Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ sản PHẨM cà PHÊ tại CÔNG TY cà PHÊ 49, HUYỆN KRÔNG NĂNG,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.79 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÀ PHÊ
TẠI CÔNG TY CÀ PHÊ 49, HUYỆN KRÔNG NĂNG,
TỈNH DAKLAK

Sinh viên thực hiện:

Trần Đăng Hà

Ngành học:

Quản trị kinh doanh

Khoá học:

2005-2009

0


Đăklăk, tháng 5 năm 2009

1



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này, ngoài sự nổ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự quan tâm, hướng dẫn của các thầy cô giáo trường Đại Học Tây
Nguyên và các cô chú trong Công ty cà phê 49, huyện Krông Năng, tỉnh Dak
Lak..
Trước hết tôi xin chân thành nói lời biết ơn đến cô giáo: ThS. H’Wen
Niê Kđăm đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành chuyên đề này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Tây
Nguyên đã trang bị cho tôi hành trang lý thuyết trong quá trình học tập tại
trường.
Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể ban lãnh đạo Công ty cà phê 49 đã
tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty để chuyên
đề này được hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn gia đình cũng như bạn bè đã khích lệ, động
viên tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.

Đăklăk, ngày...tháng...năm 2009
Sinh viên thực hiện

Trần Đăng Hà

0


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (World
Trade Organization – WTO) với kỳ vọng sẽ giúp mở rộng thị trường và gia tăng giá

trị xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam, trong đó có cà phê. Mặt khác, thị trường trong
nước của Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ
từ các nước thành viên của WTO, do Việt Nam phải thực hiện cam kết về dỡ bỏ
hàng rào thuế quan theo luật định. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải linh hoạt,
tiếp cận được với môi trường kinh doanh quốc tế, sẽ thu được lợi nhuận cao và
ngược lại có thể dẫn đến phá sản.
Trong kinh doanh quốc tế, khi trình độ sản xuất kinh doanh phát triển, sản
phẩm đa dạng, môi trường cạnh tranh gay gắt. Lúc này doanh nghiệp muốn tồn tại,
duy trì và phát triển thì việc “tiêu thụ” là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp cà phê nói riêng. Sản phẩm tiêu thụ được mới
tạo ra động lực cho các doanh nghiệp tiếp tục tái sản xuất, đầu tư trang thiết bị, mở
rộng quy mô, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động...
Đối với các doanh nghiệp ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng,
kinh tế chủ yếu là từ nông lâm nghiệp đặc biệt là cà phê. Các doanh nghiệp đã chú
trọng đến khâu tiêu thụ sản phẩm, do đó sản phẩm của doanh nghiệp đã được tiêu
thụ một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Bên
cạnh những mặt đạt được thì việc tiêu thụ sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn và
chưa mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản
phẩm nông nghiệp, trong đó có cà phê.
Công ty cà phê 49 là một Doanh Nghiệp nhà nước hoạt động trên lĩnh vực
sản xuất, chế biến sản phẩm cà phê đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu, nên việc tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Do đó việc tìm hiểu phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
cà phê của công ty nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn để qua đó đưa ra
những chính sách tiêu thụ sản phẩm góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động sản

1


xuất kinh doanh của công ty là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng, đặc biệt là

trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Xuất phát từ vấn đề trên nên em chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ
sản phẩm cà phê tại Công ty Cà phê 49, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động tiêu thụ cà phê của Công ty Cà phê
49 huyện Krông Năng, quá đó xác định những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ cà phê của công ty trong
những năm tới.

1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tiêu thụ cà phê của Công ty
Cà phê 49 huyện Krông Năng Tỉnh Đắk Lắk.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cà phê 49 huyện Krông Năng,
tỉnh Đắk Lắk.

1.4.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện nghiên cứu 10 tuần: (Từ 05/03/2009 - 14/05/2009)
- Số liệu sử dụng trong nghiên cứu trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008.

1.4.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ cà phê của Công ty Cà phê 49
huyện Krông Năng
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tiêu thụ cà phê
của Công ty Cà phê 49 huyện Krông Năng
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ cà phê của Công ty

Cà phê 49 huyện Krông Năng .
- Định hướng phát triển hoạt động tiêu thụ cà phê của Công ty Cà phê 49
huyện Krông Năng .

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Hiệu quả kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
a. Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết để sản xuất bất kỳ loại hàng hoá dịch vụ nào cũng cần
có các tài nguyên hay các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất là các yếu tố đầu vào
để sản xuất hàng hoá dịch vụ. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nếu hoạt
động sản xuất không được tiến hành thì doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại và biến
dạng thành loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể sản
xuất một cách tuỳ tiện mà phải sản xuất sao cho phù hợp, phải dựa trên cơ sở điều
tra nắm bắt cụ thể, chính xác nhu cầu của thị trường, khi đó doanh nghiệp mới
quyết định sản xuất mặt hàng, khối lượng, quy cách, chất lượng... Có như vậy hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới đạt được hiệu quả và đó cũng là
điều kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả bao giờ cũng phải
hoàn thành tốt đồng thời hai nhiệm vụ đó là sản xuất sản phẩm và tiêu thụ sản
phẩm. Với việc sản xuất sản phẩm trước hết khi tiến hành các mục tiêu kinh tế - xã
hội được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu thuộc về sản xuất. Nói cách khác,
các chỉ tiêu thuộc về sản xuất phải được xác định trước và nó được coi là cơ sở để
xác định lao động, trang bị, cung cấp vật tư, giá thành, lợi nhuận...
Mặt khác, kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất về khối lượng, chủng

loại sản phẩm, về chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện
các chỉ tiêu giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đề cập đến
các kết quả của các hoạt động sản xuất bao giờ cũng phải đề cập dồng thời cả hai mặt:
kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc về khối lượng và chất lượng của sản xuất.
Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
được xem xét, đánh giá từ hai quan điểm: chức năng xã hội và chức năng kinh tế.

3


Từ quan điểm xã hội (chức năng xã hội) các doanh nghiệp phải đảm bảo sản
xuất và cung ứng một lượng sản phẩm nhất định với những yêu cầu cụ thể về chủng
loại, chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội bao gồm cả nhu cầu trong sản
xuất và nhu cầu trong tiêu dùng hàng ngày.
Từ quan điểm kinh tế (chức năng kinh tế) các doanh nghiệp không thể thực
hiện chức năng xã hội bằng mọi giá mà phải lấy thu nhập từ tiêu thụ để bù đắp được
toàn bộ chi phí sản xuất đã chi ra và đảm bảo thu được doanh lợi. Như vậy có doanh
lợi hay không có doanh lợi phản ánh việc thực hiện hay không thực hiện được chức
năng kinh tế của các doanh nghiệp.
Cuối cùng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được hay không cũng còn
tùy thuộc một phần vào sự can thiệp của Nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau
và đối với từng loại mặt hàng khác nhau.
Vì vậy, có nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, điều này mới đưa ra được những biện
pháp cần thiết, phù hợp nhằm tăng nhanh khối lượng hàng hoá được sản xuất ra
cũng như khối lượng hàng hoá được tiêu thụ. Như vậy vừa đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng của xã hội vừa tăng được lợi ích của bản thân doanh nghiệp.
b. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Có nhiều cách hiểu về khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh: “Hiệu quả

sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển kinh tế theo chiều
sâu, phản ánh sự khai thác các nguồn lực một cách tốt nhất phục vụ các mục tiêu
kinh tế của doanh nghiệp”, là hợp lý hơn cả.
c. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
Tuỳ theo cách tiếp cận có thể nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh theo
các cách phân loại khác nhau, cụ thể:
- Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện mọi mục
tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định. Hiệu quả tổng hợp gồm:
+ Hiệu quả kinh tế: mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận
được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó theo mục tiêu đặt ra.
+ Hiệu quả kinh tế xã hội: là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong quá trình
thực hiện các mục tiêu xã hội như giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhà nước, vấn

4


đề môi trường...
- Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp:
+ Hiệu quả trực tiếp: được xem xét trong phạm vi một dự án, một doanh nghiệp.
+ Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả mà đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng khác.
- Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:
+ Hiệu quả tuyệt đối: được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí.
+ Hiệu quả tương đối: được đo bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
- Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài:
+ Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong giai đoạn ngắn, lợi ích trước
mắt, mang tính tạm thời.
+ Hiệu quả lâu dài: mang tính chiến lược lâu dài.
Phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
kinh doanh và giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh

tế thị trường
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác
định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại
là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại đó, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp
là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát
triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không
ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng
như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất
định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Như vậy, hiệu quả kinh doanh là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra
hàng hóa, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội, đồng thời
tạo ra sự tích lũy cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều

5


phải vươn lên và đứng vững để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái
sản xuất trong nền kinh tế. Như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh
như là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất
giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng.
Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng
của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích lũy đảm bảo cho quá trình sản xuất mở
rộng theo đúng quy luật phát triển.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh
và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh
nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ
chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Song khi thị trường ngày càng phát
triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn.
Sự cạnh tranh lúc này không còn là sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về
mặt chất lượng, giá cả mà cò phải cạnh tranh nhiều yếu tố khác nữa. mục tiêu
của doanh nghiệp là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm cho doanh nghiệp
mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể là cho doanh nghiệp không tồn tại được
trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì doanh
nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp
cần phải có hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác hiệu quả
lao động là đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối l ượng hàng hóa, chất
lượng, mẫu mã không ngừng được cải thiện nâng cao....
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra
sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh
doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi
doanh nghiệp.

6


2.1.1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả
kinh doanh cà phê
a) Nhóm nhân tố tự nhiên:
Đối với ngành sản xuất nông nghiệp đây là nhân tố khách quan tương đối
quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
nó tác động trực tiếp đến việc định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quyết định
cho việc chuyên môn hóa sản xuất hay không chuyên môn hóa sản xuất. Nói cách

khác, nhân tố tự nhiên nó quyết định cho doanh nghiệp nên sản xuất kinh doanh loại
cây trồng nào? loại vật nuôi gì? để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
b) Nhóm nhân tố kỹ thuật:
* Quy trình kỹ thuật canh tác: Trong sản xuất cà phê thì nước, phân là thành
phần không thể thiếu và có ảnh hưởng rất lớn đến tăng năng suất, chất lượng cà phê.
Từ xa xưa ông, cha ta có câu "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" có thể nói từ
thời xưa người nông dân đã biết đến những yếu tố cần thiết trong sản xuất nông
nghiệp nhằm tăng năng suất cao cho cây trồng, đặc biệt là trong sản xuất cà phê thì
các yếu tố trên là không thể thiếu.
* Quy trình công nghệ chế biến: Sản xuất những nguyên liệu ổn định, chất
lượng sản phẩm cao mà chi phí thấp. Công nghệ sơ chế không phức tạp nhưng vấn
đề là phải bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất, công tác quản lý, kiểm tra kỹ thuật cần
được thường xuyên củng cố và đổi mới. Trong sản xuất, chế biến cà phê nó bao
gồm nhiều công đoạn do đó đòi hỏi rất cao về quy trình công nghệ, từ thu hái, xay
xát, phơi đảo, đóng bao, cất giữ… sao cho sản phẩm không bị đen, vỡ, bị mùi, màu
đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
c) Nhóm nhân tố kinh tế xã hội:
* Thị trường: Quy trình sản xuất cà phê là quá trình sản xuất hàng hóa, do đó
thị trường có vai trò hết sức quan trọng, về thị trường của cà phê chủ yếu là thị
trường quốc tế. Thị trường quốc tế có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển
của ngành cà phê, vì đây là nơi tiêu thụ số lượng cà phê sản xuất ra. Nếu thị trường
hẹp thì số lượng cà phê tiêu thụ ít, giá cả thấp sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
* Giá cả: Bên cạnh thị trường thì giá cả cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá

7


trình sản xuất và hiệu quả kinh tế. Giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
luôn biến động đã làm ảnh hưởng đến sản phẩm sản xuất ra và tác động đến doanh

thu. Khi ảnh hưởng đến doanh thu, đến lợi nhuận doanh nghiệp sẽ kéo theo ảnh
hưởng đến quá trình tái sản xuất và mở rộng phát triển sản xuất. Trên thị trường
cạnh tranh giá cả biến động rất phức tạp, vì vậy phải xác lập một chính sách giá cả
đúng đắn là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo kinh doanh có
hiệu quả cao, chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* Tổ chức và quản lý ngành sản xuất cà phê: Quá trình sản xuất cà phê là
quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóa cao. Nó mang cả đặc điểm sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp, với quy trình kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến
phức tạp nên khâu tổ chức quản lý càng quan trọng trong vấn đề sản xuất kinh
doanh. Cà phê cần phải sản xuất tập trung nên mô hình sản xuất các cơ sở quốc
doanh là phù hợp, song cần phải đổi mới hình thức tổ chức quản lý mới đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Việc áp dụng hình thức giao khoán phải thực sự coi trọng lợi
ích của doanh nghiệp và người lao động.
* Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Là những nhân tố tác động tầm vĩ
mô của Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh. Nó có vai trò hết sức quan trọng
trong việc thúc đẩy sự phát triển hay sự kìm hãm nền kinh tế xã hội nói chung và
từng ngành kinh tế nói riêng trong đó có cà phê. Nhà nước cần có những chính sách
đúng đắn và luôn được điều chỉnh hoặc sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ, từng
giai đoạn. Dưới sự biến động của giá cả cà phê trong thời gian qua thì Nhà nước đã
có những chính sách ưu đãi đối với người trồng cà phê như: Chính sách về đất đai,
chính sách về thuế, về vay vốn đầu tư, Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, coi trọng
công tác hạ chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.1.2. Hoạt động tiêu thụ
Tiêu thụ là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là
sản xuất và một bên là tiêu dùng. Đó là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sản
phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chuyển từ hình thức hiện vật sang
hình thức giá trị và kết thúc một vòng luân chuyển.
Theo C.Mác: “Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa,
quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền, sản phẩm

8


được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng”.
2.1.2.1. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp
trong điều kiện kinh tế thị trường. Tiêu thụ hay không tiêu thụ được sản phẩm quyết
định sự tồn tại hay không tồn tại, sự phát triển hay không phát triển của doanh
nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới có điều kiện bù đắp được
toàn bộ chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ đảm bảo quá trình tái
sản xuất giản đơn. Mặt khác thông qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có thể
thực hiện được giá trị lao động thặng dư, nghĩa là thu được lợi nhuận từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất kì một
doanh nghiệp nào. Có thể nói sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào
công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm chi phối các khâu của
nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải được diễn ra
liên tục và nhịp nhàng. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được đánh giá bởi
nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ vòng quay vốn mà tốc độ vòng quay vốn lại phụ
thuộc rất nhiều vào tốc độ tiêu thụ sản phẩm, do đó nếu công tác tiêu thụ sản phẩm
được thực hiện tốt sẽ làm cho số vòng quay vốn tăng lên.
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được đưa
từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng. Việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, vì tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhanh chóng
góp phần vào việc thu hồi vốn nhanh để đưa vào tái đầu tư mở rộng sản xuất, tăng
quy mô sản xuất kinh doanh, giảm lượng hàng hoá ứ đọng nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực của doanh nghiệp, nâng
cao uy tín của doanh nghiệp với khách hang thông qua sản phẩm có chất lượng tốt,

giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng
tốt… thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể
tiêu thụ được một khối lượng lớn sản phẩm và lôi cuốn thêm nhiều khách hàng, và
không ngừng mở rộng thị trường.

9


Công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc
đem sản phẩm ra bán trên thị trường mà là trước khi sản phẩm được người tiêu
dung chấp nhận thì cần phải có sự nổ lực cả về trí tuệ và sức lao động của người cán
bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu
người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ…đến việc quảng
cáo chào hàng , giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối…
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là
thước đo dánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất.
Bên cạnh đó tiêu thụ sản phẩm hàng hoá còn là một hệ thống thông tin phản
hồi cho doanh nghiệp về tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại:
Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò cô cùng quan trọng. nếu thực hiện tốt công
tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để
cũng cố, mở rộng và phát triển thị trường.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường
xuyên liên tục và có hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm được tổ chức một cách
hợp lý, tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2.1.2.2 Nội dung của tiêu thụ sản phẩm.
Chiến lược tiêu thụ sản phẩm bao gồm 3 nội dung chímh:
- Nghiên cứu thị trường và dự báo mức bán sản phẩm.
- Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm
- Lựa chọn chiến lược tiêu thụ sản phẩm.

a. Nghiên cứu thị trường và dự báo mức bán sản phẩm:
.- Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất
như thế nào? Sản xuất cho ai? Tức là thị trường đang cần những loại những loại sản
phẩm gì? Đặc điểm kỹ thuật kinh tế của nó ra sao? Dung lượng thị trường vế sản
phẩm đó như thế nào? Ai là người tiêu thụ sản phẩm đó? Dự báo mức bán sản phẩm
của doanh nghiệp: Là dự báo về số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ bán được
trên thị trường.
b. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm:

10


Chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp thực chất là một chương trình hành
động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
Chiến lược tiêu thụ bao gồm 4 chiến lược chính:
b1- Chiến lược sản phẩm (Product): Chiến lược sản phẩm là phương thức
kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị
hiếu của khách hàng trong từng thời kì hạot động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược tiêu thụ, trình độ sản xuất càng
cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vai trò của chiến lược sản phẩm ngày càng
quan trọng. Chiến lược sản phẩm không những chỉ đảm bảo cho sản xuất kinh
doanh đúng hướng mà còn gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất
mở rộng của doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu của chiến lược tiêu thụ
sản phẩm. Nội dung của chiến lược tiêu thụ sản phẩm là nhằm trả lời các câu hỏi:
doanh nghiệp sản xuất hay cung cấp dịch vụ gì, bao nhiêu và cho ai?
b2- Chiến lược giá cả (Price): Chiến lược giá cả có mối quan hệ mật thiết với
chiến lược tiêu thụ. Chiến lược giá cả phối hợp một cách chính xác các điều kiện sản
xuất và thị trường, là đòn bẩy hoạt động có ý thức đối với thị trường. Chính sách giá
đúng sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hoá, thực hiện mục tiêu lợi nhuận,
tăng thị phần và nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thương trường, mặc khác chính

sách giá đúng sẽ phát huy có hiệu quả các công cụ Marketing hỗn hợp.
 Chiến lược giá cả bao gồm những nội dung:
+ Xác định mục tiêu giá.
+ Xác định mức giá ban đầu.
+ Xác định chi phí phục vụ cho việc định giá
 Lựa chọn phương pháp định giá bao gồm các phương pháp như:
Định giá trên chi phí sản xuất kinh doanh,định giá theo lợi nhuận, định giá
trên cơ sở phân tích thị trường và cạnh tranh.
 Các kỹ thuật điều chỉnh giá cả trong tiêu thụ
- Định giá chiết khấu có như: Chiết giá thương mại, chiết giá số lượng,chiết
giá thu mua, chiết giá trong thanh toán...
- Định giá phân biệt: Theo khách hàng, sản phẩm và theo thời gian.
- Định giá quảng cáo.
11


- Định giá tâm lý.
 Các chính sách giá trong tiêu thụ:
Chính sách giá cao: thông thường chính sách này sử dụng khi doanh nghiệp
kiểm soát được thị trường, thứ mà doanh nghiệp cần bán với giá cao để thu lợi
nhuận độc quyền.
Chính sách giá thấp: tức là doanh nghiệp bán với giá nhỏ hơn giá của đối thủ
cạnh tranh.
Giá xuất nhập khẩu: Giá FOB (giá giao hàng tại cảng người bán):người bán
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc
quy định, người mua phải chịu mọi phí tổn, rủi ro và mất mát hư hại kể từ đó.
Giá nhập khẩu: Giá CIF (giá giao hàng tại cảng người mua): có nghĩa là
người bán phải chịu các phi tổn, cước phí cần thiết và mua bảo hiểm hàng hóa để
đưa hàng đến cảng quy định, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đã qua
lan can tại cảng quy định này, và người mua phải chịu mọi phí tổn, hư hỏng, rủi ro

mất mát về hàng hóa kể từ lúc đó.
b3- Chiến lược phân phối (Place): Chiến lược phân phối sản phẩm là
phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm cho khách
hàng của mình trên thị trường. Chiến lược phân phối có vai trò quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chiến lược phân phối có mối
quan hệ chặt chẽ với chiến lược phân phối và chiến lược giá cả.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc
điểm doanh nghiệp thị trường, đặc điểm sản phẩm tiêu thụ mà doamh nghiệp áp
dụng các chiến lược phân phố hợp lý, căc cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp
với người tiêu dùng cuối cùng, có 2 chiến lược phân phối là:
Chiến lược phân phối trực tiếp: Là chiến lược phân phối mà người sản xuất
bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua bất cứ một
khâu trung gian nào.
Sơ đồ 2.1: Người sản xuất

Người tiêu dùng

Chiến lược phân phối gián tiếp: Là chiến lược phân phối được tiến hành qua
một hoặc một số khâu trung gian.
Sơ đồ 2.2: Người sản xuất

Công ty trung gian
12

Công ty nước ngoài


b4- Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (promotion): Chiến lược xúc tiến hỗn hợp là
chiến lược sử dụng kỹ thuật xúc tiến trong bán hàng nhằm mục đích thúc đẩy hoạt
động tiêu thụ.chiến lược xúc tiến hỗn hợp là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho chiến lược

sản phẩm, giá cả và phân phối.
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp bao gồm các chiến lược:
- Chiến lược quảng cáo
- Chiến lược xúc tiến bán hàng
- Chiến lược tuyên truyền
c. Lựa chọn chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm
a. Nhân tố ngoài doanh nghiệp
 Các nhân tố về mặt kinh tế: Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan
trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng
thời ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế tác
động gồm có:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm
cho thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ
tăng lên. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu của
khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.nền kinh
tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao.
- Tỷ giá hối đoái: đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng
quốc gia và từng doanh ngiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa khi đồng
nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và ngược lại khi đồng nội tệ giảm giá dẫn
đến xuất khẩu tăng, cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước
tăng, khả nawg cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi vì lúc đó
giá bán hàng hóa trong nước giảm so với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
- Lãi suất cho vay của ngân hàng: nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao
dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, điều này làm giảm khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.
- Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư nhiều vào sản xuất kinh
13



doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ, vì doanh
nghiệp sẽ khó có khả năng thu hồi vốn, khả năng rủi ro trong kinh doanh là rất lớn.
- Các chính sách kinh tế của nhà nước: các chính sách kinh tế của nhà nước
có tác dụng kìm hãm hoặc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. đôi khi một chính sách kinh tế nhà nước có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp
này nhưng lại làm mất đi cơ hội đói vơi doanh nghiệp khác.
- Các nhân tố về chính trị pháp luật: Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp
luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo điều kiện thuận lợi
và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả
cho doanh nghiệp và xã hội.
- Các yếu tố khoa học kỹ thuật: Nhóm nhân tố này quyết định phần lớn đến
chất lượng và gia thành của sản phẩm. Khoa học công nghệ hiện đại áp dụng trong
sản xuất kinh doanh góp phần là tăng chất lượng hàng hóa dịch vụ, và làm giảm tối
đa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp dẫn đến giá thành sản phẩm giảm.
- Các yếu tố văn hóa xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen
tiêu dung, tôn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm.
- Các yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp
thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. vị trí địa
lý thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường…tài nguyên
thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong khâu
nguyên vật liệu đầu vào, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.
- Khách hàng: Khách hàng là đối tượng phục vụ của doanh nghiệp, là đối
tượng quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, bởi vì khách
hàng tạo nên thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Khi thu
nhập tăng thì nhu cầu tăng và ngược lại. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có những
chính sách giá cả hợp lý để tăng lượng nhu cầu của khách hàng.
b. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp gồm: tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm, tình hình dự trữ, công tác

tiếp cận thị trường, xác định giá bán hợp lý, uy tín doanh nghiệp…
 Giá bán sản phẩm: Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân

14


tố giá cả. doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ đẩy mạnh tiêu
thụ. Giá cả hợp lý là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp thu hút khách hàng từ đó dẫn đến thành công của doanh nghiệp
trên thương trường.
 Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp cho công
tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. trong nền kinh tế thị trường chất
lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh sắc bén giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đè
bẹp các đối thủ cùng ngành. Việc đảm bảo chất lượng sẽ tạo lòng tin của khách hàng
với doanh nghiệp, nó sẽ là sợi dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo
cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra còn có nhiều nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản
phẩm như: công tác bán hàng, quảng cáo….

2.2. Cở sở thực tiển
2.2.1. Tình hình phát triển và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế ( ICO) hiện nay có khoảng 20 đến 30
nước sản xuất cà phê tập chung chủ yếu vào các khu vực là: Bắc và Trung Mỹ, Nam
Mỹ, Châu Phi, Châu á - Thái Bình Dương. Phân bổ sản lượng cà phê thế giới theo
các khu vực này có thể được tóm tắt như sau: Châu Mỹ sản xuất ra 60 - 70 % sản
lượng cà phê thế giới, tức là khoảng gần 4 triệu tấn cà phê nhân. Châu Phi sản xuất
ra 20 - 22% khoảng hơn 1 triệu tấn. Châu á hàng năm sản xuất khoảng 70 ngàn tấn
cà phê chiếm 12% sản lượng toàn thế giới, sản lượng cà phê hàng năm biến động
thất thường nhưng theo chiều hướng ngày càng tăng. Thập kỷ 70 sản lượng trung
bình đạt 4,5 triệu tấn trên một năm; thập kỷ 80 tăng nên 5,5 triệu tấn trong một năm;

Sang thập kỷ 90 con số đã là 6 triệu tấn một năm cho tới nay con số này đã lên tới
6,2 triệu tấn 1 năm.
Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã gây ra một một chấn động mạnh cho
thương mại toàn cầu. Không một ngành hàng nào nằm ngoài vùng ảnh hưởng của
nó, điều này đã gây ra sự đình trệ ở hầu hết các nước công nghiệp. Các chính phủ
trên toàn thế giới đang nỗ lực kiểm soát khủng hoảng và những ảnh hưởng tiêu cực
của nó đến nền kinh tế. Các ngân hàng đầu tư phá sản, các gói cứu trợ được huy
động đã lên đến hàng tỷ USD và tỷ lệ lãi suất ngân hàng trên toàn thế giới đều bị cắt
15


giảm. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF gần đây đã dự đoán tốc độ phát triển của thế giới
năm 2009 sẽ giảm xuống mức 0,5 %, mức thấp nhất trong vòng 60 năm qua.
Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu từ cà phê đã phục hồi lại sau
đợt sụt giảm mạnh từ năm 2000 đến 2004. Kim ngạch xuất khẩu cà phê trong niên
vụ 2007/08 ước đạt 15 tỷ USD. Trong khi hầu hết các nước sản xuất cà phê đã mở
rộng nền kinh tế của họ và giảm sự phụ thuộc vào ngành hàng cà phê như một
ngành hàng chính thu ngoại tệ trong suốt những thập kỷ qua thì rất nhiều nước vẫn
còn chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá cả. Dễ nhận thấy ở một số nước, cà phê
vẫn chiếm một thị phần rất lớn trong nguồn thu từ xuất khẩu: Burundi (52%),
Ethiopia (31%), Honduras (23%), Uganda (17%), Nicaragua (17%) và Guatemala
(12%). Thậm chí các nước sản xuất ít phụ thuộc vào cà phê hơn cũng phải chịu
ảnh hưởng do các mặt hàng thiết yếu như nông sản và khoáng sản mà họ xuất
khẩu đều bị giảm giá.
Ngoài sự giảm kim ngạch xuất khẩu do việc giảm giá của các mặt hàng thiết
yếu, thì dòng tiền đi vào và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng
rất mạnh. Cùng lúc đó, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy rằng khủng hoảng sẽ
tự động chuyển thành sự suy giảm của các quỹ hỗ trợ và quỹ cho vay của các nước
phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nước đang
phát triển nhưng ảnh hưởng này sẽ hết sức đa dạng, nó sẽ phụ thuộc vào khả năng

của chính phủ trong việc làm cho các chính sách kinh tế của họ thích ứng với môi
trường mới.
Hầu hết các nền kinh tế phát triển đều không chịu gánh nặng của các vấn đề
cơ cấu sâu xa, như số nợ vượt quá cao có thể gây cản trở sự phát triển trong một vài
năm tới. Mặc dù năm 2009 sẽ là một năm khó khăn cho các nước đang phát triển
nhưng những nước này với khoản tiết kiệm tương đối cao và nợ không nhiều sẽ có
thể hồi phục nhanh chóng. Theo nhiều đánh giá về tài chính và đối ngoại thì nền
kinh tế của các nước đang phát triển lại đang ở trong tình trạng tốt hơn các nước
phát triển.
Trong giao dịch cà phê quốc tế, nhiều trở ngại sẽ xuất hiện do môi trường
kinh tế thay đổi, các doanh nghiệp sẽ trở nên cẩn trọng và thắt chặt tín dụng hơn.
Tuy nhiên các chính phủ đang đưa ra các gói cứu trợ để đưa tình hình bình ổn trở

16


lại, bước đầu kế hoạch này đảm bảo thành công và có thế mất một khoảng thời gian
trước khi chúng ta lấy lại được mức thanh khoản trước đây.
Về sản xuất, ảnh hưởng với các nước có sự khác nhau đáng kể. Trong năm
2009, ngành cà phê thế giới sẽ có xu hướng ổn định về nhu cầu và tương đối khan
hiếm về nguồn cung. Nhưng cho dù thế nào thì điều cần thiết nhất là giá cà phê đạt
được đến mức tương thích mới các nguồn đầu tư bỏ ra cho sản xuất trong tương lai.
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế lên tình hình tiêu thụ cà phê thế giới
Những báo cáo gần đây cho thấy giá các mặt hàng thực phẩm được giữ ở mức
ổn định hơn các mặt hàng khác. Dường như các dây chuyền sản xuất lớn đang cạnh
tranh với nhau bằng cách cắt giảm giá thành hơn là chấp nhận mất thị phần và giảm
doanh thu. Ở các nước phát triển như tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, những thị
trường chiếm tới 58 % lượng tiêu thụ thế giới, cà phê là một nhu yếu phẩm hàng ngày
và chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi tiêu của người tiêu dùng. Những thông tin có
được hiện nay cho thấy lượng tiêu thụ cà phê thế giới tại các thị trường này vẫn đang

được giữ ở mức ổn định. Thay vì hạn chế lượng tiêu thụ cà phê của mình thì người
tiêu dùng tại đây lại chuyển từ tiêu thụ cà phê tại các quán cà phê, nhà hàng sang
uống cà phê tại nhà và chuyển từ những sản phẩm cà phê đắt tiền sang những thương
hiệu cà phê có giá phải chăng hơn. Xu hướng chuyển sang những sản phẩm giá thấp
hơn đã thể hiện trong sự sụt giảm doanh thu của ngành bán lẻ thực phẩm, đặc biệt là
ngành cà phê trong những tháng cuối cùng của năm 2008.
Ở những quốc gia sản xuất cà phê, thị trường chiếm hơn 26 % lượng tiêu thụ
cà phê thế giới, tình hình lại khác. Tại một số nước, giá cà phê nội địa đã giảm
mạnh, chính vì thế đã kích thích tiêu dùng trong nước. Ở Brazil, thị trường cà phê
lớn nhất trong số các nước sản xuất cà phê, sự mất giá của đồng Real đã bảo đảm
giá của cà phê nhân ở mức tiền khủng hoảng. Nói chung, tiêu thụ cà phê tại các thị
trường này không có xu hướng chịu bất cứ một ảnh hưởng tiêu cực nào.
Những khu vực tiêu thụ cà phê lớn còn lại bao gồm các thị trường ở Đông
Âu và Châu Á. Sức mua tại đây hạn chế hơn và tiêu thụ cà phê sẽ không giữ ổn
định được bằng thị trường các nước phát triển. Tình trạng cắt giảm tiêu dùng cà phê
sẽ xảy ra trong trường hợp thất nghiệp gia tăng và bất ổn định kinh tế. Những báo
cáo từ Liên bang Nga, thị trường cà phê mới nổi lớn nhất cho thấy sự đổ vỡ trong

17


ngắn hạn của các cơ sở tín dụng, với ảnh hưởng đáng kể lên ngành phân phối thực
phẩm. Nhiều thông tin gần đây còn cho thấy tiêu thụ cà phê tại đây sẽ trở lại bình
ổn, tuy nhiên nhìn chung tình hình rất khó đoán biết, đặc biệt là khi giá đồng Rúp
có thể sẽ sụt giảm. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là là một thị trường tiêu thụ cà
phê nhỏ, nên sẽ không có bất cứ ảnh hưởng rõ rệt nào đến tình hình thương mại cà
phê.

2.2.2. Tình hình phát triển và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình diện tích, năng suất và sản lượng

Cây cà phê đã được đưa vào Việt Nam từ rất lâu và được trồng đại trà từ năm
1888. Do điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nên cây được phát triển trên quy
mô rộng và cho hạt chất lượng tốt không kém sản phẩm của những nước sản xuất và
xuất khẩu cà phê lớn trên thị trường. Tuy nhiên phải đến sau giải phóng ngành cà
phê Việt Nam mới đi vào thời kỳ phát triển, sản lượng sản xuất ra chủ yếu để xuất
khẩu. Theo số liệu của tổng cục thống kê và nghành cà phê thì sản xuất cà phê của
ta mỗi năm một tăng:
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam qua các giai đoạn
Niên vụ
2001-2002
2003-2004
2005-2006
2007-2008
2008-2009

Diện tích(ha)
295000
300000
305000
506400
514800

Sản lượng(tấn)
410530
465800
481070
653000
720500
Nguồn : tinkinhte.com


Cũng trong những năm qua, cà phê không chỉ được mở rộng diện tích ở Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ .v.v. là những vùng chủ yếu trồng cà phê Robusta ,mà còn
phát triển khá mạnh cà phê Arabicarơ các tỉnh biên miền núi phía Bắc như Sơn La,
Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang vv... Nhằm nâng cao tỷ trọng xuất khẩu
cà phê giống ngon, giá cao.
Trong nhiều năm gần đây, cà phê là một mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu
quan trọng của Việt Nam có kim ngạch hàng năm từ 400 đến 600 triệu Đôla Mỹ, chỉ
đứng sau gạo. Không chỉ đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước, cây cà phê đang ngày
càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.
18


Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện trên khắp các châu lục từ Bắc Mỹ,
Tây Âu, Đông Âu đến úc, Nam á, Bắc á.vv.. Chất lượng cà phê ở Việt Nam cũng
được thị trường quốc tế thừa nhận và ưa chuộng. Đảng và nhà nước ta luôn coi cà
phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp nói riêng và
của nước ta nói chung lên đã dành cho cây cà phê sự quan tâm đặc biệt. Từ sau giải
phóng, diện tích cà phê liên tục tăng từ vài chục nghìn hecta nay đã lên tới gần 300
nghìn hecta cho năng suất cao tạo chỗ vững chắc cho xuất khẩu cà phê tăng trưởng.
Tiềm năng của cây cà phê Việt Nam rất lớn và phần lớn còn đang chờ sự khai thác
có hiệu quả cao, do vậy trong thời gian tới nghành cà phê cần có những giải pháp cụ
thể để phát huy tối đa tiềm năng này.
Đến nay, cà phê vẫn là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
yếu của Việt Nam, tạo nguồn thu ngoại tệ, việc làm và góp phần xóa đói giảm
nghèo trên diện rộng.
Hơn 80% sản lượng cà phê của VN do các hộ cá thể sản xuất. Đây là đối
tượng sản xuất hoàn toàn tự do, chẳng có ai quản lý về quy trình sản xuất, thu hái
chế biến. Và vì thế mỗi hộ tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh, sở thích mà có cách làm
khác nhau.
Đa số các hộ dân vào mùa thu hái đều có chung suy nghĩ “xanh nhà hơn già

đồng”, vì thế họ tuốt cả cành lúc quả còn xanh. Hái xanh, tuốt cả cành, có lợi về
công thu hái, đỡ bị mất cắp, nhưng sẽ làm giảm sản lượng (khoảng 10%) và giảm
chất lượng (hương vị càphê sẽ không bảo đảm đúng như bản chất vốn có của nó).
Việc phơi sau khi thu hái cũng mỗi hộ mỗi cách, tuỳ theo điều kiện. Có nơi
được phơi trên sân xi măng khá sạch sẽ, có nơi phải đổ trên sân đất, gặp năm thời
tiết mưa nhiều thì hạt càphê lẫn trong bùn đất. Nên khi thử nếm cà phê có mùi đất
và cả mùi nấm mốc là điều dễ hiểu.
Trong chế biến, các hộ cá thể chỉ biết làm theo cách cổ truyền: Phơi khô, xát
vỏ, nên màu sắc không đẹp, nhiều hạt bị giập vỡ. Cũng vì vậy mà chất lượng cà phê
Việt Nam không cao, không đồng đều.
Đây là điều đã được nói tới từ hàng chục năm nay, nhưng không thay đổi
được. Quả thực, việc tuyên truyền, vận động để thay đổi những điều đã ăn sâu trong
tiềm thức của người sản xuất thật là khó; càng khó hơn khi người sản xuất là các hộ

19


cá thể hoàn toàn độc lập trong tổ chức sản xuất.
Người trồng cà phê luôn thiếu thông tin thị trường và những quy định về tiêu
chuẩn quốc tế, từ đó bị động, thậm chí để mất cơ hội bán sản phẩm đúng lúc với giá
cao. Đặc biệt, khi giá trên thị trường thế giới chao đảo, phần lớn đơn vị, nhất là hộ
trồng trọt có lúc phải bán tháo cà phê, chịu thua thiệt, thậm chí phá sản. Chất lượng
cà phê Việt Nam nhìn chung còn thấp, lại không đồng đều về kích cỡ hạt, thành
phần… ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm, dễ bị ép giá.
Ngày 6 tháng 3 năm 2009, Ban chấp hành Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt
Nam đã họp tại thành phố Đà Lạt để điểm lại tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê
Việt Nam những tháng đầu niên vụ 2008-2009. Qua phân tích cho thấy sản lượng cà
phê niên vụ này sẽ giảm so với mức dự đoán trước đây do nhiều nguyên nhân. Thứ
nhất, hiện nay, khoảng 20 % diện tích cây cà phê Việt Nam đã già cỗi. Thứ hai là
mưa trong giai đoạn cây cà phê đang ra hoa tại một số địa phương trồng cà phê

khiến sản lượng giảm. Hơn nữa, hiện tượng hạn hán trong tháng 11 và 12 tại tỉnh
Lâm Đồng khiến người nông dân không thể tiến hành việc phơi cà phê. Do đó số
lượng hạt đen tăng so với niên vụ trước. Hiệp hội Cà phê – ca cao cũng đã chính
thức đưa ra mức dự đoán sản lượng mới nhất cho niên vụ 2008-09 là 16 triệu bao,
tương đương với 960.000 tấn.
2.2.2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê ở Việt nam
Do sản xuất tăng nhanh nên xuất khẩu cà phê của ta hàng năm cũng tăng
nhanh cả về số lượng cũng như kim ngạch. Giá xuất khẩu trung bình hàng năm
cũng tăng đáng kể mặc dù vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều từ những biến động trên thị
trường cà phê thế giới. Số ngoại tệ thu về hàng năm đã giảm xuống hàng trăm triệu
đô la mỹ.
Hiện Việt Nam là nước sản xuất càphê robusta hàng đầu thế giới, (đứng thứ
hai sau Brazil). Chất lượng càphê Việt Nam từ cách đây hơn nửa thế kỷ đã được các
chuyên gia Pháp, Hà Lan đánh giá rất cao. Thế nhưng gần đây, chất lượng này lại
thấp và ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả kinh tế.
Dù là nước xuất khẩu càphê đứng thứ hai thế giới về sản lượng, nhưng kim
ngạch thu được của VN lại rớt xuống vị trí thứ năm. Guatemala xuất khẩu mỗi năm
chỉ hơn 300.000 tấn, nhưng thu hơn 800 triệu USD. Còn ta xuất khẩu trên 700.000

20


tấn, nhưng kim ngạch cũng chỉ đạt gần 800 triệu USD. Điều này cho thấy càphê của
chúng ta phải bán giá thấp so với nhiều nước khác, đây là điều đáng buồn đối với cà
phê Việt Nam.

2.2.3. Tình hình thực tế sản xuất kinh doanh và tiêu thụ cà phê của Tây
Nguyên nói chung và Dak Lak nói riêng
Cà phê là loại mặt hàng triển vọng có thể đem lại cho Việt Nam nói chung và
Đắk Lắknói riêng nguồn thu rất lớn nếu như ta có chiến lược cũng như kế hoạch

đúng đắn để phát triển ngành này. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có trường đại
học Tây Nguyên, Viện khoa học Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Khuyến
Nông, viện nghiên cứu Êa K’mat…là những đơn vị dẫn đầu trong việc đưa tiến bộ
khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Với lợi thế đó, hầu hết đồng bào các dân
tộc ở các xã trên địa bàn 13 huyện, thành phố của tỉnh đã được sử dụng các giống cà
phê Robusta mới, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của thời tiết và cho năng suất
cao. Thực hiện công tác khuyến nông, những đơn vị này còn thường xuyên cử các
cán bộ kỹ thuật giỏi, có kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất xuống tận nơi hướng dẫn bà
con dân tộc thiểu số kỹ thuật trồng và thâm canh cây cà phê, cải tạo vườn cà phê
kém hiệu quả thành vườn năng suất cao. Liên tục nhiều năm năng suất tăng rõ rệt từ
600 đến 700 kg/ha nay đạt 1, 4 tấn nhân/ha, cá biệt có nơi 4 - 4, 5 tấn nhân/ha. Nhờ
những nỗ lực áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng
triệt để ruộng đất, chất lượng cây cà phê Đắk Lắkngày một nâng cao, đạt được tiêu
chuẩn xuất khẩu cà phê thế giới.
Đến nay cà phê Đắk Lắk có những đặc điểm nổi trội hơn các vùng khác về
độ hương thơm và thể chất của nước uống. Chất lượng cà phê Đắk Lắknổi tiếng
không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn trên khắp thế giới. Cà phê Đắk
Lắkđã tạo được một lợi thế cạnh tranh bằng cách xây dựng được một thương hiệu
mạnh cà phê Buôn Ma Thuột. Các công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cà phê
thông qua các hội chợ, triển lãm thương mại trong nước và quốc tế ngày càng thu
hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, làm cho khách hàng biết đến nhiều hơn
về sản phẩm cà phê Đắk Lắk. Nhờ vậy, thị trường xuất khẩu cà phê của Đắk Lắk
ngày càng được mở rộng, các doanh nghiệp thương mại đã ký kết nhiều hợp đồng
mua bán cà phê với người nước ngoài. Đây là một tiền đề quan trọng giúp cho cà
21


phê Đắk Lắk từng bước thâm nhập vào các thị trường quốc tế đầy tiềm năng.
Trong những năm vừa qua, ngành cà phê Đắk Lắk có nhiều khởi sắc với sản
lượng cũng như chất lượng ngày càng tăng lên đáng kể và khẳng định hơn nữa về

triển vọng về xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới là rất lớn. Thị trường
xuất khẩu của tỉnh tiếp tục được mở rộng và củng cố về chiều sâu tính đến nay cà
phê Đắk Lắk đã xuất khẩu vào 60 nước trên thế giới, hầu hết các thị trường truyền
thống của tỉnh Đắk Lắk đều có số lượng tăng so với niên vụ trước như: Mỹ, Đức,
Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ba Lan… Trong đó Đức và Mỹ là
hai thị trường lớn nhất. Năm 2004, trên địa bàn Đắk Lắk có 15 đơn vị kinh doanh
xuất khẩu cà phê bao gồm 02 doanh nghiệp nhà nước Trung ương, 09 doanh nghiệp
nhà nuớc địa phương, 03 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 01 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng cà phê Đắk Lắk xuất khẩu tập trung vào một số
doanh nghiệp lớn của tỉnh: Công ty xuất nhập khẩu 2/9, công ty đầu tư xuất nhập
khẩu cà phê Tây Nguyên và công ty Đầu tư xuất nhập khẩu Đắk Lắk(Inexim) thì
chiếm tới 81% kim ngạch xuất khẩu. Riêng Công ty Đầu tư xuất nhập cà phê Tây
Nguyên xuất khẩu được 146.593 tấn chiếm tới 40% sản lượng của tỉnh và là một
trong những công ty có số lượng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và thế giới về cà phê
Robusta. Hiện nay, nhu cầu cà phê trên thế giới ngày càng có xu hướng tăng cao và
đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam nói chung và cà
phê Đắk Lắk nói riêng. Từ năm 1990 đến nay nhu cầu nhập khẩu cà phê của thế
giới và tổng cầu thế giới tăng mặc dù hiện nay giá cà phê giảm đi khá lớn. Nhịp độ
tăng tiêu dùng cà phê của khối EU dự đoán sẽ khoảng 1,4%/năm, các nước EU dự
tính sẽ tăng cầu cà phê là CHLB Đức, Pháp,Tây Ban Nha, Anh. Những thay đổi rõ
rệt về cầu cà phê của Mỹ là tăng nhu cầu cà phê ngon, cà phê chất lượng cao. Hơn
thế nữa theo dự đoán thì cầu tiêu dùng của Nhật Bản sẽ tăng lên trung bình 3,4 %
trong vòng 15 năm tới. Còn đối với các quốc gia Đông Âu, nhu cầu về cà phê còn
rất nhiều hạn chế. Với xu thế các quốc gia phát triển tiêu dùng loại cà phê ngon thì
các quốc gia Đông Âu chỉ tiêu dùng loại cà phê rẻ tiền, vì thế mà lượng cà phê với
giá rẻ như cà phê vối vẫn có thị trường để xuất khẩu và nhu cầu sẽ tăng do dân số
tăng lên, theo dự đoán cầu sẽ tăng lên 2,5%/năm. Từ năm 1990 đến nay nhu cầu
nhập khẩu cà phê của thế giới và tổng cầu thế giới tăng mặc dù hiện nay giá cà phê

22



×