Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá hiện trạng xả thải ở các xưởng sản xuất trà quy mô trung bình tại địa bàn thành phố bảo lộc tỉnh lâm đồng và để xuất giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XẢ THẢI Ở CÁC XƯỞNG
SẢN XUẤT TRÀ QUY MÔ TRUNG BÌNH TẠI ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ
ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

: TRẦN THỊ NGUYỆT TRINH
MSSV : 1151080229

: 11DMT02

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XẢ THẢI Ở CÁC XƯỞNG
SẢN XUẤT TRÀ QUY MÔ TRUNG BÌNH TẠI ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ BẢO LỘC TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ
ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

: TRẦN THỊ NGUYỆT TRINH
MSSV : 1151080229


: 11DMT02

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
i


Đồ Án Tốt Nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM, chuyên ngành
Kỹ thuật Môi trường, nay em đã hoàn thành đ ồ án tốt nghiệp của mình với đề tài :
Đánh giá hiện trạng xả thải ở các xưởng sản xuất trà quy mô trung bình tại địa
bàn thành phố Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng và đề xuất giải pháp quản lý.
Em xin cam đoan:
-

Đồ án là kết quả thực hiện của riêng em. Những kết quả trong đồ án là
trung thực, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình
hình thực tiễn và dưới sự chỉ đạo khoa học của cô ThS. Lê Thị Vu Lan

-

Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng
trên các tác phẩm và các trang web theo danh mục tài liệu đồ án.

Em xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình
Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ NGUYỆT TRINH


ii


Đồ Án Tốt Nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Qua những năm học tại trường Công nghệ TP HCM. Lời đầu tiên em xin
chân thành cảm ơn cô ThS. Lê Thị Vu Lan cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Công
Nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã hết long giảng dạy, chỉ bảo, truyền
đạt nguồn kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp để em hoàn thành tốt đồ
án tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em đã có cơ h ội tiếp cận với thực
tế và vận dụng những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt tại trường để tìm hiểu và
bổ sung kinh nghiệm cho bản thân. Từ đó em có đày đủ thông tin để hoàn thành đồ
án tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình em đã t ạo mọi điều kiện học hành,
thương yêu, chăm sóc và giúp đỡ em để có thể hoàn thành đồ án.
Xin cảm ơn đến tập thể lớp 11DMT đã luôn giúp đ ỡ em trong quá trình học
tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Trong quá trình học tập thực tế và hoàn thành đồ án, do chưa có nhiều kinh
nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đồ án.
Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý thầy cô để em hoàn thiện hơn kiến
thức của mình, rút ra được bài học kinh nghiệm thực tế và áp dụng có hiệu quả hơn
trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!

iii



Đồ Án Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................1
2. Mục đích của đề tài: ..........................................................................................2
3. Nội dung:...........................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................3
6. Ý nghĩa của đề tài..............................................................................................4
7. Kết cấu của đồ án:.............................................................................................4
CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TP. BẢO LỘC.1
1.1.

Điều kiện tự nhiên. ........................................................................................1

1.1.1.

Vị trí địa lý:.............................................................................................1

1.1.2.

Đặc điểm địa hình: ..................................................................................2

1.1.3.

Đặc điểm khí hậu: ...................................................................................3

1.1.4.


Đặc điểm thủy văn: .................................................................................4

1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội: .............................................................................5

1.2.1.

Điều kiện kinh tế:....................................................................................5

1.2.1.1.

Sản xuất nông nghiệp:......................................................................5

1.2.1.2.

Sản xuất công nghiệp xây dựng: ......................................................5

1.2.1.3.

Thương mại và dịch vụ: ...................................................................6

1.2.1.4.

Điều kiện hạ tầng kĩ thuật: ...............................................................6

1.2.2.

Điều kiện xã hội:.....................................................................................8


1.2.2.1.

Dân số: .............................................................................................8

1.2.2.2.

Giáo dục - đào tạo: ..........................................................................8

1.2.2.3.

Y tế:..................................................................................................8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TRÀ (CHÈ) ............................................9
2.1.

Nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển của cây chè: ................................9

2.1.1.

Nguồn gốc:..............................................................................................9

2.1.2.

Lịch sử cây chè tại Việt Nam: ................................................................9

2.2.

Phân bố và phân loại:...................................................................................10
iv



Đồ Án Tốt Nghiệp
2.3.

Vị trí kinh tế của cây chè:............................................................................11

2.4.

Tổng quan về thị trường chè:.......................................................................12

2.4.1.

Tình hình xuất khẩu chè Việt Nam:......................................................13

2.4.2.

Tình hình tiêu thụ trên thế giới: ............................................................15

2.4.3.

Sản lượng xuất khẩu: ............................................................................15

2.4.4.

Công dụng của cây chè: ........................................................................16

2.5.

Thành phần sinh hóa và đặc điểm hình thái của cây chè: ...........................18


2.5.1

Thành phần sinh hóa:............................................................................18

2.5.2.

Nước: ....................................................................................................19

2.5.3.

Tanin: ....................................................................................................19

2.5.4.

Ancaloit:................................................................................................19

2.5.5.

Protein và axit amin: .............................................................................20

2.5.6.

Gluxit và protein: ..................................................................................20

2.5.7.

Diệp lục và các sắc tố khác gần nó: ......................................................21

2.5.8.


Dầu thơm: .............................................................................................21

2.5.9.

Vitamin: ................................................................................................21

2.5.10. Men: ......................................................................................................21
2.5.11. Chất tro: ................................................................................................22
2.6.

Đặc điểm hình thái:......................................................................................22

2.6.1

Thân và cành:........................................................................................22

2.6.2.

Mầm chè: ..............................................................................................23

2.6.3.

Búp chè: ................................................................................................25

2.6.4.

Lá chè:...................................................................................................27

CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN

XUẤT QUY MÔ TRUNG BÌNH TẠI THÀNH PHỐ BẢO LỘC...........................28
3.1.

Khảo sát chung về các hiện trạng hoạt động: ..............................................28

3.1.1.

Các hạng mục công trình trong nhà máy: .............................................28

3.1.2.

Máy móc vầ thiết bị của cơ sở: .............................................................29

3.1.3.

Nhu cầu lao động, nguyên liệu, nhiên vật liệu: ....................................29

3.2.

Cụ thể từng cơ sở sản xuất: .........................................................................30

3.2.1.

Cơ sở chế biến chè thành phẩm Bảo Tín: .............................................31

v


Đồ Án Tốt Nghiệp
3.2.2.


Cơ sở sản xuất, chế biến chè Phú Toàn: ...............................................36

3.2.3.

Nhà máy chế biến chè Ngọc Thảo:.......................................................39

3.2.4.

Nhà máy chế biến chè 1-5: ...................................................................43

3.2.5.

Nhà máy chế biến chè Hà Giang ..........................................................47

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC XƯỞNG SẢN XUẤT. ..53
4.1.

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính: .................................................53

4.1.1.

Nguồn phát sinh nước thải:...................................................................53

4.1.2.

Nguồn phát sinh khí thải:......................................................................62

4.1.3.


Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại: .....69

4.2.

Các nguồn gây ô nhiễm khác.......................................................................71

4.2.1.

Nguồn tiếng ồn và độ rung: ..................................................................71

4.2.2.

Tai nạn lao động: ..................................................................................73

4.2.3.

Tai nạn giao thông: ...............................................................................73

4.2.4.

An ninh trật tự:......................................................................................73

4.2.5.

Sự cố cháy nổ:.......................................................................................73

4.2.6.

Sự cố do sét đánh: .................................................................................74


4.2.7.

Sự cố do lưu trữ, bảo quản chất thải nguy hại: .....................................74

4.2.8.

Nguồn tác động đến hệ tài nguyên sinh vật..........................................74

4.2.9.

Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội: ...........................................74

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN XÉT CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG..75
5.1.

Phương pháp thu mẫu và phân tích một số chất ô nhiễm không khí cơ bản:..
.....................................................................................................................75

5.1.1.

Thu mẫu và phân tích bụi: ....................................................................75

5.1.2.

Thu mẫu và phân tích sulphua dioxit (SO2): ........................................75

5.1.3.

Thu mẫu và phân tích Nitơ dioxit (NO2) ..............................................77


5.1.4.

Thu mẫu và phân tích carbon monoxit (CO) ........................................78

5.1.5.

Thu mẫu và phân tích khí ozon (O3):....................................................78

5.1.6.

Thu mẫu và phân tích chì (Pd)..............................................................79

5.2.

Thu mẫu và phân tích một số chất ô nhiễm không khí trong các ngành công

nghiệp đặc thù:.......................................................................................................80
5.2.1.

Thu mẫu và xác định cacbon dioxit (CO2): ..........................................81

vi


Đồ Án Tốt Nghiệp
5.2.2.

Thu mẫu và xác định axit cromit: .........................................................81

5.2.3.


Phân tích và thu mẫu formandehyl (HCHO): .......................................81

5.2.4.

Thu mẫu và phân tích khí amoniac (NH3): ...........................................82

5.3.

Một số lưu ý khi thu mẫu và Quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng: ................82

5.3.1.

5.3.1.1.

Thu mẫu tại hiện trường:................................................................82

5.3.1.2.

Bảo quản mẫu: ...............................................................................83

5.3.2.
5.4.

Một số lưu ý khi thu mẫu và bảo quản mẫu: ........................................82

Quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng: ....................................................84

Tổng hợp kết quả: ........................................................................................84


5.4.1.

Kết quả phân tích khí:...........................................................................84

5.4.2.

Nhận xét:...............................................................................................88

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ .90
6.1.

Đề xuất biện pháp quản lý chất thải. ...........................................................90

6.1.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm phát sinh do chất thải
rắn. ......................................................................................................................90
6.1.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm phát sinh do nước thải.
............................................................................................................................91
6.1.3. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm phát sinh do không khí
............................................................................................................................92
6.1.4. Nguồn chất thải nguy hại: ........................................................................94
6.2.

Đề xuất quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải. .....95

6.2.1.

Nguồn tiếng ồn và độ rung: ..................................................................95

6.2.2.


Tai nạn lao động ...................................................................................96

6.2.3.

Tai nạn giao thông: ...............................................................................96

6.2.4.

An ninh trật tự:......................................................................................96

6.2.5.

Sự cố cháy nổ:.......................................................................................97

6.2.6.

Sự cố do sét đánh: .................................................................................97

6.2.7.

Sự cố do lưu trữ, bảo quản chất thải nguy hại: .....................................98

6.3.

Kế hoạch quan trắc môi trường. ..................................................................99

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. .........................................................100
7.1.

Kết luận: ....................................................................................................100


vii


Đồ Án Tốt Nghiệp
7.2.

Kiến nghị: ..................................................................................................100

7.3.

Tài liệu tham khảo .....................................................................................100

viii


Đồ Án Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tổ chức thương mại thế

WTO

giới
Bộ Tài nguyên Môi

BTNMT

trường
BOD


Nhu cầu oxy sinh hóa

BTCT

Bê tông cốt thép

BXD

Bộ Xây dựng

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐVT

Đơn vị tính


DO

Dầu diesel

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

ATMT


An toàn môi trường

VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

Tp

Thành phố

SX

Sản xuất

XLNT

Xử lý nước thải

ix


Đồ Án Tốt Nghiệp

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính Thành phố Bảo Lộc......................................................2

Hình 2.2: Cây chè......................................................................................................18
Hình 2.3: Các dạng tán chè .......................................................................................22
Hình 2.4: Mầm chè cắt dọc .......................................................................................24
Hình 2.5: Búp chè .....................................................................................................26
Hình 3.1: trà Bảo Tín ................................................................................................35
Hình 3.2 :Trà Ngọc Thảo ..........................................................................................40

x


Đồ Án Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình tại TP. Bảo Lộc năm 2012 ....................................3
Bảng1.3: Kết quả quan trắc độ ẩm tại trạm Bảo Lộc năm 2012 .................................4
Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình của thành phố Bảo Lộc năm 2012 ............3
Bảng 2-1: Diện tích và sản lượng trà trên cả nước qua các năm ..............................12
Bảng 2.2:Xuất khẩu chè Việt Nam phân theo sản phẩm ..........................................13
Bảng 2.4: Một số thị trường xuất khẩu chè trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2013
...................................................................................................................................16
Bảng 3.1: Các hạng mục công trình ..........................................................................33
Bảng 3.2: Máy móc, thiết bị sử dụng ở cơ sở ...........................................................33
Bảng 3.3: Các hạng mục công trình ..........................................................................37
Bảng 3.4: Máy móc, thiết bị sử dụng ở cơ sở ...........................................................37
Bảng 3.5: Các hạng mục công trình ..........................................................................41
Bảng 3.6: Máy móc, thiết bị sử dụng ở cơ sở ...........................................................41
Bảng 3.7: Các hạng mục công trình ..........................................................................44
Bảng 3.8: Máy móc, thiết bị sử dụng ở cơ sở ...........................................................45
Bảng 3.9: Các hạng mục công trình ..........................................................................49
Bảng 3.10: Máy móc, thiết bị sử dụng ở cơ sở .........................................................49

Bảng 4.1 : Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại nhà
máy chè thành phẩm Bảo Tín- thành phố Bảo Lộc...................................................53
Bảng 4.2 : ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chung .....................54
Bảng 4.3 : Thành phần nước mưa: ............................................................................55
Bảng 4.4 : Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn. ..........................56
Bảng 4.5 : Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại nhà
máy chè 1-5- thành phố Bảo Lộc. .............................................................................56
Bảng 4.6 : ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chung .....................57
Bảng 4.7 : Thành phần nước mưa: ............................................................................58
Bảng 4.8: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn. ...........................59
Bảng 4.9 : Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại nhà
máy chè Hà Giang- thành phố Bảo Lộc. ...................................................................59
Bảng 4.10 : ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chung ...................60
xi


Đồ Án Tốt Nghiệp
Bảng 4.11 : Thành phần nước mưa: ..........................................................................61
Bảng 4.12: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn. .........................62
Biều đồ 4.1: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.............62
Bảng 4.13: Hệ số ô nhiễm của xe ô tô (kg/1000 lít xăng).........................................63
Bảng 4.14: Tải lượng ô nhiễm của xe ô tô khi chạy được 1000km ..........................63
Bảng 4.15: Hệ số ô nhiễm theo tải trong xe..............................................................64
Bảng 4.16: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện ......................66
Bảng 4.17: Nồng độ khí thải của máy phát điện.......................................................67
Bảng 4.18: Kết quả đo đạc, phân tích không khí nhà máy chế biến chè 1-5 ............67
Bảng 4.19: Kết quả đo đạc, phân tích không khí nhà máy chế biến chè Hà Giang..68
Bảng 4.20 : Kết quả đo đạc, phân tích không khí xưởng chế biến chè Ngọc Thảo..68
Bảng 4.21: Kết quả đo đạc, phân tích không khí xưởng chế biến chè Phú Toàn .....68
Bảng 4.22: Kết quả đo đạc, phân tích không khí xưởng chế biến chè Bảo Tín........69

Biểu đồ 4.2 : so sánh mức độ ô nhiễm không khí tại các xưởng, nhà máy chế biến:
...................................................................................................................................69
Bảng 4.23 : Khối lượng các loại chất thải nguy hại tại nhà máy ..............................71
Bảng 4.24 : Mức độ tác động của tiếng ồn. ..............................................................72
Bảng 4.25 : Mức độ của phương tiện giao thông......................................................72
Bảng 5.1: Kết quả đo đạc, phân tích không khí nhà máy chế biến chè 1-5 ..............85
Bảng 5.2: Kết quả đo đạc, phân tích không khí nhà máy chế biến chè Hà Giang....85
Bảng 5.3: Kết quả đo đạc, phân tích không khí xưởng chế biến chè Ngọc Thảo.....86
Bảng 5.4: Kết quả đo đạc, phân tích không khí xưởng chế biến chè Phú Toàn .......87
Bảng 5.5: Kết quả đo đạc, phân tích không khí xưởng chế biến chè Bảo Tín..........87

xii


Đồ Án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam là một nước nông nghiệp, chính vì vậy các nghành nông nghiệp
được chú trọng và là nghành trà là một trong số đó. Việt Nam có nhiều vùng chè nổi
tiếng chất lượng cao như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc
(Lâm Đồng). Sản phẩm chè của Việt Nam đã đư ợc xuất khẩu sang 105 quốc gia và
vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 về sản lượng và xuất khẩu trên thế giới.
Lâm Đồng là dải đất cuối cùng ở Nam Tây Nguyên, nơi người Pháp trồng
chè trên diện rộng. Cho đến thập niên 30 của thế kỷ trước tại B’Lao đã có 2.170ha,
điều ấy có nghĩa là ngh ề chè tại đây đã có b ề dày 80 năm… Cùng với sự phát triển
của Việt Nam nói chung ngành trà tại Lâm Đồng cũng đã có nhi ều sự bứt phá vượt
bậc mà trong đó Bảo Lộc là một thành phố có ngành trà vô cùng phát triển.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của ngành trà thì vấn đề
môi trường được đặt ra như một vấn đề nhức nhối. Các xưởng chế biến mọc lên

nhiều nhưng lại không đảm bảo các vấn đề về môi trường, việc xả thải đang đe dọa
đến con người và môi trường.
Ô nhiễm môi trường do ngành trà gây ra vẫn liên tục tăng nhất là ô nhiễm
không khí. Do đó, đề tài “Đánh giá mức độ xả thải tại các xưởng sản xuất trà
công suất trung bình và đề xuất hướng giải quyết là việc cần thiết”được thực
hiện nhằm đề ra các hướng giải quyết tốt hơn, đảm bảo vấn đề môi trường và hướng
tới phát triển bền vững. Đề tài được thực hiện lần đầu nên sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong quý thầy cô và các bạn đọc bổ sung, góp ý để bài báo
cáo được tốt hơn.

1


Đồ Án Tốt Nghiệp
2. Mục đích của đề tài:
Từ tính cấp thiết đã nêu trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giảm
thiểu ô nhiễm do hoạt dộng của các nhà máy sản xuất, chế biến trà tại thành phố
Bảo Lộc.. Đánh giá được các mức độ xả thải tại các xưởng chế biên trà mà đề
tài nghiên cứu từ đó đánh giá chung mức độ xả thải tại thành phố Bảo Lộc, đề
xuất ra các biện pháp quản lý, khắc phục và đưa ra hướng giải quyết tốt hơn
nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
3. Nội dung:
-

Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đồng thời xác
định rõ nội dung chính của đề tài cần nghiên cứu.

-

Thu thập, xử lý và tổng hợp các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự

nhiên cũng như kinh t ế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu cụ thể
hiện trạng sản xuất của các nhà máy và các yếu tố ảnh hưởng.

-

Tiến hành thu thập kết quả phân tích và đánh giá các mẫu nước và không
khí tại các xưởng, các nhà máy chế biến.

-

Phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải)
làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiên môi trường.

4. Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp luận:
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, cấc dữ liệu môi trường cơ sở phải
được nghiên cứu, thu thập chính xác và khách quan. Từ đó, đề xuất phương án thực
hiện cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động của nhà máy sản
xuất trà gây ra. Với sự hoạt động và phát triển không ngừng của các nhà máy sản
xuất trà tại địa phương là tiền đề cho sự phát sinh các nguồn chất thải gây ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường, đặc biệt là khí thải, nên được quản lý một cách chặt
chẽ và lâu dài.
*Phương pháp cụ thể:
 Phương pháp thu thập số liệu
Ngoài nội dung khảo sát được, em đã thu thập tham khảo các đề án bảo vệ môi
trường, các báo cáo giám sát định kỳ của các cơ sở sản xuât trà, công tác quản lý

2



Đồ Án Tốt Nghiệp
Phòng Tài nguyên Môi trư ờng thành phố Bảo Lộc, các sô liệu quan trắc của trung
tâm quan trắc tỉnh Lâm Đồng để có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn cho công tác
đánh giá hiện trạng quản lý các cơ sơ s ản xuât trà ở TP. Bảo Lộc.
Tham khảo tài liệu về hiên trạng sản xuât trà của các tỉnh thành có thế mạnh về
trà; các nghiên cứu về hiên trạng môi trường tại các làng nghềtừ các báo cáo khoa
học, báo cáo luận văn có trước và thu thập tài liệu liên quan từ các môn học, các tài
liệu trên internet; các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của
thành phố được cung cấp từ phòng Tài nguyên và Môi trư ờng TP. Bảo Lộc…
Từ bước đã có những số liệu và những gì được chứng kiến trong quá trình khảo
sát thực tế, phỏng vấn cán bộ quản lý kết hợp với kiến thức chuyên ngành của mình,
em đã tổng hợp, đưa ra nhận xét và đánh giá khách quan, từ đó đề xuất các biện
pháp khắc phục ở TP. Bảo Lộc.
 Phương pháp khảo sát thực tế:
Đi thực tế tại các cơ sơ sản xuất để tìm hiểu quy trình sản xuât trà, tì m hiểu
trong các công đoạn sản xuât phát sinh nhưng loại chất thải gì? Công tác thu gom,
vận chuyển, lưu trữ trà, chất thải phát sinh và thông số liên quan.
 Phương pháp phân tích đánh giá:
Dựa vào dữ liệu thu thập được tham khảo ý kiến của cán bộ, công nhân viên
phòng tài nguyên môi trường thành phố Bảo Lộc để phân tích, đánh giá công tác thu
gom, xư lý chất thải của các cơ sơ sản xuât trà hiện tại của thành phố.
 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia:
Trong suốt quá trình làm báo cáo, em thường xuyên tham khảo ý kiến của các
chuyên gia trong ngành và các cán bộ hướng dẫn. Đặc biệt là sau bài báo cáo, bằng
những kiến thức chuyên ngành, nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia đã đóng góp
những ý kiến quý báu giúp cho bài báo cáo được tốt hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu :
*Phạm vi nội dung:
Đánh giá mức độ xả thải tại các xưởng sản xuất trà công suất trung bình tại
thành phố Bảo Lộc và đề xuất hướng giải quyết.

*Phạm vi không gian:

3


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện tại địa bàn thành phố Bảo Lộc – tỉnh
Lâm Đồng.
*Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 7 năm 2015.
6. Ý nghĩa c ủa đề tài.
*Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác xử lý chất thải
và quản lý hệ thống xử lý của các xưởng sản xuất trà tại địa bàn thành phố Bảo Lộc.
Đề tài còn cung cấp thực tiễn cho các nhà quản lý môi trường địa phương có cái
nhìn khái quát hơn về thực trạng của các xưởng trà đã và đang hoạt động.
*Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đưa ra các giải pháp nhằm:
-

Đưa ra các kế hoạch quản lý các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt
động của các xưởng chế biến trà đặc biệt là khí thải.

-

Đề xuất quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải.

-

Lập ra các kế hoạch ứng phó với các sự cố môi trường.


-

Lập kế hoạch quan trắc môi trường đối với từng xưởng sản xuất.

7. Kết cấu của đồ án:
Ngoài chương Mở đầu và Kết luận – kiến nghị, đề tài bao gồm 6 chương:
 CHƯƠNG 1: Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tp. Bảo lộc.
 CHƯƠNG 2: Tổng quan về ngành trà
 CHƯƠNG 3: Khảo sát hiện trạng sản xuất trà tại các cơ sở sản xuất
quy mô trung bình tại thành phố Bảo Lộc.
 CHƯƠNG 4: Hiện trạng môi trường tại các xưởng sản xuất.
 CHƯƠNG 5: Phân tích và nhận xét các thông số môi trường
 CHƯƠNG 6: Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý

4


Đồ Án Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TP. BẢO LỘC.
1.1.

Điều kiện tự nhiên.

1.1.1. Vị trí địa lý:
Bảo Lộc là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm
1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và
huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt

khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách Thành phố
Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 100 km. Tháng 3/2009, Bảo Lộc được công nhận
là đô thị loại III thuộc tỉnh vào ngày 8/4/201 0, Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập
Thành phố Bảo Lộc.
Diện tích của Bảo Lộc là 23,256 ha, chiếm 2,38% diện tích của toàn tỉnh
Lâm Đồng.
-Phía Nam, Phía Bắc và phía Đông giáp với huyện Bảo Lâm.
-Phía Tây giáp với huyện Đạ Huoai.
-Tổng diện tích tự nhiên toàn Thành phố 23.256 ha, chỉ chiếm 2,38% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số của Bảo Lộc chủ yếu là người kinh với 153.000
người/ 33.045 hộ; có 745 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2,33% dân số.
Thành phố Bảo Lộc có 11 đơn vị hành chính: 6 phường ( I, II, B’lao, Lộc
Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến ) và 5 xã (Lộc Châu, Lộc Nga, Lộc Thanh, Đam’Bri, Đại
Lào).
Bảo Lộc nằm trên quốc lộ 20 và quốc lộ 55, là cầu nối quan trọng trong mở
rộng mối giao lưu giữa Lâm Đồng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với một
lợ i thế to lớn như vậy, Bảo Lộc hiện nay được phát triển một nền kinh tế với Công
nghiệp – Dịch vụ và Nông nghiệp.
Chúng ta sẽ thấy được địa giới hành chính của Thành phố Bảo Lộc qua bản
đồ hành chính sau đây.

1


Đồ Án Tốt Nghiệp

Hình 1.1: Bản đồ hành chính Thành phố Bảo Lộc
1.1.2. Đặc điểm địa hình:
Địa hình thành phố Bảo Lộc có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung
2ong.

Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao
gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển). Diện tích k hoảng
2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn Thành phố.
Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan bị chia cắt tạo nên các ngọn đồi dốc có đỉnh
tương đối bằng với độ cao từ 800 đến 850 m. Độ dốc sườn đồi lớn dễ bị xói mòn,
dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tíc h toàn thành phố, là địa bàn sản xuất
cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.
Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng
diện tích toàn thành phố. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước
sau các trận mưa lớn, nhưng sa u đó nước rút nhanh do đó thích hợp với phát triển
cây cà phê và chè nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.

2


Đồ Án Tốt Nghiệp
1.1.3. Đặc điểm khí hậu:
Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở nhiệt độ cao trên 800 m và
tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo. Trong năm có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến hết
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25oC, thời tiết ôn hòa mát mẻ
quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kì năm.
Nhiệt độ không khí:
 Nhiệt độ trung bình cả năm 2012 là 22,4oC
 Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 khoảng 21 oC
 Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 khoảng 23,3 oC
 Biên độ nhiệt trung bình giữa ngày và đêm là 6 oC
Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình của thành phố Bảo Lộc năm 2012

Nhiệt độ Tháng
(%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Ttb

21,0 22,0 22,7 23,1 23,3 22,4 22,7 22,7 22,0 22,4 22,5 22,0


Nắng và bức xạ : Số giờ nắng trung bình 1,680 giờ/năm, bình quân 4,6
giờ/ngày (tháng mùa mưa: 2 – 3 giờ/ngày, các tháng mùa khô: 6 – 7 giờ/ngày), mùa
khô nhiều nắng nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo nên các nét đặc trưng độc đáo.
Chế độ mưa : Thành phố Bảo Lộc thường có mùa mưa ké o dài từ tháng 4
đến tháng 11, lượng mưa năm 2012 là 2909,5 mm; mưa nhiều và mưa tập trung từ
tháng 8 đến tháng 10.
Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình tại TP. Bảo Lộc năm 2012
Cả
năm
(mm)

Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

2906,5 126 89,3 195,8 264 207,3 443,6 355,7 281,2 525 159,1 248,7 10,8

3


Đồ Án Tốt Nghiệp
Độ ẩm không khí : Độ ẩm tương đối dao động trong khoảng từ 81% - 93%,
trung bình hằng tháng trong năm là 85,14% nằm trong ngưỡng dễ chịu, thuận lợi
cho phát triển du lịch.
Bảng 1.3: Kết quả quan trắc độ ẩm tại trạm Bảo Lộc năm 2012
Độ
ẩm
(%)
Utb

Tháng
1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

81

80

79

83

89

91

90


89

91

85

85

78

Gió và hướng gió : Gió chủ đạo theo hai hướng chính:
-

Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4

-

Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9

Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên
nhưng nét đặc trưng riêng cho vùng đất Bảo Lộc.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn:
Hệ thống thủy văn bao gồm:
Hệ thống 4ong DaR’Nga: Phân bố ở phía Đông TP. Bảo Lộc, là ranh giới giữa
thành phố và huyện Bảo Lâm, các phụ lưu lớn của 4ong DaR’Nga trong TP. Bảo
Lộc gồm có: suối DaSra Drong, suối DaM’Drong, suối DaBrian. Các suối này có
nước quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống suối Đại Bình : phân bố chủ yếu ở phía Nam quốc lộ 20, bắt nguồn từ
dãy núi cao ở phía Nam và Tây Bảo Lộc. Các phụ lưu gồm: suối DaLab, suối Tân

Hồ, suối Đại Bình có lượng nước phong phú, sử dụng làm nguồn nước tưới ổn định
cho thung 4ong Đại Bình.
Hệ thống suối ĐamB’ri: Là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập
trung ở xã ĐamB’ri, phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa. Suối
ĐamB’ri có nhiều ghềnh thác, trong đó có thác ĐamB’ri là cảnh quan có giá trị rất
lớn về du lịch.

4


Đồ Án Tốt Nghiệp
Nước ngầm: Nhìn chung trữ lượng nước ngầm ở khu vực Bảo Lộc tương đối
khá, chất lượng nước tương đối tốt có thể phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp.
1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

1.2.1. Điều kiện kinh tế:
1.2.1.1.

Sản xuất nông nghiệp:

Khác với Đà Lạt, Bảo Lộc được khai thác mạnh về nông nghiệp, công
nghiệp. Nhiều nông trang đồn điền đã được các tập đoàn người Pháp lập nên từ
những năm 1930 – 1940 để trồng chè, cà phê,… Về sau, nhân dân phát triển trồng
cây dâu tằm, cây ăn quả.
Cây chè: có một lịch sử khá lâu đời tại Bảo Lộc (trên 50 năm) đã khẳng định
ưu thế tuyệt đối mặc dù có những bư ớc thăng trầm nhất định do nhiều yếu tố khác
nhau. Cho đến nay, cây chè Bảo Lộc vẫn tiếp tục phát triển về diện tích và sản

lượng. Ở Bảo Lộc đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá cao, gắn
được sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, đ áp ứng thị hiếu người tiêu
5ong trong nước và nước ngoài. Cây chè gần như chiếm vị trí độc quyền ở các tỉnh
phía Nam.
Cà phê: Bảo Lộc có 6,144 ha cà phê với sản lượng 8,478 tấn cà phê nhân,
giữ vị trí thứ 4 sau Di Linh, Lâm Hà và Bảo Lâm. Đây là cây có giá trị xuất khẩu
cao, rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Bảo Lộc.
Cây dâu: Bảo Lộc là địa phương có điều kiện đưa ngành dâu tằm trở thành
nghành kinh tế – kĩ thuật mũi nhọn, có quy mô lớn, khép kín từ khâu nuôi tằm đến
ươm tơ, dệt lụa. Hiện nay được sự đầu tư của Trung ương và địa phương, Liên hiệp
Dâu tằm tơ Việt Nam là trung tâm thu hút vốn đầu tư kỹ thuật đã hình thành hệ
thống công nghiệp cũng như kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh.
Cây ăn quả: cũng rất thích hợp và đem lại hiệu quả cao nhờ có đặc đ iểm là
cho sản phẩm trái mùa với các tỉnh phía Nam. Đó là sầu riêng, chôm chôm, mít tố
nữ, bơ,…
1.2.1.2.

Sản xuất công nghiệp xây dựng:

Bảo Lộc chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng, bao gồm

5


Đồ Án Tốt Nghiệp
các nghành chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc… Các nhà máy, xí nghiệp tập
trung ở các Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Phường II và khu vực xã Đại Lào .
Bảo Lộc là thủ phủ của ngành Dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm,
ươm tơ diệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu…
Bảo Lộc có tiềm năng lớn về phát triển nghành khai thác và chế biến khoáng

sản. Tại đây có trữ lượng lớn bôxít và cao lanh, trong đó bôxít có khoảng 378 triệu
tấn với trữ lượng loại C1( có hàm lượng AL 2O3 = 44,69%; SiO2 = 6,7%) là 209 triệu
tấn.
1.2.1.3.

Thương mại và dịch vụ:

Bảo Lộc có khí hậu quanh năm mát mẻ, không quá lạnh, cũng không quá
nóng, nhiệt độ trung bình 22 – 240C. Bảo Lộc có lượng mưa khá lớn (2,762mm),
không có tháng nào không có mưa. Biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá lớn trung
bình là 10,30C.
Bảo Lộc có nhiều thắng cảnh đẹp như đèo Bảo Lộc, thác ĐamB’ri, hồ Nam
Phương, suối Đá Bàn, núi Đại Bình (S’Pung)…cùng với những đồi trà những cánh
đồng dâu thoai thoải xanh mượt mà làm cho Bảo Lộc càng thêm xinh tươi, trù phú
là tiềm năng lớn để phát triển nghành du lịch. Hàng năm n gành du lịch thành phố
thu hút từ 250 – 300 ngàn lượt khách, doanh thu từ 7 – 8,5 tỷ đồng. Cùng với du
lịch, nghành thương mại – dịch vụ cũng góp phần quan trọng vào nền kinh tế của
thành phố. Là đầu mối có vai trò cung cấp các loại vật tư, hàng hóa phục v ụ sản
xuất và đời sống cho hàng chục vạn dân khu vực phía nam Lâm Đồng, nghành dịch
vụ – thương mại của thành phố chiếm 30% tổng thu nhập của ngành Thương mại –
dịch vụ tỉnh Lâm Đồng.
1.2.1.4.

Điều kiện hạ tầng kĩ thuật:

Giao thông vận tải: Giao thông thuận lợi có quốc lộ 20 đi Đà Lạt và thành
phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông nội bộ trong toàn khu
vực thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, mặt đường rộng và đã
được bê 6ong hoá. Trong tương lai khu công nghiệp khai thác chế biến quặng mỏ
bôxít Tân Rai đi vào hoạt động thì sân bay Lộc Phát có thể được khôi phục nâng


6


Đồ Án Tốt Nghiệp
cấp mở rộng rất tiện lợi cho giao lưu giữa các vùng, rút ngắn thời gian đi lại của lữ
khách.
Ngoài ra các tuyến đường trong thành phố được nối tiếp mở rộng vào các
khu du lịch, các danh lam thắng cảnh, các khu sản xuất…rất thuận lợi cho việc đi
lại, giao lưu, trao đổi buôn bán.
Xây dựng cơ bản
Các công trình trọng điểm trên địa bàn đang được đẩy nhanh tốc độ thi công
để hoàn thành kế hoạch vốn, các dự án đã bố trí năm 2015, nhất là các công trình
đường giao thông. Trong quý I năm 2015, thành phố đã quản lý quy hoạch, thực
hiện quy hoạch, cấp phép xây dựng và trật tự xây dựng trên địa bàn, kết quả cụ thể
như sau:
Thẩm định và phê duyệt 01 đồ án quy hoạch chi tiết: Điều chỉnh cục bộ khu
dân cư khu phố 7, phường Lộc Phát.
Cấp 67 giấy phép xây dựng cho các tổ chức và cá nhân.
Rà xoát và xây dựng danh mục đầu tư về kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo hoàn
thành các tiêu chuẩn đô thị loại III và tiếp cận tiêu chuẩn đô thị loại II.
Ngành bưu chính - viễn thông
Phát triển mạnh phục vụ cho thông tin liên lạc trực tiếp trong và ngoài nước
phủ 7ong rộng khắp trong địa bàn thị xã xuống đến các phường, xã, điểm dân cư, cơ
quan, trường học, bệnh viện…
Ngành phát thanh – truyền hình
Không ngừng lớn mạnh, toàn thị xã có 1 đài truyền hình và 9 đài phát thanh ở
các xã phường.
Văn hóa thể thao
Về lĩnh vực họat động văn hóa – văn nghệ trong năm 2015, trên địa bàn diễn

ra nhiều họat động sôi nổi. Ngành văn hóa thông tin thành phố đã tổ chức tốt côn g
tác thông tin tuyên truyền, cổ động trực quan, tổ chức các họat động văn nghệ, thể
dục thể thao chào mừng các ngày kỷ niệm lễ lớn như: 85 năm thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015), lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng Bảo Lộc

7


Đồ Án Tốt Nghiệp
(28/3/1975-28/3/2015), 5 năm thành lập thành phố và lễ đón nhận huân chương lao
động hạng nhất ngày 28/3 tại quảng trường thành phố.
Phát động hưởng ứng thành công ngày môi trường nước thế giới 21/3 ngày chạy
Olympic toàn dân 22/3 và hưởng ứng giờ trái đất lúc 20h ngày 28/3/2015.
1.2.2. Điều kiện xã hội:
1.2.2.1.

Dân số:

Tổng dân số tạm tính đến thời điểm 2014 là: 159.168 người. Trong đó nam:
75.597 người, tỷ lệ: 50,01%; nữ: 75.571 người, tỷ lệ: 49,99%. Dân số ở thành thị (6
phường): 94.181 người, tỷ lệ: 62,3%; ở nông thôn: 56.987 người, tỷ lệ : 37,7%.
Bảo Lộc là thành phố có mật độ dân số cao nhất tỉnh, phân bố không đều
giữa các phường xã, trong đó cao nhất là Phường I (2.929 người/km 2) và thấp nhất
xã Đại Lào (200 người/km 2).
Theo UBND TP. Bảo Lộc, với sự phát triển về mọi mặt thì đô thị Bảo Lộc sẽ
đón đầu tốt sự gia tăng dân số (cả tự nhiên lẫn cơ học) trong những thập niên tới
cũng như sự phát triển về kinh tế - xã hội khi Bảo Lộc trở thành “ trung tâm tỉnh
lỵ”, một đô thị công nghiệp và là trung tâm dịch vụ thương mại khu vực nam Lâm
Đồng.
1.2.2.2.


Giáo dục - đào tạo:

Toàn thành phố hiện có 74 cơ sở giáo dục từ hệ mầm non đến cao đẳng.
Thành phố đang tập trung triển khai các dự án xây dựng trường Đại học Tôn Đức
Thắng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố và khu vực. Sự nghiệp giáo
dục đã được tăng cường cả về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. Tổng số học
sinh trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng, trên 100% mẫu giáo, 100% tiểu học,
95% trung học cơ sở, 75 – 80% trung học phổ thông.
1.2.2.3.

Y tế:

Ngành y đã có nhiều cố gắng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân
kịp thời ngăn chăn khống chế không dễ dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Bệnh viện II
Lâm Đồng được nâng cấp mở rộng đầu tư trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ được nâng
cao trình độ chuyên môn và y đức đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho n gười dân
địa phương.

8


×