Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên internet theo quy định của điều ước quốc tế và pháp luật việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THU HƯƠNG

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
ĐIỆN ẢNH TRÊN INTERNET THEO QUY ĐỊNH
CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THU HƯƠNG

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN
ẢNH TRÊN INTERNET THEO QUY ĐỊNH CỦA ĐIỀU
ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thái Mai

HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng học
viên. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, học viên có tham khảo một số
bài viết, tài liệu của các tác giả khác, các nguồn trích dẫn, tham khảo, thông tin từ các
buổi hội thảo đã được chỉ ra trong mục Danh mục tài liệu tham khảo. Các ví dụ và
trích dẫn trong luận văn được đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Thái Mai

Học viên

Nguyễn Thu Hương


LỜI CẢM ƠN
Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo TS. Nguyễn Thái Mai Giảng viên chính Khoa Pháp luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Sự chỉ bảo và
hướng dẫn tận tình của cô trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, đã tạo
điều kiện thuận lợi cho học viên có được công trình nghiên cứu hoàn chỉnh và suôn sẻ

như ngày hôm nay. Tận đáy lòng mình, học viên rất biết ơn cô!
Học viên cũng xin chân thành các thầy cô giảng dạy tại Khoa Pháp luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhờ những kiến thức được các thầy cô truyền đạt trong
suốt quá trình theo học chương trình Thạc sĩ Luật học mà học viên có nền tảng kiến thức
để hoàn thành được luận văn. Bên cạnh đó, học viên cũng chân thành cảm ơn các thầy cô
Khoa Sau đại học Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã giúp đỡ cho học viên trong quá
trình hoàn thành luận văn.
Lời cuối, học viên xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè
của học viên đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn.
Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thu Hương


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật dân sự

BLHS

Bộ luật hình sự

Bộ VH-TT&DL

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

Công ước Berne


Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật
1886 - Berne Convention for the Protection of Literary and
Artistic Works

Cục ANVHTT-TT Cục An ninh văn hóa thông tin và truyền thông
ĐƯQT

Điều ước quốc tế

EU

European Union - Liên minh Châu Âu

HADOPI

Cơ quan tối cao về phân phối các tác phẩm và bảo vệ quyền trên
Internet tại Pháp - Haute Autorité pour la Diffusion des Oeuvres
et la Protection des droits sur Internet

HĐTM

Hiệp định thương mại

Hiệp định TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific
Partnership Agreement

Hiệp định TRIPs


Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ 1994 - Agreement on trade – related aspects of
intellectual property rights 1994

Hiệp ước WCT

Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả 1996 - The WIPO
Copyright Treaty

NOIP

National Office of Intellectual Property of Vietnam - Cục Sở
hữu trí tuệ Việt Nam

SHTT

Sở hữu trí tuệ

WIPO

World Intellectual Property Organization - Tổ chức sở hữu trí
tuệ thế giới

WTO

World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................. 4
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 5
5. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài ................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài ..................................................................... 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................... 7
8. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 7
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH TRÊN INTERNET ..... 8
1.1. Khái niệm quyền tác giả .............................................................................. 8
1.1.1. Định nghĩa quyền tác giả .................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm quyền tác giả ....................................................................... 9
1.2. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet ............... 13
1.2.1. Tác phẩm điện ảnh ........................................................................... 13
1.2.2. Internet và quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet ... 18
1.2.3. Vai trò của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên
Internet .......................................................................................................... 21
1.3. Nguồn luật áp dụng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên
Internet ............................................................................................................. 23
1.3.1. Điều ước quốc tế ............................................................................... 23
1.3.2. Pháp luật Việt Nam ........................................................................... 26
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................... 28
Chương 2: NỘI DUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH TRÊN INTERNET THEO QUY ĐỊNH

CỦA ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............................ 29
2.1. Chủ thể được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên
Internet ............................................................................................................. 29


2.1.1. Quy định của ĐƯQT ............................................................................ 29
2.1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam ........................................................ 30
2.2. Các quyền được bảo hộ, thời hạn bảo hộ, giới hạn bảo hộ đối với tác
phẩm điện ảnh trên Internet............................................................................ 35
2.2.1. Các quyền được bảo hộ ........................................................................ 35
2.2.2. Thời hạn bảo hộ ................................................................................... 44
2.2.3. Giới hạn bảo hộ .................................................................................... 46
2.3. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên
Internet ............................................................................................................. 48
2.3.1. Quy định của ĐƯQT ............................................................................ 48
2.3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam ........................................................ 49
2.4. Biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet
........................................................................................................................... 51
2.4.1. Biện pháp tự bảo vệ .............................................................................. 52
2.4.2. Biện pháp pháp lý ................................................................................. 54
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................... 61
Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM ĐIỆN ẢNH TRÊN INTERNET VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH TRÊN
INTERNET TẠI VIỆT NAM ............................................................................. 62
3.1. Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet
........................................................................................................................... 62
3.1.1. Thực trạng tại một số quốc gia trên thế giới ........................................ 62
3.1.2. Thực trạng tại Việt Nam ...................................................................... 64
3.1.3. Nguyên nhân của thực trạng ............................................................... 70

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh trên Internet tại Việt Nam ........................................................................ 73
3.2.1. Những thách thức đối với việc bảo hộ tác phẩm điện ảnh trên Internet
tại Việt Nam ................................................................................................... 73
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể ........................................................................ 78
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................... 86
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ra đời từ năm 1953, đến nay, Điện ảnh Việt Nam đã xây dựng được một thiết
chế hoàn chỉnh, từ hệ thống các cơ sở đào tạo diễn viên, đạo diễn, quay phim và các
lĩnh vực chuyên môn khác, hệ thống các đơn vị sản xuất phim và đơn vị quản lý
hoạt động của ngành điện ảnh là Cục Điện ảnh Việt Nam. Là một lĩnh vực quan
trọng, có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội, ngành điện ảnh Việt Nam đã được
Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị tương đối hoàn chỉnh,
cũng như có hệ thống các quy phạm pháp luật tương đối toàn diện góp phần thúc
đẩy sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của Internet – cuộc cách
mạng công nghệ vĩ đại trong kỷ nguyên mới, đã hình thành một môi trường đặc
biệt, trong đó việc bảo hộ quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh nói riêng trở nên phức tạp hơn. Một mặt, môi trường Internet giúp cho tác
giả tác phẩm điện ảnh có thể quảng bá tác phẩm của mình tới đông đảo công chúng
một cách thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm. Tuy nhiên, tiến bộ công nghệ này cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi xâm phạm quyền chính đáng của tác giả đối
với “đứa con tinh thần” của mình, bởi môi trường này giúp cho việc sao chép, tải về

máy cá nhân một cách bất hợp pháp các tác phẩm điện ảnh dễ dàng hơn, và gần như
ai cũng cho rằng việc tải thông tin tự do từ Internet xuống máy cá nhân là việc bình
thường, không phải trả tiền sử dụng hay không bị đánh đồng đó là hành vi ăn cắp.
Nhận thức đó đã gây thiệt hại rất lớn đến quyền lợi hợp pháp của tác giả và chủ sở
hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh. Thực trạng xâm phạm tràn lan quyền
tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet không còn là một vấn đề quá xa lạ
đối với riêng Việt Nam, mà tồn tại ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Sự kiện nước ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), tham gia các ĐƯQT liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đó là: Công
ước Berne bảo hộ các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật; Hiệp định về
những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), phê
chuẩn gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với việc đảm bảo


2

thực thi cam kết về SHTT, sắp tới là gia nhập Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả
(Hiệp ước WCT) và xuất phát từ thực trạng các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối
với tác phẩm điện ảnh trên Internet, chúng ta nhận thức được việc bảo hộ quyền tác
giả đối với loại hình tác phẩm này đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet đang là vấn đề
mà pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu và
hoàn thiện. Nhận thấy đây là một vấn đề khá hay và mới mẻ trong lĩnh vực bảo hộ
quyền tác giả, học viên xin chọn đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh trên Internet theo quy định của Điều ước quốc tế và pháp luật Việt
Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet là một đề
tài khá mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Các đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo đăng tạp chí, luận văn, luận án gần đây mới

đề cập đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet, cụ thể:
-

Năm 1995, bài viết của tác giả Olsson, Henry với đề tài “Enforcement of

Copyright and Neighboring Rights under National Laws” được trình bày tại Hội
thảo quốc gia WIPO về quyền tác giả và quyền giáp ranh được tổ chức bởi WIPO
hợp tác với Chính phủ nước Cộng hòa Philippines diễn ra tại Manila, tháng
12/1995;
-

Năm 2012, luận văn Thạc sĩ của tác giả Maximilian von Grafenstein với đề

tài “Copyright Protection of Formats in the European Single Market” trong khuôn
khổ Chương trình nghiên cứu tin học pháp lý Châu Âu năm 2012;
-

Năm 2012, báo cáo của IRIS plus với chủ đề “The Lifespan for Copyright of

Audiovisual Works” đề cập đến nội dung xác định thời hạn bảo hộ các tác phẩm
điện ảnh, thời điểm tác phẩm điện ảnh thuộc về công chúng ở theo pháp luật các
quốc gia ở Châu Âu nhìn nhận dưới góc độ luật Bản quyền của Anh.
-

Năm 2001, tại Hội thảo Quyền tác giả trong lĩnh vực điện ảnh diễn ra ở Hà

Nội, tác giả Trần Thế Dân – Phó Tổng Thư Ký Hội Điện ảnh Việt Nam, đã có bài


3


tham luận với đề tài “Vấn đề bản quyền trong hoạt động điện ảnh”. Nội dung bài
tham luận tập trung vào làm rõ vấn đề bản quyền điện ảnh khi đất nước ta bước
sang thời kì phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường và có sự so sánh với thị trường
bản quyền điện ảnh ở một số quốc gia trong khu vực như Trung Quốc. Bài tham
luận ra đời trong thời kỳ Việt Nam vẫn đang áp dụng BLDS năm 19995, chưa xây
dựng Luật SHTT và chưa có Luật Điện ảnh.
-

Năm 2009, luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Quản Tuấn Anh được thực

hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài “Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan trong môi trường kỹ thuật số - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Nội dung
của luận văn tập trung chủ yếu vào việc phân tích quy định của pháp luật Việt Nam
về quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa
học trong môi trường kỹ thuật số. Từ đó, luận văn đưa ra những giải pháp nhằm
đảm bảo việc bảo hộ trên thực tế được hiệu quả hơn.
-

Năm 2012, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê Thị Hải Linh được thực hiện

tại trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc theo quy định của pháp luật Việt nam và Hàn Quốc”. Khóa luận tập trung
nghiên cứu các quy định của Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm
nhạc và có sự so sánh với quy định của pháp luật Hàn Quốc, từ đó rút ra kinh
nghiệm cho Việt Nam khi tiến hành bảo hộ loại hình tác phẩm này.
-

Năm 2014, luận văn Thạc sĩ ngành Pháp luật về quyền con người của tác giả


Nguyễn Anh Đức được thực hiện tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội với đề tài
“Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ Internet trên thế giới và Việt nam:
Phân tích dưới góc độ quyền con người”. Luận văn tập trung phân tích các quy định
của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền tác giả trong môi
trường Internet dưới góc nhìn việc bảo hộ đó là bảo vệ quyền của con người.
-

Năm 2014, Hội thảo “Bảo hộ bản quyền trong lĩnh vực điện ảnh và truyền

hình trong môi trường số” diễn ra tại TP.HCM đã ghi nhận nhiều bài tham luận sắc
bén của các tác giả là chuyên gia về SHTT từ nhiều đơn vị, cụ thể:


4

+ Bài tham luận “Tổng quan pháp luật Việt Nam và quốc tế về quyền tác giả
đối với tác phẩm điện ảnh, chương trình truyền hình trong môi trường kỹ thuật số”
của tác giả Phạm Thị Kim Oanh (Cục Bản quyền tác giả);
+ Bài tham luận “Thực trạng vi phạm bản quyền đối với tác phẩm điện ảnh,
chương trình truyền hình ở trên Internet hiện nay” của tác giả Phan Vũ Tuấn
(IPA);......
-

Năm 2016, bài tham luận tại Hội thảo Quốc gia “Thực thi các cam kết pháp

lý của Việt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do và vấn đề bảo vệ quyền sao
chép trong bối cảnh hội nhập” của tác giả Nguyễn Thái Mai với đề tài “Quyền sao
chép trong môi trường số theo quy định của Điều ước quốc tế và kinh nghiệm của
các quốc gia phát triển”. Bài viết đã đi vào phân tích các quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền sao chép, chỉ ra đặc tính của loại quyền này

và thực trạng xâm phạm quyền sao chép đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật,
khoa học trên Internet. Bài viết cũng đã chỉ ra các biện pháp mà các quốc gia trên
thế giới sử dụng để hạn chế hành vi xâm phạm quyền sao chép trên Internet và
khuyến khích áp dụng tại Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã phần nào đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet. Tuy
nhiên, hầu hết các công trình về đề tài này mới chỉ gói gọn trong các buổi Hội thảo,
vì vậy các vấn đề nghiên cứu còn mang tính chung chung, không chuyên sâu vào
lĩnh vực cụ thể. Do đó, dưới góc độ là luận văn thạc sĩ, luận văn sẽ nghiên cứu
quyền tác giả trên Internet một cách chuyên sâu hơn, cụ thể luận văn sẽ tập trung
vào lĩnh vực điện ảnh – một vấn đề mà sự vi phạm quyền tác giả đang được quan
tâm cả trên thế giới và Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
trên Internet, cụ thể: chủ thể nào được bảo hộ, bảo hộ quyền tác giả ở khía cạnh nào,
bảo hộ như thế nào, thời gian bảo hộ, giới hạn bảo hộ, hành vi nào sẽ bị coi là xâm


5

phạm đến quyền tác giả tác phẩm điện ảnh trên Internet, những trường hợp tác
phẩm điện ảnh sẽ không được bảo hộ,... Bên cạnh đó, thông qua các số liệu thu thập
được từ thực trạng vi phạm của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, đề tài
sẽ đưa ra các giải pháp góp phần khắc phục tình trạng trên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm điện ảnh trên Internet theo quy định của ĐƯQT và pháp luật Việt Nam. Đối
với ĐƯQT, luận văn tập trung phân tích các quy định tại các ĐƯQT mà Việt Nam
là thành viên và sẽ là thành viên, cụ thể: Công ước Berne, Hiệp định TRIPs, Hiệp

ước WCT. Đối với pháp luật Việt Nam, luận văn tập trung phân tích các quy định
về SHTT như: Luật SHTT, Nghị định 100/2006/NĐ-CP, Luật Điện ảnh,.... Bên
cạnh đó, luận văn còn tìm hiểu thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm
điện ảnh trên Internet tại một số quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nội dung bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
trên Internet nhằm làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:
-

Các vấn đề cơ bản liên quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện

ảnh trên Internet;
-

Các quy định của ĐƯQT và pháp luật Việt Nam quy định về việc bảo hộ

quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet. Từ đó, đề tài sẽ chỉ ra sự
tương thích các quy định của pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế,
cũng như những nội dung pháp luật Việt Nam ghi nhận cụ thể và sâu sắc hơn;
-

Đánh giá thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên

Internet ở một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó, đề tài sẽ chỉ ra
nguyên nhân của các thực trạng và đưa ra các giải pháp kiến nghị giải quyết thực
trạng.
-

Cuối cùng, đề tài muốn hướng người đọc nhận thức được tầm quan trọng của


việc bảo hộ quyền cho các tác giả tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm được lưu thông
trong môi trường Internet, biết được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là bất hợp


6

pháp để tạo cho bản thân ý thức tôn trọng quyền tác giả nói chung và quyền tác giả
đối với tác phẩm điện ảnh nói riêng.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, học viên sẽ tập trung lí giải
và đưa ra lời giải cho một số câu hỏi, như:
-

Quyền tác giả là gì? Tại sao phải bảo hộ quyền tác giả?

-

Tác phẩm điện ảnh là gì? Quyền của tác giả đối với tác phẩm điện ảnh có gì

khác biệt so với quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
không?
-

Tại sao phải bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet?

Môi trường đó ảnh hưởng như thế nào đến quyền tác giả?
-

Các quy định của ĐƯQT và pháp luật Việt Nam về vấn đề này có tương


thích với nhau không?
-

Thực trạng diễn ra các hành vi xâm phạm nghiêm trọng như thế nào?

-

Với thực trạng đó, chúng ta có thể đề xuất những giải pháp nào để nhằm gỡ

bỏ phần nào những khó khăn trước mắt trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm điện ảnh trên Internet?
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nền tảng là các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước
và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo hộ quyền SHTT tại Việt
Nam, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
-

Phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu lịch sử ra đời các thuật ngữ

chuyên ngành: quyền tác giả, tác phẩm điện ảnh, Internet...
-

Phương pháp so sánh nhằm tìm ra những điểm tương đồng giữa pháp luật

Việt Nam và các ĐƯQT quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh trên Internet.
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê các thông tin, tài liệu, số liệu liên


quan: báo cáo tại Hội thảo chuyên ngành, báo cáo của Cục Bản quyền tác giả,....;


7

tham khảo các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài về bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet, từ đó đưa ra được giải pháp kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện cơ chế quản lý của Nhà nước về vấn đề trên.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, dù tác phẩm điện ảnh được lưu thông
trong môi trường truyền thống hay trên Internet, đều cần được bảo hộ một cách hiệu
quả. Với lượng kiến thức và nguồn thông tin có được trong quá trình nghiên cứu,
học viên hi vọng đề tài của mình sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý cơ bản về quyền tác
giả đối với tác phẩm điện ảnh, đặc biệt là việc bảo hộ quyền tác giả trên Internet. Đề
tài sẽ là kênh thông tin về các biện pháp hữu ích có thể áp dụng để góp phần bảo hộ
hiệu quả quyền tác giả cho các tác phẩm điện ảnh trên Internet. Hơn hết, đề tài có ý
nghĩa rất lớn, là thành quả sau quá trình thực hiện chương trình đào tạo Thạc sĩ luật
học của học viên tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, bố cục của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm điện ảnh trên Internet
Chương 2: Nội dung pháp lý cơ bản về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh trên Internet theo quy định của Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam
Chương 3: Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên
Internet và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh trên Internet tại Việt Nam



8

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢO HỘ QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH TRÊN INTERNET
1.1. Khái niệm quyền tác giả
1.1.1. Định nghĩa quyền tác giả
Trong Thời kỳ Cổ đại và Trung Cổ, con người chưa biết đến quyền cho một
tác phẩm trí tuệ. Khi không muốn tác phẩm của mình bị thay đổi, tác giả chỉ có cách
gắn một lời nguyền rủa vào quyển sách của mình như Eike von Repgow, tác giả của
Sachsenspiegel, một quyển sách ghi chép lại các luật lệ đương thời, đã nguyền rủa
những người giả mạo tác phẩm của ông sẽ bị chết1.
Cùng với phát minh ra máy in điện tử (khoảng 1440)2, các bản sao chép lại của
một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất ở số lượng lớn một cách dễ dàng hơn
nhưng tác giả vẫn chưa có được “quyền tác giả”. Đến thời kỳ Phục hưng, những
người sáng tạo ra tác phẩm có một số đặc quyền nhất định nhưng chưa đem lại cho
họ thu nhập. Vào thế kỷ XVIII, độc quyền sao chép của tác giả được công nhận và
ghi nhận trong bộ luật của nước Anh năm 1710, tại Hoa Kỳ vào năm 1770, tại Pháp
vào năm 1791 và tại nước Phổ vào năm 1837.
Dựa trên sự phát triển pháp luật của các quốc gia về quyền tác giả, thuật ngữ
quyền tác giả ngày càng được hiểu rộng hơn về nội dung và phạm vi bảo vệ, cũng
như xác định rõ hành vi nào xâm phạm quyền tác giả và những biện pháp để bảo vệ
tác phẩm khỏi hành vi xâm phạm này. Mặc dù hệ thống pháp luật khác nhau dẫn
đến việc các quốc gia có cách định nghĩa riêng về quyền tác giả, tuy nhiên, quyền
tác giả được biết đến như một loại quyền chính đáng của những người sáng tạo,
những người tham gia vào các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học.
Theo hệ thống pháp luật bản quyền của hệ thống thống luật (Common law),
quyền tác giả được gọi bằng thuật ngữ “Bản quyền – Copyright”, xuất phát từ khía
cạnh thương mại để nhấn mạnh đến quyền lợi về mặt kinh tế của người sở hữu

quyền tác giả (copyright owner) sẽ được hưởng khi “sao chép, nhân bản” tác
1
2

ngày truy cập 14/04/2016.
ngày truy cập 14/04/2016


9

phẩm. Nghĩa là, theo Luật Bản quyền, các quốc gia sẽ đứng về phía các nhà khai
thác giá trị kinh tế của tác phẩm chứ không phải đứng về phía người sáng tạo ra tác
phẩm. Còn theo hệ thống pháp luật quyền tác giả của hệ thống luật lục địa (Civil
law), quyền tác giả được gọi bằng thuật ngữ “Quyền tác giả - Author’s right”, trong
đó trọng tâm là bảo vệ quyền của người sáng tạo ra tác phẩm, nhấn mạnh đến quyền
lợi về mặt tinh thần (moral rights) mà tác giả của tác phẩm sẽ được hưởng như
quyền được trích dẫn khi tác phẩm được sử dụng hoặc quyền bảo đảm tác phẩm
không bị sửa đổi, bổ sung, thay đổi, chuyển thể dưới mọi hình thức mà không được
sự đồng ý của tác giả.
Trong xu thế hội nhập, pháp luật Việt Nam đã xây dựng tương đối đầy đủ các
quy định về quyền tác giả. Chế định quyền tác giả được ghi nhận trong nhiều văn
bản luật như Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật
SHTT năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, BLDS năm 2005 và các văn bản dưới
luật khác như Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 9 năm
2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật
sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan; Nghị định số 131/2013/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 16 tháng 10 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính
về quyền tác giả, quyền liên quan,…. Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT 2005 định nghĩa:
“quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu”. Theo đó, quyền tác giả bảo hộ các sáng tạo của tác giả trong lĩnh vực

văn học và nghệ thuật có tính nguyên gốc như tiểu thuyết, thơ, âm nhạc, tranh vẽ,
ảnh chụp, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm điện ảnh,….của tất cả các tác giả như nhà
văn, nhạc sĩ, đạo diễn,….
1.1.2. Đặc điểm quyền tác giả
Quyền tác giả được biết đến như một quyền về văn hóa của con người. Điều
27 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người ghi nhận rằng: “Mọi người đều có
quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, sáng tác nghệ thuật và
tham gia hoạt động khoa học. Mỗi người đều có quyền được bảo vệ lợi ích tinh thần
và lợi ích vật chất có được từ hoạt động khoa học, văn hóa, nghệ thuật mà mình là


10

tác giả”. Công ước quốc tế về quyền xã hội, kinh tế và văn hóa năm 1966 cũng thể
hiện rõ nét quan điểm “các quốc gia ký kết phải công nhận cho mỗi người quyền
được bảo vệ các lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất có được từ hoạt động khoa học,
văn học và nghệ thuật mà họ là tác giả” (Điều 15). Điều 62 Hiến pháp Việt Nam
2013 và Điều 51 BLDS 2005 cũng đã ghi nhận quyền tự do sáng tạo nghệ thuật và
khoa học của con người được Nhà nước bảo đảm quyền và bảo hộ quyền SHTT.
Quyền tác giả có các đặc điểm sau:
 Quyền tác giả có đối tượng bảo hộ mang tính sáng tạo
Quyền tác giả bảo hộ một loạt hình thức thể hiện sáng tạo và có tính nguyên
gốc các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Theo Công ước Berne, tác phẩm
văn học, nghệ thuật, khoa học bao gồm các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa
học và nghệ thuật bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào,
chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu,
bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác
phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện
ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự với điện ảnh, các tác
phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, chạm trổ, in thạch bản; các tác phẩm

nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ thuật tương tự như nhiếp ảnh;
các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác
phẩm tạo hình liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học3.
Xuất phát từ hoạt động tư duy của con người trong quá trình lao động, sáng tạo
và được thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nhất định, đối tượng của quyền tác
giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Tính sáng tạo của tác phẩm không phụ thuộc vào
tính mới của tác phẩm, nghĩa là dù một tác phẩm có nội dung không mới nhưng nếu
có tính sáng tạo thì tác phẩm đó vẫn được bảo hộ quyền tác giả. Bên cạnh đó, pháp
luật về quyền tác giả sẽ không bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm dưới dạng nào đó
mà không phản ánh hay không chứa đựng nội dung nhất định. Tác phẩm phải do tác
3

Điều 2.1 Công ước Berne.


11

giả trực tiếp thực hiện lao động bằng trí tuệ của mình mà không phải sao chép từ tác
phẩm của người khác. Những tác phẩm được thể hiện dưới hình thức nhất định, có
nội dung cụ thể nhưng trái với đạo đức xã hội, lợi ích dân tộc, xâm phạm đến quyền
con người, quyền công dân,….sẽ không được pháp luật bảo hộ.
 Quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm
Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi tác
phẩm được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung
tác phẩm. Tác phẩm đó phải là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể
hiện ra bên ngoài dưới hình thức nhất định để người khác có thể biết tới tác phẩm
trên thực tế, bởi pháp luật sẽ không thể bảo vệ tác phẩm khi tác phẩm mới chỉ được
định hình trong suy nghĩ hay ý tưởng của tác giả.
Về hình thức thể hiện tác phẩm, Công ước Berne cho phép các quốc gia lựa

chọn việc tác phẩm bảo hộ phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định
hay không (Điều 2.2). Bên cạnh đó một số quốc gia yêu cầu tác phẩm phải được thể
hiện dưới một hình thức hữu hình “any tangible medium of expression” (Điều 102
Luật Bản quyền Hoa Kỳ), “material form” (Điều 3 Phần 1 Luật Bản quyền
Canada),…. Trong khi đó, đối với một số quốc gia, quyền tác giả được bảo hộ khi
tác phẩm đó được thể hiện dưới hình thức bất kỳ (Điều L112-1 Bộ Luật SHTT
Pháp).
Về đặc điểm này, Luật SHTT Việt Nam quy định tác phẩm phải được thể hiện
dưới hình thức vật chất nhất định4 tương tự với Luật Bản quyền của Hoa Kỳ. Quy
định như vậy sẽ là bằng chứng cho tác giả bảo vệ quyền tác giả của mình, nhất là
khi phải chống lại sự sao chép, tự ý sửa chữa tác phẩm từ người khác.
Pháp luật về quyền tác giả không quy định điều kiện về nội dung đối với tác
phẩm được bảo hộ bởi trên thực tế, nhiều tác phẩm có nội dung giống nhau khi
cùng nghiên cứu về một vấn đề, cách tiếp cận giống nhau, tuy nhiên ngôn từ, cách
sắp xếp kết cấu nội dung tác phẩm lại mang đặc điểm riêng của tác giả. Do đó, sự
thể hiện các tác phẩm trong trường hợp này vẫn được bảo hộ quyền tác giả.
4

Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT 2005.


12

 Quyền tác giả được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ tự động
Đây là nguyên tắc đặc thù của bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, quyền tác giả
được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc
vào bất kỳ thủ tục nào như đăng ký cấp giấy chứng nhận, nộp lưu chiểu. Quyền tác
giả sẽ phát sinh ngay tại thời điểm tác giả sáng tạo ra tác phẩm, có nghĩa là khi tác
phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà người khác có thể
nhận biết được sự tồn tại của tác phẩm đó.

Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ sự sáng tạo cá nhân về hình thức thể hiện ý
tưởng, do đó khi con người sáng tạo và thể hiện ý tưởng dưới một hình thức khách
quan nhất định thì cũng đồng thời phát sinh quyền tác giả mà không cần một điều
kiện hay thủ tục nào.
 Quyền tác giả mang tính lãnh thổ
Đối với quyền tác giả, tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật, các tác phẩm sẽ
được bảo hộ ngay khi tác phẩm được tạo ra, hoặc ở một số nước, ngay khi tác phẩm
được định hình dưới dạng vật chất bất kỳ theo pháp luật của quốc gia đó, và chỉ có
hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Tuy nhiên, liên quan đến việc bảo hộ ở
nước ngoài, một tác phẩm được công dân hoặc cư dân của một nước là thành viên
của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật hoặc thành viên của
WTO tạo ra sẽ được bảo hộ tự động ở tất cả các nước thành viên khác của Công ước
Berne hay WTO. Như vậy, cơ chế bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm sẽ được đảm
bảo thi hành rộng rãi và đúng với tiêu chí đảm bảo quyền tác giả đối với “sản phẩm
con đẻ” của mình.
 Quyền tác giả mang tính thời gian
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới
một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã
đăng ký hay chưa đăng ký5. Tuy nhiên, về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm được xác định khác nhau tùy theo pháp luật từng quốc gia.

5

Xem Điều 2.2 Công ước Berne và Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT 2005.


13

Theo Luật SHTT 2005, quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn đối với các
quyền nhân thân quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 19, cụ thể: đặt tên cho tác

phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; Được nêu tên thật hoặc bút danh
khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho
người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào
gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Bên cạnh đó, thời gian bảo hộ
quyền tác giả đối với những trường hợp còn lại nhìn chung sẽ được tính là suốt cuộc
đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả sẽ khác
nhau đối với từng loại tác phẩm bảo hộ.
1.2. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet
1.2.1. Tác phẩm điện ảnh
Từ lâu, điện ảnh vốn là một ngành nghệ thuật quan trọng, có vai trò đặc biệt
trong đời sống xã hội, là sứ giả quảng bá một cách chân thực nhất hình ảnh đất nước
và con người của mỗi quốc gia đến khắp năm châu bạn bè quốc tê.
Điện ảnh ra đời nhờ những tìm tòi và phát triển kỹ thuật vào nửa cuối thế kỉ
XIX tập trung vào việc ghi lại hình ảnh chuyển động, đó là những phát minh của
Louis Le Prince, Eadweard James Muybridge, Étienne-Jules Marey hay Thomas
Edison. Tuy vậy, các nhà sử học thường coi ngày khai sinh ra nghệ thuật điện ảnh là
ngày 28 tháng 12 năm 1895, khi buổi chiếu phim chuyển động và có thu tiền đầu
tiên được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức tại Salon Indien (Phòng Ấn
Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp. Những khách
vào xem buổi chiếu này phải trả 1 franc để xem chừng 10 đoạn phim ngắn dài 1
phút. Đoạn phim đầu tiên trong số này được Anh em Lumière (lumière trong tiếng
Pháp có nghĩa là ánh sáng) quay vào khoảng tháng 8 năm 1894 tại tầng trệt căn hộ
của họ ở đường Saint Victor (Lyon), nay đã được đổi tên thành đường Premier Film
(Bộ phim đầu tiên). Được biết tới nhiều nhất trong buổi chiếu này là đoạn phim La
Sortie de l'usine Lumière à Lyon (Buổi tan ca của nhà máy Lumière ở Lyon), được
quay vào mùa hè năm 1895, ghi lại cảnh các công nhân rời khỏi nhà máy của nhà


14


Lumière ở Lyon6. Do đây chỉ là những đoạn phim ghi lại cảnh sinh hoạt thường
ngày nên nó gần với các bộ phim tài liệu hơn là phim điện ảnh. Phải đến thập niên
1910, đạo diễn Hoa Kỳ D.W.Griffith đã đưa điện ảnh tiến thêm một bước mới khi
chuẩn hóa các thuật ngữ điện ảnh và các công đoạn làm phim cũng như cho ra đời
bộ phim mang tính cách mạng về kỹ thuật dàn dựng và kịch bản The Birth of a
Nation7.
Trong xu thế hòa chung với nền điện ảnh của thế giới, khái niệm tác phẩm
điện ảnh được ghi nhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
Luật SHTT là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận tác phẩm điện ảnh và tác phẩm
được tạo ra theo phương pháp tương tự (gọi chung là tác phẩm điện ảnh) là loại
hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tại Điểm e Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT
2005. Tuy nhiên, phải đến khi Nghị định 100/2006/NĐ-CP ra đời, chúng ta mới có
một định nghĩa rõ ràng về tác phẩm điện ảnh. Theo đó, tác phẩm điện ảnh là
“những tác phẩm được hợp thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu
ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một
chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị
kỹ thuật, công nghệ, bao gồm loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học,
phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác”8.
Bên cạnh đó, Luật Điện ảnh 2006 ra đời cũng đã có những quy định cụ thể và
chi tiết về loại hình nghệ thuật này. Theo đó, điện ảnh được hiểu là một loại hình
nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh động, kết hợp với âm thanh, được ghi
trên vật liệu phim nhựa, băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến
đến công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật. Với đặc trưng là một loại hình
nghệ thuật tổng hợp, với ngôn ngữ đặc trưng là hình ảnh và âm thanh, các tác giả
kịch bản, đạo diễn, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật,
thiết kế âm thanh, ánh sáng,……đã đưa đến công chúng những tác phẩm điện ảnh
có giá trị lịch sử và nghệ thuật. Khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006 định nghĩa:
6

ngày truy cập 14/04/2016.

ngày truy cập 14/04/2016.
8
Điều 14 Nghị định 100/2006/NĐ-CP.
7


15

“Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động kết
hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện
ảnh”. Như vậy, có thể hiểu rằng, tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được hợp thành
bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc
không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân
phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị kỹ thuật, công nghệ.
Pháp luật Việt Nam dựa theo tiêu chí thể loại phim để phân loại các tác phẩm
điện ảnh. Theo đó, tác phẩm điện ảnh bao gồm các loại hình: phim truyện, phim tài
liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự khác (phim nhựa,
phim video, phim truyền hình). Phim truyện theo như cách gọi trong điện ảnh hiện
nay chỉ loại hình phim có hư cấu, có các diễn viên diễn xuất9. Phim tài liệu là loại
hình phim được quay trực tiếp dựa vào các hình ảnh ngoài thực tế, khai thác mọi
khía cạnh trong đời sống ở góc độ chân thực và tự nhiên nhất, không có hoặc rất ít
các chỉ đạo diễn xuất của đạo diễn10. Phim khoa học là một dạng phim tài liệu tập
trung vào các hiện tượng, công trình mang tính khoa học11. Phim hoạt hình là thể
loại phim sử dụng ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được
ghép vào với nhau tạo nên một đoạn phim chiếu tiếp diễn liên tục lên màn ảnh, tạo
ảo giác là các cử động được chuyển động liên tục12. Phim nhựa là phim được sản
xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu
trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim. Phim video là phim sản xuất bằng phương
tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để
phát thông qua thiết bị video. Phim truyền hình là phim vi-đi-ô để phát trên sóng

truyền hình.13

9

ngày truy cập
16/04/2016.
10
/>ngày truy cập 16/04/2016.
11
ngày truy cập
16/04/2016.
12
ngày truy cập 16/04/2016.
13
Khoản 3 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006.


16

Với đặc tính là tác phẩm được hình thành dựa trên sự sáng tạo của tác giả bằng
các hiệu ứng và các thiết bị kỹ thuật nhất định, tác phẩm điện ảnh cũng được ghi
nhận là một sản phẩm nghệ thuật cần được bảo hộ và là đối tượng được bảo hộ
quyền tác giả theo quy định của ĐƯQT và pháp luật Việt Nam. Do đó, quyền tác
giả đối với tác phẩm điện ảnh cũng được bảo hộ đầy đủ như quyền tác giả đối với
tác phẩm văn học và nghệ thuật khác. Tuy nhiên, với tính chất là một loại hình nghệ
thuật đặc biệt nên tác phẩm điện ảnh có những đặc điểm riêng biệt so với các tác
phẩm văn học, nghệ thuật khác, cụ thể:
-

Thứ nhất, tác phẩm điện ảnh là kết quả của hoạt động tư duy sáng tạo của


nhiều cá nhân hợp thành. Khoản 1 Điều 21 Luật SHTT 2005 ghi nhận các chủ thể
được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, bao gồm:
+ Người làm công việc đạo diễn điện ảnh là người chịu trách nhiệm chỉ đạo
quá trình thực hiện một tác phẩm điện ảnh từ khi tác phẩm mới chỉ là ý tưởng cho
đến khi hoàn thành, giữ vai trò chuyển tải tư tưởng và nội dung kịch bản do biên
kịch sáng tạo ra thành kịch bản phân cảnh, chỉ đạo diễn xuất và các phương tiện kỹ
thuật khác;
+ Biên kịch tác phẩm điện ảnh là người tạo ra đầu vào, tiền đề cho việc hình
thành tác phẩm điện ảnh, thể hiện thông qua nhiệm vụ lên ý tưởng, chọn lọc và phát
triển ý tưởng, xác định đề tài – chủ đề cho tác phẩm điện ảnh, tạo ấn tượng trong
việc trình bày nội dung tác phẩm điện ảnh;
+ Người quay phim với phương tiện kỹ thuật trong tay sẽ đưa ra những quyết
định nghệ thuật, sáng tạo, tác động đến cảm nhận tổng thể và ấn tượng thị giác của
tác phẩm điện ảnh; thống nhất dàn cảnh, chọn vị trí đặt máy quay, phối hợp các
chuyển động của máy quay với di chuyển của diễn viên hoặc phương tiện chuyển
động khác trong suốt quá trình tạo ra tác phẩm điện ảnh;
+ Người dựng phim là người thực hiện những thao tác kỹ thuật để loại bỏ đi
những cảnh quay, những hình ảnh không cần thiết và xâu chuỗi những đoạn phim
lại với nhau một cách logic, có ý đồ để tạo nên một bộ phim hoàn chỉnh về “hình
thức và nội dung”;


17

+ Người sáng tác âm nhạc không chỉ là người đảm nhận công việc tạo hiệu
ứng cho hình ảnh và lời thoại mà còn truyền cảm hứng cho cả một bộ phim thông
qua việc viết nhạc dạo đầu, nhạc nền, nhạc phim và ca khúc trong phim, khiến cho
bộ phim trở nên sống động hơn, sâu hơn, hiện thực hơn;
+ Cùng với các hoạt động đặc trưng trên, người thiết kế mỹ thuật; thiết kế âm

thanh; ánh sáng; mỹ thuật trường quay; thiết kế đạo cụ; kỹ xảo và các công việc
khác có tính sáng tạo,….đã hợp thành một tập thể sáng tạo tác phẩm điện ảnh hoàn
chỉnh.
Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tổ chức, cá nhân đầu tư tài
chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh cũng được coi là một
thành phần quan trọng tạo ra sự kết hợp hoàn hảo cho tác phẩm điện ảnh. Cá nhân,
tổ chức này có thể làm công tác đi chọn kịch bản, tìm đạo diễn, hoạch định kế
hoạch làm phim, kế hoạch kinh doanh, bán phim và tìm các nhân tố khác để thực
hiện bộ phim, từ đó đầu tư tiền và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất phim. Họ
gần như có toàn quyền trong việc tổ chức sản xuất và khai thác tác phẩm này.
Chính vì điện ảnh là một môn nghệ thuật tổng hợp, tác phẩm điện ảnh được
tạo ra do một tập thể tác giả đồng sáng tạo nên mỗi cá nhân sáng tạo của loại hình
nghệ thuật này có vị trí, vai trò và đóng góp riêng trong tác phẩm điện ảnh. Giá trị
lao động sáng tạo của họ được Nhà nước bảo hộ thông qua hệ thống pháp luật và
hoạt động của hệ thống thực thi quyền tác giả. Luật SHTT Việt Nam đã ghi nhận
bảo hộ quyền tác giả tác phẩm điện ảnh cho tập thể tác giả tại Điều 19 về quyền
nhân thân (quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác
phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm) và Điều 20 về quyền tài sản (quyền
sao chép tác phẩm; quyền công bố tác phẩm;….). Theo đó, các cá nhân, tổ chức
khác muốn sử dụng tác phẩm điện ảnh sẽ phải tuân thủ các quy định của Luật SHTT
về sự đồng ý, cho phép của cả tập thể tác giả nói trên và trả thù lao, nhuận bút để
đảm bảo tất cả các tác giả đều được tôn trọng quyền tác giả đối với sản phẩm của
mình, đồng thời tạo nguồn cảm hứng cho các tác giả tiếp tục sáng tạo nghệ thuật
trong lĩnh vực riêng mà mình đảm nhận.


18

-


Thứ hai, tác phẩm điện ảnh có thể là các tác phẩm phái sinh, là sáng tạo mới

tiếp theo dựa trên các tác phẩm gốc hiện có (tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật
dân gian,….) được chuyển thể, cải biên từ các nguồn tư liệu khác nhau đang được
bảo hộ quyền tác giả hoặc đã hết thời hạn bảo hộ. Theo quy định của pháp luật,
quyền làm tác phẩm phái sinh là một độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả nên trong quá trình tạo ra một tác phẩm điện ảnh mới đòi hỏi phải quan tâm đến
vấn đề bản quyền của các tác phẩm đang được sử dụng để chuyển tải thành tác
phẩm điện ảnh mới.
-

Thứ ba, tác phẩm điện ảnh có tính tổng hợp các hoạt động sáng tạo, các loại

hình nghệ thuật cao từ mĩ thuật, âm thanh, ánh sáng, âm nhạc, tạo hình,….với sự
tham gia của nhiều chủ thể khác nhau như đạo diễn, biên kịch, quay phim, diễn
viên, nhạc sĩ,….kết hợp tạo thành. Do vậy, các tác phẩm này có thể được khai thác
chung trên phương diện khai thác tác phẩm điện ảnh hoặc khai thác độc lập từng
hoạt động sáng tạo nếu có thể tách riêng.
-

Thứ tư, tính sáng tạo của tác phẩm điện ảnh thể hiện trong cách sắp xếp, bố

trí, trình bày, thể hiện các tình tiết trong từng phân cảnh và cách thức truyền đạt với
sự kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ngôn ngữ, âm nhạc, hỉnh ảnh, màu sắc, ánh sáng,
không gian, thời gian,… để kích thích các giác quan của người xem, tạo cho họ
những cung bậc cảm xúc nhất định thỏa mãn nhu cầu giải trí về tinh thần.
1.2.2. Internet và quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet
Internet (môi trường số) là mạng thông tin điện tử mới của nhân loại. Sáng tạo
này đánh dấu sự ra đời của vấn đề toàn cầu hóa về thông tin. Khác với môi trường
thực trong đó chứa đựng những thực thể hữu hình, Internet là một môi trường

không xác định được bằng những số đo thực tế, trong đó các thực thể vô hình di
chuyển một cách tự do và được định hướng bởi người sử dụng. Môi trường này tạo
điều kiện cho phép các thiết bị kết nối mạng có thể dễ dàng kết nối và trao đổi tài
liệu với nhau mà không đòi hỏi thêm bất cứ điều kiện gì. Các thiết bị kết nối mạng
này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện


×