người đọc hiểu được sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế của các
nông hộ trồng cà phê trên địa bàn xã.
Phân tích định lượng:
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng để mô tả, phản ánh các mức độ của
hiện tượng nghiên cứu: tổng chi phí, tổng thu, tổng thu nhập thuần, chi phí bình
quân, thu nhập thuần bình quân, hiệu suất thu nhập theo chi phí… các bảng biểu
được sử dụng để mô tả số liệu thống kê.
- Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng các loại chỉ số để so sánh mức độ
của hiện tượng.
+ So sánh đất sản xuất bình quân, lao động bình quân, nhân khẩu bình quân
giữa các nhóm hộ nghèo, trung bình và nhóm hộ khá giàu.

+ So sánh chi phí sản xuất bình quân, vốn đầu tư bình quân cho 1 ha cà phê
thời kỳ kinh doanh giữa các nhóm hộ nghèo, trung bình và nhóm hộ khá giàu.
+ So sánh tổng thu nhập thuần bình quân từ 1 ha cà phê thời kỳ kinh doanh
giữa các nhóm hộ nghèo, trung bình và nhóm hộ khá giàu.
+ So sánh hiệu quả kinh tế từ 1 ha cà phê thời kỳ kinh doanh giữa các nhóm
hộ nghèo, trung bình và nhóm hộ khá giàu.
+ So sánh thu nhập thuần, chi phí sản xuất, vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế giữa
các nhóm hộ của dân tộc kinh và dân tộc thiểu số.

22


3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
* Hiệu quả kinh tế = tổng thu / tổng chi ( HQKT tương đối )
* Thu nhập thuần = tổng thu – tổng chi ( HQKT tuyệt đối )
* Thu nhập thuần bình quân theo lao động = Tổng thu nhập thuần / Tổng lao động
* Thu nhập thuần bình quân theo nhân khẩu = Tổng thu nhập thuần / Tổng nhân
khẩu
* Thu nhập thuần bình quân theo diện tích = Tổng thu nhập thuần / Tổng diện tích
* Hiệu suất thu nhập thuần theo chi phí = Tổng thu nhập thuần /Tổng chi phí
* Tổng thu theo lao động = Tổng thu / Tổng lao động
* Tổng thu theo nhân khẩu = Tổng thu / Tổng nhân khẩu
* Diện tích cà phê bình quân/hộ = Tổng diện tích cà phê / Tổng số hộ
* Diện tích cà phê bình quân/lao động = Tổng diện tích cà phê / Tổng lao động
* Năng suất bình quân/ha = Tổng sản lượng thu được / Tổng diện tích cà phê
* Năng suất bình quân/hộ = Tổng sản lượng thu được / Tổng số hộ
* Năng suất bình quân/lao động = Tổng sản lượng thu được / Tổng số lao động
* Mức vốn vay bình quân / hộ = Tổng số vốn được vay / Tổng số hộ
* Tỷ lệ lao động / nhân khẩu = Tổng số lao động / Tổng nhân khẩu.


23


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm của các nông hộ điều tra
Bảng 4.1. Tình hình chung của các nông hộ điều tra
ĐVT

Nghèo

Trung
Bình

Khá
giàu

Tổng

Tổng số hộ điều tra

Hộ

21

19

20

60


2

Số hộ dân tộc thiểu số

Hộ

12

6

7

25

3

Số hộ dân tộc kinh

Hộ

9

13

13

35

4


Bình quân nhân khẩu
/hộ (dân tộc thiểu số)

Người

6,7

5,8

5,4

5,9

m2

5.441

13.083

19.143

12.555,6

m2

989,3

1.953


3.545

2.162,4

m2

1.755

3.270

6.381

3.802

5,8

5,2

4,5

5,2

m2

6.800

8.679

12.454


9.311

m2

1.307,7

1.566,0

2.767,5

1.880,4

m2

2.193

2.740

4.447,8

3.126,9

STT

1

5
6
7
8

9
10
11

Chỉ tiêu

Bình quân diện tích
Đất sản xuất / hộ
(dân tộc thiểu số)
Bình quân diện tích
Đất sản xuất / khẩu
(dân tộc thiểu số)
Bình quân diện tích
Đất sản xuất / lao động
(dân tộc thiểu số)
Bình quân nhân khẩu/ hộ
(dân tộc kinh)
Bình quân diện tích
Đất sản xuất / hộ
(dân tộc kinh)
Bình quân diện tích
Đất sản xuất / khẩu
(dân tộc kinh)
Bình quân diện tích
Đất sản xuất / lao động
(dân tộc kinh)

Người

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng 4.1 ta thấy: tình hình chung của các nông hộ điều tra của dân tộc
kinh cũng như dân tộc thiểu số giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch tương đối lớn,
cụ thể như sau:
24


Số nhân khẩu bình quân của các nông hộ điều tra thuộc dân tộc thiểu số là
5,9 khẩu/hộ, trong đó nhóm hộ nghèo là 6,7 khẩu/hộ, so với nhóm hộ khá giàu chỉ
có 5,4 khẩu/hộ thì sự chênh lệch này là khá lớn và của nhóm hộ trung bình là 5,8
khẩu/hộ, thu nhập/đầu người ở mỗi nhóm hộ sẽ phụ thuộc vào điều này.
Số nhân khẩu bình quân của các nông hộ dân tộc kinh là 5,2 khẩu/hộ, của
nhóm hộ nghèo là 5,8 khẩu/hộ, so với nhóm hộ khá giàu chỉ có 4,5 khẩu/hộ và của
nhóm hộ trung bình là 5,2 khẩu/hộ. Như vậy thu nhập/đầu người của nhóm hộ khá
giàu sẽ cao hơn hai nhóm hộ nghèo và trung bình.
Mặt khác đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với người lao
động và đặc biệt đối với các nông hộ sản xuất cà phê. Cũng từ số liệu bảng 4.1
cho chúng ta thấy đất sản xuất của các nhóm hộ khá giàu là khá nhiều, nhiều hơn
rất nhiều lần so với hai nhóm hộ nghèo và trung bình. Bình quân đất sản xuất/hộ
của các nông hộ dân tộc thiểu số của nhóm hộ khá giàu là 19.143 m2 so với nhóm
hộ nghèo chỉ có 5.441 m2 cao hơn gần 4 lần và của nhóm hộ trung bình là 13.083
m2 . Trong khi đó bình quân đất sản xuất/hộ của nhóm hộ khá giàu của dân tộc
kinh là 12.454 m2 cao hơn gần 2 lần so với nhóm hộ nghèo là 6.800 m 2, của nhóm
hộ trung bình là 8.679 m2.
Như vậy sự chênh lệch đất sản xuất của nhóm hộ khá giàu và nhóm hộ
nghèo của dân tộc kinh và dân tộc thiểu số là khác nhau. Hộ khá giàu của dân tộc
thiểu số nhiều đất sản xuất hơn so với nhóm khá giàu của đân tộc kinh. Ngược lại,
bình quân đất sản xuất của nhóm hộ nghèo của dân tộc kinh nhiều hơn so với
nhóm hộ nghèo của dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, bình quân diện tích đất sản xuất/khẩu, bình quân diện tích đất
sản xuất/lao động của nhóm hộ khá giàu là cao nhất và của nhóm hộ nghèo là thấp

nhất, của nhóm hộ trung bình cao hơn nhóm hộ nghèo và thấp hơn nhóm hộ khá
giàu. Nhưng sự chênh lệch đất sản xuất giữa các nhóm hộ giữa dân tộc kinh và
dân tộc thiểu số là khác nhau.
Tóm lại, sự chênh lệch diện tích đất sản xuất giữa các nhóm hộ của dân tộc
kinh là thấp hơn so với các nhóm hộ của dân tộc thiểu số và bình quân nhân
khẩu/hộ của dân tộc kinh cũng ít hơn dân tộc thiểu số.

25


×