Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề HSG 9 cấp huyện 2017 - 2018 môn Ngữ văn + Sử + Địa + GDCD (T.Hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.57 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 10 năm 2017

(Đề thi gồm có 01 trang)

Câu 1: (4.0 điểm).
Xác định và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
“Đồng chiêm phả nắng lên không,
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng.
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)
Câu 2: (6.0 điểm) Euripides đã từng tâm niệm:
“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai
ương của số phận”.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3: (10.0 điểm).
Nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường – nhà bình
luận văn học nổi tiếng thế kỉ XIX viết: Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn
xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua đoạn trích
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập I, NXB


Giáo dục, 2010, trang 93 – 94).

Họ tên thí sinh:………………………………Số báo danh………………….

1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2017 – 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã
hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh,
tránh đếm ý cho điểm.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng.
Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc
biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối
nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
B. YÊU CẦU NỘI DUNG

Câu
Câu 1


Nội dung
* HS tìm được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
- Nhân hóa: đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng tiếng
hát; lưỡi hái liếm ngang.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang
- Đảo trật tự từ: long lanh lưỡi hái
- Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
(Nếu HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ
thể, cho 0,25 điểm)
* Phân tích tác dụng: HS phân tích cụ thể để hướng tới ý chính
- Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh
đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc
đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu.
- Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm
vui, sự lạc quan, hăng say của người lao động.
- Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con người
lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ.
⇒ Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông
dân trước vụ mùa bội thu.

Điểm
4,0 đ
0,25
0,25
0,25
0,25

0,75


0,75
0,75
0,75
6,0 đ

Câu 2
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội : Bố cục và hệ thống ý
sáng rõ. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn
trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
2


HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo những ý cơ bản sau :
* MB : Giới thiệu và dẫn vào vấn đề nghị luận.
* TB :
1. Giải thích ý kiến
- Gia đình là tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị
nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ
huyết thống. Gia đình thường gồm có : vợ chồng, cha mẹ, con cái...
- Chốn nương thân là nơi ở nhờ để tìm sự che chở.
- Tai ương : điều không may mắn, mang lại nhiều đau khổ, tổn thất lớn
cho con người.
=> Ý kiến trên đề cao vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với cuộc
sống của mỗi con người.
2. Bàn luận về ý kiến
- Đây là một ý kiến đúng vì đã cho chúng ta nhận thấy vai trò của gia

đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.
- Gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không có bất cứ thứ gì
trên cõi đời này sánh được, cũng như không có vật chất hay tinh thần nào
thay thế nổi. (Dẫn chứng)
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, che chở cho ta khôn lớn, là cái nôi hạnh
phúc của con người từ bao thế hệ, đùm bọc, cưu mang, nâng đỡ, giúp ta
vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. (Dẫn chứng)
- Mỗi con người khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều có sự ảnh hưởng
giáo dục từ truyền thống gia đình, là nền tảng để con người vươn lên
trong cuộc sống. (Dẫn chứng)
- Tuy nhiên, câu nói trên chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế
cuộc sống có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự che
chở, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở
thành người có ích cho xã hội.
- Phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng trong gia đình.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người và xã hội cần phải nhận
thức được tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người và sự phát triển
của xã hội.
- Mọi người cần có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình
đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó, mọi thành viên trong gia đình
phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau.
* KB : Tổng hợp vấn đề nghị luận

0,25
5,0
0,25

0,25
0,25

0,25

0,5
0,75

0,75

0,5

0,5

0,5
0,5

0,5

0,25

Câu 3

10,0đ
I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn
chứng để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn
trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ
pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng phải làm sáng tỏ những
nội dung cơ bản sau :
3



* MB : Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn vào ý kiến
* TB :

0,5
9,0

1. Giải thích ý kiến
- Sáu cõi là Đông, Tây, Nam, Bắc và Trên, Dưới chỉ vũ trụ.
- Con mắt là cái nhìn chỉ sự cảm nhận, đánh giá.
- Nghìn đời chỉ thời gian từ xưa đến nay.
- Nghĩ là những suy nghĩ, tình cảm.
=> Nguyễn Du cảm nhận và suy nghĩ sâu sắc, thấu suốt về cuộc đời,
về con người đến mức xưa nay hiếm. Cơ sở của cái nhìn và suy nghĩ ấy
chính là tấm lòng của Nguyễn Du đối với cuộc đời. Ông không chỉ hiểu
đời, hiểu người mà còn yêu thương con người sâu sắc.
2. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện
Kiều - Nguyễn Du)
a) Nguyễn Du hiểu được tâm trạng cô đơn, trơ trọi, ngổn ngang trăm
mối, chán ngán, tủi buồn, thương mình bơ vơ vô hạn của Thúy Kiều
khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Từ lầu cao trông ra xa chỉ thấy nước mây thăm thẳm, núi cũng xa vời.
“Trăng gần” chẳng xóa được sự hoang vắng. Dưới mặt đất thì “bốn bề
bát ngát”, những cát và bụi. Cái mênh mông vắng vẻ đến lặng người
khiến Kiều càng chìm đắm trong nỗi niềm cô đơn bẽ bàng.
- Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng vài nét bút tài hoa : “non
xa”,“trăng gần”, “cát vàng”,“bụi hồng”... đã làm nổi bật tâm trạng như
bị sẻ chia của Thúy Kiều.
b) Nguyễn Du đã hiểu và cảm thông với nỗi nhớ ngậm ngùi, khắc

khoải của Thúy Kiều đối với người yêu và cha mẹ.
- Nhớ người yêu.
+ Kiều nhớ tới Kim Trọng, điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý.
+ Đau đớn tưởng tượng đến chàng Kim chắc chưa hay biết nàng đã
lưu lạc nên vẫn mòn mỏi trông chờ “Tin sương luống những rày trông
mai chờ”. Càng đau đớn khi nàng Kiều tưởng nhớ vầng trăng, chén rượu
thề nguyền càng xót xa ân hận “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”.
+ Càng nhớ người yêu càng thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi chân trời
góc biển với một trái tim yêu thương nhỏ máu Tấm son gột rửa bao giờ
cho phai.
- Nhớ cha mẹ.
+ Kiều xót xa hình dung cha mẹ ngóng trông tin nàng “Xót người tựa
cửa hôm mai”.
+ Day dứt khôn nguôi vì không được phụng dưỡng cha mẹ khi cha
mẹ ngày càng già yếu “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?”.
Kiều đã quên cảnh ngộ của bản thân để nghĩ tới người yêu và cha mẹ.
Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo, người phụ nữ có tấm
lòng vị tha đáng trân trọng.
c) Nguyễn Du như cảm nhận được tiếng thét gào tuyệt vọng, sự mặc
cảm cô đơn trong lòng Kiều.
- “Cánh buồm xa xa” thấp thoáng trong buổi chiều tà gợi nỗi buồn nhớ
quê hương xa cách.
- Cánh “hoa trôi man mác” gợi nỗi buồn về thân phận lênh đênh, vô
4

0,25
0,25
0,25
0,25


0,5

1,5

1,0

1,0

0,5

2,5


định.
- “Nội cỏ rầu rầu” đến tận chân mây là nỗi bi thương, vô vọng.
- “Gió cuốn mặt duềnh” và “ầm ầm tiếng sóng” gợi tâm trạng hãi
hùng, lo sợ trước tai họa. Dự báo một tương lai khủng khiếp đầy tai
ương, bất trắc đang chờ đợi Kiều.
3. Đánh giá chung
Bằng tấm lòng nhân ái, Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc với số phận
con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhà thơ như
hóa thân vào nhân vật để hiểu rõ tâm trạng của nhân vật, để động đến cái
sâu thẳm trong tâm hồn con người. Để người đọc cùng yêu thương, trân
trọng, xót xa cho nhân vật của mình. Nguyễn Du phải là người có một tài
năng lớn, “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn
đời”.

1,0

* KB : Tổng hợp vấn đề và bộc lộ cảm nghĩ.


0,5

5


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
THIỆU HÓA
Năm học 2017 - 2018
Môn: Lịch sử – Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Lịch sử thế giới.
Câu 1(4.0 điểm):
Trình bày những thành tựu của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Ý nghĩa của những thành tựu này?
Câu 2 (4.0 điểm)
Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở
Cộng hòa Nam Phi? Trong đó, nhân dân Nam Phi giành được thắng lợi nào có ý
nghĩa lịch sử to lớn nhất? Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân
dân Nam Phi giành được thắng lợi?
Câu 3 (5.0 điểm)
Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á (theo các nội dung: Tên nước;
Thủ đô; Thời gian giành độc lập; Thời gian gia nhập ASEAN). Nêu những khó
khăn mà hiện nay các nước Đông Nam Á đang phải đối mặt. Để giải quyết các khó
khăn trên, các nước Đông Nam Á cần phải làm gì?
II. Lịch sử Việt Nam.
Câu 4 (5.0 điểm)
Đầu thế kỉ XX, những người yêu nước Việt Nam đã hăng hái lao vào cuộc

vận động cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Bằng kiến thức đã học,
em hãy:
a. Giải thích: Vì sao đầu thế kỉ XX những người yêu nước Việt Nam lại
manh dạn đón nhận những luồng tư tưởng mới và hăng hái đi theo con đường cứu
nước mới?
b. Nêu những nét chính về hoạt động của phong trào Đông Du và cho biết
mặt hạn chế, tiến bộ trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu?
c. Chỉ rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước trên.
III. Lịch sử địa phương.
Câu 5 (2 điểm).
Tháng 6 năm 2013, Thanh Hóa vinh dự được đón bằng công nhận một
khu di tích lịch sử là di tích quốc gia đặc biệt. Em hãy cho biết đó là khu di tích
lịch sử nào và giới thiệu những nét chính về khu di tích lịch sử đó. Nêu thái độ của
em đối với việc gìn giữ, bảo tồn di tích lịch sử.

Họ tên học sinh: ......................................................; Số báo danh: ........................

6


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2017 – 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
Điểm
Câu

Nội dung
Câu 1 * Bối cảnh lịch sử:
(4,0
- Khó khăn: Tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh
điểm) tàn phá nặng nề về người và của. Ngoài ra còn bị các nước đế quốc đứng đầu là Mỹ bao vây kinh tế, cô lập chính trị, phát động "chiến
0,5 đ
tranh lạnh" ...
- Thuận lợi: ĐCS và Nhà nước Liên Xô tạo được uy tín trong nhân
dân. Nhân dân Liên Xô phấn khởi hăng say lao động …
* Thành tựu:
- Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950):
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945 - 1950) trong 4 năm 3 tháng.
Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch.
+ Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước
0,75 đ
chiến tranh. Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.
+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền
hạt nhân của Mĩ.
- Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX:
+ Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng
0,25 đ
CSVC - KT của CNXH và thu được nhiều thành tựu to lớn.
+Về kinh tế: Trong những năm 50-60 của thế kỉ XX, sản xuất công
nghiệp tăng bình quân hàng năm là 9,6 %. Liên Xô trở thành cường
quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới( sau Mĩ), chiếm khoảng
20% sản lượng công nghiệp thế giới.
+Về khoa học-kĩ thuật: Năm 1957 Liên Xô phóng thành công vệ
tinh nhân tạo của trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của
loài người. Năm 1961: Phóng tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành
vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất và là nước dẫn đầu thế giới

về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ.
+Về quân sự: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, đạt được thế
cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh
lực lượng hạt nhân nói riêng đối với Mĩ.
+Về đối ngoại: Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình,
quan hệ hữu nghị với tất cả các nước và tích cực ủng hộ phong trào
cách mạng thế giới...
* Ý nghĩa của những thành tựu:
- Làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội và đời sống người dân...
- Nâng cao uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô.
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ.
- Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng và
7

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ
0,5 đ

1,0 đ


hòa bình thế giới.
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 2 * Giới thiệu về Cộng hòa Nam Phi:
(4,0 - Cộng hòa Nam Phi là một đất nước ở cực Nam Châu Phi có diện 0,5 đ

điểm)
tích 1,2 triệu km vuông, dân số 43,6 triệu người (tính đến năm 2002),
trong đó người da trắng chỉ chiếm 13,6% , người da đen và da màu
chiếm tới 86,4%.
- Năm 1662 người Hà Lan chiếm Nam Phi. Đầu thế kỉ XIX, Anh 0,25 đ
chiếm Nam Phi. Năm 1961, cộng hòa Nam Phi ra đời.
* Trình bày cuộc đấu tranh:
- Trong hơn 3 thập kỉ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã
thi hành chính sách phân biệt chủng tộc Apacthai cực kì tàn bạo đối 0,25 đ
với người da đen và người da màu.
- Ở Nam Phi lúc đó có tới 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc. Người
da đen hoàn toàn không có quyền tự do dân chủ, phải sống trong khu
biệt lập cách biệt với người da trắng.
- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người
da đen đã đấu tranh kiên trì chống chủ nghĩa Apacthai.
- Năm 1990, trước cuộc đấu tranh ngoan cường của người da đen,
chính quyền thực dân da trắng Nam Phi đã trả lại tự do cho lãnh tụ
ANC Nen-xơn Man-đê-la. Năm 1993, tuyên bố xóa bỏ chế độ
- Tháng 4/1994, Cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên được tổ
chức ở Nam Phi. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen
đầu tiên trong lịch sử nước này (5/1994).
* Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn nhất là: sự kiện tháng 5/1994
Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch
sử nước này, vì chứng tỏ: Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ
ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
* Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi giành được thắng lợi
vì:
- Nhân dân Nam Phi kiên trì và anh dũng đấu tranh.
- Có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn ...
- Được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, các tổ chức

quốc tế, đặc biệt là sự giúp đỡ của tổ chức Liên Hợp Quốc.
- Thắng lợi này mang tính tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển
của xã hội bởi đó là cuộc đấu tranh chính nghĩa để giành quyền tự
do, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội của nhân dân Nam Phi.
* Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á:
Câu 3 ( Hoàn thành thống kê chính xác mỗi nước đạt 0,25 điểm).
(5
Năm gia
điểm)
Năm giành
TT Tên nước
Thủ đô
nhập
độc lập
ASEAN
8

0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,75 đ
0,5 đ

1,0 đ

2,75 đ


1


Việt Nam

Hà Nội

2 - 9 - 1945 28 - 7 - 1995

2

Lào

Viêng Chăn

12 - 10 - 1997
1945

3

Cam-pu-chia

Phnôm Pênh

4

Thái Lan

Băng Cốc

5

Mi-an-ma


Y-an-gun

6

Ma-lai-xi-a

Cua-la

1954

1999
8 - 8 - 1967

1 - 1948
Lăm- 8 - 1957

1997
8 - 8 - 1967


7

In-đô-nê-xi-a Gia-các-ta

17 -

8 - 8 - 8 - 1967

1945

8

Xin-ga-po

Xin-ga-po

9

Bru-nây

Ban-đa

1957

Xê-ri

8 - 8 - 1967
1984

Bê-ga-oan
10

Phi-líp-pin

Ma-ni-la

7 - 1946

11


Đông Ti-mo

Đi-li

2002

8 - 8 - 1967

* Những khó khăn các nước Đông Nam Á phải đối mặt:
- Tăng trưởng kinh tế không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn
tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
- Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói
nghèo cản trở tới sự phát triển và là nhân tố gây ra mất ổn định xã
hội.
- Tuy không còn tình trạng chiến tranh, song tình trạng bạo loạn,
khủng bố ở một số quốc gia vẫn nổ ra, gây nên mất ổn định cục bộ.
- Khó khăn lớn hiện nay là việc giải quyết vấn đề biển Đông giữa
ASEAN và Trung Quốc. Nhất là việc Trung Quốc có những hành
động trái phép trong vùng đặc quyền của Việt Nam.
* Để giải quyết các khó khăn trên, các nước Đông Nam Á cần:
+ Tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa
các thành viên trong khối để xây dựng tổ chức ASEAN ngày càng
phát triển mạnh mẽ, ổn định…
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tranh thủ sự
ủng hộ của bạn bè quốc tế.
+ Đoàn kết và thể hiện trách nhiệm chung đối với các vấn đề liên
quan tới hòa bình, an ninh và phát triển khu vực. Thể hiện vai trò
trung tâm trong vấn đề biển đông, lên án mạnh mẽ hoạt động của
Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế...
Câu 4 a. Giải thích:

(5.0 - Về chủ quan:
9

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

0,5 đ
0,25 đ
0,5 đ


điểm) + Đầu thế kỉ XX các phong trào chống Pháp theo ngọn cờ phong
kiến đã hoàn toàn thất bại.
+ Triều đình phong kiến đã đầu hàng và cấu kết với thực dân
Pháp..............
+ Công cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho xã hội
Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc, một số giai cấp và tầng lớp mới
ra đời: Tư sản, tiểu tư sản, công nhân…
- Về khách quan:
+ Đầu thế kỉ XX tư tưởng dân chủ tư sản Châu Âu qua sách báo
mới từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam.
+ Nhật Bản trở thành tấm gương cho những nhà yêu nước Việt Nam
học tập và noi theo.
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà
được độc lập và trở nên giàu mạnh, các nhà yêu nước Việt Nam
hăng hái đón nhận luồng tư tưởng mới và đi tìm con đường cứu
nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
b, Nêu những nét chính về hoạt động của phong trào Đông Du:

- Năm 1904 Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân. Mục đích là lập
ra một nước Việt Nam độc lập. Đầu năm 1905 Phan Bội Châu sang
Nhật nhờ giúp đỡ khí giới và tiền bạc để đánh Pháp, người Nhật chỉ
hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Từ đó, Phan
Bội Châu phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du.
- Tháng 9- 1908, Nhật cấu kết với Thực dân Pháp trục xuất những
người yêu nước Việt Nam. Tháng 3-1909 Phan Bội Châu buộc phải
rời Nhật Bản, phong trào tan rã.
*Tiến bộ và hạn chế:
- Tiến bộ: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiến bộ nhất phong trào
cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông kiên quyết đánh Pháp giải
phóng dân tộc rồi sau đó đưa nước nhà tiến lên con đường TBCN.
Đây là con đường tiến bộ lúc bấy giờ.
-Hạn chế: Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật đánh Pháp là
chưa đúng đắn, còn “ấu trĩ”, cách mạng muốn thành công không chỉ
trông chờ vào sự giúp đỡ của nước ngoài, mà cách mạng muốn thành
công phải do nhân tố bên trong quyết định. Mặt khác, Phan Bội Châu
còn ảo tưởng về chủ nghĩa đế quốc.
c, Chỉ rõ những nguyên nhân thất bại.
- Thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, đường lối
lãnh đạo chưa đúng đắn (dựa vào Nhật đế đánh Pháp hay dựa vào
Pháp để canh tân đất nước là điều không thể thực hiện được...)
- Các phong trào yêu nước còn diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa có sự
thống nhất, phối hợp chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi các lực
lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp đuợc 2 lực lượng cơ bản:
công nhân và nông dân.
10

0.25 đ
0.25 đ

0.25 đ

0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5 đ
0,5 đ


- Tương quan lực lượng hai bên chênh lệch. Các phong trào nổ ra
khi thực dân Pháp còn mạnh và đã bị Pháp đàn áp khốc liệt bằng
nhiều thủ đoạn dã man....
Câu 5 - Khu di tích lịch sử Lam Kinh .
(2.0 - Khu di tích lịch sử Lam Kinh hiện thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ
điểm) Xuân, tỉnh Thanh Hóa; cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía
Tây Bắc. Lam Kinh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia
từ năm 1962. Tháng 9 năm 2013, khu di tích này được công nhận
là di tích quốc gia đặc biệt.
- Khu di tích lịch sử Lam Kinh rộng khoảng 200 héc-ta, bao gồm
lăng mộ của các vua và hoàng hậu thời Hậu Lê, đền miếu và hệ
thống thành điện, hành cung của các vua nhà Hậu Lê khi về quê

hương bái yết tổ tiên.
- Ngày 22 tháng 8 âm lịch hàng năm, ở nơi đây còn tổ chức Lễ hội
Lam Kinh nhằm ôn lại truyền thống hào hùng, tri ân công đức
người anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi cùng các tướng sỹ, nhân
dân thời Lê ...
- Thái độ của học sinh: nêu ngắn gọn sự biết ơn, tự hào, ý thức giữ
gìn, bảo vệ các di tích lịch sử và biết quảng bá, giới thiệu các di tích
này tới mọi người xung quanh...

11

0,5 đ
0.5 đ
0.5 đ

0.25 đ

0.25 đ

0.5 đ


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Địa lý
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 10 năm 2017

Câu 1: (2,0 điểm). Dựa vào kiến thức về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và
sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, em hãy cho biết:
a. Tại sao có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất?
b. Vào ngày 22 tháng 12, độ dài ngày, đêm diễn ra như thế nào ở các vị trí: Xích đạo, Chí
tuyến ?
c. Khi ở nước Anh là 10 giờ, ngày 30 tháng 8 năm 2017 thì các địa điểm sau là mấy giờ,
ngày, tháng, năm nào ? (Việt Nam ở 1050Đ, Achentina ở 600T)
Câu 2: (2,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có những thuận lợi và khó khăn
gì trong phát triển kinh tế - xã hội?
b. Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa là gì? Địa phương em thuộc dạng địa hình nào?
Câu 3: (4,0 điểm).
a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo những thuận lợi gì đối
với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta có còn
dồi dào không? Vì sao?
c. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa.
Câu 4: (4,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.
b. Cho biết quy mô, những ngành công nghiệp chủ yếu và các khu công nghiệp ở Thanh
Hóa.
c. Kể tên các huyện ven biển, các thành phố và thị xã của tỉnh Thanh Hóa.
Câu 5: (2,0 điểm). Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
a. Tính nămg suất lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người của nước ta năm 2005 và
2007.
b. Trình bày những hiểu biết của em về ngành công nghiệp điện ở nước ta (các đặc điểm:

cơ cấu ngành, sản lượng điện, sự phân bố các nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn)
Câu 6. (6,0 điểm). Cho bảng số liệu: Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2007 - 2014
Đơn vị: nghìn tấn
Năm
Khai thác
Nuôi trồng
2007
2074,5
2123,3
2010
2414,4
2728,3
2012
2705,4
3115,3
2014
2920,4
3412,8
a.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 20072014.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích.

Họ tên học sinh: ...................................; Số báo danh: ..................................

12


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN


NĂM HỌC: 2017 – 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÝ
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 a. Có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái
0,75
(2,0 đ) Đất vì:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu 0,25
Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động 0,5
quanh Mặt Trời nên đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái
Đất.
b. Vào ngày 22 tháng 12, độ dài ngày, đêm diễn ra ở một số vị trí
0,75
như sau:
- Vào ngày 22 tháng 12, ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở 0,25
chí tuyến Nam.
- Các địa điểm nằm trên đường Xích đạo: có ngày, đêm dài bằng nhau.
0,25
- Các địa điểm ở chí tuyến Nam: có ngày dài hơn đêm; Các địa điểm ở 0,25
chí tuyến Bắc: có ngày ngắn hơn đêm.
c. Việt Nam: 17 giờ ngày 30/7/2017.
0,25
Achentina : 6 giờ ngày 30/7/2017.
0,25
a. Với địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, nước ta có
Câu 2

những
thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế - xã hội?
(2,0 đ)
+ Thuận lợi:
- Vùng núi khoáng sản nhiều như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít,
0,25
apatit, than đá, vật liệu xây dựng…Thuận lợi cho nhiều ngành công
nghiệp phát triển.
- Thuỷ năng: sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ
0,25
điện lớn.
- Rừng: chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại
0,25
động thực vật, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc
gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ
đất, khai thác gỗ…
- Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh
0,25
cây công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc
Bộ….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn
có thể nuôi trồng các loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới.
- Du lịch: điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…thuận
0,25
lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…
+ Khó khăn:
xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều
thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản
0,25
xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục
thiên tai.

13


b. Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa là gì? Địa phương em thuộc

Câu 3
(4,0 đ)

Câu 4
(4,0 đ)

dạng địa hình nào?
- Dạng địa hình chủ yếu của Thanh Hóa: đồi núi.
- Địa phương em thuộc dạng địa hình: đồng bằng.
a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo
những thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?
- Thế mạnh:
+ Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh (dẫn chứng)
+ Nguồn lao động có nhiều phẩm chất quý: siêng năng, cần cù, có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất...
+ Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh.
+ Chất lượng nguồn lao động ngày càng nâng cao (dẫn chứng)
- Thuận lợi:
+ Đảm bảo nguồn lao động cho phát triển kinh tế- xã hội.
+ Thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động và các ngành đòi hỏi
công nghệ cao.
+ Thu hút đầu tư nước ngoài
b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao
động nước ta vẫn còn dồi dào.
* Vì: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số thuộc loại trẻ (Năm 2005 có

64,1% dân số trong độ tuổi từ 15 – 59 và 27,0% dân số trong độ tuổi từ 0
- 14) nên số người trong độ tuổi sinh đẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao do đó số trẻ
em sinh ra hàng năm vẫn nhiều (trung bình mỗi năm dân số nước ta vẫn
tăng têm hơn 1 triệu người). Đây chính là nguồn lao động dự trữ hùng
hậu cho tương lai.
c. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa.
- Số dân đông (dẫn chứng).
- Nhiều thành phần dân tộc (dẫn chứng)
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và có xu hướng giảm (dẫn chứng)
- Cơ cấu dân số trẻ (dẫn chứng)
a. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.
+ Đa dạng có đầy đủ các ngành thuộc các lĩnh vực, chia 3 nhóm chính
(dẫn chứng).
+ Trong cơ cấu ngành hiện nay một số ngành trọng điểm đã được hình
thành (dẫn chứng).
b. Cho biết quy mô, những ngành công nghiệp chủ yếu và các khu
công nghiệp ở Thanh Hóa.
- Quy mô nhỏ (Giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng)
- Ngành công nghiệp chủ yếu của Thanh Hóa:
+ CN khai khoáng
+ CN luyện kim và cơ khí
+ CN SX VLXD
+ CNCB LTTP
+ CN hóa chất
+ CN chế biến lâm sản và sản xuất giấy
+ CN dệt, may mặc…
14

0,25
0,25


0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0

0,5
0,5


( HS nêu được từ 04 ngành trở lên cho điểm tối đa, 2-3 ngành cho nửa số
điểm)
- Các khu công nghiệp: Lễ Môn, Đình Hương - Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn,
Nghi Sơn, Lam Sơn...
( HS nêu được từ 03 khu CN trở lên cho điểm tối đa, dưới 3 cho nửa số
điểm)
c. Kể tên các huyện ven biển, các thành phố và thị xã của tỉnh Thanh
Hóa

- Các huyện ven biển: Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Tĩnh
Gia.
( HS nêu đủ các huyện cho điểm tối đa, từ 2- 4 cho nửa số điểm)
- Thị xã: Bỉm Sơn
- Thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn.
Câu 5 a. Tính nămg suất lúa, bình quân sản lượng lúa trên đầu người của
(2,0 đ) nước ta năm 2005 và 2007. (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
Năm

2005

2007

Năng suất (tạ/ha)

48,9

49,9

Bình quân sản lượng
lúa trên đầu người

431,1

422,0

( kg/người)
b. Trình bày những hiểu biết của em về ngành công nghiệp điện ở
nước ta (các đặc điểm: cơ cấu ngành, sản lượng điện, sự phân bố các
nhà máy thủy điện và nhiệt điện lớn)

- Cơ cấu ngành: gồm nhiệt điện và thủy điện
- Sản lượng điện: Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kw h và sản lượng điện
ngày càng tăng (dẫn chứng).
- Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta: Phân bố gần các nguồn năng
lượng.
+ Các nhà máy điện than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, đồng bằng
sông Hồng (dẫn chứng), các nhà máy điện khí phân bố chủ yếu ở Đông
Nam Bộ (dẫn chứng).
+ Các nhà máy thủy điện phân bố trên các dòng sông có trữ năng thủy
điện lớn(dẫn chứng).
Câu 6 a. - Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2007- 2014
(6,0 đ)
(Đơn vị: %)
Năm

Khai thác

Nuôi trồng

2007
2010
2012
2014
- Vẽ biểu đồ:
+ Biểu đồ miền.

49,4
46,9
46,5

46,1

50,6
53,1
53,5
53,9

0,5

0,5
0,25
0,25

1,0

0,25
0,25

0,25
0,25

1,0

2,0
15


+ Yêu cầu: Chính xác khoảng cách năm, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải,
số liệu ghi trên biểu đồ.
- Lưu ý:

+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu
b. Nhận xét:

1,5

+ Về sản lượng:

0,5

- Sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục (dẫn chứng)
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn so với sản lượng khai thác (dẫn
chứng)

0,5

+ Về cơ cấu: sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác và
ngày càng tăng (dẫn chứng)

0,5

- Giải thích:

1,5

+ Sản lượng khai thác, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục do nước ta có
nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội để
phát triển ngành thủy sản (dẫn chứng)

0,5


+ Nuôi trồng tăng nhanh hơn, cơ cấu lớn hơn và ngày càng tăng do:
* Nước ta có nhiều điều kiện thuận để phát triển nuôi trồng thủy sản.
* Nuôi trồng có nhiều ưu điểm hơn (chủ động trong sản xuất, dễ áp
dụng tiến bộ KHKT; đảm bảo năng suất và chất lượng...)
* Khai thác gặp phải một số khó khăn từ sự suy giảm về nguồn lợi,
phương tiện đánh bắt, thiên tai...
- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 đ;
- Các ý trong từng câu nếu thiếu dẫn chứng, dẫn chứng không hợp lý
chỉ cho nửa số điểm của ý đó.

Lưu ý:

16

1,0


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Giáo dục công dân
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 24 tháng 10 năm 2017


Câu 1: (2,0 điểm) Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ (....) để hoàn thành nội
dung điều luật sau (Trích Luật giao thông sửa đổi năm 2008)
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ.
5. Người tham gia giao thông phải có ý thức …(1)…, nghiêm chỉnh chấp hành
…(2)… giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện
và người …(3) … phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc …
(4)… an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Câu 2: (3,0 điểm)
Thế nào là bộ máy nhà nước? Nêu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quyền
lực nhà nước đại biểu của nhân dân trong bộ máy nhà nước ta? Bộ máy nhà nước
cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Do ai bầu ra?
Câu 3. (3.0 điểm):
Cộng đồng dân cư là gì? Như thế nào là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở
cộng đồng dân cư? Vì sao các hành vi vi phạm
pháp luật gây thiệt hại hoặc đe
doạ gây thiệt hại đến lợi ích nhà 0,5
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức.
- Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn
chế kịp thời mọi hành vi vi phạm
pháp luật xâm phạm đến lợi ích 0,5
nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan, tổ chức
- Là mọi công dân, bất cứ ai,
không phân biệt tuổi tác, nghề
nghiệp cũng đều có quyền tố cáo
trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền về việc làm vi phạm
0,5
pháp luật của bất cứ người nào, tổ

chức, cơ quan nào, gây thiệt hại
cho lợi ích của nhà nước, tập thể
và của công dân

V
* Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân
0,5
5,0 thiện giữa nước này với nước khác.
điểm
Ví dụ: Quan hệ Việt Nam - Lào; Việt Nam - Cu ba...
* Ý nghĩa tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới trong quan hệ
2,0
quốc tế:
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác về nhiều mặt
0,75
(kinh tế, văn hóa, khoa học- kỹ thuật, y tế, giáo dục…).
+ Về kinh tế: Nhờ quan hệ hữu nghị với Nhật Bản mà Thanh Hóa xây
dựng được nhà máy xi măng Nghi Sơn, khu lọc hóa dầu Nghi Sơn góp
phần phát triển kinh tế cả nước.
+ Về văn hóa: Chúng ta đã kết hợp với bạn bè quốc tế tổ chức thành
công các hoạt động văn hóa làm tăng tình hữu nghị như: Festivan hoa Đà
Lạt, Huế, hoa anh đào (Nhật Bản)
+ Về giáo dục: Chính sách mở cửa hội nhập đã và đang cho phép các
trường quốc tế xây dựng, hoạt động và phát triển ở Việt Nam; đồng thời 0,5
chúng ta cũng đưa được một lượng lớn du học sinh đi đào tạo ở nước
ngoài
+ Về y tế: Tình hữu nghị giúp chúng ta xây dựng được những cơ sở y
tế hiện đại như: Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Việt Nhật; dự án phẫu
thuật nụ cười cho trẻ (Sự kết hợp Việt Nam - Hoa Kỳ)
+ Về khoa học- kỹ thuật: Tình hữu nghị giúp chúng ta trao đổi, học tập

chuyển giao công nghệ hiện đại ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
20


- Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến
nguy cơ chiến tranh.
* Ý nghĩa quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc đối với Việt Nam:
- Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con
người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước ta.
- Giúp ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng
rãi của thế giới đối với Việt Nam.
* Để thực hiện tình hữu nghị, mỗi học sinh cần :
+ Có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người
nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự thân thiện trong cuộc
sống hằng ngày.
+ Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc
trong các tình huống: người nước ngoài đến thăm trường; giao lưu với
các bạn học sinh quốc tế; khách nước ngoài đến tham quan du lịch …
+ Có thái độ tôn trọng, thân thiện; sẳn sàng giúp đỡ, không kì thị xa lánh,
chế nhạo ngôn ngữ, trang phục của họ.
+ Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa
phương tổ chức như Viết thư quốc tế UPU thể hiện tình đoàn kết với các
dân tộc đang có chiến tranh phá hoại…

0,75
1,5
0,5

0,5
0,5
1,0
0,25

0,25
0,25
0,25

* Em không đồng ý với ý kiến của bạn Hoa .
0,5
* Vì :
1,5
- Không phải tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả,
tham gia các tệ nạn xã hội mà HIV có thể lây nhiễm do nhiều nguyên
0,5
nhân như: Bác sĩ bị lây nhiễm từ bệnh nhân, chiến sĩ công an bị lây nhiễm
từ tội phạm, con bị lây nhiễm từ mẹ ...
VI - HIV/AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường như bắt tay hay
lây qua đường hô hấp. Con đường lây nhiễm của HIV gồm: đường máu, 0,5
3,0 đường tình dục, và từ mẹ sang con.
điểm - Mỗi người chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ về HIV/ AIDS để
chủ động phòng tránh cho mình và gia đình, không được phân biệt đối xử 0,5
với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
* Nếu em là Cúc:
+ Em sẽ giải thích cho Hoa rõ về HIV/AIDS.
+ Khuyên Hoa nên đến nhà Lan chơi để giúp đỡ, động viên gia đình Lan. 1,0
+ Nếu bố của Lan có bị nhiễm HIV thì cũng không nên phân biệt đối xử
mà nên gần gũi, động viên làm vơi bớt nỗi cô đơn, buồn tủi ở họ.
Lưu ý: Điểm toàn bài là 20,0 điểm. (Điểm tối đa 20,0, điểm tối thiểu 0,25). Tùy

theo phần trả lời của học sinh để giáo viên cho điểm tối đa hoặc tối thiểu; Khuyến
khích học sinh nêu ví dụ minh họa và những việc làm liên hệ thực tế mà các em đã
thực hiện phù hợp với vấn đề đặt ra của đề bài.
-----------------Hết--------------21



×