Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh héo rũ cây ngô trên hạt giống ngô nhập khẩu từ thái lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN NẤM BỆNH VÀ GIÁM ĐỊNH
VI KHUẨN PANTOEA STEWARTII GÂY BỆNH HÉO RŨ
CÂY NGÔ TRÊN HẠT GIỐNG NGÔ NHẬP KHẨU TỪ
THÁI LAN

Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hương
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1191111043

: Dương Thị Thủy Tiên
Lớp: 11HSH02

TP. Hồ Chí Minh, 2013


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................iv


1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................2
2. Mục đích và yêu cầu ....................................................................................................2
2.1. Mục đích...............................................................................................................2
2.2. Yêu cầu.................................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÔ VÀ BỆNH CÂY NGÔ .................................5
1.1. Giới thiệu về cây ngô................................................................................................5
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại.....................................................................................5
1.1.3. Kỹ thuật canh tác ...............................................................................................8
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .......................................................................11
1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam......................................................................14
1.4. Sơ lược về các bệnh thường gặp trên cây ngô ........................................................16
1.4.1.Một số sâu hại ngô ...........................................................................................17
1.4.2. Một số bệnh do nấm gây ra .............................................................................19
1.4.3. Bệnh héo rũ do vi khuẩn .................................................................................26
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......30
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................30
2.2. Vật liệu ...................................................................................................................30
2.2.1. Mẫu nghiên cứu...............................................................................................30
2.2.2. Môi trường và hóa chất ...................................................................................31

i


Đồ án tốt nghiệp

2.2.3. Dụng cụ và thiết bị ..........................................................................................33
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................34
2.3.1. Giám dịnh nấm ................................................................................................34
2.3.2. Giám định vi khuẩn bằng phương pháp PCR .................................................36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT ...............................................................42

3.1. Kết quả giám định nấm trên hạt giống bắp ............................................................42
3.2. Kết quả giám định vi khuẩn Pantoea stewartii ......................................................46
3.3. Kết luận và kiến nghị ..............................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50

ii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

1.1.

Diện tích trồng ngô tại các nước trên thế giới qua các năm

13

1.2.

Năng suất ngô của các nước trên thế giới

13

2.1.


Bảng ký hiệu các mẫu hạt giống bắp dùng trong nghiên cứu

30

2.2.

Tên, trình tự và kích thước khuếch đại của primer

40

2.3.

Thành phần hóa chất sử dụng trong phản ứng PCR

40

3.1.

Tỉ lệ hạt xuất hiện nấm trên các mẫu hạt giống

42

3.2.

Kết quả giám định nấm trên hạt giống ngô
nhập khẩu từ Thái Lan

3.3.


46

Kết quả kiểm tra sự hiện diện DNA của vi khuẩn
được ly trích từ các mẫu

47

iii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

1.1.

Các vùng trồng ngô chính tại Việt Nam

14

1.2.

Vết bệnh khô vằn trên thân và trên lá ngô

20


1.3.

Vết bệnh rỉ sắt trên thân và trên lá ngô

21

1.4.

Triệu chứng bệnh phấn đen gây hại ngô

22

1.5.

Triệu chứng bệnh thối thân do nấm Fusarium trên bắp

23

1.6.

Triệu chứng bệnh trên ngô do Aspergillus spp. gây ra

25

1.7.

Bọ cánh cứng Chaetocnema pulicaria

27


1.8.

Trệu chứng bệnh héo rũ ngô trên cây con và cây trưởng thành

28

1.9.

Trệu chứng bệnh héo rũ ngô trên lá và ở thân cây

29

2.1.

Cách ủ hạt trong đĩa petri

35

2.2.

Quy trình chuẩn bị mẫu vi khuẩn

38

3.1.

Các loại nấm xuất hiện trên các mẫu hạt giống

42


3.2.

Các loại nấm phân lập được trên môi trường CMA
3 ngày sau khi cấy

43

3.3.

Sợi nấm Aspergillu spp. xem trên kính hiển vi

44

3.4.

Bào tử nấm Aspergillus spp.

44

3.5.

Sợi bào tử nấm Aspergillus spp.

45

3.6.

Sợi nấm Rhizopus sp. xem trên kình hiền vi


45

3.7.

Nấm Fusarium sp. xem trên kính hiển vi

46

3.8.

Khuẩn lạc trên môi trường KB 2 ngày sau khi cấy

46

3.9.

Kết quả ly trích DNA sau khi điện di

48

3.10.

Kết quả thực hiện PCR sau khi điện di

48

iv


Đồ án tốt nghiệp


MỞ ĐẦU

1


Đồ án tốt nghiệp

1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển nảy sinh các yêu cầu về vấn đề an sinh xã hội ngày
càng được quan tâm. Trong đó, vấn đề an ninh lương thực là một vấn đề không chỉ
giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của riêng một quốc gia mà nó cần sự chung tay của tất
cả các nước trên toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới vẫn còn rất nhiều nước ở trong tình
trạng nghèo đói lương thực. Vì vậy, các nước này luôn cần sự giúp đỡ của các quốc
gia phát triển để thoát khỏi tình trạng nghèo đói này. Chính điều này đã đặt ra một
thách thức cho ngành sản xuất nông nghiệp thế giới.
Ngành nông nghiệp của thế giới phát triển với nền sản xuất nông nghiệp ngày
càng hiện đại, cơ giới hóa ngày càng cao. Sản lượng các cây lương thực như lúa mì,
lúa mạch, gạo, ngô, các loại hạt đậu đỗ…ngày càng được tăng cao. Đặc biệt là cây ngô
đã trở thành cây trồng chính giúp cho nông dân các nước Châu Phi, Mỹ Latin thoát
khỏi tình trạng nghèo đói. Các nhà khoa học luôn tìm cách để sản lượng cây ngô ngày
một tăng cao. Tuy nhiên, song song với việc tăng sản lượng là vấn đề dịch bệnh trong
việc sản xuất lương thực. Vì có những bệnh hại cho cây trồng nếu xảy ra không chỉ
gây thiệt hại cho một vùng hay một quốc gia mà có thể ảnh hưởng đến tình trạng an
ninh lương thực khắp toàn cầu. Làm thế nào để tăng năng suất cây trồng đồng thời hạn
chế dịch bệnh là vấn đề luôn mới đối với các nhà khoa học về nông nghiệp.
Một trong những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh là phát hiện ngay khi chúng còn
trong môi trường truyền bệnh mà chưa biểu hiện ra ngoài như trong hạt, trong đất hay
trong tàn dư thực vật.
Xuất phát từ vấn đề trên, người thực hiện đề tài tiến hành thí nghiệm “Xác định

thành phần bệnh và giám định vi khuẩn Pantoea stewartii gây bệnh héo rũ cây
ngô trên hạt giống ngô nhập khẩu từ Thái Lan”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
- Xác định thành phần bệnh hại trên hạt giống ngô nhập khẩu từ Thái Lan.
- Nghiên cứu phương pháp giám định vi khuẩn Pantoea stewartii gây bệnh héo
rũ cây ngô bằng phương pháp PCR.

2


Đồ án tốt nghiệp

2.2. Yêu cầu
- Phân lập và mô tả đặc điểm hình thái của các tác nhân gây bệnh trên hạt giống
ngô nhập khẩu.
- Định danh đến chi của các tác nhân gây bệnh đã phân lập được trên hạt giống.
- Tìm hiểu quy trình giám định vi khuẩn gây bệnh héo rũ ngô.

3


Đồ án tốt nghiệp

NỘI DUNG

4


Đồ án tốt nghiệp


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÔ VÀ BỆNH CÂY NGÔ
1.1. Giới thiệu về cây ngô
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
1.1.1.1. Nguồn gốc
Ngô có nguồn gốc đầu tiên từ cỏ ngô và được thuần dưỡng tại Trung Mỹ, sau đó
lan ra toàn Châu Mỹ và khắp thế giới. Quá trình thuần dưỡng ngô được một số người
cho là đã bắt đầu vào khoảng năm 5.500 tới 10.000 TCN. Chứng cứ di truyền học gần
đây cho rằng quá trình thuần dưỡng ngô diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền
trung Mexico. Có rất ít thay đổi diễn ra đối với hình dạng bắp ngô cho tới khoảng
1100 TCN khi các thay đổi lớn diễn ra trên các bắp ngô trong các hang động tại
Mexico: sự đa dạng của ngô tăng lên nhanh chóng.
Có lẽ sớm nhất là vào khoảng năm 1500 TCN, ngô bắt đầu phổ biến rộng và
nhanh. Khi nó được du nhập vào các nền văn hóa mới. Các nền văn minh Trung Mỹ đã
được tăng cường sức mạnh nhờ vào ngô. Trong thiên niên kỷ I, việc gieo trồng ngô đã
lan rộng từ Mexico vào Tây Nam Hoa Kỳ và khoảng một thiên niên kỷ sau vào Đông
Bắc nước này cũng như Đông Nam Canada. Ngày nay, nhờ sự phát triển khoa học kỹ
thuật nên ngày càng có nhiều giống ngô lai mới được sản xuất và đưa vào sử dụng
khắp nơi trên thế giới.
1.1.1.2. Vị trí Phân loại
Tên khoa học: Zea mays L.
Giới: Plantea (thực vật)
Ngành: Angiospermae (thực vật có hoa)
Lớp: Monocots (một lá mầm)
Bộ: Poales (hòa thảo)
Họ: Poaceae (hòa thảo)
Chi: Zea (cỏ ngô)
Loài: mays (ngô)

5



Đồ án tốt nghiệp

1.1.1.3. Đặc điểm thực vật
Cũng như các cây họ hòa thảo, cây ngô có các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa (cờ ngô),
quả (bắp ngô) và hạt.
 Rễ ngô: Rễ ngô chia làm 3 loại: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.
- Rễ mầm phát triển từ rễ sơ sinh của phôi, tồn tại từ khi nảy mầm đến khi cây
ngô có 4 - 5 lá. . Rễ mầm có 2 loại: rễ chính (xuất hiện sau khi hạt ngô nảy mầm) và rễ
phụ (xuất hiện sau rễ chính).
- Rễ đốt phát triển từ các đốt thấp của thân, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt
đất, bắt đầu lúc ngô được 3 - 4 lá. Rễ đốt làm nhiệm vụ cung cấp nước và các chất
dinh dưỡng suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây ngô.
- Rễ chân kiềng mọc quanh các đốt sát mặt đất. Rễ chân kiềng to, nhẵn, ít phân
nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần trên mặt đất. Ngoài chức năng chính là bám
chặt vào đất giúp cây chống đỡ, rễ chân kiềng cũng tham gia hút nước và thức ăn.
 Thân ngô
Thân ngô đặc, đường kính khoảng 2 - 4 cm tùy thuộc vào giống, thân có thể cao
từ 1,5 - 4 m. Thân chính của ngô có nguồn gốc từ chồi mầm, từ các đốt của thân chính
có thể phát sinh ra 1-10 nhánh có hình dáng tương tự như thân chính (thân phụ).
Thân ngô trưởng thành gồm nhiều lóng được ngăn cách bởi các đốt và kết thúc
bằng bông cờ. Số lượng và chiều dài của các lóng được xem như một đặc điểm có giá
trị trong việc phân loại các giống ngô. Thường các giống ngắn ngày có 14 - 15 lóng,
các giống trung ngày có 18 - 20 lóng, còn các giống dài ngày có khoảng 20 - 22 lóng.
 Lá ngô
Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4 loại lá:
- Lá mầm: là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với vỏ
bọc lá.
- Lá thân: là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên những

đốt thân.
- Lá ngọn: là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá mọc ở trên các
đốt ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.

6


Đồ án tốt nghiệp

- Lá bi: là những lá bao bắp.
Số lượng lá, chiều dài, chiều rộng, độ dày, lông tơ, màu lá, góc lá và gân lá thay
đổi tùy theo từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định ở ngô, có quan hệ
chặt với số đốt và thời gian sinh trưởng. Những giống ngô ngắn ngày thường có 15 16 lá, giống ngô trung bình: 18 - 20 lá, giống ngô dài ngày thường có trên 20 lá.
 Bông cờ
Hoa đực nằm ở đỉnh cây, xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều nhánh.
Hoa đực mọc thành bông nhỏ gọi là bông chét, bông con hoặc gié. Các gié mọc đối
diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh. Mỗi bông nhỏ có cuống ngắn và hai vỏ
nâu hình bầu dục, trên vỏ trấu (mày ngoài và mày trong) có gân và lông tơ. Trong mỗi
bông nhỏ có hai hoa: một hoa cuống dài và một hoa cuống ngắn. Một bông nhỏ có thể
có một hoặc ba hoa.
Ở mỗi hoa có thể thấy dấu vết thoái hoá và vết tích của nhụy hoa cái, quanh đó
có ba chỉ đực mang ba nhị đực và hai mày cực nhỏ gọi là vẩy tương ứng với tràng hoa.
Bao quanh các bộ phận của một hoa có hai mày nhỏ, mày ngoài ứng với lá bắc hoa và
mày trong ứng với lá đài hoa.
 Bắp ngô
Hoa tự cái (bắp ngô) phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1 - 3 chồi khoảng
giữa thân mới tạo thành bắp. Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt trên cuống có
một lá bi bao bọc. Trên trục đính hoa cái (cùi, lõi ngô), hoa mọc từng đôi bông nhỏ.
Mỗi bông có hai hoa, nhưng chỉ có một hoa tạo thành hạt, còn một hoa thoái hóa.
Phía ngoài hoa có hai mày (mày ngoài và mày trong). Ngay sau mày ngoài là dấu

vết của nhị đực và hoa cái thứ hai thoái hoá, chính giữa là bầu hoa, trên bầu hoa có
núm và vòi nhụy vươn dài thành râu. Râu ngô thuôn dài trông giống như một búi tóc,
ban đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng. Trên
râu có nhiều lông tơ và chất tiết làm cho hạt phấn bám vào và dễ nảy mầm.
 Hạt ngô
Hạt ngô thuộc loại quả dính gồm 5 phần chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi, nội nhũ
và chân hạt. Vỏ hạt là một màng nhẵn bao xung quanh hạt. Lớp alơron nằm dưới vỏ

7


Đồ án tốt nghiệp

hạt và bao lấy nội nhũ và phôi. Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ
chất dinh dưỡng. Nội nhũ có 2 phần: nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Phôi ngô chiếm 1/3
thể tích của hạt và gồm có các phần: ngù (phần ngăn cách giữa nội nhũ và phôi), lá
mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm.
Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng tương
đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp ngô dài khoảng 10 – 25
cm, chứa khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng và
vàng.
1.1.3. Kỹ thuật canh tác
Để có được một vụ ngô đạt năng suất và chất lượng thì cần rất nhiều yếu tố kết
hợp: giống, thời vụ gieo trồng, điều kiện đất đai, khí hậu kết hợp với các kỹ thuật canh
tác, quản lý dịch bệnh đúng phương pháp và đúng lúc.
 Giống
Trong thực tế sản xuất, sử dụng hạt giống có chất lượng tốt có thể làm tăng năng
suất ngô từ 10% - 15%. Giống tốt lại mang thêm các đặc tính khác như có khả năng
chống chịu sâu bệnh thì sẽ giảm được chi phí đầu tư về bảo vệ thực vật, sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, để có vụ sản xuất ngô bội thu thì việc chuẩn bị hạt giống

là yếu tố rất quan trọng trong quy trình kỹ thuật trồng ngô.
Ở Việt Nam, cây ngô lai mới được đưa vào cơ cấu sản xuất trong thời gian gần
đây nhưng do khả năng vượt trội của các giống này về năng suất nên hiện nay, diện
tích trồng ngô lai của cả nước chiếm trên 90%. Các giống ngô lai có mặt tích cực về
khả năng cho năng suất cao hơn các giống ngô thuần nhưng người trồng ngô phải mua
hạt giống từ các nhà cung cấp.
Hiện nay, hạt giống ngô đều được các nhà cung cấp xử lý thuốc phòng trừ sâu
bệnh trước khi đóng gói, khi mua về phải quan sát màu hạt giống xem đã xử lý hay
chưa xử lý. Với các giống ngô thuần tự để giống có thể dùng các loại thuốc xử lý hạt
như Rovral, lượng 2g/ 10kg hạt, Thiram 85 WP, lượng 2-3 g/kg hạt giống hoặc
TMD85 BTN, lượng 2-3 g/kg hạt giống. Xử lý bằng cách trộn thuốc với hạt giống
trước khi gieo.

8


Đồ án tốt nghiệp

 Thời vụ
Nước ta có diện tích trải dài, đặc điểm khí hậu và đất đai rất khác nhau giữa các
vùng. Do đó, thời vụ gieo trồng tại mỗi vùng cũng không giống nhau.
- Miền Bắc: vụ xuân, vụ hè, vụ thu đông, vụ đông xuân.
- Miền Trung: vụ xuân, vụ đông, vụ hè thu, vụ đông xuân
- Miền Nam và Tây Nguyên: vụ hè thu, vụ thu đông, vụ đông xuân.
 Đất
Cây ngô có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành phần cơ giới
nhẹ, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất đỏ, đất bạc màu..... Nhưng thích hợp nhất
là đất phù sa được bồi đắp hàng năm, kế đến là đất đỏ. Không nên trồng ngô lai trên
vùng đất nhiễm phèn nặng, vùng quá khô hạn hay vùng thường bị ngập úng. Đất trồng
ngô cần đựợc cầy sâu, bừa kĩ, sạch cỏ dại. Ở những bãi dốc có thể không cần làm đất,

chỉ làm sạch cỏ dại, chờ có mưa, ẩm đất tiến hành chọc lỗ gieo hạt.
 Khoảng cách và mật độ trồng
Mật độ trồng ngô phụ thuộc vào vùng sinh thái, mùa vụ, thời gian sinh trưởng
của giống và điều kiện thâm canh. Nguyên tắc chung là càng đi xa theo hướng từ Bắc
vào Nam thì mật độ trồng tăng dần. Có điều kiện thâm canh tốt thì tăng mật độ để đảm
bảo năng suất ngô cao và ổn định. Theo Viện nghiên cứu ngô khuyến cáo nên áp dụng
những công thức mật độ trồng ngô sau:
- Đối với giống dài ngày trồng với khoảng cách 75 cm x 25 cm (1 cây/1 hốc),
tương ứng với mật độ 53.300 cây/ha.
- Đối với giống ngắn ngày, thấp cây nên trồng dày với khoảng cách 70 cm x 25
cm (1cây/1hốc) ứng với mật độ 57.000 cây/ha.
Chú ý: Vụ đông xuân và thu đông nên trồng dày hơn vụ hè thu.
Theo TS. Phan Xuân Hào khuyến cáo tăng mật độ để nâng cao năng suất ngô
như sau: "Để thuận lợi cho canh tác, nên trồng theo khoảng cách hàng không đều
nhau. Tức là trồng theo hàng kép với khoảng cách hàng hẹp khoảng 40 cm và khoảng
cách hàng rộng không quá 70 cm, khoảng cách giữa các cây trong hàng nên ở mức
khoảng 25 cm để đạt mật độ từ 7 vạn - 7,5 vạn cây/ha."

9


Đồ án tốt nghiệp

 Chăm sóc ngô
Làm cỏ vào thời điểm hai ngày sau khi gieo hạt, (tức là một ngày sau khi tưới
nước lần đầu) phun thuốc trừ cỏ. Sau khi ngô mọc đều đến 2-3 lá, đất có thể đóng váng
và cỏ non cũng đã mọc, nên tiến hành xới xáo mỏng nhằm phá váng, hạn chế sự mất
nước kết hợp với trừ cỏ. Sau đợt phá váng này, tiến hành bón thúc lần 1. Từ bón thúc
lần 1 đến lần 2, đất ít được canh tác nên cỏ mọc nhiều. Do vậy, cần tiến hành xới cỏ,
đá chân và gạt đất vào gốc ngô. Trong khi tiến hành bón thúc đợt 2 cần kết hợp xới

xáo diệt cỏ và lấy đất vun cao, vừa để lấp phân vừa giúp cây chống đổ và tạo thành
rãnh thoát nước đến cuối vụ.
Nhu cầu phân bón cho cây ngô cao nhưng phải bón cân đối đúng lúc, đúng kỹ
thuật để phát huy hết tiềm năng về năng suất, và cũng tùy theo từng loại giống mà bón
với liều lượng khác nhau.
Lượng phân bón cho 1 ha như sau: Urê 300 kg, DAP 150-200 kg, KCl 100-150
kg. Ngoài lượng phân vô cơ trên, tốt nhất nên bón thêm phân chuồng với lượng từ 810 tấn/ha hoặc phân hữu cơ vi sinh với lượng 2 tấn/ha.
Về cách bón phân là bón lót và bón thúc, bón lót trước khi gieo hạt hoặc đặt bầu.
Có 2 cách bón thúc: bón thúc bằng cách rãi phân hoặc bằng cách tưới. Bón thúc lần 1
khi ngô có 3 - 4 lá thật (10 - 15 ngày sau gieo) với 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali.
Bón thúc lần 2 khi ngô có 9 - 10 lá (sau gieo 35 - 40 ngày), bón nốt 1/2 lượng đạm và
1/2 lượng kali.
 Tưới nước
Độ ẩm đất thích hợp cho ngô là 70 - 80% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng. Khi đất
khô, trời không mưa thì phải tưới nước cho ngô. Cách tưới hiệu quả nhất là tưới theo
rãnh, để qua đêm cho nước ngấm vào thân luống rồi rút cạn nước. Những giai đoạn
ngô rất cần nước: giai đoạn 3 - 4 lá khi cây chuyển sang lấy chất dinh dưỡng từ đất,
giai đoạn 6 - 9 lá khi ngô tạo lập các cơ quan sinh thực (bông cờ, chồi ngô), trước và
sau khi ngô ra hoa 7 ngày (giai đoạn tung phấn, phun râu) là giai đoạn xác định số hạt,
kích thước hạt.

10


Đồ án tốt nghiệp

 Phòng trừ sâu bệnh
Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả cần áp dụng các biện pháp tổng hợp gồm:
- Chọn hạt giống khỏe, giống chống chịu sâu bệnh, phù hợp với vụ gieo trồng và
vùng sinh thái.

- Làm đất kỹ, phơi ải, vệ sinh thu dọn sạch tàn dư sâu bệnh.
- Gieo trồng đúng thời vụ, luân canh với lúa hoặc các cây trồng họ đậu để hạn
chế nguồn dịch bệnh từ vụ này sang vụ khác.
- Chăm sóc tốt làm cho cây khỏe, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kiểm tra kho tàng cất trữ, bảo quản, phát
hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Cây ngô là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới: ngô, lúa nước,
lúa mì, sắn và khoai tây. Trong những năm gần đây, ngô được sản xuất với gần 100
triệu ha trên 125 nước đang phát triển. Ngoài ra, ngô còn là một trong ba loại lương
thực phát triển mạnh nhất ở 75 quốc gia khác

[1]

. Trong đó, ba loại cây gồm ngô, lúa

gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu. Trong ba loại cây
này, ngô là cây trồng có sự tăng trưởng mạnh cả về diện tích, suất, sản lượng và là cây
có năng suất cao nhất.
Khoảng 67% sản lượng ngô trên thế giới được trồng ở các nước đang phát triển.
Tại các nước này, ngô trở thành nguồn thu nhập chính của nông dân [2].
So với lúa mì và lúa nước, ngô là cây trội hơn về ưu thế lai trong chọn tạo giống.
Những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai cùng với việc ứng dụng công nghệ sinh
học đã tạo ra các giống ngô chuyển gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Bên
cạnh đó, việc không ngừng cải thiện các biện pháp canh tác kỹ thuật đã góp phần đưa
sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước. Đến năm 2008, đã có 16 nước
chấp nhận trồng cây ngô chuyển gen, nước trồng ngô chuyển gen nhiều nhất là Mỹ [3].

[1]


(FAOSTAT, 2010)
(theo CYMMIT)
[3]
(Ngân hàng kiến thức trồng ngô – Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam)
[2]

11


Đồ án tốt nghiệp

Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm khoảng trên 80 triệu
tấn. Trong sản xuất ngô của thế giới, Mỹ là nước chiếm tỷ lệ sản xuất cao nhất, gần
50% tổng sản lượng, còn lại là các nước khác như Brazil, Argentina, Ấn Độ,
Mexico…
Nhu cầu về ngô trên thế giới tăng cùng với sự thay đổi của thời tiết đã làm ảnh
hưởng đến sản lượng ngô ở một số quốc gia trồng ngô lớn trên thế giới như Mỹ, Trung
Quốc. Trong vài năm qua, Brazil đã vượt qua Argentina và vươn lên trở thành nước
xuất khẩu ngô đứng thứ 2 trên thế giới.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2012 thế giới có khoảng
174,64 triệu ha trồng ngô với sản lượng thế giới đạt khoảng 850 triệu tấn, trong đó
Mỹ, Trung Quốc, Brazil có lần lượt diện tích là 35,36 triệu ha, 34,95 triệu ha và 15,80
triệu ha.
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu cũng đã tác động đến sản xuất nông nghiệp của các
nước, ảnh hưởng đến sản xuất và sản lượng ngô thế giới. Năm 2012, sản xuất ngô tại
các nước Trung Quốc và Nga đều tăng. Tại Trung Quốc, nhờ vào sự quản lý tốt và hỗ
trợ từ chính phủ cùng với sự phát triển các dòng bắp lai, sản xuất ngô năm 2012 đạt
208 triệu tấn, tăng 8% so với năm 2011. Diện tích trồng ngô đạt 34,95 triệu ha, tăng
1,4% so với năm 2011, sản lượng đạt được là 5,96 tấn/ha, tăng 20% so với các năm
2003 - 2004. Với Nga, sản xuất ngô đạt 8,5 triệu tấn, tăng 27% vo với năm trước, sản

lượng đạt 4,47 triệu tấn/ha, tăng 4% với năm trước. Riêng với Canada, diện tích cây
trồng là 1,42 triệu ha, tăng 16% so với năm 2011 nhưng sản lượng đạt được là 9,2 triệu
tấn/ha, giảm 2,7% so với năm 2011 [4].
Ngô có thể thích nghi được với các điều kiện sinh thái, khí hậu khác nhau. Vì
vậy, cây ngô được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Diện tích trồng ngô trung bình của
thế giới tính đến năm 2012 là 169,63 ha, với năng suất bình quân là 4,2 triệu tấn/ha.

[4]

(WAP-USDA, 2012)

12


Đồ án tốt nghiệp

Bảng 1.1. Diện tích trồng ngô tại các nước trên thế giới qua các năm (triệu ha) [5]
Quốc gia

2010/2011

2011/2012

2012/2013

2013/ 2014

(Ước tính)
35,36


(Dự báo)
36,07

Mỹ

32,96

33,99

Trung Quốc

33,50

32,54

34,95

35,60

Brazil

13,80

15,20

15,80

15,50

Argentina


3,75

3,60

4,00

3,50

EU-28

8,02

8,81

9,69

9,52

Ấn độ

8,60

8,80

8,71

8,90

Mexico


7,02

6,07

6,83

6,90

Russia

1,02

1,60

1,94

2,15

Canada

1,24

1,27

1,42

1,50

163,86


169,63

174,79

176,51

Toàn cầu

174.79
176.51
Bảng 1.2.Năng suất ngô của các nước trên thế giới (triệu tấn/ha) [6]
Quốc gia

[5], [6]

2010/2011

2011/2012

2012/2013

2013/ 2014

(Ước tính)
7,74

(Dự báo)
9,82


Mỹ

9,59

9,24

Trung Quốc

5,45

5,75

5,88

5,93

Brazil

4,16

4,80

5,06

4,65

Argentina

6,72


5,83

6,63

7,71

EU-28

7,00

5,83

6,63

7,71

Ấn độ

2,53

2,47

2,55

2,42

Mexico

3,00


3,09

3,15

3,33

Russia

3,01

4,34

4,24

4,42

Canada

9,75

8,93

9,20

9,20

Toàn cầu

3,94


4,20

4,20

4,31

(WAP-USDA, 2012)

13


Đồ án tốt nghiệp

Trên thế giới, ngô được sử dụng làm lương thực, đặc biệt tại một số nước Mỹ
Latin và Châu Phi ngô được sử dụng làm lương thực chính. Tại Hoa Kỳ và Canada, sử
dụng chủ yếu của ngô là nuôi gia cầm và gia súc, cỏ khô, cỏ ủ chua hay lấy hạt làm
lương thực. Cỏ ủ chua được sản xuất bằng cách lên men các đoạn thân cây ngô non.
Hạt ngô có thể chế biến thành rất nhiều loại thức ăn khác tùy theo phong tục, tập quán
của từng dân tộc. Ngoài ra, hạt ngô còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, như tạo
chất dẻo làm vải sợi, một số đồ gia dụng, thậm chí còn chế tạo cả điện thoại, máy vi
tính, làm nguyên liệu sản xuất xi rô ngô, rượu wisky, dầu ngô và đặc biệt là sản xuất
ethanol làm nhiên liệu sinh học.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng ngô dùng để sản xuất ethanol của nước này
niên vụ 2009/2010 lên đến 107 triệu tấn, cao hơn niên vụ 2008/2009 khoảng 11 triệu
tấn [7].
1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô là loại cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Ngô
được trồng khắp nơi, từ đồng bằng đến trung du và khá nhiều ở miền núi. Có nhiều
loại ngô, thường được xếp vào các loại khác nhau về cả tính chất và công dụng như
ngô nếp, ngô tẻ, ngô đường, ngô rau.

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam và
Tây Nguyên

Tây Bắc

Bắc Trung
Bộ

Tây Nguyên

Đông Bắc

Duyên hải
Miền Trung

Đông Nam
Bộ
Đồng bằng
sông Cửu
Long

Đồng bằng
sông Hồng

Hình 1.1. Các vùng trồng ngô chính tại Việt Nam
[7]


(Ngân hàng kiến thức trồng ngô – Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam)

14


Đồ án tốt nghiệp

Tuy nhiên, nước ta có truyền thống sản xuất lúa gạo nên trong một thời gian dài
ngô ít được chú ý mà chỉ những năm gần đây mới phát triển. Vào những năm 1960,
diện tích ngô chỉ hơn 200 nghìn ha, năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha, đến đầu những năm
1980 cũng không cao hơn nhiều, chỉ ở mức 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng hơn
400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ
giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mì Quốc tế
(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng góp phần nâng năng suất
ngô lên gần 1,5 tấn/ha. Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy
vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, do việc tạo được các giống ngô lai và mở rộng
diện tích trồng ngô lai trong sản xuất, kết hợp áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
theo nhu cầu của giống mới [8].
Cuộc cách mạng về giống ngô lai đã góp phần phần tăng nhanh diện tích, năng
suất và sản lượng ngô toàn quốc. Trong đó, giống ngô lai do Viện nghiên cứu ngô
(Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) tạo ra chiếm tới 90% lượng giống lai của
Việt Nam. Một số giống khá nổi bật như: LVN10, LVN99, LVN4, LVN9, VN8960,
LVN885, LVN66… Các giống ngô này có năng suất và chất lượng tương đương các
giống ngô của các công ty liên doanh với nước ngoài nhưng giá bán chỉ bằng 65 70%, góp phần tiết kiệm chi phí cho người trồng 80 - 90 tỷ đồng/năm [9].
Từ năm 2006, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam đã có những bước tiến
nhảy vọt cao nhất từ trước đến nay. Năm 2008, diện tích trồng ngô của cả nước (trong
đó 90% diện tích là ngô lai) đạt 1.126.000 ha, tổng sản lượng trên 4.531.200 tấn. Năm
2009, diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên tới trên 5.031000 tấn, cao nhất từ
trước tới nay. Các giống ngô lai của Việt Nam bước đầu cũng đã xuất bán sang các

nước Bangladesh, Cam-pu-chia, Lào, Quảng Tây -Trung Quốc, Pakistan, Indonesia,
Ấn Độ…[10]

Phan Xuân Hào
Ngân hàng kiến thức trồng ngô – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam
[10]
Viện nghiên cứu ngô
[8]
[9]

15


Đồ án tốt nghiệp

Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), năm 2011 diện tích cây ngô
ở nước ta là 1,08 triệu ha với sản lượng 4,30 triệu tấn/ha. Năm 2012, ước tính diện tích
trồng ngô là 1,12 ha nhưng sản lượng ngô vẫn không tăng so với năm trước. Xét về
diện tích thì cao hơn Thái Lan (1,08 triệu ha) nhưng tấp hơn Indonesia (3,00 triệu ha)
và Philippines (2,56 triệu ha). Về sản lượng ngô, nước ta có sản lượng cao hơn cả Thái
Lan (4,26 triệu tấn/ha), Indonesia (2,67 triệu tấn/ha) và Philippines (2,84 triệu tấn/ha).
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay ở nước ta là vẫn còn phải nhập khẩu một lượng
hạt giống ngô từ các nước trong khu vực. Theo Tổng Cục Hải quan Việt Nam, ba
tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu 410,2 nghìn tấn ngô, trị giá 142,1 triệu
USD, tăng 0,15% về lượng và tăng 13,65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Việt
Nam nhập khẩu ngô từ 6 thị trường trên thế giới, trong đó Ấn Độ là thị trường có
lượng ngô nhập khẩu nhiều nhất 367,4 nghìn tấn, chiếm 89,5% tổng lượng ngô nhập
khẩu của cả nước, tăng 0,43% về lượng và tăng 9,16% về trị giá so với 3 tháng năm
2012. Tuy đứng thứ ba về lượng nhập trong 3 tháng đầu năm, nhưng Thái Lan là thị
trường sự tăng trưởng vượt lên hơn cả so với các thị trường khác, tăng 128,24% tương

đương với 12,2 nghìn tấn, trị giá 11,5 triệu USD, tăng 79,83%.
Tại sao lại có tình trạng nghịch lý này? Đó là do sản xuất ngô ở nước ta vẫn còn
nhiều vấn đề đặt ra: tuy năng suất ngô có tăng nhưng vẫn còn rất khiêm tốn so với thế
giới, chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, công nghệ sau thu hoạch còn chưa được
chú ý nhiều. Thêm vào đó, sự biến đổi phức tạp của khí hậu toàn cầu, nhiều sâu bệnh
hại mới xuất hiện cũng đã làm ảnh hưởng đến năng suất ngô.
1.4. Sơ lược về các bệnh thường gặp trên cây ngô
Ngô thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng, phát
triển, chín đến thu hoạch và ngay cả trong kho bảo quản, cất trữ. Bệnh trên cây ngô do
rất nhiều nguyên nhân gây nên: do sâu hại, do nấm hay do vi khuẩn, virus.
Các loại sâu bệnh chủ yếu trên cây ngô bao gồm: Các loại sâu chính như sâu xám
(Agrotis ypsilon), sâu xanh (Heliothis armigera), sâu đục thân (Ostrinia furnacalis),
rệp (Rhopalosiphum maydis). Các loại bệnh như bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani),
bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum), đốm lá nhỏ (Helminthosporium

16


Đồ án tốt nghiệp

maydis), bệnh bạch tạng (Sclerospora maydis), bệnh gỉ sắt (Puccinia maydis), bệnh
phấn đen (Ustilago maydis ), bệnh mốc hồng (Fusarium moniliforme), bệnh thối thân
(Pantoea stewartii), bệnh virus khảm lá ngô, bệnh virus sọc lá...
1.4.1.Một số sâu hại ngô
1.4.1.1. Sâu xám
Tên khoa học: Agrotis ipsilon Rott
 Triệu chứng gây hại
Sâu xám là loại sâu đa thực, chúng không chỉ hại nặng trên ngô mà còn hại cả
đậu tương. Bướm trưởng thành đẻ trứng trên lá cây, thân cây, hoặc trên cây cỏ trên
mặt đất. Sâu non tuổi nhỏ sống ở trên lá, tuổi lớn ban ngày ẩn nấp dưới mặt đất, ban

đêm chui lên phá hại. Sâu non hoá nhộng trong đất.
Sâu xám thường hại ngô ở tất cả các vùng vào giai đoạn cây con. Sâu thường gây
hại vào ban đêm, sâu tuổi 1- 3 ăn lá ngô non hoặc gặm xung quanh thân ngô. Tuổi 4
trở đi sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân ngô non kéo xuống đất. Sâu tuổi 6 mỗi đêm
có thể cắn đứt 3 - 4 cây ngô non. Khi cây ngô có 7 - 8 lá, thân cây đã cứng, sâu thường
đục vào thân gần sát gốc ăn phần non mềm ở giữa làm thân cây ngô bị héo và chết.
Ruộng ngô bị sâu xám gây hại trông mất khoảng lỗ chỗ, mật độ cây giảm, thiệt hại về
năng suất. Sâu xám thường hại nặng trên ngô trồng trên đất cát pha và đất thịt nhẹ.
Quy luật phát sinh gây hại của sâu xám trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với
các yếu tố sinh thái: phát triển mạnh khi thời tiết mát mẻ, đất quá ẩm ướt hoặc quá
khô đều không có lợi cho sâu sinh trưởng. Sau những trận mưa lớn cuối tháng 3 - đầu
tháng 4, trên đồng ruộng bị đọng nước, mật độ sâu xám giảm đi nhiều. Ngô đông xuân
gieo sớm (đầu tháng 10 - giữa tháng 10) nói chung bị hại nhẹ hơn so với ngô gieo
muộn vào cuối tháng 12 hoặc trong tháng 1.
 Biện pháp phòng trừ
- Cày đất phơi ải để tiêu diệt trứng và nhộng.
- Làm đất kỹ, sạch cỏ trước khi trồng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký
chủ phụ của sâu.

17


Đồ án tốt nghiệp

- Bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc
cây bị sâu cắn để bắt sâu.
- Bẫy bướm trưởng thành bằng bả chua ngọt. Mỗi ha đặt 3 bẫy, mỗi bẫy cách
nhau 400 – 500m. Cách làm bẫy bả chua ngọt: 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần
rượu + 1 phần nước. Cho vào trong bình đậy kín sau 3 – 4 ngày khi thấy mùi chua
ngọt thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng

vào bả cắm trên bờ ruộng. Sau 2 – 3 ngày nhúng lại 1 lần. Bướm trưởng thành sẽ bay
vào ăn bả chua ngọt và bị chết.
1.4.2.2. Sâu đục thân
Tên khoa học: Ostrinia nubilalis Hubner
 Triệu chứng gây hại
Bướm trưởng thành sống ẩn nấp trong bẹ lá, đẻ trứng trên lá, sâu non nở ra ăn
thủng lá nõn, hay ăn vào bao cờ, cuống cờ làm cờ gãy gục, hoa phấn khô héo, không
tung phấn được. Sâu từ tuổi 3 trở lên đục phá vào thân làm cây chậm phát triển, thậm
chí ngừng phát triển. Khi cây lớn, sâu đục trong thân để lại phân ở đường đục.
Thân ngô bị đục ít khi chết. Nếu gặp gió to có thể bị gãy ngang. Bắp bị sâu đục
lúc còn nhỏ bị gãy non, không lớn lên được. Bắp ngô non có thể bị đục từ cuống bắp
vào thân bắp, nếu bắp đã cứng thì sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp. Sâu xuất hiện
quanh năm nhưng phá hại mạnh nhất ở giai đoạn trổ cờ phun râu, đóng bắp.
 Biện pháp phòng trừ
- Chọn và trồng giống ngô chống chịu sâu đục thân.
- Luân canh cây trồng để tránh sâu tồn tại từ vụ này sang vụ khác.
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ sau khi thu hoạch, cày ải sau khi thu hoạch
ngô vụ thu để giết sâu non và nhộng.
- Gieo trồng đúng thời vụ. Không trồng rải rác tạo nguồn thức ăn cho sâu tồn tại
từ vụ này sang vụ khác.
- Bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng.
- Bảo vệ và lợi dụng ong ký sinh, quan trọng nhất là ong mắt đỏ ký sinh trứng
Trichogramma.

18


Đồ án tốt nghiệp

- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WG hoặc thuốc Basudin để phun

hoặc rắc vào gốc cây ngô khi cần thiết.
1.4.1.3. Rệp hại ngô
Tên khoa học: Rhopalosiphum maydis Fitch
 Triệu chứng gây hại
Rệp ngô là một trong những loại sâu hại quan trọng. Chúng thường gây hại từ khi
cây ngô 8, 9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ lá, lá bi, hoa cờ v.v…
chích hút nhựa các bộ phận làm cho cây còi cọc, bắp nhỏ, năng suất và chất lượng ngô
giảm. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn thức ăn đầy đủ, nhất là những
ruộng ngô gieo dày, ẩm độ không khí trong ruộng cao hoặc ruộng ngô bị hạn.
Rệp ngô còn là môi giới truyền virus gây bệnh khảm lá, đốm lá ngô.
 Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ trong ruộng và xung
quanh bờ để không bị rệp bay sang phá hại từ các ký chủ phụ. Không nên trồng ngô
mật độ quá dầy, khi cây ngô cao 25 – 30 cm thì tiến hành tỉa định cây, loại bỏ những
cây gầy yếu cho ruộng thông thoáng hạn chế rệp phát triển.
- Biện pháp sinh học: bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng ngô.
- Biện pháp hóa học: khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc vị độc, tiếp xúc,
thuốc lưu dẫn như Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Sherzol 50EC, Reasgant 1.8EC, 2WG,
3.6EC, 5EC, 5WG, Confitin 18 EC, 36EC, Emalusa 10.2EC, 20.5EC, 50.5WSG...
Phun theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Chú ý thời gian cách ly đối với ngô ngọt,
ngô rau bao tử và ngô thu bắp non trước khi thu hoạch 15 - 20 ngày để tránh ngộ độc
thực phẩm cho người và gia súc.
1.4.2. Một số bệnh do nấm gây ra
1.4.2.1. Bệnh khô vằn
 Nguyên nhân
Bệnh do nấm Rhizoctonia spp. gây nên. Nấm này là loài nấm đa thực có phổ ký
chủ rất rộng (lúa, ngô, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà chua, bông, cải bắp, đậu đỗ, bèo

19



Đồ án tốt nghiệp

tây,....)

[11]

. Hạch nấm tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh, hạt giống là nguồn lan

truyền bệnh trên đồng ruộng. Nấm bệnh có thể gây hại cho ngô từ khi mới nảy mầm
đến khi thu hoạch.
 Triệu chứng
Mầm bị nhiễm bệnh, trên rễ mầm và thân mầm thường có những vết bệnh màu
nâu. Ngô bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mầm thường còi cọc và vàng. Song biểu hiện
rõ và nặng của bệnh là ở giai đoạn cây ngô trổ cờ đến làm hạt.
Trên lá, lá bao bị bệnh, ban đầu thường xuất hiện những đốm nhỏ dạng dội nước
sôi, vết bệnh lớn dần không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền xanh sẫm hay
mầu nâu. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành đám lớn dạng vằn da hổ. Vết
bệnh trên phiến lá và lá bao cũng giống như vết bệnh trên bẹ lá.
Khi trời ẩm ướt trên mặt vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng và nhữnh hạch nấm
xốp khi còn non có màu trắng, khi già chuyển màu nâu. Hạch nấm là nguồn lây nhiễm
của nấm bệnh. Bệnh làm giảm năng suất và cây bị bệnh nặng hạt ngô sẽ bị lép.

Hình 1.2. Vết bệnh khô vằn trên thân và trên lá ngô
 Biện pháp phòng trừ
- Lựa chọn các giống có khả năng kháng bệnh để trồng.
- Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh.
- Cày ải hoặc ngâm dầm để diệt hạch nấm.
- Xử lý hạt giống bằng Rovrral (2g/10kg hạt). Khi ngô đã lớn làm sạch cỏ, bóc
sạch bẹ và lá bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế bệnh và ruộng ngô thông thoáng.

[11]

Kỹ thuật trồng ngô. (2012)

20


×