Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các KCN tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN TỈNH HẬU GIANG

Ngành

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Hải Yến
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1151080278

: Mai Công Tài
Lớp: 11DMT03

TP. Hồ Chí Minh, 2015


Khoa: CNSH – TP - MT

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 01):


Mai Công Tài
MSSV: 1151080278
Lớp: 11DMT03

2.
3.

4.

5.

Ngành
: Kỹ thuật môi trường
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang.
Các dữ liệu ban đầu :
 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang.
 Báo cáo hiện trạng môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Các yêu cầu chủ yếu :
 Tổng quan các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
 Hiện trạng môi trường các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang.
 Đánh giá được hệ thống quản lý môi trường Ban quản lý KCN tỉnh Hậu Giang.
 Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang.
Kết quả tối thiểu phải có:
 Báo cáo đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của các KCN tỉnh Hậu Giang.
 Đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường tại các
khu công nghiệp Hậu Giang.
Ngày giao đề tài: 22/05/2015


Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

Ngày nộp báo cáo: 22/08/2015
TP. HCM, ngày 21 tháng 08 năm 2015.
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đồ án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang” là công trình
nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Nội dung, kết
quả trình bày trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
đồ án nào trước đây.
TP HCM, tháng 08 năm 2015
Sinh viên

Mai Công Tài


LỜI CẢM ƠN
Qua những năm học tập nhằm thực hiện ước mơ trở thành Kỹ sư Môi trường và
để đạt được ước mơ cũng như kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay em xin chân thành
cảm ơn:
- Quý Thầy Cô đã dạy em trong suốt quá trình học theo học tại Trường Đại Học
Công Nghệ TP.HCM.

- Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ Sinh Học-Thực
Phẩm-Môi Trường, các Anh Chị, Cô Chú trong Ban quản lý KCN tỉnh Hậu
Giang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
- Em xin chân thành cám ơn GVHD Th.S Vũ Hải Yến đã tận tình hướng dẫn em
thực hiện Đồ án tốt nghiệp này.
Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị cùng những ai quan
tâm đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn !
Và một lần nữa xin chân thành cám ơn sâu sắc đến bậc sinh thành, gia đình,
người thân, quý Thầy Cô và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần
cho em được hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
TP HCM, tháng 08 năm 2015
Sinh viên

Mai Công Tài


Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2.Mục đích của đề tài ............................................................................................ 3
3.Nội dung của đề tài ............................................................................................ 3
4.Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 3
5.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 4

7.Kết cấu của đề tài............................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................. 6
1.1. Những vấn đề cơ bản của môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi
trường khu công nghiệp .......................................................................................... 6
1.1.1.Quản lý môi trường (QLMT) ....................................................................... 6
1.1.1.1. Cơ sở khoa học của công tác QLMT ...................................................... 6
1.1.1.2. Công tác quản lý môi trường tại Việt Nam ............................................. 7
1.1.1.3. Tổ chức công tác quản lý môi trường tại Việt Nam................................ 8
1.1.1.4. Quản lý môi trường tại một số nước Đông Nam Á ................................. 9
1.1.1.5. Đánh giá chung về những tồn tại và thách thức đối với hệ thống quản
lý môi trường ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 14
1.1.1.6. Phân cấp quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại Việt Nam. .... 15
1.1.1.7. Một số quy định pháp luật hiện hành trong KCN ở Việt Nam ............. 18
1.2.Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang .................................... 19
1.2.1.Giới thiệu chung về các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung tại
tỉnh Hậu Giang ................................................................................................... 19
1.2.2.

Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 ............................................ 19

i


Đồ án tốt nghiệp
1.2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 20
1.2.2.2. Ngành nghề đầu tư ................................................................................ 20
1.2.2.3. Nguồn lao động ..................................................................................... 21
1.2.2.4. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật hạ tầng chính ......................................... 22
1.2.3. Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1....................................... 28
1.2.3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 28

1.2.3.2. Ngành nghề đầu tư ................................................................................ 28
1.2.3.3. Nguồn Lao động.................................................................................... 29
1.2.3.4. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật hạ tầng chính ......................................... 30
1.3.Đánh giá chung về các KCN ở Hậu Giang:.................................................. 38
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 40
2.1.Phương tiện nghiên cứu ................................................................................ 40
2.1.1.Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN ................ 40
2.1.2.Khảo sát hiên trạng môi trường tại các KCN .......................................... 40
2.2.Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 40
2.2.1.Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN ................ 40
2.2.1.1. Đối tượng khảo sát................................................................................ 40
2.2.1.2. Địa điểm khảo sát ................................................................................. 41
2.2.2.Phương pháp khảo sát ............................................................................... 42
2.2.3.Khảo sát, thu mẫu hiện trạng môi trường tại các KCN ............................ 45
2.2.3.1. Địa điểm thu mẫu .................................................................................. 45
2.2.3.2. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 48
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CỦA KCN HẬU
GIANG ................................................................................................................. 51
3.1.Công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang ............ 51
3.1.1.Giới thiệu chung về Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang .. 51
3.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hậu
Giang ............................................................................................................... 51
3.1.3.Cơ cấu tổ chức, nhân sự ............................................................................ 51

ii


Đồ án tốt nghiệp
3.1.4.Quy trình quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang ..................... 56
3.1.4.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường tại các KCN ............................... 56

3.1.4.2. Quy trình quản lý về môi trường tại KCN, CCNTT .............................. 57
3.1.5.Thực trạng quản lý môi trường các KCN tỉnh Hậu Giang........................ 59
3.1.5.1. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp
tại các KCN ........................................................................................................ 59
3.1.5.2. Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của
Ban Quản lý các khu công nghiệp ...................................................................... 59
3.1.5.3. Tình hình tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động
bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN tỉnh Hậu
Giang ............................................................................................................... 60
3.1.6.Các điểm hạn chế trong công tác quản lý môi trường của Ban quản lý ... 63
3.1.7.Công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Hậu
Giang ............................................................................................................... 65
3.1.7.1. Về nhân lực quản lý môi trường của các doanh nghiệp ....................... 65
3.1.7.2. Về chính sách môi trường của doanh nghiệp ....................................... 66
3.1.7.3. Quản lý các nguồn thải tại doanh nghiệp ............................................. 67
3.1.7.4. Công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 68
3.2.Hiện trạng môi trường của các KCN tỉnh Hậu Giang .................................. 69
3.2.1.Kết quả quan trắc môi trường không khí .................................................. 69
3.2.1.1. KCN Sông Hậu...................................................................................... 69
3.2.1.2. KCN Tân Phú Thạnh............................................................................. 70
3.2.1.3. Diễn biến chất lượng môi trường không khí qua các năm ................... 70
3.2.2.Kết quả quan trắc môi trường nướcmặt .................................................... 75
3.2.2.1.KCN Sông Hậu ....................................................................................... 75
3.2.2.2. KCN Tân Phú Thạnh............................................................................. 76
3.2.2.3 Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt qua các năm ..................... 78
3.2.3.Chất thải rắn .............................................................................................. 85
3.2.3.1. Nguồn phát sinh chất thải công nghiệp ................................................ 85

iii



Đồ án tốt nghiệp
3.2.3.2. Lượng thải và tính chất chất thải rắn công nghiệp .............................. 86
3.2.3.3.Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp .......................................... 88
3.3.Ảnh hưởng của KCN đến hộ dân xung quanh.............................................. 89
3.3.1.Về kinh tế ................................................................................................... 89
3.3.2.Về môi trường không khí ........................................................................... 90
3.3.3.Về môi trường nước mặt ............................................................................ 91
3.3.4.Về xử lý chất thải rắn ................................................................................ 93
3.3.5.Nhận thức của người dân trong việc quản lý và bảo vệ môi trường ......... 94
CHƢƠNG 4: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ...................................................................... 95
4.1.Quan điểm xây dựng giải pháp ..................................................................... 95
4.2.Các giải pháp chung ..................................................................................... 95
4.3.Giải pháp cụ thể ............................................................................................ 96
4.3.1.Các biện pháp khống chế và giảm thiểu môi trường nước ....................... 96
4.3.2.Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí ..................... 97
4.3.3.Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn ................ 98
4.3.4.Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn độ rung ............... 100
4.3.5.Biện pháp phòng chống, ứng phó sự cố cháy nổ, an toàn lao động ....... 100
4.3.6.Giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 ........... 101
4.3.6.1. Lợi ích khi áp dụng ISO 14001 ........................................................... 101
4.3.6.2. Nội dung .............................................................................................. 102
4.3.6.3. Thực hiện ............................................................................................ 102
4.3.7.Giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn. .................................................... 103
4.3.7.1. Định nghĩa SXSH ................................................................................ 103
4.3.7.2. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn. ..................................................... 104
4.3.7.3. Các biện pháp SXSH đề xuất áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp
trong KCN: ....................................................................................................... 104
4.3.7.4. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với sản xuất sạch hơn. . 106

4.3.8.Xây dựng KCN Sông Hậu, KCN Tân Phú Thạnh thành KCNST: ........... 106

iv


Đồ án tốt nghiệp
4.3.8.1. Đối với KCN Sông Hậu ...................................................................... 106
4.3.8.2. Đối với KCN Tân Phú Thạnh ............................................................. 107
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 109
5.1.Kết luận....................................................................................................... 109
Công tác quản lý môi trường tại các KCN của tỉnh Hậu Giang ...................... 109
5.2.Khó khăn, vướng mắc................................................................................. 110
5.3.Đề xuất ........................................................................................................ 110
5.4.Kiến nghị .................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC .............................................................. Error! Bookmark not defined.

v


Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT:

Bảo vệ môi trường

BYT:

Bộ y tế


BOD5 :

Nhu cầu Oxy sinh hóa trong 5 ngày

COD :

Nhu cầu Oxy hóa học

CTNH:

Chất thải nguy hại

CTR:

Chất thải rắn

HTXL:

Hệ thống xử lý

KCN:

Khu công nghiệp

KPH :

Không phát hiện

NMXLNT:


Nhà máy xử lý nước thải

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

QLMT:

Quản lý môi trường

QCVN :

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QĐ:

Quyết định

Sở TNMT:

Sở Tài nguyên môi trường

SS :

Hàm lượng cặn lơ lửng

SXSH:

Sản xuất sạch hơn.


TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

vi


Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Xếp hạng EPI các quốc gia Đông Nam Á ..................................................9
Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng đất của các doanh nghiệp trong KCN Sông Hậu ............26
Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất của các doanh nghiệp trong KCN Tân Phú Thạnh –
Giai đoạn 1 ................................................................................................................35
Bảng 2.1. Phương pháp thu mẫu ...............................................................................48
Bảng 2.2. Phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu quan trắc mẫu không khí ...........49
Bảng 2.3. Phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu quan trắc mẫu nước ...................49
Bảng 3.1. Kết quả thu và phân tích mẫu môi trường không khí tại KCN Sông Hậu69
Bảng 3.2. Kết quả thu và phân tích mẫu môi trường không khí tại KCN Tân Phú
Thạnh .........................................................................................................................70
Bảng 3.3. Diễn biến tiếng ồn của các KCN qua các năm .........................................71
Bảng 3.4. Diễn biến hàm lượng bụi của các KCN qua các năm ...............................71
Bảng 3.5. Diễn biến hàm lượng SO2 của các KCN qua các năm .............................71
Bảng 3.6. Diễn biến hàm lượng NO2 của các KCN qua các năm .............................71
Bảng 3.7. Diễn biến hàm lượng CO của các KCN qua các năm ..............................71
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại KCN Sông Hậu...............................75
Bảng3. 9. Kết quả phân tích mẫu nước tại KCN Phú Thạnh ....................................77
Bảng 3.10. Diễn biến chỉ tiêu TSS tại các sông tiếp giáp các KCN qua các năm ....78
Bảng 3.11. Diễn biến chỉ tiêu BOD tại các sông tiếp giáp các KCN qua các năm...79
Bảng 3.12. Diễn biến chỉ tiêu COD tại các sông tiếp giáp các KCN qua các năm...79
Bảng 3.13. Diễn biến chỉ tiêu dầu mỡ khoáng tại các sông tiếp giáp các KCN qua

các năm. .....................................................................................................................79
Bảng 3.14. Diễn biến chỉ tiêu Tổng Coloform tại các sông tiếp giáp các KCN qua
các năm......................................................................................................................80
Bảng 3.15. Tổng lượng chất thải rắn của các KCN từ năm 2011 đến 2014 (Đơn vị:
tấn/năm) .....................................................................................................................87

vii


Đồ án tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam .......9
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam .....16
Hình 1.3. Vị trí Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang .........................................................................................................................21
Hình 1.4. Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 ................................................22
Hình 1.5. Sơ đồ xử lý nước thải Khu công nghiệp Sông Hậu ..................................25
Hình 1.6. Vị trí Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh
Hậu Giang .................................................................................................................29
Hình 1.7. Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh .............................................................30
Hình 1.8. Quy trình xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Tân Phú Thạnh
...................................................................................................................................34
Hình 2.1. Vị trí khảo sát hộ dân xung quanh KCN Sông Hậu (được đánh dấu màu
đỏ)..............................................................................................................................41
Hình 2.2. Vị trí khảo sát hộ dân xung quanh Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh (được
đánh dấu màu đỏ) ......................................................................................................42
Hình 2.3. Vị trí thu mẫu KCN Sông Hậu ..................................................................46
Hình 2.4. Vị trí thu mẫu KCN Tân Phú Thạnh .........................................................47
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN .........................52
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty PTHT KCN ...........................53

Hình 3.3. Quy trình thủ tục môi trường trong giai đoạn tìm hiểu đầu tư của dự án .57
Hình 3.4. Quy trình thủ tục môi trường trong giai đoạn lập thủ tục và đầu tư xây
dựng của dự án ..........................................................................................................57
Hình 3.5. Quy trình thủ tục môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án..........59
Hình 3.6. Nhận lực quản lý môi trường của các doanh nghiệp ................................65
Hình 3.7. Chính sách môi trường của các doanh nghiệp ..........................................67
Hình 3.8. Tỷ lệ triển khai lớp học môi trường tại các doanh nghiệp ........................68
Hình 3.9. Độ ồn trung bình của các KCN qua các năm ............................................72
Hình 3.10. Hàm lượng bụi trung bình của các KCN qua các năm ...........................73

viii


Đồ án tốt nghiệp
Hình 3.11. Hàm lượng SO2 trung bình của các KCN qua các năm ..........................73
Hình 3.12. Hàm lượng NO2 trung bình của các KCN qua các năm .........................74
Hình 3.13. Hàm lượng CO trung bình của các KCN qua các năm ...........................74
Hình 3.14. Thông số TSS tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm ........................81
Hình 3.15. Thông số BOD tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm .......................82
Hình 3.16. Thông số COD tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm .......................82
Hình 3.17. Thông số dầu mỡ khoáng tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm.......83
Hình 3.18. Thông số coliform tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm..................83
Hình 3.19. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ năm 2011 đến 2014 tại các KCN 87
Hình 3.20. Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ năm 2011 đến 2014 tại
các KCN. ...................................................................................................................88
Hình 3.21. Ảnh hưởng về mặt kinh tế của hộ dân do hoạt động của các KCN ........90
Hình 3.22. Biểu đồ điều tra thống kê ý kiến hô dân về môi trường không khí các
KCN ..........................................................................................................................91
Hình 3.23. Biểu đồ nguồn nước cung cấp chính cho các hộ dân xung quanh KCN.92
Hình 3.24. Biểu đồ điều tra thống kê ý kiến hộ dân về môi trường nước mặt xung

quanh các KCN .........................................................................................................92
Hình 3.25. Biểu đồ điều tra thống kê ý kiến hô dân về xử lý chất thải rắn của các
KCN ..........................................................................................................................93
Hình 4.1. Sơ đồ quản lý chất thải rắn các KCN ........................................................98
Hình 4.2. Mô hình chung đề xuất xây dựng KCN thành KCNST tại tỉnh Hậu Giang
.................................................................................................................................107

ix


Đồ án tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các khu công nghiệp Việt Nam đươc ra đời vào những năm đầu thời kỳ đổi
mới, đươc đánh dấu bằng sự khởi đầu của khu chế xuất Tân Thuận (Tp Hồ Chí
Minh) năm 1991. Đến nay, hệ thống các khu công nghiệp đã bao gồm hơn 288
KCN đã được phê duyệt hoặc chấp thuận về mặt chủ trương, với tổng diện tích đạt
trên 80.809 ha và tổng vốn đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD.
Phát triển các KCN, KCX là chiến lược lâu dài của Việt Nam, và thực tế cho
thấy quá trình phát triển các KCN đã góp phần tăng trưởng GDP, thúc đẩy đầu tư
sản xuất công nghiệp xuất khẩu, phục vu các ngành kinh tế và tiêu dùng trong cả
nước, thu hút trên 2,6 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp…Tuy nhiên bên cạnh
những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi
trường sinh thái do KCN gây ra. Các loại ô nhiễm nặng nhất mà các KCN gây ra
cho môi trường phải kể đến ô nhiễm nước thải, ô nhiễm khí thải và ô nhiễm chất
thải rắn. Sự quy hoạch và vận hành các KCN mà không có sự quan tâm hoặc it quan
tâm đến môi trường đã và đang phá hủy nghiêm trọng đến môi trường của nhiều
khu vực. Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm
mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công
nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải,….đồng thời giảm chi phí

xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường
đối với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên bên cạnh
những ưu thế trên, KCN khi đươc xây dựng và đi vào hoạt động đã bộc lộ những
thách thức không nhỏ đối với môi trường.
Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm đặc biệt. Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban chấp
hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã chỉ rõ “Môi trường là
vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nôi dung cơ bản của
phát triển bền vững. tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử

1


Đồ án tốt nghiệp
hài hòa với thiên nhiên theo quy luật tự nhiên phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm
soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh
học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những
dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng. Đầu tư cho bảo
vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Để đạt được những điều đó một
trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ,
đào tạo cán bộ chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường, phải giáo dục ý thức,
trách nhiệm, đạo đức môi trường. Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo
vệ môi trường KCN, đồng thời kết hợp khoa học môi trường với nhiều ngành khoa
học thuộc lĩnh vực khoa học, kinh tế, và xã hội.
Hiện nay, tỉnh Hậu Giang đã quy hoạch và đầu tư xây dựng các Khu công
nghiệp, cụm công nghiệp tập trung (KCN,CCNTT), tạo môi trường thuận lợi để thu
hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước với quy mô diện tích 1.877,97 ha. Các khu
công nghiệp, Cụm công nghiệp được bố trí tại các vị trí thuận lợi về giao thông thủy
bộ ( Quốc lộ 1A, Sông Hậu, Cảng…); gần vùng nguyên liệu nông-thủy hải sản tập

trung, gần thị trường tiêu thụ, và có nguồn lao động dồi dào của địa phương và khu
vực.
Hậu Giang hiện có 2 khu công nghiệp (khu công nghiệp Sông Hâu - giai đoạn
1: 290,79 ha, khu công nghiệp Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1: 201,48 ha) và 5 cụm
công nghiệp tập trung (CCNTT Phú Hữu A - giai đoạn 1: 110 ha, CCNTT Phú Hữu
A – giai đoạn 2: 136,35 ha, CCNTT Phú Hữu A – giai đoạn 3: 558,41 ha, CCNTT
Đông Phú – giai đoạn 1: 229 ha, CCNTT Nhơn Nghĩa A: 351,9 ha). Đến thời điểm
31/12/2014 các KCN, CCNTT của tỉnh thu hút được 40 Nhà đầu tư thực hiện 44 dự
án với tổng mức thu hút đầu tư 47.525,42 tỷ đồng và 668,7 triệu USD, với quy mô
diện tích đăng ký khoảng 587,6ha. Các ngành nghề thu hút đầu tư vào các KCN,
CCNTT chủ yếu là: chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi; chế biến lương thực, thực
phẩm, nông sản, nước giải khát; dược phẩm; may mặc; bao bì; kho chứa; giấy; sản
xuất vật liệu xây dựng; cảng tổng hợp…

2


Đồ án tốt nghiệp
Trước tình hình đó, cần phải đề ra các biện pháp, cơ chế quản lý nhà nước về
môi trường: nội dung quản lý, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện cần phải
nghiên cứu áp dụng một cách hiệu quả và nghiêm túc. Để đáp ứng việc đánh giá
công cụ quản lý môi trường, hiệu quả do các chính sách môi trường đem lại tại các
khu công nghiệp (KCN), từ đó tìm ra những điểm ưu, khuyết điểm và hoàn thiện về
công tác quản lý môi trường các KCN điển hình trong khu vực tỉnh Hậu Giang, tôi
chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác quản lý môi trƣờng tại các KCN tỉnh Hậu Giang” để làm đồ án tốt
nghiệp. Qua đó vận dụng những nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý môi trường tại các tỉnh thành trong cả nước.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản

lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang.
3. Nội dung của đề tài
Tổng quan về các KCN tại địa bàn tỉnh Hậu Giang và công tác quản lý môi
trường.
Phân tích, đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường tại KCN Sông Hậu và
KCN Tân Phú Thạnh.
Điều tra, khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Sông Hậu
và KCN Tân Phú Thạnh.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường phù hợp với các
KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
4. Đối tƣợng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề môi trường tại KCN Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang.
Vấn đề môi trường tại KCN Tân Phú Thạnh, tỉnh Hậu Giang.
Công tác quản lý môi trường tại KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh,
tỉnh Hậu Giang.

3


Đồ án tốt nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu
Thu mẫu hiện trạng môi trường (nước mặt, không khí) tại KCN Sông Hậu và
KCN Tân Phú Thạnh.
Khảo sát ý kiến cộng đồng dân cư sống xung quanh KCN Sông Hậu và KCN
Tân Phú Thạnh.
Khảo sát thực trạng công tác tổ chức và quản lý môi trường tại các doanh
nghiệp.
- Địa điểm nghiên cứu
KCN Sông Hậu thuộc xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

KCN Tân Phú Thạnh thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh
Hậu Giang.
- Thời gian nghiên cứu
Tổng thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/6/2015 đến tháng 10/8/2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp khảo sát, điều tra và tổng hợp số liệu.
Phương pháp đánh giá, so sánh.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích.
Phương pháp chuyên gia.
Phần mềm thống kê (Microsoft Office Excel).
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài sẽ có thể khái quát được hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các
KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Nêu lên được những ưu điểm và nhược điểm
trong công tác quản lý môi trường của cán bộ môi trường của công ty trong KCN.
Qua đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường.
Đề tài cung cấp được các số liệu mới nhất về môi trường (nước mặt, không
khí) tại KCN thông qua bảng kết quả quan trắc được đo đạc định kỳ tại các KCN,
đảm bảo việc đánh giá chất lượng môi trường một cách khách quan nhất. Là cơ sở
cho các nhà quản lý trong việc QLMT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

4


Đồ án tốt nghiệp
7. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Hiện trạng quản lý môi trường khu công nghiệp Hậu Giang
Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường

Chương 5: Đề xuất và kiến nghị.

5


Đồ án tốt nghiệp
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề cơ bản của môi trƣờng và công tác quản lý nhà nƣớc về môi
trƣờng khu công nghiệp
1.1.1. Quản lý môi trường (QLMT)
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Tuy
nhiên, theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường gồm hai nôi dung chính:
quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu dân cư về
môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả
của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000) và bảo vệ sức
khỏe người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động
sản xuất.
Như vây, “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia”.
1.1.1.1. Cơ sở khoa học của công tác QLMT
 Cơ sở triết học của quản lý môi trường
Nguyên lý về tính thống nhất vật chất gắn với “ Tự nhiên – con người – xã hội
“ trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống
trên được thực hiện trong các chu trình sinh – địa – hóa của 5 thành phần cơ bản.
 Cơ sở pháp luật của quản lý môi trường
Bao gồm các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia trong lĩnh vực môi
trường. Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp các quy tắc, quy phạm quốc tế điều
chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt
hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá

quốc gia.
 Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường

6


Đồ án tốt nghiệp
Được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều
tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế như thuế, phí môi trường, cota ô nhiễm,
quy chế đóng góp bồi hoàn ( đặt cọc – hoàn trả), nhãn sinh thái,…
 Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ quản lý môi trường
Là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, pháp
luật, xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các công cụ giám sát,
quản lý các nguồn thải ( phần mềm EMVIM, CAP, GIS,…)
1.1.1.2. Công tác quản lý môi trường tại Việt Nam
Công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được gồm các điểm:
- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế
hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố
môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên
quan đến bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng
môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các
cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp

luật về bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường.
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý môi trường.
Công tác quản lý bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi quốc gia, mọi tổ

7


Đồ án tốt nghiệp
chức, cá nhân trên Thế giới vì bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của mỗi
người, chính là bảo vệ và xây dựng một môi trường phát triển bền vững.
Công tác quản lý bảo vệ môi trường là kiểm soát kiềm chế các tác nhân gây
suy thoái môi trường, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và
hiêu quả. Để quản lý bảo vệ môi trường phải xây dựng một bộ máy quản lý, hành
lang pháp lý quản lý ở mỗi lĩnh vực, thông qua các công cụ quản lý như sau:
- Giám sát môi trường và ra quyết định ( đây là công cụ đơn giản nhất )
- Luật pháp và chính sách môi trường
- Báo cáo tổng quan môi trường
- Công cụ về kinh tế của QLMT
- Truyền thông về môi trường
1.1.1.3. Tổ chức công tác quản lý môi trường tại Việt Nam
Tổ chức thực hiện công tác QLMT là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành môi
trường ở mỗi quốc gia. Các bộ phận chức năng của ngành môi trường bao gồm: bộ
phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định pháp luật dùng trong
công tác BVMT; bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá thường kỳ chất lượng môi
trường; bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ môi trường; bộ
phận nghiên cứu, giám sát việc thực hiện công tác môi trường ở các địa phương, các
cấp, các ngành. Mỗi một quốc gia có một cách riêng trong việc tổ chức thực hiện

công tác BVMT. Ở Việt Nam công tác môi trường hiện nay được thực hiện ở nhiều
cấp. Quốc hội có “Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường” tư vấn về các vấn
đề môi trường. Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Vụ Khoa học Giáo
dục Văn hóa xã hội có một cố vấn cao cấp về các vấn đề môi trường.
Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở Việt Nam
được trình bày như sau:

8


Đồ án tốt nghiệp
UBND các
tỉnh,
Thành phố

Các Sở
khác

Bộ TN&MT

Các Sở
TN&MT

Cục
BVMT

Chi cục
BVMT

Các phòng

Chức năng

Các Bộ khác

Các Sở
khác

Vụ
KHCNM
T

Các Vụ
khác

Phòng
Môi
trường

(Nguồn: Bài giảng môn quản lý môi trường – Trần Phước Cường)
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở Việt Nam
1.1.1.4. Quản lý môi trường tại một số nước Đông Nam Á
Theo báo cáo xếp hạng môi trường mới được Trung tâm nghiên cứu Môi
trường của trường Đại học Yale và Columbia của Mỹ công bố tại Diễn đàn Kinh tế
Thế giới ở Davos, trong số 9 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá, Việt Nam có chỉ
số chất lượng môi trường EPI thấp nhất (Bảng 1.1). Điều này cho thấy, chất lượng
môi trường của Việt Nam, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí là thấp nhất
trong khu vực Đông Nam Á.
Trong khu vực này, nước có chỉ số EPI xếp hạng cao nhất là Malaysia, với thứ hạng
25. Trong một năm qua, nước này đã qua mặt quốc đảo Singapore để dẫn đầu khu
vực về việc thực hiện các chính sách BVMT.

Bảng 1.1. Xếp hạng EPI các quốc gia Đông Nam Á
STT

Quốcgia

EPI

1

Malaysia

25

2

Brunei

26

3

TháiLan

34

4

Philippines

42


9


Đồ án tốt nghiệp

5

Singapore

52

6

Campuchia

59

7

Myanmar

69

8

Indonesia

74


9

ViệtNam
79
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo EPI Đại học Yale và Columbia (2012))

a. Kinh nghiệm của Singapore
Điểm đặc biệt của Singapore với cơ quan BVMT được thành lập năm 1972 là
một bộ phận độc lập, bình đẳng với các ngành kinh tế-xã hội, vì vậy tổ chức này
phản ứng nhanh với các khâu xác định nhiệm vụ ra quyết định thực thi. Đứng đầu
cơ quan BVMT là Bộ trưởng và các đơn vị trực thuộc:
Vụ chính sách và quản lý môi trường:
- Phòng kiểm soát ô nhiễm: Quy hoạch và kiểm soát ô nhiễm nước, không khí
và chất thải công nghiệp độc hại.
- Phòng nghiên cứu và quy hoạch chiến lược: Xây dựng và giám sát chính
sách, cảnh báo các vấn đề môi trường cấp bách.
- Phòng chính sách môi trường quốc tế: Xác định các chính sách quốc gia về
các vấn đề môi trường.
Vụ kỹ thuật môi trường:
- Phòng tiêu thoát nước: Bảo đảm sự hoạt động hiệu quả của hệ thống tiêu
thoát nước quốc gia.
- Phòng quản lý hệ thống cống rãnh.
- Phòng các dịch vụ kỹ thuật.
Vụ quản trị các hoạt động chung:
- Phòng nhân sự
- Trung tâm đào tạo môi trường
- Phòng hệ thống thông tin máy tính.
- Bộ phận khởi tố và phụ trách hợp đồng.
- Phòng các vấn đề quần chúng.


10


Đồ án tốt nghiệp
- Bộ phận chính sách và hệ thống.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ.
Vụ sức khỏe môi trường và cộng đồng:
- Phòng kiểm soát chất lượng thực phẩm.
- Phòng sức khỏe môi trường.
- Phòng kiểm dịch, dịch tễ.
- Phòng nghiên cứu và kiểm soát môi trường gây bệnh.
- Phòng giáo dục cộng đồng.
- Phòng quản lý hàng rong.
Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt
các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm:
- Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các
vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm
soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi
hành Đạo luật này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn
đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích
liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành
nhằm điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh
và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại
cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên.
- Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều
chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải
khác.
Tóm lại, từ mô hình quản lý môi trường đối với đô thị và khu công nghiệp của

Singapore cho thấy một đất nước với diên tích nhỏ việc quản lý môi trường dễ dàng
và đồng bộ, dân số có thu nhập cao, nhận thức được vấn đề môi trường tốt nên dễ
dàng tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, họ sẵn sàng chi trả để bảo vệ môi

11


Đồ án tốt nghiệp
trường. Với cơ quan chuyên trách về môi trường độc lập, cách tổ chức các phòng
chức năng khoa học đã đem lại một lợi ích rất lớn cho công tác BVMT.
b. Kinh nghiệm của Malaysia
Cơ quan BVMT của Malaysia là bộ khoa học, công nghệ và môi trường, trong
đó có Cục môi trường và một đơn vị tư vấn hỗ trợ là hội đồng chất lượng môi
trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường do một bộ trưởng đứng đầu, dưới
đó là 1 thứ trưởng và 1 tổng thư ký. Bộ gồm 12 đơn vị, trong đó có 4 trung tâm, 6
chức năng và 1 cục môi trường.
Cục môi trường do cục trưởng đứng đầu điều hành 5 nhóm công việc và được
phân cấp quản lý theo các bộ phận như sau:
- Phòng kiểm soát
- Phòng phát triển
- Phòng ngăn ngừa
- Phòng hành chính và tài chính
- Các văn phòng địa phương
Đảm bảo cho việc tuẩn thủ theo pháp luật, bảo vệ tính duy nhất, đa dạng, chất
lượng môi trường theo hướng duy trì sức khỏe, an ninh cho mọi người dân.
Hội đồng chất lượng môi trường là cơ quan của chính phủ thành lập ngày
12/4/1977, có trách nhiệm tư vấn cho bộ trưởng khoa hoc, công nghệ và môi trường
các vấn đề năm trong pháp luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, hội đồng còn có
trách nhiệm hướng dẫn cục môi trường trong công tác hoạch định chiến lược có
phương pháp quản lý môi trường tổng thể.

Tóm lại, đồi với mô hình quản lý của Malaysia có ưu điểm là có sự liên kết
giữa BVMT với KH, CN và môi trường. Do đó dễ áp dụng công nghệ mới vào lĩnh
vực quản lý môi trường, có thể tích hợp yếu tố môi trường vào sự phát triển kinh tếxã hội, cơ quan quản lý môi trường liên quan chặt chẽ với các ban ngành đảm bảo
tính thống nhất các chính sách, chiến lược môi trường quốc gia.
Các văn bản pháp luật chủ yếu về bảo vệ và quản lý môi trường của Malaysia:
- Luật về chất lượng môi trường năm 1986.

12


×