Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quy luật cạnh tranh Những quy luật cơ bản của Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178 KB, 16 trang )

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN PHẦN 2
Các quy luật kinh tế chủ yếu của nền
kinh tế hiện đại
Xem thêm CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Xem thêm NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Xem thêm LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế.
Và bên cạnh những thành tựu đó chúng ta đang đối mặt với những khó khan, thách
thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế nước ta còn yếu kém. Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh
tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, tuy vẫn có những mặt hạn chế
nhưng nó không phải là vấn đề quan trọng. Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt
quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ
khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng quy luật này và một số thành tựu đã
đến với chúng ta: đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát
triển ổn định… Những lợi ích ấy chưa phải là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta
định hướng cho chính sách phát triển kinh tế.
Vậy cạnh tranh là gì và nó có nghĩa như thế nào? Đó là một khái niệm rất rộng,
xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Page 1 of 16


I - KHÁI NIỆM CẠNH TRANH
Trong kinh tế, cạnh tranh liên quan đến mọi lĩnh vực của thị trường và mọi chủ
thể kinh doanh. Theo từ điển kinh doanh của Anh năm 1992 thì “Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng
một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo từ


điển Tiếng Việt “Bách khoa tri thức phổ thông” thì “cạnh tranh là sự ganh đua giữa
những nhà sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Như vậy, cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà
phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo
nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các
lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh là quy luật bắt buộc của nền kinh tế hàng hoá; biểu hiện sự đối lập
giữa những người sản xuất hàng hoá, sự tác động lẫn nhau của nhiều tư bản, chi phối
hành động của từng người sản xuất. Có nền kinh tế hàng hoá tất nhiên tồn tại cạnh
tranh. Và cơ sở khách quan của cạnh tranh là sự khác nhau về lợi ích kinh tế giữa
những người sản xuất hàng hoá.
Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất phát
từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương
đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến sự cạnh
tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân
công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển...
nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần

Page 2 of 16


thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì
còn có cạnh tranh.
Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị
trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá
để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay "thương
trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó của thị
trường cạnh tranh tự do.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không phải là hiện tượng đặc trưng của

bất cứ một giai đoạn phát triển nào, cũng không phải là hiện tượng riêng biệt của bất
cứ một lĩnh vực nào. Tính bắt buộc của nó ở mọi nơi có sản xuất hàng hoá. Quy luật
cạnh tranh không phát huy tác dụng một cách riêng rẽ mà theo quy luật giá trị và các
quy luật kinh tế khác.

II – MỤC TIÊU CỦA CẠNH TRANH
Đối với người sản xuất kinh doanh: thu lợi nhuận cao
Đối với người tiêu dùng: gia tăng lợi ích trong tiêu dùng

III – ĐỐI TƯỢNG CẠNH TRANH
Cạnh tranh chiếm hữu các nguồn nguyên liệu
Giành giật các nguồn lực sản xuất
Cạnh tranh về khoa học – công nghệ
Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư, các hợp đồng, các dơn
đặt hàng,...

IV- PHƯƠNG TIỆN CẠNH TRANH
Kĩ thuật – công nghệ
Chi phí sản xuất và giá cả
Page 3 of 16


Số lượng và chất lượng hàng hóa
Số lượng và chất lượng dịch vụ như: lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, thanh toán
Bằng các thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế

V- VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và
trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu

dùng. Vì vậy, người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng
hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, áp dụng khoa học-công nghệ cao hơn...để
đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản xuất năng
động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên
cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào
trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có
biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanh nghiệp
cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có
chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối
ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ.
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn
về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân
hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành
mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh
tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp
của nhà nước.

Page 4 of 16


Những tác động tiêu cực của cạnh tranh không lành mạnh thường được thể hiện
ở những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung
tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi
trường sinh thái.

VI - CÁC LOẠI CẠNH TRANH
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại.
 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại.

1. Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá
của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá
cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên.
2. Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc
vào quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh
tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua
phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần.
3. Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành
giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho
người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức,
không chịu được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của
mình cho các đối thủ mạnh hơn.
 Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại.
1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ.
Kết quả của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
Page 5 of 16


2. Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong
quá trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành,
kết quả hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, làm thay đổi giá trị thị
trường của ngành hàng và theo đó là thay đổi giá cả.
 Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại.
1. Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition)- Cạnh tranh tự do: Là hình thức
cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó không người nào có
đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được
người mua xem là đồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm
chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc

phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm
của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là loại cạnh tranh theo các quy
luật của thị trường mà không có sự can thiệp của các chủ thể khác. Giá cả
của sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị trường. Cung
nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng.
2. Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh
tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau.
Mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành
đựơc ưu thế trong cạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ
bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là
loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
3. Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có
một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả

Page 6 of 16


của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không
phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
Là sự cạnh tranh mang tính chất "ảo", thực chất cạnh tranh này là sự quảng
cáo để chứng minh sự đa dạng của một sản phẩm nào đó, để khách hàng
lựa chọn một trong số những sản phẩm nào đó của một doanh nghiệp nào
đó chứ không phải của doanh nghiệp khác.
Loại cạnh tranh này xảy ra khi trên thị trường một số lượng lớn các nhà sản
xuất sản xuất ra những sản phẩm tương đối giống nhau nhưng khách hàng
lại cho rằng chúng có sự khác biệt, dựa trên chiến lược khác biệt hoá sản
phẩm của các công ty.
Ví dụ: Trên thị trường có các sản phẩm xà bông tương đối giống nhau.
Nhưng có hãng thì bảo rằng sẽ đem lại làn da mềm mại sau khi tắm, hãng
thì bảo là đem lại hương thơm tươi mát, hãng thì bảo rằng sẽ làm trắng da.

Trong cạnh tranh độc quyền có thể phân chia thành hai loại:
Độc quyền nhóm: Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà
sản xuất, bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản gia nhập ngành khó.
Ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.
Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà
sản xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này
quyết định. Ví dụ: Điện, nước ở Việt Nam do nhà nước cung cấp.
 Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:
1. Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn
mực xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công
Page 7 of 16


bằng và công khai. Phần cốt lõi của cạnh tranh lành mạnh chính là ở chỗ
phát huy hết năng lực của mình, để khiến cho bản thân mình có tầm vóc
nhất, ưu tú nhất, chứ không phải là nghĩ cách khiến cho đối thủ gục ngã.
2. Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẻ hở của luật pháp,
trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, móc
ngoặc, khủng bố).
Thái độ cạnh tranh được coi là lành mạnh khi nó thể hiện những đặc điểm sau:
 Ngay thẳng, trung thực với đối thủ.
 Không được xem đối thủ cạnh tranh là kẻ thù.
 Cạnh tranh một cách trung thực (tuyệt đối không là kẻ cản trở, là vật cản đối
với sự thành công của người khác).
Chẳng hạn như: Chiến lược của Southwest Airlines là cạnh tranh trên cơ sở chi phí
thấp, phục vụ thường xuyên, nhiều hoạt động chính đã làm cho chiến lược này khả thi,
và được các hoạt động khác hỗ trợ. Ví dụ, việc giữ giá vé thấp là một hoạt động chính
của chiến lược. Hoạt động này được hỗ trợ bởi tần suất sử dụng máy bay cao, hạn chế
sử dụng các đại lý du lịch, máy bay tiêu chuẩn hóa, phi hành đoàn làm việc công suất
cao, v.v. Thiếu bất kỳ hoạt động nào trong số này, chiến lược chi phí thấp của

Southwest Airlines sẽ bị hủy hoại. Các đối thủ của Southwest Airlines cố gắng cạnh
tranh với chiến lược này bằng cách đưa ra giá vé thấp và khởi hành thường xuyên,
nhưng do thiếu các hoạt động hỗ trợ, tất cả đều thất bại. Theo Porter: “Các hoạt động
của Southwest bổ sung cho nhau theo cách thức tạo ra giá trị kinh tế thực sự. Đó là
cách mà sự phù hợp chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lợi cao”.
Như vậy, đây có thể được coi là một trong những hành vi cạnh tranh lành mạnh của
Southwest Airlines trong lĩnh vực hàng không.
Page 8 of 16


Hoặc: Câu chuyện lập nghiệp của Samsung hay những hãng xe hơi Nam Hàn.
Họ kiên trì bắt đầu từ những con số 0 nhưng nhanh chóng đuổi kịp các đại gia điện tử
thế giới như Sony, RCA, hay đuổi kịp các đại gia ô tô như GM, Ford, Toyota, Honda.
Họ bắt đầu từ những “con chấu chấu” bé nhỏ và đã làm nên cái chuyện đá “voi” một
cách thành công.
Qua một ví dụ khác không kém tính minh họa, Google, một “con châu chấu”
trong làng IT so với các đại gia Yahoo, MSC, Microsoft trong những năm 2001, 2002
đã dám ngang nhiên đá những “chú voi” khổng lồ này và ngày nay thậm chí đã vượt
qua mặt đối thủ của mình để khẳng định vị thế trong thị trường IT.
Vì vậy, đừng bao giờ khinh thường một ý tưởng, một doanh nghiệp mới khởi
tạo cho dù với một ý tưởng hơi ngây ngô, vì lúc nào đó nó có thể từ “con chấu chấu”
chuyển mình thành “thằn lằn”, thậm chí “khủng long” trong điều kiện thích hợp.
Qua những ví dụ minh họa trên đây, chúng ta hiểu yếu tố nào đã giúp cho “chấu
chấu” thắng “voi” trong thương nghiệp? Đó không phải là việc dùng những thủ đoạn
cạnh tranh không lành mạnh để có thể vươn lên sánh vai cùng những “chú voi” khổng
lồ mà đó là sự hiểu rõ sức mạnh và sở trường cũng như sở đoản của mình, bao gồm
tính nhanh nhẹn, tính tích cực, khả năng chịu rủi ro cao, và mức độ liều lĩnh của
những “con chấu chấu” thương nghiệp này.
Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẻ hở của luật pháp,
trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc,

khủng bố).
Cạnh tranh không lành mạnh, trước hết, là một khái niệm bắt nguồn từ những
quy định mang tính nguyên tắc trong pháp luật dân sự, theo đó, các chủ thể trong giao
dịch phải đảm bảo tôn trọng thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội ở mỗi quốc gia.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Khoản 4 Điều 3 LCT 2004) là hành vi cạnh
tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Page 9 of 16


Cạnh tranh không lành mạnh phản ánh mặt trái của hành vi, có nghĩa là hành vi đó có
dấu hiệu trái với chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh của các chủ thể tham gia thị
trường, họ sử dụng các thủ pháp không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh
như gian dối, thông tin sai sự thật về hàng hoá dịch vụ, ép buộc… nhằm gây thiệt hại
hoặc bất lợi về cạnh tranh cho một hoặc một số chủ thể khác có liên quan. Nhìn
chung, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi đi ngược lại nguyên tắc xã hội,
tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích của các chủ thể kinh doanh
khác, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội. Cạnh tranh không lành
mạnh luôn có bản chất của nó là không tốt đẹp, bất chính nhằm vò đối thủ cạnh tranh
cụ thể nào đó. Nó là những hành vi cạnh tranh gây cản trở hoạt động hoặc gây thiệt
hại trực tiếp hợc gián tiếp đến chủ thể kinh doanh khác.
Trong số các hành vi này, một số hành vi thể hiện sự xâm hại trực tiếp đến đối
thủ cạnh tranh như xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha, quấy rối, ép buộc doanh
nghiệp khác, một số hành vi có thể ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh, đồng thời lại vi
phạm quyền lợi của người tiêu dùng như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo và khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh…
Từ năm 2004, chúng ta (Việt Nam) đã ban hành Luật cạnh tranh, quy định thế
nào là những hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình
tự và thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp về cạnh tranh … mục đích là bảo đảm

một “sân chơi” lành mạnh giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh.
Tại Điều 39 quy định về các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh, bị
cấm. Chủ yếu gồm 9 hành vi sau:
 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
 Xâm phạm bí mật kinh doanh;
 Ép buộc trong kinh doanh;

Page 10 of 16


 Gièm pha doanh nghiệp khác;
 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
 Phân biệt đối xử của hiệp hội;
 Bán hàng đa cấp bất chính;
Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn (chẳng
hạn trên bao bì, nhãn hàng, các pano quảng cáo ...) gây ra sự nhầm lẫn về tên thương
mại, logo, chỉ dẫn địa lý ... để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa,
dịch vụ của mình.
Xâm phạm bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp có các hành vi như tiếp cận, thu
thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác, tiết lộ, sử dụng thông
tin, bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu chân chính...
Gièm pha doanh nghiệp khác: bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin
không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là việc một doanh nghiệp có
hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp “đối thủ”.
Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh là việc doanh nghiệp:

 So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại
của doanh nghiệp khác;

Page 11 of 16


Chiến lược này gần đây đã được nhiều nhãn hàng sử dụng để quảng cáo sản phẩm của
mình. Trong các đoạn thoại của quảng cáo, các nhà kinh doanh thường so sánh sản
phẩm của họ với “sản phẩm thông thường”. Nhiều đoạn quảng cáo như vậy được phát
trên nhiều kênh truyền hình kể cả trên Đài truyền hình Việt Nam. Đơn cử như trong
một đoạn quảng cáo nhãn hàng OMO, người phụ nữ trong đoạn quảng cáo đã so sánh
“bột giặt OMO đánh tan vết bẩn nhanh và sạch hơn không chỉ một mà là năm muỗng
bột giặt thường cộng lại”. Xem đoạn quảng cáo này, nhiều người đặt câu hỏi liệu “bột
giặt thường” mà OMO đang so sánh với sản phẩm của họ là loại bột giặt nào, hay là
toàn bộ những sản phẩm cùng loại đều được xem là “bột giặt thường”?
Mặc dù chưa đến mức “bôi nhọ” nhưng cách đây 2 năm, một đoạn quảng cáo mì
gói Tiến Vua bò cải chua của Công ty Masan đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi và
khiếu kiện giữa Công ty Acecook và Masan. Nguyên nhân là trong đoạn quảng cáo mì
gói của Công ty Masan đã đưa thông tin về màu của sản phẩm để so sánh gây nhầm
lẫn cho khách hàng. Đoạn quảng cáo này ngầm cho rằng, những sản phẩm mì gói có
vắt mì sậm màu là có chứa chất độc hại. Quảng cáo này đã làm cho nhiều sản phẩm
mì gói khác có vắt mì màu sạm bị tẩy chay vì hiểu lầm là những sản phẩm gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
 Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;
Ví dụ về nhãn hiệu gây nhầm lẫn: Cà phê Trung Nguyên. Công ty cà phê Trung
Nguyên với thương hiệu G7 nổi tiếng cũng bị quy vào một trong những doanh nghiệp
có hành vi quảng cáo cạnh tranh không lành mạnh bằng cách sử dụng nhãn hiệu ba
chiều hình cốc đỏ của Nestlé để so sánh trực tiếp sản phẩm G7 của họ với sản phẩm
Nescafé của Nestles.
 Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá cả, số lượng,

chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử

Page 12 of 16


dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia
công ...
Khuyến mại không lành mạnh là việc:
 Tổ chức khuyến mại mà gian dối, không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về giải
thưởng, hàng hoá, dịch vụ, … , nhằm mục đích để lừa dối khách hàng.
 Phân biệt đối xử đối với các khách hàng tại các địa bàn tổ chức khuyến mại
khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;
 Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi
hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử
dụng để dùng hàng hóa của công ty mình.
Bán hàng đa cấp bất chính là việc doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
1. Yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu
hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa
cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho
người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ
yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa
cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người
khác tham gia.

Page 13 of 16



Ngoài các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như trên, Luật Cạnh tranh
cũng cấm nhiều hành vi có dấu hiệu “hạn chế cạnh tranh”. Hiểu theo nghĩa nôm na, là
những hành vi đơn lẻ hoặc giữa một nhóm doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh,
nhằm mục đích tạo ra những sự “cản trở”, không cho các doanh nghiệp khác có cơ hội
cạnh tranh với mình.
Có 2 dạng hành vi hạn chế cạnh tranh gồm:
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh hay độc quyền trên thị trường.
Tóm lại, cơ chế thị trường là một cơ chế tự điều tiết quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hoá, điều tiết sự vận động của nền kinh tế thị trường thông qua tác động
của các quy luật kinh tế. Cơ chế này sẽ giải quyết ba vấn đề cơ bản của mỗi chủ thể
kinh doanh là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Nó mang ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trên thị trường có sự tham gia kinh doanh của nhiều thành
phần kinh tế. Sự tồn tại của những doanh nghiệp trên thi trường, về mặt chất, đã
chứng minh hiệu quả và chiến lược kinh doanh khả thi của họ. Nếu không có chiến
lược cạnh tranh khả thi, doanh nghiệp sẽ bị đẩy ra khỏi guồng máy cạnh tranh của thị
trường. Cạnh tranh luôn là phương thức hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Vậy cạnh tranh lành mạnh sẽ là động lực giúp nền kinh tế phát triển, ngược lại
cạnh tranh không lành mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

VII - GIẢI PHÁP
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh là
không thể tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ phải hướng cạnh tranh vào con đường lành
mạnh, và sau hết là quyền và lợi ích chính đáng của bản thân các doanh nghiệp. Mọi
hình thức, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như đã nêu đều phải bị phát hiện kịp
Page 14 of 16


thời, xử lý nghiêm minh và thích đáng để duy trì sự phát triển bền vững của thị

trường.
1.

Đối với nền kinh tế - xã hội
Về phía các cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng cần sớm rà soát, hoàn

thiện hành lang pháp lý để thị trường vận hành theo chuẩn mực quốc tế, tạo ra môi
trường cạnh tranh lành mạnh, thực hiện kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm phòng
chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình hoạt động. Tiếp đến, các cơ quan quản lý
Nhà nước cần thường xuyên theo sát diễn biến thị trường, tăng cường kiểm tra, phát
hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trục lợi, không
tuân thủ các yêu cầu tài chính… làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của doanh
nghiệp khác và của người tiêu dùng. Vì vậy, việc xử lý hành vi này cũng cần đảm bảo
nguyên tắc thận trọng, khách quan, đúng người, đúng việc để không vì xử lý một cá
nhân, một doanh nghiệp mà ảnh hưởng không đáng có đến các doanh nghiệp làm ăn
trung thực khác trên thị trường. Trong thời gian vừa qua, các chế tài xử phạt các hành
vi phi cạnh tranh trên thị trường chưa được áp dụng nên việc xử lý còn hạn chế. Cho
nên, cần phải đưa các chế tài xử phạt một cách cụ thể rõ ràng và có cơ sở pháp lý. Khi
đã có cơ sở, những vi phạm sẽ được xử lý nghiêm khắc hơn, và khi đó, các hành vi
phi cạnh tranh sẽ ngày một hạn chế và để xây dựng một môi trường kinh doanh lành
mạnh. Không chỉ vậy, cần xây dựng một Hiệp hội chống lại các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, cụ thể là ép buộc trong kinh doanh, mục đích cuối cùng của các
hành động này cũng chỉ nhằm đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên thị trường
cũng như là sự an tâm của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo đúng như
những cam kết mà doanh nghiệp đưa ra.
2.

Về phía các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp kinh doanh cần tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả


năng cạnh tranh của bản thân trên thị trường chứ không sử dụng những hành vi không
lành mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Có như vậy, các doanh nghiệp có
thể đảm bảo được trách nhiệm của mình đối với những gì đã cam kết với khách hàng .
Page 15 of 16


Các doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên
nghiệp và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng những kênh phân
phối mới, đưa ra các sản phẩm mới, khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình…
Cách làm này không những sẽ đem lại doanh thu, thị phần cho doanh nghiệp mà trong
dài hạn sẽ ngày càng củng cố thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
3.

Đối với người tiêu dùng.
Người tiêu dùng không nên chỉ dựa vào sự bảo vệ của các cơ quan có thẩm

quyền và các pháp lệnh, mà người tiêu dùng cũng cần phải lên tiếng bằng cách phát
hiện, tố cáo và gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan luật pháp về các hành vi gian dối về
tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, giá cả và các hành vi lừa dối
khác của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho
mình và cộng đồng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng
có thể đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo
vệ bảo vệ chính lợi ích của mình. Người tiêu dùng cũng có thể thành lập tổ chức để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
I don’t regret the things I’ve done.
I regret the things I didn’t do when I had the chance.

Page 16 of 16




×