Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bảo hiểm hàng hóa là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.27 KB, 6 trang )

Bảo hiểm hàng hóa là gì? Tại sao doanh nghiệp phải mua bảo hiểm hàng
hóa và những trường hợp bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay là gì? Cách tính
bảo hiểm hàng hóa cho doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
Đối với quá trình vận chuyển hàng hóa, rủi ro có thể xảy đến bất cứ lúc nào
như trường hợp cháy, nổ, đâm va, hay bão, lũ lụt,... Điều này đặt ra thách
thức lớn đối với các doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển. Làm sao để
hạn chế rủi ro và khắc phục hậu quả của nó? Bảo hiểm hàng hóa chính là
giải pháp tối ưu giúp bạn giải quyết điều này. Vậy, bảo hiểm hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ
bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận
chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra (những rủi ro này được quy
định trong hợp đồng bảo hiểm). Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản
phí gọi là phí bảo hiểm.
➤ Những giải pháp lựa chọn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển tốt nhất hiện nay.

Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Đối tượng bảo hiểm hàng hóa là gì? Ở đây là hàng hóa trong quá trình vận
chuyển bằng các hình thức bằng đường bộ, đường thủy, được sắt và đường
hàng không trên phạm vi trong nước và toàn thế giới. Đối tượng bảo hiểm ở
các hợp đồng khác nhau sẽ khác nhau.

Phân loại bảo hiểm hàng hóa
Doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm hàng hóa cho 2 loại hình vận chuyển
sau:
1.

Bảo

hiểm



hàng

hóa

vận

chuyển

nội

địa

Đây là loại bảo hiểm dành cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước. Việc
mua bảo hiểm nội địa thường dành cho các chặng đường vận chuyển dài,
giá trị hàng hóa lớn.
2.

Bảo

hiểm

hàng

hóa

xuất

nhập


khẩu

Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy, đường hàng
không, đường sắt trên phạm vi toàn thế giới. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập


khẩu được xem là một điều kiện cần thiết trong các hợp đồng kinh doanh
quốc tế.

Tác dụng của bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa giúp cho doanh nghiệp:
1. Bồi thường: Đây là tác dụng chính của bảo hiểm. Bảo hiểm sẽ bù đắp
về mặt tài chính cho doanh nghiệp trong trường hợp rủi ro xảy ra nhằm
đảm bảo việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Đề phòng và hạn chế tổn thất: Bảo hiểm sẽ có những quy định chặt
chẽ về các trường hợp rủi ro, bắt buộc các doanh nghiệp phải có biện pháp
hợp lý để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, có như vậy thì tổn thất mới được
bồi thường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng sẽ có trách nhiệm trong
việc hạn chế rủi ro cho hàng hóa.

Các trường hợp bảo hiểm hàng hóa
Tùy vào nhu cầu của mỗi khách hàng mà có các loại bảo hiểm hàng hóa
khác nhau. Các loại bảo hiểm hàng hóa là gì? Đó là các trường hợp được
bảo hiểm bảo hiểm trước những rủi ro ở điều kiện loại C, hoặc rộng hơn ở
loại B, và bảo hiểm toàn diện ở loại C theo quy định của ICC. Dưới đây là ví
dụ cho các trường hợp bảo hiểm ở các điều kiện của VBI care:

Các trường hợp được bồi
thường
Mắc cạn/Nằm cạn


Loại C Loại B Loại A

x

x

x

Chìm tàu, lật tàu/ xe bị lật/tàu bị
x
trật bánh

x

x

Cháy hoặc nổ

x

x

x

Đâm va giữa các phương tiện

x

x


x

Dỡ hàng ở cảng lánh nạn

x

x

x

Các tổn thất chung

x

x

x


Ném hàng xuống biển

x

x

x

Nước qua lan can tàu


x

x

Động đất, núi lửa, sét đánh

x

x

Xâm nhập nước sông, hồ vào tàu
thuyền

x

Trộm cắp, không giao hàng

x

Tổn thất do mưa, nước ngọt/ thời
tiết xấu

x

Xếp dỡ sai dẫn đến hư hỏng sản
phẩm

x

Rò rỉ, thiếu hụt, đổ vỡ


x

Rách, nhiễm bùn, dầu mỡ

x

Tùy vào từng loại hàng hóa, hành trình mà bạn nên lựa chọn cho mình loại
bảo hiểm cho mình.

Làm thế nào để tính phí bảo hiểm và giá trị bảo
hiểm hàng hóa?
Mức phí bảo hiểm hàng hóa là gì? Là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả
cho công ty bảo hiểm để được bảo hiểm. Mức phí này được tính theo giá CIF
và được tính như sau:
CIF = (C+F)/(1-R)
I = CIF x R
Trong đó, I là mức phí bảo hiểm; C là giá hàng hóa được vận chuyển; F là
cước phí vận chuyển và R là tỷ lệ phí bảo hiểm. R sẽ phụ thuộc vào loại


hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, cũng như các
điều kiện bảo hiểm.
➤ Những điều cơ bản về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

Cách tính phí bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm được tính có thể bằng 100% hoặc 110% giá CIF. 10% tăng
thêm được xem là lợi nhuận có thể đạt được nếu hàng hóa không bị hư
hỏng.
Việc mua bảo hiểm hàng hóa là vô cùng cần thiết, đảm bảo cho doanh

nghiệp trong trường hợp xảy ra các rủi ro không đáng có.

Lựa chọn bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển loại nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều “ông lớn” trong ngành bảo
hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển cho khách
hàng doanh nghiệp như PTI, VBI, Bảo Việt, BIC… Tuy nhiên tùy vào
quy mô và loại hình kinh doanh của mình, mỗi doanh nghiệp nên
chọn một gói bảo hiểm phù hợp.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thì công việc
vận chuyển hàng hóa thường xuyên diễn ra và đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Mọi vấn đề như chậm trễ, mất mát, hư hỏng xẩy ra đều có thể
gây ra những tổn thất nghiêm trọng về tài chính và uy tín của doanh
nghiệp với đối tác. Tuy nhiên, thật khó để có thể tránh những rủi ro này. Vì
thế, tìm cách giảm thiểu thiệt hại là lựa chọn kinh tế, hợp lý.
Hiểu được nhu cầu này, các công ty bảo hiểm đã đưa ra dịch vụ bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển giúp khách hàng an tâm khi giao thương và giảm
thiểu tổn thất đến mức thấp nhất khi có rủi ro không may xẩy ra. Có nhiều
lựa chọn dịch vụ bảo hiểm phù hợp với hoạt động khác nhau của mỗi doanh
nghiệp như vận chuyển nội địa, xuất khẩu, đường thủy, hàng hóa đặc biệt…
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại hình bảo hiểm cụ thể trong bài viết
này.


Các công ty bảo hiểm lớn đều cung cấp bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Các gói bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
1. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
Dịch vụ này chỉ áp dụng cho các loại hàng hóa được vận chuyển trong lãnh
thổ đất nước Việt Nam hay từ Việt Nam đi một số nước lân cận như Lào,

Campuchia và ngược lại. Phương tiện vận chuyển thường là đường bộ,
đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Thông thường, khách hàng
mua bảo hiểm sẽ được đền bù thiệt hại khi gặp phải các vấn đề như:


Cháy nổ, bão lụt, sóng thần, động đất, gió lốc...



Khi phương tiện vận chuyển gặp vấn đề như: Bị đâm, va chạm, trật bánh,
mắc cạn, bị rơi… hay khi phương tiện bị mất tích.



Các vấn đề khách quan như công trình kiến trúc bị sập đổ, cây gẫy đổ,
cầu cống bị sập...



Phương tiện chở hàng mất tích,



Các hy sinh tổn thất chung.

>> Xem thêm: Thông tin nhất định phải biết trước khi mua bảo hiểm ô tô Bảo
Minh
Có 3 loại hình bảo hiểm hàng hóa
2. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Đây là dịch vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển có quy mô toàn thế giới.

Hiện nay, một số đơn vị như BIC chỉ áp dụng bảo hiểm này cho hàng hóa
vận chuyển bằng đường thủy, tuy nhiên nhiều công ty khác vẫn bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu theo các hình thức giao thông còn lại. Phạm vi
bảo hiểm thường được áp dụng cho:


Những tổn thất như cháy, nổ, tàu bị lật úp, mắc cạn, phương tiện đường
bộ bị đổ hay trật bánh, máy bay rơi…



Ngoài ra, một số tổn thất đặc biệt như hy sinh tổn thất chung, phương
tiện vận chuyển bị mất tích, cướp biển, động đất, núi lửa, sét và các rủi ro
đặc biệt khác.



Số tiền bảo hiểm hàng hóa thường sẽ dựa vào giá trị của hàng hóa đó,
chi phí vận chuyển cũng như tỷ lệ bảo hiểm của từng công ty cung cấp.

3. Bảo hiểm hàng hóa riêng biệt


Nhiều công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
đối với nhiều loại hàng đặc biệt và có có chất đặc thù riêng. Bởi vì những
hàng hóa này sẽ cần có cách vận chuyển chuyên dụng và chi phí cũng như
dự trù tổn thất không giống như các hàng hóa thông thường. Dưới đây là
một số loại hình hàng hóa đặc biệt:






Các loại hàng hóa đông lạnh như: Thực phẩm (tôm, cá, mực, thịt gia súc
gia cầm…) ướp lạnh.
Hoa quả tươi được bảo quản trong các thùng hàng lạnh.
Hàng hóa là than, đây là một sản phẩm rất đặc thù và thường được chở
trong các hầm tàu.
Hàng hóa là dầu được chở bằng các tàu chuyên dụng.

Khách hàng cần đặc biệt lưu ý tới điểm loại trừ khi mua bảo hiểm

Những lưu ý khi mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Hiện nay khách hàng doanh nghiệp có rất nhiều lựa chọn khi mua bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho mình
bạn cần lưu ý các vấn đề sau:


Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.



Tìm hiểu kỹ các điều khoản như phạm vi, chi phí, số tiền bảo hiểm trong
hợp đồng.



Nắm chắc các điều khoản loại trừ. Mỗi gói bảo hiểm đều có những điểm
loại trừ vô cùng chi tiết vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi ký hợp đồng.


Trên đây là 3 loại hình bảo hiểm hàng hóa vận chuyển phổ biến được nhiều
công ty bảo hiểm cung cấp. Các doanh nghiệp rất nên mua bảo hiểm này
để hoạt động sản xuất kinh doanh của mình không bị sóng gió khi có rủi ro
xảy ra.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×