Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện giồng trôm, tỉnh bến tre quy hoạch đến năm 2035

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH
BẾN TRE QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2035

Ngành: MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn :

ThS Vũ Hải Yến

Sinh viên thực hiện

Phạm Công Nhở

MSSV: 1151080157

:

Lớp: 11DMT02

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



M ỤC L ỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích đề tài ............................................................................................ 1
3. Nội dung thực hiện ...................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Ý nghĩa của đồ án ........................................................................................ 4
7. Kết cấu của đồ án ........................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ......................................... 6
1.1. Định nghĩa ................................................................................................ 6
1.2. Nguồn gốc – phân loại CTR..................................................................... 6
1.2.1. Phân loại CTR ....................................................................................... 6
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh........................................................................... 9
1.3. Tính chất của CTR ................................................................................. 10
1.3.1. Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR .......................... 10
1.3.2. Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong CTR ..................... 15
1.3.3. Tính chất sinh học và chuyển hóa sinh học trong CTR ................... 17
1.4. Ảnh hưởng của CTR .............................................................................. 19
1.4.1. Đối với sức khỏe cộng đồng và mỹ quan đô thị .............................. 19
1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường .............................................................. 19
1.5. Các phương pháp quản lý và xử lý CTR............................................. 20
i


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.5.1 Hệ thống quản lý CTR ...................................................................... 20
1.5.2 Các phương pháp xử lý ..................................................................... 25

Giảm thể tích cơ học: .................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN GIỒNG TRÔM
TỈNH BẾN TRE ........................................................................................ 34
2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 34
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 34
2.1.2 Địa hình ............................................................................................. 35
2.1.3 Khí hậu .............................................................................................. 35
2.1.4 Thủy văn ............................................................................................ 38
2.1.5 Tài nguyên ......................................................................................... 38
2.2.

Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ...................................................... 41

2.2.1 Điều kiện kinh tế: .............................................................................. 44
2.2.2 Văn hóa xã hội- Giáo dục - Đào tạo: ................................................ 44
2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Giồng Trôm đến năm 2020.
Quan điểm và định hướng và phát triển ....................................................... 46
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG
TRÔM, TỈNH BẾN TRE .............................................................................. 50
3.1 Hiện trạng các nguồn phát sinh CTR, thành phần và tính chất trên địa bàn
Huyện Giồng Trôm ...................................................................................... 50
3.1.1 Nguồn gốc phát sinh.......................................................................... 50
3.1.2

Thành phần CTRSH ........................................................................ 50

3.1.3 Khối lượng CTRSH .......................................................................... 52
ii



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.2 Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR ................................................... 55
3.3 Hiện trạng xử lý CTRSH......................................................................... 61
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CTRSH TẠI HUYỆN GIỒNG TRÔM – TỈNH BẾN TRE ................... 75
4.1. Đánh giá hiện trạng quản lý CTR .......................................................... 75
4.1.1 Đối với công tác thu gom .................................................................. 75
4.1.2 Đối với công tác vận chuyển ............................................................. 77
4.1.3 Đối với công tác xử lý ....................................................................... 77
4.2 Đề xuất các giải pháp .............................................................................. 79
4.2.1 Lưu trữ ............................................................................................... 79
4.2.2 Tính toán thu gom ............................................................................. 83
4.2.3 Tính toán trung chuyển CTR................................................................ 98
4.2.4 Các phương án xử lý CTRSH ......................................................... 100
CHƯƠNG 5. DỰ TOÁN KINH TẾ ................................................................ 116
5.1 Thu gom rác hữu cơ .............................................................................. 116
5.1.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ ...................................... 116
5.1.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác hữu cơ ................................. 116
5.2 Thu gom rác vô cơ ................................................................................ 117
5.2.1 Chi phí cho giai đoạn thu gom rác vô cơ ........................................... 117
5.2.2 Chi phí cho giai đoạn trung chuyển rác vô cơ ................................... 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 119
KẾT LUẬN ................................................................................................ 119
KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 120
iii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

UBND

Ủy Ban Nhân Dân



Quyết Định

NĐ – CP

Nghị Định -

Chính Phủ

THPT

Trung Học Phổ Thông

LHPN

Liên Hiệp Phụ Nữ


TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

CTĐT

Công Trình Đô Thị

THCS

Trung học cơ sở

CCN

Cụm công nghiệp

BQL

Ban quản lý

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

BCL

Bãi chôn lấp

XH


Xã Hội

PHSH

Phân Hủy Sinh Học

iv


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý..................................................................7
Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt...........................................................9
Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong rác thải sinh hoạt .............................. 11
Bảng 1.4 Tỷ trọng rác thải theo các nguồn phát sinh ..............................................12
Bảng 1.5 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải ......................................13
Bảng 1.6 Giá trị nhiệt lượng của rác thải các đô thị ...............................................16
Bảng 1.7 Kết quả phân tích các thành phần cơ bản của rác thải đô thị ..................16
Bảng 1.8 Các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau ........24
Bảng 1.9. Ví dụ minh họa về lợi ích trong việc sử dụng biện pháp tái chế trong
quản lý chất thải rắn ................................................................................................32
Bảng 2.1 Diện tích – dân số và đơn vị hành chính năm 2014 ................................45
Bảng 3.1 Phân loại thành phần chất thải rắn sinh hoạt ...........................................50
Bảng 3.2 Dự báo lượng CTR phát sinh đến năm 2020 ...........................................52
Bảng 3.3 Tình hình lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện Giồng Trôm
– tỉnh Bến Tre. .........................................................................................................53
Bảng 3.4. Tổng Hợp Kinh Phí Mua Thiết Bị ..........................................................56
Bảng 3.5. Thống Kê Nhu Cầu Thu Gom Và Vận Chuyển Rác Trên Địa Bàn Huyện

Giồng Trôm .............................................................................................................58
Bảng 3.6 Đăng Ký Nhu Cầu Nhân Lực Thu Gom Rác ...........................................59
Bảng 3.7 Thống Kê Khối Lượng Và Cư Ly Vận Chuyển Rác Về Bãi Rác Tập
Trung Của Huyện Quý 1 + 2 Năm 2015 (Đến 27/06/2015) ...................................60
Bảng 3.8 Các phương pháp xử lý của các hộ gia đình ............................................62
Bảng 4.1. Thành phần và tính chất rác tại Huyện Gồng Trôm ...............................85

v


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bảng 4.2. Dân số dự đoán từng năm của Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre từ
2015 – 2035. ............................................................................................................86
Bảng 4.3. Lượng rác hữu cơ và vô cơ từng năm từ 2015 đến 2035........................86
Bảng 4.4. Khối lượng rác ước tính từ năm 2015 – 2035: .......................................87
Bảng 4.5. số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác hữu cơ từ năm
2015 đến năm 2035 .................................................................................................91
Bảng 4.6. số xe 660 lít cần đầu tư để thu gom chất thải rắn là rác vô cơ từ năm
2015 đến năm 2035 .................................................................................................92
Bảng 4.7 Tính toán lượng rác thải ở từng xã trong huyện Giồng Trôm -

tỉnh Bến

Tre năm 2015...........................................................................................................94
Bảng 4.8 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải hữu cơ của huyện Giồng
Trôm năm 2015. ......................................................................................................96
Bảng 4.9 Tính toán số điểm hẹn để thu gom rác thải vô cơ của huyện Giồng Trôm
năm 2015 .................................................................................................................97
Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật chi tiết ....................................................................105

Bảng 5.1 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác hữu cơ ............... 116
Bảng 5.2 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác hữu cơ ........ 117
Bảng 5.3 Tổng hợp tính toán đầu tư cho giai đoạn thu gom rác vô cơ: ................ 118
Bảng 5.5 Tổng hợp tính toán đầu tư cho gia đoạn trung chuyển rác vô cơ .......... 118

vi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex ................................... 26
Hình 2.1 Bản Đồ Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre ................................. 34
Hình 3.1. Biểu đồ khối lượng rác phát sinh của các xã trên địa bàn Huyện
Giồng Trôm ................................................................................................... 54
Hình 3.2. Xe ép rác 2 tấn............................................................................... 55
Hình 3.3. Xe phun EM tại bãi rác Tân Thanh ............................................... 61
Hình 3.4. Đốt rác tại hộ gia đình ................................................................... 63
Hình 3.5. Ảnh lấp mương tại các hộ gia đình ở xã Hưng Lễ ........................ 63
Hình 3.6. Ảnh hố rác hữu cơ tại một hộ gia đình tại Tân Lợi Thạnh ........... 64
Hình 3.7. Biểu đồ phương pháp xử lý của các hộ gia đình ........................... 65
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện cách xử lý rác của các hộ gia đình ..................... 66
Hình 3.9. Một hộ gia đình tại xã Thạnh Phú Đông xử lý rác bằng thùng
compost ......................................................................................................... 68
Hình 3.10. Đoàn đến tham quan một mô hình xử lý rác thải bằng thùng
compost tại xã Thạnh Phú Đông ngày 28/11/2014. ...................................... 69
Hình 4.1. Bãi rác Tân Thanh tại Huyện Giồng Trôm ................................... 77
Hình 4.2. Hố Thu nước rỉ rác tại Bãi Rác Tân Thanh ................................... 78
Hình 4.3. Phân loại rác tại nguồn .................................................................. 80
Hình 4.4. Lò đốt rác NFI 80 SERIES 1 ...................................................... 104

Hình 4.5.Lò đốt rác thải sinh hoạt bằng khí tự nhiên CNC 1000 ............... 105
Hình 4.6.Quy trình tái chế giấy ................................................................. 107
Hình 4.7.Tái chế túi xách thân thiện môi trường .........................................111
vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 4.8.Quy trình tái chế nhựa .................................................................. 112
Hình 4.9. Các chai thủy tinh được tái chế ................................................... 104

viii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay các vấn đề liên quan đến môi trường luôn được mọi người quan
tâm vì môi trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con
người. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cuộc sống ngày càng được cải
thiện, nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, đồng thời con người còn
thải ra nhiều CTR hơn. Có rất nhiều loại CTR trong đó CTRSH chiếm chủ yếu.
CTRSH là một mối đe dọa cho môi trường con người. Việc thu gom, vận chuyển
CTRSH đang là vấn đề quan tâm của các cơ quan quản lý môi trường. Nếu không
có biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường.
Hiện nay trên thế giới, các nước phát triển đã không còn gặp nhiều khó khăn
trong công tác quản lý CTR do họ đã tìm tòi nghiên cứu và đưa vào áp dụng những
kỹ thuật công nghệ cao và không ngừng cải tiến trong tất cả các khâu kể cả kỹ thuật
lẫn quản lý. Đi cùng xu hướng chung của thế giới, Việt Nam tuy dân số đô thị mới

chiếm 20% dân số cả nước nhưng do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém, hệ thống quản
lý chưa tốt nên tình trạng môi trường sa sút nghiêm trọng.
Bến Tre là một tỉnh đang phát triển, trong đó huyện Giồng Trôm là một huyện
lớn, là một huyện có tiềm năng lớn của tỉnh Bến Tre với số dân 171.167 người. Tình
hình quản lý và xử lý CTRSH tại huyện Giồng Trôm còn nhiều bất cập. Thực tế cho
thấy tỉ lệ thu gom thường rất thấp, mặt khác chưa có phân loại tại nguồn nên gặp rất
nhiều khó khăn cho quá trình vận chuyển và xử lý CTR. CTR chưa được thu gom
triệt để, việc thải bỏ, xử lý rác còn tùy tiện gây ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, cần phải có các biện pháp quản lý CTR thích hợp cho huyện. Do đó,
đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quy hoạch đến năm 2035”
được thực hiện nhằm mục đích quản lý CTRSH của huyện, đảm bảo mỹ quan đô
thị, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững.
2. Mục đích đề tài

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh
Bến Tre.
- Xây dựng các giải pháp quản lý CTR, quy hoạch đến năm 2035 nhằm hạn
chế ô nhiễm môi trường và tăng cường tiết kiệm nguyên liệu thông qua việc phân
loại và xử lý hợp vệ sinh.
3. Nội dung thực hiện
- Đặc điểm cơ bản về tự nhiên (vị trí, địa chất, thủy văn, tình hình dân số và
cơ cấu ngành nghề của huyện)
- Giới thiệu tổng quan về CTR và hệ thống quản lý CTR.
- Hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn huyện.

- Đề xuất các biện pháp quản lý (dự báo khối lượng CTR phát sinh, tính toán
xe thu gom, vận chuyển..)
- Dự báo khối lượng rác phát sinh.
- Tính toán cụ thể các quá trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển.
- Quản lý chất CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm.
+ Thực trạng phát sinh CTR của huyện: Thành phần CTR, lượng bình quân...
+ Lượng CTR hộ gia đình (kg/người/ ngày)
+ Điều tra công tác quản lý và xử lý CTR trên địa bàn huyện: Hoạt động
quản lý, thu gom, thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom, các hộ gia
đình...
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý CTR phù hợp với tình hình thực tế
của huyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu cải thiện hệ thống quản lý
CTR ở địa bàn huyện. Chính vì vậy, đề tài được xây dựng trên cơ sở thu thập các số
liệu về hiện trạng quản lý CTRSH, từ đó đánh giá hiện trạng quản lý CTR bao gồm

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

khối lượng, thành phần, tính chất, tình trạng lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái
chế, chôn lấp. Dựa trên đánh giá hiện trạng, đề tài nhìn nhận những ưu điểm cũng
như những hạn chế của hệ thống quản lý hiện tại, từ đó đề xuất các biện pháp nâng
cao hiệu quả quản lý của CTR.
 Phương pháp cụ thể
Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập tổng hợp tài liệu có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã

hội của địa phương.
- Thu thập số liệu đã được công bố về hiện trạng CTR công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý CTR. Các số liệu này được thu thập qua các tài liệu của Phòng Tài
Nguyên – Môi Trường huyện Giồng Trôm và Công ty Công Trình đô Thị - Tỉnh
Bến Tre.
- Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet...
Phương pháp tính toán dự báo dân số
Được sử dụng trong luận văn để dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTRSH
của huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Phương pháp tính toán khối lượng rác.
- Khối lượng rác được tính dựa vào dân số và hệ số phát thải CTR trên đầu
người.
Phương pháp xử lý số liệu
-

Xử lý số liệu và soạn thảo văn bản trên phần mềm Microsoft word và

Excel.
Phương pháp phân tích thống kê, xử lý số liệu
-

Nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá thực trạng thu gom, vận

chuyển và xử lý CTR trên địa bàn huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Phương pháp xã hội học
Khảo sát 220 hộ dân trên toàn địa bàn Huyện Giồng Trôm về các nội dung
như:

3



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

- Hiện trạng sinh hoạt và sản xuất
- Lượng CTR phát sinh
- Phương pháp lưu trữ
- Phương pháp thu gom và xử lý
- Nhận thức về tác hại của CTR
Phiếu điều tra được đính kèm ở Phụ lục
Kết quả điều tra được tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và trình
bày ở Chương 3.
Phương pháp chuyên gia
Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và
thảo luận với các cán bộ tại địa phương và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ
những thắc mắc.
Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống nhằm khái quát định hướng mục tiêu và những giải pháp
chủ yếu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý chất thải sinh hoạt.
5. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn
huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
 Phạm vi không gian
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại địa bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến
Tre.
 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 8 năm 2015.
6. Ý nghĩa của đồ án
 Ý nghĩa khoa học


4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Đề tài đã được cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom,
vận chuyển, phân loại và xử lý theo CTR SH cho huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến
Tre, có giá trị đến năm 2035.
 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm:
- Thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR SH phát sinh hàng ngày, đồng thời
phân loại CTR tại nguồn.
- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR SH tại địa phương, góp phần cải thiện môi
trường và sức khỏe cộng đồng.
- Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nguồn thu nhập cho người dân lao
động tại địa bàn huyện Giồng Trôm.
- Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý CTR SH trên địa
bàn huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù
hợp tại huyện cũng như đề xuất biện pháp phân loại CTR tại nguồn và xử lý CTR
làm phân Compost, Biogas và nâng cao nhận thức của người dân.
- Đề tài còn cung cấp các giải pháp thực tiễn giúp cho các nhà quản lý huyện
Giồng Trôm quản lý CTR từ đây đến năm 2035.
7. Kết cấu của đồ án
Ngoài phần Mở Đầu và Kết Luận – Kiến Nghị, đề tài bao gồm 5 chương:
 Chương 1. Tổng quan về chất thải rắn
 Chương 2. Giới thiệu tổng quan về huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre
 Chương 3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn về huyện Giồng Trôm – Tỉnh
Bến Tre.
 Chương 4. Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải
rắn tại huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre.

 Chương 5. Dự toán kinh tế

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.1. Định nghĩa
Chất thải rắn (Solid Waste) dùng để chỉ tất cả các thứ vật chất dạng rắn và
bán rắn mà chúng được thải bỏ trong quá trình hoạt động, phát triển của con người,
sinh vật hoặc thiên nhiên tạo ra. Nó bao gồm những thứ mà con người ta thường gọi
là rác và các đồ vật dụng vô giá trị, chúng không còn hữu ích hay khi con người
không còn muốn sử dụng nữa.
Chất thải rắn sinh hoạt là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh
hoạt, hoạt động, sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia
đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất
thải… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng
CTR tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công
sở, trên đường đi, tại nơi công cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành
phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường
sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích
hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng
và vứt trả lại môi trường sống.
Ở Việt Nam các vấn đề liên quan đến CTR cũng được quy định cụ thể trong
luật Bảo vệ Môi Trường 2005 và các văn bản quy về bảo vệ môi trường dưới luật.
Quyết định số 152/1999/ QĐ-TT ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020 chứng tỏ Chính Phủ chủ động đối phó với các vấn đề môi trường hiện tại

và tương lai.
1.2. Nguồn gốc – phân loại CTR
1.2.1. Phân loại CTR
Việc phân loại CTR là một công việc khá phức tạp bởi sự đa dạng về chủng
lạo, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhằm

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

mục đích chung là có biện pháp xử lý thích đáng, gia tăng khả năng tái chế và sử
dụng lại các vật liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
trường.
CTR đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại như:
 Phân loại theo công nghệ quản lý - xử lý: Phân loại CTR theo dạng này
người ta chia làm các chất cháy được, các chất hỗn hợp.
Bảng 1.1 Phân loại theo công nghệ xử lý
Thành phần

1. Các chất cháyđược:

Định nghĩa

-

Các vật liệu làm từ giấy.

- Hàng dệt


-

Có nguồn gốc từ sợi.

- CTR

-

Các chất thải ra từ đồ ăn,

- Giấy

thực phẩm.
- Cỏ, rơm, gỗ củi

-

Các thực phẩm và vật liệu

được chế tạo từ gỗ, tre
- Chất dẻo

-

Các vật liệu và sản phẩm

từ chất dẻo.
- Da và cao su

-


Các vật liệu và sản phẩm

thuộc da và cao su.
2. Các chất không
cháy được:
- Kim loại sắt
- Kim loại không
phải sắt.
- Thủy tinh

- Các loại vật liệu và sản
phẩm được chế tạo từ sắt.
- Các kim loại không bị nam
châm hút

Thí dụ
- Các túi giấy, các
mảnh bìa, giấy vệ
sinh…
- Vải, len…
- Các rau quả, thực
phẩm…
- Đồ dùng bằng gỗ
như bàn ghế, vỏ dừa…
- Phim cuộn, bịch
nilon…
- Túi xách da, cặp
da, vỏ ruột xe…
- Hàng rào, da, nắp

lọ…
- Vỏ hộp nhôm, đồ
đựng bằng kim loại…

- Các vật liệu và sản phẩm
chế tạo bằng thủy tinh.

7

- Chai lọ, đồ dùng
bằng thủy tinh, bóng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

đèn…
- Đá và sành sứ

- Các vật liệu không cháy

- Vỏ trai, ốc, gạch,

khác ngoài kim loại và thủy đá, gốm sứ,…
tinh.
- Tất cả các vật liệu khác
3. Các chất hỗn hợp

không phân loại ở phần 1 và 2

-


Đá, đất, cát

đều thuộc loại này.
(Nguồn: Bảo vệ Môi Trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, 1999)
 Phân loại theo quan điểm thông thường:
Rác thực phầm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình
lưu trữ, chế biến, nấu ăn,… Đặc điểm quan trọng của các loại rác này là phân hủy
nhanh trong điều kiện thời tiết nắng nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra
mùi khó chịu.
Rác bỏ đi: bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ các hộ
gia đình, công sở, hoạt động thương mại,… Các chất cháy được như giấy, plastic,
vải, cao su, da gỗ,…và các chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại,…
Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá,… ở các hộ gia
đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp,…
Chất thải xây dựng và phá hủy công trình: Chất thải từ quá trình xây dựng, sữa
chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trình khác gọi là chất thải
xây dựng. Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch, gỗ, đường ống, dây điện,
khối lượng của chúng rất khó tính toán.
Chất thải từ nhà máy xử lý: Chất thải này có từ hệ thống xử lý nước, nước, nhà
máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ
thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là CTR hoặc bùn
(nước chiếm 25-95%).

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc
rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…
Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải y tế, chất thải hóa chất, sinh học dễ
cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con
người, động vật, thực vật. Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và
rắn. Đối với chất thải loại này thì việc thu gom, vận chuyển và xử lý phải hết sức
thận trọng, phù hợp và đúng kỹ thuật.
1.2.2. Nguồn gốc phát sinh
CTR sinh hoạt được phát thải từ nhiều nguồn khác nhau từ sinh hoạt hàng
ngày của người dân, từ các tụ điểm buôn bán, cơ quan, trường học và các viện
nghiên cứu.
Bảng 1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh

Các hoạt động và vị trí

Loại CTR

phát sinh chất thải

Chất thải thực phẩm,
giấy bìa cứng, hàng dệt,
đồ gia, chất thải vườn,
Những nơi ở riêng của đồ gỗ, thủy tinh, hộp
Nhà ở

một gia đình hay nhiều thiết, nhôm, kim loại
gia đình. Những căn hộ khác, tàn thuốc, rác
thấp vừa và cao tầng…


đường phố, chất thải
đặc biệt (dầu, lốp xe,
thiết bị, điện…) chất
thải sinh hoạt nguy hại.

Cửa hàng, nhà hàng, Giấy, bìa cứng, nhựa
Thương mại

chợ, văn phòng, khách dẻo,

chất

thải

thực

sạn, dịch vụ, cửa hiệu phẩm, gỗ, thủy tinh,

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

in…

kim loại, chất thải đặc
biệt, chất thải nguy hại.
Giấy, bìa cứng, nhựa

Trường học, bệnh viện, dẻo,

Cơ quan

chất

thải

thực

nhà tù, cơ quan chính phẩm, gỗ, thủy tinh,
phủ…

kim loại, chất thải đặc
biệt, chất thải nguy hại.

Nơi xây dựng mới, sữa
Xây dựng và phá vỡ

đường, san bằng các
công trình xây dựng,

Gỗ, thép, bê tông, đất

vỉa hè hư hại…
Quét dọn đường phố,
làm đẹp phong cảnh, Chất thải đặc biệt, rác,
Dịch vụ đô thị (Trạm làm sạch theo lưu vực, CTR đường phố, bãi
xử lý)

công viên và bãi tắm, tắm và các khu vực tiêu
những khu vực tiêu khiển

khiển khác
Qúa trình xử lý nước,

Trạm xử lý, lò thiêu nước thải và chất thải
đốt

công nghiệp, các chất

Khối lượng lớn bùn dư.

thải được xử lý.
(Nguồn: George Tchobanoglous, et al. Mc Graw – Hill Inc, 1993)
1.3. Tính chất của CTR
1.3.1. Tính chất lý học và chuyển hóa lý hoc trong CTR
Tính chất lý học và chuyển hóa lý học trong CTR: Những tính chất vật lý quan
trọng nhất của CTR đô thị là trọng lượng riêng, độ ẩm, kích thước, sự cấp phối hạt,

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

khả năng giữ ẩm tại thực địa (hiện trường) và độ xốp của rác nén của các vật chất
trong thành phần CTR.
Tỷ trọng của CTR
Trọng lượng riêng của CTR được định nghĩa là trọng lượng một đơn vị vật
chất trên một đơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì CTR có thể ở các trạng thái như: xốp,
chứa trong các container, không nén, nén,… nên khi báo cáo giá trị trọng lượng
riêng phải chú thích trạng thái của các mẫu rác một cách rõ ràng. Dữ liệu trọng
lượng riêng rấy cần thiết được sử dụng để ước lượng tổng khối lượng và thể tích rác

phải quản lý.
Trọng lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí đia lý,mùa
trong năm, thời gian lưu trữ chất thải do đó cần phải thận trọng khi chọn giá trị thiết
kế. Trọng lượng riêng của một chất rắn đô thị điển hình là khoảng
500lb/yd3(300kg/m3). Việc xác định tỷ trọng của CTR có thể tham khảo trên cơ sở
các số liệu thống kê về tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt. Tỷ trọng
của rác được xác định bằng tỷ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó.
Bảng 1.3 Tỷ trọng của các thành phần trong CTR sinh hoạt
Thành phần

Tỷ trọng (kg/m3)
Dao động

Trung bình

Thực phẩm

4.75-17.8

10.68

Giấy

1.19-4.75

3.03

Carton

1.19-2.97


1.84

Nhựa( plastics)

1.19-4.75

2.37

Vải

1.19-3.56

2.37

Cao su

3.56-7.12

4.75

Da

3.56-9.49

5.93

Rác làm vườn

2.37-8.31


3.86

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Gỗ

4.75-11.87

8.90

Thủy tinh

5.93-17.8

7.18

Đồ hộp

1.78-5.93

3.26

Kim loại màu

2.37-8.9


5.93

Kim loại đen

4.75-41.53

11.87

Bụi, tro, gạch

11.87-35.6

17.80

Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, 2006
Bảng 1.4 Tỷ trọng CTR theo các nguồn phát sinh
Nguồn thải

Tỷ trọng (kg/m3)
Dao động

Trung bình

Rác rưởi

89 -178

131

Rác làm vườn


59 -148

104

Tro

653 -831

742

178

297

Trong bãi chôn lấp(nén
thường)

356 -504

445

Trong bãi chôn lấp (nén tốt)

593 -742

593

Đóng kiện


593 -1068

712

Băm, không ép

119 -267

214

Băm, ép

653 -1068

771

Khu dân cư (rác không ép)

Khu dân cư(rác đã được ép)
Trong xe ép

Khu dân cư( rác sau xử lý)

Khu thương mại công nghiệp
(rác không ép)

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Chất thải thực phẩm (ướt)

475 -949

534

Rác rưởi đốt được

47 -178

119

Rác rưởi không đốt được

178 -356

297

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP HCM, 2006)
Độ ẩm
Là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất thải ở trạng thái
nguyên thủy. Xác định độ ẩm được tuân theo công thức:

Trong đó:
a – Trọng lượng ban đầu của mẫu;
b- Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở t0 =1050C.
Độ ẩm và trọng lượng riêng của các hợp phần trong CTR đô thị được biểu
diễn ở bảng dưới đây.
Bảng 1.5 Định nghĩa các thành phần lý học của chất thải

Thành phần

Định nghĩa

Thí dụ

1. Các chất thấy được
a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy Các túi giấy, các
và bột giấy

mảnh bìa, giấy vệ

b. Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

sinh,…

c. Thực phẩm

Các chất thải ra từ đồ ăn Vải, len, nilon,…
thực phẩm

d. Cỏ, gỗ củi, rơm, rạ,…

Các cọng rau, vỏ

Các vật liệu và sản phẩm quả, thân cây, lõi

được chế tạo từ tre, gỗ ngô,…

e. Chất dẻo

và rơm,…

Đồ dùng bằng gỗ

Các vật liệu và sản phẩm như bàn ghế, thanh
được chế tạo từ chất dẻo. giường, đồ chơi, vỏ

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

dừa,…
f.

Phim cuộn, túi chất

Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm dẻo, chai, lọ,chất
2. Các chất không cháy

được chế tạo từ da và dẻo, các đầu voi

a. Các kim loại sắt


cao su

bằng chất dẻo, dây
bện…

b. Các kim loại phi sắt

Các vật liệu và sản phẩm Bóng,

giày,

ví,

được chế tạo từ sắt mà băng cao su,…
c. Thủy tinh

dễ bị nam châm hút
Các loại vật liệu không

d. Đá và sành sứ

bị nam châm hút.

Vỏ hộp, dây điện,

Các vật liệu và sản phẩm hàng rào, dao, nắp
được chế tạo từ thủy tinh

lọ…
Vỏ hộp nhôm, giấy


3. Các chất hỗn hợp

Bất kì các loại vật liệu bao gói, đồ đựng..
nào không cháy khác Chai lọ, đồ đựng
ngoài kim loại và thủy thủy
tinh.

tinh,

bóng

đèn…

Tất cả các loại vật liệu
khác không phân loại ở Vỏ trai, ốc, xương,
bảng này. Loại này có gạch đá, gốm…
thể chia thành hai phần:
Kích thước lớn hơn 5mm Đá cuội, cát, đất,
và loại nhỏ hơn 5mm.

tóc…

(Nguồn: Giáo trình xử lý CTR, Viện Tài Nguyên và Môi Trường 2006)

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


1.3.2. Tính chất hóa học và chuyển hóa hóa học trong CTR
Các thông tin về thành phần hóa học của các vật chất cấu tạo nên CTR đóng
vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương thức xử lý và tái sinh chất
thải.
Thành phần hóa học của CTR đô thị bao gồm chất hữu cơ, chất tro, hàm lượng
carbon cố định, nhiệt lượng.
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định
độ ẩm đem đốt ở 9500C Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi
nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 46% giá trị trung bình
53%
Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau:
Chất hữu cơ (%) = c – d/c *100
Trong đó:
c: là trọng lượng ban đầu
d: là trọng lượng mẫu CTR sau khi đốt ở 9500C. tức là các chất trơ dư hay
chất vô cơ và được tính:
Chất vô cơ (%)=100 – Chất hữu cơ (%)
Điểm nóng chảy của tro ở nhiệt độ 9500C thể tích của rác có thể giảm 95%.
Các thành phần phần trăm của C (carbon), H (hydro), N(nitơ), S(lưu huỳnh) và tro
được dùng để xác định nhiệt lượng của rác.
Hàm lượng carbon cố định
Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ các
phần vô cơ khác, không phải là carbon trong tro khi nung ở 9500C. Hàm lượng này
chiếm khoảng 5 -12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ chiếm khoảng 15 –
30%, giá trị trung bình là 20%.
Nhiệt lượng:

15



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Là giá trị nhiệt tạo thành khi đốt CTR, giá trị nhiệt được xác định theo công
thức Dulong:
Btu = 145.4C + 620 (H 1/8 O) +41S
Bảng 1.6 Giá trị nhiệt lượng của CTR các đô thị
Giá trị nhiệt lượng (KJ/Kg)

Thành phần

Khoảng giá trị

Trung bình

Thực phẩm

3489 – 6978

4652

Giấy

11630 – 1608

16747.2

Plastic

27912 – 37216


32564

Vải

15119 – 18608

17445

Cao su

20934 – 27912

23260

Da

15119 – 19771

17445

Gỗ

17445 – 19771

17445

Rác làm vườn

2326 – 18608


6512.8

Thủy tinh

116.3 – 22.6

18608

Kim loại

232.6 – 1163

697.8

Tro, bụi, gạch…

2326 - 11630

697.8

Nguồn: Giáo trình xử lý CTR, Viện Tài Nguyên và Môi Trường 2006

Bảng 1.7 Kết quả phân tích các thành phần cơ bản của CTR đô thị
Thành phần CTR

% Trọng lượng
C

H


O

N

S

Tro

Thực phẩm

48

6.4

38

2.5

0.5

5

Giấy

43.5

6

44


0.3

0.2

6

Nhựa

60

7

23

Thủy tinh

0.5

0.1

0.4

<0.1

99

Kim loại

5


0.6

4.3

0.1

90

16

10


×