Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ tại huyện nguyên bình tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.89 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM
------------------

NGUYỄN HỒNG MẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG THANH LONG RUỘT ĐỎ
TẠI HUYỆN NGUYÊN
BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên, 2017


2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HOC NÔNG LÂM
------------------

NGUYỄN HỒNG MẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG THANH LONG RUỘT ĐỎ
TẠI HUYỆN NGUYÊN
BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Khoa học Cây trồng


Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Thái Nguyên, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn,
các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng……năm 2017
Người viết cam đoan

Nguyễn Hồng Mạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ của cơ quan, đoàn thể, cá nhân, gia đình.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Minh
Tuấn – giảng viên Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,

người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể các thầy cô phòng đào tạo, các
thầy cô Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế
nên bản luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp, góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn
của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Hồng Mạnh


iii
iiii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................
iii DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................
vi
VẼ

DANH

MỤC


CÁC

.......................................................................viii

HÌNH
MỞ

ĐẦU

........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 3
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ........................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 5
1.2. Nguồn gốc, phân bố ................................................................................... 6
1.3. Giá trị dinh dưỡng ...................................................................................... 7
1.4. Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long ........................................... 8
1.4.1. Đặc điểm thực vật học, sinh lý cây thanh long .......................................
8
1.4.2. Yêu cầu sinh thái cây thanh long ............................................................ 9
1.4.3. Thu hoạch thanh long............................................................................ 10
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới và trong nước ....
10

1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới ........................
10
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở trong nước .......................
12


iv
1.6. Tình hình nghiên cứu thanh longivi
trong nước và trên thế giới .................

21


iv
iv

1.6.1. Tình hình nghiên cứu thanh long trên thế giới...................................... 21
1.6.2. Tình hình nghiên cứu thanh long trong nước........................................ 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 24
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu............................................................. 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 24
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 24
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 25
2.3.1. Các thí nghiệm ...................................................................................... 25
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 30
3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất,
chất lượng thanh long ruột đỏ H14 ................................................................. 30

3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa của giống thanh long
ruột đỏ H14...................................................................................................... 30
3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số nụ/trụ, số quả/trụ của giống thanh
long ruột đỏ H14 ............................................................................................. 31
3.1.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao, đường
kính quả thanh long ruột đỏ H14 .................................................................... 32
3.1.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suât và các yếu tố cấu thành năng
suất thanh long ruột đỏ H14 ............................................................................ 34
3.1.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến đặc điểm quả giống thanh long ruột đỏ
H14.. 36
4.1.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến phẩm chất quả thanh long ruột đỏ
H14..... 38
3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả khác nhau
đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ H14 ......................................... 40
3.2.1. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến thời gian thu hoạch quả thanh long
ruột đỏ H14...................................................................................................... 40


v
v

3.2.2. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến đặc điểm quả thanh long ruột
đỏ H14 ............................................................................................................. 42
3.2.3. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến năng suất quả thanh long ruột
đỏ H14 ............................................................................................................. 44
3.2.4. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến cấp quả ....................................... 45
3.2.5. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến các chỉ tiêu đặc điểm quả thanh
long ruột đỏ H14 ............................................................................................. 46
3.2.5. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến khả năng phòng chống sâu bệnh
hại và chất lượng quả thanh long ruột đỏ H14................................................ 45

3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo mộc phòng trừ
sâu bệnh hại đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ H14 .................... 47
3.3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến nụ và hoa của giống thanh long
ruột đỏ H14...................................................................................................... 47
3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến đặc điểm quả thanh long ruột
đỏ H14 ............................................................................................................. 48
3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến năng suất quả thanh long ruột
đỏ H14 ............................................................................................................. 50
3.3.4. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến các chỉ tiêu đặc điểm quả thanh
long ruột đỏ H14 ............................................................................................. 51
3.3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến khả năng phòng chống sâu
bệnh hại và chất lượng quả thanh long ruột đỏ H14 .......................................
54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 56
1. Kết luận ....................................................................................................... 56
2. Đề nghị ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 58


vi
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong Thanh long.......................................
7
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng thanh long của Việt Nam và các tỉnh năm
2014 .... 13
Bảng 1.3: Tình hình thời tiết, khí hậu 7 tháng đầu năm 2016 tại huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .......................................................................... 19
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian ra hoa Thanh long

ruột đỏ ............................................................................................................. 30
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số nụ/trụ, hoa/trụ và quả/trụ thanh
long ruột đỏ ..................................................................................................... 31
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao
quả..... 32
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng đường
kính quả ........................................................................................................... 33
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất quả .............................. 35
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ tiêu quả .................................. 36
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của phân bón lá đến phẩm chất quả ............................ 38
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến cấp quả........................................ 39
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến các giai đoạn sinh trưởng sinh
thực giống thanh long ruột đỏ H14 ................................................................. 41
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến động thái tăng trưởng chiều
cao quả thanh long ruột đỏ H14 ...................................................................... 42
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến động thái tăng trưởng đường
kính quả thanh long ruột đỏ H14 .................................................................... 43
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến số quả trên trụ và năng suất
thanh long ruột đỏ H14 ................................................................................... 44
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến cấp quả thanh long ruột
đỏ H14 ............................................................................................................. 45


vii

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến các chỉ tiêu đặc điểm quả
thanh long ruột đỏ H14 ................................................................................... 47
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến khả năng phòng trừ sâu bệnh
hại và chất lượng quả thanh long ruột đỏ H14................................................ 46
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến nụ và hoa...................... 47

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến động thái tăng trưởng
chiều dài quả thanh long ruột đỏ H14 ............................................................. 48
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến động thái tăng trưởng
đường kính quả thanh long ruột đỏ H14 ......................................................... 50
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến số quả trên trụ và năng
suất thanh long ruột đỏ H14 ............................................................................ 51
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến các chỉ tiêu đặc điểm quả
thanh long ruột đỏ H14 ................................................................................... 52
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chế phẩm thảo mộc đến khả năng phòng trừ sâu
bệnh hại và chất lượng quả thanh long ruột đỏ H14 .......................................
54


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam giai đoạn
2009 – 2013 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 1.2. Tỷ trọng KNXX thanh long Việt Nam theo thị trường
năm 2013 ......................................................... Error! Bookmark not defined.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giống thanh long ruột đỏ được Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Đài
Loan tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính, giữa giống thanh long ruột trắng
và một giống thanh long của Mêhicô. Đặc điểm của giống này là cho quả có

hình thức cũng như chất lượng hơn hẳn quả thanh long ruột trắng. Quả khi
thu hoạch có khối lượng từ 300 - 400g, vỏ màu đỏ và thịt quả màu đỏ thẫm.
Thịt quả ăn ngọt trung bình đạt 18 - 20% tổng chất rắn hòa tan, không có vị
ngái. Năm 2001, giống thanh long ruột đỏ lần đầu tiên được Viện nghiên cứu
Rau quả đưa về trồng thử nghiệm tại Viện và một số vùng miền Bắc nước ta
như Hà Tây (cũ), Hưng Yên, Nghệ An...
Thanh long ruột đỏ có đặc điểm hoàn toàn khác so với loại Thanh long
ruột trắng thông thường ngoài thị trường hiện nay. Bên ngoài Thanh long đỏ
có vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng, bên trong màu đỏ như son, lạ mắt được
người tiêu dùng ưa chuộng, phù hợp để thờ cúng tổ tiên trong những dịp lễ
tết. Đặc điểm của loại Thanh long này là nhìn quả rất nhỏ nhưng lại nặng cân
(~1kg/1quả), ruột đỏ tươi, cơm giòn, thơm, đặc biệt rất ngọt, có nhiều vitamin
và khoáng chất như Vitamin C12 – 6, Vitamin A, Glucid, Lipit…
Thanh long cũng như nhiều loại cây trồng khác muốn sinh trưởng, phát
triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng tốt cần phải bón đầy đủ các chất
dinh dưỡng. Không chỉ đủ nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng mà vi
lượng cũng là yếu tố góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất và chất
lượng của cây. Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại phân bón không phù hợp,
bón không đúng cách, không đúng liều lượng cũng làm giảm hiệu lực của
phân đối với cây Thanh long nói riêng và cây trồng nói chung. Hiện nay, theo
cục Trồng Trọt có rất nhiều các loại phân bón lá khác nhau, theo đó việc lựa
chọn loại phân bón lá phù hợp với cây thanh long càng khó khăn. Là một loài
cây dễ trồng, có thể sinh trưởng, phát triển trên mọi loại đất nhưng để góp


2

phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, ngoài việc mở rộng về diện tích thì
vấn đề chọn giống, biện pháp kỹ thuật, trong đó việc cung cấp các chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây cũng rất quan trọng


.

Nước ta là một nước nhiệt đới, quanh năm nóng ẩm mưa nhiều, thuận
lợi cho các loại sinh vật, côn trùng và các điều kiện ngoại cảnh phá hại cây
trồng, hoa quả. Ngày nay trong nông nghiệp người dân sử dụng các loại vật
liệu bao quả khác nhau cho các loại nông sản khác nhau để giảm thiểu tổn thất
về năng suất và chất lượng. Ngoài tác dụng giảm thiệt hại do sâu bệnh, giảm
tỉ lệ ngấm thuốc bảo vệ thực vật khi phun vào quả, một số túi bao còn giúp
tăng khả năng quang hợp, chuyển đổi sắc tố của trái cây, từ đó giúp tăng trọng
lượng, làm cho trái có màu sắc đẹp. Hiện trên thị trường có nhiều loại túi bao
quả được sản xuất từ nhiều loại chất liệu khác nhau như: túi xốp sử dụng cho
bao trái ổi, túi bao chuyên dùng sử dụng trên cây xoài, túi lưới dùng để bao
nhãn, túi nilon... Các sản phẩm túi này được nhập khẩu và sản xuất trong
nước. Tùy thuộc vào đặc tính sinh trưởng của loại cây trồng mà nông dân có
thể chọn loại bao quả thích hợp để vừa tăng năng suất, chất lượng quả vừa
giúp tăng hiệu quả kinh tế.
Qua khảo sát các vùng trồng thanh long tại miền Bắc nước ta cho thấy
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng hiện có diện tích trồng thanh long nhiều
hơn so với các vùng trồng lân cận khác, chất lượng quả theo đánh giá của
người tiêu dùng thì quả khá ngon, ngọt và đẹp mắt. Nhưng huyện Nguyên
Bình là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Cao Bằng, với diện tích 837 km2,
dân số khoảng 39.420 người (2009). Trình độ dân trí thấp cộng với điều kiện
đất đai, địa lý không thuận lợi nên đời sống nhân dân rất khó khăn, việc mở
rộng diện tích trồng thanh long đã mở ra một hướng sản xuất kinh tế mới cho
người dân nơi đây, góp phần phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo cho bà
con. Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương thì việc sản xuất, kinh doanh


3


còn tồn tại nhiều yếu kém. Diện tích trồng chưa được mở rộng như tiềm năng
đất đai vốn có, năng suất chất lượng và giá cả quả thanh long của huyện còn
thấp so với địa phương khác. Mặt khác phương thức sản xuất của người dân
còn mang tính nhỏ lẻ thủ công chưa hiệu quả dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nhằm đưa ra khuyến cáo cho bà con nông dân, để người trồng thanh
long hiểu rõ hơn về loại cây trồng mới này và áp dụng một số biện pháp kĩ
thuật có hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm đạt năng suất cao, chất lượng, mẫu
mã tốt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất, chất
lượng thanh long ruột đỏ tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
Xác định được loại phân bón lá, vật liệu bao quả và chế phẩm thảo mộc
thích hợp cho thanh long ruột đỏ tại huyện Nguyên Bình – Cao Bằng.
1.2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến năng suất,
chất lượng thanh long ruột đỏ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại vật liệu bao quả đến năng suất,
chất lượng thanh long ruột đỏ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu
bệnh hại đến năng suất, chất lượng thanh long ruột đỏ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu
tiếp theo để chọn lọc và xây dựng biện pháp kĩ thuật thâm canh tăng năng suất
cây thanh long, góp phần bổ sung thêm tài liệu khoa học cho quá trình nghiên
cứu về cây thanh long ở nước ta.



4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp người dân lựa chọn biện pháp kĩ thuật phù hợp cho cây Thanh
long ruột đỏ trong điều kiện tự nhiên tại địa phương, nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho sản xuất.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1.1. Cơ sở khoa học về việc sử dụng phân bón lá
Cây trồng hấp thu dinh dưỡng qua bộ rễ để nuôi cây nhưng trong đất
hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây không đủ, lượng chất khoáng vào lá
phụ thuộc vào tốc độ khô của dinh dưỡng, khả năng tan của muối, tốc độ xâm
nhập ion. Nghiên cứu cải tiến các phương pháp bón phân bằng cách phun
phân lên lá để trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng qua các lỗ khí khổng đã thực
hiện nhiều năm trên nhiều loại cây trồng. Tác dụng của phân bón qua lá cung
cấp nhanh và kịp thời các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cần thiết cho
cây, đặc biệt tập trung dinh dưỡng để tạo hoa, nuôi quả.
Phân bón lá gồm 3 thành phần chính: nguyên tố đa lượng, trung lượng
và vi lượng. Ngoài ra còn một số chất kích thích sinh trưởng.
Để tăng khả năng đậu hoa, quả cần phun các chất dinh dưỡng lên lá vào
giai đoạn trước khi hình thành nụ, và lúc tàn hoa nhằm bổ sung kịp thời dinh
dưỡng cho cây, giảm bớt rụng quả sinh lý.
1.1.1.2. Cơ sở khoa học về vật liệu bao quả
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong

những nước có nhiều loại trái cây phong phú và đa dạng. Các sản phẩm trái
cây của nước ta không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trở
thành mặt hàng xuất khẩu được nhiều nước ưa chuộng. Hàng năm nước ta thu
về hàng trăm triệu USD từ việc xuất khẩu trái cây. Tuy nhiên, việc xuất khẩu
vẫn có nhiều hạn chế, mà nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng hư hỏng của
trái cây trước và sau khi thu hoạch còn rất cao, chiếm tới hơn 20% tổng sản
lượng. Đây là một tổn thất đáng kể với người nông dân vì vậy sử dụng vật
liệu bao quả phù hợp để chống lại sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất


6

thuận để từ đó góp phần tăng năng suất chất lượng quả. Hiện nay có nhiều
loại vật liệu bao quả chuyên dụng hay túi lưới dùng cho bao quả có giá thành
khá phù hợp với khả năng đầu tư của người dân.
Sử dụng hợp lý các loại vật liệu bao quả thân thiện với môi trường, có
khả năng tự phân hủy khi chôn vùi vào đất hoặc không thải ra các chất độc
hại khi phân hủy bằng nhiệt. Không sử dụng các vật liệu bao quả có chứa chất
trong hạng mục cấm sử dụng, tẩm hóa chất độc hại để tránh nhiễm độc vào
quả, cây, gây hại cho người và gia súc khi ăn phải. Hướng tới một nền nông
nghiệp xanh, nông thôn bền vững.
1.1.1.3. Cơ sở khoa học về việc sử dụng chế phẩm thảo mộc
Chế phẩm thảo mộc chiết xuất từ các loại cây cỏ, thảo mộc... ức chế
quá trình phát triển của sâu bệnh được coi là một xu hướng sản xuất sạch. Ít
độc hại với người và môi trường, bản chất của chế phẩm thảo mộc là thuốc có
nguồn gốc thảo mộc, không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh
hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Chế phẩm chứa
hàm lượng axit của các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng... khi phun sẽ có
tác động đến các bộ phận như mắt, da, gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột
xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản.

Do ít độc với các loài thiên địch nên chế phẩm thảo mộc bảo vệ được sự cân
bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa thiên địch và sâu hại), ít gây tình
trạng bùng phát sâu hại. Do ít độc với người và mau phân hủy trong tự nhiên,
các chế phẩm thảo mộc ít để lại dư lượng độc trên nông sản... [20]
1.2. Nguồn gốc, phân bố
Cây thanh long có tên khoa học Hylocereus ssp. ngoài tên phổ thông là
dragon fruit còn có tên như pitahaya. Thanh long thuộc họ xương rồng
(Cactaceae), khác với các cây xương rồng có mủ trắng. Có nguồn gốc ở Nam
Mỹ nhưng được phát triển ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Trên thế giới,
cây thanh long được xem như là một cây ăn quả mới được phát hiện trong
những năm gần đây. Cây thanh long được trồng ở Nicaragoa và vùng khí hậu
nhiệt đới ở một số nước, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan [9].


7

Theo Peter Lo (2001), thanh long được người Pháp du nhập vào Việt
Nam cách đây trên 100 năm nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập
niên 1980. Trước đây thanh long chỉ được trồng dành cho nhà vua và các gia
đình quý tộc [13].
1.3. Giá trị dinh dưỡng
Thanh long là một trong những loại trái cây giàu năng lượng, giàu chất
dinh dưỡng như kali, phospho, nhiều vi lượng, đây là loại trái cây cho tất cả
các chế độ ăn có bổ sung chất xơ mà rất tốt cho gan, nhuận tràng. Quả Thanh
long có nhiều nước, chứa nhiều lycopene - một chất chống oxy hóa tự nhiên
có thể chống ung thư, bệnh tim, huyết áp thấp và loại thanh long có thịt màu
đỏ tươi chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống lão hóa và rất phù hợp với
người có tuổi và béo phì [8].
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng có trong Thanh long
Trung bình trong 100 g ruột ăn được

Hylocereus
Hylocereus
Selenicereus
Thành phần
undatus
polyrhizu
megalanthus
(Vỏ đỏ, ruột
(Vỏ vàng, ruột
(Vỏ đỏ, ruột
đỏ)
trắng)
trắng)
Nước (g)
89,4
82,5-83
85,4
Protein (g)
0,5
0,159-0,229
0,5
Chất béo (g)
0,1
0,21-0,61
0,1
Chất xơ (g)
0,3
0,7-0,9
0,5
Tro (g)

0,5
0,28
0,4
Calcium (mg)
6
6,3-6,8
10
Phosphor (mg)
19
30,2-36,1
16
Sắt (mg)
0,4
0,55-0,65
0,3
Vitamin A (mg
0,005-0,0012
Vitamin B1 (mg)
0,028-0,043
Vitamin B2 (mg)
0,043-0,045
Vitamin B3(mg
0,2
1,297-1,3
0,2
Vitamin C (mg)
25
8-9
4
Độ Brix

11-19
Nguồn: ICBF, 1992 Table de Composicion de Alimentos. 6th Ed. From: EI
cultivo de Pitaya y su posicionmiento en el mercardo [21]


8

1.4. Một số đặc điểm sinh học của cây thanh long
1.4.1. Đặc điểm thực vật học, sinh lý cây thanh long
1.4.1.1. Rễ
Cây thanh long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh. Rễ địa sinh là loại rễ
chính phát sinh từ phần lõi của gốc hom, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 - 2
cm, có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây, tập trung
chủ yếu ở lớp đất mặt từ 0 - 30 cm. Rễ khí sinh là loại rễ mọc dọc theo đoạn
thân cây phần trên mặt đất, có nhiệm vụ giữ cho cây bám chặt và giúp cây leo
lên giá đỡ, góp phần vào việc hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. Những rễ
khí sinh mọc gần mặt đất thường đi vào trong đất và trở thành rễ địa sinh [5].
1.4.1.2. Thân, cành
Thân chứa nhiều nước nên có thể chịu hạn trong một thời gian dài.
Thân, cành thanh long bò trên trụ đỡ. Thân cành thường có ba cánh dẹp, xanh,
hiếm khi bốn cánh. Mỗi cánh chia làm nhiều thùy có chiều dài 3 - 4 cm. Đáy
mỗi thùy có từ 3 - 5 gai ngắn. Mỗi năm cây có từ 3 - 4 đợt cành, đợt cành thứ
nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành xếp từng lớp trên đầu trụ.
Khoảng cách giữa hai đợt ra cành là 40 - 50 ngày. Số lượng cành trên cây
tăng theo độ tuổi của cây: cây 1 tuổi trung bình có 30 cành, 2 tuổi 70 cành, 3
tuổi 100 cành, 4 tuổi 130 cành, ở cây 5 - 6 tuổi chỉ duy trì 150 - 170 cành [6].
1.4.1.3. Hoa
Sau khi trồng 1 - 2 năm, thanh long bắt đầu ra hoa, Từ năm thứ 3 trở đi,
cây ra hoa ổn định. Hoa mọc từ các đoạn cành trưởng thành, là những cành có
thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày tuổi, hoa chủ yếu tập trung ở các mắt

đến ngọn cành [5].
Hoa thanh long là hoa lưỡng tính, rất to, cánh hoa màu trắng ngà, có
chiều dài trung bình 25 - 35 cm, hoa nở về đêm [2]. Hoa thường nở tập trung
từ 20 - 23 giờ đêm và đồng loạt trong vườn. Thời gian từ hoa nở đến tàn từ 2 -


9

3 ngày, từ khi xuất hiện nụ đến hoa tàn khoảng 20 ngày [7]. Hoa xuất hiện rộ
nhất từ tháng 4 - 9 dương lịch, trung bình có 4 - 6 đợt hoa rộ mỗi năm [3].
1.4.1.4. Quả
Quả thanh long hình thành sau khi hoa được thụ phấn. Trong 10 ngày
đầu quả lớn chậm, sau đó quả lớn rất nhanh. Thời gian từ khi hoa thụ phấn
đến thu hoạch chỉ từ 22 - 25 ngày. Quả thanh long hình bầu dục có nhiều tai
lá xanh do phiến hoa còn lại, đầu quả lõm sâu tạo thành “hốc mũi”. Lúc còn
non vỏ màu xanh, khi chín vỏ chuyển sang màu đỏ tím rồi đỏ đậm [7].
Thịt quả màu trắng đục hoặc màu hồng đậm xen những hạt đen như
mè, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải, ít cung cấp Calo. Vỏ thanh long chiếm
5 - 7% khối lượng quả. Khối lượng quả trung bình từ 200 - 700 g, hiện nay do
bà con nhà vườn thâm canh cao nên có nhiều quả lớn trên 1 kg [3].
1.4.2. Yêu cầu sinh thái cây thanh long
1.4.2.1. Nhiệt độ
Thanh long là cây nhiệt đới, chịu hạn giỏi và không chịu được giá lạnh,
không chịu úng vì thế thanh long thích hợp với nhiệt độ từ 210C - 290C và
giới hạn tối đa là 38 - 400C [8].
1.4.2.2. Độ dài ngày
Cây thanh long nở hoa trong điều kiện ngày dài. Cây không đủ ánh
sáng ban ngày phát triển kém, thân yếu và cây không cho trái. Chúng thích
hợp khi trồng ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh [7].
1.4.2.3. Nước

Cây có khả năng chịu hạn nhưng không chịu được úng. Cung cấp đầy
đủ nước cây tăng trưởng và phát triển tốt, cho nhiều quả. Nước đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn đầu ra hoa, nở rộ và giai đoạn hình thành trái. Nhu cầu
về lượng mưa trung bình từ 600 - 2.000 mm/năm, nếu vượt quá sẽ dẫn tới
hiện tượng rụng hoa và thối trái.


10
10

1.4.2.4. Đất
Thanh long mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc
màu, đất phèn hoặc đất đỏ latosol… ngoài ra cây còn có khả năng thích ứng
với các độ chua (pH) của đất rất khác nhau. Tuy nhiên để trồng thanh long đạt
hiệu quả cao nên chọn các chân đất có tầng canh tác dày tối thiểu 30 - 50 cm,
đất phải tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt, đất phèn nhẹ hoặc đất phù sa
phủ trên nền phèn có PH từ 5,5 - 6,5. Hàm lượng hữu cơ cao, không bị ô
nhiễm và để có năng suất cao nên tưới và giữẩm cho cây vào mùa khô [7].
1.4.3. Thu hoạch thanh long
Trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày không được tưới nhiều nước, bón
nhiều phân và không phun các loại thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo an toàn
thực phẩm cho người tiêu dùng.
Khi quả thanh long chuyển màu hoàn toàn là thu hoạch được. Thời gian
sinh trưởng của quả thanh long khác nhau về chế độ chăm sóc, thời tiết vụ
mùa, do đó việc thu hoạch cũng có sự chênh lệch về thời gian. Vì vậy, nên thu
hoạch lúc quả chín sau khi hoa nở khoảng 28 - 32 ngày để có chất lượng tốt
nhất và bảo quản được lâu hơn.
1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới và trong nước
1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới
Các nước xuất khẩu thanh long lớn trên thế giới gồm:

- Châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Australia,…
- Trung Đông: Israel
- Châu Mỹ: Mehico, Colombia, Ecuador, Guatemala
Hiện nay, Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới,
chiếm thị phần cao nhất tại Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Thái Lan và Israel là hai
nước xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba tại thị trường Châu Âu. Tại thị trường
Mỹ, Mehico và các nước Trung-Nam Mỹ là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất
đối với các nhà xuất khẩu thanh long từ Châu Á do lợi thế địa lý.


11
11

Thanh long ruột đỏ của Việt Nam tuy không được đánh giá cao về hình
thức, nhưng lại được đánh giá vượt trội về hương vị so với thanh long ruột đỏ
khác (World Perspectives, Inc., 2012).
Người tiêu dùng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc mua thanh long chủ
yếu để cúng nên coi trọng hình thức của thanh long, trong khi các dân tộc
khác coi trọng hương vị của thanh long hơn hình thức của quả. Do vậy, các
giống thanh long có vị ngọt hơn, và thịt giòn hơn được ưa chuộng hơn. Đặc
biệt người Nhật không thích thanh long quả to, họ quan trọng chất lượng hơn
kích cỡ. Theo yêu cầu này thì thanh long sấy dẻo công nghệ cao của Việt
Nam sẽ đạt yêu cầu về chất lượng liên quan đến độ ngọt, giòn và thuận tiện
trong bảo quản, chuyên chở.
Cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác, thanh long hữu cơ đang
ngày càng trở thành một xu hướng ưa thích trên thị trường. Tuy nhiên, nguồn
cung thanh long hữu cơ còn rất hạn chế, hiện ở Mỹ có một trang trại tại
Florida cung cấp thanh long hữu cơ và tại Việt Nam cũng đã có những lô
hàng thanh long hữu cơ xuất khẩu từ vườn thanh long hữu cơ tại Long An
thông qua Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP. Thị trường tiêu dùng sẵn sàng

đón nhận sản phẩm thanh long sạch, an toàn nếu giá không cao hơn sản phẩm
truyền thống quá nhiều [17].
* Thái Lan: Thái Lan hiện đang là đối thủ cạnh tranh lớn về quả thanh
long với Việt Nam. Những năm trước, Thái Lan chưa trồng và phát triển
thanh long, gần đây nước này xác định thanh long là cây trồng chính xuất
khẩu chủ lực. Từ vị trí gần như chiếm lĩnh thị trường Châu âu, nay thị phần
quả thanh long Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu giảm chỉ còn hơn 50%.
Trong khi đó Thái Lan xuất khẩu vào thị trường này từ vị trí cuối bảng đã
vươn lên vị trí thứ hai do tạm nhập, tái xuất thanh long Việt Nam. Có thời
điểm 48% lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam là bán cho Thái Lan.
Không chỉ mua thanh long Việt Nam, Thái Lan cũng mua thanh long ruột đỏ


12
12

Đài Loan để chào hàng, dọn đường xuất khẩu cho thanh long của chính nhà
vườn Thái Lan sản xuất trong tương lai [19].
* Đài Loan: Trồng phổ biến nhất tại Đài loan những năm qua là giống
thanh long (Hylocereus undatus). Diện tích trồng trên cả nước hơn 300 ha.
Tập trung chủ yếu tại phía Nam nơi trồng thanh long chính với diện tích lớn
nhất. Sản lượng thanh long hàng năm của Đài Loan đạt khoảng 15.158 tấn.
Thanh long Đài Loan chiếm ưu thế cao hơn hẳn những nước trồng
thanh long Đông Nam Á về giống, kỹ thuật trồng và công nghệ quản lý...
Hương vị, màu sắc và kết cấu quả thanh long ở Đài Loan cũng được đánh giá
vượt trội. Những năm 2000 về trước, với việc phát hiện có ruồi giấm trong
ruột quả thanh long ở Đài Loan nên việc xuất khẩu chưa được phủ rộng, nhất
là với việc xuất khẩu vào các nước có hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt như
Nhật Bản. Với nỗ lực cải thiện sản phẩm để xuất khẩu, trong năm 2001, văn
phòng kiểm dịch quản lý của Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu, phát triển

công nghệ khử trùng thanh long và tới năm 2003 Đài Loan đã phát triển thành
công công nghệ diệt ruồi giấm trong thanh long. Năm 2004, Đài Loan đã
mạnh dạn nộp đơn với Nhật Bản xin cho xuất khẩu thanh long sang thị trường
này nhưng mãi tới năm 2010 thì thanh long Đài Loan mới thông qua được các
kỳ kiểm tra nghiêm ngặt về kiểm định thực vật của Nhật Bản và chính thức
được chấp nhận vào thị trường Nhật. Sản lượng xuất sang Nhật của Đài Loan
trong năm đầu tiên (năm 2010) đạt được là 100 tấn [18].
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở trong nước
Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất châu Á
và cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Diện tích trồng thanh
long ở Việt Nam tăng khá nhanh từ 5.512 ha năm 2000 lên đến 35.665 ha
diện tích trồng thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 614.346 tấn vào
năm 2014. Theo số liệu ước tính sơ bộ năm 2015, diện tích trồng mới gần
5.000 ha, sản lượng đạt khoảng 686.195 tấn.


13
13

Thanh long hiện đang được trồng ở hầu hết ở các tỉnh/thành phố, nhưng
phát triển mạnh thành các vùng chuyên canh quy mô lớn tập trung ở các tỉnh
như Bình Thuận, Tiền Giang, và Long An. Diện tích thanh long của ba tỉnh
này chiếm 92% tổng diện tích và 96% sản lượng của cả nước, phần diện tích
thanh long còn lại phân bố ở một số tỉnh Miền Nam như Vĩnh Long, Trà
Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh Miền Bắc.
Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất chiếm
63,2% diện tích và 68,4% sản lượng cả nước, kế đến là Long An (chiếm
17,3% diện tích và 14,2% sản lượng) và đứng thứ ba là Tiền Giang (chiếm
10,9% diện tích và 13,7% sản lượng).
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng thanh long của Việt

Nam năm 2015
Địa phương
Cả nước
Miền Bắc
Đồng
bằng
Sông Hồng
Hà Nội
Hải Phòng
Vĩnh Phúc
Hải Dương
Hà Nam
Nam Định
Ninh Bình
Đông Bắc
Cao Bằng
Lào Cai
Bắc Cạn
Lạng Sơn

41,164.6
1,412.1

4,748.6
209.9

Diện tích
cho sản
phẩm
(ha)

30,227.7
830.1

506.2

47.0

74.2
40.1
154.6
163.0
13.1
15.0
46.3
450.3
34.8
33.0
1.0
10.5

22.0
3.8
5.7
10.0
0.3
2.0
3.2
81.9
14.4
8.0

0.0
1.7

Diện tích
gieo trồng
(ha)

Trồng
mới
(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(tấn)

227.0
93.7

686,195.4
7,780.0

324.1

108.8

3,526.3


50.5
27.5
92.2
120.0
10.6
13.0
10.3
268.0
18.3
15.0
0.0
4.8

60.4
208.1
75.1
125.0
116.3
121.5
169.8
76.4
38.2
31.3
0.0
35.4

305.0
573.0
692.1
1,500.0

123.3
158.0
174.9
2,045.8
69.7
47.0
0.0
17.1


14
14

Tuyên Quang
Yên Bái
Thái Nguyên
Phú Thọ
Bắc Giang
Quảng Ninh
Tây Bắc
Lai Châu
Điện Biên
Sơn La
Hoà Bình
Bắc Trung Bộ
Thanh Hoá
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Trị

Thừa
Thiên
Huế
Miền Nam
Duyên
Hải
Nam Trung Bộ
Quảng Nam
Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hoà
Tây Nguyên
Kon Tum
Gia Lai
Đăk Lăk
Đăk Nông
Lâm Đồng
Đông Nam Bộ
TPHCM

103.7
14.7
40.0
41.1
30.0
141.5
114.8
3.4
8.9

57.0
45.6
340.8
97.0
110.3
73.0
13.6
30.9

15.0
4.0
11.0
7.7
5.0
15.1
14.8
0.6
1.0
5.0
8.3
66.2
15.0
33.1
10.0
2.7
3.1

72.5
9.7
28.0

24.5
20.0
75.2
46.1
3.2
4.9
19.0
19.0
192.0
54.3
65.2
36.0
7.5
17.7

46.5
67.8
282.9
105.6
132.5
25.7
58.1
31.3
148.6
32.6
65.0
101.1
151.2
93.9
63.1

58.9
67.6

337.0
65.8
792.0
258.8
265.0
193.4
267.6
10.0
72.1
62.0
123.5
1,940.3
821.0
612.0
227.0
44.2
119.7

16.0

2.3

11.3

103.0

116.4


39,752.2

4,538.7

29,397.6

230.8

678,415.4

229.4

5.9

206.4

35.1

723.8

29.0
16.0
3.3
10.5
170.6
442.7
12.0
100.4
213.5

70.0
46.8
26,964.7
12.0

3.0
0.9
0.0
0.0
2.0
38.5
0.0
1.5
29.6
0.0
7.4
2,799.5
0.0

19.0
8.3
1.5
10.5
167.1
371.9
12.0
91.2
169.4
64.0
35.3

21,916.9
12.0

37.4
62.7
44.0
110.6
28.6
111.1
70.0
80.4
124.1
98.6
165.0
218.4
70.0

71.0
52.0
6.6
116.2
478.0
4,132.5
84.0
733.4
2,102.0
631.0
582.2
478,635.3
84.0



×