Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Báo cáo kinh tê kỹ thuật mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 76 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ/ TỪ VIẾT TẮT...................................................................3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................4
I. KHÁI QUÁT.......................................................................................................................4
II. CHỦ ĐẦU TƯ...................................................................................................................4
III. CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO KTKT........................................................................................4
IV. ĐƠN VỊ TƯ VẤN.............................................................................................................6
Phần I:........................................................................................................................................7
THUYẾT MINH BÁO CÁO KTKT..........................................................................................7
Chương 1....................................................................................................................................8
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC MO8
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ........................................................................................8
II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ.........................................................................................................8
Chương 2....................................................................................................................................9
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH...........................................................................................................................9
I. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.....................................................................................................9
II. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT..............................................................................................9
III. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN:............................................................9
Chương 3..................................................................................................................................10
CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHAI THÁC MO.................................................................10
CỦA PHƯƠNG ÁN CHỌN.....................................................................................................10
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRONG VÙNG DỰ ÁN..........................................................10
II. TÀI NGUYÊN, BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG.................................20
III. PHƯƠNG ÁN MỞ VỈA, GIẢI PHÁP THI CÔNG VÀ KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG
CƠ BẢN................................................................................................................................23
IV. HỆ THỐNG KHAI THÁC..............................................................................................30
V. CÔNG TÁC KHOAN NỔ MÌN.......................................................................................35
VI. CÔNG TÁC XÚC BỐC.................................................................................................40
VII. CÔNG TÁC VẬN TẢI..................................................................................................41
VIII. BÃI THẢI....................................................................................................................41


IX. CÔNG TÁC THÁO KHÔ MỎ.......................................................................................42
X. ĐỒNG BỘ THIẾT BỊ KHAI THÁC...............................................................................42
XI. NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐIỆN NƯỚC............................................................................50
XII. THÔNG TIN LIÊN LẠC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA...........................................................52
XIII. SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN VÀ KHO TÀNG....................................................................52
XIV. CÔNG TÁC CHẾ BIẾN KHOÁN SẢN:....................................................................53
Chương 4..................................................................................................................................55
KỸ THUẬT AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN...................................................................................55
I. KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ....................................................55
II. CÔNG TÁC BẢO VỆ TÀI SẢN, GIỮ GÌN AN NINH TRẬT TỰ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG..............................................................................................................................59
Chương 5..................................................................................................................................65
TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG, TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN SUẤT MO..........................65
I. TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG....................................................................................65
II. TỔ CHỨC SẢN XUẤT...................................................................................................66
III. BIÊN CHẾ LAO ĐỘNG................................................................................................67
IV. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ...................................68
Chương 6..................................................................................................................................70


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ, NGUỒN KINH PHÍ XÂY DỰNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
DỰ ÁN......................................................................................................................................70
I. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ......................................................................................................70
II. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ..................................................................................................71
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN..............................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................74
PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU TÍNH TOÁN KINH TẾ..........................................................75

Phần II......................................................................................................................................76
THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG................................................................................................76

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 2


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ/ TỪ VIẾT TẮT
BQLDA
BTNMT
KTKT
COD
CTNH
CTR
CTRSH
DO
CKBVMT
KTXH
PCCC
QCVN
QLMT
TCVN
UBND
VLXD
WHO


: Ban quản lý dự án
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
: Kinh tế -Kỹ thuật
: Nhu cầu oxy hóa học
: Chất thải nguy hại
: Chất thải rắn
: Chất thải rắn sinh hoạt
: Oxy hòa tan
: Cam kết bảo vệ môi trường
: Kinh tế xã hội
: Phòng cháy chữa cháy
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quản lý môi trường
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Ủy ban nhân dân
: Vật liệu xây dựng
: Tổ chức Y tế thế giới

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 3


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

MỞ ĐẦU
I. KHÁI QUÁT.


Công ty TNHH MTV Trang Đức được UBND tỉnh Gia Lai cấp phép thăm dò số
108/GP-UBND, ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc
cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho Công ty TNHH MTV Trang Đức tại mỏ đá xây
dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai; Sau đó được UBND
tỉnh Gia Lai phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo thăm dò tại mỏ theo Quyết
định số 242/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 5 năm 2014 với tổng trữ lượng địa chất cấp
121 là 599.949m3 đá xây dựng.
Để xác định rõ phương hướng và tính toán chi tiết các giải pháp kinh tế kỹ thuật
chủ yếu trên cơ sở dự án đầu tư đã được thẩm định và phê duyệt, phục vụ có ích cho
việc khai thác đá bazan xây dựng thông thường; Tính toán khối lượng cũng như định
hướng kỹ thuật nhằm khai thác lâu dài, tận thu tối đa khoáng sản có ích, bảo vệ môi
trường sinh thái, đúng quy định của Nhà nước. Công ty TNHH MTV Trang Đức đã ký
hợp đồng Kinh tế số 02/2014/HĐKT/2014 ngày 12 tháng 01 năm 2014 với Công ty
TNHH Kiều Nguyễn về việc "Lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng công trình
mỏ”
Sản phẩm của Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật (KTKT) gồm:
- Tập thuyết minh Báo cáo KTKT;
- Tập bản vẽ.
Nội dung lập Báo cáo KTKT bám sát theo: Tiêu chuẩn thiết kế khai thác mỏ lộ
thiên TCVN:5326-2008 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về an toàn khai thác
mỏ lộ thiên.
II. CHỦ ĐẦU TƯ
- Tên chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức.
- Trụ sở giao dịch tại: Số 93 Huỳnh Thúc Kháng - thành phố Pleiku - tỉnh Gia
Lai.
- Điện thoại: (059)3 824955, Fax: (059)3 824955
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 39 02 000055 đăng ký thay đổi lần
thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2007 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp.
III. CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO KTKT

1. Cơ sở pháp lý lập báo cáo kinh tế kỹ thuật:
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật khoáng sản năm 2010 được Quốc Hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm
2010, có hiệu lực ngày 01/07/2011;
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 4


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

- Nghị định 15/2012/ND-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành luật khoáng sản;
- Thông tư 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo
hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê
duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
- Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi
tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 33/2007/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công Thương hướng
dẫn lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản
rắn;
- Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây Dựng về công bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định số 568/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác,
chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn từ 2010 đến 2015;
- Quyết định số 108/GP-UBND, ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Gia Lai về việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho Công ty TNHH MTV
Trang Đức tại mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia
Lai;
- Quyết định số 242/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 5 năm 2014 của UBND tỉnh
Gia Lai về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong “Báo cáo thăm dò mỏ đá làm
vật liệu xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai” của
Công ty TNHH MTV Trang Đức.
2. Các tiêu chuẩn áp dụng
- Tiêu chuẩn thiết kế mỏ lộ thiên: TCVN 5326-2008;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QCVN
04:2009/BCT ban hành theo thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07/7/2009 của Bộ
Công Thương;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn lao động trong khai thác và chế biến đá
QCVN 05 : 2012/BLĐTBXH ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ lao động - thương
binh và xã hội.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2008/BCT về an toàn trong bảo quản,
vận chuyển, sử dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp;
- TCVN 4054-2005: Đường ôtô-Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 1771-87: Đá dăm, sỏi dùng trong xây dựng - yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 1771-86: Tiêu chuẩn cốt liệu đá sỏi, thi công và nghiệm thu.
- TCVN 4732-1989: Đá bazan xây dựng xây dựng - yêu cầu kỹ thuật

- Tiêu chuẩn cấp công trình TCVN 2748-1991, tiêu chuẩn về phân cấp bậc chịu
lửa và phòng chống cháy cho nhà và công trình TCVN 2622 –1995.
- 22TCN 211-1993: Quy trình thiết kế áo đường mềm.
- Các định mức kinh tế - kỹ thuật của Bộ Xây Dựng.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 5


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

- Định mức xây dựng cơ bản và thông báo giá liên sở của tỉnh Gia Lai
- Định mức lao động & năng suất một số thiết bị chủ yếu khai thác mỏ lộ thiên.
3. Tài liệu phục vụ thiết kế:
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản tại mỏ do Công ty
TNHH Kiều Nguyễn lập đã được thông qua.
- Căn cứ kế hoạch khai thác của chủ đầu tư trong thời gian tới.
- Các hồ sơ khác liên quan.
- Bản đồ địa chất và khoáng sản khu vực Mang Yang,
- Căn cứ mạng giao thông hiện có;
- Căn cứ các tài liệu nghiên cứu địa chất khu vực.
- Căn cứ kế hoạch khai thác của chủ đầu tư trong thời gian tới.
IV. ĐƠN VỊ TƯ VẤN
Công ty TNHH Kiều Nguyễn được thành lập theo giấy phép kinh doanh số:
5900 583 586 ngày 24 tháng 6 năm 2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp;
Địa chỉ Công ty: 08 Phan Đăng Lưu, phường Thống Nhất, thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai;
Chủ nhiệm dự án: Kỹ sư khai thác mỏ Kiều Văn Cường;

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng-thiết kế các công trình Công nghiệp
mỏ: số KS.059-00210-A của sở Xây dựng tỉnh Gia Lai cấp ngày 20/9/2013.
Công ty TNHH Kiều Nguyễn có đầy đủ tư cách pháp nhân lập dự án đầu tư,
thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công và lập bản vẽ thi công.
Công ty đã tham gia tư vấn nhiều công trình tương tự.
Những người tham gia:
TT
Họ và tên
Chuyên môn
Chức vụ
1
KS. Kiều Văn Cường
Khai thác mỏ
Chủ nhiệm
2
KS. BùiHải Nhân
Khai thác mỏ
Thực hiện
3
KS. Nguyễn Hữu Dũng
Thăm dò
Thực hiện
4
KS. Nguyễn Minh Tuấn
Công nghệ Môi trường
Thực hiện
5
CN. Nguyễn Hữu Thọ
Kinh tế
Thực hiện

6
KS. Hoàng Xuân Hiếu
Xây dựng
Thực hiện
Công ty chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, sở ban
ngành tỉnh và địa phương, cơ quan chủ đầu tư cũng các bạn đồng nghiệp, để trên cơ sở
đó chúng tôi hoàn thiện Báo cáo KTKT phù hợp với quy chuẩn, quy trình, quy phạm
đạt chất lượng, đảm bảo phụ vụ cho công tác thi công xây dựng cơ bản và khai thác có
hiệu quả suốt thời gian tồn tại mỏ.
Nhân đây, tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn!

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 6


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Phần I:
THUYẾT MINH BÁO CÁO KTKT

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 7


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ

Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Chương 1
SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
KHAI THÁC MO
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn trong những năm tới của tỉnh
Gia Lai, có chú trọng phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; huy động nội lực,
thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước và đầu tư nước ngoài để đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch
vụ và nông nghiệp. Định hướng phát triển các ngành trong cơ cấu phát triển kinh tế xã
hội ta thấy ngành công nghiệp - xây dựng vẫn giữ vai trò then chốt trong tỷ trọng giá
trị sản xuất. Từ mục tiêu phát triển trên ta thấy trong những năm tới ngành công
nghiệp - xây dựng của tỉnh sẽ phải có những bước đi mới đúng đắn để đáp ứng nhiệm
vụ đặt ra;
Hiện nay tuyến đường Quốc lộ 19 qua địa bàn tỉnh Gia Lai đang được triển khai
thi công, do vậy nhu cầu sử dụng đá làm vật liệu xây dựng thông thường là rất lớn, đòi
hỏi phải đáp ứng theo tiến độ thi công công trình đã đề ra. Đến thời điểm hiện tại khu
vực các huyện Mang Yang đã có mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng
khoảng cách tới công trình thi công rất xa, công suất của mỏ nhỏ, nên không đáp ứng
được tiến độ thi công công trình cải tạo nâng cấp đường Quốc lộ 19.
Để đáp ứng được tiến độ thi công khi dự án được phê duyệt thì việc chuẩn bị
nguyên vật liệu thi công đạt tiêu chuẩn là rất cần thiết và cấp bách, trong đó nhu cầu sử
dụng đá làm vật liệu xây dựng thông thường là không thể thiếu được. Do vậy việc chủ
đầu tư là Công ty TNHH MTV Trang Đức đầu tư khai thác mỏ đá xây dựng xã H’ra và
xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai là hướng đi đúng đắn, kịp thời trong
giai đoạn hiện nay và phù hợp với nhu cầu của thị trường, nhất là việc cung cấp
nguyên liệu cát xây dựng thông thường cho việc thi công công trình trọng điểm Quốc
gia, đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Gia Lai.
II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

Đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến trong các khâu, khai thác và chế biến, chế
biến để thu hồi khoáng sản có ích ở mức độ cao nhất và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do quá trình khai thác và chế biến gây ra.
Sử dụng tối đa nguồn nhân lực tại địa phương để góp phần tạo thêm nhiều việc
làm và thu nhập cho lao động của địa phương;
Khai thác và chế biến xây dựng phục vụ cung cấp nguyên liệu đá VLXD thông
thường chính cho công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 19, đoạn tuyến đi qua địa bàn
tỉnh Gia Lai, ngoài ra còn cung cấp cho các công trình thi côngcó nhu cầu sử dụng đá
làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn huyện Mang Yang và các huyện lân
cận;
Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động;
Góp phần tăng ngân sách nhà nước;
Thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Mang Yang cũng như tỉnh Gia Lai.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 8


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Chương 2
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG, NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT, HÌNH THỨC ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
I. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
Khu vực mỏ và các công trình hạ tầng kỹ thuật mỏ thuộc địa bàn xã H’ra và xã
Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
II. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT

Nhu cầu sử dụng đất tại mỏ bao gồm diện tích khai trường khai thác, đường nội
bộ, mặt bằng công nghiệp mỏ và bãi thải mỏ.
Tổng diện tích sử dụng đất tại mỏ là 5,92ha, cụ thể như sau:
Diện tích khai trường khai thác mỏ: 3,62ha nằm trong diện tích 5,04ha đã được
UBND tỉnh Gia Lai cấp phép thăm dò theo quyết định số 108/GP-UBND, ngày 18
tháng 3 năm 2014;
Mặt bằng công nghiệp mỏ: 1,8ha, được bố trí các hạng mục như bãi chế biến
đá, bãi tập kết thành phẩm, đường giao thông nội bộ và khu văn phòng mỏ;
Bãi thải mỏ dự kiến: 0,5ha.
Tổng diện tích sử dụng đất: 5,92ha.
III. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN:
1. Hình thức đầu tư:
Đầu tư mới hoàn toàn.
2. Hình thức quản lý dự án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý Dự án: Tổ chức biên chế đội ngũ cán bộ và nhân
viên có chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên được tập huấn về nghiệp vụ.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 9


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHAI THÁC MO
CỦA PHƯƠNG ÁN CHỌN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRONG VÙNG DỰ ÁN

1. Điều kiện kinh tế xã hội:
1.1. Vị trí địa lý:
Khu vực khai thác có diện tích 3,62ha nằm trong diện tích 5,04 ha được UBND
tỉnh Gia Lai cấp giấy phép thăm dò theo quyết định số 108/GP-UBND, ngày 18 tháng
3 năm 2014 của UBND tỉnh Gia Lai về việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho
Công ty TNHH MTV Trang Đức tại mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện
Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Ranh giới khu vực khai thác được khống chế bởi tọa độ các điểm góc theo hệ
tọa độ VN-2000 như sau:
Bảng III.1: Toạ độ các điểm khép góc khu vực thăm do
Tên Điểm

Hệ toạ độ VN-2.000
X(m)
1550 445
1550 600
1550 600

Y(m)
0484 880
0484 880
0485 160

1
2
3
4
1550 480
0485 160
5

1550 480
0485 020
Thuộc tờ bản đồ địa hình xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỷ lệ
1/10.000, kinh tuyến trục 1080 30’, múi chiếu 30.
Diện tích toàn bộ khu mỏ là: 36.200m2
1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Mỏ có địa hình đồi núi thấp, cao độ bề mặt dao động bình quân từ cote +660m
đến +725m; Phần lớn bề mặt địa hình là suối cạn và đất trống.
1.3. Đặc điểm địa chất thuỷ văn:
Mạng lưới thủy văn trong vùng khá phát triển, trong khu mỏ có suối chảy qua
quanh năm có nước đổ về sông Ayun; ngoài ra còn có các suối nhỏ, khe cạn ở khu vực
lân cận. Tuy nhiên, các con suối này chỉ chảy thành dòng vào mùa mưa, còn mùa khô
thì không có hoặc có rất ít nước.
1.4. Đặc điểm Khí hậu:
Mỏ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt,
mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa: thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều nhất
là các tháng 8, 9 và tháng 10, chiếm khoảng 90 - 92% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ
thay đổi từ 140 đến 350C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80%; tháng có độ ẩm cao
nhất là các tháng 9 và 10 (khoảng 85 - 90%).
- Mùa khô: Mùa khô thường từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Đây
là mùa hanh khô và giá lạnh. Lạnh nhất vào dịp Noel hàng năm. Lượng mưa vào mùa
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 10


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai


này không đáng kể, độ ẩm không khí thấp. Công tác nghiên cứu địa chất và khai thác
mỏ thuận lợi nhất là tiến hành vào mùa khô.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là: 24,50C
+ Thấp nhất là: 12÷150C (tháng 12 và tháng 1)
+ Cao nhất là: 34÷37,00C (tháng 3 và tháng 4)
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình trong năm là 78%, cao nhất vào tháng 11 là 93%,
thấp nhất vào tháng 2 là 18%.
1.5. điều kiện giao thông
Hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi; từ mỏ ra Quốc lộ 19 theo
hướng Bắc khoảng 300m, mặt đường rộng 6m được làm từ cấp phối đất đồi; còn lại
toàn bộ đường Quốc lộ 19 thì mặt đường đã được thảm bê tông nhựa nóng, nên rất
thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra của
dự án.
( xem sơ đồ vị trí giao thông - bản vẽ số 01)
1.6. Điều kiện kinh tế xã hội và dân cư :
- Dân cư: Mỏ nằm trong khu vực không có dân cư sinh sống, điểm dân cư gần
nhất cách khu vực mỏ khoảng 350m thuộc địa bàn xã H’ra, dân cư ở đây chủ yếu là
người dân tộc thiểu số và một số ít người kinh vào làm kinh tế mới sống tập trung ven
trục đường chính. Đại đa số dân xung quanh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi,
đời sống của nhân dân trong khu vực ổn định.
- Kinh tế: Kinh tế cả hai xã chủ yếu là trồng cây công nghiệp và cây nông
nghiệp ngắn ngày. Tại trung tâm các xã có trường học, trạm xá, điểm bưu điện, trạm
cung cấp xăng dầu, điện cao thế, có sóng điện thoại di động.
- Thông tin liên lạc: Hiện tại khu mỏ đã có các mạng điện thoại di động, nên rất
thuận lợi cho việc liên hệ công việc thông qua các mạng di động này.
Tóm lại, điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế nhân văn tương đối thuận lợi cho
công tác khai thác mỏ.
2. Đặc điểm địa chất khoáng sản
Theo báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá xây dựng H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện

Mang Yang, tỉnh Gia Lai do công ty TNHH Kiều Nguyễn lập tháng 4 năm 2014 thì địa
chất khu vực mỏ có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
2.1. Đặc điểm cấu trúc địa chất mỏ:
2.1.1. Địa tầng
- Giới Akkei - Hệ tầng Kon Cot (AR kc)
Nằm cách khu vực mỏ khoảng 1,0 km về phía Đông, Nam. Thành phần gồm
plaigioneiss hai pyroxen, granulit mafic hai pyroxen, lớp mỏng gneisbiotit silimanit –
corderrit granat với các thể enderbit, channockit, bề dày thay đổ từ 700-1000m.
- Hệ Neogen, thống Pliocen, - Hệ Đệ tứ , thống pleistocen – Hệ tầng Túc
Trưng (βN2 - QI tt)
Bazan phân bố bao trùm phần lớn khu vực nghiên cứu. Thành phần gồm bazan
tholeit, bazan olivin á kiềm. Qua quan sát tại các điểm lộ đá ở lòng suối thì đá có cấu
tạo đặc sít, cứng chắc.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 11


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Lớp vỏ phong hóa trên cùng dày trung bình 1,0÷3,0m là bột sét màu xám đen,
nâu đỏ, lẫn sạn vón laterit chuyển xuống bazan phong hóa dở dang dạng mảnh cục lẫn
ít sét. Bề dày chung của hệ tầng theo tài liệu địa chất khoảng 30÷100m.
- Hệ Đệ Tứ - Thống Holocen hạ trung, Trầm tích sông (aQ21-2)
Thành tạo này phân bố ở phía Tây Bắc khu vực mỏ, cách khu vực mỏ khoảng
1,5km, nó là thềm bặc 2 của con suối, nằm phủ lên các đá granit và bazan gần suối,
chiều day thay đổi từ 6-7m. Thành phần gồm cát, cuội, sỏi, ít bột sét.

- Hệ Đệ Tứ - Thống Holocen thượng, Trầm tích sông (aQ23)
Thành tạo này phân bố ở các thung lũng suối khu vực nghiên cứu, phát triển
theo các đoạn suối thoải. Hình dạng và kích thước các hạt không ổn định do thường
chịu ảnh hưởng của dòng chảy, Thành phần gồm cát, cuội, sỏi, ít bột sét, dày từ 1 - 2m.
2.1.2. Magma xâm nhập
Magma xâm nhập bắt gặp phía Tây khu vực nghiên cứu là các đá granitoid
phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn pha 3, Ngoài ra còn có đá pha 1 và pha 2 của phức hệ
Vân Canh phân bố ở phía Nam và phía Đông Bắc khu vực mỏ:
- Phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn pha 3 (γPZ3bg-qs3):
Các đá pha 3 của phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn phân bố ở phía Tây, Tây Nam
cách khu mỏ khoảng 0,5km. Thành phần thạch học: granit biotit hạt lớn, granit hạt lớn
dạng porphyr. Thành phần khoáng vật các đá (%): plagioclas: 25-33; felspat kali: 3138; thạch anh: 31-33; biotit: 4-5; quặng: 1.
- Phức hệ Vân Canh:
+ Phức hệ Vân Canh pha 1 (γT2vc1): là phức hệ magma xâm nhập thể nền
với diện phân bố rộng, trong khu vực thăm dò diện phân bổ của thể này nằm về phía
Tây Nam khu vực nghiên cứu với diện tích khoảng 1,5ha.
Thành phần thạch học chủ yếu: Granodiorit biotit hạt vừa, đá có cấu tạo khối,
kiến trúc porphyr. Thành phần khoáng vật (%): plagioclas 30-35, felspat kali 20-30,
thạch anh 20-25, biotit 10-55. Khoáng vật phụ: apatit, orthit, zircon, sphen, fluorit,
hematit.
+ Phức hệ Vân canh pha 2 (γT2vc2):
Các thành tạo granit, granosyenit thuộc pha 2 phức hệ Vân Canh, phân bố Đông
Bắc khu vực nghiên cứu. Thành phần thạch học là granit biotit màu hồng. Đá có cấu
tạo khối, kiến trúc nổi ban, ban tinh felspat kiềm hạt lớn (0,5-2cm 2) màu hồng nâu, nền
nửa tự hình hạt lớn.
Thành phần khoáng vật (%): plagioclas 17-33, felspat kali 32-58, thạch anh 1636, biotit 1-8. Khoáng vật phụ: apatit, orthit, zircon, sphen, fluorit, hematit. Các đá
thường bị biến đổi epidot, chlorit, calcit hóa, một số nơi gặp kiềm hóa. Bằng mắt
thường granit có màu xám trắng-hồng nhạt, màu khá đồng nhất, ít biến. Khoáng vật
phụ: apatit, sfen, tualin, pirit, zicon, rutin
Đặc điểm thạch hóa: thuộc dãy á kiềm (seynit thạch anh và granit á kiềm), loạt

K-Na, cao silic. Các đá xuyên cắt và gãy á sừng hóa các đá vây quanh.
2.1.3. Kiến tạo
Gia Lai nói chung và huyện Mang Yang nói riêng nằm trong khối nâng Kon
Tum, các thành tạo địa chất cổ tuổi Tiền Cambri bị biến chất cao đến tướng granulit,
amphibolit. Các hoạt động magma, biến chất, uốn nếp, đứt gãy kiến tạo gây nên sự
biến vị địa chất phức tạp trong các thành tạo địa chất cổ.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 12


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Theo tài liệu sơ lược bản đồ địa chất vùng mỏ thì cách mỏ khoảng 0,5 km có một đứt
gãy chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Quá trình thăm dò không phát hiện đứt gãy trong khu vực nghiên cứu.
2.1.4. Khoáng sản
Khoáng sản chính trong khu vực nghiên cứu là đá bazan phong hóa và bazan
đặc sít của hệ tầng Túc Trưng làm vật liệu xây dựng phân bố rộng rãi trong khu vực
nghiên cứu. Ngoài ra có đá magma của phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn pha 3 và phức hệ
Vân Canh làm vật liệu xây dựng thông thường.
Qua công tác nghiên cứu, điều tra, thăm dò địa chất cũng như khai thác đá trong
mỏ cho thấy ở đây không có các khoáng sản kim loại, kim loại quý hiếm, đá quý hay
bán quý.
2.2. Đặc điểm địa chất mỏ:
2.2.1. Địa tầng:
- Giới Akkei - Hệ tầng Kon Cot (AR kc)
- Hệ Neogen, thống Pliocen, - Hệ Đệ tứ , thống pleistocen – Hệ tầng Túc Trưng

(βN2 - QI tt)
- Hệ Đệ Tứ - Thống Holocen thượng, Trầm tích sông (aQ23)
- Hệ Đệ Tứ - Thống Holocen hạ trung, Trầm tích sông (aQ21-2)
2.2.2. Magma xâm nhập:
- Phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn pha 3 (γPZ3bg-qs3):
- Phức hệ Vân Canh pha 1 và pha 2 (T2vc)
2.2.3. Về khoáng sản:
khoáng sản trong diện tích chủ yếu là đá xây dựng của hệ tầng Túc Trưng.
2.2.4. Vị trí mỏ trong cấu trúc địa chất chung của vùng.
Kết quả thi công thăm dò tại mỏ thì khu vực thăm dò nằm trong lớp Bazan Hệ
tầng Túc Trưng (βN2 - QI tt) và magma xâm nhập Phức hệ Vân Canh pha 1 ( γT2vc1).
( xem bản đồ địa chất khu vực - bản vẽ số 02).
2.3. Cấu tạo thân khoáng
Kết quả khoan thăm dò và đo vẽ các vết lộ tại mỏ đá bazan xây dựng xã H’ra và
xã Ðăk Ta Ley cho thấy trong phạm vi thăm dò với diện tích 5,04ha bao gồm 2 diện
phân bổ đất đá khác nhau, đó là phun trào bazan và magma xâm nhập. Cụ thể như sau:
- Phun trào bazan chiếm khoảng 3,413ha là bazan của Hệ tầng Túc Trưng, phần
thân khoáng đá bazan có đặc điểm như sau:
+ Phần trên cùng là vỏ phong hóa của bazan tạo thành sét bột lẫn sạn cát, phía
trên có nhiều rễ cây và mùn hữu cơ tạo thành lớp thổ nhưỡng ở khu vực suối và hai
bên bờ liền kề lớp này không có phủ. Một số lỗ khoan xuất hiện sản phẩm phong hóa
của đá granit do quá trình bào mòn rửa trôi từ đỉnh đồi phủ xuống; lớp này có dạng
nằm ngang, chiều dày lớp đất phủ thay đổi từ 0 ÷ 4,5m.
+ Phần tiếp theo là đá bazan đặt sít (tầng sản phẩm): Trong khu mỏ diện lộ đá
gốc lộ ra ở khu vực khe suối của mỏ. Đá có cấu tạo khối, cứng chắc, đá bị nứt nẻ theo
nhiều phương khác nhau, trong diện phân bố lộ đá gốc có màu xám đen, xám xanh,
đồng nhất, rắn chắc, cấu tạo khối, kiến trúc vi tinh đến thủy tinh. Phía trên giáp lớp
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn


Trang 13


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

phủ vây quanh đá bị nứt nẻ mạnh, càng xuống sâu đá có chiều hướng liền khối. Chiều
dày lớp dao động từ 2,5÷ 24,3m.
+ Phần dưới lớp thân khoáng là sản phong hóa của bazan, nhiều nơi tạo thành
sét, bột lẫn ít mảnh đá, dăm sạn còn sót màu xám nâu hoặc nâu đen.
- Ở khu vực rìa phía Nam xuất hiện tầng sản phẩm phong hóa của đá granit lớp
này gồm cát pha sét bột, màu xám trắng, nâu sữa, trạng thái dẻo mền đến nữa cứng, có
chiều dày rất lớn, chiều sâu các công trình khoan chưa khống chế hết thân khoáng,
diện phân bổ lớp này khoảng 1,627ha trong phạm vi thăm dò.
Đặc điểm về hình thái kích thước thân khoáng được thể hiện trong bảng II.1
Bảng III.2: Chiều dày thân khoáng, và các lớp đất đá vây quanh tại mỏ
Thứ tự lớp
TT
từ trên xuống

Số hiệu lỗ khoan
LK1-1 LKbs LK1-2 LK2-1 LK2-2 LK2-3 LK3-1 LK3-2 LK3-3

1

Lớp đất phủ

26

0


4,5

4,0

2,0

0,5

0,8

0

0,5

2

Thân khoáng bazan

0

19,5

22,5

2,5

24,3

20,6


2,6

20,8

20,0

3

Lót đáy thân khoáng

0

2,5

1,7

19,5

2,5

2,0

20

2,5

0,8

2.3. Đặc điểm chất lượng đá tại mỏ

2.3.1. Chất lượng đá:
Kết quả phân tích phân tích 7 mẫu cơ lý đá tại 07 lỗ khoan .Các thông số được
trình bày trong bảng sau:
Bảng III.3: Kết quả phân tích cơ lý đá tại mỏ
Các chỉ tiêu cơ lý

ĐVT

Số hiệu mẫu

Trung
M1-2.2 Mbs-2 M2-2.2 M2-3.2 M3-1.2 M3-2.2 M3-3.2 bình

Độ rỗng tự nhiên của đá
Khối lượng riêng
Khối lượng thể tích tự nhiên

%
g/cm3
g/cm3

1,414

0,39

1,378

1,132

0,354


1,132

1,132

0.990

2,829

2,823

2,83

2,828

2,825

2,828

2,828

2.827

2,789

2,812

2,791

2,796


2,815

2,796

2,796

2.799

Cường độ kháng nén khô

Mpa

117,44 116,11 115,91 117,75 116,52

117,03

116,11

116.70

Cường độ kháng nén bão hoà
Hệ số hóa mềm

Mpa
Km

103,31 101,06
0,88


0,870

99,73

100,76 100,76

99,53

101,27

100.92

0,860

0,856

0,850

0,872

0.865

0,865

(Nguồn : Báo cáo kết quả thăm dò do công ty TNHH KIều Nguyễn lập tháng 4/2014)
Từ kết quả phân tích cơ lý đá tại khu vực thăm dò cho thấy cường độ kháng nén
khô của đá bazan đặc sít dao động 115,91 đến 117,44 Mpa (trung bình 116,7Mpa) đạt
tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng theo Quy chuẩn Việt Nam (QCVN
49 :2012/BTNMT).
2.3.2. Các nguyên tố có hại đi kèm.

Do mỏ có điều kiện đất đá tương tự như một số mỏ đá xây dựng trong khu vực
tỉnh Gia Lai, do vậy chúng tôi không tiến hành lấy mẫu phân tích hàm lượng khoáng
vật sulfur mà chỉ tham khảo các tài liệu địa chất trong khu vực; kết quả tham khảo cho
thấy chỉ tiêu hàm lượng SO3 ≤2% đạt tiêu tiêu chuẩn đá làm vật liệu xây dựng thông
thường.
2.3.3. Tính chất công nghệ
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 14


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Đặc tính công nghệ của đá bazan mỏ H’ra và xã Ðăk Ta Ley đối với lớp đá
tham gia tính trữ lượng (đá đặc sít) được thể hiện theo kết quả phân tích các mẫu công
nghệ với 2 chỉ tiêu: Nén dập trong xi lanh; độ mài mòn Los Angeles bám dính nhựa
đường.
* Nén dập trong xi lanh:
Mẫu Nén dập trong xi lanh được lấy ở các mẫu lõi khoan, đá được gia công các
cỡ hạt (1 x 2)cm để thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm như sau :
Bảng III.4: Kết quả thí nghiệm nén dập trong xi lanh
Độ nén dập của mẫu

Mẫu khô

Số hiệu mẫu

Trung

M1-2.2 Mbs-2 M2-2.2 M2-3.2 M3-1.2 M3-2.2 M3-3.2 bình

ĐVT

(
%)

9,90

10,47

10,24

10,30

10,36

10,21

10,24

10,25

(
12,00
11,75 11,867
11,24 12,08 11,89 12,04 12,06
%)
(Nguồn : Báo cáo kết quả thăm dò do công ty TNHH KIều Nguyễn lập tháng 4/2014)
* Độ mài mòn Los Angeles :

Mẫu độ mài mòn Los Angeles được lấy ở các mẫu lõi khoan, đá được gia công
các cỡ hạt (1 x 2)cm để thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm như sau:
Bảng III.5: Kết quả thí nghiệm mài mòn LA

Mẫu bão hòa nước

Nội dung thí nghiệm

Số hiệu mẫu

Trung
M1-2.2 Mbs-2 M2-2.2 M2-3.2 M3-1.2 M3-2.2 M3-3.2 bình

ĐVT

Độ mài mòn

(

LA

15,26

15,69

17,23

18,23

16,38


17,83

17,65

16,90

%)
(Nguồn : Báo cáo kết quả thăm dò do công ty TNHH KIều Nguyễn lập tháng 4/2014)
* Độ bám dính nhựa đường :
Mẫu độ bám dính nhựa đường được lấy ở các mẫu lõi khoan, qua thí nghiệm
cho kết quả như sau:
Bảng III.6: Kết quả thí nghiệm độ bám dính nhựa đường tại mỏ

Nội dung thí nghiệm

ĐVT

Số hiệu mẫu

Trung
M1-2.2 Mbs-2 M2-2.2 M2-3.2 M3-1.2 M3-2.2 M3-3.2 bình

Độ bám dính
C
4,00
4,00
4,19
4,67
4,00

4,33
4,00
4,33
với nhựa đường
ấp
(Nguồn : Báo cáo kết quả thăm dò do công ty TNHH KIều Nguyễn lập tháng 4/2014)
Tóm lại: Các kết quả phân tích cơ lý, công nghệ của đá tại mỏ H’ra và xã Ðăk
Ta Ley trong khu vực thăm dò đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7570-2006) đá dăm sỏi
dùng cho bê tông - yêu cầu kỹ thuật.
3. Địa chất thuỷ văn – Địa chất công trình:
3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn
3.1.1. Đặc điểm nước mặt
Ở khu vực trung tâm mỏ có khe suối chảy qua, suối có nước chảy quanh năm
nhưng lưu lượng vào mùa khô nhỏ, lòng suối bằng phẳng, đoạn hạ lưu khu vực thăm
dò suối có vách đứng tạo thành thác; đây chính là điểm thuận lợi để tháo khô mỏ dễ
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 15


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

dàng. Ngoài ra trong khu vực còn có các suối nhỏ, các khe xói cạn trong mỏ chỉ có
nước trong mùa mưa.
Nhìn chung, nước mặt ở khu mỏ có ảnh hưởng không quá lớn đến công tác
thăm dò và khai thác mỏ sau này. Khi khai thác cần chú ý đến việc nắn dòng để dòng
chảy không chảy trực tiếp vào moong khai thác cũng như gây ô nhiễm cho nước dòng
suối.

3.1.2. Đặc điểm các tầng chứa nước dưới đất
- Thành tạo chứa nước vừa đến giàu trong trầm tích Holocen, trầm tích
sông: thành tạo này có khả năng giữ nước rất lớn tuy nhiên thành tạo này chiếm diện
tích nhỏ trong khu vực thăm dò và bề dày trầm tích rất mỏng chỉ từ 1- 2m. Nên khả
năng chứa nước là không đáng kể.
- Thành tạo chứa nước trong bazan hệ tầng Túc Trưng (N2-QI tt):
+ Thành tạo chứa ít đến nghèo nước trong bazan hệ tầng Túc Trưng (N2-QI tt):
Lớp này chính là lớp phủ tại mỏ: Thành phần gồm đá bị phong hóa, tạo thành
sét pha, cát pha lẫn dăm sạn, càng xuống sâu hàm lượng dăm sạn tăng, kết cấu yếu, bở
rời. Nước giữ ở tầng này, nhưng bề dày lớp mỏng, do vậy khả năng chứa và giữ nước
rất nhỏ, nguồn cung cấp chính là nước mưa.
+ Thành tạo chứa nước rất nghèo đến không chứa nước trong bazan hệ tầng
Túc Trưng (N2-QI tt):
Lớp này là lớp đá bazan có cấu tạo khối đặc sít, ít nứt nẻ hầu như không có khả
năng chứa nước. Qua khảo sát, đôi chỗ đá nứt nẻ thấy xuất hiện có nước từ tầng trên
thấm xuống nhưng không ảnh hưởng đến quá trình khai thác sau này.
+ Thành tạo chứa nước vừa trong bazan hệ tầng Túc Trưng (N2-QI tt):
Đây là lớp bazan phong hóa hoàn toàn thành sét lẫn dăm sạn bở rời. Đất tương
đối mềm bở, mức độ gắn kết kém, khả năng chứa nước vừa. Chiều dày của lớp chưa
được xác định hết.
- Thành tạo chứa nước trong magma xâm nhập phức hệ Vân Canh:
Diện tích phân bổ chiếm 1/3 diện tích thăm dò và phân bố chủ yếu ở phía Nam
khu vực mỏ. Thành phần gồm sét pha, cát pha lẫn dăm sạn, màu xám nâu, nâu sữa, kết
cấu yếu, bở rời. Lớp này về mùa khô có khả năng chứa nước yếu hoặc không chứa
nước; về mùa mưa có khả năng chứa nước nhiều hơn. Nguồn cung cấp nước chủ yếu
là nước mưa.
Phần đá gốc phía dưới dự báo là đá gốc có cấu tạo khối đặc sít, ít nứt nẻ hầu
như không có khả năng chứa nước.
Toàn bộ lỗ khoan thăm dò không xuất hiện nước dưới đất.
3.1.3. Dự tính lượng nước chảy vào công trường khai thác

Khi khai thác mỏ, nguồn nước có khả năng chảy vào mỏ là nguồn nước suối
khu vực thăm dò, nước mưa rơi trực tiếp và nước mưa chảy tràn vào moong khai thác.
- Lượng nước suối chảy qua mỏ:
Do khu vực trung tâm mỏ về phía Bắc có khe suối chảy qua, suối có nước chảy
quanh năm nên sẽ gây hiện tượng úng lụt tại moong khai thác nếu không có biện pháp
đắp đập hoặc nắn dòng chảy. Do vậy khi đi vào khai thác phải đặc biệt chú ý vấn đề
này.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 16


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Lưu lượng suối Ayun là 0,39m3/s (phụ lục tính toán lưu lượng dòng chảy được
đính kèm phần phụ lục)
Lượng nước suối chảy vào mỏ khi không có công trình ngăn nước (đắp đập
hoặc nắn dòng chảy) là:
Qsuối = 0,39 x 24 x 3600 = 33.696m3/ngày
- Lượng mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác:
Với diện tích khu vực thi công thăm dò của Dự án là 36.200m2, lưu lượng mưa
chảy tràn trên khu vực của Dự án đối với môi trường xung quanh được tính toán theo
công thức sau:
Qmưa = 0,278 .I . F .k ( m3/ngày);
Trong đó:
Qmưa: Lưu lượng tính toán (m3/s);
I: Cường độ mưa lớn nhất trong ngày I = 223mm;
F: Diện tích lưu vực thoát nước (m2); F =36.200 m2;

k: Hệ số dòng chảy, lấy trung bình bằng k = 0,6.
Vậy Qmưa = 0,278 x 223.10-3 x 36.200 (m2) x 0,6 = 1.346,5 (m3/ngày).
Kết quả tổng lượng nước chảy vào mỏ ngày lớn nhất, cho thấy lượng nước mưa
rơi trực tiếp xuống moong khai thác chiếm phần lớn. Khi khai thác sẽ nắn dòng chảy
và có đập ngăn nước vì vậy có thể loại bỏ nguồn nước suối chảy vào mỏ, chủ yếu là
nước rò rỉ, ước tính khoảng 100m3/ngày.
Bảng III.7: Kết quả tính trữ lượng nước chảy vào moong khai thác
Diện tích
( m2 )

Lượng nước
mặt rò rỉ
( m3/ngày)

Lượng nước
dưới đất chảy
vào mỏ
( m3/ngày)

Lượng nước
mưa chảy vào
mỏ lớn nhất
(m3/ngày)

Tổng lượng
nước chảy vào
mỏ lớn nhất
(m3/ngày)

36.200


100

0

1.346,5

1.446,5

3.2. Địa chất công trình :
Điều kiện địa chất công trình một khu vực nói chung, một công trình cụ thể nói
riêng, được đánh giá tổng quát thông qua các đặc điểm cơ bản của đất nền sau đây:
- Địa hình địa mạo;
- Cấu trúc địa chất;
- Đặc điểm địa chất thủy văn;
- Các hiện tượng địa chất động lực;
- Tính chất cơ lý các lớp đất.
3.2.1. Địa hình, địa mạo
Địa hình đặc trưng của khu vực nghiên cứu là địa hình dạng đồi núi thấp. Sườn
đồi có độ dốc khoảng 4÷10o đã và đang chịu quá trình phong hóa, xâm thực, rửa trôi.
3.2.2. Các hiện tượng địa chất động lực
Trên bề mặt của diện tích khai thác phần đất phủ và phong hoá mỏng ,ít thay
đổi với tính chất cơ lý đất ổn định nên khả năng xảy ra trượt lở bờ mỏ ít xảy ra, tuy
nhiên về mùa mưa đất có tính ngậm nước cao trở nên nhão, dễ xảy ra hiện tượng trượt
lở. Với các đặc trưng trên, các hiện tượng địa chất động lực chủ yếu như sau:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 17



Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

* Hiện tượng lầy hoá
Đây là hiện tượng khá phát triển trong vùng có địa hình trũng, thấp trong mùa
mưa, nhất là lớp vỏ phong hoá của bề mặt bazan. Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra
không mạnh do chiều sâu lầy hoá tại mỏ dao động từ 0,0÷4,5m.
* Hiện tượng trượt lở bờ moong khai thác trong lớp phủ
Lớp phủ trong phạm vi mỏ, được cấu tạo bởi các lớp đất có tính chất cơ lý khác
nhau, từ bột, sét màu xám, xám đen chứa mùn thực vật lẫn đá phong hóa mạnh. Do đó
khi khai thác xuống sâu, cùng với tác động của áp lực nước ngầm chảy vào moong
khai thác và tác dụng của trọng lực làm cho đất phủ trượt xuống lòng moong khai thác,
gây nguy hiểm cho người và thiết bị khai thác dưới moong. Thực tế tại mỏ lớp phủ dày
trung bình khoảng 1,53m. Khi tiến hành bóc lớp đất phủ, góc dốc bờ moong phải nhỏ
hơn góc dốc an toàn cho phép. Góc dốc bờ moong trong đất thủ được tính như sau:
Trên cơ sở kết quả điều tra ĐCCT, chiều dày, thế nằm, mức độ lộ vỉa, kết quả
phân tích tính chất cơ lý đất đá, đồng thời dựa vào đặc điểm địa hình, địa mạo và đặc
điểm khoáng sản khu mỏ, phương pháp khai thác hợp lý nhất là khai thác lộ thiên.
tg c

tgα =

h
Trong đó:
: góc nội ma sát (ma sát trong )  = 22,18o
 : hệ số an toàn thay đổi từ 1 - 2 lấy bằng 1,2
C: lực kết dính = 0,27 kg/cm2
γ: Dung trọng tự nhiên = 1,795g/cm3
h: chiều cao bờ moong khai thác lộ thiên đối với tầng đất yếu h= 1,53m

Bảng III.8: Bảng tính góc dốc bờ mỏ khai thác trong tầng đất phủ


Tg

η

γ

c

h

Tgα

Góc (độ)

22,18

0,41

1,2

1,795

0,27

1,53

0,516


27,3

Theo đó dự kiến góc nghiêng bờ taluy ổn định trong tầng đất yếu khoảng 27,3 o.
Đối với tầng đá cứng thực tế khai thác tại một số mỏ có điều kiện địa chất tương tự thì
độ dốc ổn định bờ moong khai thác từ 55-850 với chiều cao tầng khai thác từ 10-20m.
3.2.3.3. Hiện tượng sạt lở bờ moong khai thác trong đá
Trên bề mặt của diện tích thăm dò phần đất phủ và phong hoá mỏng ,ít thay đổi
với tính chất cơ lý đất ổn định nên khả năng xảy ra trượt lở bờ mỏ ít xảy ra, tuy nhiên
về mùa mưa đất có tính ngậm nước cao trở nên nhão, dễ xảy ra hiện tượng trượt lở.
Đây là vấn đề đặc biệt cần quan tâm trong quá trình khai thác, nhằm đảm bảo an toàn
mỏ.
3.2.4. Cấu trúc địa chất nền thiên nhiên và đặc tính ĐCCT của các lớp đất
Theo tài liệu khảo sát ĐCCT và kết quả phân tích tính chất cơ lý đá trong khu
vực, khu vực nghiên cứu có các lớp đất đá từ trên xuống như sau:
* Lớp đất phủ:
Lớp sét pha màu xám, xám đen trạng thái mềm dính: Lớp nàyốc mặt ở hầu
hết các lỗ khoan, đôi chỗ bị lớp sét pha màu xám trắng, phớt vàng phủ lên (Lỗ khoan
LK2-1 và LK3-1). Thành phần là bột, sét màu xám, xám đen chứa mùn thực vật lẫn đá
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 18


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

phong hóa mạnh, kết cấu yếu, mềm bở. Chiều dày thay đổi từ 0,4m đến 4,5m. Nguồn
gốc sườn tích, tàn tích, khả năng chịu tải trung bình yếu.

Bảng III.9: Tính chất cơ lý như sau
Chỉ tiêu thí nghiệm
- Độ ẩm tự nhiên W(%)
- Khối lượng thể tích tự nhiên,  (g/cm3)

Kết quả các mẫu thí nghiệm
M1.2-1 M2.3-1
TB
24,01
24,13
24,07
1,791
1,799
1,795

- Khối lượng riêng,  (g/cm3)

2,74

2,74

2,74

- Hệ số rỗng (o)

0,897

0,891

- Giới hạn chảy, Wch (%)

- Giới hạn dẻo, Wd (%)
- Chỉ số dẻo, Id(%)
- Góc ma sát trong,  ( độ)

43,25
23,15
20,1
21,59

43,56
23,36
20,20
22,36

0,894
43,41
23,26
20,15

- Lực dính kết C (kG/cm2)

0,28

0,26

22,18
0,27

Qua kết quả phân tích trên cho thấy lớp đất này có khả năng chịu tải trung bình,
ít biến dạng, đất ít ẩm, trạng thái cứng.

* Lớp đá cứng:
Trong tất cả các lỗ khoan thăm dò, đá cứng chỉ gặp là đá bazan của Hệ tầng Túc
Trưng. Đá có cấu tạo đặt sít, cứng chắc, đá bị nứt nẻ theo nhiều phương khác nhau.
Kết quả phân tích các mẫu cơ lý cho thấy: Khối lượng riêng: 2,827g/cm 3, Độ rỗng:
0,99% , cường độ kháng nén khô: 116,7Mpa, cường độ kháng nén bão hòa: 100,92
Mpa. Lớp này có độ ổn định tương đối cao.
* Lớp sét đáy:
Là sản phẩm phong hóa của đá bazan. Thành phần là bột, sét màu xám, xám
đen lẫn dăm sạn đá phong hóa còn sót, kết cấu yếu, mềm bở. Chiều dày chưa được xác
định hết. Khả năng chịu tải yếu.
4. Trữ lượng địa chất, độ tin cậy của tài liệu:
Theo báo cáo thăm dò mỏ do công ty TNHH Kiều Nguyễn lập tháng 4/2014 thì
trữ lượng mỏ như sau:
4.1. Chỉ tiêu tính trữ lượng:
- Cường độ kháng nén: ≥ 200 KG/cm2 (tương đương với ≥ 20Mpa).
- Hàm lượng khoáng vật sulfur: ≤ 2 %.
- Ngoài ra các chỉ tiêu kỹ thuật phải đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN75702006 – Tiêu chuẩn kỹ thuật cốt liệu cho bê tông và vữa.
* Điều kiện khai thác
- Độ sâu tính trữ lượng: hết lớp đá cứng tại mỏ.
- Hệ số đất bóc đối với đá xây dựng (đất phủ và đá bán phong hóa): ≤0,5.
4.2. Phương pháp tính trữ lượng
.Sử dụng phương pháp mặt cắt địa chất song song để tính trữ lượng. Nội dung
của phương pháp này như sau:
+ Nếu diện tích giữa hai mặt cắt chênh lệch nhỏ hơn 40%:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 19



Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
S1  S 2
Qi 
x L. xK1
(1)
2

+ Nếu diện tích giữa hai mặt cắt chênh lệch lớn hơn 40%:
Q

S1  S 2  S1 x S 2
3

(2)

x L. xK1

+ Nếu khối tính trữ lượng có dạng hình nêm (khối trữ lượng được giới hạn bởi
một mặt cắt và một đường hoặc một điểm):
Q =

Trong đó :

SL
xK 1
2

(3)


Q : Trữ lượng (m3);

S, S1, S2 : diện tích mặt cắt tính trữ lượng (m2);
L : khoảng cách trung bình giữa hai mặt cắt (m).
K1 là hệ số điều chỉnh có tính đến khe nứt và phần đá bị phong
hóa dọc theo khe nứt, được xác định theo hệ số tài liệu thăm dò và tài liệu khai thác tại
mỏ từ trước tới nay; (chọn k1= 0,9)
(Toàn bộ diện tích được xác định bằng phần mềm Microstation)
4.3. Kết quả tính trữ lượng
Kết quả tính trữ lượng đá xây dựng bằng phương pháp mặt cắt song song như
sau:
- Trữ lượng đá bazan xây dựng tại mỏ là: 599.949m3
- Khối lượng đất phủ và phong hóa (không tính xen kẹp) tại mỏ là: 34.860 m3
- Hệ số đất bóc chung cho toàn mỏ là: 34.860 : 599.949= 0,058 m3/m3.
Nguồn: Báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng mỏ
II. BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG
1. Biên giới mỏ
1.1. Nguyên tắc xác định biên giới mỏ lộ thiên:
Để xác định hiệu quả kinh tế của phương án biên giới mỏ lộ thiên người ta
thường căn cứ vào chỉ tiêu hệ số bóc và trị số giới hạn của nó để làm nguyên tắc so
sánh. Để đảm bảo cho mỏ lộ thiên luôn luôn được lợi nhuận, kể cả thời kỳ khó khăn
nhất thì hệ số bóc của mỏ trong mọi lúc đều phải nhỏ hơn hoặc tối đa bằng hệ số bóc
giới hạn. Khi chọn nguyên tắc đánh giá để xác định biên giới mỏ lộ thiên phải xuất
phát từ hai yêu cầu:
- Khai trường nằm trong ranh giới diện tích đã được các ngành chức năng cấp
phép thăm dò;
- Tổng chi phí cho khai thác toàn bộ khoáng sàng là nhỏ nhất (lãi tối đa);
- Giá thành khai thác trong mọi giai đoạn sản xuất phải nhỏ hơn hoặc tối đa
bằng giá thành cho phép.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 20


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Để đạt được đồng thời cả hai yêu cầu trên là rất khó. Bởi vậy khi thiết kế biên
giới mỏ, ngoài việc chọn nguyên tắc đánh giá còn phải cải thiện chế độ công tác của
mỏ lộ thiên để đạt được yêu cầu trên.
1.2. Phương pháp xác định biên giới mỏ.
1.2.1. Các phương án lựa chọn:
Do thân khoáng có dạng địa hình tương đối bằng phẳng, các thông số của vỉa ít
thay đổi chúng tôi đưa ra hai phương án xác định biên giới của mỏ như sau:
- Phương pháp xác định biên giới mỏ theo chiều sâu của mỏ trong điều kiện tư
nhiên đơn giản;
- Phương pháp xác định biên giới mỏ bằng phương pháp phương án.
1.2.2. Nội dung của từng phương án.
- Phương pháp xác định biên giới mỏ theo chiều sâu của mỏ trong điều kiện tự
nhiên đơn giản:
Phương pháp này xác định chiều sâu cuối cùng của mỏ trên cơ sở nguyên tắc
Kgh ≥ Kbg .
Trong đó:
+ Kgh là hệ số bóc giới hạn: Là hệ số bóc lớn nhất cho phép để thu hồi được một
đơn vị sản phẩm trong điều kiện có lợi về kinh tế khi khai thác khoáng sàng bằng
phương pháp lộ thiên;
+ Kbg là hệ số bóc biên giới: hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa lượng đất
đá phải bóc và khối lượng sản phẩm khai thác tương ứng khi mở rộng biên giới cuối
cùng của mỏ từ vị trí này đến vị trí khác.

- Phương pháp xác định biên giới mỏ bằng phương pháp phương án:
Phương án này tính đến ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như: chiều dày và
góc cắm của vỉa, chất lượng và loại khoáng sản…và các yếu tố kinh tế kỹ thuật như
giá trị của khoáng sản, giá thành khai thác và các khâu gia công chế biến quặng, vốn
đầu tư cơ bản, sản lượng mỏ, tỷ lệ tổn thất và làm nghèo khoáng sản, phương pháp tiến
hành công tác mỏ…
Nội dung của phương án là: chọn một số phương án chiều sâu của mỏ tùy theo
từng thân quặng, mỗi phương án chọn sau đó tiến hành xác định trữ lượng khoáng sản
trong biên giới mỏ, khối lượng đất đá bóc, chọn sản lượng khai thác hàng năm. Từ đó
xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản của mỏ, cuối cùng là tính giá trị hiện tại
thực NPV cho từng phương án. Đó là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền
mặt thu chi trong các năm của đời dự án về thời điểm đánh giá năm đầu thực hiện dự
án theo tỷ suất chiết khấu xác định. Phương án được chọn cuối cùng là chiều sâu của
mỏ là phương án có NPV max và NPV ≥ 0.
1.2.3. Phương án lựa chọn:
Căn cứ nội dung hai phương án đưa ra, xét khả năng thân khoáng tại mỏ có vỉa
nằng ngang, hàm lượng khoáng sản ít thay đổi. Do vậy chúng tôi chọn phương án xác
định biên giới mỏ bằng phương pháp phương án để xác định biên giới mỏ. Chiều sâu
mỏ được chọn là phương án có NPV max và NPV ≥ 0.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 21


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
n

NPV  (Gt  C t ) at   max

i 1

Trong đó:
+ Gt: Luồng tiền mặt được thu hồi tại năm thứ t bao gồm doanh thu do bán
khoáng sản và giá trị tài sản thanh lý nếu có, triệu đồng;
+ Ct:Luồng tiền mặt chi tại năm thứ t, bao gồm vốn đầu tư và các khoản chi liên
quan đến vốn đầu tư ( không kể khấu hao), triệu đồng;
at: là hệ số chiết khấu năm thứ t, tương ứng với tỉ suất chiết khấu đã lựa chọn r;
at 

1
(1  r ) t  1

+ r: tỷ suất chiết khấu được lấy bằng tỷ lệ lãi suất ngân hàng trên thị trường
vốn;
+ t: thứ tự năm tính toán.
Do thân khoáng là đá xây dựng, toàn bộ diện tích khai thác đều phân bổ đá có
các chỉ tiêu về chiều dày, chỉ tiêu cơ lý, chỉ tiêu công nghệ đạt tiêu chuẩn làm đá xây
dựng nên các thông số khai trường được chọn như sau:
- Khai trường nằm trong ranh giới diện tích đã được các ngành chức năng cấp
phép thăm dò.
- Các thông số của bờ mỏ khi kết thúc khai thác phù hợp với tính chất cơ lý của
đất đá mỏ và tuân thủ quy định của các quy phạm hiện hành áp dụng trong khai thác,
chế biến các mỏ đá lộ thiên.
- Các thông số chính của biên giới mỏ;
+ Diện tích trên mặt khai trường : 36.200m2
+ Chiều dài mặt khai trường trung bình : 280 m
+ Chiều rộng mặt khai trường trung bình : 120 m
+ Chiều sâu khai thác tối đa ở cốt: +663m.
2. Trữ lượng khai trường:

Trữ lượng khai thác được tính theo công thức sau:
Q = Q1*k, (m3);
Trong đó:
- Q1 là trữ lượng địa chất trong biên giới khai trường;
- k là hệ số thu hồi: Theo Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 quy
định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thì đối với hệ
số thu hồi khoáng sản trong khai thác lộ thiên thì tỷ lệ thu hồi k =0,9.
Q = 599.949m3x 0,9 =539.954m3
3. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ:
3.1. Chế độ làm việc:
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 22


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Chúng tôi tiếp tục áp dụng chế độ làm việc cũ của mỏ, cụ thể hiện tại mỏ đang
làm việc với chế độ như sau:
+ Trực tiếp sản xuất:
- Số ngày làm việc trong tháng:

22 ngày

- Số tháng làm việc trong năm:

12 tháng


- Số ngày làm việc trong năm:

264 ngày

+ Quản lý gián tiếp:

300/365 ngày

+ Bảo vệ:

365/365 ngày

- Số ca làm việc trong ngày:
+ Bộ phận văn phòng và công trường khai thác: 1 ca. (ca/ngày)
+ Công trường chế biến: 1 ca.
+ Bộ phận bảo vệ: 3 ca.
+ Số giờ làm việc trong một ca: 8 giờ.
3.2. Công suất khai thác:
Công suất khai thác mỏ là A n = 60.000m3 /năm.
3.3. Tuổi thọ mỏ:
Thời gian tồn tại của mỏ (tuổi thọ của mỏ) được xác định trên cơ sở trữ lượng
đá khai thác trong toàn biên giới mỏ, công suất khai thác đá theo thiết kế hàng năm,
thời gian xây dựng cơ bản mỏ cũng như thời gian cần thiết để thực hiện công tác đóng
cửa mỏ, phục hồi môi trường sau khai thác.
Được tính toán như sau: T = Tcb + Tkt + Tđ; năm
Trong đó:
+ Tcb - là thời gian cho các công tác xây dựng cơ bản. Tcb = 0,6 năm
+ Tđ - là thời gian cải tạo, phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ; dự kiến T đ = 0,5
năm;
+ Tkt - là thời gian khai thác toàn bộ trữ lượng khai thác còn lại;

Xác định như sau:

Tkt = Qkt / A

3

Qkt = 539.954m trữ lượng khai thác (đá nguyên khối);
A = 60.000 m3 đá nguyên khối - Công suất hoạt động trong 1 năm;
Thay số:

Tkt = 8,9 năm;

Như vậy tuổi thọ mỏ T = 0,6 + 8,9 +0,5 = 10 năm.
III. PHƯƠNG ÁN MỞ VỈA, GIẢI PHÁP THI CÔNG VÀ KHỐI LƯỢNG
XÂY DỰNG CƠ BẢN
1. Căn cứ lập báo cáo KTKT

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 23


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

- Căn cứ hiện trạng địa hình tại mỏ và thực tế đầu tư khai thác từ những năm được cấp
giấy phép khai thác;
- Căn cứ công suất khai thác 60.000 m3/năm;
- Tiêu chuẩn quy phạm nêu tại mục “Các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế” .

2. Phương án mở vỉa:
2.1. Nguyên tắc chung:
Công tác mở vỉa có nhiệm vụ làm đường nối mặt bằng moong khai thác với mặt
đất, đảm bảo khai thác được tiến hành. Một phương án mở vỉa hợp lý sẽ cho phép
giảm giá thành trong khai thác, đảm bảo hoạt động sản xuất được tiến hành liên tục, ổn
định và an toàn.
Việc mở vỉa phải đảm bảo một số yêu cầu chính như sau:
- Lợi dụng triệt để hệ thống đường sẵn có trong mỏ, giảm tối đa cung đoạn vận
chuyển sản phẩm về bãi tập kết cũng như vận chuyển đất phủ ra bãi thải;
- Lựa chọn vị trí mở vỉa tại các khu vực trữ lượng tin cậy, kết hợp tận dụng khai
thác trong quá trình bóc phủ;
- Phù hợp với trình tự khai thác và hệ thống khai thác đã lựa chọn.
Với nguyên tắc trên, vị trí mở vỉa khai thác được xác định như sau:
2.2. Nội dung công tác mở vỉa:
Công tác mở vỉa là tạo các tuyến đường và tuyến công tác nối liền giữa mỏ và các khu
công nghiệp nội mỏ như:
- Hệ thống hào ngoài (hào vận chuyển chính), nối trực tiếp từ đường vận
chuyển chính vào khai trường và mặt bằng chế biến;
- Hào nối giữa các tầng và hào vận chuyển chính bằng các hào tạm thời;
- Hào tạm thời để bóc lớp đất tầng phủ;
- Đào kênh dẫn dòng và đắp đê chặn dòng dẫn nước.
2.2.1. Tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ:
Hiện tại tuyến đường vận chuyển chính từ mỏ ra Quốc lộ 19 đã có từ trước, độ
dốc nền đường dao động từ 3% đến 7%, bình quân là 5%, nền đường khá ổn định, mặt
đường hiện thấp hơn 2 bên lề. Do vậy khi mở vỉa đường hào vận chuyển chính chúng
tôi thiết kế trên cơ sở dộ dốc và hướng tuyến của nền đường này. Tuyến đường đã mở
có các thông số như sau :
- Chiều dài toàn tuyến: khoảng 325m ( tính từ mỏ ra đường Quốc lộ 19);
- Chiều rộng mặt đường: 5m;
- Độ dốc dọc tuyến: trung bình 5%.

Tuyến đường đã mở có nền đường ổn định. Trong quá trình bóc phủ, khai thác
chủ đầu tư sẽ tận dụng các loại đá kẹp để gia cố số đoạn đường yếu, hoặc đoạn đường
dốc.
- Toạ độ điểm đầu đường: Đ.01 tính từ điểm nối đoạn đường hiện hữu với
đường Quốc lộ 19 : X(m) = 1550 830; Y(m) = 0485 230; H.01 = +707,4 m.
- Toạ độ điểm cuối đường: Đ.02, tính đến vị trí mỏ
X(m) = 1550 601; Y(m) = 0485 030; H.02 = +683,72 m.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 24


Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật khai thác mỏ
Mỏ đá xây dựng xã H’ra và xã Ðăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

- Hình thức tuyến đường:
Qua tìm hiểu thực tế chúng tôi áp dụng hình thức mở vỉa là đường hào hoàn
chỉnh.
- Chiều dài tuyến đường hào.
Theo tính toán trên bản vẽ trắc dọc-trắc ngang tuyến đường, chiều dài thực tế
toàn bộ tuyến đường hào vận chuyển chính từ điểm Đ.01 trên Quốc lộ 19 đến điểm
cuối đường là điểm Đ.02 tính tới phạm vi ranh giới mỏ là 325m.
- Các thông số chính của đường hào:
Dựa vào đặc tính kỹ thuật của các thiết bị vận chuyển: Máy xúc, ô tô, máy gạt
(trình bày các đặc tính kỹ thuật riêng phần phụ lục) ta thiết kế đường hào 2 làn xe chạy
đảm bảo cho các thiết bị vận chuyển được an toàn, dễ dàng.
- Chiều rộng tuyến hào được tính theo công thức.
B = 2 x (A +m) + n + k (m).
Trong đó:

A - Chiều rộng lớn nhất của xe, A = 3m;
m : Chiều rộng lề đường; m = 1 m.
n- Khoảng cách an toàn giữa 2 làn xe, n = 1 m.
k - Chiều rộng rãnh thoát nước, k = 0 m.
Thay số vào công thức: B = 9 m
2.2.2. Tuyến đường hào chính:
Tuyến đường này nối liền với đường vận chuyển ngoài mỏ và sẽ tồn tại trong
suốt quá trình khai thác tại mỏ. Đường có nhiệm vụ vận chuyển toàn bộ khối lượng đá
nguyên liệu về chế biến và khối lượng phủ ra bãi thải. Chiều dài tuyến đường này tính
từ phạm vi đường vận chuyển ngoài mỏ tới khu vực xưởng chế biến và moong khai
thác. Do khoáng sản có dạng nằm ngang và dốc thoải, khai thác với chiều sâu kết thúc
là 2 tầng khai thác, nên mỗi tầng được mở vỉa bằng một hào riêng biệt, dạng hào trong
và hào đơn có đầu hào dốc.
* Độ dốc khống chế đường hào toàn tuyến dự kiến lấy i= 5%.
* Chiều dài lý thuyết của đường hào được xác định theo công thức
sau:

H0 - Hc
Llt =

,m
I0

Trong đó:
- H0: Độ cao điểm đầu của tuyến đường hào, m;
- Hc: Độ cao điểm cuối của tuyến đường hào,m;
- I0: Độ dốc khống chế của tuyến đường.
Tại mỏ cao độ đầu hào H0 lấy bằng cao độ điểm cuối đường vận chuyển chính;
- H0 = H.02 = +683,72 m
- Độ cao điểm cuối của tuyến đường hào đước tính bằng cao độ đáy thác nước

phía biên giới phía tây mỏ là: Hc = 672,3m
- Độ dốc khống chế của tuyến đường, I0 = 5%.
Như vậy chiều dài dọc tuyến hào là:
683,72 – 672,3
Llt =

228m
5%

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Trang Đức
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Kiều Nguyễn

Trang 25


×