Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

rối loạn cảm giác tri giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.02 KB, 17 trang )

RỐI LOẠN CẢM
GIÁC TRI GIÁC
BsCKII. NGUYỄN HOÀNG ĐIỆP


KHÁI NIỆM VỀ CẢM GIÁC, TRI GIÁC
CẢM GIÁC


Cảm giác là một hoạt động tâm lý đơn giản nhất, nó mở đầu
cho hoạt động nhận thức và mở đầu cho đời sống tâm lý của
con người.



Khối lượng của cảm giác rất lớn. Theo Xetrenop thì trung
bình 5 giây có một pha cảm giác thị giác thì 12 h/ngày có
8000 đơn vị cảm giác qua mắt,



Đối với động vật cảm giác là hình thức định hướng cao nhất
trong môi trường sống.



Đối với con người cảm giác chỉ là khởi đầu của quá trình
nhận thức.


KHÁI NIỆM VỀ CẢM GIÁC, TRI GIÁC


TRI GIÁC


Quá trình nhận thức hình thành sự vật và hiện tượng của nó
với đầy đủ thuộc tính gọi là quá trình tri giác.



Tri giác là quá trình tâm lí có khả năng tổng hợp các thuộc
tính riêng lẻ của các hiện tượng sự vật lại để nhận thức toàn
bộ các hiện tượng sự vật ấy.



Tri giác hình thành từ các cảm giác nhưng là quá trình cao
hơn nó không chỉ đơn giản là quá trình cộng các cảm giác mà
là một quá trình tổng hợp phức tạp.


RỐI LOẠN CẢM GIÁC TRI GIÁC
1. Tăng cảm giác:


Đây là hiện tượng tăng cảm thụ với kích thích do giảm ngưỡng kích
thích vì vậy với một kích thích trung bình, hoặc nhẹ, BN cho là quá
mạnh không chịu được.

VD: BN tổn thương thần kinh thì tăng cảm giác đau.



Ở người bình thường cũng có thể xuất hiện tăng cảm giác đó là khi
cơ thể mệt mỏi, phụ nữ ở thời kì kinh nguyệt…



Ở BN tâm thần hiện tượng tăng cảm giác có thể là biểu hiện ban
đầu của một loạn thần đặc biệt là loạn thần cấp nhất thời.

2. Giảm cảm giác.


Đây là hiện tượng giảm cảm thụ với kích thích do ngưỡng kích
thích tăng lên. Do đó, BN không Tri giác được các kích thích nhẹ và
tri giác mơ hồ, không rõ ràng các kích thích thông thường.

VD: Tri giác cảnh vật xa xôi mơ hồ, như phủ sương khói, thức ăn nhạt
nhẽo, đèn không sáng…


Thường gặp ở các BN Trầm cảm, các BN tổn thương đồi thị…


RỐI LOẠN CẢM GIÁC TRI GIÁC
3. Loạn cảm giác bản thể:


Cảm giác bản thể là những cảm giác trong cơ quan nội tạng, cơ khớp…




Bình thường cảm giác được truyền từ thụ cảm bên trong được truyền
lên. qua trung tâm đồi thị rồi lên hồi đỉnh lên. Não bộ sẽ sử lí các thông
tin ra quyết định đáp ứng và không đáp ứng với các cảm giác nào.



Bình thường con người hầu như không có cảm giác gì về các hoạt động
nội tạng trong cơ thể mình, thực chất những cảm giác này bị che lấp đi
do vỏ não hoạt động theo cơ chế chiếm ưu thế ở một điểm và cảm giác
bản thể chỉ ở dưới dạng tiềm thức không bị lộ ra dưới dạng ý thức.



Khi BN bị rối loạn tâm thần các cảm giác bản thể này được “phóng to” ra
ở dạng ý thức đó là: các cảm giác đa dạng lạ lùng vô cùng khó chịu, đau
đớn, nặng nề, nóng lạnh, điện giật trong não…



Thường gặp trong Trầm cảm, nghi bệnh…


RỐI LOẠN CẢM GIÁC TRI GIÁC
4. Ảo tưởng


Là hiện tượng trị giác sai lệch toàn bộ một sự vật hiện tượng có trong
thực tế khách quan.




Một người bình thường cũng có thể có ảo tưởng khi trong trạng thái
mệt mỏi.

Có 3 loại ảo tưởng:
a. Ảo tưởng cảm xúc: xuất hiện trong trạng thái cảm xúc căng thẳng, chờ
đợi hoặc nghi ngờ.
b. Ảo tưởng lời nói: BN nghe lời nói bị sai lệch đi.
Thường gặp trong trầm cảm.
c. Ảo ảnh kì lạ: Là những ảo tưởng về thị giác kì lạ, phong phú và sinh
động đến dồn dập thay thế lẫn nhau thay thế những hình ảnh có thật
bên ngoài, thường xuất hiện ngoài ý muốn của BN.


Thường gặp ở giai đoạn đầu của tâm thần phân liệt, loạn thần cấp…


1. Khái niệm:


Ảo giác

Là hiện tượng BN tri giác như có thật về một hiện tượng sự vật không
có trong thực tế khách quan (Tri giác không có đối tượng).



Ảo giác đối với BN là một tri giác có thật vì cảm giác chủ quan của BN
là có thật, BN tin tưởng hoàn toàn và nó có thể chi phối các hoạt động,
hành vi tác phong cảm xúc của người bệnh.




Ảo giác xuất hiện và mất đi không theo ý muốn của bệnh nhân, nó
thường kèm theo các rối loạn về tư duy chi phối chúng và củng cố
chúng, Ảo giác có thể xuất hiện từ từ hoặc dồn dập


Phân loại Ảo giác
Có thể phân nhiều loại dựa vào kết cấu, giác quan và thái độ người bệnh.
a. Theo kết cấu
 Ảo giác thô sơ: không có hình ảnh rõ nét, một đám khói, ……
 Ảo giác phức tạp: Có hình thù rõ ràng, lời nói hình ảnh rõ ràng…
b. Theo giác quan.
 Ảo thanh: Tiếng chuông, tiếng vọng từ vũ trụ tiếng người nói chuyện
trò….
 Vị trí xuất chiếu ảo thanh có thể từ xa có thể gần ngay trong đầu …
 Cường độ có thể chỉ thoáng qua nhưng có thể kéo dài xuất ngày đêm
Có thể dao động ngày đêm Có ảo thanh chỉ xuất hiện khi có kích thích
khác ..
 Đối tượng có thể là tiếng nói của người quen hoặc lạ, giới khác nhau.
Có thể một người hoặc của nhiều người. …
 Ảo thanh có thể chi phối hoặc không chi phối bệnh nhân như: Ảo thanh
ra lệnh hoặc bình phẩm …
 Thái độ trước ảo thanh: BN có thể tin vào ảo thanh và làm theo không
hề nghi ngờ. Nhưng có thể BN khó chịu, nghi ngờ ảo thanh …


Phân loại Ảo giác



Ảo thị: Thường gặp sau ảo thanh. thường kết hợp với ảo thanh. Thường
gặp hình ảnh một người, một hình tượng, kích thước đa dạng. Có thể là ảo
thị không có hình thù ….. Có loại ảo thị tự thấy,.. tự thấy các bộ phận trong
cơ thể mình.



Kích thước: Có những ảo thị nguyên kích thước như bình thường. Có
những ảo thị tí hon, ảo thị không lồ.



Mầu sắc có thể BT có thể nhợt nhạt hoặc sặc sỡ chói lóe.



Thuộc tính có khi đầy đủ mọi thuộc tính. Có khi chỉ là hình ảnh đơn dạng
một bộ phận nào đó như: chỉ thấy một mắt, một cái tay hay chân…



Có khi ảo thị mang tính chất nhân tạo khi tĩnh, khi động,



Về thái độ đối với ảo thị cũng đa dạng, có khi say sưa ngắm nhìn có khi sợ
hãi chạy trốn.




Ảo khứu: Thường thấy mùi khó chịu, mùi mục nát,… hay đi với ảo vị



Cường độ có thể khác nhau từ thoang thoảng đến ngột ngạt.



Ảo khứu có thể nguồng gốc từ bên trong hoặc bệnh ngoài.



Thường có hoang tưởng biến hình bản thân.



Thường gặp trong loạn thần do rượu, các bệnh lí ĐK thoái triển tuổi già,
TTPL hay loạn thần thực tổn…


Phân loại Ảo giác


Ảo giác xúc giác: Đa dạng như cảm giác giống kim châm, điện giật,
sâu bọ bò trên da.



Có ảo giác xúc giác bên ngoài và bên trong




Thường gặp bệnh lí nhiễm khuẩn, đặc biệt trong loạn thần do
rượu…



Ảo giác về nội tạng: BN cảm thấy trong cac ổ cơ thể của mình
thường là ổ bụng có dị vật, sinh vật, có thể nằm yên có thể di
chuyển…như: đỉa trong tai, ếch trong dạ dầy, chân tay biến đổi, bị
sờ mó, ma quỷ nhập vào trong người.


Phân loại Ảo giác
c. Theo thái độ người bệnh.


Ảo giác thật: tính chất của ảo giác như thật, vị trí tồn tại trong không
gian hoàn toàn rõ ràng, BN không nghi ngờ và hoàn toàn tin tưởng vào
và làm theo ảo giác.



Ảo giác giả: Tính chất ảo giác thường không rõ ràng, các hiện tượng
thường mơ hồ hơn các hiện tượng cụ thể, BN có cảm giác là người
khác làm ra và bệnh nhân nghi ngờ nhưng vẫn phải làm theo (thường
gặp trong TTPL).



Phân loại Ảo giác
Theo thái độ người bệnh.(tiếp)
Dựa vào các giác quan, ta lại có các ảo giác các giác quan giả và thật.


Ảo thị giả: HẢ giống biểu tượng xuất hiện ngoài ý muốn, những cảnh tượng như
luc mê mộng, những hình ảnh giống như hồi ức tưởng tượng, những hình ảnh
bệnh trong hay nhân tạo, hình ảnh thường mơ hồ, hình người thường không đầy
đủ, bóng người lờ mờ (quái khách), không rõ nam hay nữ, già hay trẻ.



Ảo thanh giả: Đây là ảo giác giả chính thức. Tính chất thường gặp BN hay nghe
thấy tiếng nói trong đầu, tiếng nói này thường chê bai khiển trách BN. Thường
gặp trong TTPL. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.



BN nghe thấy tư duy mình như vang thành tiếng dẫn đến tư duy bị bộc lộ, bị
đánh cắp, bị làm sẵn, hồi ức làm sẵn, BN định làm gì tiếng nói trong đầu đã nói
trước.



Ảo giác giả đặc biệt là ảo thanh giả thường gặp trong hội chứng tâm thần tự
động (Thường gặp trong TTPL).



Ảo giác giả vận động: BN có cảm giác rằng có ai đó làm cho chân tay mình vận

động mặc dù BN ở trạng thái ngồi yên. Thường gặp ảo giác giả ngôn ngữ, BN
cho rằng cơ quan phát âm của mình như miệng, lưỡi như có ai đó dùng để nói.


Phân loại Ảo giác
d. Một số ảo giác đặc biệt


Ảo thanh cơ năng: ảo thanh chỉ xuất hiện khi có một âm
thanh thật xuất hiện, khi âm thanh thật mất đi thì ảo
thanh cũng biến mất.



Ảo giác dở ngủ, dỏ thức: chỉ xuất hiện lúc sắp ngủ hoặc
sắp thức, xuất hiện trong ánh sáng lờ mờ hoặc bóng tối,
ảo giác thường lặp lại với tính chất ám ảnh, định hình.


Rối loạn tri giác
6. Rối loạn tâm lí giác quan: hội chứng rối loạn tổng hợp các tri giác
giác quan
Tri giác sai thực tại: trong rối loạn này BN còn biết bản chất sự vật
hiện tượng không thay đổi. Đối tượng chỉ thay đổi một vài thuộc
tính, khía cạnh nào đấy.
VD: Nói đến cái nhà. BN có thể tri giác đúng là cái nhà nhưng có thể tri
giác sai mầu sắc, hình thức hoặc kích thước hoặc cự li nhà.


Nếu chỉ thay đổi một vài thuộc tính thì gọi là cảm giác biến hình.




Nếu có nhiều thuộc tính thay đổi thì gọi là cảm giác loạn hình



Tri giác sai thực tại có thể bao trùm toàn bộ cảnh vật xung quanh
thấy cảnh vật xung quanh như sương mờ hoặc biến đổi không
ngừng như phim ảnh hoặc nhìn im lìm như trong một bức tranh.


Rối loạn tri giác

Giải thể nhân cách: BN vẫn trí giác đầy đủ các cơ quan bộ phận
nhưng BN tri giác sai lầm về sơ đồ thân thể, như mình không có
tim, phổi, tai ở sau gáy, chân tay của mình dài ra, to ra, nhẹ như
bông, nặng như chì, cứng như đá hay mền như sáp, người mỏng…


Một số trường hợp giải thể nhân cách lại thể hiện ở khía cạnh đặc
điểm tâm lí cảm xúc, ý nghĩ, tác phong đã biến đổi, nhân cách của
mình thay đổi, cái ta mất rồi, người của ta thành hai phần, một phần
thế này một phần thế kia.



Ảo giác về sinh dục: BN cảm giác bị hiếp, bị sờ mó trực tiếp hay từ
xa. Thường kèm theo hoang tưởng bị xâm nhập.


7. Tri giác hoang tưởng: là sự kết hợp chặt chẽ giữa tri giác và tư
duy, là một hoang tưởng cảm thụ, đây là một hoang tưởng dựa vào
sự sai lệch của tri giác và tư duy.


VD: BN vấp vào một ổ gà BN nghĩ đây là một huyệt, huyệt này để
chôn mình và suy ra mình sắp chết.


HỘI CHỨNG GIẢI THỂ NHÂN CÁCH TRI GIÁC SAI THỰC TẠI



Các biểu hiện giải thể nhân cách ở F48.1: BN cảm thấy không con
tự mình suy nghĩ, tưởng tượng nhưng không phải do bị chi phối.
Cử động tác phong không còn là của mình mà trở nên xa lạ. cơ thể
tách rời không bình thường, không thiết sống. BN luôn phàn nàn
mình cảm xúc coi mình đã chết rồi.



Tri giác sai thực tại: BN cảm giác môi trường xung quanh thay đổi
tính chất do đó BN cảm nhận môi trường xung quanh là không thực
tại, xa xôi, mầu sắc là giả tạo không sinh động hay tự động hoá.



Hội chứng giải thể nhân cách - tri giác sai thực tại cũng có thể gặp
ở người bình thường sau khi mệt mỏi hoặc ở những người bị cách
li giác quan lâu như trường hợp những nhà du hành vũ trụ. Triệu

chứng sẽ không tồn tại lâu không cần can thiệp nhiều.



Hội chứng này cũng còn gặp ở người nghiện ma tuý.


Cảm ơn sự theo dõi
của các đồng nghiệp



×