Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 48 trang )

Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh
Phần 1 Ngôn ngữ của màu sắc
Phối hợp màu sắc trong nhiếp ảnh - Phần 1: Ngôn ngữ của
màu sắc
Để tiếp bước các bác chịu khó viết bài cho anh em, tôi xin đóng góp
thêm một chút kiến thức sưu tập được về sự phối hợp màu sắc trong
nhiếp ảnh. Vì bài viết hơi dài nên tôi xin post từng phần khi có thời gian,
các bác có thấy sai sót trong bài viết xin chân thành góp ý để tôi có thể
hoàn thiện.
Bài viết và hình ảnh chủ yếu lấy ra từ cuốn sách "Photographie
numérique: La couleur" (The digital photography expert, colour) của tác giả
Micheal Freeman, cộng với một chút kiến thức của bản thân còn rơi rớt lại
từ hồi đi học. Các kiến thức này chủ yếu mượn từ hội họa nên bác nào
học từ trường mỹ thuật ra rất rành.
Phần 1: Ngôn ngữ của màu sắc (một vài khái niệm cơ bản)
- Các mô hình (modèles) màu sắc
Các mô hình thể hiện màu sắc đã có từ nhiều thế kỷ trước, nhưng
một mô hình thực sự đi từ nghiên cứu khoa học và có mang tính họa hình
được tạo bởi Newton năm 1702, từ đó đến nay rất nhiều mô hình khác
được sinh có dạng từ 2D đến 3D và được dùng cho nhiều mục đích khác
nhau

1-Vòng tròn của Newton: 7 màu cầu vồng được xếp liên tục teo thứ
tự trong một vòng tròn, sự liên hệ giữa các sắc màu trở nên có luật lệ và
rõ ràng. Mô hình này rất hữu ích để hiểu sự phối hợp hài hòa vả cân bằng
của màu sắc, là công cụ cơ bản của lý thuyết màu sắc.
2-Vòng tròn phổ màu: sự chuyển tiếp các màu mang tính liên tục,
màu đỏ tương ứng với o° được đặt lên trên cùng
3-Tam giác Delacroix: 3 màu cơ bản trong hội họa được đặt trên 3
đỉnh tam giác, nối với nhau bởi 3 màu thứ cấp bậc 2 (tạo ra bằng cách trộn
2 màu cơ bản tương ứng)


4-Ngôi sao màu của Blanc: 1867, mối tương quan giữa 3 màu cơ
bản, 3 màu thứ cấp bậc 2 và 6 màu thức cấp bậc 3
5-Vòng tròn của Mulsell: 1905, họa sĩ Mỹ Albert Munsell tạo ra mô
hình từ 5 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh dương, màu tía
(poupre) và 5 màu trung gian, được làm cơ sở cho mô hình 3D Musell, mô
hình này vẫn được dùng bởi GregtaMacbeth
6-Vòng tròn của Ostwald: 1916, nhà hóa học đức Wilhem Ostwald
tạo ra mô hình 25 màu tạo ra từ các màu được cảm nhận: đỏ, vàng, xanh
lá cây và xanh dương, màu xanh lá cây được coi là cơ bản dưới góc độ
cảm nhận thị giác


Mô hình màu 3D L*a*b*: Được tạo ra năm 1976 từ hội nghị quốc tế
về chiếu sáng, mục đích là thể hiện được tất cả màu sắc có thể nhận biết
được cũa thị giác, mô hình này dùng 3 giá trị: sắc màu (teint), độ bão hòa
(độ tinh khiết, saturation, màu càng tinh khiết thì càng tươi),và độ sáng.
Đây là một mô hình rất rộng và bao hàm các mô hình khác, ta có thể hình
dung một vòng tròn 2D thể hiện các sắc màu, khi chuyển vô tâm thì độ
bão hòa giảm dần, vị trí màu trên vòng tròn đựơc hiển thị bằng 2 giá trị: a
(theo trục đỏ-xanh lá cây) và b (theo trục xanh dương-vàng) tất cả các giá
trị 2D đó được cộng thêm giá trị cường độ sáng theo trục vuông góc vòng
tròn thành ra 3D
Thực tế luôn có sự xung đột giữa các mô hình màu dựa trên ánh
sáng phản chiếu và mô hình dựa trên ánh sáng trực tiếp: Newton bắt đầu
từ màu quang phổ (áng sáng trực tiếp tách ra khi qua thấu kính) trong khi
nhiều lí thuyết gia khác nghiên cứu trên màu của ánh sáng phản chiếu.
Trong nhiếp ảnh digital, ta dùng cả 2 hệ thống, ánh sáng trực tiếp trên
màn hình và ánh sáng phản chiếu trong in ấn. Thực chất cái vòng phổ
màu của newton ta thấy trên đây chỉ là mang tính phỏng chừng vì ta không
thể in được trên giấy (màu ánh phản chiếu)

- Các sắc màu (teinte) cơ bản
Khái niệm về các sắc màu cơ bản (các màu chính để tạo ra các màu
khác) có từ rất lâu và thường bắt đầu từ các chất màu tinh khiết tìm thấy
được trong thiên nhiên. Thời trung cổ màu vàng kim loại, màu đỏ và màu
xanh dương được dùng nhiều nhất không phải dựa trên khái niệm pha
trộn màu sắc mà chằng qua kim loại vàng, bột thần sa và đá da trời
(outremer) sẵn có trong thiên nhiên. Đến nay người ta thống nhất thành 2
hệ khác nhau, hệ ánh sáng trực tiếp có 3 màu cơ bản: Đỏ-Xanh dương-
Xanh lá cây và hệ ánh sáng phản chiếu có 3 màu cơ bản khác: Đỏ-Vàng-
Xanh dương

3 màu cơ bản của áng sáng trực tiếp (Đỏ-Vàng-Xanh lá cây) được
tạo ra bởi sự chiếu sáng trực tiếp (trên sensor, màn hình), kết quả pha
trộn lẫn nhau sẽ cho ra màu trắng
3 màu cơ bản của áng sáng phản chiếu (Đỏ-Vàng-Xanh dương) tạo
ra bởi các chất màu in hoặc vẽ trên giấy, khi trộn lẫn với nhau sẽ ra màu
đen, đây cũng là 3 màu cơ bản trong hội họa
Trong hội họa, hầu như tất cả màu sắc được phát sinh ra bởi sự
pha trộn từ 6 màu sau: 3 màu cơ bản (Đỏ-Vàng-Xanh dương) và 3 màu
thứ cấp bậc 2 (Cam-Xanh lá cây-Tím) cộng với các màu Trắng, Đen hoặc
xám, vì nhiếp ảnh thừa hưởng các kiến thức từ hội họa nên ta sẽ lần lượt
nghiên cứu các màu này, hơn nữa trong thế giới xung quanh ta phần lớn
các màu sắc là kết quả của ánh sáng phản chiếu, chỉ trừ các vật phát sáng
trực tiếp như mặt trời, các loại đèn...
-Độ bão hòa (saturation):
Các sắc màu "tinh khiết" hòan toàn bão hòa, khi đó nó cho cường
độ (màu) tối đa, thực tế trong cuộc sống các màu ít khi nào hoàn toàn bão
hòa, chúng "dơ" hơn, xỉn hơn, thậm chí độ bão hòa=0 (màu trắng, xám
hoặc đen) vì vậy các màu "tinh khiết" luôn được dùng làm trọng tâm của
một bức hình nếu ta tìm được chúng trong thiên nhiên. Trong thực tế ta có

thể làm giảm độ bão hòa của một màu bằng cách pha thêm màu trắng,
màu đen, xám hoặc một màu bổ sung (màu đối diện trong vòng tròn thể
hiện màu sắc)

Thực tế, hiếm khi tìm được màu hoàn toàn bão hòa trong thiên
nhiên, ngoài các loài hoa và một số sắc tố động vật, ngay cả bầu trời xanh
không bão hòa như ta cảm nhận

Khi cắt qua mô hình lab, các sắc màu đạt được độ bão hòa tối đa ở
các cường độ sáng khác nhau, ví dụ trên hình cùng một cường độ sáng,
màu vàng bão hòa hơn màu tím
-Độ sáng (luminosité)
Cường độ sáng tối đa phụ thuộc vào sắc màu, màu vàng là màu
sáng nhất, trái lại màu tím tối nhất, độ sáng làm màu sắc sáng lên hay
thẫm lại, màu trắng và đen là 2 thái cực. Ta nên nhớ là một cường độ
sáng tương ứng với 1 sắc màu, màu vàng chỉ tồn tại ở "tông" sáng, màu
đỏ trở thành màu hồng và mất đi các tính chất của nó nếu bị sáng quá,
màu xanh dương trái lại, phủ gần hết cường độ sáng (từ tối đến sáng ta
vẫn cảm nhận được đó là màu xanh dương) , màu cam có đặc điểm gần
giống màu vàng và màu xanh lá cây gần giống màu xanh dương, còn màu
tím là khó chịu nhất, nếu sáng lên một chút nó trở thành màu "lavande"
còn thẫm hơn nó tiến gần màu xanh dương đậm.
Cường độ sáng trong nhiếp ảnh phụ thuộc vào sự đo sáng
(exposition), bằng cách thay đổi nó ta sẽ rút ra được các hiệu quả khác
nhau về màu sắc

Cường độ sáng thay đổi tùy theo sắc màu, màu vàng luôn sáng, khi
làm tối lại nó trờ thành màu vàng đất, trong khi màu tím luôn luôn tối, nếu
sáng lên nó trở thành màu tái, ta cũng thấy rằng màu vàng bão hòa sáng
hơn màu tím bão hòa nhiều

Sự giảm sáng một chút giúp tăng các sắc màu, nếu ta giảm sáng
nhiều sẽ làm cho chúng tối lại và trở thành đen, ngược lại nếu tăng sáng
quá đà sẽ làm mất đi các đặc điểm màu sắc, làm chúng trở thành "tái"

Độ sáng của một vài màu có thể thay đổi tùy theo màu của nguồn
chiếu sáng, màu xanh thẫm hơn nếu được chiếu bằng đèn dây tóc (giữa),
sẽ giảm sút đi dưới áng sáng mặt trời (trái) và ánh sáng đèn huỳnh quang
(phải)

-Màu của ánh sáng:
Ánh sáng trắng của mặt trời là một phổ liên tục rất rộng bao gồm
các sóng có bước sóng khác nhau , mắt người chỉ có khả năng bắt được
một "đoạn" rất nhỏ trong phổ đó, từ bước sóng 380 nm (màu tím) đến 780
nm (màu đỏ). Một điểm lưu ý là mắt không thể phân tách được các bước
sóng khác nhau (màu) khi chúng trộn lẫn với nhau mà chỉ thấy được như
một màu. Khi có mặt đầy đủ các bước sóng trong phổ nhìn ta thấy ánh
sáng màu trắng (áng sáng mặt trời lúc giữa trưa), còn lúc mặt trời lặn ta
thấy màu đỏ-cam vì khi đó chỉ tồn tại các bước sóng từ 570 đến 620nm


Phổ ánh sáng rất rộng, đi lần lượt từ bước sóng lớn nhất đến nhỏ ta
sẽ có: sóng radio, sóng micro onde, tia hồng ngoại (gần màu đỏ), áng
sáng thấy được (bắt đầu từ đỏ đến tím), tia cực tím, tia X và tia gamma.
Film và sensor bắt được một phần tia cực tím nên mới có filtre UV để ngăn
bớt vì nó tác động vô kết quả ảnh, cả về màu sắc và exposition (thấy
được) mặc dù mắt người không thấy tia cực tím


Mắt người có mức nhạy cảm khác nhau với các bước sóng khác
nhau và hoàn toàn hợp lý khi nó nhạy cảm nhất với các bước sóng trung

bình, giảm dần ra 2 cực (từ không thấy gì ở tia hồng ngoại, bất đầu cảm
nhận được ở màu đỏ sau đó thấy rõ hơn màu cam, đến cực điểm màu
vàng, rồi bắt đầu giảm dần ở xanh lá cây, xanh dương đến nhỏ nhất ở
màu tím, sau đó lại không thấy gì ở tia cực tím -hình trên bên trái). Vì vậy
ta thấy màu vàng luôn sáng, còn màu tím lại tối. Một lưu ý nữa là ngoài
các tế bào hình nón cảm nhận ánh sáng và màu sắc (nhạy đối với bước
sóng 600nm- màu vàng), mắt người còn có các tế bào hình que chỉ cảm
nhận được cường độ ánh sáng mà không phân biệt được màu sắc, chúng
chỉ hoạt động khi ánh sáng rất yếu và có độ nhạy lớn nhất đối với bước
sóng 500 nm (xanh lá cây), vì vậy khi ánh sáng rất yếu thì ta cảm nhận tốt
hơn màu xanh lá cây -hình trên bên phải


Trước khi mặt trời mọc, sương mù trên sông Yamuna giữ lại chủ
yếu màu xanh của bầu trời không mây, và màu magenta ngay đường chân
trời hướng về phía mặt trời, ảnh chụp ngôi đền Taj Mahal ở khoảnh khắc
đó cho một sự phối hợp giữa 2 màu trên

- Nhiệt độ màu
Nhiệt độ màu được dựa trên màu phát ra của một vật bị đốt nóng,
tùy theo nhiệt độ nung của vật đó và được tính theo độ Kelvin. Một chất
bắt đầu phát ra ánh sáng đỏ ở 1000 độ K, trở nên trắng ở 5000°K và
chuyển sang xanh ở nhiệt độ cao hơn, nhiệt độ màu trên bề mặt của mặt
trời là một màu trắng hoàn toàn. Việc này có vẻ trái với cảm xúc của
chúng ta vì ta thường cảm giác màu đỏ "nóng" hơn màu xanh, máy kĩ
thuật số dùng nhiệt độ màu trong việc tính white balance và đây là một
điểm rất mạnh vì ta có thể thay đổi theo ý muốn, lúc trước chụp phim cần
phải sử dụng nhiều loại phim khác nhau để chỉnh sửa nhiệt độ màu



Một vài thông số về nhiệt độ màu tương ứng với các nguồn sáng tự
nhiên và nhân tạo (xin lỗi các bác tôi không biết gõ dấu tiếng Việt trong
photoshop )


Hình 1: Màu cam của đèn dây tóc trong nhà hắt ra tương phản với
nhiệt độ màu rất cao (ánh xanh) của ánh sáng chiều tà trong một khu ở
Tokyo. Hình 2 chụp lúc sáng sớm ở New york, màu nóng của ánh sáng
trực tiếp tương phản với màu xanh lạnh trong bóng râm phản chiếu bầu
trời xanh


Một ngôi nhà sharker ở Kentucky chụp trong buổi sáng nắng đẹp,
bóng đổ trên mái xuống tuyết có một màu xanh rực rỡ

- Phổ ánh sáng không liên tục:
Không như ánh sáng trắng ban ngày, ánh sáng của đèn huỳng
quang và đèn khí đốt (thủy ngân, natri, xénon) chỉ chứa các đoạn hẹp
sóng ánh sáng không liên tục nên sẽ cho màu trong các bức ảnh chụp.
Chúng được sử dụng rộng rãi trong chiếu sáng công cộng trong nhà cũng
như ngoài phố. Mắt người khi nhìn có khả năng "sửa sai" nên thực tế ta
vẫn thấy ánh sáng trắng bình thường, nhưng bản phim hay sensor sẽ ghi
nhận trung thực lại các màu sắc và thường gây nên vấn đề màu cần giải
quyết. Với phim thì thông thường người ta dùng các kính lọc màu (filtre),
còn máy ảnh kĩ thuật số chỉ đơn giản dùng "white-balance", tất nhiên cũng
còn tùy mục đính và cảm nhận của người chụp mà quyết định có sửa hay
không hay trái lại tăng cường nó lên để tạo ra "ambiance" cho ảnh chụp.
Sở dĩ mắt người vẫn cảm nhận màu trắng bình thường bởi vì chúng không
phân biệt được sự khác biệt từng bước sóng khác nhau mà có khuynh
hướng cộng chung lại một kết quả và bỏ qua các "lỗ hổng" bị thiếu trong

phổ ánh sáng không liên tục.


Hình 1: Ngôi đền Vàng ở Amritsar, đèn thủy ngân chiếu sáng các
nhà cửa khu phố xung quanh hồ cho ra màu xanh dương-xanh lá cây,
tương phản với ánh sáng vàng đèn dây tóc của ngôi đền đã tạo ra vẻ đẹp
cho bức ảnh.
Hình 2: Đèn projecteur khí natri tạo ra một ánh sáng vàng đặc biệt
cho mặt tiền nhà "Grand palais" ở Bruxelles

- Màu sắc của vật
Bản thân các vật xung quanh ta không có màu sắc, khi các sóng
ánh sáng chiếu vào một vật thì tùy vô tính chất vật lý của vật liệu (Tần số
dao động các điện tử, lực hấp dẫn của các nguyên tử đối với các điện tử
đó) mà nó có các tác động khác nhau vớc các sóng ánh sáng khác nhau.
Khi sóng áng sáng trùng với tần số dao động riêng sẽ bị vật liệu hấp thu,
nếu khác nhau thì chúng bị phản chiếu lại, còn nếu rất khác biệt thì sẽ
xuyên qua vật liệu đó (vật liệu trong suốt), vì vậy tùy theo tính chất vật lý
nó trên của bề mặt mà ta sẽ thấy các màu khác nhau. Nếu vật liện hấp thu
hết các sóng ánh sáng ta sẽ thấy màu đen, phản chiếu lại hết sẽ cho ra
màu trắng, còn phản chiếu một đoạn bước sóng đậc biệt thì ta sẽ thấy vật
có màu của bước sóng đó, ví dụ trong hình dưới đây ta sẽ thấy vật màu
đỏ cam vì nó phản xạ lại nhiều nhất các sóng màu đỏ và vàng.


Nếu dựa trên vòng tròn hiển thị màu sắc thì ta thấy sự hấp thu và
tính phản xạ hoạt động mang tính trái ngược, phần lớn lá cây màu xanh lá
bởi vì chúng hấp thu sóng ánh sáng đỏ (màu đối nghịch trong vòng tròn

×