Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 73 trang )

tên đề tài.txt
Tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám
(Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Sáu)
SV: Nguyễn Duy Phương
Lớp: 07DSH4
MSSV: 107111128

Page 1


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HỈNH ẢNH ................................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NẤM BÀO NGƯ XÁM
1.1. Giới thiệu chung về nấm bào ngư xám ............................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học .............................................................................................. 3
1.1.2. Chu trình sống .................................................................................................... 4
1.1.3. Quá trình phát triển............................................................................................. 4
1.2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư xám ............................ 6
1.2.1. Nhiệt độ. ............................................................................................................. 6
1.2.2. Độ ẩm. ............................................................................................................... 7
1.2.4. Ánh sáng. ............................................................................................................ 8
1.2.5. Nồng độ CO2 ...................................................................................................... 8
1.2.6. Thời vụ nuôi trồng .............................................................................................. 8
1.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư xám ......................................................... 8


1.4. Tình hình phát triển và trồng nấm bào ngư xám trên thế giới ...................... 10
1.5. Tình hình phát triển nấm bào ngư xám ở việt Nam và tiềm năng ................. 10
1.6. Nguồn nguyên liệu rơm rạ tại Huyện Kế Sách Tỉnh Sóc Trăng ................... 11
1.6.1. Vài nét về nguồn rơm rạ tại Huyện Kế Sách .................................................... 11
1.6.2. Thành phần về rơm rạ....................................................................................... 12
1.6.2.1. Lignoxenlulozơ ........................................................................................ 12
1.6.2.2. Hemixenlulozơ .......................................................................................... 13
1.6.2.3. Lignin ........................................................................................................ 14
i


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM TRÊN RƠM RẠ
2.1. Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên rơm rạ .............................................. 15
2.1.1. Quy trình ........................................................................................................... 15
2.1.2. Xử lý nguyên liệu trồng nấm ........................................................................... 16
2.2.3. Gieo meo và nuôi ủ .......................................................................................... 16
2.2.4. Giai đoạn tưới đón – thu hoạch (ra quả thể): ................................................... 17
2.3. Một số điều cần lưu ý khi trồng nấm bào ngư xám ......................................... 19
2.3.1. Nhạy cảm với môi trường ................................................................................ 19
2.3.2. Dịch bệnh gây hại nấm ..................................................................................... 19
2.3.3. Dị ứng do bào tử nấm bào ngư ......................................................................... 19
2.3. Bảo quản và chế biến nấm bào ngư xám .......................................................... 20
2.3.1. Bảo quản ........................................................................................................... 20
2.3.2. Chế biến ............................................................................................................ 20
2.4. Bệnh của nấm và biện pháp phòng bệnh nấm bào ngư xám .......................... 20
2.4.1. Bệnh của nấm ................................................................................................... 20

2.4.2. Các biện pháp phòng trị................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu hóa chất và thiết bị .............................................................................. 24
3.1.1. Dụng cụ và trang thiết bị ................................................................................. 24
3.1.2. Nguyên liệu và hóa chất .................................................................................. 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27
3.2.1. Khảo sát tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám trên cơ chất RRP1 ........................... 27
3.2.2. Khảo sát tốc độ lan tơ và ra quả thể trên cơ chất nuôi trồng RRP2 ................. 28
3.3. Quá trình nuôi trồng khảo nghiệm .................................................................. 29
3.3.1. Tính hiệu suất sinh học nấm bào ngư trồng trên rơm rạ ................................. 37

ii


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

3.3.2. Phương pháp thu nhận kết quả ........................................................................ 38
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 38
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả khảo sát trên cơ chất nuôi trồng ......................................................... 39
4.1.1. Tốc độ lan tơ và ra quả thể trên cơ chất RRP1 ............................................... 39
4.1.2. Tốc độ lan tơ và ra quả thể trên cơ chất RRP2 ................................................ 44
4.1.3. So sánh tốc độ lan tơ và ra quả thể trên 2 cơ chất RRP1 và RRP2 ................. 49
4.2. Kết quả nuôi trồng thử nghiệm. ........................................................................ 54
4.3. Hiệu suất sinh học nấm bào ngư xám trên cơ chất rơm rạ............................. 58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 60
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 60

Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 62

iii


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài loài nấm bào ngư ............ 6
Bảng 1. 2. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển nấm bào ngư ........................................... 7
Bảng 4. 1. Kết quả đo chiều dài tơ nấm bào ngư xám trên cơ chất RRP1 .................... 39
Bảng 4. 2. Bảng kết quả khảo sát chiều dài sợi nấm trên cơ chất RRP2 ...................... 44
Bảng 4. 3. Kết quả so sánh tốc độ lan tơ trên cơ chất RRP1 và RRP2.......................... 49
Bảng phụ lục 1. Lượng nấm bào ngư xám thu được trên cơ chất RRP1 ...................... 63
Bảng phụ lục 2. Lượng nấm bào ngư xám thu được trên cơ chất RRP2 ...................... 64

iv


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HỈNH ẢNH
Hình 1. 1. Nấm bào ngư xám (Pleurotus ostreatus) ........................................................ 3
Hình 1. 2. Chu kỳ sinh trưởng nấm bào ngư xám ............................................................ 4
Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển nấm bào ngư xám.................................................... 5
Hình 1. 4. . Công thức hóa học của pleurotin .................................................................. 9

Hình 1. 5. Nguồn rơm rạ sau khi nông dân thu hoạch lúa ............................................ 12
Hình 1. 6. Cấu trúc của Lignoxenlulozo ........................................................................ 13
Hình 1. 7. Công thức arabinofurano glucuronoxylan ................................................... 13
Hình 1. 8. Các đơn vị cơ bản của lignin ...................................................................... 14
Hình 2. 1. Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên rơm rạ ............................................ 15
Hình 3. 1. a. Túi nylon, nút cổ, dây thun ; b. Lò hấp meo giống ................................... 24
Hình 3. 2. Lò hấp bịch phôi............................................................................................ 25
Hình 3. 3. a. Khay đựng bịch phôi ................................................................................. 25
Hình 3. 4. a. Rơm rạ ; b. Cám bắp ................................................................................ 26
Hình 3. 5. a/ Cám gạo .................................................................................................... 26
Hình 3. 6. Cắt rơm rạ bằng phương pháp thủ công ...................................................... 29
Hình 3. 7. Ngâm rơm rạ bằng nước vôi ......................................................................... 30
Hình 3. 9. a/ Vớt rơm rạ ; b/ Phơi rơm rạ (độ ẩm 50-60%) .......................................... 30
Hình 3. 10. Rơm rạ được ủ đống.................................................................................... 31
Hình 3. 11. a. Bịch phôi ................................................................................................. 32
Hình 3. 12. Xem áp suất trong lò ................................................................................... 32
Hình 3. 13. Giống bào ngư xám trong môi trường hạt .................................................. 33
Hình 3. 14. Trộn đều giống nấm bào ngư xám .............................................................. 33

v


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

Hình 3. 15. Cấy giống vào cơ chất nuôi trồng ............................................................... 34
Hình 3. 16. Đem ra nhà nuôi ủ....................................................................................... 34
Hình 3. 17. Nhà nuôi ủ tơ ............................................................................................... 35
Hình 3. 18. Nhà trống nấm............................................................................................. 35

Hình 3. 19. a/ Rửa sạch bịch phôi .................................................................................. 36
Hình 3. 20. a/ Quá trình phát triển tai nấm bào ngư xám ............................................. 37
Hình 4. 1. Biểu đồ thể hiện tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám trên cơ chất RRP1 ........... 40
Hình 4. 2. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 5 ngày là 25mm .................................. 40
Hình 4. 3. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 8 ngày là 42mm .................................. 41
Hình 4. 4. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 10 ngày là 55mm ................................ 41
Hình 4. 5. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 13 ngày là 75mm ................................ 42
Hình 4. 6. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 15 ngày là 89mm ................................ 42
Hình 4. 7. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 17 ngày là 100mm .............................. 43
Hình 4. 8. Biểu đồ thể hiện tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám trên cơ chất RRP2 ........... 45
Hình 4. 9. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 5 ngày là 30mm .................................. 45
Hình 4. 10. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 8 ngày là 50mm ................................ 46
Hình 4. 11. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 10 ngày là 64mm .............................. 46
Hình 4. 12. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 13 ngày là 87mm .............................. 47
Hình 4. 13. Tốc độ lan tơ nấm bào ngư xám sau 15 ngày là 100mm ............................ 47
Hình 4. 14. Biểu đồ so sánh tốc độ lan tơ trên 2 cơ chất RRP1 và RRP2 ..................... 50
Hình 4. 15. Quá trình lan tơ trên 2 cơ chất RRP1 và RRP2 sau 5 ngày........................ 50
Hình 4. 16. Quá trình lan tơ trên 2 cơ chất RRP1 và RRP2 sau 8 ngày........................ 51
Hình 4. 17. Quá trình lan tơ trên 2 cơ chất RRP1 và RRP2 sau 10 ngày...................... 51
Hình 4. 18. Quá trình lan tơ trên 2 cơ chất RRP1 và RRP2 sau 13 ngày..................... 52
Hình 4. 19. Quá trình lan tơ trên 2 cơ chất RRP1 và RRP2 sau 15 ngày...................... 52
Hình 4. 20. a/ Quả thể dạng san hô ; b/ Quả thể dạng dùi trống ................................. 54
vi


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

Hình 4. 21. a. Tai nấm dạng phễu lệch ; b/ Tai nấm dạng bán cầu lệch ..................... 55

Hình 4. 22. a. Tai nấm dạng lá lục bình ; b/ Các dạng tai nấm khác nhau ................ 55
Hình 4. 23. Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất rơm rạ ............................. 57

vii


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là một nước bắt nguồn từ nền nông nghiệp nên diện tích trồng lúa rất
lớn đặc biệt ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích gieo trồng lên
đến 4 triệu hecta lúa mỗi năm. Vì vậy lượng rơm rạ thải ra hàng năm vào khoảng hàng
triệu tấn/năm. Vài năm trở lại đây tình trạng đốt rơm rạ diễn ra ngày càng phổ biến sau
mùa gặt, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của
người dân. Việc đốt rơm, rạ chẳng những lãng phí nguồn nguyên liệu sẵn có mà còn
gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông…
Theo các nhà y học, khói bụi khi đốt rơm rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại
lớn đối với sức khỏe con người, trẻ em, người già, và người có bệnh hô hấp, bệnh mạn
tính dễ bị ảnh hưởng nhất. Các nhà khoa học cho biết thành phần các chất gây ô nhiễm
không khí do đốt rơm rạ, tác động đến sức khỏe con người là hydrocacbon thơm đa
vòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá (PCDDs), và dibenzofuran clo hoá
(PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, có thể là tiềm ẩn gây ung thư. Quá
trình đốt rơm rạ ngoài trời không kiểm soát được lượng dioxit cacbon (CO2), phát thải
vào khí quyển cùng với cacbon monoxit CO; khí metan CH4; các oxit nitơ NOx; và
một ít dioxit sunfua SO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Để khắc phục được điều này, một biện pháp kinh tế và an toàn hơn cả là tận
dụng nguồn rơm rạ vào việc trồng nấm là hiệu quả nhất. Do đó chúng tôi thực hiện đề

tài: “Tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám” .
2. Mục đích
- Chuyển hóa rơm rạ thành cơ chất dinh dưỡng để trồng nấm bào ngư xám.
-

Đưa ra kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám phù hợp với địa phương.

-

Góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường vùng trồng lúa tại

Huyện Kế Sách Tỉnh Sóc Trăng.

1


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

-

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là loài nấm bào ngư xám Pleurotus ostreatus đã được

thuần khiết và lưu trữ tại phòng thí nghiệm của trang trại nấm Bảy Yết và cơ chất trồng

nấm bào ngư xám là nguồn rơm rạ tại Huyện Kế Sách Tỉnh Sóc Trăng.
- Việc xây dựng quy trình nuôi trồng được thực hiện ở trang trại nấm Bảy Yết
ở địa chỉ 2/73A Ấp Nhị Tân, Xã Tân Thới Nhì, Huyện Hocmon, TPHCM.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Quá trình trồng thử nghiệm nấm bào ngư trên 2 cơ chất RRP1 và RRP2.
-

Cơ chất RRP1 gồm : Rơm rạ + Cám bắp + Cám gạo

-

Cơ chất RRP2 gồm : Rơm rạ + Cám bắp + Cám gạo + Ure + MgSO4
So sánh giữa 2 cơ chất nuôi trồng về tốc độ lan tơ thời gian ra thu hái quả thể,

tổng lượng nấm thu được.
Bằng phương pháp thực nghiệm trên mô hình quy mô nhỏ nuôi trồng trực tiếp
nấm bào ngư xám trên các nghiệm thức trên 2 cơ chất, so sánh đối chiếu số liệu thu
được, và sử dụng phần mềm Excel và Statgraphics Plus để xử lý số liệu.
Sau 12 tuần thực hiện đề tài (từ 1/4 đến 24/6/2011) tại trại nấm Bảy Yết, nuôi
trồng hoàn tất nấm bào ngư xám trên 2 cơ chất, thu hoạch nấm 3 lần, tính toán thu
được nghiệm thức và mô hình hiệu quả nhất.

2


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NẤM BÀO NGƯ XÁM

1.1. Giới thiệu chung về nấm bào ngư xám
1.1.1. Đặc điểm sinh học
-

Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, cuống tròn

mọc thành cụm tập trung bao gồm 3 phần: Mũ, phiến nấm mang bào tử kéo dài xuống
tới chân, cuống nấm gẩn gốc có lớp lông nhỏ mịn mặt trên mũ nấm thường lõm ở giữa
tai nấm bào ngư khi còn non có màu sẫm hoặc tối khi trưởng thành có màu sáng
hơn…
-

Nấm bào ngư xám

Pleurotus ostreatus thuộc chi Pleurotus, họ

Tricholomataceae, bộ Agaricales, lớp Agaricomycetes, ngành Basidiomycota thuộc
giới nấm Fungi.
-

Nấm bào ngư xám mũ nấm lúc đầu lồi lên, khi già mõm nhiều hay ít; mặt

mũ nhẵn bóng, mép mũ cuộn vào trong, sau vươn lên. Mũ có màu xám - nâu sẫm tới
màu nhạt. Thịt nấm dày, màu trắng. Cuống nấm ngắn, mọc từng cái một, có khi mọc sít
nhau gần như chung một gốc, cuống phủ lông mịn hoặc nhẵn, màu nhạt hơn mũ, đôi
khi trắng xám (như khía của vỏ sò). [Nguyễn Lân Dũng, 2005].

Hình 1. 1. Nấm bào ngư xám (Pleurotus ostreatus)

3



Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

1.1.2. Chu trình sống
Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh
dưỡng (sơ cấp và thứ cấp), kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm.
Tai nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống liên tục, ờ nấm bào ngư xám (Pleurotus
ostreatus) khi nuôi cấy hệ sợi tơ thường xuất hiện các gai nhọn mang dịch nước đen,
bên trong dịch nước này là các bào tử vô tính bào tử nảy nầm lại cho tơ thứ cấp.

Hình 1.1. nấm bào ngư xám

Hình 1. 2. Chu kỳ sinh trưởng nấm bào ngư xám
1.1.3. Quá trình phát triển
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn, dựa theo hình dạng tai nấm mà có
tên gọi cho từng giai đoạn:
Dạng san hô : Quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm.

4


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

Dạng dùi trống: Mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về
chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ nấm không khác nhau bao

nhiêu.
Dạng phễu: Mũ mở rộng, trong không khí cuống còn ở giữa (giống cái phễu).
Dạng bán cầu lệch: Cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung
tâm của mũ.
Dạng lá lục bình: Cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát
triển, bìa mép thẳng đến dợn sóng.

Hình 1. 3. Các giai đoạn phát triển nấm bào ngư xám
Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch sang bán cầu lệch có sự thay đổi về chất (giá
trị dinh dưỡng tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối
lượng (trọng lượng tăng), sau đó giảm dần. Vì vậy thu hái nấm bào ngư nên chọn lựa
tai nấm vừa chuyển sang dạng lá [Lê Duy Thắng, 1999].
Phần lớn cơ chất dùng trồng nấm bào ngư xám đều chứa nguồn cellulose. Tuy
nhiên, đa số trường hợp lượng cellulose bao giờ cũng thấp hơn 50% còn lại là lignin,

5


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

hemixenlulo và khoáng. nói chung nấm bào ngư đều có khả năng sử dụng lignin mạnh
nhất, nhất là thời gian khởi đầu của việc tạo quả thể nấm.
Để mọc nấm tốt cần có thêm nguồn đạm từ các nguổn khác nhau và một số chất
khoáng. Ngoài ra, mỗi tác giả cũng tìm thấy một loại đạm thích hợp cho nấm [Lê Duy
Thắng, 1999].
1.2. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư xám
Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm bào ngư
xám thì sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau

như: Nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, oxy,…
1.2.1. Nhiệt độ
Nấm bào ngư mọc nhiều ở nhiệt độ tương đối rộng. Ở giai đoạn ủ tơ, một
số loài cần nhiệt độ từ 200C – 300C, một số loài khác cần từ 270C – 320C, thậm chí
350C như loài P.tuber-regium. Nhiệt độ thích hợp để nấm ra quả thể ở một số loài cần
từ 150C – 250C, số loài khác cần từ 250C – 320C [Lê Duy Thắng,1999].
Bảng 1. 1. Nhiệt độ thích hợp cho ủ tơ và ra quả thể của vài loài nấm bào ngư

Loài nấm bào ngư

Nhiệt độ thích

Nhiệt độ thích hợp

Nhiệt độ thích hợp

hợp cho ra tơ

cho ra nấm

cho sản xuất

P. ostreatus(1)

20 – 300C

150C

200C ± 50C


P. florida(1)

25 – 300C

200C

250C ± 50C

P. sajor-caju(1)

25 – 300C

250C

300C ± 50C

P. cortinatus(2)

27 – 320C

280C

300C ± 50C

P. cystidionsus(3)

27 – 320C

25 – 280C


300C ± 50C

P.flabellatus(1)

20 – 280C

20 – 250C

250C ± 50C

6


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

P.eryngii(4)

20 – 300C

20 – 220C

250C ± 50C

P.tuber-regium(5)

350C

28 – 300C


250C ± 50C

P.abolonus(3)

27 – 320C

250C

300C ± 50C

Zadrazil

(3) Jong và Peng

Kaufert

(4) Cailleux và Diop, 1976

(5) Oso, 1977

1.2.2. Độ ẩm
Độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển tơ và quả thể của nấm. Trong
giai đoạn tăng trưởng tơ, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 50 – 60%, còn độ ẩm không khí
không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn tưới đón nấm ra quả thể, độ ẩm không khí tốt
nhất là 70– 95%. Ở độ ẩm không khí 50%, nấm ngừng phát triển và chết, nếu nấm ở
dạng phễu lệch và dạng lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa mũ nấm. Nhưng nếu độ
ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ và rũ xuống.
Bảng 1. 2. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển nấm bào ngư


Độ ẩm tương đối (%) của không khí

Loài nấm

Độ ẩm thích hợp

Thích hợp cho sự

Thích hợp cho sự

của cơ chất (%)

sinh trưởng của

phát triển của quả

hệ sợi nấm

nấm

P.abolonus

60 – 70

70 – 80

90

P. sajor-caju


60 - 70

70 – 80

80 – 95

P.ostreatus

60 - 70

70 – 80

80- 90

7


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

1.2.3. pH
Đối với nấm bào ngư xám, khả năng chịu đựng sự giao động pH tương đối tốt,
pH môi trường có giảm xuống 4,4 hoặc tăng lên 9 thì tơ nấm vẫn mọc được. Tuy nhiên
pH thích hợp đối với hầu hết các loài nấm bào ngư trong khoảng 5 -7. pH thấp làm quả
thể không hình thành và ngược lại pH quá kiềm tai nấm bị dị hình.
1.2.4. Ánh sáng
Yếu tố này chỉ cần thiết trong giai đoạn ra quả thể nhằm kích thích nụ nấm phát
triển, nhà nuôi trồng nấm cần có ánh sáng khoảng 200 – 300 lux (ánh sáng khuếch tán
– ánh sáng phòng). Còn ánh sáng yếu làm chân nấm dài ra và mũ hẹp.

1.2.5. Nồng độ CO2
Đặc biệt quá trình nẩy mầm của bào tử và tăng trưởng của tơ nấm bào ngư xám
có liên quan đến nồng độ CO2 phải giảm và lượng oxy tăng lên. Nếu không mũ nấm sẽ
bị hẹp lại trong khi chân nấm dài ra, dẫn đến tai nấm bị biến dạng. Vì vậy, nhà trồng
cần có độ thông thoáng vừa phải, nhưng phải tránh gió lùa trực tiếp.
1.2.6. Thời vụ nuôi trồng
Nhìn chung với khí hậu Miền Nam nấm bào ngư có thể trồng quanh năm, nhất
là đối với nhóm ưa nhiệt và một số giống mới thích hợp gần đây. Đây là một nghề
thích hợp cho bà con nông dân trong mùa nước nổi.
1.3. Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư xám
Nấm ăn nói chung và nấm bào ngư nói riêng là loại thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, hàm lượng protein chỉ đứng sau thịt, cá, giàu các chất khoáng và các axit
amin tan trong nước, các axit amin không thay thế lyzin, tryptophan, các axit amin
chứa nhóm lưu huỳnh, ngoài ra chúng còn chứa một lượng lớn các vitamin quan trọng.
Nấm bào ngư xám có mùi thơm của quả hạnh, vị ngọt và giòn của bào ngư dinh
dưỡng nấm bào ngư xám rất cao không kém hơn dinh dưỡng các sản phẩm từ động vật.
Kết quả phân tích nấm cho thấy nấm bào ngư xám hàm lượng protein chiếm khoảng
25%, đặc biệt có chứa hơn 18 loại axit amin, ngoài ra còn có carbohydrate, nhiều

8


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

vitamin và các khoáng chất khác, sử dụng nấm không những không tăng cân mà còn
ngăn ngừa một số bệnh khác như: Giảm cholesterol trong máu, tiểu đường, chống bệnh
béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu, đau bao tử, rối loạn gan, ung thư,….Đồng
thời người ăn nấm thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng tính miễm dịch, điều hòa huyết áp,

dễ tiêu hóa và chống lão hóa.
Thành phần các chất dinh dưỡng chính

bao gồm: Carbonhydrate, protein,

amino axit, chất béo, khoáng chất và các vitamin được nhiều nhà dinh dưỡng học quan
tâm nghiên cứu, nhằm đánh giá vai trò của nấm như nguồn thực phẩm cho con người.
Carbonhydrate và protein là thành phần chính chiếm từ 70 - 90% trọng lượng khô quả
thể. Chất béo có hàm lượng thấp trong hầu hết các loài, dao động trong khoảng 1 – 2%,
ngoại trừ P. limpidus (9,4%).
Giá trị về mặt năng lượng được đánh giá trên cơ sở thành phần protein thô, chất
béo và carbonhydrate, trị số này thấp khoảng từ 261 – 367 Kcal/100g chất khô .
Ở các loại nấm bào ngư còn phát triển được chất kháng sinh, gọi là pleurotin.
Chất này ức chế hoạt động của vi khuẩn Gram dương (Robins và cộng sự, 1947). Bên
cạnh đó, Yoshioka và cộng sự (1975) cũng tìm thấy hai polysaccharide có tính chất
kháng ung bướu cả hai chất này đều có nguồn gốc là glucose. Trong đó, chất được biết
nhiều nhất, bao gồm 69% β (1-3) glucan, 13% galactose,6% mannose, 13% uronic
acid [Lê Duy Thắng, 1999].

Hình 1. 4. . Công thức hóa học của pleurotin

9


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

1.4. Tình hình phát triển và trồng nấm bào ngư xám trên thế giới
Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm

hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu. Khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu trồng nấm theo
phương pháp công nghiệp. Những “nhà máy” sản xuất nấm có công suất từ 200 – 1000
tấn/năm được cơ giới hóa cao. Từ khâu xử lý nguyên liệu đến khâu thu hái chế biến
đều do máy móc thực hiện.
Khu vực Châu Á (Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung
Quốc,…) triển khai sản xuất theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, đặc biệt là ở Trung
Quốc nghề trồng nấm đã thực sự đi vào từng hộ nông dân. Sản lượng nấm mỡ, nấm
hương của Trung Quốc lớn nhất thế giới. Sản lượng của Trung Quốc là 3.000.000 tấn,
chiếm 60% tổng sản lượng thế giới.
1.5. Tình hình phát triển nấm bào ngư xám ở việt Nam và tiềm năng
Những năm gần đây, Bộ Khoa Học và Công nghệ, Bộ NN-PTNT đã giao cho
Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di Truyền Nông Nghiệp Việt Nam
nghiên cứu phát triển sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu.
Nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn như: Rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân
lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà máy đường…
Điều kiện tự nhiên (về nhiệt độ, độ ẩm….) rất thích hợp cho nấm bào ngư xám
phát triển, cũng như các loài nấm khác, chênh lệch nhiệt độ tháng nóng và lạnh không
lớn lắm nên có thể sản xuất nấm quanh năm. Không khí chứa nhiều hơi nước rất thích
hợp cho nấm, độ ẩm trung bình cũng không dưới 800C.
Vốn đầu tư ban đầu để trồng nấm bào ngư rất ít so với việc đầu tư cho các
ngành sản xuất khác. Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám không phức tạp, một người dân
bình thường có thể tiếp thu được công nghệ trồng nấm trong thời gian ngắn. Bên cạnh
đó một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng nhiều, sẽ là hạt nhân
đẩy phong trào trồng nấm lan rộng. (Nguồn :Trung Tâm Khuyến Nông Quốc Gia).

10


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám


GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

Thị trường tiêu thụ nấm bào ngư xám trong nước và trên thế giới tăng nhanh do
sự phát triển chung của xã hội và dân số. Hiệp hội nấm ăn thế giới đã đưa ra chỉ số
bình quân lượng tiêu thụ nấm ăn cho một người trong năm để đánh giá sự phát triển
kinh tế xã hội của một quốc gia. Chính vì vậy nghề trồng nấm phát triển là một điều tất
yếu, nó không chỉ giải quyết vấn đề lao động mà còn đem lại của cải cho xã hội. Tuy
nhiên để nghề trồng nấm bào ngư phát triển nhanh chóng ở nước ta, bên cạnh sự vận
động theo nhu cầu xã hội, cần có nhiều đầu tư về mặt khoa học như giống nấm, kỹ
thuật trồng, vấn đề phòng bệnh, bảo quản và chế biến sản phẩm,… Cung cấp thông tin
cũng như huấn luyện kỹ thuật trồng nấm và nhất là có chính sách ưu đãi cho những
người trồng nấm, như cho vay vốn sản xuất, miễn thuế, … (Nguồn :Trung Tâm
Khuyến Nông Quốc Gia).
1.6. Nguồn nguyên liệu rơm rạ tại Huyện Kế Sách Tỉnh Sóc Trăng
1.6.1. Vài nét về nguồn rơm rạ tại Huyện Kế Sách
Huyện Kế Sách nằm ở vùng hạ lưu Sông Hậu, cách Thành phố Sóc Trăng 20
km. Tuyến đường Nam Sông Hậu dài 151 km, đoạn đi qua Huyện Kế Sách dài 23,7
km, là trục giao thông quan trọng, tạo môi trường thuận lợi cho việc khai thác tiềm
năng và lợi thế của vùng ven Sông Hậu. Các tuyến đường tỉnh nối đường Nam Sông
Hậu với Quốc Lộ 1A, cùng với các tuyến đường huyện và giao thông nông thôn sẽ
được nâng cấp, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển toàn diện các ngành kinh
tế - xã hội.(nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Sóc Trăng)
Huyện Kế Sách có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.287 ha, chiếm 10,66% so
với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng. Trong đó diện tích trồng lúa 6.324 ha,
chiếm 17,92% diện tích đất tự nhiên của huyện có thể gieo trồng mỗi năm từ 2-3
vụ/năm, trung bình mỗi năm có thể cho ra gần 100.000 tần rơm rạ, nếu đem nguồn rơm
rạ này áp dụng trong việc trồng nấm bào ngư (nếu đảm bảo áp dụng tốt kỹ thuật có thể
đạt đến năng suất 15%-20%). Chỉ cần mỗi tấn nấm tươi bán được 15 triệu đồng thì mỗi

11



Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

năm sản xuất nầm bào ngư đã mang về cho nông dân toàn Huyện vài chục tỷ
đồng.(nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Sóc Trăng).

Hình 1. 5. Nguồn rơm rạ sau khi nông dân thu hoạch lúa

1.6.2. Thành phần về rơm rạ
Các thành phần chính của rơm, rạ là những hydratcacbon gồm: Lignoxenlulozơ,
37,4%; Hemixenlulozơ (44,9%); Lignin 4,9% và một số các chất khoáng… (nguồn:
Câu Lạc Bộ Trồng Nấm Việt Nam); [Hồ Sỹ Tráng].
1.6.2.1. Lignoxenlulozơ
Theo thông tin về cơ bản trong lignoxenlulozơ, cellulose tạo thành khung chính
và được bao bọc bởi những chất có chức năng tạo mạng lưới như hemicellulose và kết
dính như lignin sắp xếp nhau và liên kết cộng hóa trị với nhau.

12


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

Hình 1. 6. Cấu trúc của Lignoxenlulozo

1.6.2.2. Hemixenlulozơ

Hemixenlulozơ là loại polymer phức tạp và phân nhánh, hemixenlulozơ chứa
cả đường 6 gồm glucose, mannose, galactose và đường 5 gồm xylose và arabinose,
thành phần cơ bản của hemixenlulozơ là β-D xylopyranose liên kết với nhau bằng liên
kết β-(1,4). Đối với cỏ hay rơm rạ hemixenlulozơ là arabinoxylan, polysaccharide này
được cấu tạo từ các D-xylopyranose, OH ở C2 bị thế bởi acid 4-O-methylglucuronic,
OH ở C3 sẽ tạo mạch nhánh với α-L-arabinofuranose.

Hình 1. 7. Công thức Arabinofurano glucuronoxylan

13


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

1.6.2.3. Lignin
Lignin là một polyphenol có cấu trúc mở, được cấu tạo từ từ các đơn vị
phenylpropene vài đơn vị cấu trúc điển hình guaicyl (G) chất gốc là rượu transconiferyl: Syringly (S) chất gốc là rượu trans-sinapyl. Trong tự nhiên lignin đóng vai
trò làm chất kết dính trong tế bào thực vật liên kết chặt chẽ với các mạng cellulose và
hemicellolose rất khó có thể tách lignin ra hoàn toàn.

Hình 1. 8. Các đơn vị cơ bản của lignin

14


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu


CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM TRÊN RƠM RẠ
2.1. Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên rơm rạ
2.1.1. Quy trình

hoặc nước vôi 1.5%.
Ủ đống 3-5 ngày

Hình 2. 1. Quy trình trồng nấm bào ngư xám trên rơm rạ

15


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

2.1.2. Xử lý nguyên liệu trồng nấm
Rơm rạ là nguồn nguyên liệu thích hơp cho việc nuôi trồng nấm bào ngư, không
những rút ngắn thời gian thu hoạch mà còn cho năng suất cao.
Cách xử lý nguyên liệu:
-

Thường rơm rạ muốn trồng nấm thì phải phơi thật khô.

-

Rơm rạ được cắt từng đoạn ngắn 3 -5 cm (để thực hiện điều này hoặc phải

đầu tư cho máy nghiền công nghiệp và tốn năng lượng cho việc chạy máy hoặc tốn

nhiều nhân công và thời gian, cả hai đều khó với điều kiện nước ta hiện nay), cách làm
đơn giản là sử dụng nguyên liệu ở trạng thái đã có sẵn hoặc cắt khúc 20-30 cm.
Làm ẩm nguyên liệu bằng cách ngâm hoặc nhúng vào nước vôi 1.5%.

-

- Sau khi nhúng nước nên ủ đống 3-5 ngày, đống ủ chất cao từ 1-1,5 m và phủ
nylon kín tới đất. nhiệt độ bên trong đống ủ có thể lên rất cao 60 -700C (thậm chí đạt
tới 800C).
- Thấy rơm chín vừa tới bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cơ chất.
- Vô túi và đem hấp khử trủng
2.2.3. Gieo meo và nuôi ủ
Cấy giống và nuôi ủ tơ
Yêu cầu đối với nơi ủ tơ:
-

Sạch và thoáng mát làm vệ sinh định kỳ bằng formol, nước vôi trong…

-

Ít ánh sáng nhưng không tối.

-

Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu.

-

Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình, vật liệu, sách vở.


-

Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong.

- Bịch ủ có thể xếp trên kệ hoặc treo trên giàn. Không chồng chất lên nhau quá
nhiều lớp. Không xếp vào ngăn, tủ quá kín làm tơ bị ngộp.

16


Tận dụng nguồn rơm rạ ở địa phương trồng nấm bào ngư xám

GVHD: GVC - Th.S Nguyễn Thị Sáu

Cứ 5 – 7 ngày ta kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm mốc

-

xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác.
Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới thường xuyên mà chỉ tưới ở

-

nền, xung quanh vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ. Thời gian nuôi ủ tơ khoảng
25 – 30 ngày (khi meo ăn trắng túi nylon).
2.2.4. Giai đoạn tưới đón – thu hoạch (ra quả thể):
Sau khi ủ tơ lan trắng đến đáy bịch đem ra nhà trồng tưới nước và thu hái quả
thể
Yêu cầu đối với nhà trồng nấm:
- Nhà trồng không cần cao (vì khó giữ ẩm) thường từ 2,2 – 2,8m, không che

rợp quá (thiếu ánh sáng và dễ bị bệnh). Diện tích vừa đủ để treo 1 đợt bịch để đảm bảo
độ ẩm, dây cách dây khoảng 35 cm, mỗi dây treo 8 – 10 bịch nằm ngang, bịch dưới
cùng cách mặt nền chừng 3 cm. Bố trí lối đi giữa các các hàng dây treo bịch chừng 6
cm sao cho có thể với tay vừa đủ để chắm sóc và thu hoạch (mỗi bên bố trí 3 hàng dây
treo bịch).
- Trời nóng nên làm vách hở chân để thông thoáng, trở lạnh cần che kín chân
nhất là ban đêm để giữ ấm cho nấm, nhà có khả năng giữ ẩm, không bị gió lùa nhưng
không bí quá làm ngộp nấm.
- Sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng không bị chiếu nắng nên bao lưới nylon ở các
chỗ hở để ngăn côn trùng hại nấm.
- Gần nguồn nước tưới và có chổ thoát nước, không gần nơi khói bụi và các
nguồn nước ô nhiễm như ổ rác, mương cống, chuồng gà, chuồng heo, bịch nấm hư, …
Vì nấm rất nhạy cảm với môi trường.
- Cần khử trùng nhà nấm cho sạch sẽ trước khi treo bịch nấm.
- Nhiệt độ thích hợp: 20 – 30oC, độ ẩm không khí cần trong khoảng 80 – 90%.

17


×