Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

nghiên cứu nấm fusarium spp trên hạt giống lúa nhập khẩu năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.83 MB, 76 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ LỊCH



NGHIÊN CỨU NẤM FUSARIUM SPP. TRÊN HẠT
GIỐNG LÚA NHẬP KHẨU NĂM 2014



CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ BÍCH HẢO



HÀ NỘI – 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu sử dụng trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Học viên


Nguyễn Thị Lịch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Sau khi kết thúc thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em xin
bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô trong khoa Nông học, đặc biệt các
thầy cô trong bộ môn Bệnh cây đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
PGS.TS. Ngô Bích Hảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Th.S Vũ Thị Hải đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Ban giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, cùng cán bộ
trong Trung tâm đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian em thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Vì thời gian và điều kiện có hạn nên luận văn tốt nghiệp của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành mong quý thầy cô cùng toàn thể các bạn góp
ý và xây dựng để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2015
Học viên


Nguyễn Thị Lịch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục các hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích và yêu cầu 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 4
1.1.1 Những nghiên cứu về bệnh nấm trên hạt giống lúa 4
1.1.2 Những nghiên cứu về nấm Fusarium spp. trên hạt giống lúa 7
1.1.3 Những nghiên cứu về phòng trừ bệnh nấm trên hạt giống lúa 11
1.2 Nghiên cứu trong nước 14

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.1.3 Vật liệu nghiên cứu 18
2.2 Nội dung nghiên cứu 19
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1 Phương pháp xác định thành phần nấm bệnh hại trên hạt giống lúa
nhập khẩu 19
2.3.2 Phương pháp lây bệnh nhân tạo nấm Fusarium spp. trên giống lúa
nhập khẩu theo quy trình Koch 20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh đến tỷ lệ nảy mầm của
hạt giống lúa 20
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học của nấm
Fusarium proliferatum, F. napiforme trên hạt giống lúa nhập khẩu 21
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp xử lý nấm bệnh hại chính
truyền qua hạt giống lúa 23
2.3.6 Chỉ tiêu theo dõi và công thức tính 25
2.3.7 Phương pháp xử lý số liệu 25
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1 Thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh trên một số giống lúa nhập
khẩu năm 2014 26
3.1.1 Thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh trên một số giống lúa nhập
khẩu trước gieo trồng năm 2014 26
3.1.2 Thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh trên một số giống lúa nhập
khẩu gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật 29
3.2 Ảnh hưởng của nấm Fusarium spp. đến khả năng nảy mầm của hạt

giống lúa nhập khẩu 31
3.3 Đặc điểm hình thái học, sinh học của một số loài nấm trên giống lúa
nhập khẩu năm 2014. 34
3.3.1 Đặc điểm hình thái học của một số loài nấm trên hạt giống lúa nhập
khẩu năm 2014 34
3.3.2 Đặc điểm hình thái học của một số loài nấm Fusarium spp. giám
định trên giống lúa nhập khẩu năm 2014 37
3.3.3 Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm F. proliferatum và F. napiforme
phân lập từ thóc giống nhập khẩu 40
3.3.4 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng của 2
loài nấm F. proliferatum và F. napiforme phân lập từ hạt giống lúa
nhập khẩu 42
3.4 Đặc điểm sinh thái học của 2 loài nấm F. proliferatum và
F. napiforme phân lập trên hạt giống lúa nhập khẩu 44
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh trưởng của 2 loài nấm F.
proliferatum và F. napiforme phân lập trên hạt giống lúa nhập khẩu 44
3.4.2 Ảnh hưởng của pH tới khả năng sinh trưởng của 2 loài nấm
F. proliferatum và F. napiforme phân lập trên hạt giống lúa nhập khẩu 48
3.5 Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh trên hạt giống lúa của biện pháp xử lý
hạt giống bằng thuốc hóa học và biện pháp vật lý 50
3.5.1 Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hóa học đối với nấm bệnh trên
hạt giống lúa 50
3.5.2 Hiệu lực phòng trừ của một số biện pháp xử lý hạt giống đối với nấm
bệnh trên hạt giống lúa 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
1 Kết luận 55
2 Đề nghị 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết thường
F. napiforme Fusarium napiforme
F. proliferatum Fusarium proliferatum
F. verticillioides

Fusarium verticillioides
F. moniliforme
Fusarium moniliforme
HC Hạt chết
HLT Hiệu lực thuốc
MBT Mầm bình thường
MKBT Mầm không bình thường
TLB Tỷ lệ bệnh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh trên một số giống lúa nhập

khẩu trước gieo trồng năm 2014 28

3.2 Thành phần và mức độ nhiễm nấm trên một số giống lúa nhập khẩu
gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật 30

3.3 Ảnh hưởng của nấm Fusarium spp. đến khả năng nảy mầm của giống
lúa Nhị ưu 63 31

3.4 Ảnh hưởng của nấm Fusarium spp. đến khả năng nảy mầm của giống
lúa Xuyên Hương 506 33

3.5 Đặc điểm hình thái học của một số loài nấm trên hạt giống lúa nhập khẩu 34

3.6 Đặc điểm hình thái của một số loài nấm Fusarium spp. giám định trên
hạt giống lúa nhập khẩu năm 2014 37

3.7 Thời gian tiềm dục và biểu hiện triệu chứng của nấm Fusarium
proliferatum và F. napiforme trên cây lúa 40

3.8 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng của
nấm F. proliferatum phân lập từ hạt giống lúa nhập khẩu 42

3.9 Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng của
nấm F. napiforme phân lập từ hạt giống lúa nhập khẩu 43

3.10 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh trưởng của nấm Fusarium
proliferatum phân lập từ hạt giống lúa nhập khẩu 45

3.11 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh trưởng của nấm Fusarium
napiforme phân lập từ hạt giống lúa nhập khẩu 46


3.12 Ảnh hưởng của pH tới khả năng sinh trưởng của nấm F. proliferatum
phân lập từ hạt giống lúa nhập khẩu 48

3.13 Ảnh hưởng của pH tới khả năng sinh trưởng của nấm F. napiforme
phân lập từ hạt giống lúa nhập khẩu 49

3.14 Hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hoá học đối với nấm bệnh trên
hạt giống lúa 51

3.15 Hiệu lực phòng trừ của một số biện pháp xử lý hạt giống đối với nấm
bệnh trên hạt giống lúa
53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT Tên hình Trang

3.1 Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ hạt nhiễm Fusarium spp. và tỷ lệ hạt
chết trên giống lúa Nhị ưu 63 32
3.2 Đồ thị tương quan giữa tỷ lệ hạt nhiễm Fusarium spp. và tỷ lệ hạt chết
trên giống lúa Xuyên Hương 506 33
3.3 Nấm Alternaria padwickii trên hạt và bào tử phân sinh 35
3.4 Nấm Alternaria alternata trên hạt và bào tử phân sinh 35
3.5 Nấm Tilletia barclayana trên hạt và bào tử phân sinh 35
3.6 Nấm Curvularia lunata và bào tử phân sinh 36
3.7 Bào tử phân sinh nấm Pyricularia oryzae 36
3.8 Bào tử phân sinh nấm Bipolaris oryzae 36

3.9 Nấm Rhizopus sp. trên hạt, BTPS và cành BTPS 36
3.10 Hình thái nấm Fusarium proliferatum 38
3.11 Hình thái nấm Fusarium napiforme 39
3.12 Hình thái nấm Fusarium semitectum 39
3.13 Triệu chứng cây lúa nhiễm nấm F. proliferatum và F. napiforme 41
3.14 Tản nấm F. proliferatum phát triển trên các môi trường nuôi cấy 44
3.15 Tản nấm F. napiforme phát triển trên các môi trường nuôi cấy 44
3.16 Hình ảnh tản nấm F. proliferatum ở các mức nhiệt độ nuôi cấy 47
3.17 Hình ảnh tản nấm F. napiforme ở các mức nhiệt độ nuôi cấy 47
3.18 Hình ảnh tản nấm F. proliferatum ở các mức pH nuôi cấy 50
3.19 Hình ảnh tản nấm Fusarium napiforme ở các mức pH nuôi cấy 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chính của thế
giới cùng với ngô (Zea may L.), lúa mì (Triticum sp.), sắn (Manihot esculenta
Crantz) và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Theo quan niệm xưa lúa là một trong
sáu loại lương thực chủ yếu trong lục cốc. Lúa gạo là thực phẩm chính của hơn nửa
dân số thế giới và cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của nhân
loại. Gạo là loại thực phẩm carbohydrate hỗn hợp, chứa tinh bột (80%), một thành
phần chủ yếu cung cấp nhiều năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và
các chất khoáng (0,5%) cần thiết cho cơ thể.
Việt Nam có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay, từ một nước
thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay nền nông
nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu
cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Lúa gạo

được xem là loại cây trồng và mùa vụ chính quan trọng nhất ở Việt Nam. Sự hình
thành và phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta có lịch sử truyền thống lâu đời và có
ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Việt Nam có khoảng 9,3 triệu ha đất
nông nghiệp, phần lớn diện tích đất dành cho trồng lúa là chính khoảng 4,3 triệu ha
(chiếm khoảng 46% diện tích đất nông nghiệp).
Sản xuất nông nghiệp luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta và trong những năm gần đây sản xuất
nông nghiệp đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc: đứng thứ hai trên thế giới về xuất
khẩu gạo, hồ tiêu, điều; thứ hai về xuất khẩu cà phê và thứ tư trong các nước xuất
khẩu cao su lớn nhất trên thế giới. Việc xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng đáng kể
trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam.
Để đạt được những kết quả trên vấn đề nhập khẩu giống cây trồng hàng năm
là không thể thiếu, góp phần quan trọng cho việc nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn mỗi năm nước dành khoảng 200 triệu USD cho việc nhập khẩu giống cây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

trồng. Cũng theo

số liệu của Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I trung
bình 5 năm trở lại đây (2007 – 2012), miền Bắc Việt Nam nhập khẩu giống là:
9,600 tấn thóc; 1,400 tấn ngô; 330 tấn rau các loại cùng hàng trăm tấn vật liệu giống
cây công nghiệp, cây ăn quả, củ giống khoai tây, hoa cây cảnh.
Việc nhập khẩu các loại giống cây trồng có thể mang theo nhiều loài dịch hại
nói chung và nguy cơ về các bệnh nấm nói riêng vào phá hoại nền sản xuất nước ta.
Đặc biệt là những bệnh nấm thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật Việt Nam như:
bệnh que hương lúa (Ephelis oryzae), phấn đen lúa mỳ (Tilletia indica),… cũng có
khả năng du nhập cao vào gây hại cho sản xuất. Bệnh nấm hại hạt giống nhập khẩu
làm giảm chất lượng và sức sống của hạt, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, phẩm

chất của nông sản khi được gieo trồng. Thậm chí một số bệnh còn có khả năng bùng
phát thành dịch lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất như: đạo ôn, lúa von, khô
vằn, mốc sương, …
Trước đây việc phòng trừ các loài bệnh hại thường chỉ được chú trọng trong
các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa ở ngoài đồng ruộng. Nhưng có rất
nhiều nguy cơ dịch hại tồn tại ở trên hạt giống lúa, đặc biệt là các loài nấm gây hại
từ khi bảo quản trong kho đến khi gieo hạt và trở thành nguồn bệnh lan truyền ngoài
đồng ruộng. Chính vì vậy, nghiên cứu bệnh hại hạt giống, kiểm tra nguồn bệnh
ngay trên hạt là cần thiết và là cơ sở cho việc đưa ra biện pháp xử lý hạt, ngăn chặn
bệnh lan truyền theo hạt giống nhập khẩu vào nước ta gây hại cho sản xuất.

Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Khoa Nông học – Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Ngô Bích Hảo, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu nấm Fusarium
spp. trên hạt giống lúa nhập khẩu năm 2014”.
2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu nấm Fusarium spp. trên hạt giống lúa nhập khẩu năm 2014 và
thử nghiệm biện pháp xử lý hạt giống phòng trừ bệnh.
2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần và mức độ nhiễm nấm bệnh trên các giống lúa nhập
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

khẩu trước và sau gieo trồng tại Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, môi trường nuôi cấy và pH đến sự sinh
trưởng phát triển của nấm Fusarium proliferatum và F. napiforme.
- Thử nghiệm một số biện pháp vật lý và hoá học xử lý hạt giống phòng trừ bệnh.









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Những nghiên cứu về bệnh nấm trên hạt giống lúa
Theo tác giả Imolehin (1983), những loài nấm gây bệnh trên hạt có khả năng
ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt. Cũng theo tác giả, những loài nấm được phát
hiện trên 22 mẫu hạt thóc thuộc các giống lúa ở phía Tây Nam Nigeria bao gồm
Drechslera oryzae, Curvularia lunata, Fusarium moniliforme và Rhynchosporium
oryzae, trong khi đó các loài nấm hoại sinh là Aspergillus spp., Penicillium spp.,
Rhizopus spp., Chaetomium spp., Trichoderma spp. và Cladosporum spp. Theo
nghiên cứu này nấm Fusarium moniliforme và nấm Drechslera oryzae là hai loại
nấm gây hại chủ yếu trên cây mạ ngoài đồng ruộng (tỷ lệ cây nhiễm nấm D. oryzae
là 12% và nấm F. moniliforme là 40%).
Khanam and Khanzada (1989) điều tra thành phần bệnh nấm hại hạt giống thóc
tại Pakistan đã xác định được 23 loài nấm đó là: Alternaria alternata, A. longissima, A.
enuissima, A. goodetiae, A. flavus, A. niger, Cladosporium shaerosbermum, Curvularia
lunata, C. clavata, , C. thielavioides, Drechs lenahalodes, D. hawaiiensis, D. specifera,
D. oryzae, D. tetramena, Fusarium moniliforme, F. semitectum, F. avenaceium, F.
equisets, Gliocladium sp., Penicillium sp., Nigrospora oryzae. Trong đó nấm F.
semitectum và D. hawaiiensis là phổ biến nhất.
Bhutta and Husain (1998) nghiên cứu về bệnh nấm trên các lô giống lúa ở

Pakistan. Kết quả đã xác đinh được trong 97 mẫu hạt giống lúa thu thập ở 5 địa điểm
(Lahore, Sahiwal, DI Khan, Hyderabad, Sukkur) có 15 bệnh hại hạt giống được phát
hiện. Trong đó nấm Bipolaris oryzae, Pyricularia oryzae, Fusarium moniliforme,
Trichoconis padwickii, Rhizoctonia solani và Microdochium oryzae được báo cáo là
nguyên nhân gây bệnh trên lúa ở Pakistan.
Ibiam et al (2008) đã tiến hành điều tra bệnh nấm hại hạt trên 3 giống lúa là
Faro 12, 15 và 29 cả ở trong kho bảo quản và ngoài đồng ruộng trong 3 năm. Kết
quả điều tra đã phát hiện được các loài nấm Fusarium moniliforme, F. oxysporum,
Bipolaris oryzae, Chaetomium globosum, Curvularia lunata, Aspergillus niger, A.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

flavus, A. terreus, A. tenuis và Penicillium sp. trên hạt của 3 giống lúa này ở trong
kho bảo quản, trong khi đó phân lập được các loại nấm Fusarium moniliforme, F.
oxysporum, Bipolaris oryzae, Chaetomium globosum, Curvularia lunata và
Trichoderma harzianum từ những mẫu hạt thóc thu ngoài đồng ruộng. Trong các
loại nấm phân lập được thì nấm F. moniliforme có mức độ phổ biến hơn so với các
loài nấm còn lại.
Gopalakrishnan et al (2010) đã tiến hành điều tra thành phần nấm hại hạt
giống lúa từ 287 mẫu hạt lúa của 20 giống khác nhau ở bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Kết
quả cho thấy có tất cả 12 loài nấm tồn tại trên hạt: Alternaria padwickii, A. tenuis,
Aspergillus flavus, A. niger, Bipolaris oryzae, Chaetomium globosum, Curvularia spp,
Fusarium moniliforme, F. semitectum, F. solani, Sarocladium oryzae và Trichoderma
spp Trong đó, nấm Bipolaris oryzae và nấm Alternaria padwickii là hai loài nấm gây
hại phổ biến nhất trên hạt thóc.
Theo nghiên cứu của tác giả Mohana et al (2011) về thành phần nấm hại hạt
giống lúa tại miền Nam Ấn Độ đã cho thấy trong tổng số 40 mẫu hạt giống thu thập
trên đồng ruộng tại hai Bang Karnataka và Tamil Nadu, đã xác định được 23 loài
nấm khác nhau thuộc 16 giống. Trong đó loài Drechslera oryzae xuất hiện phổ biến
nhất với tỷ lệ xuất hiện rất cao lên đến 82,5%, tiếp theo là loài Curvularia lunata

(tỷ lệ 67,5%), Aspergillus niger (tỷ lệ 65,0%), A. flavus (tỷ lệ 57,5%), Penicillium
chrysogenum (tỷ lệ 55,0%), Fusarium moniliforme (tỷ lệ 52,5%) Các loài nấm
như F. equiseti, F. proliferatum, Chaetomium globosum xuất hiện với tỷ lệ thấp
hơn dao động trong khoảng từ 12,0 – 20,0%.
Ora et al (2011) đã xác định các tác nhân gây bệnh truyền qua hạt giống của
một số giống lúa lai trồng ở Bangladesh. Có 13 giống nhập khẩu, 2 giống lúa lai địa
phương và 2 giống địa phương đã được kiểm tra bằng các phương pháp giấy thấm,
giấy cuộn và đĩa thạch. Kết quả xác định được 12 tác nhân gây bệnh là:
Xanthomonas oryzae, Rhizopus stolonifer, Aspergillus spp., Fusarium moniliforme,
Phoma sp., Bipolaris oryzae, Curvunaria lunata, Penicillium sp., Alternaria
tenuissima, Nigrospora oryzae, Chaetomium globosum và Tilletia barclayana.
Trong số những tác nhân gây bệnh thì có 5 tác nhân Xanthomonas spp., Rhizopus
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

stolonifer, Aspergillus sp., Bipolaris oryzae và Fusarium moniliforme gây hại trên
tất cả các giống lúa lai thử nghiệm.
Tác giả Islam et al (2012) tiến hành điều tra thành phần nấm trên lúa tại
Bangladesh. Kết quả đã xác định được các loài nấm: Trichoconis padwickii,
Curvularia lunata, Fusarium moniliforme, Bipolaris oryzae, Aspergillus flavus, A.
clavatus, A. niger, Rhizopus sp. và Chaetomium sp. Trong số các loài nấm được
phát hiện thì 2 loài nấm là Trichoconis padwickii và Aspergillus flavus phổ biến
nhất. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống tăng lên khi giảm tỷ kệ hạt nhiễm nấm ở các
giống được thí nghiệm.
Theo nghiên cứu của 2 tác giả Islam and Borthakur (2012) về thành phần các
loài nấm gây hại trên hạt lúa giống Aijung ở Ấn Độ được xác định bao gồm 20 loài,
trong đó các giống nấm như: Aspergillus, Fusarium, Alternaria và Curvularia là những
giống phổ biến và gây hại nặng nhất. Thành phần cụ thể các loài nấm bao gồm:
Alternaria alternate, A. oryzae, Aspergillus flavus, A. fumigatus, A. niger, Chaetomium
herbasum, Cladosporium herbarum, Curvularia affinis, Curvularia lunata, Fusarium

chlamydosporum, F. moniliforme, F. oxysporum, Helminthosporium oryzae, Mucor
hiemadis, Penicillium citrinum, P. oxalicum, Phoma sp., Rhizopus nigricans, R. oryzae,
Trichiderma viridae. Thí nghiệm về tỷ lệ nẩy mầm của hạt lúa và sức sống của cây
mạ được tiến hành sử dụng phương pháp lây nhiễm vào hạt giống, lây nhiễm vào
đất và lây nhiễm vào nước rồi ngâm hạt giống lúa. Kết quả thí nghiệm cho thấy,
trong phương pháp lây nhiễm bằng cách ủ hạt giống, các loại nấm Fusarium spp.
được xác định là tác nhân chính làm giảm khả năng nẩy mầm của hạt giống lúa và
sức sống của cây mạ. Trong khi đó ở thí nghiệm lây nhiễm vào đất, các loài nấm
thuộc giống Rhizopus spp. và Fusarium spp. là những tác nhân gây hại chính và
Aspergillus spp. gây hại chủ yêu trong thí nghiệm lây nhiễm vào nước.
Các tác giả Archana and Prakash (2013) đã điều tra thành phần của nấm
truyền qua hạt thóc tại Ấn Độ. Tổng cộng 69 mẫu giống lúa đã thu được từ các
tiểu bang khác nhau của Ấn Độ và được sử dụng để kiểm tra tình trạng xuất hiện
của các loài nấm gây hại. Kết quả đã phát hiện được 16 chi nấm như
Acermonium, Alternaria, Aspergillus, , trong đó bao gồm 27 loài đã được phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

hiện gây hại trên các mẫu giống lúa thu thập. Trong số đó, nấm Bipolaris oryzae
là phổ biến nhất với tỷ lệ hạt nhiễm lên đến 82,08%, tiếp theo Aspergillus spp.
(63,36%). Nấm có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là Bipolaris halodes và Acremonium
spp. với tỷ lệ là 4,32%.
1.1.2. Những nghiên cứu về nấm Fusarium spp. trên hạt giống lúa
Fusarium proliferatum thuộc:
Giới: Nấm thật
Ngành: Ascomycota
Lớp: Sordariomycetes
Phân lớp: Hypocreomycetidae
Bộ: Hypocreales
Họ: Nectriaceae

Chi: Fusarium
Loài: Gibberella intermedia
John and Brett (2006) nghiên cứu về Fusarium cho biết: giai đoạn hữu tính
F. proliferatum có tên khoa học là Gibberella intermedia (Kuhlman) Samuels,
Nirenberg & Seifert. Trên môi trường CLA, bào tử lớn F. proliferatum có hình dạng
điển hình nhất trong các loài nấm Fusarium thuộc phức hợp Gilerella fujikuroi và
được tìm thấy trong khối bào tử màu cam nhạt có thể được hình thành thường
xuyên. Các bào tử lớn có dạng mảnh mai, gần như thẳng, thường có 3-5 vách ngăn.
Bào tử nhỏ được hình thành từ chuỗi và ít xuất hiện hơn, chuỗi bào tử nhỏ có chiều
dài vừa phải và thường là ngắn hơn so với những chuỗi được hình thành bởi
Fusarium verticillioides. Bào tử hậu không xuất hiện. Trên môi trường PDA: các
sợi nấm phát triển mạnh, ban đầu màu trắng sau đó trở thành màu tím. Sắc tố màu
tím thường được sinh ra trong môi trường thạch, nhưng có màu tổng thể khác nhau
về cường độ gần như không màu đến gần như đen. Hạch nấm màu xanh-đen có thể
phát triển ở một số isolate nấm. Đặc điểm của bào tử lớn: có thành mỏng, tương đối
thẳng, hình thái tế bào đỉnh cong, tế bào đáy kém phát triển, 3-5 vách ngăn. Chuỗi
bào tử nhỏ được hình thành từ cành bào tử phân sinh đa (polyphialides) và cành bào
tử phân sinh đơn (monophialides). Nấm F. proliferatum có thể bị nhầm lẫn với F.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

verticillioides về đặc điểm hình thái, tuy nhiên F. proliferatum có thể được phân
biệt với F. verticillioides bởi sự hiện diện của cành bào tử phân sinh đa
(polyphialides) và chuỗi ngắn của bào tử nhỏ. Nấm F. proliferatum có thể sản xuất
ra Gibberelic acid và một loạt các độc tố nấm mốc thường ở mức độ cao, bao gồm:
Beauvericin, Fusaproliferin, Fusaric acid, Fusarins và Moniliformin.
Burgess et al đã nghiên cứu về Fusarium và chỉ ra rằng:

nấm Fusarium
proliferatum phát triển thích hợp ở 25-30

0
C. Trên môi trường PDA: F. proliferatum
có hình thái tản nấm tương tự như loài Fusarium moniliforme. Sợi nấm ban đầu có
mầu trắng có thể trở thành màu tím xám hoặc màu đỏ tươi xám khi sợi nấm già.
Khối sinh bào tử lớn thường không xuất hiện, nhưng nếu có thì có màu cam nhạt.
Hạch nấm màu đen phát triển ở một số isolate. Sắc tố trong môi trường thạch là khá
biến, từ không có sắc tố đến màu da cam hoặc màu xám ở một số isolate sang tím
xám, tím sẫm hoặc màu đỏ tươi đậm (gần như đen) ở những isolate khác.

Đặc điểm phân loại nấm khi nuôi cấy trên môi trường CLA: Bào tử lớn được
sinh ra trong khối bào tử màu cam nhạt mà có thể bị che khuất bởi các sợi nấm và
các chuỗi bào tử nhỏ. Tuy nhiên, nhiều chủng hình thành rất ít hoặc không có khối
bào tử và khả năng để tạo thành khối bào tử giảm hoặc mất sau cấy truyền lặp đi lặp
lại. Các bào tử lớn có hình thái dài, thanh mảnh, giống hình lưỡi liềm để gần như
thẳng, thường là 3-5 vách ngăn và vách mỏng. Các bào tử lớn được sản xuất từ cành
bào tử phân sinh đơn (monophialides) trong khối bào tử và hiếm khi từ
monophialides trên sợi nấm. Bào tử nhỏ được hình thành nhiều trong các chuỗi từ
cành bào tử phân sinh đa (polyphialides) mà có thể sinh sôi nảy nở, ít thường xuyên
hơn từ monophialides. Bào tử nhỏ cũng hình thành trong đầu giả, các bào tử nhỏ
chùy, thường là 1-2 tế bào. Một vài bào tử nhỏ hình quả lê có mặt trong một số
isolate. Chuỗi bào tử nhỏ thường ngắn hơn so với những chuỗi bào tử của F.
moniliforme và thường được hình thành từ polyphialides với một đặc tính hình chữ
"V" khi nhìn ở vật kính x10 hoặc x20 tiêu cự của kính hiển vi. Bào tử hậu không
xu
ất hiện
. Một số tế bào bị sưng có thể phát triển trong các sợi nấm của loài này, bề
ngoài nhìn như bào tử hậu.
Karthikeyan et al (2009) đã ứng dụng kỹ thuật phân tử để xác định loài
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


Fusarium gây bệnh lúa von trên cây lúa. Năm 2006 và 2007 có 62 mẫu lúa đã được
thu thập từ các vùng trồng lúa chính của Tây Bắc Italy để tìm hiểu nguyên nhân.
Trong đó, 56 chủng Fusarium đã được lấy từ 98% của 62 mẫu lúa và được xác nhận
là một loài Fusarium dựa vào đặc điểm hình thái và kỹ thuật phân tử. Gibberella
fujikuroi là những loài phổ biến nhất của Fusarium hiện ở vùng Tây Bắc Italy.
Fusarium proliferatum đã được tìm thấy bởi sự hiện diện trong hạt lúa.
Jahan et al. (2013) đã nghiên cứu đặc tính của F. proliferatum và tính độc
của nó trên hạt lúa. Kết quả cho thấy: có 12 mẫu bệnh đã được thu thập từ cây lúa
nhiễm bệnh tại vùng trồng lúa ở Tanjung Karang và Sekinchan khu vực của
Selangor, tất cả các chủng đã được xác định là F. proliferatum dựa trên đặc điểm
hình thái và sinh học phân tử. Kiểm nghiệm trên giống lúa MR211 đã chứng tỏ tất
cả các chủng gây bệnh đều làm tăng chiều cao cây, giảm chiều dài rễ và giảm số
lượng rễ phụ của các cây lây nhiễm so với đối chứng. Chủng F. proliferatum tạo
ra sợi màu trắng và hơi hồng trên môi trường PDA. Sắc tố sinh ra trên môi trường
PDA thay đổi từ màu trắng, nâu nhạt hơi vàng đến nâu đỏ, hồng nhạt, nâu tím
thẫm, có hoặc không có vòng tròn đồng tâm và tím nhạt hoặc màu tím với vòng
tròn đồng tâm.
Fusarium napiforme thuộc:
Giới: Nấm thật
Ngành: Ascomycota
Lớp: Sordariomycetes
Phân lớp: Hypocreomycetidae
Bộ: Hypocreales
Họ: Nectriaceae
Chi: Fusarium
Loài: Fusarium napiforme
Nấm F. napiforme phát triển thích hợp ở 25
0
C và có điểm tương đồng với

một số loài trong phức hợp Gibberella fujikuroi, đáng chú ý nhất là Fusarium
dlaminiand và Fusarium nygamai, cả hai cũng có thể sinh bào tử hậu. Tuy nhiên F.
napiforme có thể dễ dàng phân biệt với F. dlaminisince bởi đặc điểm F. napiforme
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

hình thành bào tử nhỏ trong chuỗi còn F. dlaminidoes thì không. F. napiforme hình
thành bào tử hình củ cải và quả chanh yên từ cành bào tử phân sinh đơn còn F.
nygamai hình thành 2 loại bào tử trên từ cành phân sinh đa, đây là cơ sở để phân
biệt hình thái 2 loài.
Trên môi trường CLA: bào tử lớn của F. napiforme dài vừa phải, giống hình
cái liềm để thẳng, trong suốt, vách mỏng. Có 3 loại bào tử được hình thành từ các
sợi nấm: bào tử nhỏ dạng trứng ngược trong các chuỗi và đầu giả được hình thành
từ cành bào tử phân sinh đơn (monophialides). Bào tử nhỏ hình củ cải được sinh ra
trong các đầu giả. Bào tử hình thoi được hình thành thưa thớt và đơn lẻ. Bào tử hậu
hình thành chậm. Trên môi trường PDA: bào tử lớn được sinh ra trong khối bào tử
màu da cam, bào tử dài vừa phải, trong suốt, chủ yếu có 5 vách ngăn. Bào tử nhỏ
trong suốt, có 0-1 vách ngăn, hình trứng ngược, hình củ cải đường, hình quả chanh
yên. Bào tử được hình thành từ cành bào tử phân sinh đơn. (John and Brett, 2006).
Zainudin et al (2008) đã nghiên cứu bệnh lúa von trên lúa tại Malaysia và
Indonesia: nguyên nhân của các tác nhân dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh lý và
khả năng gây bệnh lúa von trên lúa đã được ghi lại gần như ở tất cả các nước nơi lúa
được trồng thương mại, đặc biệt là ở các nước châu Á, trong đó có Malaysia và
Indonesia. Bệnh lúa von đã lan rộng trong bán đảo Malaysia và ba tỉnh của
Indonesia với phạm vi mức độ nghiêm trọng của bệnh từ quy mô 1-5 và tỷ lệ mắc
bệnh 0,5-12,5% trong năm 2004-2005. Tổng cộng có 5 loài Fusarium là Fusarium
fujikuroi, F. proliferatum, F. sacchari, F. subglutinans và F. verticillioides được
phân lập và xác định dựa trên cơ sở các đặc điểm hình thái của chúng. Các dữ liệu
khoa học cho thấy bệnh lúa von trên lúa là do nấm F. fujikuroi và có thể một số loài
Fusarium khác. Kết quả lây bệnh nhân tạo cho thấy nấm F. fujikuroi có độc tính cao

và là một trong những loài có liên quan trong việc gây ra bệnh lúa von.
Chen et al. (2008) đã nghiên cứu về các tác nhân gây bệnh của bệnh lúa von
trên cây lúa ở tỉnh Giang Tô-Trung Quốc. Tổng cộng có 677 mẫu bệnh lúa von
được thu thập từ 13 khu vực của tỉnh Giang Tô và 548 chủng được thu bằng cách
tách bào tử đơn. Các chủng này được xác định là có 6 loài bao gồm: Fusarium
moniliforme [Gibberella moniliformis] (60,8%), Fusarium nivale [Monographella
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

nivalis] (14,8%), Fusarium semitectum [F. pallidoroseum] (6,9%), Fusarium
graminearum [G. zeae] (6,8%), Fusarium lateritium [G. baccata] (6,2%), và
Fusarium oxysporum (4,5%). Đã có một số khác biệt về loài Fusarium phân lập từ
các mẫu bệnh từ các khu vực khác nhau. Kết quả lây bệnh nhân tạo cho thấy rằng
Fusarium moniliforme là tác nhân chủ yếu gây bệnh lúa von, trong khi năm loài
khác không tạo ra các triệu chứng điển hình của bệnh lúa von hoặc không gây bệnh
trên cây lúa.
Aghili et al (2010) đã nghiên cứu khả năng sinh độc tố fumonisin B1 của loài
Fusarium phân lập từ gạo tại tỉnh Mazandaran, Iran. Kết quả cho thấy Fusarium
moniliforme là một trong những tác nhân gây bệnh nấm phổ biến nhất được tìm thấy
trong lúa. Mẫu gạo được trồng trong ba khu vực khác nhau của tỉnh Mazandaran,
Iran đã được thu thập và xác định sự có mặt của độc tố fumonisin b1 (FB1). Phân
tích về nấm cho thấy sự xuất hiện của nấm F. moliniforme lên đến 65,1% phân lập
trong mẫu gạo. Mặc dù lúa được trồng ở tỉnh Mazandaran bị ô nhiễm với FB1 và
phụ thuộc vào khu vực địa lý và thời gian thu mẫu, đồng thời có sự khác biệt đáng
kể giữa các mẫu được thu thập từ các vùng khác nhau.
Pannu et al. (2013) đã tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của
nhiệt độ, môi trường đến sự phát triển của nấm F. moniliforme. Kết quả cho thấy:
môi trường PDA là thuận lợi nhất cho sự phát triển và hình thành bào tử của F.
moniliforme. Sự phát triển của tản nấm bị ảnh hưởng đáng kể ở các mức nhiệt độ
khác nhau, ở nhiệt độ 30 ± 2

0
C đường kính tản nấm là 81mm, ở nhiệt độ phòng và
trong tủ lạnh nấm vẫn có thể tồn tại.
1.1.3. Những nghiên cứu về phòng trừ bệnh nấm trên hạt giống lúa
Theo nghiên cứu của 02 tác giả Liao and Luo (1994) tiến hành khảo nghiệm
hiệu lực phòng trừ nấm trên hạt giống của các loại thuốc: Metalaxy + DT,
Zhongjunlmg, Pukela và Miejunwei cho giống lúa Weihualian 2. Kết quả cho
thấy, trong 6 loại nấm là Alternaria padwickii, Curvularia sp., Tilletia
barclayana, Fusarium spp., Aspergillus spp., Cladosporium spp., thuốc
Zhongjunlmg cho hiệu quả phòng trừ nấm cao nhất, đặc biệt là loài nấm
Alternaria padwickii hiệu lực phòng trừ lên đến 100%. Tiếp theo là thuốc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Miejunwei, cho hiệu lực phòng trừ các loại nấm dao động từ 25,89 % đến
79,81%. Những loại thuốc còn lại hiệu quả kém trong việc phòng trừ nấm trên
hạt giống.
Hai tác giả Huỳnh Văn Nghiệp and Gaur (2005) đã nghiên cứu hiệu quả của
biện pháp xử lý hạt giống trong việc nâng cao chất lượng hạt thóc. Kết quả thí
nghiệm tại Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng song Cửu Long đã chỉ ra rằng hầu hết
các loài nấm gây hại trên hạt lúa như Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii,
Curvularia lunata và một số loài nấm hại khác đều bị loại trừ khi xử lý hạt giống
bằng 03 loại thuốc hóa học là Vitavax, Thiram và Mancozeb. Trong khi đó thuốc
Bavistin chỉ tương đối có hiệu quả khi phòng trừ nấm Alternaria padwickii và
Curvularia lunata. Ngoài ra, xử lý thuốc Vitavax, Thiram và Mancozeb giúp duy trì
tỷ lệ nẩy mầm ở hạt giống lúa sau 06 tháng bảo quản đều là trên 80%.
Theo nghiên cứu của tác giả Butt et al (2011), bốn loại thuốc hóa học trừ
nấm là Antracol, Topsin, Mancozeb và Derosal được sử dụng để thử nghiệm hiệu
quả phòng trừ của chúng đối với những loài nấm truyền qua hạt giống trên lúa. Kết
quả thí nghiệm cho thấy việc sử lý hạt giống bằng thuốc hóa học không đem lại hiệu

quả rõ rệt trong việc phòng trừ nấm F. moniliforme và nấm Alternaria sp. Trong khi
đó, thuốc Antracol cho hiệu quả phòng trừ hoàn toàn trong việc ngăn chặn sự phát
triển của nấm Helminthosporium sp. và Curvularia sp. Ba loại thuốc trừ nấm còn lại
cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm Helminthosporium ở hiệu quả
50,0%. Tương tự như thế, thuốc Topsin và Mancozeb ngăn chặn sự phát triển của
nấm Curvularia sp. là 50,0%.
Ahmed et al (2013) đã nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng dịch chiết thực
vật để làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm truyền qua hạt giống và giúp tăng khả năng nẩy
mầm ở một số loại hạt giống lúa. Kết quả đã xác định được thành phần các loài
nấm trên 36 mẫu hạt lúa của các giống lúa BR6, Pama và Joya đươc thu thập ở
huyện Feni, Băng la đét được xác định gồm 9 loài: Fusarium oxysporum, F.
moniliforme, Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Curvularia lunata,
Aspergillus niger, Penicillium sp. và Nigrospora oryzae. 05 loại dịch chiết thực
vật bao gồm tỏi, cây hoa huỳnh anh, cây soan Ấn Độ, cây Swertia và cây ngể đông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

với 02 nồng độ hòa loãng là 1:1 và 1:2 được thử nghiệm để xử lý hạt giống. Kết
quả cho thấy dịch chết từ tỏi ở nồng độ hòa loãng là 1:1 cho kết quả tốt nhất trong
việc giảm tỷ lệ nhiễm các loại nấm truyền qua hạt và đồng thời cũng làm tăng khả
năng nẩy mầm của hạt giống lúa lên đến 68,39%. Tiếp theo là dịch chiết từ cây
soan Ấn Độ (1:1) và cây Swertia (1:1) cũng làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống
lần lượt là 66,09% và 67,81%.
Theo nghiên cứu của Uma and Wesely (2013) về nấm truyền qua hạt giống
lúa ở bang South Tamil Nadu, Ấn Độ cho thấy: các loài nấm hại trên hạt của 05
giống lúa đã được phân lập bằng phương pháp nuôi cấy trên agar và giấy để ẩm.
Các loài nấm sau khi được phân lập sẽ được giám định dựa trên đặc điểm hình thái
đặc trưng của từng loài nấm sử dụng tài liệu phân loại của đồng tác giả Barnett và
Hunter (1972). Có 5 loài nấm gây bệnh đã được phân lập và xác định trên các giống
lúa thu thập được bao gồm Aspergillus flavus, A. niger, Penicillium citrinum,

Alternaria padwickii và Rhizopus oryzae. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cần phải
có những biện pháp bảo quản hạt lúa hợp lý để làm giảm thiểu sự nhiễm các loại
nấm gây bệnh trên hạt giống và các độc tố (mycotoxin) do nấm sản sinh ra.
Theo nghiên cứu của Bhuiyan et al (2013) về biện pháp quản lý thân thiện
với môi trường đối với nấm hại hạt giống giúp cho sản xuất nông nghiệp bền vững
đã đưa ra kết quả: thành phần nấm hại trên 40 mẫu hạt giống lúa (Oryzae sativa)
thu thập tại huyện Narshingdi (Banglades) bao gồm 07 loài là: Bipolaris oryzae,
Alternaria padwickii, Sarocladium oryzae, Curvularia lunata, Aspergillus niger
và Fusarium spp. Các mẫu hạt thu thập có triệu chứng rất khác nhau như: hạt khỏe
bình thường, hạt xuất hiện đốm ở vỏ hạt, hạt bị mất mầu, hạt bị biến dạng… Tỷ lệ
nhiễm nấm và tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống lúa thay đổi đáng kể và phụ thuộc vào
giống lúa và địa điểm thu mẫu. Thí nghiệm xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học và
dịch chiết thực vật nhằm phòng trừ các loại nấm hại hạt và tăng khả năng nẩy
mầm của hạt giống đã được thử nghiệm. Dịch chiết tỏi ở nồng độ hòa loãng 1:1 có
tác dụng phòng trừ nấm trên hạt tốt nhất với hiệu lực phòng trừ lên đến 80,3% và
đồng thời cũng là tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt lên 10,69% so với đối chứng. Dịch
chết cây soan Ấn Độ, cây hoa huỳnh anh, và cây ngể đông cũng có tác dụng làm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống lần lượt là 8,99%; 7,10% và 5,84%. Xử lý hạt
giống với thuốc trừ nấm Vitavax-200 với nồng độ 0,3% giúp loại trừ hết tất cả các
loại nấm trên hạt (hiệu lực phòng trừ là 100%) và tăng tỷ lệ nẩy mầm lên 25,70%
so với đối chứng. Một loại thuốc trừ nấm khác là Bavistin 50 WP cũng cho hiệu
quả khá cao với hiệu lực phòng trừ nấm là 88,00% và tăng tỷ lệ nẩy mầm lên
24,67% so với đối chứng.
Muhammad et al. (2013) đã tiến hành nghiên cứu về kiểm soát độc tố được
sinh ra bời nấm Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von trên cây lúa tại Pakistan.
Có 6 loại thuốc diệt nấm xử lý hạt giống: Derosal, Daconil, Aliette, Topsin-M,
Mancozeb và Precure-Combi được sử dụng và thử nghiệm ở 2 nồng độ thuốc 0,15%

và 0,25%, trên giống lúa Bas-385. Kết quả cho thấy nồng độ thuốc 0,25% có hiệu
quả phòng trừ cao hơn 0,15%; thuốc Daconil cho hiệu quả tốt nhất sau đó đến
Derosal và Topsin-M; Aliette và Precure-Combi cho kết quả trung bình.
1.2. Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bệnh hại hạt giống nói chung và bệnh hại
hạt giống lúa nói riêng vẫn còn ít và hầu như mới chỉ nghiên cứu một số nấm gây
bệnh có ý nghĩa kinh tế lớn như: nấm gây bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae); nấm
gây bệnh tiêm lửa (Bipolaris oryzae).
Kết quả nghiên cứu và điều tra bệnh hại trên tập đoàn giống lúa Trung Quốc
1993-1997 của Hà Bích Thu cùng cộng sự cho biết: thành phần bệnh hại chính trên
một số giống lúa Trung Quốc 1993-1997 bao gồm 6 loại bệnh nấm: Pyricularia
grisea, Rhizoctonia solani, Ustilaginoidea virens, Helminthosporium sigmoideum,
Acrocylindrium oryzae, Curvularia sp. và 4 loại bệnh vi khuẩn: Xanthomonas oryzae,
Xanthomonas oryzicola, Pseudomonas glumae, Pseudomonas oryzicola.
Kết quả nghiên cứu về bệnh đen lép hạt lúa của Nguyễn Văn Tuất cùng CTV
(1995) cho biết: bệnh biến màu hạt lúa bao gồm 2 nhóm gây bệnh chính là vi khuẩn
gây thối đen hạt và nấm gây đen lép hạt. Tác nhân vi khuẩn là Pseudomonas glumae
thường phát sinh và gây hại nặng trong vụ mùa sớm, trung mùa ở phía Bắc và hè
thu ở miền Trung. Hai loại nấm Bipolaris oryzae và Curvularia lunata gây hiện
tượng đốm nâu và xám đen hạt lúa, gây lép hạt, làm giảm phẩm chất gạo. Bệnh do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

nấm có thể phát sinh và gây hại ở tất cả các thời vụ gieo cấy trên các giống lúa.
Theo kết quả nghiên cứu bệnh trên hạt lúa trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu
cây trồng ở Miền Bắc Việt Nam 1998- 1999 của Nguyễn Văn Tuất cho thấy trên
giống lúa CR203 cấy ở miền Bắc Việt Nam đã xác định được 5 loại nấm gây bệnh
biến màu hạt là: Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Fusarium moniliforme,
Microdochium oryzae và Rhizoctonia solani. Trên các giống lúa của Trung Quốc phát
hiện thấy 5 loại nấm là: Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Fusarium

moniliforme, Microdochium oryzae và Sarocladium oryzae.
Phạm Văn Du, Lê Cẩm Loan và cộng sự (2001) điều tra về nấm gây hại
trên hạt giống trên 60 mẫu hạt giống của 12 giống lúa và ảnh hưởng của nó đến
chất lượng hạt giống lúa được trồng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long xác
định thành phần nấm bệnh trên hạt gồm 9 loài nấm khác nhau. Trong đó loài
Curvularia spp. có tần suất xuất hiện cao nhất (13,44%), tiếp theo là loài
Alternaria padwickii (12%), Bipolaris oryzae (4,9%), Sarocladium oryzae (1,9%),
Fusarium graminum (1,50%), Tilletia barclayana (0,16%), Phoma sorghina
(0,1%), Cephalosporium oryzae (0,34%), Ustilaginoidea virens (0,005%). Tại tỉnh
Cần Thơ, khi điều tra 20 mẫu lúa trên 2 giống lúa là IR50404 và IR64 có 8 loài
nấm lưu tồn trên hạt giống, trong đó Alternaria padwickii có tần suất xuất hiện cao
nhất, kế đến là các loài nấm Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme, F.
pallidoroseum, F. subglutinans, Microdochium oryzae, Phoma sp., Sarocladium
oryzae. Nhìn chung, thành phần nấm trên hạt lúa tại hai địa điểm điều tra là không
khác nhau. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nấm trên hạt giống của những giống lúa
cải tiến cao hơn so với những giống lúa địa phương.
Bùi Thị Khơi (2002) đã kiểm tra thành phần nấm và vi khuẩn trên hạt giống
một số giống lúa chính năm 2001-2002 vùng đồng bằng sông Hồng, kết quả cho biết:
trên các giống lúa đã phân lập được 19 loại nấm và 5 loại vi khuẩn.
Nguyễn Đức Huy (2003) công bố: có 12 loại nấm kí sinh trên hạt giống
lúa thuần: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Cescospora jansiana,
Curvularia sp., Fusarium graminearum, F. moniliforme, Microdochium oryzae,
Nigrospora oryzae, Sarocladium oryzae, Tilletia barclayana, Ustilaginoidea
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

virens và 8 loại nấm bệnh kí sinh trên hạt giống lúa lai Trung Quốc : Alternaria
padwickii, Bipolaris oryzae, Curvularia sp., Fusarium moniliforme, Nigrospora
oryzae, Tilletia barclayana, Ustilaginoidea virens. Thuốc Uthan M45 và Rovral
50WP ở nồng độ 0,05% có hiệu quả ức chế tốt nhất đối với nấm Bipolaris oryzae

trên môi trường PGA. Ở nồng độ thuốc 0,3% hai thuốc này có làm tăng tỷ lệ nảy
mầm của hạt và có hiệu lực cao trong việc phun phòng trừ bệnh ngoài đồng ruộng.
Năm 2004, Nguyễn Kim Vân, Ngô Bích Hảo và cộng sự đã nghiên cứu
nguyên nhân gây bệnh hại hạt giống lúa, ngô, đậu tương, lạc, rau ở một số tỉnh phía
bắc Việt Nam, kết quả cho thấy trên hạt giống lúa có 18 loài nấm, thuộc 4 bộ là:
Hyphales, Agnomycetales, Mucorales, Ustilaginales, trong đó bộ Hyphales có số
lượng loài nhiều nhất gồm 14 loài nấm khác nhau. Một số loài nấm tìm thấy trên hạt
cũng là những loài nấm gây bệnh hại trên cây lúa ngoài đồng ruộng đã gây nhiều
tổn thất trong sản xuất như nấm Pyricularia oryzae gây bệnh đạo ôn, nấm
Rhizoctonia solani gây bệnh khô vằn, nấm Bipolaris oryzae gây bệnh tiêm lửa, nấm
Fusarium moniliforme gây bệnh lúa von, nấm Ustilaginoidea virens gây bệnh hoa
cúc. Khi xử lý hạt giống bằng các loại thuốc hoá học, nếu tăng nồng độ Carbenzim
50WP lên 0,4% thuốc có hiệu lực diệt trừ nấm trên hạt khá cao, tuy nhiên hiệu lực
vẫn kém hơn hiệu lực của thuốc Tilt super 300EC.
Lê Thị Ngọc Anh (2008) đã xác định thành phần nấm bệnh hại hạt giống lúa
sau nhập khẩu năm 2007 gồm 24 loài. Trong đó nhiều loài nấm gây hại trên hạt
giống lúa ở mức cao cũng là các loài nấm gây bệnh trên cây lúa ngoài sản xuất và
đã gây thiệt hại đáng kể như: Pyricularia oryze gây bệnh đạo ôn, Rhizoctonia solani
gây bệnh khô vằn, Ustilaginoidea virens gây bệnh hoa cúc… Một số loài nấm như:
Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme… là các loài nấm có
thể truyền bệnh từ hạt giống sang cây con.
Theo nghiên cứu của Trần Thị Phương Nhã (2009) thành phần bệnh nấm hại
hạt giống lúa sau nhập khẩu năm 2008 thu thập tại trung tâm kiểm dịch vùng I gồm
19 loài. Trong đó nhiều loài gây hại trên hạt giống lúa ở mức độ cao cũng là loài
gây bệnh trên cây lúa ngoài sản xuất và đã gây ra những thiệt hại đáng kể như
Pyricularia oryzae, Rhizoctonia solani, Các loài nấm hại hạt giống lúa là một

×