Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Luận văn tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu slide + word

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 50 trang )

TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

CHƯƠNG I:

KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI
VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1

Khái niệm cơ bản

1.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu
được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự
quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình
nhưng không vượt quá mức khung do Nhà nước quy định.
Hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công đang
được thực thi theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính
phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 09/08/2006
hướng dẫn thực hiện nghị định số 43. Ngoài ra còn có Nghị định số
115/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2005 quy định cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập, chỉ thị số
01/2006/CT-BXD của Bộ xây dựng ngày 22/02/2006 về việc tăng cường quản
lý thực hiện quyền tự chủ về tổ chức, biên chế và tài chính trong các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp, Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT-BNV
của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ điều chỉnh một số điều của nghị định số 43 đối với
đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, Thông tư liên tịch số
07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ nội vụ
hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục
và đào tạo….



Lớp: Tài chính – Ngân hàng

2

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

1.1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu
Khái niệm: là những đơn vị do nhà nước thành lập hoạt động có thu
thực hiện cung cấp các dịch vụ công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt
động bình thường của các ngành kinh tế quốc doanh.
Cùng với nhiệm vụ trong việc thành lập, các đơn vị do nhà nước thành lập
hoạt động trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và môi
trường, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc
làm …
Để xác định đơn vị nào do nhà nước thành lập là đơn vị sự nghiệp có
thu cần dựa vào những tiêu chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có
thẩm quyền ở Trung ương hoặc địa phương.
- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm
vụ chính trị, chuyên môn và thực hiện một số khoản thu do chế độ nhà nước
quy định.
- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo
chế độ Nhà nước quy định,được chủ động sử dụng biên chế được cấp có thẩm
quyền giao.

- Có mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để ký gửi các khoản thu chi
tài chính.
1.2.

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu
Một là: ĐVSN có thu là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã

hội, không vì mục đích kiếm lời là chính. Không như hoạt động sản xuất kinh
doanh vì mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiêp, để thực hiện vai trò của
Nhà nước, Nhà nước đã ttổ chức và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để
cung ứng sản phẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

3

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

vực kinh tế hoạt động bình thường thúc đẩy phát triển con người, phát triển
kinh tế.
Hai là: Sản phẩm của các ĐVSN là các sảm phẩm mang lại lợi ích
chung có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất
và giá trị tinh thần. Sản phẩm, dịch vụ của DVSN chủ yếu là giá trị về tri
thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ, đạo đức… có tính phục vụ không chỉ một
ngành, một lĩnh vực nhất định mà kho tiêu thụ sản phẩm đó thường có tác

dụng lan toả, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sản
phẩm đó là “hàng hoá công cộng” tác động đến con người về trí và lực tạo
điều kiện cho hoạt đông của con người, tác động đến đời sống của con người,
đến quá trình tái sản xuất xã hội.
Ba là: Hoạt động sự nghiệp trong các ĐVSN có thu luôn gắn liền và bị
tri phối bởi các trương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính
phủ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nên các hoạt
động này có gắn liền với nhau.
1.3.

Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Để quản lý tốt các hoạt động của các ĐVSN có thu cũng như quản lý

được quá trình phát triển của các loại hình dịch vụ này, phục vụ tốt cho hoạt
động của nền kinh tế quốc dân, cần phải xác định các đơn vị sự nghiệp có thu
tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động hay khả năng đảm bảo nguồn kinh phí cho
hoạt động thường xuyên của đơn vị.
* Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, ĐVSN có thu bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Văn hoá nghệ thuật.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo bao
gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống Giáo dục Quốc dân.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Nghiên cứu khoa học.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Thể dục thể thao.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

4

Khóa: 10



TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Y tế.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Xã hội.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế.
Ngoài các ĐVSN có thu ở các lĩnh vực nói trên còn có các ĐVSN có
thu trực thuộc các tổng công ty, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.
Việc phân loại các ĐVSN có thu theo lĩnh vực hoạt động tạo thuận lợi
cho việc phân tích đánh giá hoạt động đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau
tácđộng đến nền kinh tế như thế nào, từ đó Nhà nước đưa ra các chế độ, chính
sách phù hợp với hoạt động của các đơn vị này.
* Căn cứ vào khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí chi hoạt đông thường
xuyên, có hai loại ĐVSN có thu:
+ ĐVSN có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên:
là đơn vị có nguồn thu sự nghịêp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên cho đơn vị. Mức kinh phí tự đảm bảo chi phí cho hoạt động
thường xuyên của đơn vị được xác định theo công thức sau (nhỏ hơn 100%):
Mức tự đảm bảo chi phí hoạt
động thường xuyên của đơn
vị sự nghiệp (%)

Tổng số nguồn thu sự nghiệp
=

x 100%

Tổng số chi hoạt động thường xuyên


Trong đó tổng số thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên
của đơn vị tính theo dự toán thu,chi của năm đầu thời kỳ ổn định, tình hình
thực hiện dự toán thu, chi của năm trước liền kề (loại trừ các yếu tố đột xuất,
không thường xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí cho hoạt động
thường xuyên: là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

5

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

hoạt động thường xuyên, Ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí hoạt
động thường xuyên cho đơn vị. Bao gồm các đơn vị sau:
 Đơn vị có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên tính theo
công thức trên bằng hoặc lớn hơn công thức trên.
 ĐVSN tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự
nghiệp, NSNN không cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho đơn vị.
 ĐVSN tự đảm bảo kinh phí hoạt đông thường xuyên từ nguồn thu sự
nghiệp và từ nguồn NSNN cho cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
đặt hàng.
 ĐVSN làm công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm, giám định, kiểm tra chất
lượng… mà nguồn thu đã đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ

các dịch vụ đó theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thông qua việc phân loại theo khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí hoạt
động thường xuyên,các nhà quản lý thu thập chính xác về tình hình sử dụng
kinh phí của đơn vị, tình hình quản lý biên chế, quỹ lương và tình hình tiết
kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị một cách rõ nét.
1.4. Nguồn thu, nội dung chi của đơn vị sự nghiệp có thu
1.4.1. Nguồn thu
Nhà nước cho phép các đơn vị sự nghiệp có thu khai thác mọi nguồn
thu để thực hiện mọi chức năng kinh tế – xã hội mà đơn vị đảm nhiệm, bao
gồm: nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu khác.
Nguồn thu từ NSNN cấp: Kinh phí không thuờng xuyên được
NSNN cấp cho các đơn vị bao gồm:
 Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước,
cấp bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ
đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

6

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

 Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để
thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao,theo giá hoặc khung giá do
Nhà nước quy định ( điều tra, quy hoạch, khảo sát…).

 Kinh phí cấp để tinh giảm biên chế theo chế độ Nhà nước quy định
đối với số lao động trong biên chế dôi ra.
 Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục
vụ hoạt động theo dự án và kế hoạch hàng năm, vốn đối ứng cho
các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
 Kinh phí cấp hoạt động thường xuyên: riêng đối với đơn vị tự bảo
đảm một phần chi phí, NSNN cấp kinh phí hoạt động thường
xuyên. Mức kinh phí NSNN cấp được ổn định theo định kỳ 03
năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính
phủ quyết định. Hết thời hạn 03 năm, mức NSNN bảo đảm sẽ
được xác định lại cho phù hợp.
Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị gồm:
 Tiền thu phí, lệ phí thuộc NSNN cấp (phần được để lại đơn vị thu
theo quy định). Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại
đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền với từng loại phí, lệ phí.
 Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu từ các hoạt
động này do thủ trưởng các đơn vị quyết định, theo nguyên tắc
đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.
 Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu
có).
Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật:

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

7

Khóa: 10



TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng, vay tín dụng Ngân hàng hoặc
Quỹ Hỗ trợ phát triển để mở rộng và năng cao chất lượng hoạt động sự
nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của Pháp luật.
1.4.2. Nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp có thu
 Sau khi nguồn thu của đơn vị đã đuợc hình thành, trên cơ sở nguồn thu
Nhà nước đặt ra nhiệm vụ chi cho đơn vị. Nội dung chi của đơn vị
gồm:
- Chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo hoạt động chức năng,
nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi cho các hoạt động thu có sự
nghiệp bao gồm:
- Chi cho người lao động: chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp
lương, các khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn… theo quy định.
- Chi quản lý hành chính: Vật tư văn phòng, dịch vụ công công, thông
tin liên lạc, công tác phí, hội nghị phí …
- Chi các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn: việc xác định số chi hoạt
động chuyên môn phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí .
- Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ: vật tư, hàng hoá, lao vụ,
dịch vụ ( kể cả chi nộp thuế, trích khấu hao tài sản cố định).
- Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất:
nhà cửa, máy móc thiết bị… Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống
cấp tất yếu của các TSCĐ dùng cho các hoạt động của đơn vị nên thường phát
sinh nhu cầu tài chính nhằm phục hồi lại giá trị sử dụng cho TSCĐ đã bị
xuống cấp.
- Các khoản khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ,

ngành; Chương trình mục tiêu quốc gia, chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của
Lớp: Tài chính – Ngân hàng

8

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Nhà nước; Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngoài theo quy
định.
- Chi thực hiện tinh giản biên chế do Nhà nước quy định.
- Chi đầu tư phát triển, bao gồm: chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản, chi thực hiện các dự án đầu tư
theo quy định.
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

9

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2


CHUƠNG II:

NGHỊ ĐỊNH SỐ 10/2002/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH
43/2006/NĐ-CP
2.1.

Thực trạng về đơn vị hành chính sự nghiệp trước năm 2002

 Trước khi có ghị định 10 ra đời hoạt động, thu chi tài chính của các đơn
vị hành chính sự nghiệp chỉ được thực hiện theo luật ngân sách nhà
nước ban hành 20/3/1996 và luật sửa đổi bổ sung số 06/1998QH10 năm
1998=> chưa có hướng nghị định nào cụ thể cho từng loại đơn vị trực
thuộc nhà nước sẽ dẫn đến:
 Nhập nhằng giữa chức năng quản lý nhà nước và chức năng điều hành
của đơn vị sự nghiệp về quản lý tài chớnh và hoạt động.
 Cơ cấu tổ chức phức tạp, công kênh nhưng hoạt động không hiệu quả.
Trong nền kinh tế số lượng đơn vị hoạt động dựa trên nguồn ngân sách
của nhà nước quá lớn để phục vụ một số ít các thành phần kinh tế khác.
 Tổn thất ngân sách nhà nước khi các đơn vị hành chính sự nghiệp hoạt
động không hiệu quả sử dụng nhiều ngân sách. Đó là thực trạng khá
phổ biến trước năm 2002, khi cơ chế quản lý còn khá lỏng lẻo, chưa có
sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan thanh tra với việc sử dụng ngân
sách như thế nào cho hiệu quả. Những con số thống kê của năm 1995
và năm 2002 đã cho thấy điều đó.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

10


Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Bảng 1: Số lượng đơn vị sự nghiệp trong tổng thể nên kinh tế
năm 1995 và 2002

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Qua bảng trên cho thấy số lượng đơn vị hành chính, sự nghiệp chiếm
khoản 6% số lượng các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, số lượng viên chức lại
chiếm một tỉ trọng lớn tăng lên rất nhiều năm 1995 đến 2002. trong tổng số
lực lượng lao động mà hoạt động trong các loại hình kinh tế thì tỉ trọng này
chiếm chiếm khoản 21%. Nếu tính cả lực lương lao động trong các doanh
nghiệp nhà nước thì tỉ trọng gần 30%.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

11

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Biểu đồ 1: Cơ cấu về số lượng lao động trong các loại hình kinh tế

(nguồn: gso.com.vn)

Chúng ta đã thấy rằng việc số lượng biên chế lao động trong linh vực
hành chính sự nghiệp trước năm 2002 chiếm tỷ trọng rất cao.
=> Chính vì thế Nhà nước thực hiện tách chức năng quản lý nhà nước với
chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công để hoạt động theo các
cơ chế riêng, phù hợp, có hiệu quả; xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu
“xin-cho”, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính
cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện như trường đại học, bệnh viện, viên

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

12

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

nghiên cứu v.v... Ngày 16/01/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
10/2002/NĐ-CP về cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu.

2.2. Nghị đinh 10/2002/NĐ-CP
2.2.1. Nội dụng
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ tài chính, chủ động bố trí kinh phí để
thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên theo định
kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ
quyết định.

- Đơn vị sự nghiệp có thu được vay tín dụng để mở rộng và nâng cao
chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy
định của pháp luật.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được giữ lại khấu hao cơ bản và tiền thu
thanh lý tài sản để tăng cường cơ sở vật chất cho đơn vị.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động sử dụng số biên chế được cấp
có thẩm quyền giao, thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo quy định của
Bộ Luật Lao động.
- Thủ trưởng đơn vị được quy định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ cao
hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được được tính quỹ tiền lương để trả cho
người lao động trên cơ sở tiền lương tối thiểu không quá 2,5 lần (đối với đơn
vị tự bảo đảm chi phí hoạt động) và không quá 2 lần (đối với đơn vị tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt động) tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy
định.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

13

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

- Kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu
sự nghiệp, cuối năm chưa chi hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp
tục chi.

- Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, đơn vị được trích
lập 4 quỹ: quỹ dự phòng ổn định thu nhập; quỹ khen thưởng; quỹ phúc lợi và
quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Khi Nhà nước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu hoặc thay đổi định
mức chi, chế độ tiêu chuẩn chi NSNN, đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm
trang trải các khoản chi tăng thêm, từ các nguồn: thu sự nghiệp; tiết kiệm chi;
các quỹ của đơn vị; kinh phí NSNN cấp tăng thêm hàng năm (đối với các đơn
vị tự bảo đảm một phần chi phí).
2.2.2. Kết quả
Sau khi được đưa vào thực hiện nghị định số 10 đã làm thay đổi đáng
kể việc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Khai thác mở
rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu sự nghiệp; Bố trí kinh phí từ ngân
sách nhà nước hợp lý hơn (NSNN vẫn tăng năm sau so với năm trước khoảng
từ 15% đến 18%); Tăng thu nhập (khối y tế thuộc thành phố Hồ Chí Minh có
nơi là 1.200.000 đồng/người/tháng). Nói chung, việc thực hiện Nghị định đã
đạt những mục tiêu: tăng cường quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị;
phát triển và mở rộng các dịch vụ; phân định rõ chức năng nhiệm vụ của cơ
quan hành chính có chức năng quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp có chức
năng cung cấp dịch vụ công; chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị được
nâng cao, thúc đẩy các đơn vị tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả; yếu tố
chất lượng trong việc tuyển dụng cán bộ và bổ nhiệm lãnh đạo được quan
tâm; thông tin về tài chính, nhân sự và tổ chức bộ máy của các đơn vị được
cung cấp đầy đủ và minh bạch hơn.
2.2.3. Hạn chế nghị định số 10 và sự ra đời của nghị định số 43

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

14

Khóa: 10



TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị định 10, bên cạnh những tác động tích
cực, thấy nổi lên một số vấn đề tồn tại cần tiếp tục xử lý như: Nghị định chỉ
hạn chế trong các đơn vị sự nghiệp có thu, chưa phải cho tất cả các tổ chức
cung ứng dịch vụ công. Nghị định chỉ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính, chưa đề cập đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các
mặt khác như thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự... Chế độ
tài chính trong nghị định đơn thuần khuyến khích các đơn vị chạy theo thu
nhập ngoài ngân sách nhà nước, điều này làm phát sinh không ít nhiều thực tế
dẫn đến tranh cãi.
Thực tế trên đòi hỏi phải sửa đổi, thay thế Nghị định 10 theo hướng mở
rộng phạm vi áp dụng với nội dung toàn diện hơn, giải pháp khuyến khích đầy
đủ hơn. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức cung ứng dịch vụ
công cần bao gồm những nội dung chủ yếu như: tự chủ, tự chịu trách nhiệm
thực hiện chức năng nhiệm vụ được trao; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ
chức bộ máy và biên chế nhân sự; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
2.2.4. Ưu điểm nghị định số 43
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 thay thế Nghị định 10 và có
nhiều nội dung nhằm cụ thể hóa và khẳng định lại các nội dung của Nghị định
10, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau:
- Nghị định bao phủ tất cả các tổ chức sự nghiệp, không chỉ các tổ
chức sự nghiệp có thu.
- Quyền tự chủ không chỉ tự chủ về tài chính mà cả tự chủ về tổ chức,
biên chế và nhân lực
- Về tự chủ tài chính, các cơ sở cung ứng dịch vụ công được chia làm

3 loại: tự hạch toán chi phí thường xuyên, hạch toán một phần chi
phí thường xuyên và phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước,
mỗi loại cơ sở có các chế độ riêng.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

15

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

- Có quy định về quyền của thủ trưởng đơn vị sự nghiệp mở rộng hơn
khi thực hiện tự chủ.
- Khuyến khích chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp.

2.2.5. Thành tựu đạt được sau khi nghị định ra đời
- Đầu tiên, nghị định đã góp phần làm bộ máy tinh gọn, biên chế hợp lý
đáp ứng phục vụ nền kinh tế. Những số liệu mà chúng ta thấy dưới đây đã thể
hiện điều đó. Khi so sánh con số biết nói của năm 2002 và 2007 sau hơn 5
năm nghị số 10 ra đời và hơn 1 năm thực hiện nghị định số 43. Tỉ trọng lực
lượng lao động trong các đơn vị sự chỉ còn chiếm 15% trong tổng thể loại
hình kinh tế so với năm 2002 tủ trọng này là 22% đã giảm được 7%. Điều này
nó thể hiện rõ trong chiến lược của Đảng và nhà nước. Xây dựng bộ máy sự
nghiệp gọn nhẹ nhưng có khả năng phục vụ tốt sự nghiệp phát triển kinh tế
của đất nước.
Bảng 2. Thống kê tỉ trọng và số lượng các đơn vị, cơ sở kinh tế

(nguồn: gso.com.vn)

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

16

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

- Một số đơn vị thực hiện tốt chế độ tự chủ, mở rộng hoạt động sự
nghiệp, dịch vụ nên đã khai thác được thêm nguồn kinh phí nâng cao chất
lượng hoạt động sự nghiệp, cải thiện đời sống thu nhập cho người lao động
trong đơn vị. Trong báo cáo tổng kết 10 năm mà nhóm đã cóp nhặt “Tình hình
phát triển kinh tế, xã hội, chính trị giai đoạn 2000-2010” của Tỉnh Hà Tĩnh
mà nhóm đã thu thập được thể hiện điều này. Năm 2000, Tỉnh Hà Tĩnh là một
trong những tỉnh nghèo nhất cả nước, thu nhập của cán bộ viên chức và toàn
thể nhân dân còn rất thấp. Tuy nhiên sau 10 năm phát triển thì thu nhập, đời
sống xã hội đã tăng cao. Trong đó có thu nhập của tầng lớp cán bộ nhân viên
tăng lên đáng kể.
STT

1

Loại

Viên chức y tế tuyến tỉnh


Lớp: Tài chính – Ngân hàng

Thu nhập
bình quân
2000 (đồng)
880,000

17

Thu nhập
Mức
bình quân
tăng
2009 (đồng)
4,500,000
3,620,000

Khóa: 10

%
Tăng
411%


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS
2

4
5


Viên chức y tế tuyến
huyện
Viên chức y tế tuyến xã,
phường
Giáo viên cấp 3
Giao viên cấp 2,1

NHÓM SVTH: Nhóm 2

750,000

3,000,000

2,250,000

300%

400,000

1,800,000

1,400,000

350%

700,000
600,000

3,200,000

2,500,000

2,500,000
1,900,000

357%
317%

- Tăng cường quyền tự chủ và tính chủ động của thủ trưởng đơn vị
trong công tác quản lý nhân sự và quản lý tài chính. Sự chuyển biến lớn trong
cách nghĩ, cách làm của người đứng đầu đơn vị (cũng là người chủ tài khoản
của đơn vị) là tính linh hoạt, mạnh dạn quyết định những công việc có lợi
theo thứ tự ưu tiên cho đơn vị trong khuôn khổ thẩm quyền và nguồn kinh phí
được cấp. Hơn thế, các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ không nhất thiết phải
đợi xin phép cơ quan cấp trên và theo đó, cơ quan cấp trên không phải “can
thiệp” quá sâu vào công việc của cơ quan cấp dưới.
- Tạo ra sự thay đổi về thái độ làm việc, tinh thần và ý thức trách nhiệm
của đội ngũ công chức đối với công việc và ngân sách được giao. Quy chế chi
tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả các công
chức trong đơn vị. Tất cả các khoản thu và nội dung chi được công khai chi
tiết, đã góp phần kiểm soát chi tiêu một cách hợp lý và thúc đẩy thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách, tài sản công.

CHƯƠNG III:

THỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP VIỆT NAM
Phần 1: Cơ chế tự chủ tài chính bệnh viện công, cơ sở y tế công
Việt Nam.
Lớp: Tài chính – Ngân hàng


18

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

3.1. Lịch sử ra đời của Y học
3.1.1. Khái quát lịch sử y học thế giới
Có thể nói rằng những thành tưu mà Y học toàn thế giới đã đạt được
cho tới ngày nay là không thể phủ nhận. Loài người dần dần chữa được những
căn bệnh mà trong thời kỳ cổ đại và trung đại đã diết chết hàng triệu người
như dịch tả, dịch hạch…với việc nghiên cứu và sản xuất ra kháng sinh đã giúp
cho ngành Y tao được những bước đột phá. Trong sự phát triển chung của
ngành Y học thể giới đã gắn liền với số tên tuổi.
- Hipocrates 460-370 tr.CN : Trong lịch sử của nhân loại, mọi người
đã thừa nhận rằng Ông tổ của ngành y học là vị thầy thuốc đáng kính của Hy
Lạp cổ Hipocrates 460-370 tr.CN. Người ta cho rằng ông sinh ra ở đảo Cos,
một hòn đảo nằm ven bờ biển Tiểu á, gần Rhodes. Ông đã học nghề y từ
người cha, vốn là một thầy thuốc. Ông đã từng đi một số nơi, có lẽ là Athen,
để nghiên cứu, và sau đó ông trở lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết
sách. Trường phái Hypocrates, hay trường phái Cos hình thành xung quanh
ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tách y học ra khỏi những suy
luận mê tín và triết học, đưa y học thành phạm trù khoa học chính xác dựa
trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn chặt chẽ.
- Hoa Đà (?-208) : Hoa Đà qua đời cách nay gần 1.800 năm, mọi
người đều ngưỡng mộ danh tiếng ông. Ông được xem là một trong những

ông tổ của Đông Y. Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đã tái
hiện một Hoa Đà y thuật xuất chúng, tinh thông dưỡng sinh, cứu nhân độ thế
không phân biệt ranh giới, đẳng cấp, như cứu thương cho Chu Thái (Đông
Ngô), rạch xương lấy tên cho Quan Công (Tây Thục), chữa bệnh đau đầu cho
Tào Tháo (Bắc Ngụy) nhưng sau đó bị Tháo nghi ngờ đem giam trong ngục
mà chết, y thư Thanh nang cũng bị vợ đốt mất.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

19

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

- Luis Pasteur (1822 – 1895): Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở
Dole, một vùng của Jura, Pháp. Khám phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh
nhiễm trùng là do những mầm bệnh, mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là
một trong những khám phá quan trọng nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của
ông trở thành nền móng cho ngành vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước
ngoặt của y học hiện đại.
Sau này với nên Y học hiện đại ra đời. Hệ thống y học trên thế giới và
tại các quốc gia đã được tổ chức một cách khoa học và chặt chẽ với mục đích
có thể phục vụ đời sống của người dân ngày càng tốt hơn. Sự phát triển của Y
học hiện đại đã làm cho Y học trở thành một ngành khoa học thực sử mà trong
đó có nhiều lĩnh vực khác nhau.
3.1.2. Khái quát lịch sử y học Việt Nam

Từ thời phong kiến, nền y học nước nhà đã gắn liền với nhiều tên tuổi.
Những cống hiện của các bậc danh y này cho tới ngày nay vẫn còn được ứng
dụng rộng rãi song hành với nền y học hiện đại phương tây.
- Tuệ Tĩnh(? ?) : Tên là Nguyễn Bá Tĩnh, đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ
Tĩnh (cũng gọi là Huệ Tĩnh.). Ông xuất thân từ một gia đình bần nông, cha là
Nguyên Công Vỹ, me là Hoàng Thị Ngọc ở Nghĩa Lư, huyện Dạ Cẩm, Hồng
Châu (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cầm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng.
Nǎm 45 tuổi, ông thi đình. đậu Hoàng giáp. Nǎm 55 tuổi ông bị bắt đi sứ sang
Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở Viện Thái y. Ồng có thể
nói là người toàn tài. Riêng về y học ông đã soạn các sách Dược tính chỉ nam
và Thập tam phương gia giảm (theo Hải Dương phong vật chí), nhưng phần
nguyên tác của Tuệ Tĩnh không còn tròn vẹn do binh hỏa, cụ thể các thư tịch
của ta đã bị quân nhà Minh phá hủy hòi đầu thế kỷ XV khi chúng sang xâm
chiếm nước ta. Những tác phẩm còn lại đến nay đều do người đời sau biên tập

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

20

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

lại với tài liệu thu thập trong nhân dân. Hiện có: Bộ Nam dược thần hiệu,
Nam dược chính bản, Thập tam phương gia giảm.
- Lê Hữu Trác (1720 - 1791): Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê ở làng
Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Vǎn, tỉnh Hải Hưng). Ông là

nhà y học có học vấn uyên bác, nhà dược học nổi tiến, nhà thơ, nhà vǎn xuất
sắc, nhà tư tưởng tiến bộ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo, có ý chí độc
lập sáng tạo trong nghiên cứu. Phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, ông đã
sưu tầm phát hiện thêm 300 vị thuốc nam (Lĩnh Nam bản thảo) đồng thời tổng
hợp thêm 2.854 phương thuốc kinh nghiệm phổ biến cho nhân dân áp dụng
"Hành giản trân nhu và Bách gia trân tàng". Ông cũng đã có những sáng tạo
đặc sắc trong việc vận dụng lý luận y học vào thực tiễn Việt Nam. Cái quý
nhất trong việc đào tạo lớp lương y mới, Lãn Ông chú trọng xây dựng y đức
người thày thuốc, ông thường nói "Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên
bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người,
chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi
kể công"
- Ngành y tế từ năm 1945 tới nay: Cách mạng tháng 8-1945 thành
công, Việt Nam dân chủ Cộng Hòa ra đời. Bộ Y Tế được thành lập từ ngày 27
tháng 8 năm 1945, từ đó cho tới nay Bộ y tế Việt Nam là cơ quan của Chính
phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi
chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y
tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và
thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có
vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình
hình thành và phát triển của Ngành y tế Việt Nam đã gắn liền nhiều tên tuổi

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

21

Khóa: 10



TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Giáo sư, Bác sỹ nổi tiếng như Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bác Sĩ Tôn Thất
Tùng…
3.2. Cơ cấu tổ chức và tình hình quản lý Ngành y tế
3.2.1. Quy mô cơ cấu tổ chức của ngành y tế Việt Nam hiện nay
- Thế kỷ XIX trở về trước, y học Việt Nam là nền y học cổ truyền
Phương Đông, thuốc chữa bệnh chủ yếu là thảo dược. Cuối thế kỷ XIX, Việt
Nam trở thành thuộc địa của người Pháp, tây y được đưa vào Việt Nam. Lúc
bấy giờ các cơ sở y tế chủ yếu chỉ có ở các thành phố lớn, trong khi ở nông
thôn y học cổ truyền vẫn là cách chữa bệnh chủ yếu của hầu hết dân cư sống
trong khu vực này.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (tháng 8/1945), một hệ
thống cơ sở y tế bắt đầu được xây dựng. Trường Đại học Y khoa đã ra đời
ngay tại chiến khu Việt Bắc năm 1949. Trường đại học Y, viện nghiên cứu và
các bệnh viện đã sản xuất được một số loại thuốc cơ bản như Pê-nê-xi-lin,
thuốc chữa sốt rét… Sau khi thống nhất đất nước (tháng 4/1975), ngành y tế
đã phát triển nhanh, đạt nhiều thành tựu trong việc chăm sóc sức khỏe của
toàn dân, trong đó có nhiều thành tích và đội ngũ bác sỹ được thế giới biết
đến. Trong đó đã có những chuyên khoa đặc biệt để chữa trị những căn bệnh
hiểm nghèo. Ở đó tập trung những bác sĩ đầu ngành, giỏi nhất tại việt nam.
Có thể nói trình đọ y học của Việt Nam ngày càng tiến bộ và dần đáp ứng
được đời sống của nhân dân. Tính đến năm 2009 theo số liệu của Tổng cục
thống kê trên cả nước có: 48.065 bác sĩ, 50.203 y sĩ, 60.477 y tá và 24.191 nữ
hộ sinh. Tính từ năm 2009 so với năm 2002 số lượng bác sĩ trong cả nước
tăng 35.2%. số lượng cơ sở y tế, khám chữa bệnh trong cả nước không bao
gồm phòng khám tư nhân đã tăng được 4% so với năm 2002. Năm 2009 số

lượng bệnh viện trong cả nước là 13.450 cơ sở. Cùng với chủ trương xã hội
hóa ngành y tế thì khu vực tư nhân dần tham gia đầu tư vào lĩnh vưc y tế bên

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

22

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

cạnh hệ thống y tế công đã có từ lâu chính điều này đã dần giúp cải thiện dịch
vụ của y tế công ngày càng tốt hơn.
Ngành Y tế quản lý
Bộ Y tế
Sở Y tế
quản lý
quản lý
44
12654
39
940

Tổng số
Tổng
Bệnh viện
Phòng khám đa khoa khu

vực
Bệnh viện điều dưỡng và
phục hồi chức năng
Trạm y tế xã, phường
Trạm y tế của cơ quan, xí
nghiệp
Cơ sở khác

13450
1002

Các ngành
khác quản

752
23

682

2

670

10

43

1

33


9

10979

10979

710

710

34

2

32

Như vậy hệ thống y tế Việt Nam hiện tại mặc dù chưa đáp ứng được
một cách đầy đủ đòi hỏi đời sống nhân dân nhưng xét về quy mô, cơ cấu tổ
chức, hình thức sở hữu ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2.2. Việc phân cấp quản lý các cơ sở y tế hiện nay
Hiện này việc phân cấp quản lý các cơ sở y tế tại Việt Nam đang khá
phức tạp. Không phải tất cả các cơ sở y tế đều do Bộ y tế và sở y tế quản lý
mà có thể có một số bộ đặc biệt quản lý các cơ sở y tế này. Theo số liệu thống
kê 2009 ( nguồn: Tổng cục thống kê) dưới đây ta thấy:

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

23


Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Các cơ sở y tế khác này chủ yếu trực thuộc về các đơn vị của Bộ Quốc
Phòng quản lý. Bộ y tế chỉ quản lý một số đơn vị hành chính sự nghiệp và cơ
quan quản lý. Còn lại các cơ sở y tế khác do sở y tế tại các tỉnh, thành quản lý.
3.2.3. Mô hình cơ sở y tế công lập và cơ sở y tế ngoài công lập
Ngày 21 tháng 8 năm 1997 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/CP
về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hoá. Tiếp theo đó tới ngày 19/8/1999 Chính phủ đã ban hành nghị định số
73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, y tế văn hóa, thể thao. Từ đó tới nay đã có rất nhiều
bệnh tư nhân thành lập, hàng chục ngàn phòng khám bệnh, dược của tư nhân
được phép hoạt động.
Căn cứ vào luật doanh nghiệp và luật ngân sách đã được ban hành thì
chúng ta có thể phân biệt hai mô hình cơ sở y tế này:
Một cơ sở y tế công lập là cơ sở y tế do nhà nước (trung ương hoặc địa
phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt
động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các
khoản đóng góp từ các tổ chức khác, tổ chức từ thiện. Mục đích hoạt
động các cơ sở y tế này vì mục đich phi lợi nhuận nhăm phục vụ đời
sống nhân dân.

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

24


Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Hệ thống y tế công lập hiện giữ vai trò chủ đạo trong công tác chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe và được chia làm 3 tuyến:
 Tuyến Trung ương: Hầu hết là các bệnh viện lớn trực
thuộc bộ chịu trách nhiệm tiếp nhận và chữa các ca bệnh
mà bệnh viện tuyến tỉnh không có khả năng chữa trị.
 Tuyến tỉnh: Các bệnh viện Tỉnh tiếp nhận các ca bệnh
nặng từ tuyến cơ sở
 Tuyến y tế cơ sở (bao gồm huyện, xã và y tế thôn bản).
Cơ sở y tế ngoài công lập: theo như nghị định số 73/1999 của Chính phủ
thì những cơ sở y tế ngoài công lập được các cá nhân hoặc tổ chức không
tổ chức nhà nước thành lập căn cứ trên luật doanh nghiệp đã ban hành.
Phải có giấy phép đăng ky ngành nghề kinh doanh, đáp ứng về các điều
kiện cơ sở vật chất và chịu sự thanh tra và giám sát của cơ quan quản lý
thuộc bộ y tế. Các cơ sở y tế ngoài công lập này hoạt động dựa trên nguồn
viện phí, phí khám chữa bệnh thu được và không có nhận ngân sách từ nhà
nước trừ phi có sự chỉ định của chính phủ.
Bên cạnh hệ thống y tế công, tại Việt Nam đã hình thành mạng lưới y tế
tư nhân. Trong chủ trương xã hội hóa ngành y tế của chính phủ và nhà
nước thì thống kế đến tháng 5/2010. Trên cả nước có:
 Tổng số bệnh viện: 103, chiếm tỷ lệ 9,6% so với bệnh viện
công lập (103/1100 ).
 Tổng số giường bệnh: 6274, chiếm tỷ lệ 3,5% xo với

giường bệnh viện công lập (6274/180860 ).
 Có 29 tỉnh, thành phố trực thuộc TW có bệnh viện tư nhân.
3.3.

Một số kinh nghiệm quản lý hoạt động và quản lý tài chính tại một

số nước phát triển trên thế giới
3.3.1. Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nước Đông Âu
Lớp: Tài chính – Ngân hàng

25

Khóa: 10


TIỂU LUẬN THUẾ VÀ QLNS

NHÓM SVTH: Nhóm 2

Tại các nước Đông Âu (OECD), hệ thống bệnh viện công là nhà cung
cấp dịch vụ y tế chiếm ưu thế. Hệ thống bệnh viện công do Nhà nước đảm
bảo phần lớn nguồn tài chính từ thuế và bảo hiểm y tế thông qua cấp kinh phí
ngân sách và lương.
Các nguồn tài chính của bệnh viện công của OECD gồm:
* NSNN cấp: là nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của bệnh viện.
Các tổ chức Nhà nước quyết định việc đầu tư trong bệnh viện. Về cơ bản, tất
cả các quyết định đầu tư nằm trong tay Chính phủ, hầu như không có tự đầu
tư của các bệnh viện.
* Nguồn từ BHXH bắt buộc: tất cả những người sử dụng lao động và
người lao động buộc phải đóng góp BHXH. Nhìn chung từ cuối những năm

1990, đây trở thành nguồn chính cho hoạt động của các bệnh viện công ở
Đông Âu. Tuy nhiên , ràng buộc ngân sách đối với các quỹ này rất mềm: Nhà
nước bù đắp cho thâm hụt ngân sách BHYT, do vậy càng khuyến khích việc
chấp nhận lãng phí.
* Thanh toán trực tiếp: tất cả các nước Đông Âu đều đưa ra hệ thống
đồng thanh toán. BHXH cấp tài chính phần lớn các chi phí nhưng được bổ
sung bằng các khoản thanh toán trực tiếp từ bệnh nhân. Có một điểm cần
nhấn mạnh là việc thực hiện đồng thanh toán ở Đông Âu rất rời rạc và chỉ áp
dụng ở một bộ phận nhỏ các dịch vụ. Bệnh nhân trả trực tiếp cho các dịch vụ
CSSK nhưng đồng thời cũng đưa tiền trả ơn ( bồi dưỡng) nửa hợp pháp hay
bất hợp pháp cho các bác sỹ. Và điều này xảy ra khá thường xuyên.
Về chi: các định mức chi tiêu của bệnh viện do Nhà nước hoặc BHXH
định ra. Các bệnh viện công ở các nước Đông Âu hoạt động trên nguyên tắc
bù đắp chi phí bằng thu nhập; họ không có quyền chi tiêu vượt quá ngân sách
được phân bổ. Song trên thực tế các bệnh viện thường chi vượt thu và phần
thâm hụt này thường được NSNN bù đắp. Điều đáng nói ở đây là các ràng

Lớp: Tài chính – Ngân hàng

26

Khóa: 10


×