Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TL tình huống nâng lương trước hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.93 KB, 13 trang )

Phần I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn để tài
Trong xã hội bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào từ sản xuất thương mại hay
dịch vu, khu vực Nhà nước hay khu vực tư nhân muốn tồn tại và phát triển đều
phải có yếu tố lao động, trong khu vực Nhà nước là công chức viên chức. Song
song với lao động là tiền lương, là khoản bù đắp những hao phí mà người lao
động đã bỏ ra để tạo ra những sản phẩm phuc vu nhu cầu của xã hội, đường lối,
chủ trương chính sách của đảng, luật pháp của Nhà nước trong khu vực Nhà
nước. Do vậy, để thúc đẩy năng suất và chất lượng lao động thì cần phải có
chính sách tiền lương phù hợp với điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc
biệt là chất lượng của các văn bản của nhà nước - yếu tố quyết định sự phát triển
của xã hội.
Quyết định quản lý hành chính (QĐQLHC) là sự thể hiện ý chí quyền lực
đơn phương có tính bắt buộc của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN). Các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi ban hành các quyết định quản lý hành
chính đều phải dựa trên cơ sở văn bản luật và nhằm thực hiện luật theo một trình
tự và hình thức văn bản nhất định mà pháp luật đã quy định. Muc đích là nhằm
định ra các chính sách, đặt ra hoặc sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành
chính hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính
cu thể, thực hiện quyền hành pháp của CQHCNN.
Mọi QĐQLHC đều phải thỏa mãn yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp
lý, QĐQLHC chỉ có thể hợp lý khi nó hợp pháp, tính hợp lý càng cao thì tính
khả thi càng cao và điều đó quyết định đến hiệu quả thể hiện ý chí quyền lực của
CQHCNN đối với khách thể quản lý.
Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn là một loại QĐQLHC thể hiện
chính sách tiền lương của nhà nước đối với cá nhân người lao động làm việc
trong các cơ quan nhà nước theo ngạch - bậc công chức, viên chức mà nhà nước
đã quy định.
Một quyết định lương thỏa mãn tính hợp pháp và hợp lý sẽ là động lực
không nhỏ cho sự cống hiến và khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả



và năng suất lao động; đồng thời thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ, bên cạnh đó
tạo ảnh hưởng tích cực cho các cá nhân khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị. Tuy
nhiên trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau vẫn có những quyết định lương
không hợp lý làm thiệt hại đến quyền lợi cá nhân người lao động, ảnh hưởng đến
tinh thần và thái độ công tác của họ dẫn đến giảm hiệu quả công việc. Để nâng
cao nhận thức về công tác tiền lương cũng như vận dung kiến thức quản lý nhà
nước tại lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K4A-2014 tại trường Đào tạo cán bộ
Lê Hồng Phong em xin mạnh dạn để xuất tình huống “Giải quyết việc nâng bậc
lương trước thời hạncủa ông Nguyễn Văn Quynh làm việc tại Văn phòng
HĐND-UBND huyện Mỹ Đức - TP. Hà Nội ”.
Sau thời gian học tập, nghiên cứu chương trình Bồi dưỡng kiến thức về
Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, tôi vận dung các kiến thức đã được
tiếp thu nhằm xử lý tình huống nêu trên. Tuy nhiên do khả năng còn nhiều hạn
chế nên trong tập tiểu luận này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, tôi thành thật
mong rằng sẽ được các thầy cô chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích về
phương pháp diễn giải, lý luận, cách đặt và giải quyết vấn đề, qua đó giúp tôi
hoàn thiện kiến thức và nâng cao khả năng áp dung kiến thức vào thực tiễn công
tác của bản thân.
Xin chân thành cảm ơn.
1. 2 - Mục tiêu nghiên cứu
- Nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn công quản lý nhà nước trong
lĩnh vực tiền lương.
- Mô tả, xây dựng tình huống phù hợp với yêu cầu của chương trình học.
- Đề xuất các phương án giải quyết các vướng mắc xẩy ra trong quá trình
giải quyết đơn thư.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và cách xử lý tình huống phát
sinh trong quá trình công tác.
1.3 - Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu



- Tài liệu sơ cấp:
+ Trực tiếp hỏi, phỏng vấn những người có liên quan đến vụ việc để
hiểu được tình hình và xây dựng lên tình huống.
+ Phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để tìm ra
phương án giải quyết công việc tối ưu nhất.
- Tài liệu thứ cấp:
+ Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến vu việc nghiên cứu.
+ Nghiên cứu các đề tài đã từng nghiên cứu về vu việc tương tự để tham
khảo các phương án giải quyết vu việc.
1.3.2 Phương pháp áp dụng các kỹ năng làm việc
Vận dung những kiến thức kỹ năng giải quyết công việc được học trong
quá trình đào tạo để xây dựng, phân tích, xử lý tình huống hiệu quả tốt nhất,
những kỹ năng như: Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng phân tích tình
huống, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng quản lý thời gian …
1.4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng có liên quan đến vu việc giải quyết đơn thư: Người viết
đơn, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Tập trung vào xây dựng tình huống vi phạm trong lĩnh vực tiền lương từ
đó đề ra các phương án giải quyết hiệu quả
- Về không gian: UBND huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
1.5 - Bố cục tiểu luận
Phần 1: Xây dựng, mô tả tình huống.
Phần 2: Xác định muc tiêu xử lý tình huống.
Phần 3: Phân tích tình huống.

Phần 4: Xây dựng, phân tích, lựa chọn phương án giải quyết.
Phần 5: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn.


PHẦN I
Mô tả tình huống
Ông Nguyễn Văn A là một chuyên viên, hiện đang công tác tại Văn phòng
HĐND&UBND huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, ông là người có năng lực
thực sự, nhiều năm liền được Chủ tịch UBND huyện khen thưởng với danh hiệu
“Lao động tiên tiến” và 02 năm liền (2006, 2007) được Chủ tịch UBND tỉnh
khen thưởng với danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. Ông A hiện đang hưởng
lương ngạch chuyên viên, bậc 5/9, hệ số 3,66 kể từ ngày 01/2/2006.
Ngày 01/3/2008, ông A được Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện và
ông Trưởng phòng Nội vu đề nghị Hội đồng nâng lương trước thời hạn xem xét
cho nâng bậc lương trước thời hạn là 12 tháng; đồng thời, cũng trong thời gian
đó còn có 05 người khác là cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn của
huyện cũng được đề nghị xem xét nâng bậc lương trước thời hạn (Trong số đó
có 02 người mới tham gia công tác, hiện đang hưởng lương ngạch chuyên viên,
bậc 2/9, hệ số 2,67). Tuy nhiên chỉ duy nhất một mình ông Nguyễn Văn A không
được Hội đồng nâng bậc lương trước thời hạn xem xét đề nghị cho nâng bậc
lương trước thời hạn như đã được đề nghị ban đầu với lý do: “Theo quy định tại
Công văn số 5511/UBND-SNV ngày 03/12/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình
Thuận về việc hướng dẫn thực hiện việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với
cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) lập thành tích xuất sắc trong thực hiện
nhiệm vụ thì số người được nâng bậc lương trước thời hạn hàng năm không quá
5% (chỉ tính phần số nguyên) chỉ tiêu biên chế được giao”. Trong khi đó chỉ
tiêu biên chế khối hành chính của huyện Đức Linh được giao năm 2008 là 102
biên chế. Như vậy, chỉ có 05 người được nâng bậc lương trước thời hạn, do đó
trường hợp của ông A không được xem xét trong năm 2008 này mà Hội đồng
nâng lương trước thời hạn hứa sẽ ưu tiên xem xét trong năm sau nếu đủ điều

kiện.
Năm 2008, ông Nguyễn Văn A tiếp tuc được Chủ tịch UBND tỉnh tặng
Bằng khen về thành tích công tác trong năm nên một lần nữa ông đề nghị xem
xét cho nâng lương trước thời hạn 12 tháng vào ngày 01/01/2009, có nghĩa là


ông được nâng lương lên bậc 6/9, hệ số 3,99 kể từ ngày 01/2/2008. Tuy nhiên,
lần này ông vẫn không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn với lý do
mà Thủ trưởng của ông nêu ra là: “Ông chỉ còn 01 tháng nữa là đến thời điểm
nâng bậc lương thường xuyên theo định kỳ (tức ngày 01/02/2009 ông sẽ được
nâng lương lên bậc 6/9, hệ số 3,99), việc nâng bậc lương trước thời hạn 12
tháng cho ông (tức từ ngày 01/02/2008) thì rất phiền phức cho đơn vị trong việc
truy lĩnh tiền lương cũng như việc truy nộp BHXH đối với chênh lệch hệ số
lương mà đơn vị đã đóng trước đó cho ông”.
Sau nhiều lần gửi đơn đến Thủ trưởng đơn vị đề nghị xem xét chế độ tiền
lương của mình, nhưng không có kết quả gì. Ngày 01/10/2009, ông Nguyễn Văn
A làm đơn trình bày và xin thôi việc gửi Chủ tịch UBND huyện. Trong đơn ông
A cho rằng: “ ……. Do chế độ đãi ngộ đối với tôi là không công bằng, lãnh đạo
thiếu sự quan tâm nên tôi không thể yên tâm để tiếp tục công tác được”.
* Các sự kiện liên quan đến tình huống
- Ông Nguyễn Văn A tốt nghiệp Đại học Luật năm 1992 về công tác tại
Văn phòng HĐND&UBND huyện Đức Linh từ tháng 01/1993. Tháng 02/1994,
ông được tuyển dung chính thức và được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên kể từ
đó.
- Trong suốt thời gian công tác tại huyện, ông luôn hoàn thành xuất sắc
nhiệm vu được giao và nhiều năm liền được cấp có thẩm quyền xét khen thưởng
với nhiều hình thức; đồng thời ông không hề bị xử lý kỷ luật ở bất kỳ hình thức
nào kể từ ngày tham gia công tác.
- Trong thời gian công tác của mình, ông chưa được cấp có thẩm quyền
xem xét cho nâng bậc lương trước thời hạn lần nào. Tính đến thời điểm năm

2008, ông đủ điều kiện để được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy
định hiện hành của Nhà nước.
- Về phương diện cá nhân ông Nguyễn Văn A là người hòa nhã dễ gần,
trung thực và thẳng thắn. Trong công tác, ông luôn hoàn thành xuất sắc các
nhiệm vu được giao, tuân thủ nghiêm ngặt nội quy, quy chế cơ quan, đường lối
chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Ông luôn được sự


tín nhiệm và tôn trọng của đồng nghiệp và được coi là hình tượng của một công
chức chuyên nghiệp.
- Về quy trình xét nâng bậc lương trước thời hạn của UBND huyện Đức
Linh là chỉ dựa trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn
thuộc huyện, sau đó thành lập Hội đồng nâng bậc lương trước thời hạn để tham
mưu cho Chủ tịch UBND huyện ký quyết định nâng bậc lương trước thời hạn
cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc huyện trên cơ sở đề nghị của Hội đồng
nâng lương trước thời hạn là không đúng với quy trình xét duyệt mà UBND tỉnh
đã hướng dẫn tại Công văn số 5511/UBND-SNV ngày 03/12/2007.
PHẦN II
Phân tích tình huống
Vào thời điểm tháng 3/2008, ông Nguyễn Văn A không được Hội đồng
nâng bậc lương trước thời hạn của huyện chấp thuận với lý do trên là hợp pháp
nhưng chưa thật sự hợp lý (vì ông A có thời gian công tác lâu hơn ít nhất là 02
người đang hưởng lương bậc 2/9). Tuy nhiên, ông A cũng đã thấu hiểu với điều
kiện chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn so với tổng biên chế của huyện mà
các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên đã quy định. Sau đó, ông vẫn tiếp
tuc nỗ lực phấn đấu trong công tác và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen
về thành tích công tác trong năm. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 01/2009 ông
lại một lần nữa không được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn với lý do:
“Ông chỉ còn 01 tháng nữa là đến thời điểm nâng bậc lương thường xuyên theo
định kỳ, việc nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng cho ông (tức từ ngày

01/02/2008) thì rất phiền phức cho đơn vị trong việc truy lĩnh tiền lương cũng
như việc truy nộp BHXH đối với chênh lệch hệ số lương mà đơn vị đã đóng
trước đó cho ông” là không hợp lý và không hợp pháp đã khiến ông bất mãn,
không còn động lực tiếp tuc công tác nữa. Cuối cùng ông đã làm đơn xin thôi
việc.
Quy trình xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với CBCCVC lập
thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vu chưa đảm bảo theo đúng quy định


của pháp luật, thiếu công khai, dân chủ nên dẫn đến thiên vị và mất công bằng
đối với ông A.
Biểu hiện thiếu quan tâm, giải quyết hời hợt của ông Chánh Văn phòng
HĐND&UBND huyện nên đã đưa ra lý do từ chối như trên là hoàn toàn không
có tính thuyết phuc, ông đã không đặt vấn đề quyền lợi và nguyện vọng chính
đáng của người lao động lên trên hết, thể hiện khả năng nắm bắt tâm lý để sử
dung cán bộ còn hạn chế, mặt dù ông đã biết yêu cầu của ông A là chính đáng,
hợp pháp và có thể làm được. Nhưng vì không muốn phiền phúc cho đơn vị
trong việc lập hồ sơ để truy lĩnh tiền lương và truy nộp BHXH nên ông đã
không đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn cho ông A.
Tất cả những nguyên nhân trên cùng với suy nghĩ thiếu bình tĩnh, cảm
tính của ông A đã dẫn đến sự tồn tại của lá đơn xin thôi việc. Tuy nhiên, phản
ứng của ông A là có thể lý giải được, cu thể là từ sự bất hợp lý, thiếu công bằng
của Hội đồng nâng lương trước thời hạn và sự thiếu trách nhiệm của ông Chánh
Văn phòng HĐND&UBND huyện đã gây ra những thiệt thòi đến quyền lợi cá
nhân của ông A như sau :
+ Về quyền lợi vật chất nếu được nâng bậc lương trước thời hạn là 12
tháng thì: kể từ ngày 01/02/2008 đến 01/02/2009 ông A thiệt thòi với tổng số
tiền là 2.138.400đ (0,33 * 12 tháng * 540.000đ “mức lương tối thiểu trong thời
gian đó”), nếu ông tiếp tuc công tác cho đến khi nghỉ hưu thì số tiền trên còn lớn
hơn nhiều và tiếp tuc ảnh hưởng ngay cả khi ông nhận trợ cấp hưu trí.

+ Về mặt tinh thần: Ông A cảm thấy không được quan tâm, đối xử đúng
mức dẫn đến tư tưởng không yên tâm công tác, mặt khác ông cho rằng thiệt thòi
về vật chất là nhỏ nhưng tình người mới thực sự quan trọng, việc xét nâng lương
trước thời hạn có thể có khó khăn nhưng không vì lẽ đó mà bị thiệt thòi về sau,
cũng như không còn động lực phấn đấu trong công tác.
+ Tác động về mặt tâm lý xã hội: Khi ông A làm đơn xin thôi việc, trong
nội bộ cơ quan có dư luận cho rằng ông làm vậy là coi thường Thủ trưởng đơn
vị, nhưng cũng có dư luận đồng tình, cảm thông với ông. Đây chỉ là chuyện nhỏ
nhưng có thể gây ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ, mặt khác làm suy giảm sự


tín nhiệm, tin tưởng của nhân viên đối với thủ trưởng. Bên cạnh đó do ông A là
một chuyên viên có năng 1ực, có phẩm chất đạo đức tốt và nhiều năm liền luôn
hoàn thành xuất sắc nhiệm vu được giao, việc ông không yên tâm công tác chính
là thiệt thòi cho đơn vị.
Trong công tác quản lý để tránh tình trạng như trong trường hợp của ông
A, cần phát huy tính tập thể, quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị đồng thời
nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân . Phải thực sự quan tâm đến
quyền lợi của mỗi cá nhân người lao động. Có phương pháp làm việc chặt chẽ,
khoa học và phải đúng theo quy định của pháp luật.
PHẦN III
Các phương án giải quyết tình huấng
1. Mục tiêu, quan điểm giải quyết tình huống:
Để tạo động lực cho CBCCVC nói chung và ông Nguyễn Văn A nói riêng
có động lực phấn đấu trong công tác, có niềm tin vào chế độ ưu đãi của Nhà
nước và sự quan tâm của Thủ trưởng đối với mình, khi giải quyết tình huấn trên
thì Hội đồng nâng lương trước thời hạn và ông Chánh Văn phòng
HĐND&UBND huyện cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Bảo đảm đúng quy định của pháp luật, có tính đến hoàn cảnh cu thể.
- Bảo đảm quyền lợi cá nhân của ông A cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Tạo ảnh hưởng tích cực đến các cá nhân khác trong cơ quan, làm mọi
người ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình.
- Chấn chỉnh và củng cố hoạt động của Hội đồng nâng lương trước thời
hạn phải thực sự dân chủ, công khai và có hiệu quả.
- Đề cao vai trò và tinh thần trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, khôi phuc
và tăng cường sự tín nhiệm của nhân viên đối với thủ trưởng.
2. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huấng:
- Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003;
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2003 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lương vũ trang;


- Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vu về hướng
dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời
hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức;
- Quyết định số 37/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 của
UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý
tổ chức bộ máy, biên chế và công chức, viên chức thuộc UBND tỉnh Bình
Thuận;
- Công văn số 5511/UBND-SNV ngày 03/12/2007 của UBND tỉnh Bình
Thuận về việc hướng dẫn thực hiện việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với
CBCCVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vu.
3. Các phương án cụ thể :
* Phương án 1:
Chủ tịch UBND huyện chấp thuận đơn xin thôi việc của ông Nguyễn Văn
A, đồng thời đề nghị Phòng Nội vu huyện tham mưu giải quyết chế độ nghỉ việc
của ông A theo nguyện vọng.
* Phương án 2:
Chủ tịch UBND huyện mời ông A lên để động viên tiếp tuc công tác,

trường hợp của ông sẽ được giải quyết theo nguyện vọng và đúng quy định của
pháp luật hiện hành.
* Phương án 3:
Ngay lập tức Chủ tịch UBND huyện mời ông Chánh Văn phòng
HĐND&UBND huyện lên làm việc, nếu trường hợp của ông Nguyễn Văn A là
đúng như đơn trình bày thì yêu cầu Chánh Văn phòng phải lập hồ sơ đề nghị để
Hội đồng nâng lương trước thời hạn xem xét giải quyết và phải ưu tiên giải
quyết trong trường hợp này.
4. Đánh giá các phương án :
* Phương án 1 :
Theo phương án này, có thể đáp ứng nguyện vọng thôi việc của ông A một
cách nhanh chóng, công tác theo dõi, xét duyệt nâng lương của huyện không bị
đảo lộn, không gây phiền hà cho Hội đồng nâng lương trước thời hạn của huyện.


Tuy nhiên có thể thấy ngay những hậu quả của phương án này:
- Nguyện vọng thôi việc chỉ là phản ứng tiêu cực của ông A, thực chất ông
A vẫn còn khả năng và nguyện vọng cống hiến. Nếu thôi việc thì khoản trợ cấp
thôi việc sẽ khó đáp ứng nhu cầu kinh tế của gia đình ông hiện tại và nếu trong
một thời gian dài ông A không tìm được việc làm mới thì đó sẽ là gánh nặng cho
xã hội.
- Tạo ấn tượng không tốt cho cán bộ, công chức trong đơn vị, tác động
làm giảm năng suất và hiệu quả lao động. Giảm uy tín lãnh đạo và không thay
đổi được phương thức làm việc cũ.
- Về phía cơ quan sẽ rất thiệt thòi nếu thiếu đi một cán bộ chuyên môn
giỏi, phẩm chất đạo đức tốt nhất là trong quá trình tiến hành cải cách hành chính
của địa phương và đơn vị. Bên cạnh đó không dễ để tìm ngay một cán bộ có
trình độ và năng lực tương đương để tiếp nhận công tác của ông A.
Như vậy chúng ta có thể thấy phương án này không thể thực hiện được.
* Phương án 2:

Giải quyết theo hướng này là có tính đến việc đảm bảo quyền lợi vật chất
cho ông A, sẽ không thay đổi nhân sự đồng thời không xáo trộn công tác xét
duyệt nâng lương của đơn vị và dường như khẳng định được vị thế của cán bộ
lãnh đạo.
Thực chất đây là phương án nửa vời và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất:
- Đối với ông A, ông sẽ nghĩ đây là biện pháp nhằm xoa dịu và đối phó
với cá nhân ông về sau; đồng thời do tính cách của mình ông buộc lòng phải có
phản ứng không có lợi cho bản thân và cho đơn vị.
- Đối với dư luận chung sẽ cho rằng Thủ trưởng là người bảo thủ, cố chấp
và thiếu dân chủ, nhất là trong trường hợp này Thủ trưởng không thực sự quan
tâm đến quyền lợi, nguyện vọng của CBCCVC thuộc quyền trong cơ quan.
- Giả sử trong trường hợp ông A được Thủ trưởng đề nghị Hội đồng nâng
lương trước thời hạn xem xét mà Hội đồng nâng lương của huyện tiếp tuc
“quên” trường hợp của ông A thì sự việc cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.


- Sử dung phương án này cũng có nghĩa là bỏ qua việc chấn chỉnh, thay
đổi lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo cũng như công tác xét duyệt lương trong
những năm tiếp theo, rộng hơn nữa có thể nhận định bộ máy cơ quan sẽ ngày
càng trì trệ, trái với xu hướng chung về đổi mới và cải tiến bộ máy hành chính
nhà nước ngày càng hiện đại như hiện nay Đảng và Nhà nước đang làm.
Nếu phương án này được sử dung là một bước thut lùi, tự mình làm suy
yếu và không phát huy được sức mạnh tập thể.
* Phương án 3:
Ưu điểm nổi bật của phương án này là thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo,
tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật; đồng thời đảm bảo quyền
lợi cá nhân ông A cả về vật chất lẫn tinh thần. Khắc phuc được những nhược
điểm, tồn tại của cơ quan như đã nêu trong hai phương án trên.
Đây là phương án có tính khả thi cao nhất và phù hợp với nguyện vọng
chung của CBCCVC trong đơn vị. Tuy nhiên để thực hiện phương án này đòi

hỏi cá nhân ông Chủ tịch UBND huyện và ông Chánh Văn phòng
HĐND&UBND huyện phải cương quyết và thực sự dũng cảm; đồng thời phải
có biện pháp thích hợp để giải thích và thuyết phuc Hội đồng nâng lương trước
thời hạn của huyện ưu tiên giải quyết đột xuất trường hợp của ông A.
PHẦN IV
Kế hoạch thực hiện phương án
Ông Chủ tịch UBND huyện thay mặt Hội đồng nâng lương trước thời hạn
của huyện và ông Chánh Văn phòng của huyện nhận trách nhiệm và lựa lời
thuyết phuc, động viên ông A yên tâm công tác trong thời gian chờ quyết định
nâng bậc lương trước thời hạn cho ông. Ngoài ra phải có phương pháp làm cho
ông A cũng như những cán bộ công chức khác thấy rằng lãnh đạo dám chịu trách
nhiệm và luôn quan tâm đến quyền lợi của anh em CBCCVC.
Chủ tịch UBND huyện trực tiếp chỉ đạo họp kiểm điểm, đánh giá chất
lượng hoạt động của Hội đồng nâng lương trước thời hạn và kiểm điểm cá nhân
ông Chánh Văn phòng; Nêu rõ trường hợp của ông A và yêu cầu khẩn trương
giải quyết. Đồng thời qua sự việc này mà rà soát, chấn chỉnh công tác lãnh đạo


và xây dựng quy chế, quy trình xét duyệt nâng bậc lương trước thời hạn cho
CBCCVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vu tại huyện theo đúng
quy định.
Giao Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện sau khi có kết quả xét
duyệt của Hội đồng lương phải lập hồ sơ đề nghị Phòng Nội vu tham mưu quyết
định nâng bậc lương trước thời hạn cho ông Nguyễn Văn A theo đúng quy định.
Sau khi nhận được quyết định nâng bậc lương của ông A, Chánh Văn
phòng HĐND&UBND huyện phải chỉ đạo Bộ phận Tài chính – Kế toán của đơn
vị nhanh chóng lập hồ sơ để truy lĩnh tiền lương chênh lệch và truy nộp BHXH
cho ông A theo đúng quy định.
PHẦN V
Một số kiến nghị

Từ tình huống và cách xử lý tình huống như trên, chúng ta có thể rút ra
bài học về công tác tổ chức cán bộ, công tác lãnh đạo, công tác xét duyệt lương
của huyện như sau:
- Phải hiểu đúng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, không thể
tuỳ tiện biện minh cho một quyết định bất hợp lý.
- Công tác tổ chức cán bộ là rất quan trọng, chính vì vậy phải có tâm
huyết với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và phương pháp làm việc khoa
học.
- Cán bộ lãnh đạo phải thực sự dân chủ, công minh, dám chịu trách
nhiệm, linh hoạt khi giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân viên trên cơ sở tôn
trọng và đảm bảo quyền lợi cá nhân người lao động.
- Việc tiến hành các bước để xem xét nâng bậc lương trước thời hạn đối
với CBCCVC lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vu phải đúng quy
trình theo quy định của cấp trên và phải thật sự khách quan, công bằng, đúng
trình tự, thủ tuc, đúng với quy định của luật pháp và phù hợp với yêu cầu thực
tiễn nhất là phải đáp ứng được nguyện vọng của đối tượng.
PHẦN VI
Kết luận


Tuy chỉ là một tình huống cá biệt nhưng thông qua đó chúng ta lại càng
thấy rõ vai trò của người lãnh đạo và những người được giao quyền xem xét giải
quyết chế độ chính sách cho người lao động, nó ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá
nhân.
Từ thực tế cho thấy công cuộc cải cách hành chính và cải cách thủ tuc
hành chính cũng như việc thay đổi lề lối làm việc, tăng năng suất hiệu quả và
chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước phu thuộc rất nhiều vào
ý thức trách nhiệm của lãnh đạo, của mội cá nhân và của tấp thể trong từng cơ
quan, đơn vị, ngoài ra còn phu thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia
vào quá trình ban hành và thực hiện các QĐQLHCNN.




×