Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty STC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.7 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Với mục đích nghiên cứu và áp dụng những kiến thức đã được học về tài chính
doanh nghiệp, chúng tôi chọn Công ty cổ phần sách và thiết bị trường học TP.HCM
(STC) làm đối tượng nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được tình hình hoạt động và tài
chính của công ty.
Qua việc phân tích tình hình vĩ mô kết hợp với phân tích ngành và phân tích rủi ro
có thể thấy được những tác động của môi trường kinh doanh đầy biến động với những
thuận lợi và khó khăn mà công ty đã và đang phải đối mặt, từ đó chúng tôi đã thảo luận
về chiến lược kinh doanh trong thời gian tới để Công ty có thể khắc phục mọi khó khăn
và phát triển mọi cơ hội nhằm kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.
Để nắm được tình hình hoạt động của công ty, chúng tôi tập trung phân tích báo
cáo tài chính của Công ty theo hướng phân tích các nhóm chỉ số, phân tích luồng tiền qua
các năm cũng như so sánh STC với các công ty trong ngành và trung bình ngành rồi từ đó
đưa ra nhận định tổng quan, đánh giá về tình hình của Công ty trong quá khứ, hiện tại và
đưa ra những dự báo trong tương lai.


PHẦN 1. MỞ ĐẦU:
1.1.Phương pháp nghiên cứu:
1.1.1. Mục đích:
Tìm hiểu tổng quan về Công ty Cổ phần Sách Thiết bị trường học Tp HCM.
Sử dụng những kiến thức đã học về tài chính để phân tích các báo cáo tài chính
cũng như các tỷ số tài chính của Công ty nhằm đánh giá tình hình hoạt động và tài chính
của Công ty và đưa ra dự báo về Công ty trong những năm tới.
1.1.2. Phạm vi: Báo cáo tài chính của STC trong 5 năm (2007 – 2011)
1.1.3. Phương pháp: thống kê, so sánh, toán học, phân tích, đánh giá.
1.1.4. Giới hạn báo cáo:
Sự hạn chế về kiến thức, các phân tích, đánh giá chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan
của sinh viên nên chưa có độ chính xác cao.
Lượng thông tin tìm kiếm được còn hạn chế, nhiều thiếu sót
Sự bó hẹp của thời gian và giới hạn của bài báo cáo.


1.1.5. Các giả định:
Công ty sẽ tiếp tục hoạt động trong nhiều năm tới.
Công ty đặt mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và lợi nhuận lên hàng đầu.
Nhà đầu tư lý trí.
1.2. Giới thiệu về Công ty:
Công ty Cổ phần Sách Thiết bị trường học thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là
Công ty STC) là Công ty cổ phần được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước (Công ty Sách Thiết bị trường học thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày
23/12/2005. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là mua bán sách giáo khoa, sản
xuất và cung ứng thiết bị trường học, đồ dùng dạy học, in sách giáo khoa học sinh và các
ấn phẩm nhà trường, in ấn nhãn hiệu, bao bì…. Vốn điều lệ hiện nay của Công ty là
56.655.300.000 đồng. Công ty đã niêm yết giao dịch cổ phần phổ thông tại Trung tâm
Giao dịch chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 21/12/2006.


PHẦN 2. PHÂN TÍCH VĨ MÔ:
Trong giai đoạn từ năm 2007-2011, tình hình kinh tế thế có nhiều biến động: bắt
đầu suy giảm kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính từ Mỹ năm 2010,
khủng hoảng nợ công tại châu Âu từ năm 2011. Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ với sức
đề kháng thấp, lệ thuộc lớn vào xuất khẩu nhưng khá mở sau khi gia nhập WTO, chịu tác
động mạnh của tình hình kinh tế thế giới diễn biến ngày càng xấu dần. Trong những năm
vừa qua kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá là không ổn định, các chính sách tài
chính tiền tệ của nhà nước thay đổi nhanh nhưng mang tính đối phó và ngắn hạn. Lạm
phát tăng nhanh làm các loại giá cả và chi phí tăng, tỷ giá USD/VNĐ và lãi suất tăng cao
dần đến cuối năm 2011 mới chững lại.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia thì nhiều
quốc gia trong khu vực cũng chịu chung tác động của giá cả quốc tế nhưng mức độ lạm
phát thấp hơn nhiều so với Việt Nam. Trong giai đoạn 2007- 2010, tỷ lệ lạm phát bình
quân của Trung Quốc vào khoảng 3,32%/năm; Thái Lan 3,2%/năm; Malaysia
2,4%/năm,... Trong khi đó, trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn

chung đều ở mức 2 con số với mức tăng trung bình là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức
tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005. Áp lực lạm phát cao làm cho chi phí đầu vào,
chi phí sản xuất, vận chuyển… của STC tăng trong khi sức mua người tiêu dùng giảm
sút. Tuy nhiên năm 2012, Chính phủ đã làm đúng mục tiêu là kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô thông qua nghị quyết 11 và chúng ta có thể tin tưởng lạm phát sẽ đạt được
mục tiêu Quốc hội đặt ra của năm nay là 9%.
Đi kèm với tác động của lạm phát là mức lãi suất cho vay tăng cao làm cho chi
phí các khoản vay tăng lên, gây khó khăn cho việc STC mở rộng sản xuất, e ngại triển
khai kế hoạch SXKD. Dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các
giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM trên
thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế,
trong đó khu vực DN là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Đặc biệt năm 2008, lãi suất tiền
gửi được đẩy lên liên tục, cao nhất là 19-20%/năm và theo đó lãi suất cho vay được đẩy
lên đúng bằng lãi suất tối đa là 21%/năm. Tháng 9-2011 (thời điểm áp dụng trần lãi suất


đầu vào 14%/năm), nhưng lãi suất cho vay phổ biến vẫn từ 20%/năm trở lên. Từ năm
2008, để giảm chi phí lãi vay, STC chủ động giảm dần các khoản vay ngắn hạn, chuyển
từ vay ngắn hạn ngân hàng sang chủ yếu là vay cá nhân (năm 2008 và năm 2009) và cán
bộ công nhân viên ( năm 2010 và năm 2011). Hiện nay, trần lãi suất huy động chính thức
hạ xuống 12%.Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Sau khi hạ lãi suất huy động VND
thì lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, là lĩnh vực khuyến khích, sẽ
còn ở mức 13-16% . Chiều hướng giảm lãi suất sẽ chắc chắn và không thể tránh khỏi khi
mà lạm phát đang từng bước được kiềm chế và thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang
có tiến triển tích cực”. STC là doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn nên việc tiếp cận
nguồn vốn vay không gặp nhiều khó khăn so với các doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ.Việc lãi suất cho vay tiếp tục giảm trong thời gian tới sẽ là tín hiệu đáng mừng, tạo
điều kiện giúp STC kinh doanh hiệu quả hơn.
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của tỷ giá cũng đã làm giá các nguyên liệu
đầu vào mà doanh nghiệp nhập khẩu tăng lên mà ảnh hưởng lớn nhất đến STC là biến

động của nguyên liệu giấy nhập khẩu. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của giá dầu thế giới,
giá dầu trong nước tăng cao đã làm tăng chi phí vận chuyển của doanh nghiệp. Trong
năm 2011, tỷ giá được giữ khá ổn định trong các tháng đầu năm nhưng đến quý III/2011
bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng trở lại . Năm 2012, kinh tế thế giới được dự báo sẽ còn
nhiều khó khăn, nhu cầu giảm có thể kéo theo giá dầu giảm. Ngược lại, với những quan
ngại ở khu vực Trung Đông hiện nay, giả sử có biến cố xấu lại có thể đẩy giá dầu lên cao;
Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu xăng dầu và biến cố theo giả thiết đó sẽ gây trở ngại
trong ổn định tỷ giá…
Thị trường chứng khoán bùng nổ trong 2 năm 2007-2008, sau đó suy thoái dần và
rất sâu, dưới những tác động không lành mạnh và không kiểm soát được, TTCK mất dần
chức năng và vai trò đối với nền kinh tế và từng doanh nghiệp, làm mất niềm tin của nhà
đầu tư. Thị giá cổ phiểu STC trong những năm vừa qua cũng sụt giảm theo còn những
khoản đầu tư tài chính thì không sinh lợi như dự định.
Ngoài ra, để góp phần hỗ trợ phần nào cho các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, Chính phủ đã và đang thực hiện chính sách giảm và hoãn thuế nhập DN. Năm


2009, STC áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 25% ( năm 2008 là
28%) cùng với đó là những ưu đãi về thuế: Công ty STC được miễn 2 năm và giảm 50%
số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 3 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu
thuế. Từ năm 2011, STC được áp dụng mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp là
10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập có được trong lĩnh vực xã hội
hóa (sản xuất và cung ứng thiết bị trường học, đồ dùng dạy học).
PHẦN 3. PHÂN TÍCH NGÀNH:
3.1 .Tổng quan chung về ngành thiết bị giáo dục:
Ngành thiết bị giáo dục là một ngành còn mới phát triển trong những năm gần đây
và đang dần được quan tâm đẩy mạnh phát triển. Mặc dù ngành nghề hoạt động rất ổn
định tuy nhiên do diễn biến kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán phức tạp
nên giá các cổ phiếu ngành sách và thiết bị giáo dục cũng bị ảnh hưởng nhiều dẫn đến giá
đều đang ở mức thấp. Ngành thiết bị trường học hiện tại đang có khoảng 22 Công ty

được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán (tính đến cuối tháng 3/2012).
3.2.Đặc điểm ngành:
Lĩnh vực kinh doanh chính:
-Mua bán sách giáo khoa.
- Sản xuất và cung ứng thiết bị trường học, đồ dùng dạy học.
- In sách giáo khoa học sinh và các loại ấn phẩm nhà trường.
- In nhãn hiệu, bao bì.
3.3.Triển vọng ngành:
Theo bản báo cáo được công bố của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), thu nhập bình quân
đầu người ở Việt Nam được cải thiện qua mỗi năm (năm 2011 đạt 1300 USD/người tăng
140 USD/người so với năm 2010). Đối với một quốc gia có dân số trẻ như Việt Nam, dự
kiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sách giáo dục và các thiết bị phục vụ công tác đào tạo
còn rất lớn. Đây là những nhân tố thuận lợi cho thấy tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh các sản phẩm giáo dục và tính khả thi cao trong việc thực hiện các kế hoạch
kinh doanh của các Công ty trong ngành trong những năm tới.


Trong tương lai ở một số tỉnh thành đang trong giai đoạn phát triển thường có ít
hoặc không có các Công ty thiết bị giáo dục nên có nhiều đoạn thị trường còn trống để
các Công ty có thể nhảy vào nên dự báo tiềm năng ngành này còn phát triển hơn nữa.
3.4.Phân tích Porter’s Five Forces:
3.4.1.Cạnh tranh nội bộ ngành:
Hiện nay tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước đều có Công ty sách và thiết bị trường
học phục vụ riêng, do vậy sự cạnh tranh và mở rộng thị trường là khá khó khăn, đặc biệt
khi các Công ty này cũng được chuyển đổi thành Công ty cổ phần, sự chủ động kinh
doanh của các đơn vị cũng ngày một phát triển hơn.
Môi trường học tập ngày càng đòi hỏi thiết bị dạy học đáp ứng các tiêu chuẩn an
toàn và phù hợp với nhu cầu học sinh, sinh viên. Phân đoạn thị trường ngày càng chi tiết
đồng nghĩa với việc mở rộng phạm vi hoạt động cho các Công ty cung ứng sản phẩm,
thiết bị. Chẳng hạn bàn ghế dành cho học sinh mẫu giáo phải có kích cỡ, màu sắc khác

với dành cho học sinh tiểu học, học sinh phổ thông… Với các loại chất liệu nhựa, gỗ….
giá thành các loại sản phẩm khác nhau khá nhiều.
3.4.2.Khách hàng:
Sách và thiết bị trường học là những mặt hàng cần thiết cho học sinh sinh viên hay
các trường học theo nhu cầu, nó được ấn định giá bán trên thị trường nên nói chung sức
mạnh khách hàng trong ngành này tương đối yếu. Mặt khác hiện nay đã xuất hiện một số
sản phẩm cao cấp dành cho trẻ em từ 6-10 tuổi như: Bút bi đọc tiếng Anh, Sách điện tử…
Người tiêu dùng khi đã có ý định mua các sản phẩm này thị họ sẽ sẵn sàng trả một khoản
tiền lớn nên doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm.
3.4.3.Nhà cung cấp:
Hiện nay nguyên vật liệu chính để in sách là giấy, chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành sản phẩm. Giá cả của giấy cũng bị tác động bởi giá cả của các nguyên vật liệu
khác, do vậy khi có biến động tăng giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh
doanh của Công ty. Giá cả nguyên vật liệu dùng để sản xuất đồ dùng và thiết bị dạy học


như gỗ, sắt, thép cũng khá biến động. ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của mặt hàng
này.
3.4.4.Rào cản gia nhập:
Một doanh nghiệp muốn gia nhập ngành sách và thiết bị giáo dục luôn phải chấp
nhận yếu tố độc quyền về sách của các doanh nghiệp khác, nó ảnh hưởng lớn đến doanh
thu của Công ty. Mặc khác, ngành sách và thiết bị giáo dục hiện có khá nhiều doanh nên
muốn gia nhập và tạo tiếng nói cho Công ty cũng mất khá nhiều thời gian.
3.4.5.Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm sách và thiết bị trường học hầu hết phục vụ nhu cầu của học sinh sinh
viên nên hầu như không có sản phẩm thay thế, nó có doanh số thường là phụ thuộc vào
thời điểm trong năm. Ví dụ: sách giáo khoa thường được tiêu thụ số lượng lớn vào mùa
tựu trường...
3.5.Ảnh hưởng của Công ty STC trong ngành:


Thị phần một số Công ty trong ngành (4/2012)
Công ty STC chiếm khoảng 5% thị phần ngành sách và thiết bị giáo dục, tỉ lệ này
được coi là ở mức trung bình của ngành. Ngành sách và thiết bị giáo dục hiện tại có
khoảng 22 công ty nên khả năng mở rộng thị phần của STC sẽ khó khăn, nên hiện tại


công ty đang chủ yếu tập trung phát triển tại TP HCM, thị trường ở đây khá rộng lớn và
có khá nhiều trường học phân bổ trên địa bàn.
PHẦN 4. PHÂN TÍCH RỦI RO:
4.1.Rủi ro kinh tế:
Như đã phân tích ở phần vĩ mô, cuộc khủng hoảng nợ công, lạm phát và lãi suất
ngân hàng tăng cao, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác (nhất là đô
la Mỹ) biến động không ngừng, giá nguyên liệu đầu vào tăng, đặc biệt là giá giấy nguyên
liệu và chi phí in ấn tăng mạnh... Những yếu tố trên khiến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, từ đó giảm nhu
cầu chi tiêu cho các ấn phẩm văn hóa, giải trí,...qua đó ảnh hưởng đến ngành sản xuất
kinh doanh sách và hoạt động kinh doanh của Công ty STC
4.2. Rủi ro luật pháp:
Là công ty cổ phần niêm yết trên SGDCK HN, hoạt động của Công ty STC chịu
ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về chứng khoán, thị trường chứng khoán và các quy
định đối với công ty niêm yết. Ngoài ra khung pháp lý về sản xuất kinh doanh văn hóa
phẩm vẫn còn nhiều bất cập, nên khả năng chính sách của Nhà nước thay đổi trong lĩnh
này hoàn toàn có thể xảy ra và khi đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công
ty cổ phần STC
Việt Nam đã gia nhập WTO, theo lộ trình cam kết, Chính phủ Việt Nam sẽ phải
dần dần bỏ hàng rào thuế quan đối với ngành bán lẻ đặc biệt trong ngành xuất bản, điều
này sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp hiện đang nhận sự bảo hộ của Nhà
nước trong đó có công ty cổ phần sách và thiết bị trường học TP HCM (STC)
4.3. Rủi ro đặc thù ngành:
Rủi ro nguyên liệu: Rủi ro lớn nhất của các công ty sách là biến động của giá

nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là nguyên liệu giấy nhập khẩu. Trong nửa đầu năm 2011,
giá nguyên liệu giấy đã tăng mạnh tuy nhiên từ tháng quý IV 2011 đà tăng giá đã chững
lại và giảm liên tục trong các tháng sau đó. Từ quý I 2012, giá giấy nhập khẩu có dấu


hiệu tăng trở lại và đang ở mức khoảng 20 triệu đồng/ tấn, tương đương mức đầu năm
2011.
Rủi ro kỹ thuật: Trong quá trình chế bản và in ấn sách, các lỗi kỹ thuật nếu không
được kiểm soát và phát hiện sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong khâu phát hành, mất cơ hội
kinh doanh và ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.
Rủi ro bản quyền: Hiện nay, vấn nạn ăn cắp bản quyền, tình trạng sao chép, sử
dụng trái phép các ấn phẩm phát hành như sách, phầm mềm vi tính,... chưa được ngăn
chặn một cách triệt để. Nếu tình trạng này xảy ra đối với các sản phẩm của Công ty STC
(có bản quyền xuất bản, phát hành) sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động
của Công ty vì tiềm năng thị trường của Công ty sẽ bị khai thác sử dụng trái phép. Điều
này ảnh hưởng không tốt đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Rủi ro tài chính: Trong hoạt động kinh doanh của Công ty, các chi phí đấu thầu là
chi phí cố định, được tính toán dựa trên số lượng sách dự định phát hành. Nếu lượng
hàng bán không đạt chỉ tiêu dự tính, giá thành sản phẩm sẽ tăng cao, ảnh hưởng tới nguồn
thu của Công ty.
4.4.Rủi ro khác: hỏa hoạn, thiên tai,...nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản,
con người và tình hình hoạt động chung của Công ty.Tuy nhiên, Công ty đã mua bảo
hiểm cho tất cả các tài sản và cơ sở vật chất của mình nên có thể hạn chế tối đa những rủi
ro này.
PHẦN 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:
5.1.Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty:
Trong sản xuất: Tiếp tục phát triển các mặt hàng thiết bị phòng thí nghiệm, phòng
bộ môn, các dụng cụ dạy và học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, cả lĩnh vực dạy
nghề. Tăng cường phát triển mảng thiết bị nội thất học đường và văn phòng bằng nhiều
loại vật liệu cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, Công ty cũng sẽ cố gắng phát

triển thêm trong lĩnh vực phục vụ như: phần mềm, băng đĩa, tranh ảnh, ... để phục vụ
ngành giáo dục ngày một hiệu quả hơn.
Trong kinh doanh: Tăng cường khâu bán lẻ bằng cách phát triển hệ thống cửa
hàng, trước mắt là tại thị trường TP.HCM và sẽ tiến dần mở rộng ra các nơi trên lãnh thổ


Việt Nam, có thể do Công ty đứng ra kinh doanh hoặc có thể liên kết với các tỉnh bạn làm
đại lý để phát hành sản phẩm của Công ty.
Trong xuất khẩu: Công ty sẽ cố gắng hoàn thiện dần và phát triển để sản phẩm của
Công ty đạt chất lượng tốt, giá cả phải chăng và xuất khẩu sang các nước trong khu vực
và dần sang các nước khác trên thế giới.
Đa dạng hóa ngành nghề để tăng cường khả năng kinh doanh của Công ty như:
Tận dụng lợi thế mặt bằng sẵn có để phát triển cơ sở vật chất thành những tòa cao ốc để
mở rộng cửa hàng kinh doanh kết hợp cho thuê văn phòng làm việc, bổ sung thêm một số
ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ như: bảo trì, sửa chữa thiết bị, tổ chức các lớp
hướng dẩn sử sụng thiết bị, thư viện trong nhà trường, mở lớp đào tạo chuyên môn, mở
trường từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, thực hiện đầu tư, tư vấn và dịch vụ trong
lĩnh vực tài chính – kế toán, ...
5.2.Phân tích các chỉ số:

5.2.1. Chỉ số thanh khoản:
Chỉ tiêu
CSTK hiện thời
CSTK nhanh
CSTK tiền mặt

2007
2008
2009
2010

1.285
2.124
2.252
2.159
0.674
1.169
1.408
1.281
0.437
0.465
0.266
0.321
Bảng chỉ số thanh khoản của STC từ năm 2007-2011

2011
2.790
1.539
0.499

Nhìn chung CSTK hiện thời và CSTK nhanh tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ
Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn 1. Tuy nhiên CSTK tiền mặt

1

Lý do là Nợ ngắn hạn của Công ty giảm từ 52 tỷ năm 2007 xuống còn 25 tỷ năm 2011


không thật sự tốt khi khoản phải thu trung bình trong TSNH là lớn 2, Công ty có thể sẽ
không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền mặt3.
Chỉ tiêu

CSTK hiện thời
CSTK nhanh

DAE

STC

TPH

TB Ngành

(1) so với

(1)
(2)
2.213
2.790
2.016
2.51
0.887
1.539
1.53
1.64
Bảng chỉ số thanh khoản năm 2011

(2)
Tốt
Được

Khả năng thanh toán của STC là tốt so với một số Công ty cùng ngành, cũng như

là khá tốt so với trung bình ngành. Vì vậy mà STC sẽ có mức độ hấp dẫn đầu tư cao
5.2.2. Chỉ số hoạt động:
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
2010
Vòng quay tổng tài sản
1.891
2.002
1.658
1.658
Vòng quay khoản phải thu
10.115 10.490
5.425
5.070
Vòng quay khoản phải trả
3.567
5.315
4.637
5.490
Bảng chỉ số hoạt động của STC từ năm 2007-2011

2011
1.855
7.233
6.816

VQ tổng tài sản các năm nhìn chung khá tốt, giảm nhẹ từ năm 2008 đến năm 2010 và có
xu hướng tăng trở lại ở năm 2011. Lý do là doanh thu thuần giảm trong năm 2009, 2010

và tăng trở lại trong năm 2011 trong khi đó giá trị tài sản ít biến động. Chỉ số này tương
đối cao và ổn định cho thấy doanh nghiệp quản lý tài sản có hiệu quả.
VQ khoản phải thu nhìn chung ở mức cao. Tuy giảm mạnh từ năm 2008 đến 2009
do các khoản phải thu trung bình tăng mạnh 4 nhưng trong năm 2011, chỉ số này có dấu
2

Các khoản phải thu trung bình từ 17.5 tỷ năm 2007 đã tăng lên 30.2 tỷ năm 2011
Tỷ trọng khoản phải thu và hàng tồn kho cao cho thấy Công ty chỉ hoạt động tập trung ở lĩnh vực kinh doanh
chính, không đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề không phải sở trường của mình.
3

4
5

Chủ yếu do biến động doanh thu bán sách và sản phẩm in.

Do sự tách biệt giữa kinh doanh và tiêu dùng, và đặc tính thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành sách và
thiết bị giáo dục khiến các Công ty phải mua bán chịu hàng hoá.


hiệu tăng trở lạị khi doanh thu thuần tăng và khoản phải thu bắt đầu giảm. Tuy vốn bị
chiếm dụng lớn nhưng chính sách tín dụng thương mại nới lỏng của STC giúp thu hút các
đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình, mở rộng hệ thống bán lẻ 5. Chính sách bán chịu là “con
dao hai lưỡi” vì thế STC cần thực hiên chính bán chịu “khôn ngoan” để vừa được việc
cho doanh nghiệp mà lại tránh được các rủi ro đáng tiếc
VQ khoản phải trả nhìn chung tăng từ giai đoạn 2007-2011 d o các khoản phải

trả có xu hướng giảm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang giảm dần viêc chiếm
dụng vốn của các nhà cung cấp nhờ vậy mà uy tín của STC ngày càng được nâng cao.
VQ hàng tồn kho khá ổn định trong giai đoạn 2007-2009 và tăng nhẹ từ 20092011, doanh nghiệp quản trị khá tốt hàng tồn kho.


VQ tổng tài sản năm 2007-2011 của môt số Công ty cùng ngành
So với DAE va TPH, STC sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh
hiệu quả hơn, với chỉ số VQ tổng tài sản cao và ổn định qua các năm.

5.2.3. Chỉ số đòn bẩy:
Chỉ tiêu
Hệ số nợ
Chỉ số nợ DH trên VCP
(EBIT+KH)/ Lãi vay
Tổng TS trên VCP

2007
0.63
23.18%
9.759
2.695

2008
0.36
0.56%
12.528
1.571

2009
0.32
0.01%
39.484
1.473


2010
0.31
0.57%
50.741
1.483

2011
0.23
1.05%
28.047
1.319


Có thể nhận thấy hệ số nợ giảm dần qua các năm 5 và Công ty được tài trợ chủ yếu
là vốn cổ phần6, phần vốn nhỏ còn lại là các khoản chiếm dụng vốn hoặc các khoản nợ
ngắn hạn7, hoàn toàn phù hợp với tính chất thời vụ và ngành nghề kinh doanh của Công
ty. Do vậy Công ty sẽ gặp ít rủi ro về mặt tài chính 8 và khả năng thanh toán lãi vay của
Công ty luôn ở mức cao nhưng biến động manh9.
Chỉ tiêu

DAE

STC

TPH

Ngành

(1) so với (2)


(1)
(2)
Hệ số nợ
1.26
0.30
0.97
0.56
Thấp
Chỉ số nợ DH trên VCP
49.9% 1.05% 34,8% 3.33% Thấp
(EBIT+KH)/ Lãi vay
14.40
28.05
15,36
Cao
Tổng TS trên VCP
2.26
1.32
2.53
1.49
Thấp
Bảng chỉ số đòn bẩy của một số Công ty cùng ngành năm 2011
So với các Công ty cùng ngành và trung bình ngành thì hệ số nợ và chỉ số nợ DH
trên VCP của STC là thấp. Nhìn chung thì khả năng thanh toán lãi vay của các Công ty
trên thuộc mức an toàn.

5.2.4. Chỉ số lợi nhuận:
Chỉ tiêu
ROA (%)
ROE (%)


5

2007
7.460
20.456

2008
10.339
19.868

2009
9.737
14.819

2010
8.598
12.707

2011
9.554
13.338

Năm 2007, muốn sử dụng 1 đồng vốn thì Công ty phải vay nợ bên ngoài là 0.63 đồng. Hệ số này năm 2008 đã
giảm 27% so với năm 2007. Và đến năm 2011 thì hệ số nợ chỉ còn 0.23, cho thấy khả năng thay toán nợ của Công ty
ngày càng tốt
6
Vì chỉ số tổng nợ trên VCP của Công ty nhỏ hơn 1 và giảm từ 1.695 năm 2007 xuống còn 0.301 năm 2011
7
Vì chỉ số nợ DH trên VCP rất nhỏ so với chỉ số nợ trên VCP

8
Hiện nay với tình hình lãi suất cho vay khá cao ảnh hưởng rất lớn đến DN thì đối với STC điều này cũng chỉ ảnh
hưởng rất ít và đối với cơ cấu tài chính nội bộ của Công ty thì hầu như không gây ảnh hưởng
9
Thấp nhất là năm 2007 do cuộc khủng hoảng tài chính làm chi phí tăng cao, dẫn đến làm giảm lợi nhuận kế toán
trước thuế xuống còn 7 tỷ. Trong khi đó năm 2010 tổng lợi nhuận trước thuế đạt gần 12 tỷ, chi phí lãi vay so với
năm 2007 giảm gần 3,6 lần


Từ năm 2007-2011, khả năng sinh lời của
STC

có nhiều biến động. Từ năm 2007-2008 : ROA tăng

nhẹ10

trong khi ROE ổn định; trong giai đoạn từ năm

2008 đến 2010, cả ROA và ROE đều giảm, đặc biệt ROE giảm mạnh 11 , sau đó cả hai có
dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2011 và dự đoán
sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới12.

Tỷ suất sinh lời của STC ở mức trung bình. Nhìn chung, chỉ số ROA của STC cao
hơn DAE và TPH trong khi ROE thấp hơn DAE và cao hơn TPH13.
5.2.5.Chỉ số giá thị trường:
Năm
2007
2008
Giá thị trường
24724

10870
EPS
2425
2859
P/E
10.195
3.803
Bảng các chỉ số giá thị trường của STC từ
2011.

2009
7872
2151
3.660

2010
8970
1870
4.797

2011
6638
2074
3.201
năm 2007-

Mức lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) của Công ty từ năm 2007-2011 nhìn
chung có biến động nhưng không nhiều: trong năm 2008 EPS tăng lên cao nhất nhờ lợi
nhuận phân phối cho các cổ đông tăng manh sau đó giảm dần trong năm 2009 (do số
10


Do lợi nhuận ròng tăng từ 6.9 tỷ lên 11.3 tỷ
Do lợi nhuận ròng giảm nhẹ trong khi tài sản và VCSH tăng lên. ROA giảm 1.2 lần trong khi ROE giảm 1.6 lần
12
Tình hình kinh tế vĩ mô đầu năm 2012 có những thuận lơi và doanh nghiệp đang hoạt động khá hiệu quả
11

13

Tỷ suất sinh lời của STC là tốt nếu so sánh vốn thị trường của nó với hai doanh nghiệp còn lại (gấp 4 lần DAE và
TPH).


lượng cổ phiếu lưa hành trên thị trường giảm) 14 và xuống mức thấp nhất trong năm
201015. Đến năm 2011, EPS tăng trở lại nhờ lợi nhuận phân phối cho các cổ đông tăng từ
10.0 tỷ lên 11.2 tỷ.
Trong giai đoạn từ năm 2007- 2011, giá thị trường của cổ phiếu STC nhìn chung
có xu hướng giảm dần theo đó cho chỉ số P/E cũng trên đà giảm sút. Điều này cho thấy
trong giai đoạn vừa qua, nhà đầu tư đã mất dần lòng tin đối với cổ phiếu của Công ty.
Riêng trong năm 2010 P/E tăng do giá cổ phiếu trên thị trường tăng trong khi EPS lại
giảm.

P/E
2007
2008
2009
2010
2011
3.201
10.195

3.803
3.660
4.797
STC
6.535
DAE
4.618
3.937
3.589
2.298
14.325
TPH
13.124
10.606 15.451 127.375
Bảng chỉ số P/E của STC, DAE, TPH từ năm 2007-2011

Trong năm 2007 chỉ số P/E của 3 Công ty ở
mức khá cao nhưng sau đó chỉ số này ở STC
và DAE giảm dần cho thấy lòng tin của nhà
đầu tư trong thời gian qua dần bị giảm sút,
riêng Công ty TPH tỉ lệ này đột ngột tăng
mạnh trong những năm gần đây được lý giải
là do EPS quá nhỏ (năm 2010: 621đ, năm 2011 và đầu năm 2012 :49 đồng) trong khi giá
thị trường cũng giảm nhưng không quá lớn. Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ
14

Nhằm ổn định giá cổ phiếu STC trên thị trường chứng khoán, trong năm 2009, Công ty đã mua lại 219.100 cổ
phiếu quỹ.
15


Do lượng cổ phiếu đang lưu hành giảm và lợi nhuận phân bổ cho các cổ đông giảm từ 11.7 tỷ xuống 10.1 tỷ


số này ở STC và DAE có chiều hướng ổn định hơn, còn chỉ số này ở TPH tạm thời lên
cao do thu nhập xuống rất thấp sẽ là báo hiệu cho một sự sụt giảm giá nghiêm trọng trong
thời gian tới. Do đó khi thị trường đang dần đi vào ổn định, hiệu quả kinh doanh của
STC đang có những dấu hiệu tích cực thì lòng tin của nhà đầu tư vào tương lai của STC
sẽ dần được phục hồi và nâng cao.
5.3.Phân tích luồng tiền:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

LN sau thuế

126.95

719.24

524.20


60.67

7725.70

LCT từ HĐ KD

(11026.6)

(12053)

(2707.75)

9957.11

17110.35

LCT từ HĐ ĐT

(886.11)

287.94

(4999.81)

796.23

(8892.03)

LCT từ HĐTC
18766.1

9707.94
(2841.82)
(7040.7) (6997.67)
LCT trong kỳ
6853.34
(2057.2)
(10549.3)
1712.59 1220.65
Bảng các chỉ tiêu đánh giá luồng tiền của STC từ năm 2007-2011.
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2007 là cao nhất và thấp nhất là năm 200916.
5.3.1.Lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Năm 2008 LN sau
thuế của Công ty so với năm 2007 là cao hơn nhưng LCT từ HĐ SXKD của STC lại
giảm17. Đặc biệt là các năm 2010 và 2011 thì LCT từ HĐ SXKD của Công ty tăng rất
mạnh và dương18.
5.3.2.Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư: Ta thấy có sự biến động không
đều qua các năm. LCT từ HĐ ĐT trong các năm 2007, 2009 và 2011 là âm do STC đầu tư
lớn vào mua sắm XD TSCĐ và các TSDH khác19. Điều này chứng tỏ Công ty đang xây
dựng chiến lược phát triển lâu dài của mình.
16

Năm 2009 thấp nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính của TG làm cho các hoạt động
SXKD,ĐT và TC của VN nói chung và Công ty STC nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
17
Do thực hiện chính sách bán chịu thể hiện ở việc tăng các khoảng phải thu (năm 2007 là 80trđ và năm 2008 tăng
lên 193trđ)
18
Các khoản phải thu giảm đáng kể, Tiền thu từ bán hàng, cung cấp DV và doanh thu khác cũng như LCT từ HĐ
SXKD đều tăng mạnh.Cùng với đó là các khoản phải trả giảm trong những năm gần đây
19
Đầu tư mua máy in 4 màu ngày 04/07/2007;Thuê 20.600m2 đất ở KCN Sóng Thần Bình Dương với thời hạn thuê

từ 26/12/2006 đến 31/12/2055;Thuê 2.575m2 đất ở KCN Tân Tạo Thành Phố HCM với thời hạn thuê từ ngày
20/03/2001 đến 31/12/2047.


5.3.3.Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính: LCT từ HĐ TC mang dấu
dương trong những năm: 2007 và 200820. HĐ TC của STC đã đem lại cho Công ty nguồn
vốn không nhỏ.Tuy nhiên, trong các năm gần đây lưu chuyển thuần lại âm21
Dự báo doanh thu:
Doanh thu từ hoạt động tài chính
đang có xu hướng giảm dần qua
các năm từ 2008 đến 2011, điều
này thể hiện công ty đang có xu
hưởng giảm hoạt động tài chính
để tập trung cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh. Dự báo trong những năm tới doanh thu từ hoạt động tài chính sẽ còn
giảm nữa, khoảng 36,1%. Doanh thu thuần từ năm 2007 đến 2011 có tốc độ tăng trưởng
trung bình là 6,13%. Dự báo trong những năm tới doanh thu thuần sẽ tăng trưởng với tốc
độ khoảng từ 5% đên 8%. thuần và tổng doanh thu sẽ tăng với tốc độ khoảng 6,5%.
Dự báo chi phí và lợi nhuận:

Chi phí của công ty tăng từ năm 2007 đến 2009 (2008/2007=180,9%,
2009/2008=17,8%), nhưng lại giảm từ năm 2009 đến 2011 (2010/2009= -28,2%,
2011/2010= -54,8%). Dự báo trong những năm tới, chi phí hoạt động sẽ tăng lên. Chúng
tôi dự báo tổng chi phí sẽ tăng khoảng 6,7%.
20

Mặc dù, trong năm 2007 STC không phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của CSH nhưng do tiền vay ngắn hạn, dài
hạn nhận được lớn hơn nhiều so với năm 2008 (Năm 2007 là:Gần 23tyđ còn năm 2008 chỉ là:4 tỷ đồng).Năm 2008
STC có phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH (khoảng 40 tỷ đồng) để huy động vốn nhưng do Công ty phải
chi trả nợ gốc vay nhiều hơn và cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH còn năm 2007 thì không.

21
Do các khoản tiền chi trả nợ gốc vay và chi trả cổ tức lớn trong khi các khoản tiền vay dài hạn, ngắn hạn nhận
được không đủ bù đắp.


Công ty STC có LNST năm 2008 bằng 161,4% năm 2007, tăng 61,4%. Đây là giai đoạn
tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhất của công ty. Còn LNST từ các năm 2009 đến 2011
so với các năm trước thì tăng giảm hầu như không đáng kể. Tốc độ tăng trưởng trung
bình đạt 1.76%, Do đó chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng LNST trong những năm tới
khoảng từ 0.5-2.5%.
PHẦN 6. KẾT LUẬN:
Trong giai đoạn tử năm 2007-2011, do chịu ảnh hưởng những yếu tố vĩ mô bất ổn
cùng với những cạnh tranh trên thương trường khốc liệt, hoạt động kinh doanh của Công
ty đã gặp không ít khó khăn, sóng gió làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty có phần
giảm sút nhưng Công ty vẫn luôn hoạt động khá hiệu quả và làm ăn có lãi; các chỉ số của
Công ty nhìn chung được đánh giá ở mức độ trung bình, khá ổn định qua các năm và có
dấu hiệu tốt dần lên trong những năm trở lại đây. Do đó khi nền kinh tế vĩ mô ở nước ta
đã dần đi vào ổn định, dựa vào nội lực khá bền vững cùng với những tầm nhìn chiến lược
kinh hiệu quả thì STC có thể sẽ đạt được những kế hoạch kinh doanh của mình, mở rộng
thị phần, và dần nâng cao được lòng tin của nhà đầu tư vào tương lai của Công ty.

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU:.......................................................................................................... 2
1.1.Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................................2
1.1.1. Mục đích:................................................................................................................2
1.1.2. Phạm vi: .................................................................................................................2
1.1.3. Phương pháp:.........................................................................................................2
1.1.4. Giới hạn báo cáo:....................................................................................................2
1.1.5. Các giả định:...........................................................................................................2

1.2. Giới thiệu về Công ty:..............................................................................................2
PHẦN 2. PHÂN TÍCH VĨ MÔ:.......................................................................................3
PHẦN 3. PHÂN TÍCH NGÀNH:....................................................................................5
3.1 .Tổng quan chung về ngành thiết bị giáo dục:.........................................................5
3.2.Đặc điểm ngành:.........................................................................................................5
3.3.Triển vọng ngành:......................................................................................................5
3.4.Phân tích Porter’s Five Forces:.................................................................................6
3.4.1.Cạnh tranh nội bộ ngành:.......................................................................................6
3.4.2.Khách hàng:............................................................................................................. 6


3.4.3.Nhà cung cấp:..........................................................................................................6
3.4.4.Rào cản gia nhập:....................................................................................................6
3.4.5.Sản phẩm thay thế:.................................................................................................7
3.5.Ảnh hưởng của Công ty STC trong ngành:..............................................................7
PHẦN 4. PHÂN TÍCH RỦI RO:.....................................................................................8
4.1.Rủi ro kinh tế:.............................................................................................................8
4.2. Rủi ro luật pháp:.......................................................................................................8
4.3. Rủi ro đặc thù ngành:...............................................................................................8
4.4.Rủi ro khác: ...............................................................................................................9
PHẦN 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:.............................................................................9
5.1.Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty:........................................................9
5.2.Phân tích các chỉ số:.................................................................................................10
5.2.1. Chỉ số thanh khoản:.............................................................................................10
5.2.2. Chỉ số hoạt động:..................................................................................................11
5.2.3. Chỉ số đòn bẩy:.....................................................................................................12
5.2.4. Chỉ số lợi nhuận:..................................................................................................14
5.2.5.Chỉ số giá thị trường:............................................................................................14
5.3.Phân tích luồng tiền:................................................................................................16
5.3.1.Lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: ...................................17

5.3.2.Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư: ...........................................................17
5.3.3.Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính: ........................................................17
PHẦN 6. KẾT LUẬN:...................................................................................................18



×