Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO BIỂN VIỆT NAM GEOMORPHOLOGICAL FEATURES OF VIETNAM SEA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.74 KB, 17 trang )

Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Cẩn, Nguyễn Thanh Sơn, Trịnh Phùng, Nguyễn Văn Tạc,
1997. Đặc điểm địa mạo biển Việt Nam. Tài nguyên và môi trường biển. T.IV, Nxb. KH&KT, Hà Nội,
Tr. 7-28.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO BIỂN VIỆT NAM - GEOMORPHOLOGICAL
FEATURES OF VIETNAM SEA
Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Cẩn, Nguyễn Thanh Sơn, Trịnh Phùng, Nguyễn Văn Tạc

I. ĐỊA MẠO BỜ BIỂN
1. Đặc điểm hình thái bờ biển.
Dựa vào sự khác biệt về độ dốc trắc diện, mức độ chia cắt của đường bờ, các tính chất
chung của hình thái của dải lục địa và miền nước nông ven bờ, có thể chia bờ biển Việt Nam
thành các đoạn sau:
1.1. Đoạn bờ từ Móng Cái đến Đồ Sơn.
Đường bờ có hướng chung đông bắc-tây nam, chiều dài khoảng 180 km. Đây là đoạn bờ
nhiều chỗ dốc, chia cắt rất mạnh, thuộc loại phức tạp nhất nước ta. Bờ biển nhiều đảo, vịnh.
Trên diện tích khoảng chừng 5000 km2 có tới trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều đồi ngầm.
Giữa các đảo là các vịnh có diện tích, hình dáng và độ sâu khác nhau. Kết thúc ở cuối đoạn
bờ này là vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng với hệ lạch triều dày đặc [16]. Lục địa ven bờ
là vùng núi thấp chia cắt mạnh và có tính phân bậc. Các bậc thường xếp thành dải vòng
cung thấp dần về phía biển. Trong các vịnh Bái Tử Long và Hạ Long đáy biển phân bậc và có
nhiều rẵnh ngầm. Rẵnh sâu nhất ở cửa Vạn, sâu tới 30m. Phía ngoài các đảo là phần bắc vịnh
Bắc Bộ có địa hình đáy khá bằng phẳng, đôi nơi thấy các dạng địa hình âm hướng bắc nam,
nguyên là các thung lũng sông cổ bị ngập chìm [11].
1.2. Đoạn bờ từ Đồ Sơn đến Lạch Trường.
Bờ biển hướng đông bắc- tây nam dài khoảng 150 km. Nét đặc trưng nhất là bờ biển thấp,
bằng phẳng, bị chia cắt ngang mạnh bởi các cửa lạch và sông. Trung bình cứ 20 km có một
cửa sông lớn. Các cửa sông có độ sâu trung bình 4-6m, đôi nơi đến 10m. Lục địa ven bờ là
vùng đồng bằng thấp của châu thổ Sông Hồng hiện đại nằm trong đê biển có độ cao trung
bình 0,5 - 1,3 m, đôi nơi có các đê bờ cao 4-6m và 2-4m. Vùng biển ven bờ là đáy biển thoải
nước nông, đường đẳng sâu 10m thường chạy xa bờ 15-20km. Trong giới hạn đới bờ ưu thế


là các dạng địa hình dương thành tạo do kết hợp giữa sông và biển gây trở ngại lớn cho tàu
bè qua lại [18].
1.3. Đoạn bờ từ Lạch Trường đến Qui Nhơn.
Bờ biển hướng bắc nam dài 1200 km. Đây là doạn bờ tương đối thoải, chia cắt yếu. Lục
địa ven bờ là các đồng bằng kẹp giữa các nhánh ăn lan ra biển của các dẵy núi Tây Bắc và
Trường Sơn. Đặc trưng là chiều ngang hẹp, dộ nghiêng lớn và khá bằng phẳng, phổ biến
các bậc 20-25m, 10-15m, 4-6m và 1,5-2m.
Giữa đồng bằng thường có các dải đồi nổi cao dạng đảo. Trên bề mặt đồng bằng có các
đụn cát do gió. Phía nam Hà Tĩnh, các đụn cát cao vài chục mét, càng về phía nam, các khối
đụn cát càng lớn hơn. Từ Đà Nẫng đến Qui Nhơn, cát gió tạo nên những quả đồi đồ sộ, có khi
cao tới 70-80m, cho những cảnh quan đặc sắc và cản trở rất lớn đến phát triển nông nghiệp.
Vùng biển ven bờ Thanh Nghệ Tĩnh tương đối thoải và nông, đới bờ rộng. Phía nam Đà

1


Nẫng là vùng biển hở phía tây Biển Đông, thềm lục địa hẹp, nước sâu, dốc, chia cắt phức tạp
và mạng tính phân bậc. Đường đẳng sâu 20 m chạy cách bờ 3-5 km, nhiều khi chạy sát các
mũi đá gốc nhô ra biển. Do quá trình tích tụ mài mòn đẵ trải qua nhiều giai đoạn nên các
vách đứng dốc không tiếp xúc trực tiếp với biển. Dưới chân chúng là các thềm mài mòn đã
bị nâng lên, nhiều nơi bị phủ bởi các bãi tích tụ rộng [5].
1.4. Đoạn bờ từ Qui Nhơn đến mũi Cà Ná.
Chiều dài bờ biển khoảng 500 km, hướng chung bắc - nam. Đặc trưng là bờ biển rất dốc,
chia cắt sâu và ngang đều phức tạp. Lục địa ven bờ là vùng núi trung bình và thấp xen kẽ
các đồng bằng tích tụ nhỏ hẹp. Phổ biến các bậc địa hình cao 900 - 1200m, 600-800m, 300400m và thấp hơn 100m. Bậc dưới 100m chủ yếu là đồng bằng tích tụ nguồn gốc aluvi, biển,
gió. Các đụn cát do gió rất phổ biến. Các đụn cát đỏ cổ nhất và thường phân bố ở phía nam
các bán đảo Hòn Gòm, Cam Ranh, Maviếc. Đây là các đụn đã chết, có khi chúng phủ cả trên
sườn đồi cao 200m. Các đụn cát trắng trẻ hơn, thường là các đụn cát cố định và bán di
động. Các đụn cát vàng có tuổi trẻ nhất, thường chạy dọc các bẵi biển hiện nay và là các đụn
di động mạnh nhất. Xen kẽ các mũi nhô cấu tạo bằng đá mac ma và biến chất đâm ra biển

theo hướng tây bắc - đông nam là các vịnh nước sâu có chiều dốc chung hướng vào trục các
vịnh và nghiêng về biển hở. Độ sâu trung bình của vịnh là 20-25m, ở các vịnh sâu là 40-50m.
Sườn bờ ngầm rất dốc và địa hình rất phức tạp. Đường đẳng sâu 20m chạy sát bờ. Thềm
lục địa hẹp và là nơi hẹp nhất Việt Nam[14].
1.5. Đoạn bờ từ Cà Ná đến Vũng Tàu.
Bờ biển dài 250 km hướng đông bắc - tây nam, là đoạn bờ có hình thái tương đối đơn
giản và cấu tạo tương đối đồng nhất. Có thể coi đây là bờ biển tương đối thoải và chia cắt
trung bình. Các nhánh núi của khối núi nam Trung Bộ không hạ trực tiếp xuống biển mà
chuyển qua các nhóm đồi thấp và đồng bằng ven biển nguồn gốc aluvi, biển, gió bị chia cắt
do hoạt động xâm thực của hệ thống sông suối địa phương. Trong đoạn bờ này có hàng loạt
các đụn cát cổ màu đỏ cao tới 200m, có nơi 222m như phía đông thị xã Phan Thiết. Các đụn
cát mới và hiện đại màu trắng, màu vàng cao tới 40m. Các bậc địa hình 10-15m, 4-6m, 1,52m cũng rất phổ biến.Vùng biển ven bờ là đồng bằng có độ dốc tương đối lớn, phổ biến các
dạng địa hình xâm thực cổ bị biển tràn ngập và các thành tạo san hô. Xa hơn nữa về phía
nam ngoài khơi gần đảo Phú Quí có các núi lửa ngầm mới phun trong thời gian gần đây
[1,11,13,19].
1.6. Đoạn bờ từ Vũng Tàu đến Hà Tiên.
Đây là đoạn bờ thấp, chia cắt mạnh, bờ biển hướng đông bắc - tây nam, từ Cà Mau đổi
thành bắc nam, chiều dài khoảng 750 km. Lục địa ven bờ là đồng bằng Nam Bộ được thành
tạo do kết quả bồi đắp của hệ thống sông Mekong và Đồng Nai. Trong giới hạn khu vực
Vũng Tàu - Hồ Chí Minh, các cửa
sông có dạng hình phễu và các bãi bồi ven biển có có dạng giống vùng Quảng Yên - Đồ Sơn.
Từ cửa Cần Giờ về phía nam bờ biển thấp, rất phẳng, độ dốc trung bình 1cm/km nhưng bị
chia cắt ngang bởi các cửa sông lớn và hệ thống kênh rạch chi chít [1]. Trên bề mặt đồng
bằng phổ biến các đê bờ cổ cao 4-6m. Gần Hà Tiên bờ được nâng cao một chút và có một số
đồi sót rải rác. Vùng ven bờ từ Vũng Tàu đến Hà Tiên là vùng biển rất phẳng. Từ độ sâu
20-22m, đáy biển mấp mô hơn do sự có mặt của các thung lũng sông cổ hướng tây bắc đông nam. ở Vịnh Thái Lan chúng chuyển thành hướng đông tây đi vào trung tâm vịnh.
2. Nguồn gốc và động lực phát triển bờ biển.
Dựa vào nguồn gốc và động lực bờ hiện nay, có thể chia bờ biển Việt Nam thành một số
kiểu chính sau đây.


2


2.1. Nhóm bờ biển tạo thành do quá trình chia cắt kiến tạo và lục địa ít bị thay đổi bởi
các quá trình biển.
- Bờ kiểu Đan mát:
Trong giới hạn bờ biển Việt Nam có mặt kiểu bờ Đan mát, là kiểu bờ chia cắt nguyên sinh,
hình thành do quá trình chia cắt kiến tạo của vùng núi có những uốn nếp trẻ bị biển làm
ngập trong thời gian biển tiến sau băng hà lần cuối cùng. Kiểu bờ này phân bố từ Vĩnh Thực
đến Quảng Yên (trừ các đảo đá vôi). Bờ biển vá các đảo tạo thành một tổ hợp dạng vòng ôm
lấy yếu tố kiến tạo cơ bản trên lục địa là khối nâng dạng địa luỹ Đông Triều - Yên Tử. Phía
đông và phía nam vịnh Bái Tử Long chiều dài và chiều rộng của các đảo hơn kém nhau hàng
chục lần. Xen kẽ các đảo là các võng trũng giữa núi trước kia. Các đảo là đỉnh của các dãy
núi bị làm ngập. Xu hướng phát triển của bờ là ít thay đổi [13,16,21].
2.2. Nhóm thành tạo do các yếu tố không phải sóng biển.
2.2.1. Bờ tích tụ tam giác châu.
Bờ biển tam giác châu được thành tạo do quá trình hoạt động tích tụ của các sông lớn khi
đổ vào biển. ỞViệt Nam, bờ biển tam giác châu điển hình có mặt ở hai nơi ứng với hai hệ
thống sông lớn là Sông Hồng có lưu lượng phù sa 114 triệu tấn/năm và đồng bằng Sông
Mekong có lưu lượng phù sa 97,7 triệu tấn/năm. Vì nằm trong đới nóng nên thực vật ngập
mặn (cả tự nhiên và gây trồng) phát triển mạnh ở vùng cửa sông và đẵ có tác động làm tăng
quá trình tích tụ mở rộng diện tích lục địa.
Tam giác châu Sông Hồng hiện đại có bờ biển trải dài từ Đồ Sơn đến Lạch Trường [16],
thuộc kiểu lấn biển, tốc độ lấn biển trung bình 20-30m/năm và đạt tới 100-120m/năm ở
cửa Ba Lạt và cửa Đáy. Sự ưu thế của dòng tổng hợp dọc bờ hướng từ đông bắc xuống tây
nam đã tạo nên dòng bồi tích dọc bờ di chuyển về phía tây nam. Trong điều kiện thiếu hụt
bồi tích cục bộ, hoạt động của sóng hướng đông đẵ xói lở một số đoạn bờ với tốc độ 1020m/năm, điển hình là bờ biển Giao Hải - Văn Lý (Nam Hà).
Tam giác châu hiện đại của Sông Mekong thuộc kiểu lấn biển với tốc độ bồi tụ hàng chục
mét mỗi năm. Tại mũi Cà Mau, tốc độ lấn biển tới 150m/năm. Vật liệu sông đưa ra tạo thành
dòng bồi tích dọc bờ đưa về phía tây tạo nên mũi nhô khổng lồ lấn sâu vào vịnh Thái Lan.

Sú vẹt ở đây phát triển rất mạnh thành rừng lớn, thân cây cao tới 10-20m là một trong
những rừng ngập mặn điển hình nhất thế giới. Trong vùng tam giác châu Nam Bộ có một số
nơi bị xói lở rất mạnh, điển hình là vùng cửa sông Gành Hào, từ năm 1904-1949 bờ biển
lùi 4km. Đến nay nguyên nhân xói lở vẫn chưa sáng tỏ.
2.2.2. Bờ tích tụ đồng bằng aluvi:
Bờ đồng bằng aluvi là bờ tích tụ thành tạo chủ yếu hoạt động của các sông nhỏ khi đổ
vào biển. Ở Việt Nam, kiểu này phân bố ở rìa đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Đây là đồng
bằng có tính chất bồi tụ do sông nhỏ nên vai trò của sóng trong quá trình thành tạo địa hình
biển còn nhận thấy tương đối rõ. Điều đó được thể hiện sự có mặt hàng loạt các cồn cát ven
biển và các dạng tích tụ cấu tạo bằng xác vỏ sinh vật và sò ốc nằm sâu trong lục địa. Càng
xa cửa sông Mã. Cả vai trò của sóng càng thể hiện rõ, nhất là khu vực Tĩnh Gia, Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Phía nam Hà Tĩnh, vai trò của gió tương đối
quan trọng. ở đây xuất hiện các đụn cát gió ngày càng lấn sâu vào lục địa làm giảm diện
tích trồng lúa của nhân dân.
2.2.3. Bờ biển tích tụ thuỷ triều.
Kiểu bờ này phân bố ở phía bắc các vịnh Tiên Yên, Hà Cối và xung quanh vụng Ba Chẽ.
Ơ đây các đồng bằng ven bờ bị chia cắt phức tạp do sự có mặt di tích "các bậc thềm cao ven
biển Móng Cái" và các thềm thấp khác. Thuỷ triều có biên độ lớn tới 4-4,5m, nên các vật liệu

3


do sông mang ra được triều tiếp tục đưa ra phía biển tạo nên các bãi triều rộng. Sú vẹt phát
triển dày đặc, thân cây cao tới 5-10m tạo điều kiện cho quá trình tích tụ.
Bờ biển thuỷ triều còn phát triển điển hình ở vùng Cửa Ông và vùng cửa sông hình
phễu Bạch Đằng [16] (từ Yên Lập đến Đồ Sơn) nằm ở rìa phía bắc châu thổ Sông Hồng
hiện đại và vùng cửa sông hình phễu Đồng Nai (từ mũi Vũng Tàu đến cửa Xoài Rạp) nằm ở
rìa phía bắc châu thổ sông Mekong hiện đại. Đường bờ ở đây âm, lõm vào phía lục địa và
bị chia cắt hết sức phức tạp bởi hệ lạch triều phát triển dày đặc. Đây là những vùng cửa
sông hình phễu trẻ phát triển trên nền châu thổ cũ trong điều kiện ngập chìm không đều bù

bồi tích và thuỷ triều có biên độ lớn. Tại đây, quá trình xâm thực bờ (điển hình là Cát Hải)
chiếm ưu thế so với bồi tụ. Hai cảng lớn nhất nước ta (Hải Phòng và Sài Gòn) dều nằm trong
phạm vi không gian liên quan tới kiểu bờ này.
2.2.4. Bờ biển tích tụ san hô.
Bờ tích tụ san hô phát triển xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ơ Hoàng
Sa san hô thường tạo nên các cấu trúc vòng bao quanh đảo đá gốc. Ơ Trường Sa, san hô
cũng có những nét tương tự nhưng đa dạng và phong phú hơn. San hô phát triển rất mạnh
trên đỉnh sườn của các bãi ngầm thuộc khối núi ngầm Trường Sa có chân nằm ở độ sâu
1700-2500m [17]. Bờ đảo san hô là một trong những kiểu bờ đặc trưng cho tính địa đới của
quá trình bờ ở Việt Nam.
2.2.5. Bờ biển mài mòn hoá học.
Các đảo đá vôi ngập mặn ở vịnh Hạ Long, Bái Tử Long tạo nên kiểu bờ hết sức độc đáo
là kiểu bờ thành tạo do quá trình hoà tan đá vôi ngập mặn, dặc trưng cho ảnh hưởng của
thành phần và tính chất nham thạch tới quá trình thành tạo bờ biển [21].
Quá trình hoà tan đá vôi mạnh mẽ đã tạo nên ở khu vực mép nước các hàm ếch sâu với
chiều cao trung bình 2-3m, trùng với mực triều lên xuống và ăn sâu vào đá đến 3-5m, có nơi
tới 10-15m, xuyên qua khối đá vôi hẹp tạo nên những hang động xuyên thủng và các cầu
thiên nhiên kì dị. Trong vùng đá vôi sóng rất yếu, độ cao sóng trong những ngày bẵo mới đạt
tới 1m nên quá trình phá huỷ đá gốc không phải tác dụng cơ học. Cơ chế quá trình hoà tan
hoá học như thế nào cần được nghiên cứu tiếp. Nhưng rõ ràng, đây là kiểu bờ rất độc đáo đẵ
xuất hiện trong điều kiện nước ta.
2.3. Nhóm bờ biển thành tạo do quá trình sóng.
2.3.1. Bờ biển mài mòn do sóng.
Kiểu bờ này phân bố từ mũi Đại Lẵnh đến mũi Cà Ná. Đây là vùng tiếp cận với vùng
biển hở sóng mạnh, nhưng do cấu trúc bằng đá cứng nên quá trình phá huỷ bờ xảy ra không
mạnh. Phần lớn vật liệu giải phóng ra do mài mòn bị rơi xuống đới nước sâu, chỉ một
phần nhỏ được tham gia vào quá trình di chuyển dọc bờ tạo nên một vài dạng tích tụ liền kề,
tự do, đóng kín ở đỉnh, sườn cửa vịnh. Điều đó chứng tỏ giai đoạn Ria đã chấm dứt, hiện
nay quá trình sóng đóng vai trò quan trọng.
2.3.2. Bờ biển tích tụ - mài mòn do sóng.

Từ mũi Ròn đến mũi Đại Lãnh, kẹp giữa các nhánh núi ăn ngang của dãy Trường Sơn
và khối núi Trung bộ là các thung lũng sông nhỏ. Biển tiến sau băng hà lần cuối tràn vào lục
địa có địa hình kiến tạo - xâm thực như vậy đẵ tạo nên kiểu bờ Ria. Sau đó dưới tác động
mạnh mẽ của sóng biển hở và nguồn vật liệu gia nhập vào đới bờ nên bờ Ria nguyên sinh bị
thay đổi sâu sắc cả về hình thái, cấu tạo để chuyển sang các giai đoạn khác nhau của quá
trình tích tụ - mài mòn. Có những đoạn bờ đẵ chuyển sang giai đoạn trưởng thành của quá
trình bờ là tích tụ - mài mòn bằng phẳng. Đây là nơi tập trung các đầm phá (lagoon) ở ven
bờ nước ta, điển hình là Tam Giang (dài 68km), Trường Giang, Thị Nại, Ô Loan. v.v.

4


Đoạn từ Mũi Ròn đến Đà Nẫng, các cung tích tụ - mài mòn rất rộng, giữa các mũi nhô bị
mài mòn như Mũi Ròn, Sơn Trà là các đoạn tích tụ kéo dài hàng trăm cây số. Phía nam Đà
Nẫng, các sông có lượng dòng rắn nhiều hơn các nơi khác ở miền Trung. Cùng với các vật
liệu gia nhập vào dới bờ do mài mòn, các vật liệu aluvi bị sóng gia công thành tạo các dạng
tích tụ liền kề, tự do, đóng kín. Đáng kể nhất là các dạng tích tụ ở phía đông Hoà Vang, Tam
Kỳ, Bình sơn, Quang Ngãi, Tam Quan, An Long, Vĩnh Lợi, Phước Nai. Hợp lực sóng lệch
đông bắc nên hầu hết các dạng tích tụ nối đảo đều nối phương thức từ bắc xuống nam. Cùng
với quá trình gió, quá trịnh tích tụ - mài mòn xảy ra nhanh làm cho các vịnh cổ như Hội An,
Tam Kỳ, Bình Sơn, Quảng Nghĩa, Tam Quan, An Long, Vĩnh Lợi, Qui Nhơn lại lùi sâu vào
lục địa thành tạo các đầm nước lợ (Tam Kỳ, Vĩnh Lợi, Qui Nhơn), nước ngọt (An Long) thậm
chí bị hoàn toàn lấp đầy trở thành cánh đồng trồng lúa và nơi tập trung dân cư (Hoà Vang,
Tam Kỳ, Bình Sơn, Quảng Nghĩa, Tam Kỳ).
Từ Qui Nhơn đến Đại Lẵnh do tác động của sóng, các mũi nhô đá gốc như Phước Mai, Cù
Mông, Vọng Trích, Mồ Ô, Lưỡi Cày, Mũi Lạy, Mả Cao Biền bị cắt dần để lại dưới chân
các thềm mài mòn rộng. Vật liệu do mài mòn cùng với các vật liệu giải phóng ra do nguồn
gốc khác bị sóng gia công thành tạo các dạng tích tụ. Sự phát triển rộng rãi các dạng tích tụ
liền kề, tự do và đóng kín đã biến các vịnh ven bờ thành các vịnh hẹp kéo dài. Do hướng
sóng thay đổi theo mùa và hướng chung của bờ là bắc nam, hợp lực của sóng lệch đông bắc

nên các doi chắn có chiều lõm quay về phía biển và có hướng kéo dài từ tây bắc xuống đông
nam vuông góc với hợp lực sóng.
Từ Cà Ná đến Vũng Tàu, khi biển tiến sau băng hà lần cuối tràn vào thì bờ biển nguyên
sinh có lẽ là bờ chia cắt xâm thực. Trong quá trình biển tiến đã biến thành bờ mài mòn, rồi
tích tụ - mài mòn. Các mũi đất thấp bị đẩy lùi, hàng loạt các dạng tích tụ ở đỉnh, sườn và cửa
vịnh được thành tạo làm đường bờ ngày càng trở nên bằng phẳng hơn [13].
II. Địa mạo đáy biển.
1. Thềm lục địa.
Việt Nam là một trong những nước có thềm lục địa rộng của vùng Đông Nam Châu á. Do
nằm ở ranh giới tiếp xúc giữa các miền có đặc điểm kiến trúc và lịch sử tiến hoá kiến tạo khác
nhau, chế độ thuỷ động lực và nguồn cung cấp bồi tích khác nhau nên thềm lục địa đa dạng.
Trên cơ sở các tài liệu đã công bố, đặc biệt là kết hợp với việc phân tích bản đồ địa hình
thềm lục địa Việt Nam tỉ lệ ẫ00.000 của Viện Hải Dương Học có thể trình bày những nét cơ
bản về địa mạo đấy biển như sau:
1.1. Đặc điểm hình thái địa hình thềm lục địa.
Dựa vào sự khác biệt về độ dốc, độ chia cắt, đặc điểm phân bố các dạng dương và âm có
thể chia thềm lục địa nước ta thành các miền hình thái sau đây:
1.1.1. Thềm lục địa Miền Bắc.
Kéo dài từ biên giới Việt - Trung đến vĩ tuyến Đà Nẫng, bao chiếm toàn bộ phía tây và
nam của Vịnh Bắc Bộ. Đây là vùng thềm lục địa có chiều ngang rộng tới 800km được nhắc
đến rất nhiều trong văn liệu địa lý khu vực. Hầu hết diện tích thềm lục địa có góc độ dốc 2-5'.
Độ chia cắt sâu nhỏ. Các dạng địa hình âm chiếm ưu thế, hầu hết là các máng trũng đan nhau
dạng cành cây có các cấp chính phụ khác nhau, có chiều dốc chung hướng về phía trục máng
và về phí cửa Vịnh Bắc Bộ. Hướng của các dạng địa hình âm này rất khác nhau có thể phân
biệt hai hệ chính là tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam và dường như là phần kéo dài
của các sông trên lục địa hiện nay. Đôi khi trên đáy biển nhận thấy các chỗ trũng. Chúng
thường là nơi giao hội của các máng noí trên. Hố sâu nhất có độ sâu tới 108m phát hiện thấy
ở ngoài khơi cách đảo Cồn Cỏ 120km về phía đông bắc.
1.1.2. Thềm lục địa Miền Trung.


5


Kéo dài từ Đà Nẫng đến Phan Thiết. Mép thềm lục địa chạy theo hướng kinh tuyến men
theo đường đẳng sâu 140m. Từ Đà Nẫng đến mũi Đá Vách, địa hình có tính chất phân bậc,
có thể chia làm ba bậc. Bậc 0-50m là bề mặt có góc dốc 5-10' và đôi nơi là 10-30'. Độ chia cắt
sâu nhỏ, trung bình là 10m. Các dạng địa hình phân bố theo hướng tây bắc - đông nam hoặc
đông - bắc tây nam. Bậc 50-100m là bề mặt dốc 30'-2o. Bề mặt này chia cắt rất ít và các
dạng địa hình hầu hết có hướng kinh tuyến. Bậc trên 100m, góc dốc bề mặt trung bình 10-30',
độ chia cắt sâu lớn thường là 10-20m. Độ chia cắt dày lớn, xen kẽ các dạng dương là các
dạng âm kéo dài theo hướng kinh tuyến. Từ mũi Đá Vách tới Phan Thiết, tính chất phân bậc
địa hình kém rõ ràng hơn. ở đây địa hình bị chia cắt mạnh mẽ và chia cắt dày rất phức tạp
và là một trong những vùng có địa hình phức tạp nhất thềm lục địa nước ta.
1.1.3. Thềm lục địa Miền Nam
Kéo dài từ Phan Thiết đến mũi Cà Mau theo hướng đông bắc - tây nam. Từ Phan Thiết
đến Cồn Đảo, địa hình đáy biển phức tạp. Địa hình bị chia cắt mạnh. Độ chia cắt dày trung
bình là 0,2-0,3 km/km2 thuộc loại lớn nhất của thềm lục địa Việt Nam. Độ chia cắt sâu cũng
lớn, trung bình là 10-20m .
Những nơi tiếp cận với các mũi nhô như Ba Kiến, Ô Cấp, Côn Đảo độ chia cắt sâu
vượt quá 20m. ởvùng đáy sâu dưới 70m các dạng dương và âm phân bố khá điều hoà. ở vùng
đáy sâu trên 70m ưu thế là các dạng âm, chúng có hướng tây bắc - đông nam hoặc đông bắc tây nam và cũng thường là nối liền với các thung lũng sông trên lục địa.
Phía nam Côn Đảo địa hình đáy bằng phẳng hơn, ưu thế là các dạng âm hướng tây bắc đông nam.
1.1.4. Thềm lục địa Tây Nam.
Kéo dài từ mũi Cà Mau đến biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây là vùng thềm lục địa
thuộc sườn tây Vịnh Thái Lan, là một trong những thềm lục địa nổi tiếng thế giới về chiều
rộng. Gần trung tâm vịnh Thái Lan rất bằng phẳng, hơi nghiêng về phía tây với góc nghiêng
địa hình trung bình là 1-3'. Chỉ có khu vực lân cận đảo Phú Quốc địa hình đáy biển bị chia
cắt phức tạp do có mặt nhiều đồi ngầm và rẵnh ngầm. Xa bờ hơn, đáy biển ưu thế là các dạng
âm hướng đông bắc - tây nam và đông tây tạo nên bình đồ dạng cành cây rất đặc trưng cho
địa hình xâm thực lục địa trước biển tiến [20].

2.1. Đặc điểm cấu trúc - hình thái thềm lục địa
Thềm lục địa hiện đại Việt Nam có hình dáng khá độc đáo, rộng ở phía bắc và nam, hẹp ở
giữa. Ranh giới trên trong phạm vi Bắc Bộ và Nam Bộ không hoàn toàn trùng khít với
đường bờ hiện đại mà thực tế ăn sâu vào các đồng bằng ven biển rìa lục địa kiểu trũng Cửu
Long và song Hồng. Móng granit của thềm thường bị hạ xuống theo kiểu bậc thang. Rìa
ngoài thường gặp các đới nâng tạo nên các bồn trầm tích rất lớn.
Trong phạm vi thềm lục địa hiện đại của Việt Nam sự khác nhau căn bản về hướng các
chuyển động tân kiến tạo đẵ qui định những nét lớn về hình thái và lịch sử mới của của các
dạng đại địa hình. Đó là các nhô, các trũng phản ánh các vồng nền và máng nền trẻ, đôi khi
còn phản ánh cả các khớp nối phức tạp, các rift còn hoạt động trong thời gian hiện nay.
2.1.1. Các cấu trúc hình thái âm.
Một phần lớn diện tích thềm lục địa Việt Nam là các trũng Kainozoi với bề dày trầm tích
khá lớn, trung bình 8-10km, cực đại đạt 14 km và thấp nhất cũng đạt 2-4km. Tuy nhiên, sự
phản ánh các trũng này trên địa hình có nơi rất rõ dưới dạng các bồn trũng, hố trũng, có nơi
không rõ do ảnh hưởng của các quá trình ngoại sinh (như ở Vịnh Thái Lan, Đà Nẫng - Quảng
Ngãi).

6


Bồn trũng Sông Hồng là một bồn rộng lớn, dạng kéo dài suốt từ đồng bằng Sông
Hồng cho đến ngoài khơi Quảng Ngãi. Trũng có bề dày trầm tích Kainozoi lớn, được không
chế bởi các đứt gẫy sông Lô và sông Chảy kéo dài cắt đứt gẫy tây Biển Đông (hay đứt gãy
kinh tuyến 109o). Nằm giữa hai đứt gẫy là trũng địa hào trung tâm có bề dày Kainozoi đạt
đến 14km, trầm tích tuổi từ Eoxen thể hiện dưới dạng hình thái một hố trũng hẹp kéo dài từ
cửa đến trung tâm Vịnh Bắc Bộ. ở đơn nghiêng phía tây đứt gẫy sông Chảy, trầm tích có tuổi
từ Mioxen với bề dày cực đại 4km. Ởđơn nghiêng phía đông đứt gẫy sông Lô, trầm tích
Paleogen có mặt trên các hố trũng tây nam Bạch Long Vĩ và tây Hoàng Sa với bề dày nhỏ.
Bồn trũng Cửu Long [12,15] có cấu tạo hết sức phức tạp gồm nhiều hố sụt và khối nâng
thứ cấp. Đơn nghiêng tây bắc của trũng phát triển trong phạm vi đồng bằng sông Cửu Long.

Đới trũng phía bắc của bồn có bề dày trầm tích Kainozoi đạt đến 8km. Đới nâng trung tâm
của bồn có dạng bán địa luỹ phương tây bắc đông nam và là nơi có khả năng tập trung dầu
khí lớn. Đới trũng đông nam của bồn có bề dày Kainozoi đạt đến 7km. Đơn nghiêng đông
nam của bồn tiếp giáp với khối nâng Côn Sơn.
Bồn trũng đông nam Côn Sơn [12,15] thể hiện khá rõ trên trên hình thái địa hình. Đới
phía tây của bồn giáp với khối nâng Côn Sơn, đới chuyển tiếp phát triển trên không gian
rộng lớn của trung tâm bồn với bề dày Kainozoi 6-7km, trầm tích tuổi từ Oligoxen. Đới trũng
phía đông có bề dày lớn nhất đạt 9km.
Ngoài các bồn trũng lớn kể trên, trên thềm lục địa Việt Nam còn có mặt có hố trũng lớn
đáng kể nhất là hố trũng bắc Cù Lao Thu chạy theo hướng kinh tuyến đến ngang Tuy Hoà
[12], giới hạn độ sâu 100-110m đến 140-160m. Hố trũng dạng địa hào, sự hình thành nó có
liên quan đến hoạt động đứt gẫy tây Biển Đông vào cuối Mioxen muộn - đầu Plioxen. Bề dày
trầm tích Kainozoi ở đây trên 2km, cực đại 5-6km. Hỗ trũng được ngăn cách với rìa sườn lục
địa qua một gờ nâng rìa có bản chất là các thân núi lửa ngầm, các khối mac ma xâm nhập.
2.1.2. Các cấu trúc hình thái dương.
Các cấu trúc này trên thềm lục địa có diện tích không lớn, thường có vai trò khớp nối
giữa các bồn trũng. Tại đây bề dày Kainozoi không lớn và thường lộ ra đá gốc Đệ tam hoặc
đá gốc trước Kainozoi.
ở Vịnh Bắc Bộ, đới nâng Bạch Long Vĩ có vai trò ngăn cách giữa trũng Beibu ở đông bắc
vịnh và bồn trũng Sông Hồng. Tại đây lộ ra các đá Mioxen - Plioxen sớm và đỉnh khối nâng
nhô cao trên mặt nước đến 60m tại đảo Bạch Long Vĩ. Đới nâng nam Phú Quí là nơi hội
điểm của ba bồn trũng quan trọng là bồn trũng Cửu Long, bồn trũng nam Côn Sơn và bồn
trũng bắc Cù Lao Thu. Đới nâng này rộng 40km, có phương kinh tuyến. Ở đây phổ biến
nhiều dạng địa hình dương có độ cao đạt 75-76m, nằm sâu dưới mực nước biển hiện nay 3435m và lộ ra đá tuổi từ Mioxen trở về trước [12].
Đới nâng Côn Sơn là một kiểu kiến trúc dạng địa luỹ đặc trưng về cả kiến trúc và hình
thái. Tại đây, đáy biển nhô cao, các giá trị chia cắt sâu, chia cắt dày đều vượt lên rõ, tạo nên
một tuyến dài hướng vòng cung đông bắc - tây nam suốt từ nam Cù Lao Thu về phía nam Cà
Mâu, dài khoảng 300-320km. Đây là một trong những đới nâng có nhiều dạng địa hình
dương nhất, nhiều khi chỉ nằm sâu dưới mực nước biển 8-10m. Đới nâng Côn Sơn nằm phân
cách với bồn trũng Cửu Long ở phía tây bắc và bồn trũng nam Côn Sơn ở phia tây nam.

Ranh giới hình thái của chúng khá đột ngột, gần như đường thẳng, trùng khớp với đường
ranh giới giữa các phần nhô lên và hạ xuống của móng địa chấn [15].
Trên thềm lục địa Việt Nam còn có mặt các đới nâng quan trọng khác như đới nâng ngoài
khơi Huế - Đà Nẫng, đông Phú Quí, đều hình thành liên quan đến hoạt động của dứt gẫy. ở
phần tây nam Mũi Cà Mau và vịnh Thái Lan có đới nâng Cò Rạt - Natuna.

7


Ngoài ra, còn có mặt các khối nâng dọc mép thềm lục địa mà điển hình là ở phía đông bồn
nam Côn Sơn. Các khối nâng cục bộ dưới dạng các đổi sót đỉnh nằm sâu 4-5m dưới mực nước
biển phía tây và tây bắc Cù Lao Thu, phía nam Phan Thiết và Vũng Tàu.
2.1.3. Vùng hoạt động phun trào, núi lửa trẻ.
Vùng này kéo dài theo phương kinh tuyến từ Cù Lao Thu đến quần đảo Catwich, tạo
nên nhiều dạng địa hình dương, có dạng chỉ nằm sâu dưới mực nước biển hiện nay 4-5m.
Ngoài ra, hoạt động núi lửa còn tạo nên nhiều hòn đảo nhỏ như Hòn Hải, Hòn Đồ, Hòn Đá
Ti, Catwich. Ở kiến trúc hình thái Cù Lao Ré, quá trình phun bazan của ba ngọn núi lửa đã
cắt qua các trầm tích Neogen tạo nên kiểu vòm phủ rất đặc sắc. Các đảo Phú Quí, Catwich
lớn cũng đều được cấu tạo bởi các tầng trầm tích phun trào và dung nham bazan dày.
Cách Cù Lao Thu 20km về phía nam, xuất hiện Hòn Tro vào năm 1923, thành phần
tro chủ yếu là tuf bazan tạo thành nhiều lớp chồng nên nhau. Tuổi của các bazan trong vùng
tương đối trẻ, từ Neogen đến hiện nay [15].
2.1.4. Rìa các cấu trúc bị biển lấn.
Các cấu trúc hình thái kiểu này là những phần thềm lục địa sát bờ, có kiến trúc kiến tạo
được hình thành từ những thời kỳ địa chất khác nhau bị biển tiến sau băng hà lần cuối làm
ngập chìm. Tại đây, các quá trình ngoại sinh yếu nên hình thái địa hình giữ được những nét
cơ bản phản ánh kiến trúc địa chất.
Rìa cấu trúc Tiền Cambri có mặt từ mũi Ba Làng An đến Tuy Hoà. Đây là nơi hẹp nhất
của thềm lục địa Việt Nam. Ảnhhưởng của đứt gẫy Tây Biển Đông và các đứt gẫy dọc bờ tạo
nên địa hình hẹp dốc và phân bậc rõ. Biên độ hạ tân kiến tạo đạt 1000-2000m.

Rìa cấu trúc Caledonit có mặt từ phía ngoài Móng Cái đến Hải Phòng, trong phạm vi độ
sâu dưới 30m và từ Vinh đến Đà Nẫng thuộc rìa phía tây thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ. ở khu
vực thứ nhất, hướng kiến trúc chính song song với bờ tạo nên các chuỗi đảo kéo dài ngăn
cách các thung lũng ngập chìm, chuyển động tân kiến tạo nâng biên độ 0-300m.Ở khu vực
thứ hai, hướng các yếu tố kiến trúc chính phương tây bắc - đông nam chéo góc với bờ tạo nên
nhiều mũi nhô. Địa hình đáy nghiêng dốc thoải ra phía biển với các đường đẳng sâu có hình
dáng tương đối tương đồng với đường bờ lục địa.
Chuyển động tân kiến tạo từ mức nâng yếu biên độ đạt 100- 500m đến hạ yếu và trung
bình, biên độ 500-1000m.
Rìa cấu trúc Mezozoit phân bố ở thềm lục địa tây bắc Vịnh Bắc Bộ, trong khoảng độ sâu
30-50m phía ngoài quần đảo Cô Tô - Cát Bà, từ Thanh Hoá đến Vinh và từ Tuy Hoà về phía
nam Trung Bộ. Ở khu vực thứ nhất địa hình tương đối thoải, hạ yếu trong tân kiến tạo, biên
độ đạt 500m. ở khu vực thứ hai địa hình nghiêng thoải trong khoảng độ sâu đến 30-50m,
chuyển động tân kiến tạo từ nâng yếu, biên độ 100-300m đến hạ yếu và trung bình, biên độ
đạt - 500 đến -100m. ở khu vực thứ ba thềm lục địa mở rộng dần và thoải dần từ Tuy Hoà đến
gần Vũng Tàu,chuyển động tân kiến tạo từ nâng yếu biên độ đạt 500m đến hạ trung bình
biên dộ đạt - 1000m. Hướng các yếu tố kiến trúc chính song song với đường bờ ở khu vực
một, xiên góc với dường bờ ở khu vực hai và biến đổi phức tạp ở khu vực ba. Các đường
đẳng sâu cơ bản song song với hướng bờ ở khu vực một và hai, chéo góc với bờ ở
phía nam khu vực ba.
2.1.5. Các đứt gẫy.
Trên thềm lục địa, các đứt gẫy lớn có ý nghĩa khống chế các bồn trũng, các đới nâng và
hình thái bờ. Chúng thường tạo nên sự thay đổi đột ngột về hình thái địa hình đáy.

8


Trong hệ thống đứt gẫy hướng Tây bắc - Đông nam quan trọng nhất là đứt gẫy sông Lô
và sông Chảy không chế bồn trũng Sông Hồng. Một số đứt gẫy khác khống chế rìa tây nam
của hố trũng Cù Lao Thu, rìa tây nam của các đới nâng Côn Sơn, Cò Rạt - Natuna.

Các đứt gẫy hướng Đông bắc - Tây nam trùng hướng trục tách giãn của Biển Đông. Các
đứt gẫy sát bờ là Tuy Hoà và Phan Rang khống chế hình dáng bờ nam Trung Bộ. Các đứt gẫy
hai phía rìa đới nâng Côn Sơn có vai trò quan trọng. Đứt gẫy hướng kinh tuyến tây Biển Đông
phát triển gần như theo mép rìa thềm lục địa miền Trung, gặp đứt gẫy sông Chảy ở ngoài
khơi Quảng Ngãi.
2.2. Đặc điểm chạm trổ - hình thái thềm lục địa.
2.2.1. Đặc điểm chung.
Trong giới hạn thềm lục địa nước ta sóng và dòng là những nhân tố cơ bản thành tạo các
dạng địa hình ngoại sinh trên mặt đáy. Các dạng hình thành tạo do sóng và dòng có thể chia
làm 3 kiểu: thành tạo do sóng, thành tạo do dòng sát đáy (dòng triều, hải lưu do gió, hải lưu
mật độ, dòng chảy từ lục địa) và thành tạo do dòng đục. Ở đới hẹp sát bờ trong phạm vi độ
sâu dưới 20m có dạng địa hình tích tụ và mài mòn do sóng phân bố rất rộng rẵi và hầu hết là
các dạng địa hình hiện đại. Xuống sâu hơn nữa, ở các độ sâu 33-37m, 40-50m, 60-65m, 100120m đôi khi gặp các dạng địa hình thành tạo do sóng biển cổ. Các dạng địa hình thành tạo
do dòng triều phân bố rộng rẵi nhất trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Các dạng địa hình
thành tạo do dòng chảy hải lưu mật độ và hải lưu do gió phần lớn là loại xâm thực, phân bố
ở độ sâu 20-150m. Các dạng địa hình thành tạo do dòng chảy từ lục địa phân bố sát bờ.
Đáng kể nhất là các tiền delta Sông Hồng, sông Mekong. Chúng có thể phát triển đến dộ sâu
15-20m. Địa hình thành tạo do dòng đục rất khó nhận biết. Trong các chuyến khảo sát của
tàu Biển Đông đã gặp dấu hiệu canhon ngầm ở ngoài khơi bờ biển Phú Yên. Khu vực lân
cận Cù Lao Thu cũng có thể có dấu hiệu canhon ngầm nhưng chưa được nghiên cứu.
Các quá trình phi thuỷ động lực cũng đóng vai trò rất lớn trong quá trình tạo địa hình ven
bờ. Đẵ quan sát thấy các dạng địa hình tích tụ do sinh vật biển (san hô) phân bố dọc bờ Việt
Nam. Quá trình hoà tan đá vôi ngập mặn cũng tạo ra các dạng địa hình gặm mòn độc đáo ở
khu vực Hạ Long và Bái Tử Long. Trong các lagoon ven bờ sự lắng đọng các vật liệu sinh
vật và hoá học cũng tạo nên các bề mặt hơi lõm.
Mặt khác, trong giới hạn thềm lục địa nước ta thường quan sát thấy các dạng địa hình tích
tụ, xâm thực xuất hiện do tác động của yếu tố ngoại sinh trên cạn (các quá trình lục địa).
Trong quá trình nâng cao mực nước đại dương thế giới chúng đẵ bị làm ngập, nhiều nơi cho
đến nay vẫn bảo tồn các dấu hiệu hình thái tương đối rõ ràng nguồn gốc lục địa của mình.
Các dạng địa hình bóc mòn điển hình đẵ quan sát thấy ở đáy vịnh Phú Quốc. Trong phạm vị

độ sâu 10-15m, lưới cào đẵ vớt được nhiều laterit trên các đảo ngầm. Các dạng địa hình
nước chảy rất phổ biến trên bề mặt thềm lục địa, đặc biệt là các dạng địa hình xâm thực do
sông. Chúng tiếp tục từ các sông lớn trên lục địa hiện nay. Trên bình đồ tạo nên một mạng
lưới dạng cành cây có các cấp chính phụ khác nhau, chênh lệch địa hình phù hợp với mạng
sông miền đồng bằng. Hầu hết các rẵnh đều có độ dốc chung hướng vào trục rẵnh và phía
mép thềm lục địa, những đoạn lõm trên trắc diện trùng với các đoạn hội lưu của các rẵnh.
Trên mặt đáy còn quan sát thấy một số đụn cát cổ bị đánh chìm. Trong giới hạn khu vực Hạ
Long, Bái Tử Long và Hà Tiên có thể có mặt các địa hình krastơ bị làm ngập. Ở trung tâm
Vịnh Bắc Bộ, gần đảo Bạch Long Vĩ Đội liên hợp điều tra Việt - Trung cũng đẵ bắt ngặp
các mảnh vụn đá vôi ở độ sâu 40-50m cho phép nghĩ đến khả năng tồn tại các đảo sót cấu
tạo bằng đá vôi trong khu vực đáy biển này [7].
2.2.2. Các địa hình ngoại sinh tiêu biểu.
- Đồng bằng tích tụ tiền châu thổ (avant-delta) hiện đại phát triển điển hình từ Hải Phòng
đến Thanh Hoá, phía ngoài các cửa sông Thái Bình, Hồng, Mã và ở phía ngoài cửa sông

9


Mekong, Đông Nai. Ở cả hai dải đồng bằng tiền châu thổ, độ sâu phía ngoài của chúng
khoảng 15-20m. Đặc trưng hình thái bề mặt đồng bằng là khá bằng phẳng, nghiêng thoải về
phía biển và kết thúc bằng một mặt nghiêng khá dốc ở rìa chân phía ngoài. Trầm tích bề mặt
đồng bằng chủ yếu bùn bột, bùn sét bột lỏng nhão mầu nâu, nâu hồng, đôi khi có mặt các
khoảnh cát,cát bột. ở bề mặt đồng bằng tiền châu thổ Sông Hồng đôi khi có mặt như đê, gờ
ngầm dài hẹp, song song với bờ cấu tạo bằng cát bột, cát nhỏ được tạo nên trong đới sóng
nhào. Đồng bằng được tích tụ do các yếu tố ngoại sinh sông biển, từ nguồn phù sa đổ ra từ
các con sông lớn và phát triển chủ yếu trên các đới sụt chìm ven bờ.
- Đồng bằng tích tụ thung lũng sông cổ, chiếm diện tích khá lớn ở trung tâm Vịnh Bắc
bộ, giáp ngoài tiền châu thổ hiện đại Sông Mekong, ở đông nam Côn Đảo và phía bắc Cù
Lao Thu. Đặc trưng hình thái cơ bản của đồng bằng là tương đối bằng phẳng hoặc là địa hình
âm có đáy rộng, độ sâu nhỏ. ở bắc Cù Lao Thu, đồng bằng có dạng tuyến rất rõ, có các hố

trũng cục bộ cũng định hướng dạng tuyến. Độ sâu bề mặt đồng bằng kiểu này thường 2030m tới 100-200m. Trầm tích bề mặt là bùn bột, bột sét, cát nhỏ ở phía Vịnh Bắc Bộ, cát
trung và nhỏ ở phía nam, cát thô ở bắc Cù Lao Thu. Đồng bằng phát triển trên các bồn trũng
Kainozoi, quá trình tích tụ phát triển đồng bằng chủ yếu vào thời kỳ Pleixtoxen, nguồn gốc
aluvi sông. Những tích tụ biển vào Pleixtoxen muộn và Holoxen tạo thành lớp mỏng phía
trên mặt đáy nhưng không làm thay đổi cơ bản diện mạo của đồng bằng. Trên bề mặt đồng
bằng có những tích tụ tướng bẵi biển, đê cát biển hình thành trong biển tiến Holoxen, tạo
nên các dạng địa hình dương dạng tuyến. Điển hình nhất là trường cát nhỏ, cát bột rộng
15000 km2 bao quanh đảo Bạch Long Vĩ.
- Đồng bằng tích tụ mài mòn vũng vịnh phát triển trên diện tích rộng lớn ở Vịnh Bắc Bộ,
Vịnh Thái Lan và một dải dọc rìa bờ lục địa của thềm lục địa Miền Trung. Chúng phát triển
hầu hết trên rìa các cẩu trúc tiền Cambri, Caledonit, Hexinit và Mezozoit bị biển lấn làm
ngập trong thời gian Holoxen. ở ven bờ tây Vịnh Bắc Bộ, bề mặt địa hình đạt đến độ sâu 4050m. Từ Móng Cái đến Hải Phòng có nhiều đảo và đồi ngầm, trầm tích gần bờ phổ biến cát,
cát bột và bùn sét xám tro, xám xanh tướng đầm lầy biển ven vịnh. Từ Vinh đến Đà Nẫng địa
hình tương đối bằng phẳng và nghiêng thoải, có nhiều dấu ấn đường bờ cổ (bẵi biển, đê
cát) bị ngập chìm. Trầm tích bề mặt phổ biến là cát, cát bột và lớp phủ trầm tích Holoxen có
chiều dày phổ biến 0,5-0,7m. Từ Đà Nẫng đến Vũng Tàu độ sâu mặt đồng bằng đạt tới 4050m ở phía bắc và 20-30 ở phía nam. Địa hình ven bờ có nhiều vũng vịnh nhỏ kín và nửa kín.
Bề mặt địa hình đáy gồ ghề, phức tạp với các đường đẳng sâu uốn lượn dạng sóng. Trầm tích
mặt đáy chủ yếu là cát. Đồng bằng tích tụ - mài mòn vũng vịnh có nguồn gốc ban đầu liên
quan đến các quá trình ưu thế xâm thực mài mòn lục địa trong điều kiện lục địa kéo dài
vào Pleixtoxen. Biển tiến Holoxen làm ngập rìa các cấu trúc tạo nên môi trường vũng vịnh. Ở
đây xẩy ra quá trình xâm thực mài mòn đá gốc, lắng đọng và tái lắng đọng các vật liệu lục
nguyên tích tụ từ trước.
- Đồng bằng nghiêng dốc tích tụ - mài mòn, nằm ở đới phía ngoài của thềm lục địa Miền
Trung Việt Nam, từ khoảng độ sâu 40-50m ra tới mép thềm lục địa. Đặc trưng hình thái địa
hình là có dạng phân bậc tạo thành các ậc thềm kéo dài phương kinh tuyến, được ngăn cách
bằng các mặt dốc cùng phượng. Trên các bậc thềm phổ biến các dạng địa hình dương kích
thước lớn, độ cao nhỏ, kéo dài dạng tuyến song song với đường bờ hiện nay. Trầm tích bề mặt
gồm hai đới, đới trong từ độ sâu 40-50m đến 100-110m chủ yếu là cát hạt nhỏ đến thô,
nguồn gốc lục nguyên. Đới ngoài ra đến mép thềm lục địa, độ sâu 140-160m, chủ yếu là bùn
sét, cát bùn nguồn gốc lục nguyên [15]. Chúng đều là những trầm tích di tích tích bãi biển và

vũng vịnh ven bờ chuyển tiếp với nhau, tuổi Pleixtoxen muộn - đầu Holoxen. Đồng bằng
nghiêng dốc tích tụ - mài mòn nằm trong cấu trúc nâng lên của thềm lục địa liên quan đến
hoạt động đứt gẫy tây Biển Đông, vì thế có nền trầm tích Kainozoi rất mỏng, chịu quá trình
xâm thực bào mòn lục địa trong Pleixtoxen. Đồng bằng bị ngập chìm do biển tiến chân tĩnh

10


Holoxen nên lớp phủ trầm tích hiện đại rất mỏng, không làm thay đổi đặc điểm hình thái
câu trúc do các yếu tố kiến tạo qui định.
- Đồng bằng delta eo biển cổ bị mài mòn nằm ở cửa Vịnh Bắc Bộ trong phạm vi độ sâu
80-90m đến 100-120m. Đây là một dạng địa hình âm điển hình liên quan đến quá trình xâm
thực lục địa trong điều kiện mực biển thấp hơn hiện nay 100-120m vào tận cuối Pleixtoxen.
Trong Pleixtoxen, ở đây là đồng bằng tích tụ châu thổ do các yếu tố động lực sông biển. Khi
đường bờ ở ngoài cửa vịnh, quá trình xâm thực đẵ tạo nên dạng địa hình âm với các hố trũng
có độ sâu tương đối 10-15m. Biển lấn vào đầu Holoxen đã từng tạo ra một vịnh hẹp có lắng
đọng lớp phủ bùn sét nâu hồng.
- Các lòng sông cổ. Thềm lục địa cơ bản là lục địa trong Pleixtoxen vì hạ thấp mợc nước
biển do nguyên nhân băng hà, nên các lòng sông cổ khá phổ biến trên thềm lục địa Việt Nam.
Đó là các dạng địa hình xâm thực lục địa, có dạng tuyến, phát triển phổ biển ở Vịnh Bắc Bộ,
vịnh Thái Lan, phía ngoài khơi đồng bằng sông Cửu Long và xuất hiện cả ở trên thềm lục địa
Miền Trung. Các lòng sông cổ thường thể hiện rõ từ độ sâu 25-33m nước trở ra, nơi không
còn chịu ảnh hưởng của quá trình bờ hiện đại. Chúng phân nhánh dạng cành cây và có xu
hướng nối tiếp liên tục vào các nhánh sông chính trên lục địa hiện nay. Trên thềm lục địa
Vịnh Bắc Bộ, có thể phân biệt được bốn cấp nhánh lòng sông cổ. Cấp lớn nhất là Sông Hồng,
có cửa nằm ở khoảng độ sâu 100-110m. Các nhánh cấp nhỏ hơn hội lưu với nhau và với
Sông Hồng cổ ở các khoảng độ sâu từ 42-45m đến 95-100m. Ở các khoảng độ sâu 40m và
60m, dấu tích các lòng sông cổ thường bị mờ nhạt, có lẽ liên quan đến sự phát triển của hệ
thống đường bờ cổ có độ sâu tương đương.
2. Sườn lục địa và thềm lục địa cổ nhấn chìm.

Với tính chất của một biển rìa, đặc điểm hình thái và nguồn gốc của sườn lục địa Biển
Đông hết sức phức tạp. Có ý kiến cho rằng sườn lục địa Biển Đông bao gồm sườn dốc lục
địa, các trũng chân thềm, các cao nguyên san hô, có chung đặc điểm vỏ kiểu lục địa chuyển
tiếp sang vỏ đại dương. Tuy nhiên về mặt hình thái, sự chuyển tiếp đột ngột về độ dốc và độ
sâu có hệ thống chỉ thể hiện rõ ở dải sườn vách hẹp giáp kề thềm lục địa. Vì vậy, ở đây gọi
chung là sườn lục địa và thềm lục địa cổ nhấn chìm là một đơn vị tạo nên bậc địa hình thứ hai
của Biển Đông. Bậc này có độ sâu từ 120-200m đến 3000-4000m, với chiều rộng từ vài chục
đến 400-500km. Sườn lục địa cổ bị nhấn chìm có thể chia thành bốn đơn vị cấu trúc hình thái
là: sườn lục địa, các trũng sâu chân sườn, đồng bằng thềm lục địa cổ và các cao nguyên san
hô. Về mặt độ cao, sâu, sườn lục địa và thềm lục địa cổ bị nhấn chìm có bề mặt địa hình thể
hiện tính phân bậc theo chiều thẳng đứng thành bẩy mức: 1- Mức đỉnh các cao nguyên san
hô nổi trên hoặc xấp xỉ mực nước có độ cao đạt 4-10m, 2- Mức đỉnh cao các cao nguyên
ngầm ở độ sâu đến 100m, 3- Mức đỉnh các cao nguyên san hô ngầm có độ sâu đến 500m,
4- Mức sâu 500-1000m, 5- Mức sâu 1000-1500m, 6- Mức sâu 1500-2000m, 7- Mức sâu
3000-3500m. Ba mức đầu tiên thuộc đỉnh các cao nguyên san hô, bốn mức sau thuộc bề mặt
đáy biển [2].
2.1. Sườn lục địa.
2.1.1. Hình thái.
Trên bình đồ, sườn lục địa Việt Nam thể hiện dưới dạng một dải hẹp kéo dài theo hướng
kinh tuyến. Chiều rộng thay đổi trong phạm vi 18 đến 220km.
Ngoài khơi Bình Trị Thiên sườn lục địa có chiều rộng trung bình 50-60km. Ranh giới
trên chạy dọc theo đường đẳng sâu 140m. Ranh giới dưới nằm ở độ sâu 1000-1200m. Chỗ
dốc nhất của trắc diện có thể đạt tới 3-5 độ.
Ngoài khơi Quảng Nam-Đà Nẫng và Nghĩa Bình, sườn lục địa mở rộng chiều ngang tới
220km là giá trị cực đại về chiều rộng của sườn lục địa. Trắc diện sườn lục địa ở đây khá

11


phức tạp. Phía trên, trong khoảng độ sâu 140-400m sườn có góc dốc 30'- 1 o . Từ 400-500m

góc dốc giảm còn 20-30', từ 500m đến 1000m góc dốc 30' - 1o.
Ngoài khơi Khánh Hoà, Phú Yên, sườn bị vát nhọn rất mạnh, giá trị cực tiểu về chiều
ngang quan sát thấy ở khu vực vĩ tuyến Cam Ranh là 18km. Mép trên của sườn ở độ sâu
150m, chân sườn nằm ở độ sâu 1000-1200m, góc dốc trung bình của sườn trong khu vực này
đạt tới 3-5o
Ngoài khơi Phan Rang, Phan Thiết sườn lục địa mở rộng đạt giá trị trung bình 60-80km.
Chân sườn nằm ở độ sâu 1000-1200m. Góc dốc trung bình 45'-1o.
Từ ngang Đồng Nai về phía nam, sườn lục địa chỉ rộng trung bình 40km. Địa hình tương
đối đồng nhất. Góc dốc trung bình của trắc diện là 30'-1,5o. Một vài nơi góc dốc đạt tới 2-3o.
Tại khu vực tiếp giáp với sườn lục địa Indonesia hướng của sườn chuyển thành vòng cung
tây bắc - đông nam nhưng chiều rộng và độ dốc không thay đổi.
2.1.2. Nguồn gốc.
Sườn lục địa phía tây Biển Đông là một kiến trúc hình thái ranh giới, mang đặc tính tổng
hợp. Móng của kiến trúc - hình thái lục địa nằm kế cận, nhưng hoạt động tích đọng ở đây
khá mạnh và nhiều nơi đạt chiều dày khá lớn. Nhiều đoạn của sườn lục địa thể hiện là các
đứt gẫy có thể quan sát rất rõ trong địa hình như vùng Nghĩa Bình, Khánh Hoà, kiểu các rìa
động. Nhưng nhiều nơi thể hiện rất rõ sự tích tụ các vật liệu đưa ra từ lục địa trong thời gian
mực biển thấp hơn ngày nay dưới dạng tam giác châu như ngoài khơi Đà Nẫng - Huế hoặc
ngoài khơi phía bắc Cù Lao Thu. Có nơi là sự ùn đống các nón phóng vật. Có những nơi trên
sườn lục địa đã quan sát thấy dấu hiệu có mặt các canhon ngầm như ngoài khơi cửa sông Đà
Rằng hoặc lân cận Cù Lao Thu.
2.2. Các trũng sâu chân sườn lục địa.
2.2.1. Hình thái.
Dọc chân sườn lục địa xuất hiện các trũng nước sâu. Tại ranh giới giữa quần đảo Hoàng
Sa và Hải Nam có một trũng kéo dài theo hướng đông - đông bắc với chiều rộng trung bình
chừng 100km. Độ sâu cực đại là 3500m quan sát thấy tại một số điểm ở chính bắc quần
đảo Hoàng Sa. Trắc diện ngang của trũng có dạng hẹp, đáy bằng. Trắc diện dọc thoải, độ sâu
tăng dần từ tây sang đông. Từ Đà Nẫng về phía nam có phân bố một trũng kéo dài theo
hướng kinh tuyến. Trên bình đồ quan sát thấy nó có chiều rộng thay đổi vát nhọn ở phía bắc,
mở rộng ở phía nam. Trũng có độ sâu trung bình 2000-2500m. Trên đáy trũng có nhiều đảo

ngầm có độ cao tương đối khác nhau và hình dáng không nhất định.
Phía nam quần đảo Trường Sa, nơi tiếp giáp với thềm lục địa Borneo có trũng Palawan
rộng trung bình 150-200km hướng đông bắc - tây nam. Đáy là đồng bằng bằng phẳng, sâu
tới 3000m, ở cửa đến 3475m, trắc diện ngang dạng hộp. Đó là một trong những trũng được
nhắc đến nhiều trong các văn kiện địa chất khu vực.
2.2.2. Nguồn gốc.
Trũng giữa Hoàng Sa và Hải Nam là oằn võng dạng địa hào được lấp đày bởi các trầm
tích Kainozoi dày tới 6km và có biểu hiện macma mafic [9].
Trũng phía đông Trung Bộ Việt Nam là oằn võng dạng rift trước thềm lục địa. Có thể nói
đó là phần kéo dài của đới rift xuyên lục địa Sông Hồng, hiện đã bị di chuyển chút ít dọc
theo đứt gẫy kinh tuyến Hải Nam - Sunda [3].
Trũng Palawan hình thành trên một đới Beniop đẵ ngừng hoạt động vào Mioxen muộn
được lấp đày bởi các trầm tích Kainozoi dày đến 6km [4].
2.3. Đồng bằng thềm lục địa cổ nhấn chìm.

12


Đó là phần địa hình tương đối bằng phẳng có mức sâu phổ biến 1500-3000m bao quanh
lòng chảo nước sâu Biển Đông và viền ngoài các cao nguyên san hô. ở nhiều nơi, tại độ
sâu 1700-2500m vẫn còn gặp những ám tiêu san hô chết, chứng minh cho quá trình nhấn
chìm của thềm lục địa cổ tuổi Neogen muộn - Đệ tứ sớm (N2 -QI).
2.4. Các cao nguyên san hô.
2.4.1. Hình thái.
Các cao nguyên san hô là những khối nâng tương đối trên thềm lục địa cổ bị nhấn chìm.
Đây là nơi phân bố hai quần đảo san hô Hoàng Sa và Trương Sa của Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa năm trong khoảng 15-17o vĩ bắc trên cao nguyên ngầm bị chia cắt
có diện tích trên 100 ngàn cây số vuông. Quần đảo bao gồm hơn 100 đảo nổi, đá, bẵi nông,
bẵi ngầm với trên 60 nơi đẵ được đặt tên. Các nhà hàng hải chia quần đảo thành 3 cụm lớn là
Lưỡi Liềm, Vĩnh An và Mác-lec-phin.

Quần đảo Trường Sa nằm trong khoảng 5 o-12o vĩ bắc trên cao nguyên ngầm bị chia cắt
có diện tích trên 300 ngàn cây số vuông. Quần đảo bao gồm hàng trăm đảo nổi, đá, bẵi nông,
bẵi ngầm với trên 130 nơi đẵ được đặt tên. Các nhà hàng hải chia quần đảo thành 8 cụm lớn là
Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Bình Nguyên, Trường Sa và Thám Hiểm.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phân tách qua lòng chảo nước sâu Biển
Đông. Tuy cách nhau 5-6 trăm cây số nhưng chúng có đặc điểm địa chất - địa mạo rất giống
nhau, đặc trưng là có nhiều ám tiêu san hô phát triển trên các dạng địa hình dương phần
lớn có chân nằm ở độ sâu 1500-2500m, có vỏ trái đất kiểu lục địa dày 24-26km.
Các thành tạo ám tiêu san hô trên hai quần đảo có hình thái phụ thuộc cấu trúc địa chất
và hướng gió thịnh hành với trục dài phân bố theo hướng đông bắc - tây nam hoặc bắc - nam.
Các cấu trúc hình thái dương cấp cao nhất là cao nguyên san hô bị chia cắt thành các cấu
trúc hình thái dương cấp thấp hơn do sự có mặt các cấu trúc hình thái âm biểu thị dưới dạng
các rẵnh ngầm có độ sâu trên 2500m. Các cấu trúc hình thái dương thứ cấp này lại bị chia
cắt thành các bậc thấp hơn tương ứng với các hệ ám tiêu bởi các cấu trúc hình thía âm biểu
hiện dưới dạng các rẵnh ngầm có độ sâu 1700-2500m. Trên các hệ ám tiêu phát triển các ám
tiêu vòng, các bãi ngầm, các bẵi nông, các đá nằm lập lờ mặt nước và các đảo nổi [17].
Các ám tiêu vòng (atoll) nằm trong các đường đẳng sâu 100-200m. Các vụng giữa ám tiêu
(lagoon) có đường kính 20-30km, đôi nơi tới 100km. Độ sâu của vụng trung bình là 50m,
đôi khi tới 70-80m. Trên vành khuyên của ám tiêu vòng điển hình thường quan sát thấy có
mặt đầy đủ các đá, bãi nông và một vài đảo nổi.
Các bẵi ngầm san hô (coral bank) thường phân bố ở các khoảng độ sâu 70-80m, 40-50m
và 10-20m. Trên mặt các bẵi sâu 10-20m có nhiều san hô sống đang phát triển mạnh. Bẵi
ngầm Mac-lec-phin thuộc quần đảo Hoàng Sa là một bãi ngầm có kích thước lớn. Các bãi
ngầm ở Trường Sa thường nhỏ hơn nhưng phân bố dầy đặc hơn.
Các đá (coral reef) thường phân bố trên vành khuyên của ám tiêu vòng. Đôi khi chúng
cũng đứng đơn lẻ vươn lên từ độ sâu trên dưới 2000m, và thuộc kiểu ám tiêu hình tháp
(pinnacle reef). Các đá là thành phần chủ yếu của hai quần đảo san hô này. Kích thước của
chúng thay đổi rất lớn, có khi chỉ là 500x300m nhưng có trường hợp rộng 5-6km và kéo dài
tới 30km như vùng Thuyền Chài, Đá Lớn. Giữa các đá thường có một hay vài hồ nước yên
tĩnh đóng kín hay có cửa thông. Hầu hết bề mặt các đá nằm ở độ sâu 3-5m, trên rìa có các

rẵnh ngầm kéo dài xuống sườn ám tiêu. Cũng có các đá lộ ra khi thuỷ triều xuống. Bề mặt
này có nhiều san hô sống, các loài tảo vôi tạo rạn Hamelida và Lithothamium.
Các bẵi nông (coral shoal) có hình thái và phân bố tương tự các đá nhưng chúng bị ngập
chìm sâu dưới chục mét, điển hình là các bãi Đinh Ba, Núi Cầu, Trăng Khuyết và Suối Ngà.

13


Các đảo nổi (coral island) thường nằm trên mặt thềm các đá tạo ám tiêu vòng (Hoàng Sa,
Nam Yết), hoặc trên mặt thềm các ám tiêu hình tháp riêng lẻ (Tri Tôn, Trường Sa). Quần đảo
Hoàng Sa có 16 đảo, độ cao trung bình các đảo 4-5m, cá biệt tới 10-15m. Đảo lớn nhất là
Phú Lâm diện tích chừng 150ha. Quần đảo Trường Sa có 23 đảo nổi, độ cao trung bình 24m, rộng trung bình 5-16ha. Lớn và cao nhất là đảo Thái Bình diện tích tới 43ha và độ cao
đạt tới 5m.
2.4.2. Nguồn gốc
Về nguồn gốc, các ám tiêu san hô này không phải phát triển trên nền đảo núi lửa như
ngoài Thái Bình Dương mà là trên thềm lục địa cổ bị nhấn chìm. Chúng bắt đầu hình thành
vào Mioxen giữa do một đợt biển tiến qui mô rộng lớn. Trong Pleixtoxen chúng phát triển
liên tục và cao lên cùng sự nâng cao tương đối mực biển và bề dầy đạt tới vài ngàn mét.
Sau đó có nhiều biến động và bình đồ cơ bản phân bố các ám tiêu được ổn định chủ yếu trong
thời gian Holoxen giữa. Hiện nay các dấu hiệu sinh học và địa mạo cho thấy xu thế nâng lên
của mực biển tại đây và chiều dầy ám tiêu cũng có khả năng tăng lên [17].
Về sự có mặt các cấu trúc hình thái dương qui mô lớn trong lòng biển, các tài liệu địa vật
lý cho thấy phần lớn quần đảo Hoàng Sa bị che phủ bởi các trầm tích Kainozoi có chiều dầy
đáng kể, đôi nơi đạt đến 4km và có cấu trúc khối tảng bị phân cách bởi các đứt gẫy chủ yếu
phương đông bắc-tây nam và tây bắc-đông nam. Ở đây cánh đông nam và nam của kiến trúc
- hình thái này tiếp giáp với trũng nước sâu Biển Đông qua hệ thống các nếp oằn bị đứt gẫy
làm phức tạp được thể hiện trên địa hình dưới dạng một loạt các vách dốc tới 3-5 ᄉ o ᄉ .
Trong phạm vi Trường Sa đã khoan thấy có trầm tích lục địa tuổi Mezozoi bị chìm dưới các
trầm tích Kanozoi ở độ sâu hơn 5000m [10]. Khối Trường Sa trải qua sự nhấn chìm phân
dị. Toàn bộ sườn, phía nam và đông nam của khối tiếp xúc với kiến trúc - hình thái oằn võng

sâu của địa hào Palawan. Đây là giới hạn giữa kiến trúc - hình thái Trường Sa và sườn lục
địa Borneo. Kiến trúc hình thái Trường Sa có mức độ phân dị địa hình cao hơn Hoàng Sa
phản ánh sự dịch chuyển các khối của móng theo các phương khác nhau [8].
Bản chất lục địa của các kiến trúc - hình thái Hoàng Sa và Trường sa ngày càng được
chứng minh bằng các tài liệu mới. Vỏ trái đất kiểu lục địa dày trên 20km và bề mặt Moho
chìm sâu 24-26km. Rất có thể những khối kiến trúc Hoàng Sa, Trường Sa đẵ từng là những
hợp phần của lục địa châu á nằm ở vùng kết thúc phía đông của hệ địa máng uốn nếp Việt
Lào. Chúng đã bị đập vỡ mạnh và biến dạng kiến trúc phân dị rồi sau đó bị lôi cuốn vào sụt
trong quá trình hình thành trũng nước sâu Biển Đông [3].
3. Lòng chảo nước sâu Biển Đông.
3.1. Hình thái.
Trên bình đồ lòng chảo nước sâu trung tâm Biển Đông có dạng hình thoi. Trục dài hướng
đông bắc - tây nam dài 1500km, trục ngắn hướng tây bắc - đông nam dài 800km, diện tích
1.500.000km2 độ sâu trung bình 4300m. Theo đặc điểm hình thái có thể chia ra hai vùng sau:
3.1.1. Vùng bắc:
Từ eo biển Đài Loan đến quần đảo Mac-lec-phin. Đây là một đồng bàng bằng phẳng. Góc
dốc trung không vượt quá 10 - 20', hơi nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, độ sâu hầu hết
nằm trong khoảng 3500-4000m. Đáy lòng chảo ít đảo ngầm và rãnh ngầm.
3.1.2. Vùng nam:
Từ quần đảo Trung Sa về phía tây nam, độ sâu trung bình 4000m, cực đại 5559m ở một
điểm ngang vĩ tuyến Phú Yên. Đây cũng là độ sâu cực đại của Biển Đông. Đáy biển có nhiều
bãi ngầm và rãnh ngầm hơn, chúng có kích thước, hình dáng và độ cao tương đối khác nhau
và thường tạo thành các dãy hướng đông bắc - tây nam, hướng kinh tuyến hoặc á vĩ tuyến.

14


3.2. Nguồn gốc lòng chảo nước sâu Biển Đông.
Về nguồn gốc, vỏ trái đất của khu vực lòng chảo này thuộc kiểu đại dương với chiều dày
4-8km và bề mặt Moho nằm ở độ sâu 8-12km. Lớp phủ trầm tích Plioxen-Đệ tứ dày khoảng

1km. Ở phần đông lòng chảo có các dị thường từ mang tính chất tuyến đối xứng, phương á
kinh tuyến. Các dị thường này cho biết pha giẵn đáy biển mạnh nhất diễn ra vào thời gian 1732 triệu năm trước với tốc độ chuyển dẵn là 2,5 cm/năm. Đấy chưa phải là pha đàu tiên
trong lịch sử hình thành lòng chảo. Trước đó đã từng xẩy ra ít nhất là hai pha nữa. Các tài
liệu về sự có mặt các dẵy núi đá uốn nếp ban đầu có phương á vĩ tuyến và sau đó là phương
đông bắc, cuối cùng là phương á kinh tuyến đẵ cho phép kết luận điều đó. Những phương
cổ nhất hình như là liên quan đến quá trình cuốn hút đẵ dẫn đến thành tạo đá núi lửa pluton rìa lục địa Katazia. Còn phương á kinh tuyến thì chắc chắn liên quan với đới cuốn hút
dọc theo cung đảo Đài Loan - Philippin.
Một số tác giả còn cho rằng có tồn tại những thời kỳ sinh rift cổ hơn tuổi Paleozoi thượng
trong phạm vi Biển Đông, chắc là ứng với sự phát triển của các đới trên địa máng Hexini
muộn ở Duyên Hải đông nam Trung Quốc và với sự nẩy sinh đới tiền địa máng Sông Đà.
Trị số dòng nhiệt khá cao 2-3 đơn vị và độ sâu không lớn của đáy biển được xem như bằng
chứng cho tuổi tương đối trẻ của sự hình thành đáy Biển Đông [3].
III. Vài nét về lịch sử phát triển địa hình.
Cho đến cuối đại Paleozoi, Biển Đông vẫn là lục địa. Các dấu hiệu tách giẵn có từ sớm
hơn nhưng chỉ đến Oligoxen Biển Đông mới được chính thức hình thành. Trên các đới sụt
hạ của thềm lục địa, các bồn trũng lớn như Sông Hồng, Cửu Long Nam Côn Sơn và ở Vịnh
Thái Lan đẵ được hình thành và tích tụ các trầm tích Paleogen phía dưới là nguồn gốc lục địa
phía trên là biển ven bờ.
Sang Mioxen quá trình tách giẵn theo đới trục đông bắc - tây nam gây sụt võng tiếp tục
mở rộng Biển Đông. Đợt biển tiến có qui mô khu vực vào cuối Mioxen sớm - Mioxen trung
làm Biển Đông mở rộng tràn lên hầu hết diện tích thềm lục địa hiện nay. Cũng chỉ đến khi
đó Vịnh Bắc Bộ mới trở thành một vịnh lớn [19]. Ở phía nam Vịnh Thái Lan đã thông nối
với Biển Đông. Cuối Mioxen muộn,đầu Plioxen, chuyển động kiến tạo nâng mạnh mẽ đã triệt
thoái chế độ biển ra ngoài thềm lục địa và ở đây đã xảy ra các quá trình phong hoá bóc mòn.
Đây là thời gian hoạt động mạnh mẽ của đứt gẫy tây Biển Đông tạo nên hình thái hẹp dốc
của thềm lục địa Miền Trung.
Trong thời gian Plioxen - Pleixtoxen, những nét cơ bản của địa hình đáy Biển Đông hiện
nay đẵ được thiết lập. Đây là thời gian nhấn chìm thềm lục địa cổ. Sự hạ lún phân dị kết hợp
với các pha nâng thực sự đã tạo nên các cao nguyên san hô. Một trong những bằng chứng về
chuyển động nâng tại đây là sự có mặt phổ biến các ám tiêu san hô Pleixtoxen xấp xỉ hoặc

nhô cao trên mặt biển đến 5-10m. ở Hoàng Sa tuổi thềm san hô 10m là 14130 ' 450 năm, lẽ
ra phải ở vị trí sâu trên dưới trăm mét nếu không có vận động nâng kiến tạo. Plioxen là thời
gian thềm lục địa hiện đại chịu sụt lún, nhấn chìm bình ổn. Cả trên các khối nâng cũng có sự
tích tụ các trầm tích lục nguyên mặc dù bề dày nhỏ. Chuyển động cuối Mioxen muộn làm
cho một số bồn trũng trước đây liên kết với nhau, nay phát triển biệt lập ngăn cách
nhau qua các đới nâng. Pleistoxen là thời gian thềm lục địa Việt Nam chủ yếu tồn tại trong
chế độ lục địa và đường bờ biển hạ thấp hơn hiện nay 100 - 120m. Các tài liệu nghiên cứu đẵ
xác nhận ở các thềm lục phía tây Biển Đông có hai lần biển tiến hạn chế trong Pleixtoxen,
một lần vào Pleixtoxen sớm, lần thứ hai vào nửa sau Pleixtoxen muộn.
Trong điều kiện lục địa khống chế, địa hình thềm lục địa Việt Nam trải qua các quá trình
phong hoá, xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ. Nhiều sản phẩm phong hoá laterit đẵ được phát

15


hiện ở đáy Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Một hệ thống lòng sông cổ khá phát triển trên
toàn thềm lục địa và bị xoá nhoà từng phần do biển tiến Holoxen.
Biển tiến sau băng hà lần cuối đẵ làm chìm ngập thềm lục địa, tạo nên sự phát triển của
các tích tụ vũng vịnh trên phần rìa của các đới kiến trúc lục địa, tạo nên các địa hình dương
dạng tuyến, vốn là các đê cát, bãi cát biển.
Từ nửa sau Holoxen giữa, biển tiến mở rộng cực đại và mực biển dâng chậm dần. Quá
trình bồi tụ châu thổ đẵ tạo nên hai đồng bằng châu thổ rộng lớn là Sông Hồng và sông
Mekong. Phía ngoài các châu thổ này là các đồng bằng tiền châu thổ mở rộng đến độ sâu 1520m. Neogen - Đệ Tứ là thời gian phát triển hoạt động núi lửa tạo nên kiến trúc hình thái
dương khu vực Cù Lao Thu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Lê Đức An và Nnk, 1984. Đặc điểm địa mạo biển Thuận Hải - Minh Hải. Trong: "Các báo
cáo khoa học của chương trình điều tra tổng hợp vùng biển Thuận Hải - Minh Hải. 1976 1980". UBKHKT Nhà nước, Hà Nội 1984.
2. Lê Đức An,1991. Vài đặc điểm về địa mạo đáy biển quần đảo Trường Sa và các vùng kế
cận. Tuyển tập báo cáo khoa học. Hội nghị khoa học biển toàn quốc lần III. Tập II.
3. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1990. Về phân vùng kiến tạo thềm lục địa Việt Nam và các

miền kế cận. Tạp chí khoa học về trái đất. 12 (3),9/1990, Hà Nội.
4. Dubois E.P,1981 Review of principal hydrocacbon bearing basins on the South China Sea
Area "Energy", V.6,11.
5. Trần Đình Gián 1962. Đặc điểm địa mạo của khu vực bờ biển Bắc Trung Bộ và phương
hướng sử dụng. Tập san "sinh vật và địa học". Tập III số 4 năm 1964, Hà Nội.
6. Vũ Tự Lập,1978. Địa lý tự nhiên Việt Nam nhà xuất bản Giáo dục,Hà Nội.
7. Liên hiệp điều tra Việt - Trung 1965. Báo cáo điều tra tổng hợp Vịnh Bắc Bộ. Lưu trữ tại
Trung tâm nghiên cứu biển Hải Phòng.
8.Ludvig W.J.et all, 1979. Sonobury measurements in the South China Sea basin. J. Geophys.
Res. 84, 3305-3518.
9. Lou Zhetan et all 1981, Tectonic and deposit of the Cenozoic on the South China Sea
"Energy". U.6.11, 1903-1908.
10.Moor W.D. 1979. Four new Miocene strickes arreact explorens to Philipines. Oil and Gas.
S. Jan. 8.59-68.
11. Trịnh Phùng và NNK, 1975. Nghiên cứu địa mạo và trầm tích hiện đại vùng biển ven bờ
Quảng Ninh-Hải Phòng. Báo cáo lưu trữ tại Phân viện HDH tại Hải Phòng.
12. Trịnh Phùng và Nguyễn Văn Tạc, 1990. Địa mạo đáy biển Việt Nam. Đề tài 3. Chương
Trình 48 B. Lưu trữ Viện HDH Nha Trang.
13. Nguyễn Thanh Sơn, Trịnh Phùng, 1979. Về các kiểu bờ biển Việt- Nam.Tuyển tập nghiên
cứu biển, tập I, phần II Nha Trang.
14. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Tiết, 1981. Địa mạo bờ biển Phú Khánh. Tuyển tập nghiên
cứu biển tập II, phần 2 Nha Trang.
15. Nguyễn Văn Tạc, Trịnh Phùng,1985. Địa mạo thềm lục địa phía nam Việt Nam. Báo cáo
đề tài 48.06.05. Lưu trữ tại Viện HDH Nha Trang.
16. Trần Đức Thạnh và NNK, 1984. Vai trò của các điều kiện địa mạo, địa chất đối với sự
hình thành và phát triển rừng ngập mặn ở ven bờ miền bắc Việt Nam. Tuyển tập báo cáo
"Hội thảo hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam lần thứ nhất" Hà Nội 11/1984.

16



17. Trần Đức Thạnh và Nguyễn Đình Hồng, 1989. Cấu trúc và phân bố của hệ thống ám tiêu
san hô quần đảo Trường Sa. Tạp chí Hải quân số 5 (142), 1989.
18. Lê Bá Thảo, 1964. Một vài vấn đề động lực các bãi phù sa ở ven châu thổ Bắc Bộ. "Sinh
vật - Địa học". Tập III, số 4.
19. Nguyễn Thế Tiệp, 1990. Một số đặc điểm kiến trúc-hình thái thềm lục địa Việt Nam và
các vùng kế cận. "Các khoa học về trái đất". Số 12 (3). Hà Nội.
20. Lưu Tỳ và NNK, 1986. Địa mạo thềm lục địa Đông Dương và các vùng kế cận. Trong
"Địa chất Việt Nam - Lào - Cam pu chia". Nxb. KHKT, Hà Nội.
21.Zenkovich V.P,1963. Về bờ biển nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. "Hải dương học". Tập
III, cuốn 3. Maxcơva. (tiếng Nga).
Chú giải sơ đồ địa mạo biển việt nam và lân cận.
I.Bờ biển.
1- Bờ Đanmát; 2- bờ tích tụ tam giác châu; 3- bờ đồng bằng aluvi; 4- bờ tích tụ thuỷ triều;
5- bờ tích tụ san hô; 6- bờ biển mài mòn hoá học; 7- bờ biển mài mòn do sóng; 8- bờ tích tụ
- mài mòn do sóng.
II. thềm lục địa.
A. các cấu trúc hình thái chính: 9- các cấu trúc hình thái âm: 9.1- bồn trũng Cửu Long ,
Sông Hồng; 9.2- bồn trũng đông nam Côn Sơn; 9.3- hố trũng Cù Lao Thu và Vịnh Bắc Bộ;
10- các cấu trúc hình thái dương: 10.1- khối nâng Côn Sơn; 10.2- khối nâng Cò Rạt - Natuna;
10.3- đới địa hình nâng lên liên quan đến hoạt động đứt gẵy; 10.4- khối nâng dọc mép thềm
lục địa; 10.5- các khối nâng cục bộ; 11- vùng hoạt động phun trào núi lửa; 12- rìa cấu trúc bị
biển tiến hiện đại lấn vào; 13- đứt gẵy: 13.1- đứt gãy sâu Sông Hồng; 13.2- đứt gẵy có biểu
hiện cánh nâng và cánh hạ; 13.3- đứt gãy không biểu hiện cánh nâng và cánh hạ; 14- các ranh
giới cấu trúc chính: 14.1- mép thềm lục địa; 14.2- ranh giới giữa các cấu trúc địa chất trũng
xuống và nhô lên.
B. địa hình ngoại sinh: 15- đồng bằng tích tụ avant - delta hiện đại; 16- đồng bằng tích tụ
thung lũng sông cổ. 17- đồng bằng tích tụ - mài mòn vũng vịnh; 18- đồng bằng nghiêng dốc
tích tụ - mài mòn; 19- đồng bằng delta eo cổ bị mài mòn; 20- bãi đá ngầm; 21- dạng địa hình
dương; 22- dạng địa hình âm; 23- sườn dốc; 24- lòng sông cổ.

III. sườn lục địa và thềm lục địa cổ bị nhận chìm.
25- sườn lục địa; 26- các trũng sâu chân sườn lục địa; 27- đồng bằng thềm lục địa cổ bị nhận
chìm; 28- cao nguyên san hô.
IV. lòng chảo nước sâu Biển Đông. 29- lòng chảo nước sâu Biển Đông.

17



×