Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng delta agf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.87 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
DELTA AGF
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 6 năm 2008


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
DELTA AGF
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

Sinh viên thực hiện: Trương Thị Huyền Trang
Lớp: ĐH5TC Mã Số Sv: DTC041762

Người hướng dẫn: Th.S Trần Thị Thanh Phương



Long Xuyên, tháng 6 năm 2008


LỜI CẢM ƠN
Sinh viên thực hiện luận văn “Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi
ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF” xin chân thành cảm ơn:
Ban giám đốc và nhân viên phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
Delta AGF đã chấp nhận cho thực tập, tạo điều kiện để tiếp xúc môi trường làm việc
thực tế và cung cấp số liệu để thực hiện việc phân tích.
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Phương - Giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình đóng góp
ý kiến, giúp khắc phục và hoàn thiện dần bài luận văn.
Những giáo viên chuyên môn khác, bạn bè.
Đặc biệt là gia đình và tất cả những ai ảnh hưởng đến kết quả bài luận văn này.
Tác giả xin tri ân.

  


MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 1
1

Cơ sở hình thành đề tài............................................................................... 1

2

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1

3


Nội dung nghiên cứu................................................................................... 2

4

Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 2

5

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................... 3
1

Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm cơ bản liên quan........................ 3
1.1
Khái niệm đòn bẩy................................................................................ 3
1.2
Các khái niệm cơ bản liên quan............................................................. 3

2

Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) ................................................. 5
2.1
Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động............................................. 5
2.2
Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động ....................................................... 6
2.3
Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp ............. 7
2.4

Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động........................................... 7

3

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)..................................................... 7
3.1
Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính............................................... 8
3.2
Tác động đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro .............................. 11

4

Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính ................................. 14

Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN & RỦI RO
CỦA CTY ............................................................................................................. 16
1

Giới thiệu chung về cty Delta AGF .......................................................... 16
1.1
Quá trình hình thành và phát triển của công ty..................................... 16
1.2
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty .................................... 18
1.3
Nhận xét chung: .................................................................................. 21
1.4
Những thuận lợi và khó khăn .............................................................. 21
1.5
Mục tiêu của công ty........................................................................... 22


2

Phân tích đòn bẩy hoạt động.................................................................... 22
2.1
Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí............................ 22
2.2
Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động........................................... 24
2.3
Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động của công ty................................... 26
2.4
Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động đối với công ty ................ 28

3

Phân tích đòn bẩy tài chính...................................................................... 28
3.1
Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính............................................. 28
3.2
Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần....................... 34

4

Phân tích đòn bẩy tổng hợp...................................................................... 37

5

Giải pháp cho kế hoạch tài trợ nhu cầu vốn tương lai ............................ 38
5.1
Xác định EBIT kỳ vọng ...................................................................... 38
5.2

Các mức vay nợ và chi phí sử dụng vốn vay........................................ 41


5.3
5.4
5.5

Phân tích mối quan hệ EBIT - EPS...................................................... 44
Đo lường rủi ro tài chính của các phương án tài trợ ............................. 48
Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của các phương án tài trợ........... 49

Chương 4: KẾT LUẬN ........................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 54

  


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Chương 1: TỔNG QUAN
1

Cơ sở hình thành đề tài

Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
cũng phải đối mặt với nguy cơ từ môi trường kinh doanh, và những trở ngại trong nội
tại của doanh nghiệp trong việc hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho chủ sở
hữu. Một trong những trở ngại đó chính là rủi ro.

Rủi ro có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng mặt tiêu cực thường
được quan tâm hơn. Trong doanh nghiệp thường có hai loại rủi ro: rủi ro kinh doanh
và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với các hoạt động kinh doanh do không
chắc chắn về doanh số và chi phí hoạt động. Mối quan tâm của nhà quản trị là ảnh
hưởng của kết cấu chi phí (tỷ trọng giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi) đối với
mức độ rủi ro kinh doanh, về khả năng tạo đủ doanh thu để đạt đến mức đủ tiền
thanh toán các định phí trong sản xuất. Mặt khác, đầu tư vào chi phí cố định để gây
ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ nhằm khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ),
khuếch đại rủi ro kinh doanh. Đó là ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động.
Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ phần kết hợp với rủi
ro mất khả năng chi trả phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định
(nợ dài hạn và cổ phiếu ưu đãi) trong cơ cấu nguồn vốn. Tác động của chúng được
gọi là đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một lực lớn
hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển. Trong vật lý người ta dựa vào điểm tựa cố
định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Thuật ngữ “đòn
bẩy” trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh
lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu
hoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ khuếch đại cái tốt lên gấp bội lần. Ngược
lại, nếu hoạt động doanh nghiệp xấu thì đòn bẩy cũng khuếch đại cái xấu lên bội lần.
Công ty được phân tích đang trong giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh,
đây là giai đoạn biểu hiện rõ ràng mức độ cao của rủi ro kinh doanh.Vì vậy rủi ro tài
chính đi kèm nên giữ càng thấp càng tốt nhằm tránh tác động tổng hợp cùng một lúc
hai loại rủi ro lên tổng thể doanh nghiệp.Vấn đề đang quan tâm và cần xác định hiện
nay là phân tích đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi
nhuận và rủi ro, nên thay đổi tác động của chúng ra sao, để công ty kiểm soát được
rủi ro tổng thể mà vẫn sử dụng chúng như công cụ tích cực để đạt được lợi nhuận kỳ
vọng trên vốn cổ phần mong muốn, đưa ra những quyết định phù hợp liên quan
nguồn vốn. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Phân tích tác động của đòn bẩy lên lợi nhuận

và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF”.
2

Mục tiêu nghiên cứu
Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính của công ty.
Đánh giá ảnh hưởng của hai đòn bẩy đến khả năng sinh lợi và rủi ro.

Giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi
nhuận trên vốn cổ phần.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

1


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro
3

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Nội dung nghiên cứu

Phân tích mức độ ảnh hưởng khác nhau của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận
trước thuế và lãi vay (EBIT), rủi ro kinh doanh do đầu tư định phí thay đổi.
Xem xét sự thay đổi qui mô tài trợ vốn có chi phí cố định tác động đến khả
năng tạo lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cũng như rủi ro nó tạo ra như thế nào.
Dựa trên nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án tương lai, xây dựng nhiều
phương án tài trợ với tỷ lệ nợ khác nhau. Phân tích mối quan hệ EBIT và EPS để có
thể lựa chọn phương án tài trợ nhu cầu vốn tương lai thích hợp.
Tổng hợp tác động đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.

4

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, những thông tin
qua trao đổi với những người có thẩm quyền quyết định và ảnh hưởng đến số liệu
cần thu thập, để đảm bảo thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ, và mang tính
thực tiễn.
Phương pháp xử lý số liệu: phân loại, tính toán số liệu để tìm ra các chỉ tiêu
giải quyết vấn đề. Sau đó phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin để đưa ra giải pháp
và đề nghị.
5

Phạm vi nghiên cứu

Công ty chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2007, với nhu cầu xác định mức
độ rủi ro và khả năng tăng trưởng lợi nhuận tương lai như trên, nên sẽ tiến hành phân
tích tình hình hoạt động kinh doanh và tài trợ của công ty quý 3, quý 4 năm 2007.
Đây là hai quý thể hiện rõ sự biến động của qui mô nợ vay.
Hoạt động công ty có rất nhiều lĩnh vực nên ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro
cũng có rất nhiều nhân tố. Ở đây chỉ xem xét tác động của hai loại đòn bẩy đến khả
năng sinh lợi và rủi ro.

  

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

2



Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm cơ bản liên quan
1.1 Khái niệm đòn bẩy
Đòn bẩy liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định và các chi
phí tài chính cố định của một doanh nghiệp.
Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định, công ty đầu
tư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang
trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự
hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để
khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ). Ảnh hưởng của đòn bẩy thể hiện ở chỗ sự biến
đổi nhỏ về doanh thu (hoặc sản lượng) sẽ làm phát sinh sự biến đổi lớn về lợi nhuận
(lỗ).
Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố
định. Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có
thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cấu trúc nguồn vốn của
công ty.
Cấu trúc vốn được định nghĩa là tất cả các nguồn vốn trung và dài hạn có sẵn
cho một doanh nghiệp, bao gồm nợ trung, dài hạn; cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần
thường.
Bảng báo cáo thu nhập - Hình thức điều chỉnh
Doanh số
Trừ Chi phí hoạt động biến đổi
Đòn bẩy hoạt động

Chi phí hoạt động cố định
Tổng chi phí hoạt động

Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT)
Trừ Chi phí tài chính cố định (lãi vay)
Lãi trước thuế (EBT)

Đòn bẩy tài chính

Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
Lãi sau thuế (EAT)
Lãi ròng phân phối cho cổ phần thường
Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)

1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan
Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đổi theo sự thay đổi
về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động
tăng, và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi
phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả biến gồm: chi phí

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

3


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí
bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng…
Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ
hoạt động thay đổi. Vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi

phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi, và ngược lại. Thông thường
trên các báo cáo, chi phí bất biến được thể hiện dưới dạng tổng số. Chi phí bất biến
gồm những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ
tầng, chi phí quản lý, chi phí lương văn phòng, chi phí khấu hao, thuê tài chính dài
hạn, chi phí bảo trì, bảo hiểm, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên
cứu…
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và
yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các
đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện
đặc điểm của yếu tố khả biến. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo
những tỷ lệ nhất định.
Ở đây chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả chi phí đều có
thể biến đổi. Qua thời gian, một doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô các cơ sở vật
chất và số nhân viên điều hành để đáp ứng với các thay đổi trong doanh thu.
Số dư đảm phí (contribution margin) là chêch lệch giữa doanh thu và chi phí
khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù
đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại
sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu.
Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, hoặc cho một loại sản phẩm
(cũng bằng một đơn vị sản phẩm)
Số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí =

x 100%
Doanh thu

Tỷ lệ số dư đảm phí =

Giá bán – biến phí đơn vị


x 100%

Giá bán
Khi chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo cách ứng xử của chi phí,
người quản lý sẽ lập ra báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí. Đây là một
công cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích để ra quyết định,
đặc biệt là quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, người quản lý sẽ có căn cứ dự
đoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào vì các biến động của mức độ hoạt động
trong toàn doanh nghiệp.
Gọi Q: sản lượng tiêu thụ, P: giá bán, V: chi phí khả biến đơn vị, F: chi phí bất
biến. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí như sau:
Tổng số

Đơn vị

Doanh thu

PQ

P

(-) Chi phí khả biến

VQ

V

SVTH: Trương Thị Huyền Trang


4


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro
Số dư đảm phí

(P-V)Q

(-) Chi phí bất biến
Lợi nhuận hoạt động

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương
P-V

F
(P-V)Q - F

Tại sản lượng Q1 => Doanh thu: PQ1 => EBIT1 = (P-V)Q1 – F
Tại sản lượng Q2 => Doanh thu: PQ2 => EBIT2 = (P-V)Q2 - F
Khi doanh thu tăng một lượng: PQ2 – PQ1
Lợi nhuận tăng một lượng là: ∆EBIT = EBIT2 – EBIT1 = (P-V)(Q2-Q1)

EBIT 

(P V )
(Q2  Q1 ) P
P

Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa
doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì

lợi nhuận tăng lên (giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống)
nhân với tỷ lệ số dư đảm phí (điều kiện định phí không đổi).
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do
tăng sản lượng tiêu thụ) ở tất cả những sản phẩm, những bộ phận, những công ty…
thì những công ty nào, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận
tăng lên càng nhiều.
2 Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage)
2.1 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động
Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán
đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác
động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of
operating leverage - DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi
của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).
Độ bẩy hoạt động (DOL)
ở mức sản lượng Q
=
(doanh thu S)

DOL 

Phần trăm thay đổi
lợi nhuận hoạt động

(1)

Phần trăm thay đổi
sản lượng (hoặc doanh thu)

EBIT / EBIT
Q / Q


Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh
thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q,
doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi công thức (1) để có thể
dễ dàng tính DOL theo cách khác:
Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F
Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên:
∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được:

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

5


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Q ( P  V )
Q( P  V )  F
Q ( P  V )
Q
Q( P  V )
DOLQ 

x

Q
Q ( P  V )  F Q ( P  V ) Q  F
Q

Q(P  V )
DOLQ 
( P  V )Q  F

(2)

Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này
chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty
sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu
độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:
DOLS 

S V
EBIT  F

S V  F
EBIT

S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến
Độ bẩy hoạt động =

Số dư đảm phí
Lợi nhuận

Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng
doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên
càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn.
Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ
lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm
với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán.

2.2 Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động
Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định
nhất chính là kết cấu chi phí.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm
tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận
tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là
những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược
lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm
nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm
tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận
tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những
công ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản
phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.
Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán
một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết
các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập
cũng tăng nhanh hơn.
Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có
thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có các chi phí “cột chặt" trong
máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt
SVTH: Trương Thị Huyền Trang

6


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương


giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền
kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”.
Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định
phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu mức cầu sụt giảm, một
công ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi công ty với các định phí
lớn sẽ mất tiền.
2.3 Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp
Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của
doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt động
chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là
sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt động
làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro,
bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu doanh thu và cơ cấu chi phí cố
định, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất. Các nhà đầu tư khôn
ngoan đều hiểu rằng dù một doanh nghiệp có mở rộng phạm vi thay đổi doanh số
nhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là đầu tư nhiều hơn đã làm gia tăng
chi phí cố định và sau đó là gia tăng đòn bẩy hoạt động. Do đó sẽ sai lầm nếu như
đồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ bẩy hoạt động
có tác dụng khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro của doanh
nghiệp.
Từ giác độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn,
nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí
sản xuất.
2.4 Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động
Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hiểu biết về
đòn bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Là giám
đốc tài chính, bạn cần biết trước xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanh
thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động chính là công

cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì EBIT có chiều
hướng tăng hay giảm X %×DOL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ có
biến động nhỏ trên doanh thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.
Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc
quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty
không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống
như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi
nhuận.
Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần và
doanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất và máy móc hiện
đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận.
Sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT. Tuy
nhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần.
3 Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

7


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Có một điều khác biệt lý thú giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là
công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt
động. Đòn bẩy hoạt động phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm hoạt động của công ty
quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có
đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấn
và du lịch có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác, công ty có quyền

lựa chọn những hình thức tài trợ khác nhau như nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu
thường. Thế nhưng trên thực tế ít khi có công ty nào không sử dụng đòn bẩy tài
chính, vậy lý do gì khiến công ty sử dụng đòn bẩy tài chính?
Trước hết, nợ vay có những lợi thế sau:
 Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, hạ thấp
chi phí thực của lãi vay.
 Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu.
 Không phải lo sợ vấn đề hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu nếu phát hành bổ
sung cổ phiếu gọi vốn.
 Công ty có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tuỳ theo từng thời kỳ.
Tuy nhiên, sức ép vận hành đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất, đảm bảo điểm
rơi lợi nhuận tích lũy đủ thanh toán nợ gốc. Nếu công ty gặp khó khăn tài chính và
lợi tức kinh doanh không đủ bù đắp chi phí về lãi suất, các cổ đông của công ty sẽ
phải bù vào chỗ sụt giảm đó.
Cổ phiếu ưu đãi không phải trả vốn gốc nhưng không được khấu trừ thuế khi
tính thu nhập chịu thuế.
Khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty thường quyết định tài trợ vốn từ
những nguồn có chi phí cố định (nợ vay và cổ phiếu ưu đãi), bởi vì người nắm giữ nợ
có được lợi nhuận cố định nên các cổ đông không phải chia sẻ lợi nhuận của họ nếu
công ty rất thành công, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận
cho cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế
làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ, vì thế công
ty thích sử dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ hơn cổ phiếu ưu đãi.
3.1 Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính
3.1.1 Độ bẩy tài chính (DFL)
Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu định
lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài
chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS
khi EBIT thay đổi 1 phần trăm.
Độ bẩy tài chính (DFL)

ở mức EBIT

 DFL EBIT 

Phần trăm thay đổi EPS
=
Phần trăm thay đổi EBIT

EBIT
EBIT  I  PD /(1  t )

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

8


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Độ bẩy tài chính là công cụ để biết trước xem ở một mức định phí tài trợ nào
đó, sự thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận
trên mỗi cổ phần. Khi EBIT tăng hay giảm X % thì EPS có chiều hướng tăng hay
giảm X %×DFL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy tài chính cao, chỉ có biến động nhỏ
của EBIT sẽ gây ảnh hưởng lớn đến EPS.
EPS được xác định theo công thức sau:
EPS 

( EBIT  I )(1  t )  PD
NS


Trong đó:
I: lãi suất phải trả.
PD: cổ tức cổ phiếu ưu đãi.
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
NS: số lượng cổ phần thông thường.
Sự phối hợp các phương án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, cổ tức và số lượng
cổ phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng. Công thức tính EPS được xác định trong mối
quan hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phương án tài trợ để đem lại
lợi nhuận trên vốn cổ phần cao nhất.
3.1.2 Các tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios)
Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số đòn bẩy tài chính để đánh giá xem
công ty có vay quá nhiều hay không? Từ đó đưa ra quyết định cho vay vì công ty
càng có nhiều nợ vay thì rủi ro về mặt tài chính càng lớn.
Đối với công ty, tỷ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn
cấu trúc vốn hợp lý cho công ty mình. Các tỷ số đòn bẩy tài chính thông thường là:
 Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio): tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm
tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Tổng nợ: bao gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn như: các khoản phải
trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.
 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần (Debt to equity ratio)
Tổng nợ
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần =
Vốn cổ phần
Tỷ số lớn hơn 100% chứng tỏ nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần.
Tuy nhiên, hầu hết các khoản vốn vay này lại là tín dụng thương mại phi lãi suất và
những khoản phải trả ngắn hạn. Vì vậy, để thấy được mức độ tài trợ vốn vay một

cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty đang chịu),
người ta dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần.
Nợ dài hạn
Tỷ số nợ dài hạn
=
trên vốn cổ phần
Vốn cổ phần
SVTH: Trương Thị Huyền Trang

9


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần (Equity multiplier ratio): đây cũng là chỉ
số để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu.
Tổng tài sản
Tổng tài sản trên
=
vốn cổ phần
Vốn cổ phần
 Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned ratio): chúng ta muốn
biết rằng liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức nào, có thể đem lại khoản lợi
nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà
lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay như thế nào. Nếu tỷ số này
nhỏ hơn 1 hoặc âm, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản.
Lợi nhuận trước thuế & lãi vay
Khả năng

=
thanh toán lãi vay
Lãi vay
Kết luận: Các chỉ số nợ thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên
ngoài đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp
thông tin bảo vệ chủ nợ tình huống doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
3.1.3 Phương thức đo lường rủi ro tài chính khác
Rủi ro được đề cập ở đây là khả năng xảy ra khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so
với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với hai
tham số đo lường phổ biến là lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
a. Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn
Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau:
n

E ( R)   ( Ri )( Pi )

( ∑Pi = 1 )

i 1

Ri: lợi nhuận ứng với biến cố i
Pi: xác suất xảy ra biến cố i
n: số biến cố có thể xảy ra
Như vậy, lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền của các lợi
nhuận có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra.
Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ
vọng, người ta dùng độ lệch chuẩn (). Độ lệch chuẩn chính là căn bậc hai của
phương sai:
n


 

 R

 E ( R) ( Pi )
2

i

i 1

b. Hệ số biến đổi (Coefficient of variation - CV)
Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so
sánh rủi ro nếu như quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Để khắc phục tình trạng
này, chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi:
CV 

SVTH: Trương Thị Huyền Trang


E (R )

10


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ phần kết hợp với rủi

ro mất khả năng chi trả phát sinh do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính. Khi
doanh nghiệp gia tăng tỷ trọng nguồn tài trợ có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn
vốn thì dòng tiền tệ cố định chi ra để trả lãi hoặc cổ tức cũng gia tăng. Kết quả là xác
suất mất khả năng chi trả tăng theo.
Nhiều doanh nghiệp trong những ngành khác nhau (có cấp độ khác nhau về
đòn cân định phí) có thể khác nhau về đòn cân nợ. Nhìn chung, các doanh nghiệp lệ
thuộc vào rủi ro kinh doanh cao có khuynh hướng sử dụng tương đối ít nợ hơn những
doanh nghiệp chỉ có mức rủi ro kinh doanh hạn chế. Nhưng những doanh nghiệp sử
dụng nhiều nợ vay sẽ có mức rủi ro tài chính cao hơn doanh nghiệp sử dụng ít nợ
vay. Tuy nhiên, những khuynh hướng vừa nêu trên là bình thường.
Các chỉ số để đo lường rủi ro tài chính là:
 Hệ số biến đổi của EBIT (CVEBIT = EBIT/ E(EBIT))
 Độ bẩy tài chính (DFL)
 Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên cổ phần (EPS)
 Hệ số biến đổi của EPS ( CVEPS = EPS/ E(EPS))
Cần lưu ý cách tính độ lệch chuẩn của EPS như sau:
( EBIT  I )(1  t )  PD (1  t )
I (1  t ) PD

EBIT 

NS
NS
NS
NS
(1  t )

 EBIT
NS


EPS 

 EPS

Các chỉ số trên càng lớn thể hiện tác động của đòn bẩy tài chính càng lớn thì
rủi ro càng cao. Tuy nhiên, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia
tăng được lợi nhuận cho cổ đông thường. Nếu sử dụng phù hợp, công ty có thể dùng
các nguồn vốn có chi phí cố định để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy
động vốn có lợi tức cố định, phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường. Điều
này thể hiện rõ hơn khi phân tích tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ
phần; quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) với lợi nhuận trên cổ phần
(EPS).
3.2 Tác động đòn bẩy tài chính lên lợi nhuận và rủi ro
3.2.1 Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio – ROA): chỉ tiêu
này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi
=
trên tổng tài sản
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity ratio – ROE): đây là chỉ
tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1 đồng vốn họ bỏ
ra để đầu tư vào công ty.
Tỷ suất sinh lợi
trên vốn cổ phần =

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

Lợi nhuận ròng

Vốn cổ phần
11


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn
cổ phần là do công ty có sử dụng nợ. Nếu công ty không có nợ thì hai tỷ số này sẽ
bằng nhau.
 Tác động nợ vay lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần thể hiện qua việc
so sánh giữa tỷ suất doanh lợi chung và lãi suất vay nợ. Sự chênh lệch giữa tỷ lệ lợi
nhuận đạt được và chi phí sử dụng vốn vay giúp doanh nghiệp biết được khả năng
chi trả lãi vay để có thể đưa ra quyết định tài trợ từ nợ vay hợp lý, quyết định này tác
động lên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần như thế nào? Đây là vấn đề rất được cổ
đông quan tâm.
Gọi NV: nợ vay, i: lãi suất vay, VCP: vốn cổ phần, TS: tổng tài sản (bằng vốn
cổ phần và nợ vay).
Công ty đầu tư tổng tài sản bằng vốn cổ phần thì toàn bộ lợi nhuận hoạt động
sẽ thuộc về cổ đông. Nếu đầu tư tổng tài sản bằng cả vốn cổ phần lẫn vốn vay thì lợi
nhuận hoạt động sẽ trừ đi chi phí lãi vay trước khi cổ đông nhận được lợi nhuận của
mình.
Khi tỷ suất sinh lợi chung lớn hơn lãi suất cho vay:
EBIT
i
TS
EBIT (TS  VCP )

 NV .i  0

TS
EBIT .VCP
 EBIT  NV .i 
TS
EBIT  NV .i EBIT


i
VCP
TS

Ngược lại, khi tỷ suất sinh lợi chung nhỏ hơn lãi suất cho vay thì:
EBIT
i
TS
EBIT (TS  VCP )

 NV .i  0
TS
EBIT .VCP
 EBIT  NV .i 
TS
EBIT  NV .i EBIT


i
VCP
TS

=> Kết luận: đòn cân nợ có tiềm năng làm tăng tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ

phần nhưng đồng thời cũng đem lại cho vốn cổ phần một nguy cơ rất lớn: nếu tỷ suất
doanh lợi chung cao hơn lãi suất vay nợ, thì tỷ suất doanh lợi trên vốn cổ phần sẽ trở
nên cao hơn. Trái lại, nếu tỷ suất doanh lợi chung thấp hơn lãi suất vay nợ, tỷ suất
doanh lợi trên vốn cổ phần sẽ trở nên thấp hơn cả chi phí trả lãi vay.
3.2.2 Phân tích mối quan hệ EBIT (Earnings before interest and taxs)
– EPS (Earnings per share)
Phân tích mối quan hệ EBIT – EPS là phân tích sự ảnh hưởng của những
phương án tài trợ khác nhau đối với lợi nhuận trên cổ phần. Từ sự phân tích này,
SVTH: Trương Thị Huyền Trang

12


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

chúng ta sẽ tìm ra một điểm bàng quan (indifferent point). Dù phối hợp các phương
án tài trợ thế nào thì công ty cũng kỳ vọng EPS cao, tuy nhiên tại EBIT bàng quan thì
phương án tài trợ nào cũng đều mang lại EPS như nhau.
Dựa vào công thức trên đây, chúng ta có thể xác định điểm bàng quan bằng
một trong hai phương pháp: phương pháp đại số và phương pháp hình học.
Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp đại số
Áp dụng công thức tính EPS theo EBIT cho mỗi phuơng án, sau đó thiết lập
phương trình cân bằng như sau:
( EBIT1, 2  I1 )(1  t )  PD1
NS 1




( EBIT1, 2  I 2 )(1  t )  PD 2
NS 2

Trong đó:
EBIT1,2: EBIT bàng quan giữa 2 phương án tài trợ 1 và 2.
I1, I2: lãi phải trả ứng với phương án 1 và 2.
PD1, PD2: cổ tức cổ phiếu ưu đãi theo phương án 1 và 2.
NS1, NS2: số cổ phần thông thường ứng với phương án 1 và 2.
Xác định điểm bàng quan bằng phương pháp hình học
Sử dụng đồ thị biểu diễn quan hệ giữa EBIT và EPS để có thể tìm ra được điểm
bàng quan, tức là điểm giao nhau giữa các phương án tài trợ ở đó EBIT theo bất kỳ
phương án nào cũng mang lại EPS như nhau. Để làm điều này, chúng ta xây dựng đồ
thị xác định điểm bàng quan theo ba phương án như hình vẽ sau:
EPS

Nợ

CP ưu đãi
CP thường

Điểm bàng quan
EBIT

Đối với mỗi phương án, lần lượt vẽ đường thẳng phản ánh quan hệ giữa EPS
với tất cả các điểm của EBIT. Tìm điểm thứ nhất bằng cách lần lượt cho EPS = 0 để
tìm ra EBIT tương ứng. Điểm thứ hai, cho EBIT bất kỳ để tìm ra EPS tương ứng.
Mỗi phương án đều xác định được hai điểm, nối hai điểm đó lại sẽ tạo thành đường
thẳng phản ánh quan hệ giữa EBIT và EPS của phương án đó.
Ý nghĩa điểm bàng quan
Từ phương pháp hình học cũng như phương pháp đại số, chúng ta tìm thấy

điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ bằng nợ và cổ phiếu thường là X. Điều
này có nghĩa là nếu EBIT thấp hơn điểm bàng quan X thì phương án tài trợ bằng cổ
phiếu thường tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ, nhưng nếu EBIT

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

13


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

vượt qua X thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ
bằng cổ phiếu thường.
Sau khi phân tích quan hệ EBIT – EPS. Các công ty có thể lựa chọn tài trợ hoạt
động kinh doanh của mình hoặc bằng nợ vay, cổ phần ưu đãi hay vốn cổ phần để tận
dụng tối đa lợi ích từ đòn bẩy tài chính. Nếu như thế, các công ty phải được tài trợ
hoặc là toàn bộ nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay toàn bộ vốn cổ phần. Nhưng nếu giải
pháp tốt nhất là kết hợp tất cả các phương án tài trợ, vậy tỷ lệ mỗi loại là bao nhiêu là
tốt nhất? Chúng ta sẽ thảo luận các khía cạnh chủ yếu của nợ vay so với vốn cổ phần
hay cơ cấu vốn (chỉ xem xét nợ vay đại diện cho nguồn tài trợ có chi phí cố định và
vốn cổ phần) như thế nào để mang lại lợi nhuận trên mỗi cổ phần cao nhất.
Hình vẽ mối quan hệ giữa EBIT, EPS và đòn cân nợ
EPS
Nợ vay nhiều
∆EPSA

Nợ vay ít


∆EPSB

Vốn cổ phần

0
∆EBIT

EBIT

Hình trên thể hiện quan hệ giữa EBIT – EPS trong những kế hoạch tài trợ khác
nhau. Tỷ lệ nợ càng cao độ dốc các đường biểu diễn càng lớn, điều này ngụ ý rằng
độ nhạy cảm của EPS đối với sự thay đổi của EBIT là rất lớn. Sử dụng đòn bẩy tài
chính phóng đại thu nhập cả dương và âm cho cổ đông, khi EBIT vượt qua điểm hòa
vốn sự gia tăng EBIT làm EPS tăng cao hơn đối với phương án sử dụng nhiều nợ vay
hơn. Ngược lại, khi chưa đạt đến EBIT hòa vốn, thậm chí bằng 0 thì phương án có
đòn bẩy tài chính lớn hơn làm EPS âm càng nhiều.
Các thay đổi về sử dụng nợ sẽ tạo nên các thay đổi EPS. Khi tỷ lệ nợ trên tài
sản càng cao làm EPS kỳ vọng gia tăng. Mặc dù các chi phí lãi suất tăng, nhưng tác
động này được bù trừ nhiều hơn do số lượng cổ phiếu đã phát hành sụt giảm khi nợ
vay được thay thế cho vốn cổ phần, đồng thời nó cũng làm tăng rủi ro.
4 Tổng hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính
Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt động, sẽ tạo ra
đòn bẩy tổng hợp (Combined or total leverage). Như vậy, đòn bẩy tổng hợp là việc
công ty sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định. Khi sử dụng
kết hợp, đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có tác động đến EPS khi số lượng
tiêu thụ thay đổi qua hai bước. Bước thứ nhất, số lượng tiêu thụ thay đổi làm thay đổi
EBIT (tác động của đòn bẩy hoạt động). Bước thứ hai, EBIT thay đổi làm thay đổi
EPS (tác động của đòn bẩy tài chính). Để đo lường mức độ biến động của EPS khi số
lượng tiêu thụ thay đổi người ta dùng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (degree of total
leverage – DTL).


SVTH: Trương Thị Huyền Trang

14


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Độ bẩy tổng hợp của công ty ở mức sản lượng (hoặc doanh thu) nào đó bằng
phần trăm thay đổi của EPS trên phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).
Độ bẩy tổng hợp (DTL)
ở mức Q đơn vị (hoặc S đồng)

Phần trăm thay đổi EPS
=
Phần trăm thay đổi sản lượng
(hoặc doanh thu)

Về mặt tính toán, độ bẩy tổng hợp (DTL) chính là tích số của độ bẩy hoạt động
với độ bẩy tài chính:
Phần trăm thay đổi EBIT
Phần trăm thay đổi EPS
DTL =

Phần trăm thay đổi EBIT
Phần trăm thay đổi sản lượng
(hoặc doanh thu)
DTLQ đơn vị hoặc S đồng = DOL × DFL

Thay vào công thức tính DOL, DFL ta có được:

DTLS 

S V
(V: tổng biến phí)
EBIT  I  PD /(1  t )

Tóm lại: Đòn bẩy tổng hợp liên quan đến việc sử dụng chi phí cố định nhằm nổ
lực gia tăng EPS cho cổ đông khi sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu tăng. Tác động
của đòn bẩy tổng hợp được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tổng hợp (DTL). Tác động
này tổng hợp từ tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy hoạt
động liên quan đến việc sử dụng chi phí hoạt động cố định nhằm nổ lực gia tăng lợi
nhuận hoạt động trước thuế và lãi (EBIT). Tác động của đòn bẩy hoạt động được đo
lường bằng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (DOL). Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc
sử dụng chi phí tài trợ cố định nhằm nổ lực gia tăng EPS cho cổ đông. Tác động của
đòn bẩy tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu độ bẩy tài chính (DFL). Giám đốc tài
chính cần lưu ý rằng đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu doanh nghiệp
đạt được EBIT ít hơn định phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định thì sử dụng đòn
bẩy có thể làm giảm lợi nhuận của các cổ đông, khái niệm đòn bẩy làm sáng tỏ các
đánh đổi rủi ro – lợi nhuận của nhiều loại quyết định tài chính khác nhau.

  

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

15


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro


GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN
& RỦI RO CỦA CTY
1 Giới thiệu chung về cty Delta AGF
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF, tên tiếng Anh: Delta AGF
investment & construction joint stock company, được thành lập theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 5203000062 ngày 02/04/2007. Cố đông sáng lập là công
ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) chiếm giữ 51% vốn điều lệ
nhằm tách một số mảng hoạt động của Agifish như dịch vụ kỹ thuật, chế tạo máy,
chế biến bột cá…cho công ty chuyên trách để mở rộng phát triển, do đó công ty cổ
phần Delta AGF ra đời có tiền thân từ xí nghiệp Dịch vụ kỹ thuật thuộc Agifish.
Công ty có trụ sở chính đặt tại số 18, quốc lộ 91, phường Mỹ Thạnh, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang, có một bộ phận xây dựng và 4 xí nghiệp trực thuộc.


Xí nghiệp Bê tông.



Xí nghiệp Chế biến bột cá ở huyện Châu Thành, An Giang.



Xí nghiệp Cơ điện lạnh tại phường Mỹ Thạnh, An Giang.




Xí nghiệp Dịch vụ kỹ thuật tại phường Bình Đức, AG.



Những hoạt động chính của công ty



Hoạt động huy động vốn, mua cổ phần.

 Sản xuất và mua bán thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản (bột cá…),
các loại dầu sinh học và nguyên liệu phục vụ ngành y tế, công nghiệp từ mỡ cá.


Dịch vụ kỹ thuật, cơ điện lạnh.

 Mua bán vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản
xuất không mang tính độc hại.
 Lắp ráp và mua bán các thiết bị máy móc công nghiệp (trạm trộn bê tông
cement thương phẩm, bê tông nhựa nóng,…) phục vụ cho các công trình. Sản xuất bê
tông tươi.
 San lấp mặt bằng, xây dựng công trình dân dụng, thủy lợi, giao thông,
công trình công nghiệp (như cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ nghệ lạnh…), thực hiện các dự
án BOT và tương đương.
 Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp, thiết kế
nội thất, ngoại thất công trình. Tư vấn giám sát chất lượng công trình.


Thành quả và vị thế trên thị trường


Trong năm 2007, công ty vừa xây dựng cơ bản vừa hoạt động kinh doanh được
8 tháng nhưng đã đạt doanh thu 62,4 tỷ đồng. Lợi nhuận hoạt động 4,4 tỷ đồng.


Xí nghiệp bột cá

Thị trường nguyên liệu ổn định từ công ty Agifish, AFA, Việt An. Thành phẩm
từ xí nghiệp bột cá chủ yếu là bột cá và mỡ cá. Sự ưu thế do được chuyển giao những
SVTH: Trương Thị Huyền Trang

16


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

khách hàng thân tín trong và ngoài nước từ công ty Agifish như: Su seafood Co.ltd,
Badavina Co.ltd (Hàn Quốc), Sojitz (Nhật), I.B.C Co.ltd (Singapore) và các nhà máy
thức ăn thủy sản, gia súc trong nước như: công ty Tuấn Minh (Hà Nội), cty CiBi Việt
Nam (Biên Hòa), cty thức ăn gia súc Lái Thiêu, cty Long Văn…đã đem lại doanh thu
hiện tại cho công ty 10 tỷ đồng /tháng. Hiện nay hai mặt hàng này đang thiếu hụt bởi
hàng loạt các nhà máy thức ăn thủy sản, gia súc ra đời. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
có xu hướng đang tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ chính là cty cổ
phần Nam Việt, từ ngày 01/03/2008 xí nghiệp bắt đầu hoạt động 2 dây chuyền bột cá
với công suất 300 tấn nguyên liệu /ngày. Doanh thu năm 2008 ước tính khoảng 304
tỷ đồng.
 Bê tông tươi: đang hoạt động tốt và có thị phần lớn bởi vì chỉ có một đối
thủ cạnh tranh nhưng máy móc thiết bị của họ rất cũ, trong khi nhu cầu sử dụng bê
tông tươi ngày càng lớn. Chính vì vậy, xí nghiệp đang mở rộng thị trường ở Châu

Phú, Châu Đốc, Thốt Nốt, Lấp Vò,…Dự tính doanh thu năm 2008 đạt khoảng 38 tỷ
đồng.
 Cơ điện lạnh: đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc lắp đặt hệ thống
máy móc ngành thủy sản. Xí nghiệp Cơ điện lạnh đã được đầu tư tương đối hoàn
chỉnh. Các sản phẩm cơ khí chia thành bốn nhóm sau:
Nhóm cơ khí sắt thép: sản xuất khung kèo thép, cầu sắt, khung sắt…
Nhóm cơ khí Inox – nhôm: sản xuất các trang thiết bị cung cấp cho các nhà
máy chế biến thủy sản như dây chuyền sản xuất cá, bàn chế biến, máy tăng trọng,
khung cửa Inox, khung nhôm kính, tủ bảo hộ lao động…
Nhóm cơ khí nghiên cứu: chế tạo sản phẩm mới như máy bơm cá, băng chuyền
IQF, tái đông, mạ băng, dây chuyền sản xuất có tự động hóa tính toán định mức và
kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Nhóm lắp đặt cơ điện lạnh: lắp đặt khung kèo, lắp đặt điện, lắp đặt hệ thống
lạnh…
Với các sản phẩm cơ khí khá đa dạng nên có nhiều lợi thế trong hoạt động
doanh đem lại hiệu quả đáng kể. Xí nghiệp đang thực hiện hợp đồng cung cấp và lắp
đặt thiết bị cho Afiex trị giá 7,2 tỷ; hợp đồng lắp đặt hệ thống điện thị xã Châu Đốc
1,5 tỷ; lắp đặt máy móc cho nhà máy AGF8 giá trị 90 tỷ đồng.
 Dịch vụ vận hành bảo trì: với lực lượng công nhân lành nghề, có kinh
nghiệm vận hành bảo trì hệ thống cấp đông cho các nhà máy đông lạnh, chế biến
thủy hải sản. Thị trường ổn định tại các nhà máy đông lạnh của công ty Agifish với
các khách hàng là AGF7, AGF8, AGF9, AGF360, xí nghiệp dịch vụ thủy sản và các
bộ phận trực thuộc công ty Agifish. Nguồn doanh thu ổn định trên đơn giá khoán sản
phẩm được thỏa thuận và các khoản thu từ dịch vụ phát sinh khi có yêu cầu, điều đó
đã tạo doanh thu trên 12 tỷ /năm.
 Xây dựng: có kinh nghiệm thiết kế xây dựng công trình công nghiệp
chuyên ngành chế biến thủy sản như nhà máy AGF9 có giá trị 148 tỷ đồng. Với lực
lượng có cán bộ có năng lực, công ty có đủ khả năng cạnh tranh thể hiện qua việc
thắng 3 gói thầu Bãi xử lý rác thuộc dự án phát triển du lịch Mekong, vừa hoàn tất
công trình AGF8 với giá trị khoảng 25 tỷ đồng. Hiện đang thi công công trình ký túc

xá đại học An Giang với giá trị 34 tỷ, công trình tổ hợp giảng đường đại học An

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

17


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Giang với giá trị 14 tỷ, công trình thuộc nguồn vốn ADB tại Châu Đốc với giá trị 37
tỷ. Dự tính doanh thu năm 2008 đạt khoảng 150 tỷ đồng.


Các dự án đầu tư đã hình thành và đang thực hiện

Dự án đầu tư kho lạnh 10.000 pallet, kho lạnh Mỹ Thới tại cụm cảng Mỹ Thới,
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tổng vốn đầu tư 117.924 tỷ đồng, công ty
Delta AGF đầu tư 100%.
Dự án đầu tư vốn vào công ty Kho Lạnh Anpha tại khu công nghiệp Long Hậu,
huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Tổng vốn đầu tư 40 tỷ, công ty đầu tư 40%.
Dự án đầu tư vốn vào công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Anpha tại Vĩnh
Thạnh, tỉnh Cần Thơ. Tổng vốn đầu tư 40 tỷ, công ty đầu tư 10%.
Đầu tư vốn vào một số công ty cổ phần khác bằng cách mua lại cổ phiếu, dự
kiến giá trị đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.
Đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ công trình giao thông cầu đường.
Giá trị đầu tư khoảng 18 tỷ đồng.
Đầu tư hoàn thiện mặt bằng sản xuất tại cụm văn phòng công ty bao gồm: nhà
xưởng, hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống thoát nước, cầu cảng vận chuyển

hàng hóa…
Phát triển các dự án đầu tư bất động sản, hạ tầng khu công nghiệp, cao ốc
khách sạn, văn phòng cho thuê…
1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty đã hình thành và đang dần hoàn
thiện. Những nhiệm vụ, trách nhiệm phù hợp ở từng phòng ban, tương ứng với chức
vụ để các hoạt động công ty được phối hợp nhịp nhàng và có trách nhiệm.


Ban giám đốc: gồm 1 tổng giám đốc, 4 phó tổng giám đốc, kế toán trưởng.

Ban giám đốc quản lý, điều hành, giám sát toàn công ty. Phân công phụ trách
các bộ phận cụ thể để quản lý và có hành động chấn chỉnh kịp thời.
Trên cơ sở định hướng cho toàn công ty, cá nhân phụ trách đề ra các sách lược
hoạt động của bộ phận mình cho hợp lý đem lại hiệu quả cao nhất.
Phương thức quản trị của công ty: các phòng ban nghiên cứu đề xuất kế hoạch,
chiến lược kinh doanh, tài chính…trình ban giám đốc xem xét quyết định, hoặc trình
hội đồng quản trị phê duyệt để thực hiện theo thẩm quyền.


Các phòng ban trực thuộc

Phòng tổ chức hành chính
Xây dựng qui chế làm việc cho toàn công ty.
Trình tự thu tuyển nhân viên, nội qui làm việc của nhân viên. Chú ý công tác
đào tạo, thu tuyển nguồn nhân lực có trình độ cao ở các khâu: quản lý dự án, đấu
thầu, mua bán hàng, đầu tư tài chính.
Xây dựng tiêu chuẩn nhân viên, lao động giỏi, tiêu chuẩn nhân viên ưu tú để
làm cơ sở cho các kỳ khen thưởng như: tết âm lịch, tết dương lịch, lễ quốc khánh 2/9,
giải phóng miền nam 30/4.


SVTH: Trương Thị Huyền Trang

18


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương

Chế độ báo công, báo sổ trong quản lý nội bộ. Công tác kiểm tra hồ sơ, phát
hành hồ sơ, văn bản. Quản lý con dấu của công ty. Mẫu mã, in ấn…
Công tác quản lý bảo vệ tài sản công ty, công tác bảo vệ mạng, bảo vệ dữ liệu
trên máy tính.
Công tác tham mưu các chế độ, chính sách lao động tiền lương, bảo hiểm xe,
chế độ đào tạo. Chuẩn hóa các hoạt động quản trị của công ty theo ISO. Huấn luyện
từng bộ phận về an toàn lao động.
Xây dựng hệ thống quản lý, truy cập thông tin mới về các văn bản liên quan,
cũng như thông tin đấu thầu, thông tin về đối tác, đối thủ…
Chương trình quảng cáo cho công ty, xây dựng cataloge, hồ sơ năng lực của
công ty để tham gia đấu thầu, hồ sơ các xí nghiệp và phòng ban khác trong công ty
để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Phòng kế toán
Tập trung hoàn thiện hệ thống kế toán tại các xí nghiệp sản xuất, công tác
thống kê trong kế toán để làm cơ sở tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản xuất, các
định mức thực tế và hao phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, điện năng, giá bán sản phẩm.
Quản lý chi tiết các chi phí quản lý, giá mua, giá bán sản phẩm. Phân tích được
các yếu tố để đề ra biện pháp thực hiện nhằm giảm thiểu những chi phí bất hợp lý,
tiết kiệm. Quản lý nhanh, gọn các chi phí của công trình xây dựng cơ bản để giảm
thiểu thiệt hại và tính hiệu quả của công trình.

Tham mưu cho ban giám đốc về việc sử dụng các nguồn vốn để đầu tư dự án,
tài chính, phương án trả lãi vay. Chuẩn bị tốt phương án tăng vốn cho toàn bộ hoạt
động của công ty bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi. Đầu tư cổ
phiếu vào các công ty, cổ phiếu tiềm năng.
Thực hiện chế độ kiểm toán báo cáo tài chính, bảng cáo bạch trình Đại hội
đồng cổ đông, ban kiểm soát công ty.
Phòng quản lý dự án
Điều hành và kiểm tra hiệu quả đấu thầu, các dự án đầu tư, công trình thi công,
trong quá trình thực hiện phải xem xét tính khả thi của dự án từ nhiều khía cạnh,
tham gia hoàn công và quyết toán các công trình. Kế hoạch phát triển sản phẩm, mở
rộng các mảng kinh doanh, dịch vụ khác.
Phân tích được hiệu quả các dự án sẽ đầu tư, phát triển dự án mới cho công ty
như: đầu tư bất động sản, đầu tư nhà máy sản xuất, đầu tư tài chính, cổ phiếu vào các
cổ phiếu tiềm năng.
Tăng cường thu thập và xử lý thông tin về đấu thầu xây dựng cơ bản – hạ tầng,
dự án phát triển của tỉnh, vùng xung quanh (kể cả phường, xã), các dự án phát triển
của đối tác.
Phòng thiết kế xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ chế tự cân đối cho phòng. Nguồn thu từ chi phí thiết kế các dự án,
công trình.
Hồ sơ thiết kế phải được chuẩn hóa, thống kê kỹ thuật, yêu cầu, thông số, mỹ
quan, cảnh quan…Hồ sơ dự toán phải chính xác, đầy đủ, hợp lý, hợp pháp.
SVTH: Trương Thị Huyền Trang

19


Tác động đòn bẩy lên lợi nhuận & rủi ro

GVHD: Th.S Trần Thị Thanh Phương


Công tác cập nhật thông tin, dữ liệu kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo.
Củng cố nâng cao trình độ, quy trình giám sát cho từng công trình, nắm vững
kỹ thuật và biện pháp thi công, tổ chức thi công tại công trường. Tham gia hoàn
công, quyết toán các công trình đã thực hiện.


Các xí nghiệp trực thuộc

Xí nghiệp Chế biến bột cá
Nhà máy chế biến bột cá đi vào hoạt động với công suất 300 tấn nguyên liệu
phụ phẩm/ngày, sản xuất tạo ra 60 tấn bột cá, 60 tấn mỡ cá, và bán sản phẩm tươi
khoảng 70 tấn/ngày. Do đó việc thu mua nguyên vật liệu đòi hỏi phải thật năng động,
nắm bắt nhanh giá cả thị trường như: giá phụ phẩm, giá than đá, giá trấu, giá bột
mì…Đồng thời phải dự phòng cho sản xuất một cách hợp lý để chủ động điều hành
được giá thành sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần phải liên tục nắm bắt thông tin thị
trường tiêu thụ sản phẩm bột cá về giá cả, chất lượng…để đưa sách lược điều chỉnh,
giá chào hợp lý trong điều hành bán hàng.
Thực hiện việc đăng ký các chỉ tiêu, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cũng như
quản lý để xuất khẩu và xây dựng thương hiệu. Tích cực hợp tác với các đối tác, viện
nghiên cứu sản xuất dầu Bio Diesel, chuyển hóa mỡ cá thành dầu cá cao cấp.
Tổ chức sản xuất đảm bảo sản lượng và chất lượng sản phẩm, chủ yếu là bột cá
và dầu cá. Duy trì và phát huy sản xuất phụ phẩm dạng thủ công, đưa ra thị trường
một số mặt hàng mới như: chả cá từ vụn cá tra, bao tử cá, da cá, bong bóng cá…
Tổ chức các bộ phận phụ trợ phục vụ cho sản xuất như: kho chứa bột cá, mỡ
cá, bao bì, in ấn bao bì bột cá, thùng phuy chứa mỡ cá, cách thức vận chuyển, giao
hàng, đảm bảo theo các cam kết với khách hàng.
Trong quản lý sản xuất đảm bảo an toàn lao động và xử lý môi trường tốt nhất
về mùi và nước thải.
Xí nghiệp Bê tông

Việc vận hành trạm trộn, đội xe bơm hiện đã ổn định và rất thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh. Chuẩn bị một quỹ đất tốt thuận lợi giao thông thủy bộ để đặt trạm
lâu dài.
Hệ thống kiểm soát giá thành sản xuất bê tông thương phẩm, giá nguyên vật
liệu, điện năng tương đối hiệu quả…Xây dựng đơn giá bán 1m3 bê tông thương
phẩm cho hợp lý và mang tính cạnh tranh cao.
Tích cực, năng động khảo sát, tiếp thị tất cả các công trình ở các địa bàn Long
Xuyên, Châu Đốc, Châu Phú, Phú Hòa, Vàm Cống, Thốt Nốt (thuận tiện giao thông,
cầu đường). Mở rộng thêm các ngành nghề khác của bê tông, tăng cường các hoạt
động dịch vụ khác.
Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm bê tông, quy trình lấy mẫu và
kiểm tra mẫu. Công bố tiêu chuẩn chất lượng bê tông Delta AGF.
Xí nghiệp Cơ điện lạnh
Hoàn chỉnh các bộ phận chức năng của xí nghiệp: bộ phận thiết kế chi tiết sản
phẩm, bộ phận thống kê chi tiết vật tư sản xuất sản phẩm, kế hoạch sản xuất và tiến
độ thực hiện công trình của xí nghiệp.

SVTH: Trương Thị Huyền Trang

20


×