Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

nguyên tắc nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở nướ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.09 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….2
NỘI DUNG:
I. Một số khái niệm cơ bản:
1. Thế nào là nguyên tắc?………………………………………………..2
2. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà
nước……………………………………………………………………….....
3
II. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước:
1.



do

xuất

hiện

nguyên

tắc………………………………………........3
2. Cơ sở của nguyên tắc……….……………………………………........4
3. Nội dung của nguyên tắc………………………………………………
5
a. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước …………………..6
b. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội ……………………...7
c. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở ……………………………..8
d. Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý
hành chính nhà nước ……………………………………………………….9


III. Vận dụng nguyên tắc nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay:
1. Ưu

điểm

……………………………………………………………..10
2. Hạn chế ……………………………………………………………..11
1


KẾT LUẬN:……………………………………………………………11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………..12

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính nhà nước là một hoạt động có mục đích. Những mục
đích, mục tiêu cơ bản định ra trước cho hoạt động quản lý và kết quả của việc
đạt được mục đích, mục tiêu đó phản ánh hiệu quả của việc quản lý. Hiệu quả
của quản lý vì vậy phải được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định.
Ðặc biệt, khi Luật hành chính thực định vẫn còn chưa được tập trung- chỉ là tập
hợp các văn bản về quản lý nhà nước, tồn tại dưới nhiều hình thức văn bản
pháp lý không cao, thì nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là một đòi hỏi
bức thiết và sự tuân thủ hệ thống các nguyên tắc càng đòi hỏi chặt chẽ. Một
trong số đó là nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý
hành chính nhà nước. Để làm rõ hơn về nguyên tắc này, em xin được chọn đề
bài “phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính
nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính
nhà nước ở nước ta hiện nay”. Do bài tiểu luận của em được chuẩn bị trong
khoảng thời gian không dài, cộng thêm vốn kiến thức ít ỏi nên không tránh
khỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự đánh giá và nhận xét của các

thầy, cô cho bài làm của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Một số khái niệm :
1. Thế nào là nguyên tắc?
Nguyên tắc trước hết được hiểu là "Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái tuân
theo trong một loạt việc làm". Trong quản lý hành chính nhà nước, các nguyên
2


tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt
động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền
tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Dưới góc độ của luật hành
chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thể những quy
phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tư tưởng chủ đạo làm
cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Mỗi nguyên
tắc quản lý đều có những hình thức biểu hiện khác nhau.
2. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước:
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung đa dạng, có
tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế cần phải xác định được
chúng gồm những nguyên tắc cơ bản nào, cần phải phân loại chúng một cách
khoa học để xác định được vị trí, vai trò của từng nguyên tắc trong quản lý
hành chính nhà nước, từ đó xây dựng và áp dụng hệ thống các nguyên tắc một
cách có hiệu quả vào thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được biểu hiện cụ thể trong hoạt động tổ chức, nó bao
gồm hai mặt: tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật. Dựa trên những cơ sở khoa
học về quản lý nhà nước ta chia các nguyên tắc trongquản lý hành chính nhà
nước thành hai nhóm là nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội và nhóm
những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang
tính chất tương đối vì yếu tố tổ chức kỹ thuật và chính trị trong quản lý hành

chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ nhau. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ
chức kỹ thuật là để thực hiện một cách đúng đắn các nguyên tắc chính trị-xã
hội và việc thực các nguyên tắc chính trị - xã hội là cơ sở để thực hiện các
nguyên tắc tổ chức kỹ thuật.
Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính
nhà nước thuộc nhóm các nguyên tắc chính trị-xã hội bởi nguyên tắc này đã thể
hiện sâu sắc nhất bản chất giai cấp của nhà nước, được quán triệt trong toàn bộ

3


tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có hoạt động quản lý
hành chính nhà nước.
II. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước:
1. Lý do xuất hiện nguyên tắc:
Trong xã hội, nhân dân là chủ của đất nước, của xã hội. Nhân dân thực hiện
quyền làm chủ cao nhất, tập trung nhất và có hiệu quả nhất, đó chính là lảm chủ
bằng nhà nước và thông qua nhà nước. Để đảm bảo tất cả các quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân thì phải đảm bảo cho nhân dân có thể tham gia đông
đảo và rộng rãi vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong quản lý
hảnh chính nhà nước. Đây cũng chính là lý do nguyên tắc nhân dân lao động
tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước được đặt ra.
2. Cơ sở của nguyên tắc:
Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong quản lý hành chính
nhà nước. Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của thể chế nhà nước xã hội
chủ nghĩa đó là: Trong chủ nghĩa xã hội, quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân. Xét theo quan điểm chủ thể, nguyên tắc này phản ánh sự thay đổi về chất:
nhân dân lao động từ chỗ đứng bên ngoài quyền lực nhà nước đã trở thành
người nhập cuộc, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình tổ chức và thực

thi quyền lực nhà nước, nhân dân không những chỉ tham gia tổ chức và thực
hiện quyền lực mà còn có quyền kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước và
các nhân viên của bộ máy đó. Hay nói một cách hoàn chỉnh hơn, bản chất của
nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền
lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.
Với bản chất dân chù sâu sắc, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa do chính nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện
quyền lực của mình. Nó là một tổ chức được lập ra nhằm phát huy tài năng, sức
4


lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc của Nhà nước và xã
hội nhằm phục vụ lợi ích của chính họ. Ghi nhận nội dung này, điều 2 Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) nêu rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền
tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức”.
Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước, việc
tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước
phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như là một nguyên tắc cơ bản trong
quản lý hành chính nhà nước. Điều 3 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001) khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền
làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. Quyền được tham gia vào quản lý các công
việc của Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi
nhận và trên thực tế nó đã được bảo đảm thực hiện thông qua hàng loạt những
hoạt động cụ thể. Ngoài ra, trong các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam
vấn đề tôn trọng quyền lực nhân dân, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý hành chính nhà nước luôn là

một trong những nội dung quan trọng nhất. Tại hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ ba (khóa VIII) đã khẳng định, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng
cao đối với việc xây dựng nhà nước trong thời kỳ mới thì một trong những yêu
cầu cơ bản là phải “tiếp tục phát huy tốt hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân
qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia
xây dựng và bảo vệ Nhà nước…”
3. Nội dung của nguyên tắc:
Trong quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc nhân dân lao động tham gia
đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở những hình thức tham
gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Đây là
5


những hình thức được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng các
phương tiện của nhà nước. Việc tham gia đông đảo của nhân dân lao động vào
quản lý hành chính nhà nước thông qua các hình thức tương ứng như sau:
a.

Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước:

Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà
nước, việc nhân dân tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước là hình
thức tham gia tích cực, trực tiếp và có hiệu quả nhất trong quản lý hành chính
nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật đều có thể
tham gia một cách trực tiếp hay gián tiếp vào công việc quản lý hành chính nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trước hết, người lao động có thể tham gia trực tiếp vào cơ quan quyền lực
nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này - họ là những đại biểu được
lựa chọn thông qua bầu cử hoặc với tư cách là các viên chức nhà nước trong
các cơ quan nhà nước. Khi ở cương vị là thành viên của cơ quan quyền lực nhà

nước, người lao động trực tiếp xem xét và quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước, của từng địa phương trong đó có các vấn đề quản lý hành chính nhà
nước. Khi ở cương vị là cán bộ, công chức nhà nước (tham gia vào hoạt động
của các cơ quan nhà nước khác như cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan
kiểm sát, cơ quan xét xử) thì người lao động sẽ sử dụng quyền lực nhà nước
một cách trực tiếp để thực hiện vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Họ tham gia trực tiếp thực hiện các hoạt động của nhà nước khi được bầu, được
bổ nhiệm hoặc được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, họ có đầy đủ các
điều kiện để biến những ý chí, nguyện vọng của mình thành hiện thực nhằm
“xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc
sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (điều 3 Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001).
Ngoài ra, người lao động có thể tham gia gián tiếp vào hoạt động của các cơ
quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền lựa chọn những đại biểu xứng
6


đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa
phương. Họ thành lập các cơ quan đại diện từ trung ương tới địa phương thông
qua việc thực hiện quyền bầu cử, đồng thời thông qua các đại biểu trong các cơ
quan đại diện để thành lập nên các cơ quan nhà nước khác, để thực hiện các
hoạt động của nhà nước. Ðây cũng là hình thức tham gia rộng rãi nhất của nhân
dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
b. Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội:
Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân lao động có thể tham gia
một cách tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước ban hành
nhiều quy định liên quan tới vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức
xã hội trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng và quản lý nhà nước nói
chung. Điều 9 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của

chính quyền nhân dân”. Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao
gồm các tổ chức chính trị xã hội (Đảng CS Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ Việt Nam…) và các tổ chức xã hội nghề nghiệp
(Hội luật gia Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam…).
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng giúp đỡ về vật chất và tinh thần để cho các tổ
chức xã hội thực sự trở thành công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc
thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước của mình. Nhân dân có thể tham
gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thông qua các tổ chức xã
hội, đoàn thể quần chúng mà mình là hội viên để từ đó, thông qua các hình thức
hoạt động của các tổ chức xã hội, vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân lao
động được phát huy trong quản lý hành chính nhà nước. Trên thực tế, các tổ
chức xã hội đã thu hút một lượng đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham
gia vào quản lý hành chính nhà nước. Vì vậy, đây là một hình thức hoạt động
rất có ý nghĩa đối với việc thúc đẩy và mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
7


Các tổ chức xã hội ở nước ta đã, đang hoạt động ngày càng có hiệu quả trên
nhiều lĩnh vực của đời sồng xã hội, có vai trò ngày càng quan trọng, có đóng
góp cho sự phát triển của đất nước. Trong tổ chức, hoạt động mang đậm nét
tính xã hội - chính trị, các tổ chức ngày càng chủ động tham gia tích cực trong
sự nghiệp phát triển đất nước, thực hiện công tác vận động quần chúng của
Đảng và đã phản ánh được với Đảng, Nhà nước tâm tư, nguyện vọng của quần
chúng lao động, tham gia vào công tác xây dựng chủ trương, chính sách, của
Đảng, Nhà nước.
c. Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở:
Ở nơi cư trú, sinh hoạt, làm việc, nhân dân lao động thường xuyên thực hiện
các hoạt động mang tính chất tự quản. Đây là hoạt động do chính nhân dân thực
hiện, có mối liên quan chặt chẽ với các công việc khác nhau của quản lý nhà

nước, quản lý xã hội và rất thiệt thực, gần gũi với đời sống người dân như bảo
vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường…Những hoạt động này xảy ra ở nơi cư
trú, làm việc, sinh hoạt nên mang tính chất tự quản của nhân dân. Ví dụ như tổ
nhân dân tự quản về an ninh, trật tự là tổ chức quần chúng được thành lập trên
tinh thần tự nguyện của các hộ gia đình liền kề ở các thôn, khu phố thuộc các
xã, phường, thị trấn để tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, vận động quần chúng
nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước và các quy định của địa phương nơi cư trú như các hương ước, quy
ước của thôn, khu phố…, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh ở
khu dân cư, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân .
Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là
những chủ thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản
lý xã hội của họ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Nhà nước đã tạo những
điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để phát huy vai trò chủ động, tích
cực của nhân dân lao động trong việc tham gia những hoạt động có tính chất tự

8


quản nêu trên. Đây là hình thức đơn giản nhất để mỗi người nhân dân lao động
đều có thể tham gia vào việc quản lý hành chính nhà nước.
d.

Trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong
quản lý hành chính nhà nước:

Điều 53 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định công
dân có quyền “tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các
vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước,
biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.

Nhân dân trực tiếp tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của nhà nước
khi được nhà nước trưng cầu ý dân hoặc có thể thông qua các đại biểu trong các
cơ quan dân cử để bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng của cả nước
hoặc từng địa phương. Ngoài ra, nhân dân cũng trực tiếp đóng góp ý kiến vào
các văn kiện quan trọng của nhà nước như chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước, các dự án luật…Để thực hiện quyền cơ bản này, pháp luật đã quy
định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong các lĩnh vực khác nhau
của quản lý hành chính nhà nước. Những quyền, nghĩa vụ này của công dân có
thể thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội hoặc cũng có thể được chính người dân trực tiếp thực hiện. Việc trực tiếp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ này cũng chính là một hình thức tham gia vào
quản lý hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Cùng với sự phát triển của
xã hội, các quyền và nghĩa vụ của công dân ngày càng được tôn trọng và bảo
đảm thực hiện một cách đầy đủ hơn. Do vậy, đây cũng là một hình thức có ý
nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.
III. Việc vận dụng nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo
vào quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay:
Để thực hiện tốt nguyên nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý
hành chính nhà nước trong thực tế đời sống, nhà nước ta cũng cần có những
biện pháp để nhân dân có điều kiện nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, pháp
9


luật, quản lý, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân,
cung cấp thông tin đầy đủ để dân biết, dân làm, dân kiểm tra các hoạt động của
nhà nước. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành
chính nhà nước là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều năm qua, Nhà
nước ta đã tạo nhiều điều kiện để nhân dân lao động được tham gia vào các
hoạt động của nhà nước nói chung và quản lý hành chính nói riêng.

1. Ưu điểm:
Việc tham gia của nhân dân lao động vào các cơ quan nhà nước được đảm
bảo:
+ Nhà nước đã bảo đảm bảo cho nhân dân lao động tham gia đông đảo và
tích cực vào việc tổ chức lập ra bộ máy nhà nước. Sự bảo đảm này trước hết thể
hiện trước hết ở chỗ phải có đầy đủ cơ sở pháp lý và các biện pháp tổ chức phù
hợp để nhân dân thể hiện ý chí của mình, phát huy quyền làm chủ bầu ra các cơ
quan đại diện của mình và thông quan hệ thống cơ quan đại diện để lập ra các
hệ thống cơ quan khác. Việc bầu cử đại biểu quốc hội cũng thể hiện rõ được ý
kiến người dân, giúp cho hiệu quả làm việc của Quốc hội được nâng cao.
+ Nhà nước đã đảm bảo cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý
các công việc nhà nước và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì việc nhân dân tham gia đông
đảo vào quản lý các công việc nhà nước là cơ sở để dân trực tiếp phát huy sức
lực, trí tuệ và vai trò làm chủ của mình trong quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích
của nhà nước, của tập thể và cá nhân. Công dân chỉ cần đáp ứng đầy đủ các
điều kiện mà luật định và có năng lực đều được tham gia đóng góp sức mình
cho các công việc nhà nước.
+ Nhà nước có cơ chế đảm bảo cho nhân da6nt hực hiện việc kiểm tra, giám
sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức
và cá nhân khác được trao những quyền hạn nhất định để quản lý một số công
10


việc của nhà nước => đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng mục đích
phục vụ và bảo vệ lợi ích của nhân dân, chống những biểu hiện tiêu cực như
quan liêu, hách dịch, tham nhũng, xa rời quần chúng của đội ngũ cán bộ nhà
nước.
2. Hạn chế:
Ở một vài địa phương, người dân còn thờ ơ với việc bầu cử, dẫn đến việc

kết quả bầu cử chưa phản ánh đúng nguyện vọng của người dân. Hiện tượng
“con ông cháu cha” trong đội ngũ cán bộ nhà nước còn tồn tại, khiến cho việc
tuyển dụng mất đi sự công bằng, không có hiệu quả khi chưa tận dụng được
nguồn nhân lực.
Ngoài ra, hoạt động của các tổ chức tổ chức xã hội trong giai đoạn hiện nay
tuy có phát triển và rất năng động nhưng ở một vài nơi, vẫn còn bệnh thành
tích, chạy đua theo phong trào.
Dù vẫn còn nhiều vướng mắc nhưng thực sự đây là nguyên tắc được nhà
nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nguyên tắc này thể hiện bản chất dân
chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hành chính nhà nước.
Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước; thực hiện khiếu nại tố cáo nếu cho rắng cán bộ hành chính nhà
nước vi phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện không đúng đắn, mà còn có
quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện
quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động.

KẾT LUẬN
Quản lý hành chính và một vấn đề phức tạp. Việc vận dụng nguyên tắc nhân
dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước là một điều
cũng rất khó khăn. Tuy nhiên chính nguyên tắc này này cũng khẳng định vai trò
hết sức đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lý hành chính nhà nước,
đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm
11


bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý
hành chính nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam


Trường Đại học Luật Hà Nội
NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 2011.
2. Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật
Trường Đại Học Luật Hà Nội
NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 2010.
3. Trang web: www.hanhchinh.com

12



×