Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 9 trang )
Tương phản trong nhiếp ảnh
Tương phản: Từ vựng thường dùng trong ngôn ngữ thị giác
Ngoài tiếng nói, chữ viết chúng ta đang "nói" với nhau hàng ngày. Chúng ta có
thể coi những bức ảnh là những bài văn, bài thơ của "ngôn ngữ thị giác". Trong loại
hình nào cũng vậy, nếu chúng ta biết nhiều từ vựng, cách diễn đạt cũng dễ hơn chút
xíu, đồng thời cách cảm nhận cũng "phê" hơn. Ngày bé tôi rất thích môn mật mã và tự
nghĩ ra những quy luật riêng để bạn bè viết thư cho nhau, cách để phá mật mã là
nghiên cứu những chữ cái, từ vựng hay dùng để dò ngược lại. Như tiếng anh là chữ E
hay được sử dụng, trong nhiếp ảnh tương phản cũng rất hay dùng . Một ví dụ chỉ mang
tính giải thích, các bác đừng đi theo em mà lại hỏng thì chết.
Vậy có những loại tương phản gì, chính xác là tính tương phản gì chúng ta hay
sử dụng
1. Tương phản giữa rõ và mờ:
Cái này phải kể đầu tiên vì chúng ta chưa có khái niệm nhưng nó vẫn cứ xuất
hiện trong ảnh. Nhờ đặc tính quang học, kỹ thuật của ống kính, chúng ta cứ "giã" khẩu
độ mở lớn mà dí sát mặt "nạn nhân" thì thể nào chả mặt rõ, hậu cảnh mờ tịt, hay chót
"tay to" quen cầm 200mm-400mm mà "bắn tỉa" các em thì cũng dễ làm nổi chủ thể
trong một hậu cảnh mờ (nhưng lưu ý lấy nét sai một ly là đi cả dặm nhé, ca sĩ hát mà
bắn vào cái míc thôi mặt đã mờ rồi).
Loại này thường được sử dụng trong những "áng văn thơ" tả về chân dung một
thực thể tồn tại trên thế gian này: Đó là ảnh chân dung, các loại động vật (thú, con
trùng...), sinh vật, cận cảnh...
Lưu ý: Cũng có thể làm mờ hậu cảnh nhờ tính năng của P/S
Hạ Long
2. Tương phản giữa động và tĩnh:
Chắc cũng có bác quen tư duy lật lại vấn đề như mấy cái topic vừa tranh luận,
sẽ lại đặt câu hỏi là tương phản để làm gì, tôi chẳng cần tương phản chẳng hạn. Cái
này thì em "pó tay", chỉ biết rằng một bức ảnh tốt phải là một bức ảnh có "lực hút",
như đôi mắt "hút hồn" của thiếu nữ vậy. Đôi mắt đẹp thì hút bác ngắm lâu, mắt chưa