Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa anh đào (prunus) tại sa pa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 83 trang )

0

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

Ninh Anh Vò

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA ANH еo (PRUNUS) TẠI
SA PA, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - 2010


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

Ninh Anh Vò

NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HOA ANH еo (PRUNUS) TẠI
SA PA, TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Trồng trọt


Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NguyÔn Ngäc N«ng

Thái Nguyên - 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất
kỳ công trình để bảo vệ luận án Thạc sỹ hay Tiến sỹ nào. Các hình và ảnh sử
dụng trong luận văn là của tác giả.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010
Tác giả

Ninh Anh Vũ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn của mình tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình, chỉ bảo cặn kẽ của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Nông - phó HiÖu trëng
Trêng Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Sự quan tâm giúp đỡ của tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học,
đặc biệt các thầy cô trong Khoa sau đại học, Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quí báu về chuyên môn cho tác giả
hoàn thành luận văn.
Các cán bộ, nhân viên Vên Quèc gia Hoµng Liªn tØnh Lµo Cai
đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trí tuệ cho tôi hoàn thành tốt luận văn.

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu
đó.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn các nhà khoa học trong ngành, các
đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
công tác và học tập.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2010
Tác giả

Ninh Anh Vò


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN VĂN

CT

: Công thức

D00

: Đường kính gốc

Dt

: Đường kính tán

Hvn

: Chiều cao vút ngọn


IV

: Importance - Value (Chỉ số quan trọng)

N

: Mật độ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ÔDB

: Ô dạng bản

ÔTC

: Ô tiêu chuẩn

SPSS

: Statistical Products for Social Services

GA3

: Gibberellin

IBA


: Acid β-Indol Butyric

TB

: Trung bình

VQG

: Vườn Quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả theo dõi các pha vật hậu.....................................47
Bảng 3.2. Phổ hiện tượng học của Anh đào (Prunus cerasoides D.Don)........48
Bảng 3.3. Một số tọa độ vùng phân bố tự nhiên của anh đào tại Sa Pa..........50
Bảng 3.4. Đặc tính lý, hóa học của đất...........................................................54
Bảng 3.5. Mật độ cây tái sinh..........................................................................55
Bảng 3.6. Chất lượng cây tái sinh...................................................................56
Bảng 3.7. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng.......................................................57
Bảng 3.8. Đặc trưng mẫu của đường kính gốc, đường kính tán và chiều cao
vút ngọn...........................................................................................58
Bảng 3.9. Lượng tăng trưởng bình quân Δd00, Δdt, Δhvn.................................58
Bảng 3.10. Kết quả theo dõi trong 2 năm xử lý gieo ươm hạt giống Anh đào (Prunus
cerasoides D.Don) ngay sau thu hoạch bằng chất kích thích GA3 với các
nồng độ khác nhau..............................................................................59
Bảng 3.11. Kết quả theo dõi trong 2 năm xử lý gieo ươm hạt giống Anh đào
có thời gian bảo quản 2 tháng bằng chất kích thích GA3 với các
nồng độ khác nhau...........................................................................61
Bảng 3.12. Kết quả theo dõi trong 2 năm xử lý gieo ươm hạt giống Anh đào
có thời gian bảo quản 4 tháng bằng chất kích thích GA3 với các

nồng độ khác nhau...........................................................................63
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả cả 3 thí nghiệm sau 2 năm theo dõi.................65
Bảng 3.14. Kết quả xử lý giâm hom anh đào bằng chất kích thích IBA nồng
độ 750 ppm theo từng thời điểm khác nhau (tháng 6, 7, 8, 9).........66
Bảng 3.15. Thí nghiệm ghép cành hoa anh đào Nhật trên các gốc ghép là: cây
anh đào địa phương, cây đào, mận, cây mai mơ..............................68


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 đến tỷ lệ
nảy mầm của hạt giống anh đào không qua thời gian bảo quản –
kết quả theo dõi 2 năm 2009-2010...................................................60
Hình 3.2. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 đến tỷ lệ
nảy mầm hạt giống có thời gian bảo quản 2 tháng – kết quả theo
dõi 2 năm 2009-2010........................................................................62
Hình 3.3. Biểu đồ ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích GA3 đến tỷ lệ
nảy mầm hạt giống có thời gian bảo quản 4 tháng – kết quả theo
dõi 2 năm 2009 - 2010......................................................................64
Hình 3.4. Biểu đồ ảnh hưởng của thời điểm giâm hom đến tỷ lệ hom ra rễ
và cây sống - kết quả theo dõi 2 năm 2009-2010.............................67
Hình 3.5. Biểu đồ ảnh hưởng của gốc ghép khác nhau đến tỷ lệ cây sống kết quả theo dõi 2 năm 2009-2010...................................................69


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................5
2. Mục đích yêu cầu của đề tài.....................................................................6
2.1. Mục đích................................................................................................6

2.2. Yêu cầu..................................................................................................7
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................7
3.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................7
3.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................8

1.1. Nguồn gốc hoa anh đào và đặc điểm thực vật học................................8
1.1.1. Nguồn gốc cây hoa anh đµo..........................................................8
1.1.2. Đặc điểm thực vật học.....................................................................9
1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái.......................................................10
1.1.4. Giá trị sử dụng...............................................................................11
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa anh ®µo.........................................11
1.2.1. Nhiệt độ..........................................................................................11
1.2.2. Ánh sáng........................................................................................12
1.2.3. Độ ẩm không khí...........................................................................12
1.2.4. Lượng mưa.....................................................................................12
1.2.5. Đất đai............................................................................................13
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây hoa anh đào [19] [20] [21].......13
1.4. Các nghiên cứu và tư liệu đã có về cây hoa anh đào...........................16
1.4.1. Về phân loại...................................................................................16
1.4.2. Những vấn đề chung về cây hoa anh đào......................................19
1.4.3. Tình hình phát triển hoa anh đào ở Việt Nam................................20
1.5. Những nghiên cứu về kỹ thuật điều hòa - kích thích sinh trưởng.......20
1.5.1. Vai trò của các chất điều hòa – kích thích sinh trưởng trong nhân
giống, ra hoa và đậu trái..................................................................................20
1.5.2. Sự tương quan giữa các bộ phận trong cây....................................23


2


1.6. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sinh trưởng và nhân
giống, chọn giống............................................................................................25
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..........................................................................................................................................28

2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu............................................................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................28
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu........................................................................28
2.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................................29
2.2.1. Thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng cây
hoa anh đào phân bố............................................................................29
2.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hoa anh đào..................29
2.2.3. Một số biện pháp kỹ thuật nhân giống cây hoa anh đào................29
2.3. Thời gian - địa điểm nghiên cứu.........................................................32
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................33
2.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................34
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu chung....................................................34
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu................................................................34
2.5.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.....................................................34
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................43

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cơ bản của huyện Sa Pa
.........................................................................................................................43
3.2. Kết quả điều tra, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây
hoa anh đào tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai.................................................................49
3.2.1. Về sinh trưởng phát triển của Anh đào (Prunus cerasoides D.Don)
phân bố tự nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên...............................49
3.2.2.Tình hình sinh trưởng của Anh đào (Prunus serrulata) nhập nội
trồng năm 2005 tại Sa Pa.....................................................................60
3.3. Kết quả các thí nghiệm nhân giống anh đào.....................................62

3.3.2. Kết quả thí nghiệm nhân giống vô tính.........................................69
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI................................................................................73

4.1. Kết luận...............................................................................................73
4.2. Đề nghị................................................................................................73


3

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................74


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sa Pa là một huyện nằm về phía Tây của tỉnh Lào Cai, cách Hà Nội 365
km đường bộ. Phía Đông giáp thành phố Lào Cai, phía Tây có dãy núi Hoàng
Liên Sơn, phía Nam giáp huyện Bảo Thắng và Văn Bàn, phía Bắc giáp huyện
Bát Xát – tỉnh Lào Cai. Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi, là vùng có tiểu khí hậu
á nhiệt đới và ôn đới duy nhất của nước ta, nơi đây có thảm thực vật rất phong
phú, đa dạng. Vào năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định thành
lập Vườn Quốc gia Hoàng Liên với tổng diện tích 29.845 ha thuộc hai tỉnh
Lào Cai và Lai Châu, trong đó trên 20.000 ha thuộc địa phận huyện Sa Pa.
Đây là một trong 4 Vườn Quốc gia của Việt Nam được công nhận là “Vườn di
sản ASEAN” vào tháng 12 năm 2003.
Cùng với khí hậu mát mẻ trong lành, thì một điều nữa gây ấn tượng sâu
sắc đối với du khách khi đến Sa Pa đó là sắc màu của các loài hoa, cây cảnh.
Bắt đầu từ mùa xuân hàng năm, mùa nào hoa nấy, các loại hoa lần lượt khoe
sắc như: hoa mận, đào, anh đào, lê, địa lan, hoa rum, đỗ quyên... Vào dịp tết

nguyên đán, ngoài các giống hoa đào truyền thống, Sa Pa còn có sự khoe sắc
đỏ tươi rực rỡ của hoa anh đào.
Với nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, ngày tết Nguyên Đán
gia đình nào cũng có một cành hoa đào, thậm chí đem vào nhà cả một cây đào
cổ thụ. Ngày nay nhu cầu người chơi hoa đào trong dịp tết ngày càng tăng,
không chỉ những giống đào làm cảnh truyền thống bị chặt đem bán trong dịp
tết mà cả những giống đào lấy quả, giống Anh đào Sa Pa (Prunus cerasoides
D.Don) mọc tự nhiên trên dãy Hoàng Liên - Vườn Quốc gia Hoàng Liên cũng
bị chặt hạ làm giảm số lượng cá thể anh đào một cách nhanh chóng, đe dọa
nghiêm trọng đến đa dạng sinh học và tài nguyên rừng.


2

Trong ngành trồng hoa nói chung thì năng suất, chất lượng là vấn đề cơ
bản then chốt quyết định sự phát triển của ngành. Do vậy việc tăng năng suất,
chất lượng hoa là vấn đề cần thiết nhưng để đạt được điều đó thì phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật sản xuất và đặc biệt là việc
sử dụng giống, chính vì thế sử dụng giống tốt để nâng cao chất lượng, giá
thành sản xuất phù hợp là một trong các yếu tố quan trọng để làm căn cứ
quyết định đầu tư. Giống được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu của người trồng
hoa, người nào có giống hoa tốt, năng suất, chất lượng cao, chống chịu bệnh
thì người đó sẽ đứng vững trên thị trường và do đó có lợi nhuận cao.
Ngày nay, kỹ thuật nhân giống vô tính cho các loài cây thân gỗ trên thế
giới và ở Việt Nam khá phát triển tạo ra khả năng cung cấp cây giống đại trà
và chất lượng tốt cho sản xuất. Ngay với sự phát triển của khoa học hiện đại đã
có nhiều phương pháp nhân giống nhưng để lựa chọn được phương pháp
nhân giống phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn không bị thoái
hoá sau nhiều đời là vấn đề cấp thiết. Nếu phương pháp nhân giống Anh
đào bằng chiết cành, giâm hom thành công sẽ góp phần giải quyết vấn đề

này, cung cấp giống kịp thời cho nhu cầu phát triển cảnh quan đô thị, du
lịch sinh thái và của nhân dân. [17]
Để giảm sức ép đối với tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, đồng thời
phục vụ nhu cầu chơi hoa, cây cảnh, phát triển cây cảnh quan đô thị, du lịch
sinh thái, cần thiết tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu sinh trưởng,
phát triển và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hoa Anh đào (Prunus)
tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Mô tả, đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây hoa anh đào.
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hợp lý đối với cây hoa
anh đào.


3

2.2. Yờu cu
ỏnh giỏ c im nụng sinh hoc v nghiờn cu mt s bin phỏp k
thut trong nhõn ging cõy hoa anh o ti Sa Pa, tnh Lo Cai.
3. í ngha khoa hc v thc tin ca ti
3.1. í ngha khoa hc
- Xõy dng c c s d liu v cỏc loi hoa Anh ào, s dng lm
ti liu tham kho trong quỏ trỡnh thc hin cỏc ỏn phỏt trin ngnh Nụng
lõm nghip v lnh vc hoa cõy cnh ti Lo Cai.
- Gúp phn phc v cụng tỏc xõy dng quy trỡnh nhõn ging hoa anh
ào bng cỏc phng phỏp khỏc nhau, t kt qu ny cỏc t chc, cỏ nhõn
v ngi dõn a phng cú th ỏp dng phỏt trin cỏc vn hoa anh ào,
sn xut v cung cp ging cht lng cao ỏp ng nhu cu th trng trng
hoa cõy cnh.
- T kt qu nghiờn cu cú th lm c s ng dng tip tc nghiờn

cu nhm ci thin mu sc, kiu dỏng, cao tỏn cõy, bn... hoa anh
ào, phc v thu vui ngắm hoa anh đào vào mùa xuân, ngày
càng thu hút khách du lịch đến với Sa Pa.
3.2. í ngha thc tin
- ng dng kt qu nghiờn cu ca ti t ú m ra mt hng mi
v vic s dng phỏt trin loi anh ào thnh mt loi cõy cnh cú giỏ tr
kinh t v thm m cao phc v cho nhu cu trong v ngoi nc.
- To iu kin phỏt trin hot ng du lch sinh thỏi t rng cnh quan
cõy anh ào, vi nhng loi anh ào c th cho hoa p, bao gồm cả
loai hoa anh đào Nhật ban nổi tiếng lâu đời và loi hoa anh
ào bản địa moc t nhiờn tại Vn Quc gia Hong Liờn - huyn Sa
Pa tinh Lo Cai.


4

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc hoa anh đào và đặc điểm thực vật học
1.1.1. Nguồn gốc cây hoa anh đµo
Anh đào là tên gọi chung để chỉ một số loài cây có quả hạch chứa một
hạt cứng. Anh đào thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), chi Mận mơ (Prunus),
cùng với các loài đào, mận, mơ châu Âu và hạnh. Phân chi anh đào (Cerasus)
phân biệt với các loài khác trong chi ở chỗ có hoa mọc thành từng ngù
(corymb) gồm vài bông mà không mọc đơn hay thành cành hoa, và có quả với
da trơn nhẵn với một khía nông ở một bên hoặc không có khía nào. Phân chi
này là thực vật bản địa của các vùng ôn đới tại Bắc bán cầu, với hai loài ở
châu Mỹ, 3 loài ở châu Âu và các loài còn lại ở châu Á. Tên gọi cherry trong
tiếng Anh bắt nguồn từ "cerise" trong tiếng Pháp, từ này lại xuất phát từ

cerasum và Cerasus trong tiếng Latinh. [1] [4]
Họ Hoa hồng Rosaceae, là một họ lớn trong giới thực vật với khoảng
3000-4000 loài trên thế giới chia ra nhiều họ phụ. Ở Việt Nam theo sách Cây
cỏ Việt Nam thì có hơn 170 loài chính, trong mỗi loài lại có nhiều giống khác
nhau. Sau đây là một số loài đào và anh đào trong chi Mận mơ, đáng chú ý ở
Việt Nam, nở hoa vào mùa xuân, dịp Tết Nguyên đán đó là: Prunus persica
Batsch (hoa Đào miền Bắc Việt Nam), tên Pháp: Pêcher, có nguồn gốc Ba Tư,
Trung Quốc, Nhật Bản sau đó được trồng ở nhiều nơi. Các loài Prunus
cerasoides D.Don, Prunus persica, Prunus persica Batsch, cây có hoa với
màu từ trắng tới hồng. Quả có thể ăn được, có vỏ với màu từ vàng tới đỏ tía.
Và một loài anh đào nhập nội đó là (Prunus serrulata) có hoa đẹp, được coi là
biểu tượng của Nhật Bản. [1]


5

Ở một số huyện vùng núi cao tỉnh Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà), từ xa xưa,
người dân bản địa đã có thú chơi hoa của cây hoa anh đào cùng với hoa đào,
hoa mận để đón mùa xuân về. Loài này có khu phân bố từ vùng núi cao, khí
hậu thiên về Á nhiệt đới, ở Việt Nam cây mọc ở vùng núi cao Lào Cai, Lai
Châu, Cao Bằng, Ninh Bình và trồng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). [9] [18]
Trong những năm gần đây do sự phát triển về nhiều mặt của đời sống,
kinh tế xã hội nên mức sống và nhu cầu về giải trí của người dân trong các
tỉnh thành phố nước ta nói chung và của huyện Sa Pa nói riêng đang ngày một
tăng, trong đó có nhu cầu chơi hoa và cây cảnh, dẫn đến tình trạng những loài
cây có giá trị làm cảnh trong tự nhiên bị khai thác ở mức độ báo động. Tại Sa
Pa loài Prunus cerasaides D. Don đang bị khai thác mạnh để phục vụ nhu cầu
chơi cảnh của người dân bản địa và khách du lịch, gây ra sự suy giảm nghiêm
trọng về số lượng quần thể của loài trong vùng núi Hoàng Liên. Vì vậy, cần
phải có những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và quy trình

kỹ thuật nhân giống của loài Anh đào (Prunus cerasaides D.Don) làm cơ sở
cho việc bảo tồn và phát triển loài này tại vùng núi Hoàng Liên.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học
* Loài Prunus cerasoides D.Don - Anh đào bản địa (mận rừng). Cây
thuộc họ hoa hồng (Rosaceae), phân chi anh đào (Cerasus), chi mận mơ
(Prunus), cùng với các loài đào, mận, mơ châu Âu và hạnh; cây gỗ nhỏ cao 510 m, vỏ thân màu xám đen có nhiều lỗ khí tròn, phân cành nhánh dài nhẵn.
[5]
Hình thái thân cành và hoa của loài anh đào này khá đẹp, thường được
trồng làm cây cảnh ở đường phố, trong công viên rộng. Hoa nở vào mùa
xuân, quả tháng 2 đến tháng 4. Cụm hoa ngắn có ít hoa, trên cuống chung dài
2cm. Hoa màu hồng đỏ (bích đào), xuất hiện trước khi có lá non. Đài hợp ở


6

gốc dạng chén, có lông. Cánh tràng mềm, dài 1cm, nhị đực nhiều (30-35).
Bầu nhẵn, mềm, dài 1cm.
Quả hạch dạng trứng hay cầu, đường kính 1-1,2 cm màu đỏ, nạc, chua,
hạch cứng, dày.
Lá đơn mọc cách, mỏng, nhẵn, dài 5-12 cm, rộng 2-5 cm, dạng trái
xoan thuôn tròn hay thuôn hẹp ở gốc, đầu nhọn có mũi ngắn, mép lá có răng
cưa (đơn hay kép) tận cùng bằng 1 tuyến nâu. Gân bên 9-12 đôi. Cuống lá dài
0,8-1,5 cm, nhẵn, có 2-4 tuyến. Lá kèm dạng lông chim có tuyến. Lá rụng
hàng năm.
Loài có khu phân bố từ vùng núi cao, khí hậu thiên về Á nhiệt đới, ở
Việt Nam cây mọc ở vùng núi cao Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Ninh Bình
và trồng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). [4] [9]
* Loài Prunus serrulata - hoa Anh đào Nhật Bản; hay còn gọi là anh
đào núi, anh đào phương Đông hoặc anh đào Đông á, là một loài anh đào bản
địa của Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc. Loài anh đào này là cây thân gỗ

nhỏ lá sớm rụng, với thân đơn và ngắn, tán lá rậm, cao tới 8-12 m. Vỏ cây
trơn nhẵn màu nâu hạt dẻ, với các mắt hình hạt đậu lộ rõ nằm ngang. Các lá
đơn mọc so le, hình trứng-mũi mác, dài 5-13 cm và rộng 2,5-6,5 cm, với cuống
lá ngắn và mép lá khía răng cưa hay khía răng cưa kép. Vào cuối mùa thu lá
màu xanh chuyển dần sang vàng, đỏ hay đỏ thắm. Các hoa mọc thành cụm
gồm 2 tới 5 hoa cùng nhau tại các mắt trên các chồi ngắn vào mùa xuân cùng
thời gian khi lá xuất hiện; chúng có màu hồng hay trắng với 5 cánh hoa ở các
cây mọc tự nhiên. Quả là quả hạch màu đen hình cầu, đường kính 8-10 mm. [8]
1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Anh đào phân bố ở các nước: Butan, Nepal, Myanmar, Trung Quốc, Ấn
Độ và Việt Nam. Ở Việt Nam, thường gặp cây mọc trên vùng núi cao của các
tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Ninh Bình và trồng ở Đà Lạt - Lâm Đồng.


7

Theo kết quả điều tra cho thấy: tại Sa Pa, anh đào có phân bố tự nhiên ở độ
cao từ 1.400 – 2.500 m trên địa hình dất dốc từ 15 0 – 400, thường mọc cùng
với các loài: Hồi Petelot, Chắp tay Bắc bộ, Cà di xoan Sapa, Chân chim 8 lá,
Thích 5 thuỳ, Liên đàn Bắc bộ… trong kiểu rừng “Rừng nhiệt đới thường
xanh thứ sinh mưa mùa trên núi thấp cây lá rộng” nơi đã bị con người tác
động mạnh.
Cây ít có khả năng chịu bóng, ưa khí hậu mát, nhiệt độ bình quân hàng
năm khoảng 15 - 220C, chịu được giá rét, sương muối và tuyết. Lượng mưa
trung bình hàng năm nơi có anh đào phân bố từ 2.200 - 3.000 mm, độ ẩm
không khí trên 80%. [5]
1.1.4. Giá trị sử dụng
Anh đào có dáng thân và hoa đẹp, rất có triển vọng trong trồng làm cây
cảnh đường phố, trong công viên, lâm viên….
Quả có nhiều nước, mùi thơm, vị ngọt, ăn được và làm nguyên liệu sản

xuất nước hoa quả, rượu vang. Cây cho gỗ tốt, không bị mối mọt, dùng làm
đồ mỹ nghệ, đồ đạc quý trong gia đình. Cây làm thuốc trị sỏi thận.
Hạt có dầu amydalin, plunasetin, sakurametin, puddumetin được sử dụng
bào chế dược liệu. [9]
1.2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa anh ®µo
1.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng phát triển
của cây hoa anh đào. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa và nở hoa, ảnh hưởng
đến quang hợp, hô hấp, sự tạo thành các sản phẩm trao đổi chất, đặc biệt là
sắc tố. Do vậy mà nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất. Nhiệt độ tác
động tới cây hoa qua con đường quang hợp. Quang hợp của cây tăng theo
chiều tăng nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên 10 0C thì cường độ quang hợp tăng 2
lần. Vì vậy, nhiệt độ càng tăng thì hoạt động tổng hợp của cây càng mạnh .


8

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới cây hoa Anh
đào, nhiệt độ thích hợp cho cây hoa anh đào 8 - 13,9 0C. Theo Moe R. and
Kristoffersen T. (1999), tổng tích ôn của cây hoa Anh đào là lớn hơn 1200 0C.
Nhiệt độ ngày tối thích thường là 13 - 150C.[5] [12] [13]
1.2.2. Ánh sáng
Ánh sáng là điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa
nói chung và hoa anh đào nói riêng. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho phản
ứng quang hợp, tạo ra chất hữu cơ cho cây, có tới 90% chất khô trong cây là do
quang hợp tạo nên. Cường độ quang hợp phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng,
thiếu ánh sáng cây không thể quang hợp được, quang hợp phụ thuộc vào thành
phần quang phổ của ánh sáng và cường độ chiếu sáng. Cường độ quang hợp của
cây hoa tăng khi cường độ chiếu sáng tăng. Song nếu cường độ ánh sáng vượt
quá giới hạn, thì cường độ chiếu sáng tăng quang hợp bắt đầu giảm. Đối với hoa

anh đào nếu giảm ánh sáng thì năng suất, chất lượng đều giảm.[5] [14]
1.2.3. Độ ẩm không khi
Độ ẩm của không khí và đất đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển
của cây hoa. Độ ẩm thích hợp thì cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt ít sâu
bệnh, ra hoa đẹp, chất lượng hoa cao. [5] [14]
1.2.4. Lượng mưa
Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể thực vật. Nước giữ vai trò
quan trọng trong phân chia tế bào, khi có đầy đủ nước và môi trường thích
hợp, tế bào phân chia, phát triển thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Khi thiếu
nước các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây hoa giảm, các hợp chất hữu cơ
được tạo thành ít, cây còi cọc, phát triển kém. Nếu sự thiếu nước kéo dài, cây
hoa có thể khô héo và chết. Nhưng, nếu quá nhiều nước, cây bị úng ngập, sinh
trưởng phát triển của cây cũng bị ngừng trệ. Quá ẩm ướt, sâu bệnh phát triển


9

mạnh, Hoa anh đào thuộc loài hoa ôn đới yêu cầu độ ẩm đất thường khoảng
70 - 80%, nếu khống chế ẩm độ thích hợp thì độ dài cành tăng thêm trung
bình 8,2% [12] [13]
1.2.5. Đất đai
Đất là một yếu tố môi trường quan trọng cơ bản nhất, là nơi nâng đỡ cây
trồng, cung cấp nước, dinh dưỡng cơ bản và không khí cho sự sống của cây
hoa. Phần lớn các cây hoa yêu cầu đất tốt, nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước, có
khả năng giữ ẩm, tầng canh tác dày.
Anh đào mọc tự nhiên ở 3 nhóm đất chính:
- Feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá Granit,
- Feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá phiến Clorit
- Feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá vôi.
Thành phần cơ giới đất có hàm lượng sét khá cao, dao động từ 12,4% 43,43%, hàm lượng thịt từ 14,39% đến 25,03% và hàm lượng cát từ 40,03% 67,07% cho thấy anh đào có khả năng thích ứng khá rộng đối với thành phần

cơ giới đất. Hàm lượng mùn biến động từ nghèo 0,25% đến giàu 6,28%. Hàm
lượng đạm tổng số trong đất biến động từ nghèo (0,022%) đến trung bình
(0,353%). Hàm lượng lân dễ tiêu biến động lớn từ 0,75 ppm đến 12,62 ppm.
Kali dễ tiêu từ trung bình đến giàu, thấp nhất 8,94 ppm và cao nhất đến
624,86 ppm. Hàm lượng cation kiềm trao đổi (Ca ++ và Mg++) ít biến động, Ca+
+

dao động từ 0,21 me/100g - 6,24 me/100g và Mg ++ biến động từ 0,21

me/100g - 3,58 me/100g. Đất chua, độ pHKCL từ 4,12 - 5,28. [13]
1.3. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây hoa anh đào [19] [20] [21]
Nhu cầu dinh dưỡng và đặc điểm hút dinh dưỡng của cây có liên quan
đến nguồn gốc cây và giống. Nhu cầu và tác dụng sinh lý của các nguyên tố
khoáng với hoa anh đào có đặc điểm sau:
+ Đạm (N): là nguyên tố quan trọng nhất của cây, nó là thành phần của


10

axit amin, protein, axit nucleic, men, chất kích thích sinh trưởng, vitamin
(chiếm khoảng 1 - 2% khối lượng chất khô). Cây có thể hút đạm dưới các
dạng: NO3-, NO2-, NH4+, axit amin... Đạm ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng và
chất lượng hoa anh đào thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, phân cành yếu, cành,
lá nhỏ, diệp lục tố ít, lá biến vàng, lá già và dễ bị rụng, rễ nhỏ dài và ít, cây
thấp khả năng quang hợp giảm .
+ Lân (P): tham gia vào thành phần quan trọng của axit nucleic và màng
tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm
từ 1 - 1,4% khối lượng chất khô của cây. Cây hút lân dưới dạng H2PO4- và
HPO42-, lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non. Khi
thiếu lân thì phần già biểu hiện trước. Lân cũng ảnh hưởng lớn đến phẩm chất

cây. Thiếu lân dẫn tới tích lũy đạm dạng nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp
protein. Cành, lá, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé, lá có màu tím tối hoặc tím
đỏ ảnh hưởng đến tổng hợp chất tinh bột, hoa nở khó. Nhiều lân quá sẽ ức chế
sinh trưởng dẫn tới thừa sắt, lá biến vàng, ảnh hưởng tới sự hút sắt.
+ Kali (K): không tham gia thành phần cấu tạo của cây, thường tồn tại
trong dịch bào dưới dạng ion. Tác dụng chủ yếu của kali là điều tiết áp suất
thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh dưỡng của cây.
Khi ánh sáng yếu kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng
cho cây. Trong cây, kali di động tự do. Nếu thiếu kali, sự sinh trưởng, phát
dục của cây giảm sút, mép lá thiếu màu xanh, ngọn lá khô héo sau đó lan ra
toàn lá, các đốt ngắn lại, nụ hoa nhỏ và dễ trở thành hoa mù. Kali là nguyên tố
mà cây hút nhiều nhất, (gấp 1,8 lần đạm), kali ít ảnh hưởng tới phát triển của
cây so với đạm và lân. Tuy nhiên, thiếu kali cây sinh trưởng kém, thiếu nhiều
ảnh hưởng tới việc hút canxi và magiê từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân,
cành và chất lượng hoa.
+ Canxi (Ca): Chủ yếu tham gia vào sự tạo vách tế bào và hoạt chất của


11

nhiều loại men, có tác dụng tới việc duy trì công năng của màng tế bào và duy
trì cân bằng của môi trường bên ngoài. Trong cây, canxi không di động tự do.
Nếu thiếu canxi, phần bị hại trước tiên là chóp rễ sau đó đỉnh ngọn chồi bị
xám đen và chết, quanh mép lá non xuất hiện những vết màu tím tối rồi lá khô
và rụng, nụ bị teo và rụng. Canxi trong đất rất ít di chuyển, vì vậy phải bón
làm nhiều lần.
+ Magie (Mg): tham gia vào hoạt chất của nhiều loại men và tham gia
vào thành phần của chất diệp lục. Thiếu Mg ảnh hưởng tới quang hợp, mặt
dưới và gân lá bị vàng; nếu thiếu nhiều quá, gân lá sẽ thâm đen, lá bị rụng.
Mg còn tham gia vào quá trình tổng hợp protein và xúc tác cho một số loại

men. Mg có thể di chuyển trong cây.
+ Lưu huỳnh (S): tham gia vào quá trình hình thành protein. Cây hút lưu
huỳnh dưới dạng SO4--. Lưu huỳnh di động trong cây rất yếu. Thiếu lưu huỳnh
biểu hiện ở phần non rõ hơn phần già, protein tạo thành ít, cây sinh trưởng
chậm. Thừa lưu huỳnh gây độc cho cây .
+ Sắt (Fe): là thành phần của nhiều loại men có liên quan tới quang hợp.
Nếu thiếu sắt, quang hợp sẽ giảm, lá non thiếu màu xanh. Sắt không di động
được trong cây, thiếu sắt trước hết biểu hiện ở các phần non. Trong đất sắt
thường tồn tại ở dạng Fe2O3, cây hút sắt ở dạng FeSO4. Nói chung trong đất
không thiếu sắt nhưng do có nhiều hợp chất sắt cây không hút được dẫn tới
thiếu. Khi hàm lượng axit phosphoric cao, sắt không hòa tan được, khi pH
trên 6,5 sắt cũng dễ bị kết tủa.
+ Mangan (Mn): không phải là thành phần của diệp lục nhưng có quan
hệ chặt với sự hình thành diệp lục và quá trình quang hợp. Nếu thiếu Mn,
quang hợp sẽ giảm. Mn làm tăng hoạt tính của rất nhiều loại men. Trong cây,
Mn và sắt có tính đối kháng, nhiều Mn thì thiếu sắt, sắt quá nhiều thì thiếu
Mn. Khi thiếu Mn, trên lá xuất hiện những vết vàng .


12

+ Bo (Bo): có tác dụng rất quan trọng tới sự phân hóa hoa, tới quá trình
thụ phấn, thụ tinh và sự phát dục của cơ quan sinh thực, đồng thời còn có tác
động tới sự chuyển hóa và vận chuyển của đường. Nếu thiếu Bo, phần chóp
ngọn cây ngừng sinh trưởng, lá và cành hoa cong lại, đốt ngắn lại. Nếu nhiều
Bo quá, mép lá biến thành màu nâu, các phần khác biến vàng.
+ Kẽm (Zn): kích thích sự giải phóng CO2 trong diệp lục, kích thích
quang hợp. Kẽm có liên quan đến sự hình thành kích tố sinh trưởng. Nếu
thiếu kẽm, chất kích thích sinh trưởng khó hình thành, ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng của cây, đốt ngắn lại, lá và gân lá thiếu màu xanh sau đó chuyển vàng,

trắng và chết khô .
+ Đồng (Cu): có trong các Coenzyme, trong nhiều loại men oxidase,
tham gia vào quá trình ôxi hóa khử trong cây. Đồng có quan hệ rất chặt chẽ
với việc hình thành chất diệp lục, quan hệ tới hiệu suất quang hợp đồng thời
còn tham gia vào quá trình trao đổi của đường và protein.
1.4. Các nghiên cứu và tư liệu đã có về cây hoa anh đào
1.4.1. Về phân loại
a. Phân loại anh đào trên thế giới [1] [4]
Giới (regnum)
Ngành (divisio)
Lớp (class)
Bộ (ordo)
Họ (familia)
Phân họ (subfamilia)
Chi (genus)
Phân chi (subgenus)

: Plantae
: Magnoliophyta
: Magnoliopsida
: Rosales
: Rosaceae
: Prunoideae
: Prunus
: Cerasus

Các loài
Gồm:
Prunus apetala
Prunus avium (anh đào dại/ngọt)

Prunus campanulata


13

Prunus canescens
Prunus cerasifera
Prunus cerasus (anh đào chua)
Prunus concinna
Prunus conradinae
Prunus dielsiana
Prunus emarginata (anh đào đắng)
Prunus fruticosa
Prunus ilicifolia
Prunus incisa
Prunus litigiosa
Prunus mahaleb (anh đào Saint Lucie)
Prunus maximowiczii
Prunus nipponica
Prunus pensylvanica (anh đào Pensylvania)
Prunus pilosiuscula
Prunus rufa
Prunus sargentii
Prunus serrula
Prunus serrulata (anh đào Nhật Bản)
Prunus speciosa
Prunus subhirtella
Prunus tomentosa (anh đào Nam Kinh)
Prunus x yedoensis (anh đào Yoshino)



14

b. Phân loại Anh đào (Prunus cerasoides D. Don) – ở Việt Nam
Theo Phạm Hoàng Hộ, Trần Hợp, Anh đào (Prunus cerasoides D.Don)
thuộc phân chi Anh đào (Cerasus), chi mơ, mận (Prunus), họ Hoa hồng
(Rosaceae), bộ Hoa hồng (Rosales), lớp hai lá mầm (Magnoliopsida), ngành
hạt kín (Magnoliophyta) giới thực vật (Plantae).
Trong danh lục thực vật ở Việt Nam đều thống nhất sử dụng một danh
pháp quốc tế chung cho anh đào (Mận rừng) là Prunus cerasoides D.Don.
Tên tiếng Việt: Anh đào được nhiều nhà thực vật sử dụng với nhiều tên
gọi khác nhau: anh đào, mai anh đào, mơ. Tên gọi anh đào được dùng phổ
biến hơn cả. [8] [9]
c. Anh đào ở Nhật bản [1] [4]
Giới (regnum)

: Plantae

Ngành (divisio)

: Magnoliophyta

Lớp (class)

: Magnoliopsida

Bộ (ordo)

: Rosales


Họ (familia)

: Rosaceae

Phân họ (subfamilia)

: Prunoideae

Chi (genus)

: Prunus

Các loài gồm:
Prunus jamasakura
Prunus serrulata
Prunus × yedoensis
Anh đào Nhật Bản (Sakura, kanji: 桜 hay 桜; katakana: 桜桜桜) là tên gọi
chung của một số giống thực vật trong chi Mận mơ (còn gọi chi anh đào),
thuộc họ hoa hồng, nhưng không kể mai mơ, đào và hạnh. Các loài cây này
trồng chủ yếu để làm cảnh. Loài anh đào cho trái không thuộc nhóm này.


15

1.4.2. Những vấn đề chung về cây hoa anh đào
Anh đào được trồng rộng rãi để làm cây cảnh, trong cả khu vực bản địa
của nó lẫn các khu vực khác trong vùng ôn đới. Hàng loạt các giống anh đào
đã được chọn lựa. Trong gieo trồng tại châu Âu và Bắc Mỹ, nó thường
được ghép vào gốc ghép là Anh đào dại (Prunus avium); các dạng gieo
trồng này ít khi ra quả. Chủ yếu là đáp ứng nhu cầu trong tập quán ngắm

hoa của người Nhật.
Một vài giống cây trồng quan trọng là:
- Prunus serrulata 'Amonogawa'. Anh đào thon đầu, với hình dáng tựa
hình trụ; hoa bán kép màu hồng nhạt.
- Prunus serrulata 'Kanzan'. Anh đào Kanzan. Hoa hồng, kép; các lá
non mới ra có màu đồng, sau xanh dần.
- Prunus serrulata 'Kiku-shidare'. Anh đào thân rủ Cheal. Thân cây rủ
xuống; hoa kép màu hồng. Có xu hướng sống ngắn ngày.
- Prunus serrulata 'Shirofugen'. Hoa kép, khi mới ra màu hồng sẫm,
sau nhạt dần. [18]
Tại Việt Nam, ở Đà Lạt có một loại hoa anh đào, tuy cũng rất đẹp
nhưng không cùng loại với những cây anh đào trên đất Nhật Bản. Gần đây
chính phủ Nhật Bản tặng Việt Nam một số cây hoa anh đào nhằm kỷ niệm
quan hệ hợp tác hai bên. Những cây anh đào đến từ đảo quốc Nhật Bản được
trồng tại Đại sứ quán Nhật Bản trên đường Liễu Giai, Hà Nội, và ở Sa Pa. Do
không hợp khí hậu, thời tiết cho nên trừ những cây anh đào trồng ở Đà Lạt –
Lâm Đồng và Sa Pa – Lào Cai sinh trưởng phát triển được, thì những nơi
khác ở Việt Nam chưa mấy thành công.
Cho đến nay, 2 loài anh đào nhập nội từ Nhật Bản (Prunus serrulata)
và anh đào bản địa mọc tự nhiên của Sa Pa (Prunus cerasoides D.Don) thuộc
địa bàn Vườn Quốc gia Hoàng Liên - huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai mới chỉ có


×