Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công tác xã hộiNgười khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.09 KB, 53 trang )

Báo cáo thực tập

Trang 1
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài/ Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Người khuyết tật là một bộ phận không nhỏ của dân số thế giới, trong bất
kỳ một xã hội nào dù phát triển hay kém phát triển, dù phải hứng chịu chiến
tranh hay không phải trải qua chiến tranh cũng tồn tại một bộ phận người khuyết
tật. Việt nam có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tỷ lệ chung của toàn thế
giới, chiếm 6,4% dân số cả nước tương đương khoảng 5,3 triệu dân. Người
khuyết tật luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta cùng một số tổ chức
quốc tế. Nhà nước ta đã ban hành nhiều hệ thống văn bản cùng với việc thực hiện
các công ước Quốc tế về người khuyết tật nhằm giúp đỡ họ có cuộc sống tốt, tạo
cơ hội giúp họ hoà nhập với cộng đồng và phát triển như những người bình
thường khác.
Trung tâm Bảo trợ Người khuyết tật Thanh niên Việt Nam tại khu phố 3
phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12 là một trung tâm hỗ trợ cho người khuyết tật
được ở và học nghề tại trung tâm theo đúng tinh thần Pháp lệnh người tàn tật của
Chính Phủ, trung tâm đã thực hiện nhiều chính sách và hoạt động chăm sóc
người khuyết tật, đồng thời đề ra nhiều chính sách và hoạt động dành cho người
khuyết tật để họ hoà nhập với cuộc sống như người bình thường. Từ thực trạng
đó, em xin đề cập vấn đề "Thực trạng và một số giải pháp về công tác chăm
sóc, giúp đỡ người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ Người khuyết tật
Thanh niên Việt Nam" làm đề tài cho báo cáo An sinh xã hội và Công tác xã
hội cá nhân nhằm đi vào tìm hiểu một phần trong các chính sách, hoạt động
chăm sóc người khuyết tật của Trung tâm Bảo trợ Người khuyết tật Thanh niên
Việt Nam - một trong những trung tâm hỗ trợ tốt cho người khuyết tật của
Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12.

Sinh viên : Lê Văn Tuấn



Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Giúp bản thân nối kết lý thuyết với thực tế. Trong quá trình thực tập, vận
dụng các kiến thức kỹ năng đó học để tìm hiểu, phân tích thực trạng các hoạt
động công tác xã hội (CTXH) ở Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật Thanh niên
Việt Nam. Trên cơ sở đó đối chiếu lý luận với thực tế để hoàn thiện và nâng cao
một bước về nhận thức lý luận và thực hành nghiệp vụ CTXH đã được đào tạo.
Tạo cơ hội và điều kiện để thực hành các kỹ năng, phương pháp CTXH.
Thông qua thực tập, được tiếp cận với thực tế, với đối tượng và rèn luyện kỹ
năng, năng lực chuyên môn như: giao tiếp, tạo lập mối quan hệ, thu thập, xử lý
và phân tích thông tin trong hoạt động CTXH… tại cơ sở thực tập. Trên cơ sở đó,
trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp và năng lực
chuyên môn nghiệp vụ CTXH.
2.2. Nhiệm vụ
Hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo yêu cầu của trường, khoa, tôn trọng và
chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của đơn vị nơi thực tập;
Trong quá trình thực tập bằng những việc làm, hành động và kế hoạch cụ
thể, tham gia vào việc giải quyết một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các
hoạt động CTXH, ASXH và đề xuất giải pháp
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ Người khuyết tật thanh niên Việt

Nam.

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trung tâm Bảo trợ Người khuyết tật thanh niên Việt Nam, địa chỉ số
479/38/23 khu phố 3 phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Vấn đề nghiên cứu giúp chúng ta hiểu biết về ASXH nói riêng và tầm quan
trọng của Công tác xã hội cũng như ASXH đối với các đối tượng trong xã hội và
người khuyết tật nói riêng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề giúp chúng ta nhận thấy rõ thực trạng về Công tác xã hội,
ASXH đối với người khuyết tật hiện nay, nguyên nhân do đâu để từ đó đưa ra
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về Công tác xã hội, ASXH đối với người khuyết
tật, đảm bảo cuộc sống cho người khuyết tật.
5. Phương pháp thực hiện
5.1. Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu
Sử dụng tài liệu có sẵn, ít tốn kém về công sức, thời gian kinh phí, không
cần sử dụng nhiều người. Không phải đối thoại, không phải đối phó với phản ứng
của đối tượng nghiên cứu. Những thông tin về vấn đề mà nhà nghiên cứu quan
tâm. Tài liệu còn dùng để truyền tin hoặc bảo lưu thông tin. Đơn vị thực tập đã

được thành lập từ năm 2005 nên tài liệu về đơn vị đã có đầy đủ trên tài liệu lưu
của Phường Tân Chánh Hiệp nên việc tìm hiểu trước qua phân tích tài liệu là lợi
thế rất lớn trong quá trình thực tập tại đơn vị.

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 4

5.2. Phương pháp quan sát
Thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu nhiều chiều bằng cách tri giác
trực tiếp, ngoài ra còn đảm bảo về tính hệ thống, tính mục đích và tính kế hoạch.
Giúp cho người thực tập có cái nhìn đầy đủ khi đến địa điểm thực tập đưa ra cho
bản thân được kế hoạch, thứ tự công việc sẽ làm trong quá trình thực tập tại đơn
vị
5.3. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình thực tập thì phỏng vấn là phương pháp để thu thập thông tin
một cách cụ thể nhất qua một người hoặc nhiều người, nguồn tin từ phỏng vấn là
dựa trên cơ sở nhận thức của người được phỏng vấn về đơn vị nghiên cứu
6. Kết cấu báo cáo
Báo cáo thực tập có ba Chương chính sau:
Chương I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TRUNG TÂM
BẢO TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRỰC TIẾP AN SINH
XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG PHƯỜNG TÂN CHÁNH
HIỆP QUẬN 12.
Chương II: THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HỌT ĐỘNG

TRONG AN SINH XÃ HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC
XÃ HỘI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT.
Chương III: KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CÁ NHÂN
Chương IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 5

Cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên, thạc sĩ Lê Hồng Ngọc
Bích, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Thạc sĩ Ngô Thị Lệ Thu đã giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình em trong quá trình viết bài. Dù đã cố gắng, song bài viết không tránh
khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự cảm thông và giúp đỡ của các
thầy, cô.

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 6
PHẦN B. NỘI DUNG

Chương I

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TRUNG TÂM BẢO TRỢ
NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRỰC TIẾP AN SINH
XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA PHƯỜNG TÂN CHÁNH HIỆP
QUẬN 12.

1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Trung tâm bảo trợ Người khuyết
tật Thanh niên Việt Nam, Phường Tân Chánh Hiệp Quận 12.
Được thành lập từ năm 2005 do Tiến sĩ Trần văn Tín đứng ra xây dựng.
Câu chuyện bắt đầu với người em ruột bị khuyết tật, Tiến sĩ Trần Văn Tín đã có
suy nghĩ làm xây dựng một nơi để các bạn khuyết tật có thể sinh hoạt và hơn nữa
là được hỗ trợ về nhiều mặt như sinh hoạt cộng đồng, y tế, học văn hóa, học
nghề. Từ đó Tiến sĩ đã nuôi hy vọng đó từ khi còn là sinh viên trên giảng đường
sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ đã đi du học tại Nga sau này là Hàn Quốc, để khi về
nước Tiến sĩ với niềm đam mê sáng chế của mình đã xây dựng nên công ty Cổ
phần Tập đoàn thanh niên Việt Nam và theo đó cũng là Trung tâm bảo trợ người
khuyết tật thanh niên Việt Nam, tại Công ty Cổ phần Tập đoàn thanh niên Việt
Nam chuyên sản xuất các loại hàng điện tử như: tụ bù tiết kiệm điện, đèn typ led
tiết kiệm điện, … là từ sáng chế độc và dị của Tiến sĩ Trần Văn Tín. Nhưng điều
đặc biệt ở đây là tất cả các mặt hàng này đều từ tay các bạn khuyết tật gia công từ
những bước đầu tiên đến bước cuối cùng là đóng gói, đóng thùng xuất đi. Các
bạn khuyết tật tạo đây được đào tạo từ chính Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật
khi thành thạo nghề các bạn sẽ được chính thức là công nhân tại công ty của Tiến
sĩ Trần Văn Tín. Tại Trung tâm nhận sinh hoạt và đào tạo cho các bạn khuyết tật
từ 16 tuổi trở lên có thể tự sinh hoạt cá nhân, các bạn vào trung tâm có thể sinh

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT



Báo cáo thực tập

Trang 7

hoạt tại trung tâm miễn phí hoàn toàn, nếu có nhu cầu học nghề của Trung tâm
thì sẽ học vào ban ngày, muốn học văn hóa sẽ được trợ cấp và giới thiệu của
trung tâm để đi học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận 12. Trung tâm
hoạt động đến nay đã hơn 13 năm, đã giúp đỡ rất nhiều các bạn khuyết tật có tay
nghề việc làm ổn định.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Trung tâm nhận các học viên là người khuyết tật có thể tự sinh hoạt cá nhân
và từ 16 tuổi trở lên vào sinh hoạt miễn phí. Tại trung tâm các bạn được hỗ trợ về
y tế, giáo dục, thể thao, được hỗ trợ chổ ở, cơm nước đầy đủ. Các bạn được học
nghề điện tử tại trung tâm, có 2 lựa chọn cho các bạn sau khi thành thạo nghề là
được nhận làm tại công ty chuyên sản xuất hàng điện tử của Công ty tập đoàn
Thanh niên Việt Nam do chính Tiến sỹ Trần Văn Tín làm Giám đốc, hai là trở về
quê hương tự phát triển tay nghề hoặc vào một công ty nào khác theo nhu cầu cá
nhân mình trung tâm không gò bó không bắt cam kết gì cả.

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 8


1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy
Giám đốc
Trung tâm

Quản lý chung

Quản
lý hỗ
trợ

Quản lý
sinh
hoạt

Nhân
viên

Quản
lý đào
tạo

Học
nghề

1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động
Giám đốc: Nguyễn Thành Tài (Là một trong những người học trò đầu tiên của
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Tín khi thành lập Trung tâm bảo trợ)
Quản lý chung: Đào Phi Hà (quản lý chung)
Quản lý hỗ trợ: Nguyễn Văn Hà (quỹ hỗ trợ, liên kết công ty, nhà hảo tâm)

Quản lý sinh hoạt: Trần Thị Hoa
Quản lý đào tạo: Trần Hoàng Tuấn
Nhân viên: 7 người (là các bạn khuyết tật thành nghề từ trung tâm)

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 9

Học nghề: 17 người (là các bạn khuyết tật)
1.4. Các chính sách, chế độ với cán bộ, nhân viên
Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về chế
độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các đơn vị
sự nghiệp công lập, gồm: Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 quy định
chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác cơ sở y tế
công lập; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 14/10/2012 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, trong đó quy định
chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,
nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Theo những quy định trên, cán bộ, nhân viên làm việc tại Trung tâm được áp
dụng chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi theo qui định của nước. Ngoài ra còn
được hỗ trợ từ các cơ quan đơn vị, nhà hảo tâm, quà tặng các ngày lễ Tết,...
1.5. Các cơ quan, đối tác tài trợ
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thanh niên Việt Nam do GS.TS Trần Văn Tín
nguyên Giám đốc trung tâm Bảo trợ người khuyết tật làm Giám đốc và nhận các
bạn công nhân được Trung tâm dạy nghề về sản xuất kinh doanh hàng điện tử.

1.6. Thuận lợi và khó khăn
1.6.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, lãnh đạo đạo địa phương tổ
chức thăm hỏi động viên, cán bộ, quản lý, nhân viên, học viên của trung tâm, tạo
tinh thần phấn khởi trong học tập và sản xuất.
Có sự hỗ trợ từ các công ty, nhà hảo tâm, góp phần mang đến cuộc sống
trọn vẹn cho các bạn học viên là người khuyết tật tạo thêm niềm tin và sự hòa

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 10

nhập cộng đồng của các bạn học viên trong quá trình học tập và làm việc tại
trung tâm.
1.6.2. Khó khăn
Đa số các bạn đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không được học tập
đầy đủ, có bạn thì sống cùng bố hoặc ngược lại, có trường hợp bố mẹ không
nhận nên sống chung với ông bà hoặc gì, cô, chú,...
Chương II
THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG AN
SINH XÃ HỘI VÀ VIỆC VẬN DỤNG CÁC KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ
HỘI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT.

2.1. Qui mô, cơ cấu đối tượng
2.1. Qui mô của đối tượng

Tình hình hoạt động An sinh xã hội tại Trung tâm bảo trợ người khuyết tật
hiện tại trung tâm đang tiếp nhận 17 bạn khuyết tật sinh hoạt và học nghề tại
trung tâm.
2.2. Cơ cấu đối tượng
Phân loại:
Độ
tuổi
Từ
1630

Giới
tính

Tình trạng
khuyết tật

Đời sống, nhà ở,
việc học

Nguyên nhân

Nam:
14

Khuyết tật tay: Trung tâm hỗ trợ - Nguyện vọng của
14
toàn bộ chi phí
gia đình gửi đến.

Nữ: 2


Khuyết tật chân:
3

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

- Nguyện vọng của
cá nhân học viên

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 11

2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ học viên khuyết tật

Trung tâm nhận các học viên là người khuyết tật có thể tự sinh hoạt cá nhân
và từ 16 tuổi trở lên vào sinh hoạt miễn phí. Tại trung tâm các bạn được hỗ
trợ về y tế, giáo dục, thể thao, được hỗ trợ chổ ở, cơm nước đầy đủ. Các
bạn được học nghề điện tử tại trung tâm, có 2 lựa chọn cho các bạn sau khi
thành thạo nghề là được nhận làm tại công ty chuyên sản xuất hàng điện tử
của Công ty tập đoàn Thanh niên Việt Nam do chính Tiến sỹ Trần Văn Tín
làm Giám đốc, hai là trở về quê hương tự phát triển tay nghề hoặc vào một
công ty nào khác theo nhu cầu cá nhân mình trung tâm không gò bó và
chấp hành đúng qui định của trung tâm.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật
tại Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật thanh niên Việt Nam.
2.3.1. Chính sách về y tế

2.3.1.1. Văn bản quy định
- Thực hiện theo qui định của pháp luật, nhà nước.Theo điều 22 Luật bảo
hiểm y tế và điều 3, điều 4, điều 7, điều 8 nghị định số 62/2009/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế:
- Trẻ em dưới 6 tuổi được nhà nước đảm bảo kinh phí đóng bảo hiểm y tế
và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh.
- Tgười khuyết tật nặng và đặc biệt nặng không có khả năng lao động hoặc
không có khả năng tự phục vụ được nhà nước đảm bảo kinh phí đóng bảo hiểm y
tế và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tgười khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang
sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 12

- Xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được nhà nước đảm bảo kinh phí
đóng bảo hiểm y tế và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí khám
bệnh, chữa bệnh.
- Người khuyết tật thuộc hộ gia đình cận nghèo được ngân sách nhà nước
hỗ trợ tối thiểu bằng 50% mức đóng bảo hiểm y tế và được thanh toán 80% chi
phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Người khuyết tật là học sinh, sinh viên được ngân sách nhà nước hỗ trợ
tối thiểu bằng 50% mức đóng bảo hiểm y tế nếu thuộc hộ cận nghèo và hỗ trợ tối
thiểu bằng 30% mức đóng nếu không thuộc hộ cận nghèo và được thanh toán

80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Người khuyết tật thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp và diêm nghiệp mà có mức sống trung bình từ ngày 01 tháng 01 năm
2012 được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 30% mức đóng bảo hiểm y
tế và được thanh toán 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
2.3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách y tế đối với người khuyết tật
Trung tâm luôn hỗ trợ tốt nhất cho các học viên là người khuyết tật của
trung tâm, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho các bạn.
2.3.2. Chính sách về giáo dục
2.3.2.1. Văn bản quy định
Thực hiện Luật giáo dục, Pháp lệnh về người tàn tật, Chính phủ, các bộ
ngành, địa phương đã có nhiều quan tâm tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp
cận dịch vụ giáo dục. Trung tâm cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết
tật đến trường như trợ cấp tiền học phí cho người khuyết tật nghèo, cùng với các
đoàn thể nhân dân tuyên truyền vận động nhân dân nơi cư trú, gia đình tạo điều
kiện thuận lợi để người khuyết tật đến trường, tuyên truyền, lên án các hành vi

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 13

phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người khuyết tật. Kết quả đạt được là đến cuối
năm 2017 toàn Trung tâm các bạn người khuyết tật hoàn thành phổ cập trung học
cơ sở và phổ thông cơ sở. Hiện nay hầu hết những người khuyết tật trong độ tuổi
đều được đến trường và được tạo những điều kiện thuận lợi để theo học nghề tại

trung tâm. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để người khuyết tật có thể hoà
nhập với cuộc sống cộng đồng. Ngoài việc giúp người khuyết tật tiếp cận với hệ
thống giáo dục quốc dân- giáo dục hoà nhập, thì Trung tâm còn phối hợp với các
gia đình và Trung tâm phục hồi chức năng một số em khuyết tật vào các lớp giáo
dục đặc biệt. Đây là những trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập được
trang bị những thiết bị, có nội dung, chương trình và phương thức giáo dục phù
hợp với các đặc điểm, hoàn cảnh của người khuyết tật. Các lớp học này bước đầu
đã thu được những kết quả khả quan.
2.3.2.2. Kết quả thực hiện chính sách giáo dục đối với người khuyết
Những bạn còn trong độ tuổi đi học đều được trung tâm hỗ trợ học bổ túc
văn hóa vào buổi tối theo chương trình giáo dục thường xuyên, mọi chi phí đều
do trung tâm hỗ trợ.
2.3.3 Học nghề và tạo việc làm của người khuyết tật
2.3.3.1. Văn bản quy định
Học nghề là một nhu cầu quan trọng đối với người khuyết tật, bởi nghề
nghiệp là điều kiện quan trọng để họ có thể tiếp cận với việc làm, tạo thu nhập
đảm bảo cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy nghề cho
người khuyết tật, trung tâm đã có nhiều hỗ trợ họ trong việc giúp họ tiếp cận
với việc học nghề.

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 14

2.3.2.2. Kết quả thực hiện chính sách học nghề đối với người khuyết

Tại trung tâm không những các bạn khuyết tật được sinh hoạt cùng nhau
mà còn được hỗ trợ học nghề điện tử cùng nhau. Các bạn được đào tạo từ cơ
bản đến chuyên sâu về điện-điện tử, các linh kiện điện tử được chính Tiến sỹ
Trần Văn Tín và Giám đốc Trung tâm là Nguyễn Thành Tài trực tiếp giảng dạy.
Từ khi bước vào trung tâm các bạn khuyết tật đã được xác định trước là
phù hợp với trung tâm và tùy vào nguyện vọng của gia đình và cá nhân các bạn.
Trung tâm chuyên đào tạo nghề cho các bạn về bo, mạch điện tử, ...
2.3.4 Tiếp cận văn hóa, thể thao
Trong những năm qua nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đã được tổ chức
từ Trung ương đến địa phương. Các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí của
người khuyết tật ngày càng được quan tâm, nhiều cuộc thi đấu thể thao được tổ
chức để người khuyết tật được tham gia hoạt động góp phần tăng cường sức
khỏe, cải thiện đời sống tinh thần người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm. Tham gia
hoạt động thể dục thể thao giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
Mặc dù kinh phí còn hạn chế nhưng hàng năm trung tâm vẫn hỗ trợ kinh
phí cho câu lạc bộ thể thao người khuyết tật hoạt động, Trung tâm thể dục thể
thao Quận 12 đã tạo những điều kiện về vật chất để câu lạc bộ thể thao người
khuyết tật luyện tập.
Tuy nhiên, phong trào văn hóa, thể thao của người khuyết tật mới chỉ phát
triển bước đầu và chủ yếu ở khu vực phường.
2.4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật
Các hoạt động của Trung tâm gồm: Tham vấn đồng cảnh (người khuyết
tật tham vấn cho người khuyết tật khác); Chương trình sống độc lập; Tập huấn và
cung cấp người hỗ trợ cá nhân cho người khuyết tật và một số hoạt động khác

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT



Báo cáo thực tập

Trang 15

2.5. Nguồn lực thực hiện
Nguồn lực thực hiện do trung tâm hỗ trợ và phối hợp với một số công ty,
nhà hảo tâm cùng thực hiện.
2.6. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách cho người khuyết tật
Chính sách khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng để người khuyết tật
sống độc lập và hòa nhập cộng đồng được quy định khá đầy đủ, cụ thể trong các
văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này mới chỉ dừng lại ở chủ trương,
chính sách, mà chưa có quy định cụ thể để người khuyết tật có thể tiếp cận dịch
vụ hỗ trợ tại nhà, khu vực sinh sống và cộng đồng.
CHƯƠNG 3
KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG
TRỢ GIÚP CÁ NHÂN

3.1. Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu
Đặc điểm, tình hình trung tâm Bảo trợ người khuyết tật Thanh niên Việt
Nam.
3.1.1. Sự hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 2005 do Tiến sĩ Trần văn Tín đứng ra xây dựng.
Câu chuyện bắt đầu với người em ruột bị khuyết tật, Tiến sĩ Trần Văn Tín đã có
suy nghĩ làm xây dựng một nơi để các bạn khuyết tật có thể sinh hoạt và hơn nữa
là được hỗ trợ về nhiều mặt như sinh hoạt cộng đồng, y tế, học văn hóa, học
nghề. Từ đó Tiến sĩ đã nuôi hy vọng đó từ khi còn là sinh viên trên giảng đường
sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ đã đi du học tại Nga sau này là Hàn Quốc, để khi về
nước Tiến sĩ với niềm đam mê sáng chế của mình đã xây dựng nên công ty Cổ
phần Tập đoàn thanh niên Việt Nam và theo đó cũng là Trung tâm bảo trợ người


Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 16

khuyết tật thanh niên Việt Nam, tại Công ty Cổ phần Tập đoàn thanh niên Việt
Nam chuyên sản xuất các loại hàng điện tử như: tụ bù tiết kiệm điện, đèn typ led
tiết kiệm điện, … là từ sáng chế độc và dị của Tiến sĩ Trần Văn Tín. Nhưng điều
đặc biệt ở đây là tất cả các mặt hàng này đều từ tay các bạn khuyết tật gia công từ
những bước đầu tiên đến bước cuối cùng là đóng gói, đóng thùng xuất đi. Các
bạn khuyết tật tạo đây được đào tạo từ chính Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật
khi thành thạo nghề các bạn sẽ được chính thức là công nhân tại công ty của Tiến
sĩ Trần Văn Tín. Tại Trung tâm nhận sinh hoạt và đào tạo cho các bạn khuyết tật
từ 16 tuổi trở lên có thể tự sinh hoạt cá nhân, các bạn vào trung tâm có thể sinh
hoạt tại trung tâm miễn phí hoàn toàn, nếu có nhu cầu học nghề của Trung tâm
thì sẽ học vào ban ngày, muốn học văn hóa sẽ được trợ cấp và giới thiệu của
trung tâm để đi học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận 12. Trung tâm
hoạt động đến nay đã hơn 13 năm, đã giúp đỡ rất nhiều các bạn khuyết tật có tay
nghề việc làm ổn định.
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ
Trung tâm nhận các học viên là người khuyết tật có thể tự sinh hoạt cá
nhân và từ 16 tuổi trở lên vào sinh hoạt miễn phí. Tại trung tâm các bạn được hỗ
trợ về y tế, giáo dục, thể thao, được hỗ trợ chổ ở, cơm nước đầy đủ. Các bạn
được học nghề điện tử tại trung tâm, có 2 lựa chọn cho các bạn sau khi thành
thạo nghề là được nhận làm tại công ty chuyên sản xuất hàng điện tử của Công ty
tập đoàn Thanh niên Việt Nam do chính Tiến sỹ Trần Văn Tín làm Giám đốc, hai

là trở về quê hương tự phát triển tay nghề hoặc vào một công ty nào khác theo
nhu cầu cá nhân mình trung tâm không gò bó không bắt cam kết gì cả.
3.1.3 Bộ máy nhân sự:
- Giám đốc: Nguyễn Thanh Tài
- Công đoàn: Đào Phi Hà
- Nhân viên: 7 nhân viên và 17 các bạn khuyết tật học nghề tại Trung tâm

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 17

3.2. Thu thập thông tin về thân chủ
3.2.1. Kỹ năng làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật
Thanh niên Việt Nam.
Họ và tên: Nguyễn Thành Tài – Giám đốc Trung Tâm
Thời gian: 7h30 ngày 20 tháng 5 năm 2018
Địa điểm: Trung tâm Bảo trợ Người khuyết tật Thanh niên Việt Nam
Mục tiêu:
- Tạo lập mối quan hệ tốt với Lãnh đạo Trung tâm
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, chế độ đối với công nhân
viên ... của Trung tâm.
-Tìm hiểu được các đặc điểm tình hình chung về tình hình thực hiện các hoạt
động an sinh xã hội và công tác xã hội của Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật.
Mô tả vấn đàm tại hiện trường


Nhận xét

Tự giác đánh

Nhận

cảm xúc ,

giá cảm xúc,

xét

hành vi

kỹ năng của

của

của thân

sinh viên

GV

chủ
Theo kế hoạch của khoa và trường thì chúng
em sẽ bắt đầu thực tập từ ngày 21 tháng 5 năm
2018, do vậy trước đó em đã liên hệ địa điểm
thực tập tại Trung tâm Bảo trợ người khuyết tật
Thanh niên Việt Nam, phường Tân Chánh

Hiệp, Quận 12. Sau khi liên hệ và được anh
Nguyễn Thành Tài – Giám đốc trung tâm tiếp
đón. Trong thời gian thực tập thì em đã được
giúp đỡ rất nhiệt tình.

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 18

Sinh viên (viết tắt là SV)
Giám đốc trung tâm (viết tắt là GĐTT)
SV: Chào anh
GĐTT: Chào em, em đến có việc gì không?
SV: Dạ em xin tự giới thiệu, em là sinh viên
chuyên ngành công tác xã hội của trường Đại
học Lao động – Xã hội (Cơ sở II), Thực hiện
quy chế của Bộ giáo dục đào tạo và quy chế
của trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở

Cởi mở

Kỹ năng lắng

thân thiện


nghe

II) thì trước khi sinh viên tốt nghiệp thì sẽ có
thời gian thực tập tốt nghiệp. Nên hôm nay em
đến đây xin được liên hệ thực tập tốt nghiệp tại
trung tâm của mình ạ, mong anh tạo điều kiện
cho em được thực tập.
GĐTT: Em quê ở đâu? Học Cao đẳng hay Đại
học
SV: Dạ nhà em ở Quận 12, em học hệ Liên
thông từ Cao đẳng lên Đại học
GĐTT: Em về thực tập đây mấy tuần? Về nội
dung gì hả em?
SV: Dạ em thực tập tại đây 9 tuần, bắt đầu từ
ngày 21/5/2018 ạ. Nội dung về Công tác xã hội
và An sinh xã hội.
GĐTT: Vậy may quá, dạo này các anh chị tại
Trung tâm cũng đang nhiều việc, em về thực
tập tại trung tâm sẽ giúp được cho các anh chị

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 19

rất nhiều việc.

SV: Vâng em sẽ cố gắng làm những gì có thể
trong khả năng của em ạ. Anh cứ yên tâm, em
là thanh niên mà.
GĐTT: Ừ tốt quá, vậy thì anh sẽ dẫn anh đi
gặp các anh chị nhé và tham quan các bộ phận,
nếu có việc gì khó khăn thì cứ gọi điện cho anh
hoặc trực tiếp lên phòng gặp anh đừng ngại
nhé.
SV: Dạ vâng, anh cảm ơn anh.
GĐTT: Đây là phòng nghiên cứu hệ thống thiết
bị mới do các bạn sản xuất. Đây là xưởng sản

Kỹ năng quan

xuất, phòng sinh hoạt truyền thống, đây là

sát

xưởng sản xuất, phòng ngủ tập thể, ...
GĐTT: Đây là phòng kinh doanh các sản phẩm
của các bạn khuyết tật, anh sẽ giới thiệu em
với anh Phi Hà, là người trực tiếp quản lý, hỗ
trợ cho các bạn khuyết tật, còn đây là Tuấn –

Cười, thái

sinh viên thực tập tại trung tâm chúng ta trong

độ hân


khoản 9 tuần sắp tới,có gì Hà cố gắng giúp đỡ

hoan

nhé.
Sau khi được Giám đốc Trung tâm giới thiệu
với anh Hà là người trực tiếp quản lý, hỗ trợ
các bạn khuyết tật, trong quá trình lam việc với
anh Hà em đã vận dụng các kỹ năng giao tiếp
cũng như các nguyên tắc các kiến thức, kỹ

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 20

năng của Công tác xã hội.
SV: Anh Hà ơi, em về đây thực tập trong quá
trình thực tập có gì khó khăn mong anh giúp
đỡ và hướng dẫn ạ, em là sinh viên nên kinh
nghiệm còn nhiều hạn chế mong anh thông
cảm.
Anh Hà (QL): Đâu có gì đâu em, mình là thanh
niên với nhau cả, việc gì cũng có thể trao đổi
thoải mái mà, có gì khó khăn anh sẽ giúp đỡ.
SV: Cảm ơn anh Hà vì trong quá trình thực tập

em sẽ có nhiều câu hỏi muốn hỏi anh ạ.
QL: Không vấn đề gì cả. Em dự tính thực tập
tại Trung tâm một tuần mấy buổi.
SV: Dạ em dự tính thực tập tại Trung tâm 1
tuần 4 buổi vì em còn đang đi làm thêm nên
chỉ sắp xếp được thời gian như vậy mong anh

Kỹ năng lắng

sắp xếp giúp ạ.

nghe

QL: Ừ cũng được em ạ.
SV: Em sẽ thực tập 02 nội dung Về An sinh xã
hội và Công tác xã hội Cá nhân ạ.
QL: Sau khi thực tập có phải viết thực tập hay
báo cáo gì không?
SV: Dạ sau khi thực tập em phải thực hiện 02
bài báo cáo về hai nội dung trên ạ.
QL: Anh chưa hiểu lắm vì anh không phải
chuyên ngành. Em có thể nói cụ thể hơn

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập


Trang 21

không.
SV: Dạ. Em thực tập về Nội dung Công tác xã
hội cá nhân có nghĩa là em sẽ chọn 1 đối tượng
trong Trung tâm mình có vấn đề khó khăn về

Tập trung

tâm lý, xã hội, .. nói chung là cá nhân đó có

giải thích

khó khăn cần được hỗ trợ, giúp đỡ anh ạ. Và
về An sinh xã hội thì em tìm hiểu Chế độ An
sinh của Trung tâm minh cho các bạn khuyết
tật tại đây như thế nào, cần có khó khăn ở đâu
thì em sẽ tìm biện pháp hỗ trợ ạ.
QL: Anh hiểu rồi. Trong nội dung nay anh có
thể giúp gì cho em và em muốn thực hiện nội
dung nào trước.
SV: Em xin được làm nội dung về An sinh xã
hội tại Trung tâm mình sau đó sẽ đến Công tác
xã hội cá nhân là hỗ trợ một cá nhân gặp khó
khăn ạ.
QL: Ở đây các bạn bị khuyết tật nên ai cũng
khó khăn hết, ai cũng cần hỗ trợ hết, nhưng
anh sẽ giới thiệu cho em gặp một trường hợp
đặc biệt đó là bạn Thảo.
SV: Bạn nữ hả anh.

QL: Không là bạn nam tên đầy đủ là Dương
Hồng Thảo quê tại miền tây. Bạn Thảo đang
gặp khó khăn về việc gia đình tại miền tây
không muốn cho bạn lên đây học nghề nữa mà

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Kỹ năng lắng
nghe

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập
muốn cho đi bán vé số. Bạn Thảo đang rất

Trang 22
Vui vẻ

phân vân và chưa có cách giải quyết thích hợp
mặt dù bạn Thảo rất mong muốn được học
nghề tại đây và trở thành công nhân lành nghề
tại Công ty Tập đoàn thanh niên Việt Nam.
SV: Thế thì em xin phép làm việc với bạn Thảo
xem giúp được gì cho bạn ấy. Vậy ngày mai
anh giúp em sắp xếp gặp bạn Tảo đó nhé.
QL: Ừ anh sẽ sắp xếp để hai bạn gặp nhau trao
đổi.
SV: Vậy có gì ngày mai em sẽ liên lạc với anh
ạ. Em chào anh.

QL: ừ anh chào em.
Lượng giá: Như vậy là ngay buổi đầu tiên đến làm việc với Lãnh đạo Trung tâm
thì em đã vận dụng được các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan
sát, kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác thông tin để biết rõ hơn về các vấn đề có
liên quan đến thực tập, đến đối tượng, nội qui làm việc của cơ quan, vận dụng kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép, kỹ năng vấn đàm.
Song qua đó còn nhiều hạn chế do chưa có kinh nghiệm trong quá trình
giao tiếp còn chưa trôi chảy, rụt rè, còn sơ xuất trong việc đánh máy, soạn thảo
văn bản, do trong quá trình sản xuất số lượng hàng hóa lớn nên Trung tâm chưa
sắp xếp thời gian nhiều để hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên thực tập, và còn những
khó khăn nhất định.

3.2.2. Kỹ năng công tác xã hội với đối tượng

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 23

Đối tượng là bạn Dương Hồng Thảo bị khuyết tật teo chân trái, hiện đang
thường trú tại Thị xã Cái Răng- Cần Thơ năm nay 27 tuổi. Học nghề tại trung
tâm bảo trợ người khuyết tật thanh niên Việt Nam từ năm 2017. Hiện tại gia đình
không muốn cho bạn học nghề nữa mà muốn bạn Thảo đi làm (bán vé số) kiếm
thu nhập gửi về gia đình vì gia đình nghĩ Thảo bị tật nên dể dàng bán vé số qua
lòng thương người tàn tật sẽ bán được nhiều. (Thảo không phải là tên thật để
đảm bảo nguyên tắc bí mật và tôn trọng nên sinh viên đã đổi tên)

3.2.2.1 Phúc trình về việc vận dụng các kỹ năng giúp đỡ bạn Thảo

Phúc trình lần 1
Họ và tên: Dương Hồng Thảo
Tuổi: 27
Thời gian: 8h00 ngày 22 tháng 5 năm 2018
Địa điểm: Trung tâm bảo trợ người khuyết tật Thanh niên Việt Nam

Mô tả vấn đàm tại hiện trường

Nhận xét

Tự giác đánh

Nhận

cảm xúc ,

giá cảm xúc,

xét

hành vi

kỹ năng của

của

của thân


sinh viên

GV

chủ
SV: Chào Thảo. Mình là Tuấn hiện là sinh viên
chuyên ngành công tác xã hội đến thực tập tại
trung tâm của mình.
Thảo: Chào Tuấn.
SV: Qua trao đổi với anh Hà mình xin phép có
thể được gặp và quen với Thảo để giúp mình

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 24

hoàn thành bài thực tập này.
Thảo: Tuấn nói đùa chứ Thảo là học viên tại
Trung tâm vào đây được bao lâu mà giúp được
gì cho Tuấn.

Kỹ năng giao

SV: Mình học về Công tác xã hội mình giúp


tiếp tạo lập

được thân chủ của mình là thành công rồi đó

mối quan hệ

Thảo.
Thảo: (Cười) bắt đầu khó hiểu rồi đó.
SV: Không có gì đâu chỉ cần Thảo cùng hợp
tác với Tuấn để Tuấn làm báo cáo là xong ấy
mà.
Thảo: Nhưng Thảo có biết gì đâu, với lại học
cả ngày rồi làm sao gúp.
SV: À, mình có trao đổi với anh Hà rồi, anh Hà
nói là cứ làm việc với Thảo anh Hà sẽ sắp xếp.
Thảo: Mà làm trong bao lâu?

Thái độ
hơi ngạc
nhiên
chưa hiểu
ý định
của SV

SV: Trong vòng 9 tuần.
Thảo: Trời, ngồi nói chuyện với nhau 9 tuần à.
SV: (Cười) không có thể hoàn thành sớm hơn
dự kiến nếu xong sớm, tiến độ trôi chảy.
Thảo: đùa thôi chứ mình thì dễ tính mà, ai nhờ
gì mình cũng giúp, trong khả năng thôi nha.

SV: Vậy thì tốt quá. Mình xin đi thẳng vào vấn
đề luôn nhé. Mình có trao đổi với anh Hà được
biết bạn đang gặp một số vấn đề khó khăn, vậy
Thảo có thể cho mình biết được không?

Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


Báo cáo thực tập

Trang 25

Thảo: im lặng
SV: Bạn yên tâm những gì bạn chia sẻ với

Căng

mình đều được giữ bí mật đó là nguyên tắc của

thẳng

công việc này. Nếu có thể Thảo cứ chia sẻ
mình giúp được gì thì mình sẽ sẵng sàng.
Thảo: ừ, đó là chuyện gia đình mình, mìn cũng
không biết nói gì với Tuấn nữa.
SV: uhm, mình hiểu cảm giác của Thảo lúc

Kỹ năng thấu


này, nếu cảm thấy khó nói thì không cần nói ra

hiểu

cũng được mà, không sao đâu.
Thảo: Hoàn cảnh của mình bế tắt lắm,mình
buồn lắm.

Buồn
cuối mặt

SV: Ngày xưa ông bà mình có câu “Mỗi cây
mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” ai cũng có khó
khăn, bạn cứ bình tĩnh chuyện gì cũng có thể
giải quyết được.

Kỹ năng chia
sẻ

Thảo: Chuyện gia đình mình thì mình thấy khó
có thể giải quyết được lắm.
SV: Không sao cả, khó chứ không phải không
được, nếu mình thảo không giải quyết được thì
có thể chia sẻ cùng Tuấn, hai cái đầu thì suy
nghĩ nhanh ra vấn đề và tìm hướng giải quyết
cũng nhanh hơn mà Thảo.
Thảo: Thật sự mình cũng phải suy nghĩ rất
nhiều về việc này rồi nhưng không biết phải
giải quyết như thế nào.


Sinh viên : Lê Văn Tuấn

Lớp LCĐ16CT


×