Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.63 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 2
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BHHHXNK .......................... 4
1.1. Sự cần thiết và lịch sử ra đời của bảo hiểm ......................................... 4
1.2. Tác dụng ................................................................................................ 6
1.3. Gia nhập WTO và sự tác động đến thị trường bảo hiểm Việt Nam ... 7
1.3.1. Những cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam tại WTO 7
1.3.2. Sự tác động của các cam kết đến thị trường bảo hiểm Việt Nam
............................................................................................................. 9
II. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA
NHẬP WTO ............................................................................................... 11
2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK trước khi gia nhập
WTO ........................................................................................................... 11
2.2. Thực trạng BHHHXNK Việt Nam sau khi vào WTO ...................... 13
2.2.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn .................................... 13
2.2.2. Thực Trạng Hoạt Động BHHHXNK ........................................ 15
2.2.3. Những Tồn Tại,Hạn Chế Và Nguyên Nhân .............................. 20
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ........................................................................ 24
KẾT LUẬN ........................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 30
SVTH: Phan Thị Hiệp Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay,hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của bất kỳ nước nào
trên thế giới,từ đối đầu các quốc gia đã chuyển sang đối thoại,hợp tác quan hệ
trên cơ sở hai bên cùng có lợi,cùng nhau phát triển kinh tế và Việt Nam cũng
là một trong các quốc gia đó.Nền kinh tế Việt Nam đã ngày càng gắn chặt với
nền kinh tế thế giới.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta được thực hiện thông qua
việc mở rộng hoạt động XNK,đầu tư nước ngoài,tín dụng nước ngoài.Trong
đó hoạt động XNK có tầm quan trọng hơn cả,là yếu tố quan trọng thúc đẩy


nền kinh tế phát triển nhanh.Tuy nhiên hoạt động XNK luôn tiềm ẩn nhiều rủi
ro không thể lường trước được nó không chỉ ảnh hưởng tới các nhà XNK,tới
nền kinh tế mà còn có thể gây nên mối bất hòa giữa các quốc gia với nhau bởi
vậy bảo hiểm hàng hóa XNK ra đời và phát triển.Sự phát triển của bảo hiểm
hàng hóa XNK đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XNK yên tâm mở rộng
quy mô hoạt động,đảm bảo khả năng tài chính cho doanh nghiệp,đồng thời
đẩy nhanh quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài,từ đó thúc đẩy nền kinh tế
phát triển,thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa các nước nhau.
Và đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thực hiện tự do hóa thương
mại thì hoạt động XNK diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn,do đó mà nghiệp vụ
bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam có tiềm năng phát triển hơn
nữa.Nhưng trên thực tế những năm gần đây cho thấy bảo hiểm hàng hóa XNK
của nước ta vẫn còn thấp không phản ánh đúng tiềm năng XNK của nước ta.
Vậy gia nhập WTO đã có những tác động gì đến thị trường bảo hiểm
Việt Nam nói chung và bảo hiểm hàng hóa XNK nói riêng và cần phải có
những giải pháp gì để nâng cao tỉ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm
trong nước.Chính vì vậy em đã chọn đề tài:
SVTH: Phan Thị Hiệp 2 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
“Bảo hiểm hàng hóa XNK của Việt Nam sau khi gia nhập WTO” cho
đề án môn học của mình.
Do điều kiện thời gian,kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế nên đề án của
em không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của cô giáo để đề án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn,chỉ bảo của cô giáo hướng dẫn
TS. Phạm Thị Định.
SVTH: Phan Thị Hiệp 3 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BHHHXNK
1.1. Sự cần thiết và lịch sử ra đời của bảo hiểm

Bảo hiểm ra đời,tồn tại và phát triển là do trong cuộc sống có nhiều rủi
ro xảy ra,gây nên tổn thất cho người và của.Rủi ro có rất nhiều loại rủi ro
như:do thiên tai,cháy ,tai nạn trộm cắp…nên tùy theo đối tượng thuộc loại
nào mà người ta mua bảo hiểm cho phù hợp.
Xã hội ngày càng văn minh hiện đại thì con người càng cần một cuộc
sống được đảm bảo an toàn trước những tai nạn rủi ro đang rình rập xung
quanh.Một ngày không có bảo hiểm thì xã hội sẽ ra sao?Nếu không có các
nhà bảo hiểm thì những nạn nhân và các doanh nghiệp Mỹ làm sao thoát khỏi
cảnh sa cơ khi cơn bão Andrew gây ra thiêt hại tới 30 tỷ USD,hoặc trận động
đất ở Los Angeles gây tổn thất hàng tỷ USD,và cơn bão Katrina gây tổn thất
nhiều tỷ USD,và còn bao nhiêu nữa những thảm họa diễn ra hàng ngày,hàng
giờ trên trái đất nếu như ta biết rằng hàng năm những nhà bảo hiểm đã san sẻ
rủi ro cho nhiều vùng khác nhau trên toàn cầu hàng tỷ USD.Ví dụ như năm
1992 các nhà bảo hiểm đã thu và phân chia rủi ro số tiền phí bảo hiểm là1446
tỷ USD với giá trị tài sản tương ứng hàng trăm ngàn tỷ USD.
Về nguồn gốc ra đời của bảo hiểm thì không ai biết chính xác nó ra đời
từ năm nào .Người ta chỉ biết rằng từ hàng ngàn năm trước ở Trung Hoa cổ
đại những người nông dân đã biết bảo nhau khi được mùa mỗi hộ góp vài hộc
lúa vào kho chung phòng khi mất mùa,thiên tai,đói kém thì mang thóc đã để
dành chia cho nhau.Và thưở thành Babilon đang độ hưng thịnh,việc buôn bán
sầm uất,tấp nập,người ta giao thương làm ăn chủ yếu dựa vào các đội thương
thuyền vượt biển,song buôn bán bằng thương thuyền chẳng khác nào “trứng
để đầu đẳng”với biết bao rủi ro,nếu chẳng may thương thuyền gặp nạn thì
thương gia trắng tay.Trước những rủi ro như thế,những thương gia khôn
ngoan nhất đã tìm cách san bớt hàng hóa của mình sang nhiều thuyền buôn
SVTH: Phan Thị Hiệp 4 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
khác nhau phòng khi bất trắc họ chỉ mất một phần của cải,không đến nỗi
khánh kiệt gia tài.
Không ai biết chính xác ông tổ của nghề bảo hiểm nhưng có lẽ ở khởi

đầu của bảo hiểm là ở Ý và sau đó là ở Anh.Thời đó đã có một khối lượng
giao dịch thương mại đường biển lớn giữa Anh và Ấn độ và châu Mỹ,khi đó
người ta chỉ mới biết bảo hiểm những thứ dễ gặp rủi ro,nhất là hàng hóa và
tàu biển.Sau thế kỷ 18 công nghiệp phát triển và ra đời bảo hiểm trên cạn.Các
khách hàng và các chủ bảo hiểm thường thương lượng với nhau về bảo hiểm
trong 1 tiệm cà phê của một người đàn ông tên là Eward Lloyd.Và ngày nay
Lloyd’s là tên gọi của 1 thị trường bảo hiểm rất nổi danh ở Luân Đôn.Lloyd’s
ra đời từ năm 1876 và cho đến nay đã cho ra đời nhiều bộ luật quy định về
bảo hiểm được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Ngày nay khi các mối quan hệ kinh tế,chính trị,xã hội liên quan đến nhau
một cách khăng khít và phức tạp thì bảo hiểm thực chất là một chất keo kết
dính các mối quan hệ đó một cách ổn định và bền chặt.Cả trên phạm vi toàn
cầu,bảo hiểm cũng góp phần liên kết các quốc gia,các châu lục thành một
khối bền vững,nhằm chống và ngăn chặn cho nhân loại trước muôn vàn nguy
hiểm.
Trong thương mại quốc tế,bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình chuyên
chở từ nước người bán đến nước người mua cũng là một dịch vụ quan trọng
không thể tách rời và đã trở thành tập quán trong giới thương mại quốc
tế.Phương tiện vận tải và hàng hóa chuyên chở là những tài sản có giá trị rất
lớn,để đảm bảo cho công việc kinh doanh được bình thường,liên tục và ổn
định khi có các rủi ro xảy ra,các nhà kinh doanh đã biết gắn chặt công việc
kinh doanh của mình với dịch vụ bảo hiểm.Bên cạnh đó,quá trình vận chuyển
hàng hóa từ nước này sang nước khác có liên quan đến nhiều quốc gia,chủ thể
khác nhau nên bảo hiểm ra đời không những đáp ứng nhu cầu đảm bảo an
toàn cho các chủ hàng mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ quốc tế thông
SVTH: Phan Thị Hiệp 5 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
qua con đường thương mại.Vì vậy bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa
XNK nói riêng là sự cần thiết khách quan.
1.2. Tác dụng

Không phải ngẫu nhiên mà bảo hiểm ra đời và ngày càng phát triển,và
bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cũng vậy,cùng với sự phát triển của nền
kinh tế hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển thì bảo hiểm hàng hóa
XNK cũng đạt đến sự chuẩn hóa cao hơn.Tuy nhiên xét về tổng thể,bảo hiểm
hàng hóa có những tác dụng sau:
Thứ nhất: Đảm bảo về mặt tài chính cho những người được bảo hiểm
khi có rủi ro xảy ra gây nên tổn thất cho các đối tượng được bảo hiểm,thì
được người bảo hiểm bồi thường tổn thất.Từ đó công việc kinh doanh của họ
được tiếp tục bình thường,không vì tổn thất mà đình trệ hay phá sản.
Thứ hai: Thúc đẩy ý thức đề phòng,hạn chế tổn thất,tăng cường an toàn
vật chất tài sản trong kinh doanh:vì có đóng bảo hiểm nên các thương nhân sẽ
chú trọng nhiều tới những rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại nhiều cho hàng
hóa của mình,do đó họ ý thức hơn trong vấn đề đề phòng tối đa các rủi ro đó.
Thứ ba: Cũng giống như bảo hiểm nói chung,bảo hiểm hàng hóa XNK
cũng có khả năng tập trung được nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế,góp phần
tạo việc làm,tăng thu cho ngân sách Nhà Nước:vì hoạt động bảo hiểm cũng là
một hoat động kinh doanh bình thường,tạo ra lợi nhuận nên phải nộp thuế.Khi
có tổn thất xảy ra,chính các nhà bảo hiểm phải đứng ra chịu trả tiền cho người
bị thiệt(người được bảo hiểm),do đó làm giảm các khoản trợ cấp của Nhà
nước(nếu như tài sản thiệt hại đó do nguồn vốn của Nhà nước tài trợ).
Thứ tư: Mang lại một nguồn lợi nhuận đáng kể cho các nhà kinh doanh
bảo hiểm,lợi nhuận này là chênh lệch giữa phí bảo hiểm thu được từ những
người tham gia bảo hiểm và những khoản thực tế phải bồi thường.
SVTH: Phan Thị Hiệp 6 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
Thứ năm: Ở tầm vĩ mô,nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo
hiểm trong nước có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia.
Với hoạt động xuất khẩu theo điều kiện CIF,hàng hóa được chuyên chở
bằng tàu trong nước và được công ty bảo hiểm trong nươc bảo hiểm sẽ tạo
nguồn thu ngoại tệ vì chi phí vận tải và phí bảo hiểm về thực chất được tính

vào giá hàng và do phía nước ngoài trả.
Nhập khẩu theo điều kiện FOB có tác dụng giảm chi ngoại tệ,trong
trường hợp này chúng ta chỉ phải chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa,mà
không phải chi tiền nhập dịch vụ vận tải đường biển và dịch vụ bảo hiểm như
trước đây.Số ngoại tệ chi cho mỗi hợp đồng ngoại thương giảm sẽ cải thiện
tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của nước ta.
Thứ sáu: Kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm tăng có tác dụng
thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển.Theo nguyên lý số đông,lượng khách
hàng tham gia càng lớn công ty bảo hiểm càng có điều kiện phân chia rủi ro
giữa các đối tượng được bảo hiểm,tránh cho công ty trước những tổn thất lớn
ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của công ty.
Thứ bảy: Bảo hiểm hàng hóa XNK góp phần thúc đẩy sự phát triển của
thương mại quốc tế và mối quan hệ giữa các nước thêm bền vững.
Như vậy bảo hiểm hàng hóa XNK là một loại hình bảo hiểm rất quan
trọng và không thể tách rời hoạt động thương mại quốc tế bởi nó mang lại
những tác dụng to lớn đối với các bên liên quan trong quá trình XNK cũng
như với nền kinh tế mỗi nước và thương mại thế giới đặc biệt là trong xu thế
ngày nay khi mà toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra ngày càng rõ nét.
1.3. Gia nhập WTO và sự tác động đến thị trường bảo hiểm Việt Nam
1.3.1. Những cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam tại WTO
1.Những cam kết chung đối với các DNBH đang hoạt động ở nước
ngoài:Được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam;nếu đáp ứng đủ
SVTH: Phan Thị Hiệp 7 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
các điều kiện được phép thành lập DNBH 100% vốn nước ngoài tại Việt
Nam;được phép thành lập công ty liên doanh kinh doanh bảo hiểm;được phép
mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam không vượt quá tỉ lệ vốn điều
lệ của DN đó theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;và các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài được phép thuê đất theo dự án đầu tư của mình.
2.Các cam kết riêng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm:

- DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp dịch vụ BH vào Việt
Nam đối với:Dịch vụ BH cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;dịch vụ tái bảo hiểm;Dịch
vụ vận tải quốc tế,bao gồm vận tải biển quốc tế,vận tải hàng không thương
mại quốc tế(cả phương tiện,hàng hóa vận chuyển và bất kỳ trách nhiệm nào
phát sinh từ đó) và hàng hóa vận chuyển quá cảnh quốc tế;Dịch vụ môi giới
bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm;Dịch vụ tư vấn,dịc vụ tính toán,đánh giá
rủi ro và giải quyết bồi thường.
- DNBH có vốn nước ngoài đang hoat động tại Việt Nam:Kể từ ngày
1/1/2008 các DNBH 100% vốn đầu tư nước ngoài được phếp kinh doanh các
dịch vụ bảo hiểm bắt buộc.
- Chi nhánh của DNBH nước ngoài: Sau 5 năm kể từ khi gia nhập
WTO,DNBH nước ngoài được phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân
thọ tại Việt Nam,căn cứ vào các qui định quản lý thận trọng.
Như vậy, các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 1/1/2008 đã
được phép đối xử quốc gia, và được bình đẳng như các DNBH của Việt Nam.
Các hạn chế về tái BH bắt buộc 20%, không được bán BH vào khu vực kinh
tế nhà nước, hạn chế về mở chi nhánh của DNBH có vốn đầu tư nước ngoài
đương nhiên bị bãi bỏ ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
SVTH: Phan Thị Hiệp 8 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
1.3.2. Sự tác động của các cam kết đến thị trường bảo hiểm Việt Nam
Có thể nói bảo hiểm là ngành dịch vụ mà các thành viên WTO quan tâm
và yêu cầu cao về mức độ mở cửa thị trường cho các công ty bảo hiểm nước
ngoài.Tuy nhiên,mức cam kết của ta đạt được trong biểu cam kết tốt hơn so
với mức cam kết của các nước mới gia nhập WTO gần đây.Về tổng thể ,mức
cam kết như trên là tương đương với BTA.Điểm khác duy nhất là ta mở thêm
cho chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ.Cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm
trong nước sau WTO đã sôi động hơn và có tác dụng thúc đảy thị trường bảo
hiểm phát triển.

Trên thực tế thị trường bảo hiểm nước ta đã mở cửa cho các công ty bảo
hiểm quốc tế 100% vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1999.Nhiều công ty bảo
hiểm lớn trên thế giới đều đã có mặt tại thị trường Việt Nam.Từ khi mở cửa
thị trường bảo hiểm (1993)các công ty bảo hiểm Việt Nam lớn mạnh
hơn,doanh số vẫn tăng hàng năm.Việc phát triển thị trường bảo hiểm là yêu
cầu tất yếu của đời sống xã hội,bảo hiểm là dịch vụ cơ bản rất cần thiết cho
hoạt động đầu tư và thương mại.
Và khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO,việc thực hiện
các cam kết đã tác động mạnh mẽ tới ngành bảo hiểm của Việt Nam.Theo
đánh giá sơ bộ việc mở cửa thị trường theo các cam kết WTO về cơ bản sẽ có
tác động tích cực đối với cạnh tranh,thúc đẩy sự phát triển của ngành bảo
hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước.
Việc cho phép thêm các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước
ngoài tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam sẽ tăng
thêm năng lực khai thác bảo hiểm của thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên
phạm vi quốc tế sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác bảo hiểm và đào tạo
đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm tại Việt Nam.
SVTH: Phan Thị Hiệp 9 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
Với năng lực tài chính mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm mới tham gia
thị trường này cũng sẽ cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới, đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện cung cấp dịch vụ tốt hơn, khách
hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt, chi phí bảo hiểm là một
cấu phần ngày càng quan trọng trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các
đơn vị kinh tế khi nền kinh tế ngày càng phát triển, vì vậy giảm giá thành đầu
vào đối với chi phí bảo hiểm sẽ giúp giảm một cách tương đối giá thành sản
xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam và là cơ sở
để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong điều kiện
toàn cầu hoá ngày càng được đẩy mạnh.

Có thể nói, việc cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tham
gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích tổng thể cho
thị trường.
Tuy nhiên, song song với các khía cạnh tích cực như vậy, điều kiện thị
trường bảo hiểm với sự có mặt của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài
cũng sẽ đặt ra một số vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp
lý chưa đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạng của các doanh nghiệp này,
song các vấn đề này có thể được kiểm soát tốt nếu có những bước đi phù hợp
trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của thị trường.
Gia nhập WTO không chỉ tác động đến hoạt động của thị trường bảo
hiểm mà còn tác động đến khuôn khổ pháp luật và công tác quản lý nhà nước
về bảo hiểm.Các quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm về cơ
bản đã hoàn chỉnh,đảm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện hầu hết các cam kết
trong lĩnh vực này.Tuy nhiên,để triển khai thực hiện một số các kết còn lại và
đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường,một số yêu cầu đặt ra về hoàn
thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật:
- Để thực hiện các cam kết,bổ sung các quy định về chi nhánh trực tiếp
của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài,bãi bỏ các quy định mang tính bảo
SVTH: Phan Thị Hiệp 10 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
hộ các doanh nghiệp trong nước về địa bàn hoạt động,đối tượng khách
hàng,các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc,tái bảo hiểm bắt buộc;hoàn
thiện các điều kiện;tiêu chuẩn cấp phép minh bạch,thận trọng thay thế cho cơ
chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể.
- Bổ sung,sửa đổi một số quy định nhằm tăng khả năng giám sát tài
chính của các công ty bảo hiểm bao gồm vốn pháp định,khả năng thanh
toán,hoạt động tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục tiêu lựa
chon được các nhà đầu tư có năng lực tài chính,cam kết lâu dài với sự phát
triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam,đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập
WTO.Các quy định này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị điều

hành,phát triển sớm các rủi ro đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát
của các cơ quan chức năng.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế,chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị
trường,bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy
định về nội dung và phương thức giao kết hợp đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo
tính an toàn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty bảo hiểm và các đối
tượng có liên quan(đại lý,môi giới bảo hiểm).Cần có các quy định cụ thể và
đặc thù hơn điều chỉnh hoạt động cạnh tranh đảm bảo cạnh tranh công bằng
và lành mạnh trên thị trường ngành bảo hiểm bởi đây là một ngành rất đặc thù
và nhạy cảm.
II. BẢO HIỂM HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA
NHẬP WTO
2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK trước khi gia nhập WTO
Thị trường bảo hiểm hàng hóa XNK đã hình thành và phát triển rất mạnh
mẽ từ những ngày sơ khai của thị trường bảo hiểm.Ở Việt Nam,từ những năm
1960,tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã được giao nhiệm vụ bảo hiểm cho
hàng hóa xuất nhập khẩu của nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.Bảo Việt
SVTH: Phan Thị Hiệp 11 Bảo hiểm 47A
Đề án môn học GVHD: Phạm Thị Định
đã độc quyền trên cả thị trường bảo hiểm đến cuối năm 1994.Sau khi nhà
nước ban hành những quy định mới,mở cửa nền kinh tế,xóa bỏ chế độ độc
quyền trong nhiều ngành trong đó có ngành bảo hiểm,nhiều công ty bảo hiểm
phi nhân thọ đã ra đời như Bảo Minh,PJICO,PVI,Bảo Long…làm cho thị
trường bảo hiểm ngày càng sôi động hướng đến hội nhập quốc tế.Tuy nhiên
cho đến nay,hoạt động bảo hiểm cho hàng hóa XNK do các công ty bảo hiểm
Việt Nam tiến hành vẫn còn ở mức rất hạn chế,tốc độ tăng trưởng không
cao.Cụ thể:
Bảng 1:Số lượng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm giai đoạn 2003-2006
Chỉ tiêu
Kim ngạch hàng hóa

XNK(tỷ USD)
Kim ngạch hàng hóa
XNK tham gia bảo hiểm
trong nước(tỷ USD)
Tỉ trọng(%)
XK NK XK NK XK
NK
2003 20,2 25,2 0,972 6,37 4,81 25,3
2004 26,4 31,9 1,003 8,74 3,8 27,4
2005 32,4 36,9 1,62 10,51 5,0 28,5
2006 40,3 43,2 2,015 13,4 5,0 31,2
(Nguồn:Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Nhìn chung hoạt động XNK của nước ta tăng nhanh trong các năm
qua,năm 2003 tổng kim ngạch XNK đạt 45,4 tỷ USD trong đó kim ngạch xuất
khẩu đạt 20,2 tỷ USD,kim ngạch nhập khẩu đạt 25,2 tỷ USD.đến năm 2006
tổng kim ngạch XNK đã đạt 83,5 tỷ USD tăng gần gấp đôi so với năm
2003.Như vậy có thể thấy rằng hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong
thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn.Tỷ trọng kim ngạch
xuất nhập khẩu tăng nhanh trong thời gian qua tất nhiên sẽ kéo theo sự gia
tăng của nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu,theo thông lệ quốc tế
tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải tham gia bảo hiểm,vì thế thị trường
bảo hiểm hàng hóa XNK của nước ta có cơ hội lớn để phát triển và tăng mạnh
về doanh thu.
SVTH: Phan Thị Hiệp 12 Bảo hiểm 47A

×