Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

NGHIÊN cứu CÔNG tác QUẢN TR sản XUẤT góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG sản PHẨM cà PHÊ tại CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn OLAM VIỆT NAM CHI NHÁNH đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.13 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN TR SẢN XUẤT
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
OLAM VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

Giảng viên hướng dẫn: Th.S H’ Wen Niê Kdăm
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Tấn Vương

Lớp

: Quản trị kinh doanh

Khoá

: 2005 - 2009

Đăk Lăk, tháng 5 năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề này, ngoài sự nổ lực của bản thân em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại Học Tây Nguyên nói chung và
khoa kinh tế nói riêng đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học
tập.


Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S H’ Wen Niê Kdăm đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn ban lảnh đạo cùng các anh chị ở công ty
TNHH Olam Việt Nam chi nhánh ĐăkLăk đã nhiệt tình hướng dẩn tạo điều
kiện tốt cho em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin cảm ơn những ý kiến đống góp và giúp đỡ của các bạn lớp
Quản trị kinh doanh khoá 2005.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và tất cả
các bạn sinh viên đã giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập
và thực hiện chuyên đề này.

Buôn ma thuột, tháng 05 năm 2009
Sinh viên

Nguyễn Tấn Vương

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
-ii -


A:

Cà phê Arabica.

R:

Cà phê Robusta.

FAO:


Tổ chức lương nông của Liên Hiệp Quốc
(Food and Agriculture Oganization).

ICO:

Tổ chức cà phê quốc tế.

LIFFE:

Thị trường cà phê Luân Đôn.
(London International Financial Futures and Options Exchange):

PP:

Phương pháp.

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn.

USD:

Đô la Mỹ.

VND:


Việt Nam Đồng

%wb:

Phần trăm ẩm độ theo cơ sở ướt (wet basic).

%db:

Phần trăm ẩm độ theo cơ sở khô (dry basic).

Pea:

Hạt cà phê chỉ chứa một nhân.

Lỗi:

Dùng để chỉ hạt hỏng, hạt khuyết tật, tạp chất có trong mẫu cà phê.

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
-iii -


Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quá trình sản xuất......................................................................5
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chế biến cà phê trái ra cà phê nhân..........................................12
Sơ Đồ2.3: Qui trình chế biến cà phê nhân ra sản phẩm cà phê thô xuất khẩu....13
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH OLam Việt Nam chi
nhánh ĐăkLăk...................................................................................................22
Sơ đồ 3.2: Bộ máy tổ chức của Nhà máy chế biến cà phê..................................25
Sơ đồ4.1 Sơ đồ cấu trúc đơn vị 4C của công ty TNHH Olam Việt Nam chi nhánh
ĐăkLăk...............................................................................................................35

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức mạng lưới thu mua ..........................................37
Sơ đồ 4.3: Mạng lưới các trạm thu mua của Công ty..........................................40
Sơ đồ 4.4 Quy trình chế biến cà phê tại nhà máy công ty TNHH Olam Việt Nam
chi nhánh Đăk Lăk..............................................................................................42
Sơ đồ 4.5: Qui trình kiểm tra chất lượng tại công ty...........................................46
Sơ đồ 4.6 Sơ đồ lắp đặt máy móc thiết bị chính..................................................48

DANH SÁCH CÁC BẢNG

-iv -


Bảng 3.1: Tình hình lao động của Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh
ĐăkLăk

.........................................................................................................27

Bảng 3.2: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty TNHH Olam Việt Nam
chi nhánh ĐăkLăk...............................................................................................30
Bảng 4.1: Tình hình thu mua cà phê nhân xô của Công ty...............................37
Bảng 4.2: Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua cà phê của Công ty.............38
Bảng 4.3:

Lỗi chất lượng trong quá trình chế biến tính theo thời điểm 2008.......47

Bảng 4.4: Năng lực sản xuất của dây chuyền tính theo thời điểm năm 2008...47
Bảng 4.5: Tình hình khối lượng chế biến sản phẩm cà phê theo phẩm cấp chất
lượng của Công ty..............................................................................................49
Bảng 4.6: Tình hình đầu tư cho chế biến cà phê của công ty...........................50
Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí chế biến............52

Bảng 4.8: Chất Lượng Cà Phê Xuất Khẩu.......................................................54
Bảng 4.9:

Lổi do nguyên công trong quá trình chế biến tính đến thời điểm 2008....55

Bảng 4.10: Xác định các nguyên nhân gây ra lổi...............................................56
Bảng 4.11: Lổi thường gặp trong quá trình chế biến tính đến thời điểm 2008...57
Bảng 4.12: Yêu cầu về chất lượng cà phê của thị trường...................................58
Bảng 4.13: Tình hình thị trường tiêu thụ cà phê của công ty.............................59
Bảng 4.14: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chế biến cà phê của công ty.......60
Bảng 4.15: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty......................................61
Bảng 4.16: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty....................................62
Bảng 4.17: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty...........................................64

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT
-v -


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................2
1.4.1. Không gian.........................................................................................2
1.4.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................2
1.4.2. Nội dung nghiên cứu..........................................................................2

PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận...........................................................................4
2.1.1. Khái niệm cơ bản...............................................................................4
2.1.1.1. Sản xuất, Quản trị sản xuất và tác nghiệp................................................4
a) Sản xuất............................................................................................................4
b) Quản trị sản xuất và tác nghiệp.........................................................................6
c) Mô hình hệ thống sản xuất.................................................................................6
d) Kế hoạch sản xuất ............................................................................................8
2.1.1.2. Mục tiêu của Quản trị sản xuất................................................................9
2.1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất....................................9

2.1.2. Hiệu quả kinh doanh..........................................................................9
2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế:.....................................................................................9
2.1.2.2. Hiệu quả kinh doanh.............................................................................10
2.1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất chế biến cà phê trong nền
kinh tế thị trường................................................................................................10
2.1.3. Qui trình chế biến cà phê và những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá
trình kinh doanh chế biến Cà phê.....................................................................12
2.1.3.1. Qui trình chế biến cà phê.......................................................................12
2.1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh chế biến cà phê..13
a) Nhóm nhân tố tự nhiên:................................................................................13
b) Nhóm nhân tố kỹ thuật:.................................................................................14
-vi -


c Nhóm nhân tố kinh tế và xã hội:......................................................................14

2.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................15
2.2.1. Tình hình quản trị sản xuất chế biến Cà phê trên thế giới.............15
2.2.2. Tình hình quản trị sản xuất chế biến Cà phê ở Việt Nam..............16
2.2.3. Tình hình quản trị sản xuất chế biến Cà phê ở Tây Nguyên và Tỉnh

Đắk Lắk.......................................................................................18

PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..............................................20
3.1.1. Sơ lược quá trình hình thành của Công ty TNHH OLam Việt Nam
chi nhánh Đắk Lắk ..................................................................................20
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH OLam Việt Nam chi
nhánh Đắk Lắk.........................................................................................21
3.1.2.1. Chức năng của Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk21
3.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk. .21
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh
Đắk Lắk.............................................................................................................21

3.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban tại Công ty TNHH OLam
Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk...................................................................23
3.1.5 Tình hình sử dụng lao động của Công ty TNHH OLam Việt Nam
chi nhánh Đắk Lắk...................................................................................26
3.1.6. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty TNHH OLam Việt
Nam chi nhánh Đắk Lắk..........................................................................29
3.1.7. Những thuận lợi và khó khăn..........................................................31
3.1.7.1 Thuận lợi:...............................................................................................31
3.1.7.2 Khó khăn:...............................................................................................31

3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................32
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung......................................................32
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:.....................................................32
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:...............................................................32
-vii -



3.2.2.2. Phương pháp thống kê kinh tế:..............................................................32

3.2.3 Công cụ xử lý số liệu..........................................................................33
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá...............................................................33

PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng của quản trị sản xuất trong chế biến cà phê tại
Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.............34
4.1.1. Tình hình thu mua cà phê nhân xô của Công ty.............................34
4.1.1.1. Công tác thu mua...................................................................................36
a. Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua..............................................................36
4.1.1.2. Chính sách thu mua...............................................................................40
a) Về phương thức thu mua..................................................................................40
b) Chính sách giá trong thu mua..........................................................................41

4.1.2. Thực trạng hệ thống quản trị sản xuất và chế biến cà phê tại công
ty.................................................................................................................42
4.1.2.1. Hệ thống dây chuyền chế biến của công ty.............................................42
4.1.2.2. Năng suất và năng lực sản xuất của dây chuyền sản xuất.....................47
4.1.2.3. Phương pháp tổ chức qui trình chế biến cà phê.....................................48
4.1.2.4. Khối lượng chế biến...............................................................................49
4.1.2.5. Chi phí chế biến.....................................................................................50

4.1.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm cà phê của công
ty.................................................................................................................53
4.1.4. Tình hình thị trường tiêu thụ và doanh số tiêu thụ cà phê của công
ty.................................................................................................................59


4.2. Đánh giá hoạt động quản trị sản xuất chế biến cà phê của
Công ty TNHH Olam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk................60
4.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của công ty.....................60
4.2.1.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty..........................................60
4.2.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty..............................61
4.2.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty...........................62
-viii -


4.2.1.4. Hiệu quả sử dụng lao động....................................................................63

4.2.2. Đánh giá công tác quản trị sản xuất và quản trị chất lượng cà phê
của công ty..................................................................................................65
4.2.2.1. Đánh giá công tác quản trị sản xuất cà phê của công ty........................65
4.2.2.2. Đánh giá công tác quản trị chất lượng cà phê của công ty.....................65

4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chế
biến cà phê của Công ty TNHH Olam Việt nam chi nhánh Đắk
Lắk. .............................................................................................66
4.3.1. Môi trường vĩ mô.............................................................................66
4.3.2. Môi trường vi mô.............................................................................66
4.3.3. Phân tích SWOT..............................................................................67

4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất
chế biến cà phê của của Công ty TNHH Olam Việt nam chi
nhánh Đắk Lắk. .........................................................................68
PHẦN THỨ NĂM
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận................................................................................69
5.2. Kiến nghị..............................................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
-ix -


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới {World
Trade Organization (WTO)}, các doanh nghiệp đã bước vào sân chơi kinh tế
chung của toàn cầu, với thế mạnh là xuất khẩu các mặt hàng nông sản như: cà
phê, gạo, cao su…. Do đó, thương mại quốc tế càng phát triển nhanh thì đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tăng tốc hội nhập. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của
thị trường về chất lượng sản phẩm, để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương
trường đòi hỏi sản phẩm của các doanh nghiệp phải được qua chế biến. Để làm
được điều này thì các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến, đổi mới dây
chuyền công nghệ sản xuất, hoàn thịên công tác quản lý sản xuất.
Cà phê là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản của
Việt Nam. Trong niên vụ 2007-2008 vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của cả
nước đạt 1.080.000 tấn. Cà Phê Việt Nam từ lâu đã được khẳng định là có chất
lượng tự nhiên và hương vị đậm đà nhưng do kỹ thuật chế biến còn yếu, trình độ
canh tác lạc hậu, khâu phơi sấy, thu hái chưa đảm bảo đúng quy trình…nên đã
ảnh hưởng không tốt và dẫn đến chất lượng cà phê Việt Nam bị đánh giá thấp.
Bên cạnh đó nước ta chủ yếu xuất khẩu cà phê dạng thô nên giá trị không cao,
phế phẩm trong quá trình sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ cao. Để cà phê Việt Nam tạo
dựng được thương hiệu đích thực trên thị trường thế giới và đem về giá trị xuất
khẩu ngày càng cao, chắc chắn còn rất nhiều điều cần phải làm, từ đầu tư cho sản
xuất đến thu hái, bảo quản, chế biến, tạo dựng thương hiệu…Tuy nhiên việc cấp
thiết là sớm áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193-2005 - Đây là hệ thống tiêu chuẩn
mới, trong đó áp dụng cách tính lỗi khuyết tật để đánh giá chất lượng, phù hợp

với cách đánh giá chất lượng chung của Hội đồng cà phê thế giới (ICO), được Ủy
ban điều hành Tổ Chức Cà Phê Quốc Tế (ICO) thừa nhận. Để áp dụng được tiêu
chuẩn này không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải đưa công nghệ chế
biến tiên tiến vào quá trình sản xuất chế biến đồng thời cần đổi mới công tác
quản trị sản xuất cho phù hợp.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) OLam Việt Nam là một công ty
kinh doanh mua bán và chế biến cà phê của Đắk Lắk. Công ty OLam có sự gắn
kết cao giữa sản xuất với thị trường từng bước nâng cao chất lượng cà phê, bảo
-x -


toàn vốn sản xuất, tăng dần tỷ suất lợi nhuận, đời sống nhân viên ngày càng được
cải thiện. Mặc dù hệ thống máy móc khá hiện đại nhưng không đồng bộ, có sự
chênh lệch lớn giữa công suất thiết kế và công suất sử dụng, dẫn đến chất lượng
cà phê xuất khẩu chưa đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế. Xuất phát từ thực
tiễn và tình hình tại công ty, em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác
quản trị sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê tại Công ty
TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cuối khoá.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng công tác quản trị sản xuất góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm cà phê của Công ty TNHH Olam Việt Nam chi nhánh
Đăk lăk, trên cơ sở đó xác định những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị sản xuất góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm cà phê của công ty trong những năm tới.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác quản trị sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm cà phê tại Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.


1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH OLam Việt Nam chi
nhánh Đắk Lắk.

1.4.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện nghiên cứu 10 tuần: (từ 05/03/2009 - 14/05/2009)
- Số liệu sử dụng trong nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008.

1.4.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Phân tích công tác quản trị sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản
phẩm cà phê của Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị sản xuất
chế biến cà phê của Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.
-xi -


- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất chế biến cà phê
của Công ty TNHH OLam Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian tới.

-xii -


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Sản xuất, Quản trị sản xuất và tác nghiệp

a) Sản xuất
- Khái niệm: Sản xuất là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành
đầu ra. Mục đích của quá trình chuyển hóa này là tạo ra giá trị gia tăng để
cung cấp cho khách hàng. Đầu vào của quá trình chuyển đổi bao gồm nguồn
nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vậy liệu, đất, năng lượng, thông tin. Đầu ra
của quá trình chuyển đổi là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng
đối với môi trường.
-

Chức năng sản xuất: Chức năng của sản xuất là mọi hoạt động liên

quan đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ. Nó không chỉ tồn tại trong hệ
thống sản xuất chế tạo mà còn tồn tại trong các lĩnh vực dịch vụ như hệ thống y
tế, vận tải, khách sạn,…Một cách khái quát sản xuất tồn tại trong mọi tổ chức.
Tài chính

Sản xuất

Marketing

- Chức năng quản trị sản xuất bao gồm hoạt động của nhóm người trong
doanh nghiệp chịu trách nhiệm tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho xã hội.
Chức năng quản trị sản xuất là một chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp.
Chức năng sản xuất sử dụng phần lớn các nguồn lực, tài sản của doanh nghiệp.
Trong chiến lược phát triển doanh nghiệp thì chức năng sản xuất là một vũ khí
cạnh tranh sắc bén. Chức năng sản xuất ngày càng trở nên năng động hơn và chịu
nhiều thách thức hơn, do đó các doanh nghiệp không còn con đường nào khác là
đua nhau tìm tòi và áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới, phương thức sản xuất
mới, tạo ra sản phẩm mới phục vụ các nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú
hơn của con người.


-xiii -


- Hiệu quả của sản xuất dây chuyền
Tổ chức sản xuất theo dây chuyền là phương pháp tổ chức quá trình sản
xuất tiên tiến và có hiệu quả cao. Nhờ áp dụng sản xuất dây chuyền mà kỹ thuật
sản xuất ngày càng phát triển, hình thành các máy móc thiết bị liên hợp năng suất
cao, tự động hóa quá trình sản xuất. Tổ chức dây chuyền còn tạo điều kiện hoàn
thiện công tác tổ chức và kế hoạch hóa xí nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề của
công nhân, tăng năng suất lao động, cải thiện các điều kiện lao động. Trong quá
trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả của sản xuất dây chuyền đã được
đảm bảo nhờ thiết kế sản phẩm hợp lý, bảo đảm tính thống nhất hóa và tiêu
chuẩn hóa, tiết kiệm tiêu hao nhiên liệu và thời gian lao động.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quá trình sản xuất

Đầu Vào
Ngoại Vi
- Pháp luật,
chính trị.
- Xã hội.
- Kinh tế.
- Kỹ thuật.
Thị trường
- Cạnh tranh.
- Thông tin sản
phẩm.
- Nghiên cứu
khách hàng.
Nguồn lực sơ

cấp
- Nguyên liệu.
- Nhân sự.
- Vốn.
- Máy móc
thiết bị.

Chuyển Hoá

Chế biến: Phân
loại, Sấy, Đánh
bóng…
Dịch vụ định vị:
Vận chuyển
Dịch vụ trao đổi:
Thu mua, tiêu thụ.
Dịch vụ khác: bảo
hiểm, tài chính, …

Bộ phận kiểm soát

-xiv -

Đầu Ra

Đầu ra trực tiếp
۞ Sản Phẩm.

Đầu ra gián tiếp
۞ Thuế.

۞ Tiền lương.
۞ Sự tác động
của:
- Môi trường.
- Công nhân.
- Xã hội.

Thông tin
phản hồi


b) Quản trị sản xuất và tác nghiệp
Quản trị sản xuất và tác nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan
đến việc quản trị các yếu tố đầu vào, tổ chức, phối hợp các yếu tố đó nhằm biến
đổi chúng thành các sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ với hiệu quả cao nhất. Để
tạo ra sản phẩm và dịch vụ, các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng cơ
bản: marketing, sản xuất, tài chính.
Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và tác nghiệp có tầm quan trọng
đặc biệt trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các
phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo ra khả năng sinh lợi lớn cho doanh
nghiệp. Ngược lại nếu quản trị kém sẽ làm cho doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí có
thể bị phá sản.
Hệ thống sản xuất tiếp nhận đầu vào ở các hình thái như nguyên vật liệu,
nhân lực, tiền vốn, các thiết bị, thông tin... Những yếu tố đầu vào này được
chuyển đổi hình thái trong hệ thống để tạo thành các sản phẩm hoặc dịch vụ theo
mong muốn, mà các doanh nghiệp gọi là kết quả sản xuất. Một phần của kết quả
được quản lý bằng hệ thống quản lý nhằm xác định xem kết quả đó có thể chấp
nhận được hay không về mặt số lượng, chi phí và chất lượng. Nếu kết quả là
chấp nhận được, thì không cần có sự thay đổi nào trong hệ thống; nếu như kết
quả không chấp nhận được, cần phải thực hiện các hoạt động điều chỉnh về mặt

quản lý .
c) Mô hình hệ thống sản xuất:
Thứ nhất là Đầu vào: Được phân chia thành 3 loại chính.
- Các nhân tố ngoại vi: Nói chung là các thông tin đặc trưng và có xu
hướng cung cấp cho các nhà quản trị về các điều kiện bên ngoài hệ thống nhưng
có ảnh hưởng tới hệ thống. Các nhân tố này bao gồm:
+ Điều kiện về kinh tế: Nhân tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự
thu hút tiềm năng bằng các chiến lược khác nhau. Chẳng hạn nếu như lãi suất
tăng lên thì số vốn cần cho việc đa dạng hóa sẽ quá đắt hoặc không có được, hay
là khi lãi suất tăng lên thì thu nhập cá nhân sẽ giảm đi và nhu cầu sản phẩm để sử
dụng cũng giảm. Khi giá cổ phiếu tăng lên, mong muốn mua cổ phần, đồng thời

-xv -


là một nguồn vốn để phát triển sẽ tăng lên. Như vậy, khi thị trường tăng trưởng
thì của cải của người tiêu dùng và doanh nghiệp đều tăng lên.
+ Điều kiện về nhân khẩu, địa lý, văn hóa, xã hội: Cần xem xét về số
lượng dân cư tại địa bàn hoạt động, cũng như khả năng thu nhập của họ và một
số yếu tố khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, như: Thói quen mua
hàng của khách hàng; thái độ đối với tiết kiệm, đầu tư và công việc...
+ Khía cạnh chính trị, luật pháp của quốc gia: Các yếu tố chính trị, chính
phủ, luật pháp có thể cho thấy các vận hội và mối đe dọa chủ yếu đối với các tổ
chức nhỏ và lớn. Đối với các ngành và các công ty phụ thuộc rất nhiều vào các
hợp đồng hoặc trợ cấp của chính phủ, những dự báo về chính trị có thể là phần
quan trọng nhất của công tác kiểm soát các yêú tố bên ngoài. Sự thay đổi trong
quy định về bằng sáng chế, luật chống độc quyền,… có thể ảnh hưởng rất nhiều
đến các doanh nghiệp.
+ Khía cạnh kỹ thuật:: Những thay đổi và phát minh kỹ thuật mang lại
những thay đổi to lớn như kỹ thuật siêu dẫn, kỹ thuật điện toán, người máy,…

Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những cơ hội và mối đe doạ mà các
doanh nghiệp phải xem xét trong việc soạn thảo chiến lược. Sự tiến bộ kỹ thuật
có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp,
nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất , thực tiễn tiếp
thị và vị thế cạnh tranh của tổ chức.
- Các yếu tố về thị trường: Là các thông tin có liên quan đến cạnh tranh,
thiết kế sản phẩm, sở thích và thị hiếu của khách hàng và các khía cạnh khác
của thị trường.
- Các nguồn lực ban đầu: Là các yếu tố phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất
và phân phối sản phẩm hay dịch vụ. Đây là các nhân tố về nguyên vật liệu, nhân
sự, vốn bằng tiền, vốn bằng hàng hoá và các tiêu chí khác.
Thứ hai là Đầu ra: Là sản phẩm được sản xuất từ hệ thống, thường có hai
hình thức: sản phẩm trực tiếp và sản phẩm không trực tiếp. Một số lớn sản phẩm
(trực tiếp) được sản xuất hàng ngày và các sản phẩm (không trực tiệp) được phát
sinh ra từ hệ thống.

-xvi -


Thứ ba là Các quyết định trong quản trị sản xuất và tác nghiệp: bao gồm
- Các quyết định về chiến lược: Quyết định về sản phẩm, quy trình sản
xuất, phương tiện sản xuất. Đây là quyết định có tầm quan trọng chiến lược, có ý
nghĩa lâu dài cho tổ chức. Những quyết định này đòi hỏi tất cả nhân viên trong
các khâu từ sản xuất, nhân sự, kỹ thuật, tiếp thị và tài chính đều phải làm việc
cùng nhau để nghiên cứu các cơ hội kinh doanh một cách cẩn thận , nhằm đưa ra
một quyết định đặt các tổ chức vào vị trí tốt nhất để đạt được mục tiêu dài hạn.
- Các quyết định về tác nghiệp: Giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến
việc hoạch định sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trách nhiệm chính
của tác nghiệp là tìm kiếm đơn đặt hàng từ phía khách hàng, được thu hút bởi
chiến lược marketing và phân phối sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu

của khách hàng.
- Các quyết định về quản lý: Đây là các quyết định có liên quan đến hoạt
động hàng ngày của người lao động, không phải lúc nào người lao động cũng
hoàn thành công việc của mình như mong muốn. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
có xu hướng biến động, máy móc thiết bị có thể bị hỏng hóc. Do đó các nhà quản
lý cần hoạch định, phân tích và quản lý các hoạt động để làm giảm đi những cản
trở đối với hệ thống sản xuất.
d) Kế hoạch sản xuất (còn gọi là kế hoạch cung ứng đối với doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ) cho biết doanh nghiệp sẽ đáp ứng yêu cầu về sản phẩm của bộ
phận marketing như thế nào. Lập kế hoạch sản xuất là cụ thể hóa kế hoạch
marketing: sản phẩm sẽ được sản xuất như thế nào? Sử dụng những nguồn lực
gì? Chi phí sản xuất là bao nhiêu?
+ Mô tả sản phẩm và số lượng.
+ Phương pháp sản xuất.
+ Máy móc thiết bị và nhà xưởng.
+ Nguyên vật liệu và các nguồn lực khác.
+ Dự toán chi phí hoạt động.
+ Ưu thế cạnh tranh

-xvii -


2.1.1.2. Mục tiêu của Quản trị sản xuất
Quản trị sản xuất nhằm đạt các mục tiêu:
-

Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cà phê cho khách hàng

đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
-


Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

-

Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản

phẩm cà phê.
-

Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cà phê cung cấp cho

khách hàng.
Quản trị sản xuất tập trung vào các vấn đề:
-

Thiết kế hệ thống sản xuất và chế biến phù hợp với thực trạng hiện tại của công

ty và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cà phê.
-

Phương pháp tổ chức sản xuất và chế biến của công ty.

-

Điều hành quá trình sản xuất và chế biến của công ty.

2.1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất
Có 5 nhân tố chính ảnh hưởng quản trị sản xuất:
-


Chất lượng, dịch vụ khách hàng và các thách thức về chi phí.

-

Sự phát triển nhanh chóng của các kỹ thuật sản xuất tiên tiến.

-

Sự tăng trưởng liên tục của khu vực dịch vụ.

-

Sự hiếm hoi của các tài nguyên cho sản xuất.

-

Các vấn đề trách nhiệm xã hội.

2.1.2. Hiệu quả kinh doanh
2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế:
Trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào, Kinh doanh chế biến cà phê
phải mang lại hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là cơ sở để tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp và của nền kinh tế xã hội, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
tế là mối quan tâm không chỉ của nhà sản xuất, của mỗi Doanh nghiệp mà còn là
mối quan tâm của toàn xã hội. Đó chính là vấn đề xuyên suốt, thể hiện chất lượng
của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh.
Đứng trên quan điểm toàn xã hội để xét thì hiệu quả kinh tế bao gồm
nhiều mặt, thời gian phát huy hiệu quả của vốn đầu tư.
-xviii -



2.1.2.2. Hiệu quả kinh doanh
Trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế được coi là thước đo phản
ánh năng lực, trình độ, khả năng phát triển của tổ chức kinh doanh. Nâng cao
hiệu quả kinh doanh được coi là cách thức duy nhất và quan trọng nhất để doanh
nghiệp tồn tại và phát triển. Với tầm quan trọng như vậy, hiệu quả Kinh doanh
chế biến cà phê được định nghĩa như sau: “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để
đạt được kết quả cao trong họat động Kinh doanh chế biến cà phê với chi phí
cần thiết bỏ ra thấp nhất”.
Hiệu quả kinh tế là thước đo chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh,
phản ánh trình độ tổ chức, quản lý và là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh
nghiệp. Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trước hết là một đại lượng so sánh
giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanh với kết quả thu được. Từ
đó thấy được bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả lao động xã hội và tiêu
chuẩn của hiệu quả là tối đa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên nguồn lực
sẵn có.
Đối với các doanh nghiệp Kinh doanh chế biến cà phê việc đánh giá hiệu
quả chính xác là cơ sở để đơn vị có thể khẳng định được khả năng và triển vọng
trong nền kinh tế quốc dân. Nó còn báo hiệu những biểu hiện kinh doanh thua lỗ,
khả năng để khắc phục những nhược điểm, những sai lầm đồng thời tìm ra những
ưu điểm và phát huy nó để Kinh doanh chế biến cà phê ngày càng có hiệu quả hơn.
2.1.2.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất chế biến cà phê trong
nền kinh tế thị trường.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh chế biến cà phê là điều kiện sống còn để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh chế biến cà phê là một vấn đề không thể thiếu
trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Như đối với thời điểm nền kinh tế nước ta
hiện nay, khi các thành phần kinh tế được quyền bình dẳng trong kinh doanh, khi

các khách hàng trở thành “Thượng đế” đối với mọi doanh nghiệp. Mà thường
“Thượng đế” thường thì khó tính vì chất lượng mẫu mã hàng hóa, vì thế mặc dù
doang nhiệp kinh doanh có hiệu quả nhưng không phát triển thêm thì đồng nghĩa
-xix -


với ự tự sát. Chính vì vật, có thể nói nâng cao hiệu quả kinh doanh thường xuyên
là cách duy nhất để doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó được chấp
nhận trên thị trường. Vì mục đích của việc ngâng cao hiệu quả kinh doanh, cần:
- Giảm chi phí đầu vào dẫn đến giảm giá bán.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao chất lựơng phục vụ khách hàng.
- Nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp.
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Để đạt được điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải tạo cho mình một sức
cạnh tranh mạnh trên thị trường để tồn tại và phát triển. Hiệu quả kinh doanh còn
là thước đo phản ánh trình độ quản trị của doanh nghiệp, việc đạt hiệu quả kinh
doanh cao chứng tỏ doanh nghiệp có sự thống nhất về mục tiêu hoạt động ở mỗi
bộ phận chức năng đạt hiệu quả riêng của mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là
cách thức để doanh nghiệp lập chiến lược của mình cho hoạt động Kinh doanh
chế biến cà phê trong tương lai. Chính vì thế, quá trình phân tích hiệu quả kinh
doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm thấy ưu nhược điểm từ đó có thể xác định
được vị trí của mình trên thương trường so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó
doanh nghiệp mới có đủ khả năng để xây dựng lên chiến lược kinh doanh lâu dài,
thích ứng với thị trường và đủ sức cạnh tranh với đối thủ trên thương trường.

-xx -


2.1.3. Qui trình chế biến cà phê và những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến

quá trình kinh doanh chế biến Cà phê.
2.1.3.1. Qui trình chế biến cà phê
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chế biến cà phê trái ra cà phê nhân.
PP khô

PP nửa khô

PP ướt

PP nửa ướt

Thu hái
Lọc rửa sơ bộ
Xát vỏ
Lên men
Đánh nhớt

Rửa

Làm khô

Xát vỏ

Cà phê nhân

Bảo quản
Cà phê nhân là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất nhưng lại là
nguyên liệu cho quá trình chế biến cho nên chất lượng cà phê nhập vào được bộ

-xxi -



phận quản lý chất lượng kiểm tra để đảm bảo cho quá trình chế biến đạt được
hiệu quả.
Sơ đồ 2.3: Qui trình chế biến cà phê nhân xô xuất khẩu.
Nguyên liệu
Ẩm độ cao
Ẩm độ đạt
Sấy
Phối trộn
Sàng sơ bộ
Tách đá
Phân loại bằng kích thước
Phân loại bằng trọng lượng
STD
Phân loại bằng màu sắc
Đánh bóng ướt

Đánh bóng khô
Phân loại bằng màu sắc
Đóng bao

2.1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh chế biến cà phê
a) Nhóm nhân tố tự nhiên
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cà phê là một ngành phụ thuộc rất
nhiều vào khí hậu và thời tiết, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất
lượng cà phê. Chính vì thế để quá trình kinh doanh chế biến cà phê có hiệu quả
-xxii -



thì Công ty cần chủ động nắm bắt các thay đổi của điều kiện tự nhiên từ đó đưa
ra những chiến luợc, chính sách thu mua sao cho phù hợp với từng thời kỳ.
b) Nhóm nhân tố kỹ thuật:
Căn cứ vào nhu cầu thị trường, năng lực sản xuất của công ty và hướng
phát triển cà phê của Việt Nam trong thời gian tới là vẫn duy trì diện tích, sản
lượng cà phê hiện có, nhưng tăng giá trị sản xuất cà phê theo hướng bền vững,
trong đó, tỷ lệ áp dụng cà phê theo thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và sản xuất
cà phê có chứng chỉ, truy nguyên nguồn gốc theo nguyên tắc 4C, UTZ Kapah đạt
trên 50% diện tích, khắc phục tình trạng thu hái quả xanh. Nâng tỷ lệ cà phê chế
biến sâu (cà phê hoà tan, cà phê rang xay) tăng lên 20%, trong đó 10-15% phục
vụ cho thị trường nội địa, còn lại xuất khẩu, ban hành và áp dụng quy trình GAP
trong sản xuất cà phê, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với sản xuất, chất lượng cà
phê, trong đó có lộ trình áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam 4193:2005, xây dựng
thương hiệu, uy tín cà phê Việt Nam để giải quyết tốt đầu ra cho ngành cà phê,
tạo động lực nâng cao chất lượng cà phê. Do vậy với các công ty xuất khẩu cà
phê cần có kế hoạch và chiến lược lâu dài về trang thiết bị máy móc kỹ thuật
phục vụ cho công tác chế biến.
c) Nhóm nhân tố kinh tế và xã hội:
Thị trường: Thị trường là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh
và khi thị trường tiêu thụ rộng lớn thì hoạt động thu mua mới tồn tại và phát triển
được. Đối với Công ty TNHH Olam thì thị trường tiêu thụ tương đối rộng khắp,
tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế vì Công ty chưa thành lập được bộ phận
Marketing chuyên trách việc bán hàng. Cần xem xét về số lượng dân cư tại địa
bàn hoạt động, cũng như khả năng thu nhập của họ và một số yếu tố khác có liên
quan đến hoạt động của doanh nghiệp, như: Thói quen mua hàng của khách hàng;
thái độ đối với tiết kiệm, đầu tư và công việc...
Giá cả: Trong hoạt động kinh doanh chế biến mà đặc biệt là đối với hàng
nông sản cà phê thì giá cả là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các
nhà kinh doanh. Trong những năm gần đây giá cả luôn biến động liên tục do đó
rủi ro là rất lớn. Bên cạnh đó, một số các doanh nghiệp chỉ chạy theo giá thị

trường nên khi giá lên thì đổ xô đi mua hàng về để dự trữ mong rằng khi giá lên
-xxiii -


cao nữa thì sẽ bán để kiếm lợi nhuận làm cho giá cà phê trên thị trường luôn biến
động khôn lường do đó không phản ánh được giá trị thực của nó. Đối với Công
ty TNHH Olam thì từ trước đến nay luôn dựa vào giá của thị trường Luân Đôn
mà tổng Công ty đại diện tại TP Hồ Chí Minh thu thập, xử lý mỗi ngày. Do đó
thông tin về giá cả là chính xác trước khi quyết định giá mua mỗi ngày.
Các chính sách về kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Nhà nước có cơ chế, chính
sách khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ nông dân sản xuất cà phê,
khuyến khích hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp trên cơ sở người dân
đóng góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị vườn cà phê để tổ chức
sản xuất lớn theo hướng bền vững, bảo vệ tài sản, cùng hưởng lợi thông qua sản
xuất, chế biến, dịch vụ và hỗ trợ của Nhà nước. Về khoa học công nghệ tập trung
nghiên cứu, chuyển giao giống cà phê đến người dân, nghiên cứu các giải pháp
tưới tiết kiệm nước, phổ biến quy trình tái canh cà phê để cải tạo các vườn cà phê
có năng suất, chất lượng thấp, đồng thời, thông qua chương trình khuyến nông,
tiến hành đào tạo nông dân về quy trình canh tác bền vững, chuyển giao các tiến
bộ kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản cà phê thóc... Nhóm cơ chế chính sách khuyến
khích, hỗ trợ nhằm mở rộng diện tích cà phê bền vững (áp dụng Bộ nguyên tắc
4C, UTZ Kapeh), thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thu hái cà phê đúng tầm
chín, nhóm chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư các cơ sở chế biến sâu có
trình độ công nghệ, thiết bị hiện đại, nhóm cơ chế chính sách áp dụng quy chuẩn,
tiêu chuẩn, phát triển hệ thống thương mại, trong đó, nâng cao chất lượng hoạt
động, phát triển Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột...

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình quản trị sản xuất chế biến Cà phê trên thế giới
Sự dao động lớn của giá là nét đặc trưng lớn nhất của thị trường cà phê thế

giới trong những năm vừa qua. Do đặc điểm nội tại của thị trường cà phê, nhìn
chung độ co giãn cầu với giá thấp, trong khi đó cà phê là một cây công nghiệp
lâu năm, phản ứng cung cà phê với giá thường rất trễ, một sự tăng giá cà phê tạm
thời có thể làm cho người sản xuất đổ xô vào sản xuất, kết quả là làm cho cung
cà phê ở những năm sau tăng nhanh. Trong những năm gần đây sản lượng cà phê
thế giới liên tục tăng, sự gia tăng sản lượng của Brazin, Columbia, Indonesia.
-xxiv -


Đây là 3 quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới trong đó Brazin có sản lượng
hàng năm chiếm 30% sản lượng cà phê thế giới. Nên sự tăng hay giảm sản lượng
của các nước này đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả cà phê thế giới
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, cùng với sản lượng cà
phê thế giới liên tục tăng trong những năm gần đây, sự phát triển khoa học công
nghệ trong lĩnh vực chế biến, cách thức quản lý sản xuất góp phần nâng cao chất
lượng cà phê thế giới không ngừng phát triển. Điều này đã tạo nên lợi thế cạnh
tranh của các quốc gia về chất lượng sản phẩm.
+ Theo thống kê sản lượng cà phê Brazin mùa vụ 2006 – 2007 đạt 44,8
triệu bao, tăng 8,7 triệu bao so với mùa vụ 2005 – 2006. Về số lượng xuất khẩu là
27,75 triệu bao chiếm khoảng 30% thị trường xuất khẩu cà phê thế giới.
+ Sản lượng cà phê Indonesia mùa vụ 2006 – 2007 đạt 6,85 triệu bao
(411000 tấn) và khối lượng xuất khẩu đạt 4,47 triệu bao.
+ Sản lượng cà phê Columbia mùa vụ 2006 – 2007 đạt 8,5 triệu bao và
khối lượng xuất khẩu là 8 triệu bao.
Bên cạnh đó khu vực châu Á, Việt Nam cũng có sự gia tăng nhanh diện tích
và sản lượng cà phê trong những năm qua, mặc dù đứng thứ 2 về cung ứng cà phê
(sau Brazin), nhưng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam nằm ở dạng thô.
Nhìn chung sản lượng cà phê mùa vụ 2006 – 2007 của các quốc gia đều
tăng so với mùa vụ trước. Điều này cho thấy có sự cạnh tranh không chỉ về sản
lượng cà phê mà cả về quy trình chế biến, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học

vào sản xuất chế biến, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng.

2.2.2. Tình hình quản trị sản xuất chế biến Cà phê ở Việt Nam
Cà phê nước ta là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn.
Trong thời gian qua, cà phê nước ta phát triển nhanh về diện tích nhưng chưa
được quan tâm về khâu chế biến nên dẫn tới hậu quả là chất lượng về hương vị
tuy đạt nhưng giá thành thấp so với các nước trong khu vực vì khâu chế biến
không được coi trọng. Nâng cao năng lực chế biến để vừa tăng được chất lượng,
lại vừa tăng giá thành xuất khẩu là một việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Trong niên vụ 2007-2008 vừa qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của cả
nước đạt 1.080.000 tấn, tăng 28% so niên vụ trước.
-xxv -


×