Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Module 2 QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.98 KB, 35 trang )

MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

I M PA C
UNIVERSITY

MODULE 2

Bạn có thật sự cần một Kế hoạch kinh doanh?
Người ta đã viết rất nhiều về tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh đối với sự thành
công của một doanh nghiệp. Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới bằng cách trả
tiền cho những doanh nghiệp này để lập ra những kế hoạch kinh doanh thông qua chương
trình NEIS.
Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp thành công mà không cần đến những kế hoạch kinh
doanh chính qui.
Có cần phải viết ra một kế hoạch kinh doanh hay không?
Đó không phải là vấn đề, tính kỷ luật trong việc lập kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ hỗ
trợ bạn duy trì sự tập trung và giúp bạn tránh gặp rắc rối. Một kế hoạch giống như một
tấm bản đồ, nó chỉ cho bạn làm thế nào đi từ điểm A đến điểm B mà không bị lạc đường.
Bạn có thể chuyển hướng hoặc dừng lại trên đường đi, nhưng khi bạn đã biết đích đến ở
đâu, bạn sẽ tới đó, và tốn ít công sức.
Hầu hết mọi người khi dự định cho sự kiện chính trong cuộc đời của họ (ví dụ một ngày
nghỉ hoặc một đám cưới) đều phải có kế hoạch. Hầu hết các kế hoạch nằm trong đầu của
họ, và thường họ vạch ra những điểm chính giúp họ nhớ được những sự kiện chính. Một
kế hoạch kinh doanh nên theo một cách thức nghiêm chỉnh thay vì chỉ đơn giản ‘viết ra
bất kỳ ý nào’.
49


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP



Module 2

Ai cần một kế hoạch kinh doanh nghiêm chỉnh?
Kế hoạch kinh doanh nghiêm chỉnh là rất quan trọng đối vời các ngân hàng, nhưng
thường xuyên phi thực tế, và ít quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ/doanh
nghiệp tại gia mới ra đời. Tạo những kế hoạch này tốn ít thời gian và nhiều doanh nghiệp
nhỏ không có chuyên gia và kỹ năng để xây dựng. Dùng tư vấn là chi phí chính, và không
bảo đảm đối với doanh nghiệp ở quy mô này.
Làm thế nào có được kế hoạch đơn giản và phù hợp?
Môt doanh nghiệp tại gia đình lập kế hoạch kinh doanh của mình để đem lại lợi ích cho
bản thân như thế nào mà không lo sợ khi chuẩn bị kế hoạch đó? Câu trả lời là chuẩn bị
một Kế hoạch Hành động. Tầm quan trọng của kế hoạch này đó là nó phải được đặt ở một
khung thời gian, cho phép người vận hành theo dõi được tiến trình.
Nên có sự trợ giúp trong việc đặt kế hoạch để đảm bảo rằng người thực hiện bao quát hết
những mục tiêu quan trọng phải đạt được. Điều này nâng cao khả năng thành công nếu
người thực hiện kế hoạch gặp nhà tư vấn của họ hàng tháng, đảm bảo rằng Kế hoạch hành
động thực sự – một Kế hoạch được thực hiện!
Kế hoạch Hành động
Kế hoạch Hành động là một kế hoạch có cấu trúc để giúp bạn trong việc:
-

biết khách hàng là ai
có kiến thức của đối thủ cạnh tranh
vạch ra các mục tiêu của bạn là gì
điều tra cách thức đạt được mục tiêu
định thời gian để hoàn thành mục tiêu
phân chia nhiệm vụ thành những phần có thể quản lý được
hiểu được cần bao nhiêu tiền để hoàn thành việc kinh doanh, và mất bao lâu để
thu được lợi nhuận


Nó cũng thường bao gồm những câu hỏi như (LÀM THẾ NÀO, KHI NÀO, Ở ĐÂU, TẠI
SAO và CÁI GÌ), ví dụ
50


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

-

Bạn muốn vẽ lên một bức tranh như thế nào
Biểu tượng, khẩu hiệu và màu sắc như thế nào
Cách thức đem lại lợi ích cho khách hàng
Làm thế nào quản lý được chất lượng trong mọi lĩnh vực của việc kinh doanh từ
việc chế tạo sản phẩm cho tới cách trả lời điện thoại
Công việc kinh doanh sẽ tiến hành ở đâu
Khi nào sẽ tiến hành công việc kinh doanh
Tại sao bạn kinh doanh

Các Kế hoạch nhỏ trong Kế hoạch lớn
Một kế hoạch kinh doanh bao gồm những kế hoạch nhỏ hơn với những vấn đề sau:
- Xây dựng mạng lưới quan hệ
- Marketing
- Xúc tiến
- Tài chính
- Khách hàng/Đối thủ cạnh tranh
Thời gian biểu
Tất cả các kế hoạch nên được đặt trong một lịch trình thời gian, và nên được đối chiếu

thường xuyên với lịch trình thời gian đó. Nều cần, thay đổi lịch trình thời gian cho kế
hoạch – nhưng không được bỏ quên kế hoạch.
Đầu tiên, nên làm việc với lịch trình hàng tháng trong 12 tháng. Lập kế hoạch cái bạn
muốn đạt được mỗi tháng. Đây sẽ là những mục tiêu bạn hướng công việc của mình vào.
Sau đó lập kế hoạch hàng tuần và cuối cùng là hàng ngày. Nên vạch ra kế hoạch hàng
tuần theo đơn vị của tháng là 4, và kế hoạch ngày theo đơn vị của tuần là 7.
Điều gì xảy ra khi bạn không đạt được mục tiêu?
Nên nhớ rằng, nếu bạn không đạt được mục tiêu, điều đó không có nghĩa là bạn đã thất
bại. Có thể điều này cho thấy những mong đợi của bạn là không thực tế, hoặc bạn quên
một nhân tố nào đó mà ảnh hưởng tới việc phát triển kinh doanh của mình. Điều này cũng
51


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

có nghĩa là một cơ hội không mong muốn đã phát sinh, cái mà bạn đã tận dụng, và ngược
lại đã phá vỡ thời gian biểu của bạn.
Đây là điểm thuận lợi của Kế hoạch Hành động – bạn kiểm tra đối chiếu những thành tựu
bạn đạt được với những mục tiêu bạn đã thiết lập, cho phép bạn đo được tiến độ của công
việc. Công việc đo lường này, bản thân nó trở thành một phần của kế hoạch.
Một khi năm đầu tiên của kế hoạch kinh doanh được hoàn thành, bạn có thể tạo ra kế
hoạch hai hoặc năm năm. Đặt kế hoạch cho một thời gian dài thường dễ dàng hơn, khi
bạn đã có quá khứ đằng sau.

52


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


Module 2

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Liệu Châu Á có phải là mảnh đất thuận lợi cho công việc kinh doanh của tôi?


Bạn có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế?



Liệu bạn có đang xem xét việc mở rộng dây chuyền sản xuất và thị phần tới một
trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới?
Bạn muốn xuất khẩu sản phẩm/dịch vụ của mình?









Có phải bạn nhận thấy rằng để duy trì cạnh tranh bạn cần chuyển hoạt động sản
xuất của mình sang những địa điểm có chi phí thấp hơn ở Châu Á?
Nếu công ty bạn không sản xuất sản phẩm mà thay vào đó thu mua sản phẩm rồi
bán lại thì bạn có nghĩ rằng để giữ được sức cạnh tranh của công ty mình bạn
phải giảm chi phí bằng cách cắt giảm môi giới trung gian và thu mua sản phẩm
trực tiếp từ nhà sản xuất ở những nơi có chi phí thấp hơn như tại Châu Á?
Bạn có sẵn sàng vượt qua sự khác biệt về múi giờ khi mà công việc có thể đòi

hỏi bạn phải làm việc muộn hơn ở nhà vào ban đêm để nghe điện thoại hoặc trả
lời thư điện tử, phải di chuyển hàng chục giờ đồng hồ để tới Châu Á, tiếp xúc và
làm việc với những con người mới?
Nếu bạn trả lời là “Có” với tất cả các câu hỏi trên thì khi đó cuộc thảo luận chi
tiết hơn với công ty chúng tôi sẽ có lợi cho cả bạn lẫn chúng tôi. Công ty tư vấn
Runckel&Associates giúp các công ty đạt được tất cả những gì đề cập ở trên.
Công ty chúng tôi đã giúp đỡ các công ty của Mỹ và nhiều công ty khác dễ dàng
mở rộng hoạt động và chúng tôi cũng có thể giúp công ty của bạn.

Những công ty nào hiện đang hoạt động kinh doanh tại Châu Á?
Tất cả các công ty nằm trong danh sách 1000 công ty lớn nhất thế giới do tạp
chí Fortune bình chọn hiện đang hoạt động kinh doanh tại Châu Á. Một số
thương hiệu nổi tiếng đó là: Ford, GM, Microsoft, tập đoàn bán lẻ Wall Mart,
Colgate Palmolive, Motorola, Oracle, Cysco Systems, Hewlett Packard,
Compaq, v.v. Ngoài ra còn có sự có mặt của các công ty vừa và nhỏ của Mỹ
bao gồm các công ty gia đình vừa và nhỏ.
Những thông tin khái quát về kinh tế Châu Á:

53


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á và
nếu nước này vẫn duy trì được tốc độ như vậy thì chẳng bao lâu Trung Quốc sẽ
vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn nhất Châu Á và nền kinh tế lớn
thứ 2 trên thế giới. Một số thông tin về Trung Quốc: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân là 8% trong suốt 20 năm qua; dân số 1,3 tỷ người; các thành phố lớn:

Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu và Thâm Quyến. Hai mươi
năm tăng trưởng kinh tế đã tạo ra một tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đặc biệt
là ở các khu vực duyên hải và các thành phố lớn.
Nhiều người dân Trung Quốc bây giờ đã có xe hơi, sở hữu căn hộ chung cư hay
nhà riêng, thường xuyên đi ăn tiệm và sẵn lòng mua các sản phẩm của nước
ngoài, ăn tại các nhà hàng Tây và mua sắm các hàng hoá và dịch vụ mới. Trung
Quốc sẽ là nước chủ nhà Thế vận hội Olympic 2008. Nước này gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) năm 2002. Chính phủ Trung Quốc ủng hộ
phát triển kinh tế với những chính sách kinh tế cấp tiến khuyến khích đầu tư
nước ngoài.
Cùng với Trung Quốc, các nền kinh tế Châu Á trong đó có các nước Đông Nam
Á vẫn đang tiếp tục tăng trưởng và mở rộng hoạt động sản xuất. Thái Lan có
dân số hơn 60 triệu người và tốc độ tăng trưởng khoảng 3%. Việt Nam với dân
số hơn 80 triệu người và tốc độ tăng trưởng hơn 7%, đứng thứ 2 sau Trung
Quốc về tăng trưởng kinh tế năm 2002. Toàn bộ khu vực Đông Nam Á với tổng
dân số là 250 triệu người tiếp tục tăng trưởng bất chấp tình trạng suy thoái kinh
tế thế giới hiện nay. Hầu hết các chính phủ Châu Á đều ổn định, ủng hộ phát
triển kinh tế và tất cả các nước này đang tìm kiếm nguồn đầu tư nước ngoài từ
các công ty như công ty của bạn.
Liệu các nước Châu Á có cơ sở hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và sự
đầu tư của tôi không?
Dù bạn có tin hay không thì có một thực tế là Trung Quốc là nước có số người
sử dụng điện thoại di động nhiều nhất trên thế giới. Chất lượng đường dây điện
thoại ở nhiều nơi thậm chí có thể tốt hơn ở các nước phát triển nhất do Trung
Quốc và các nước Châu Á khác đã đi tắt đón đầu trang bị những hệ thống hiện
đại nhất. Đường cao tốc ở Trung Quốc và nhiều nước Châu Á theo kịp thậm chí
là tốt hơn hệ thống đường cao tốc ở Mỹ, Đức và hệ thống đường quốc lộ ở
Canada và Úc. Đi từ Bắc Kinh tới Thượng Hải hay từ Bangkok tới Chiang Mai
54



MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

rất thuận lợi như đi khắp dọc nước Mỹ vậy. Hàng không cũng hiện đại không
kém so với bất cứ nơi đâu trên thế giới. Bắc Kinh, Hồng Kông, Thượng Hải và
nhiều điểm khác ở Châu Á đều có sân bay mới, hiện đại. Hàng ngày có các
đường bay tới hầu hết các thành phố lớn trên khắp thế giới trên những chiếc
máy bay hiện đại của Boeing và Airbus. Giao thông đường sắt dọc Châu Á rất
thuận lợi. Hiện nay Trung Quốc đang khởi động dự án trị giá hàng tỷ đô la
nhằm nâng cấp toàn bộ hệ thống đường sắt của nước này. Khi tới các thành phố
ở Châu Á, bạn sẽ thấy những toà nhà chọc trời hiện đại, những con đường
thẳng tắp và sự xuất hiện của nền văn hoá tiêu dùng trong các khu mua sắm, v.v
giống như tại các nước phương Tây. Địa điểm văn phòng ở Châu Á vẫn còn rất
nhiều.
Chi phí để bắt đầu kinh doanh ở Châu Á như thế nào?
Điều này còn tuỳ thuộc vào loại hình, quy mô và mục đích kinh doanh. Nhìn
chung ở Châu Á, lao động phổ thông không đòi hỏi tay nghề rất rẻ. Nhân viên
văn phòng có trình độ thì chi phí cao hơn ở các thành phố lớn như Singapore,
Hồng Kông, Bắc Kinh và Thượng Hải nhưng nhìn chung thì tiền công lao động
ở đây thấp hơn nhiều so với ở Mỹ và các nước Liên minh Châu Âu. Để đăng ký
kinh doanh bạn có thể tốn vài ngàn đô la. Tuy nhiên điều này còn tuỳ thuộc
xem kế hoạch của bạn có khả thi không, có những lựa chọn nào để xem xét,
tình hình cụ thể của địa điểm đã chọn. Tất cả sẽ được vạch ra với sự giúp đỡ
của công ty Runckel&Associates chúng tôi. Chúng tôi sẽ cùng bạn chuẩn bị kế
hoạch kinh doanh cho sự đầu tư của bạn và đảm bảo rằng kế hoạch đó khả
quan, nghiên cứu kỹ và khởi đầu hiệu quả.
Làm thế nào tôi có thể đưa sản phẩm của mình vào thị trường Châu Á?
Điều quan trọng bạn phải làm đó là kiểm tra đánh giá sản phẩm của bạn (nếu

yêu cầu) và chuẩn bị mọi thứ ở quê nhà trước khi đầu tư nguồn lực vào công
việc kinh doanh mới. Nếu sản phẩm của công ty bạn cần phải kiểm tra để cấp
phép kinh doanh ở Châu Á thì công ty chúng tôi có thể thông báo cho bạn biết
và giúp bạn tiến hành một số kiểm định tuỳ thuộc vào sản phẩm của bạn. Quá
trình này có thể mất vài tuần, thậm chí cả tháng và bạn sẽ tốn khoảng $2000
hoặc hơn. Chúng tôi sẽ giúp bạn vượt qua quá trình này và cung cấp cho bạn
một bản báo cáo/phân tích.
Đăng ký kinh doanh - Khởi đầu kinh doanh – Những nguyên tắc cơ bản:
55


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

o Tất cả các quốc gia Châu Á đều khuyến khích mọi hình thức đầu tư nước
ngoài trong hầu hết các ngành kinh tế.
o Bắt đầu mở công ty kinh doanh ở Châu Á đòi hỏi những thủ tục đăng ký.
Điều này có thể khiến bạn nhức óc nếu không có sự giúp đỡ của chuyên gia.
Khi có chuyên gia giúp đỡ, quá trình này có thể diễn ra nhanh hơn và tốn ít
thời gian quý báu của bạn hơn.
o Ở nhiều nước Châu Á, hình thức kinh doanh độc chủ hay hợp tác không
được thừa nhận nếu không có sự phê chuẩn đặc biệt của chính quyền sở tại.
o Ở hầu hết các nước Châu Á, tất cả các doanh nghiệp phải kiểm toán hàng
năm do công ty kiểm toán trong nước tiến hành với chi phí không cao.

Làm thế nào tôi có thể đưa công ty của mình hoạt động ở Châu Á?
Công ty Runckel&Associates chúng tôi có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh
vực gia nhập thị trường và đăng ký kinh doanh. Vì công ty chúng tôi thường
nhận được những câu hỏi về việc mở hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc nên

dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến những loại hình kinh doanh có yếu tố nước
ngoài ở Trung Quốc. Luật pháp hiện hành của Trung Quốc thừa nhận 3 loại
hình kinh doanh có yếu tố nước ngoài đó là:
Hình thức 1: Văn phòng đại diện nước ngoài: Đây là loại hình kinh doanh có
yếu tố nước ngoài sớm nhất và phổ biến được phép hoạt động ở Trung Quốc.
Một văn phòng đại diện, như thường được gọi, có thể hợp tác liên kết giữa
công ty mẹ với các công ty địa phương. Văn phòng đại diện không được phép
tạo doanh thu ở Trung Quốc và không được ký hoặc tham gia bất cứ hợp đồng
thu lợi nào với các công ty địa phương. Nó chỉ đóng vai trò cầu nối liên lạc
giúp công ty mẹ tiến hành kinh doanh với các khách hàng Trung Quốc. Ưu
điểm của hình thức này đó là dễ thành lập, biết đến nhanh và hoạt động tốt. Tuy
nhiên nó có điểm bất lợi là không thể kinh doanh thu lợi, có thể rất tốn kém và
khoản thuế không có lợi. Một văn phòng đại diện giống như bộ mặt của một
công ty nước ngoài. Văn phòng càng phô trương thì càng nâng cao hình ảnh
của công ty mẹ.

56


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

Hình thức 2: Công ty liên doanh: Đây từng là hình thức kinh doanh phổ biến
của các công ty nước ngoài. Công ty nước ngoài cung cấp sản phẩm, tiền và
đôi lúc cả chuyên gia quản lý còn các công ty Trung Quốc tạo mối quan hệ
trong nước cần thiết để nhận được sự chấp thuận của chính phủ, đóng góp
những hiểu biết về thị trường nước mình và cả hai công ty chia nhau lợi nhuận.
Ở Trung Quốc, một công ty liên doanh là một loại hình công ty được thừa nhận
có sự liên danh hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài và đối tác Trung Quốc. Tuy

nhiên, một công ty liên doanh chỉ là một dạng công ty chứ không phải là hiểu
theo nghĩa hợp danh như luật của các nước phương Tây. Một công ty liên
doanh có thể hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc giống như các doanh nghiệp
khác mặc dù ở một số ngành nhất định chỉ cho phép các công ty 100% vốn
Trung Quốc. Việc gia nhập vào WTO khiến nước này ngày càng mở rộng hơn
nữa nền kinh tế cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một công ty liên doanh có
thể tham gia vào nhiều ngành kinh tế khác nhau của Trung Quốc. Điểm thuận
lợi của hình thức kinh doanh này đó là tiếp cận vào thị trường ngay nhờ hiểu
biết sâu sắc về thị trường cũng như sự am hiểu về cách thức kinh doanh, những
đòi hỏi của nước sở tại. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là phải
chia sẻ quyền quyết định, điều này đôi lúc dẫn tới xung đột, trì hoãn hoặc tình
trạng hỗn loạn. Một điểm nữa là sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả và làm
chậm quá trình quyết sách. Chúng tôi khuyên bạn trong bất cứ trường hợp nào
không nên giữ vị trí thiểu số trong liên danh hợp tác. Mặc dù cũng có những
trường hợp liên danh có hiệu quả nhưng nhìn chung hiện nay doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài vẫn là hình thức kinh doanh tốt nhất.
Hình thức 3: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đây là hình thức kinh
doanh với 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc. Nó ngày
càng trở thành sự lựa chọn số 1 cho đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là công ty được đăng ký hoạt động nhưng
khác với các công ty nước sở tại, do nước ngoài sở hữu hoàn toàn. Ưu điểm của
hình thức này là: toàn quyền quyết định trong quá trình kinh doanh, không phải
chia sẻ lợi nhuận, có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và áp dụng nhiều hơn
những phương thức kinh doanh phương Tây. Nhược điểm: thiếu kiến thức về
nước sở tại, không có mối quan hệ với chính quyền địa phương, ít có ảnh
hưởng tới việc cấp phép của chính phủ, thuế và các quyết định khác. Tuy nhiên
những nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách nhờ tới giúp đỡ của chuyên
gia, tuyển dụng những nhà quản lý địa phương có trình độ và xây dựng một đội
57



MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

ngũ nhân viên chất lượng cao. Công ty Runckel&Associate chúng tôi có kinh
nghiệm lâu năm trong việc đăng ký thành lập Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài và chúng tôi đã trợ giúp cho nhiều công ty khách hàng đầu tư kinh doanh.
Chúng tôi sẽ giúp bạn xác định giải pháp tối ưu cho công ty.
Ví dụ trên là ở Trung Quốc nhưng Việt Nam cũng áp dụng một hệ thống tương
tự. Thái Lan, Malaysia, Singapore và một số vùng ở Cămpuchia áp dụng cơ cấu
kinh doanh gần với phương Tây hơn, nhất là chịu ảnh hưởng của Anh với các
hình thức kinh doanh như công ty Hợp danh hữu hạn, Giám đốc quản lý thay vì
Chủ tịch công ty, v.v.
Làm thế nào để xây dựng một nhà máy ở Châu Á?
Trước tiên hãy chọn một nước Châu Á để khởi đầu việc kinh doanh của bạn rồi
sau đó lựa chọn hình thức kinh doanh. Tiếp theo bạn cần quyết định sẽ kinh
doanh ở khu vực nào, thành phố hay địa điểm nào. Ở đây chi phí là một yếu tố
để bạn cân nhắc. Ngoài ra còn có những yếu tố quan trọng khác như tiếp cận
đội ngũ lao động ổn định đã qua đào tạo, chất lượng của cơ sở vật chất địa
phương, chất lượng đường xá và các cơ sở hạ tầng khác, gần cảng, sân bay, v.v.
Thêm vào đó, bạn cần phải đăng ký với cơ quan chính quyền theo quy định,
tuyển chọn đội ngũ nhân viên công ty người nước ngoài hay người địa phương,
nộp đơn xin cấp phép, thuê hoặc xây văn phòng cùng cơ sở sản xuất, bắt đầu
tuyển dụng và thêm nhiều vấn đề khác nữa. Quyết định lựa chọn rất nhiều và
khả năng mắc sai lầm lúc ban đầu có thể rất lớn cho đến khi bạn có được kinh
nghiệm và tự tin. Câu nói “Kinh nghiệm là người thầy tốt nhất” rất đúng trong
trường hợp này. Vấn đề ở đây là bài học rút ra có thể không rẻ chút nào hoặc
bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và trì hoãn. Sự giúp đỡ lúc ban đầu sẽ giúp bạn
vượt qua dễ dàng hơn cũng như tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và cơ hội

kinh doanh. Chúng tôi luôn ở bên giúp đỡ bạn.
Làm thế nào tôi có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực có trình độ cho kế hoạch đầu
tư của mình ở Châu Á?
Hầu hết các quốc gia Châu Á đều quan tâm tới nguồn đầu tư nước ngoài bởi vì
nó tạo ra công ăn việc làm và thu nhập. Nói chung bạn sẽ không gặp vấn đề gì
trong việc tuyển dụng nhân viên. Ở một mức độ nào đó thì cách bạn săn tìm đội
ngũ nhân viên cũng giống như ở nước bạn hiện nay. Đăng quảng cáo, gửi thông
58


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

báo tới các trung tâm tuyển dụng, v.v, tất cả đều hiệu quả. Ngoài ra bạn còn có
thể tham khảo các cách sau:
1. Liên hệ với các trường đại học hay hiệp đoàn thương mại địa phương
2. Tổ chức hội chợ việc làm
3. Đăng quảng cáo trên báo
4. Truyền miệng, nhờ tới sự tư vấn của đội ngũ nhân viên hiện tại

Tự hỏi: Liệu bạn có nên kinh doanh ở Châu Á?
Sự khác nhau về cơ cấu công ty và cơ cấu quản lý giữa các nước Châu Á và phương
Tây?
Tôi phải bắt đầu từ đâu?
Lựa chọn nhà tư vấn thích hợp. Hãy nhờ tới các dịch vụ tư vấn của công ty
Runckel&Associate chúng tôi. Chúng tôi có sự khác biệt với các nhà tư vấn
khác. Trước hết chúng tôi đã sống và làm việc khắp Châu Á, nói được hầu hết
các ngôn ngữ Châu Á, am hiểu luật pháp, văn hoá và những thách thức khi
sống và làm việc ở khu vực này. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên cơ sở ở hầu

hết các khu vực ở Châu Á, có mối quan hệ với các chuyên gia luôn đặt các vấn
đề của chúng tôi lên hàng đầu và giải quyết chúng một cách chuyên nghiệp và
bảo mật. Sự khác biệt thứ 2 đó là chúng tôi không bao giờ cố giải quyết tất cả
hay nhận tư vấn ở những lĩnh vực mà các công ty khác có thể cung cấp dịch vụ
tốt hơn. Chúng tôi sẽ phân tích vấn đề của bạn một cách bảo mật. Nếu chúng
tôi nhận thấy rằng vấn đề đó không thể đạt được kết quả như bạn mong muốn
hay các công ty khác có thể đại diện cho bạn tốt hơn thì chúng tôi sẽ khuyên
bạn ngay.

59


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

Các hình thức hoạt động kinh doanh ởở̉ Việt Nam
Thành lập công ty liên doanh (Joint Venture Company JVC)
Cho tới nay thì hình thức phổ biến nhất được các nhà đầu tư nước ngooài lựa chọn là
Công ty liên doanh (JVC). Công ty liên danh được thành lập bởi một hay nhiều nhà đầu
tư nước ngoài với một hay nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Cách thức hoạt động của JVC
tương tự như của các công ty hoạt động ở nước khác, có tư cách phap nhân riêng rẽ,
trách nhiệm hữu hạn, và có riêng một Ban quản trị độc lập.
Các hình thức góp vốn gồm có tiền mặt vá các dạng đặc biệt khác như máy móc thiết bị,
quyền sở hữu sáng chế, bí quyết công nghệ, v.v.. Với quy định chung lá tỷ lệ vốn góp của
bên nước ngoài chiếm không dưới 30% vốn pháp định của JVC.
Công ty liên doanh khá hấp dẫn bởi nhà đầu tư có khả năng chuyển vốn. Chỉ có một hạn
chế là bạn phải trao quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho bên đối tác trước khi
chuyển giao sang cho bên thứ ba.
Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài (EFOC)

Công ty 100% vốn nước ngoài là lựa chọn thứ hai đối với các nhà đầu tư. Với hình thức
này nhà đầu tư nước ngoài nắm quyền kiểm soát tuyệt đối đối với từng đồng vốn của
công ty, bởi không đòi hỏi sự tham gia của bên Việt Nam. Còn lại hầu hết các đặc điểm
khác như kết cấu tổ chức, quyền hạn và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong EFOC tương tự
như quy định đối với JVC.
Các nhà đầu tư cần lưu ý có một số hạn chế về lĩnh vực hoạt động đối với EFOC. Theo
Nghị định số 24/2000/ND-CP có hiệu lực từ 31/7/2000, và Nghị định số 27/2003/ND-CP
có hiệu lực từ 19/3/2003, một số điều kiện liên quan đến các ngành như sau:
1- Chỉ cho phép đầu tư với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực
sau trong đó bên Việt Nam phải là pháp nhân chuyên môn hoá được cấp phép đặc
biệt để hoạt động trong lĩnh vực đó:

60


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

a- Thành lập các mạng thông tin liên lạc, cung cấp các dịch vụ thông tin liên lạc; kinh
doanh trong lĩnh vực dịch vụ thư tín trong nước và quốc tế.
b- Báo chí, các hoat động phát thanh và truyền hình.
2- Chỉ cho phép đầu tư với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp
liên doanh trong các lĩnh vực:
a- Khai thác và chế biến dầu khí và các loại khoáng sản quý hiếm;
b- Vận tải hàng không, đường sắt, đường biển; vận chuyển hành khách công cộng;
xây dựng (ngoại trừ các dự án BOT, BTO và BT);
c- Các loại dịch vụ đường biển và đường hàng không;
d- Văn hoá (ngoại trừ các dự án phục vụ in ấn các tài liệu kỹ thuật, in bao bì, nhãn
mác hàng hoá, in trên sản phẩm dệt may, đồ da và giày dép; in đồ hoạ vi tính trên

phim hoạt hình; các lĩnh vực giải trí và thể thao;
e- Trồng rừng (ngoại trừ hoạt động trồng rừng gián tiếp thông qua các tổ chức Việt
Nam, các hộ gia đình và cá nhân được nhà nước giao khoán hoặc cho thuê đất
rừng năng suất cao hay được bảo vệ, hoặc được các nhà đầu tư trợ giúp vốn, cây
giống, trợ giúp về kỹ thuật, phân bón hay thu mua sản phẩm theo hợp đồng;
f- Du lịch theo tour;
g- Sản xuất các loại chất nổ công nghiệp;
h- Các dịch vụ tư vấn (ngoại trừ tư vấn kỹ thuật).
3- Các lĩnh vực không cấp phép đầu tư bao gồm:
a- Các dự án gây tổn hại đến an ninh quốc gia, lợi ích quốc phòng và dân sự;
b- Các dự án gây tổn hại tới các di tích lịch sử và văn hoá, tới thuần phong mỹ tục
và văn hoá của Việt Nam;
c- Dự án có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái; các dự án về xử
lý chất thải độc hại được đưa vào Việt Nam từ nước ngoài;
d- Các dự án sản xuất hoá chất độc hại hoặc sử dụng các chất độc hại bị nghiêm
cấm theo hiệp ước quốc tế.
Ngoài ra, kể từ ngày Luật thương mại mới có hiệu lực (1/1/2006), đầu tư trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối dưới các hình thức quy định trong Luật đầu tư nước ngoài cũng được
cho phép ở Việt Nam.
61


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức linh hoạt nhất dành cho nhà đầu tư nước ngoài
hoạt động kinh doanh ở Viêt Nam, đặc biệt phổ biến trong các lĩnh vực dầu khí, viễn
thông và quảng cáo. BCC linh hoạt hơn về khía cạnh ‘Uỷ ban phối hợp’ (tương ứng với

Ban Quản trị trong JVC) giải quyết các vấn đề như quyết định thành lập, chức năng, các
thoả thuận phân chia lợi nhuận với quyền quyết định thuộc về các bên.
Một BCC tương tự như một quan hệ đối tác hoạt động theo pháp luật. Nó không phát
sinh một pháp nhân mới, nhưng tạo nên một mối quan hệ hợp đồng gắn liền với một dự
án kinh doanh cụ thể được tiến hành ở Việt Nam.
Các dự án BOT/BTO/BT
Chính phủ Việt Nam luôn ưu tiên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực
cơ sở hạ tầng, bao gồm các dự án đường xá, cầu cảng, thuỷ lợi và điện lực. Để đạt được
mục tiêu này, một hình thức đầu tư được gọi là dự án xây dựng- điều hành-chuyển giao
(và các biến thể của nó) đã được tạo ra. Một cách chung lại các dự án này thường có tên
là dự án BTO.
Thành lập văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện không yêu cầu được đăng kí ở cơ quan chức năng cũng như không
chịu tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế Việt Nam. Văn
phòng đại diện không được phép tham gia vào bất kì giao dịch thương mại nào.
Thành lập chi nhánh
Văn phòng chi nhánh chịu thuế đánh lên mọi thu nhập được tạo ra trong lãnh thổ Việt
Nam, tương tự như bất kỳ một doanh nghiệp Việt Nam nào. Nói chung, mọi sự chuyển
giao ngân quỹ hoạt động giữa chi nhánh với trụ sở chính của công ty được thực hiện
không hạn chế, và không phải chịu thuế rút vốn.

62


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

Các hình thức sở hữu hợp pháp
Dù bạn đang mới bắt đầu kinh doanh, tự làm việc trong một thời gian, hoặc đã làm kinh

doanh trong nhiều năm, sẽ không bao giờ là vô ích nếu xem xét các loại cơ cấu pháp luật
của một công ty. Có một số lựa chọn, trong đó một số có thể thích hợp hơn những lựa
chọn khác nếu tính đến tình huống cụ thể của bạn.
Mỗi hình thức doanh nghiệp đều có những yêu cầu về thành lập, thuế, có thuận lợi và rủi
ro riêng. Giờ hãy dành chút thời gian để cân nhắc các lựa chọn và hỏi ý kiến người tư vấn
thuế hoặc luật sư trước khi có sự lựa chọn cuối cùng.
Có hai dạng được coi là dạng 'mặc định' là: công ty tư nhân hoặc là công ty hợp doanh
thông thường. Điều đó có nghĩa là bạn không làm gì trái lẽ thường, thì theo giả định luật
hiện tại, công việc kinh doanh của bạn thuộc loại một trong hai loại trên.
Các hình thức sở hữu hợp pháp: Doanh nghiệp tư nhân (kinh doanh đơn độc hay
công ty do một người làm chủ - Sole Proprietorship)
Định nghĩa/Sự hình thành
Doanh nghiệp tư nhân là hình thức dễ thiết lập và là dạng đơn giản nhất của hình thức sở
hữu. Bạn có thể bắt đầu tiến hành kinh doanh ngay lập tức. Không có yêu cầu kê khai nào
nếu bạn tiến hành lập kế hoạch kinh doanh dưới tên của bạn. Trong trường hợp khác, bạn
phải kê khai một cái tên doanh nghiệp giả định với hạt nơi bạn cư trú. Là người sở hữu
chính, bạn là người duy nhất và là người ra quyết định cuối cùng cho việc kinh doanh.
Nếu bạn muốn tự điều hành hoặc lên kế hoạch thuê nhân công để tiến hành công việc của
bạn, hình thức này là dành cho bạn.
Thuế
Xét về khía cạnh thuế và pháp luật, bạn và doanh nghiệp của bạn là một thể nhân. Tất cả
doanh thu dành được từ công việc kinh doanh được coi là thu nhập đối với bạn. Thu nhập,
chi phí và lợi nhuận được báo cáo trong Phụ lục C và được nộp với bảng 1040.
Trách nhiệm
Tất cả các chi phí, nợ và trách nhiệm của việc kinh doanh chung quy lại đều là trách
nhiệm của cá nhân bạn. Đây là một trong những rủi ro của Doanh nghiệp tư nhân; không
có sự tách biệt giữa bạn và công việc kinh doanh. Nếu ai đó kiện doanh nghiệp hoặc khiếu
63



MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

nại hoặc bạn không thanh toán các hoá đơn đúng hạn, các tài sản của bạn sẽ trực tiếp bị
rủi ro. Bảo hiểm thương mại có thể bồi thường một phần rủi ro trong một vụ kiện, tuy
nhiên, nếu vụ kiện nằm ngoài khả năng thông thường của bảo hiểm, bạn sẽ phải chịu trách
nhiệm với tư cách cá nhân. Hãy cân nhắc giữa sự thuận lợi của việc thiết lập và điều hành
doanh nghiệp tư nhân với rủi ro tiềm tàng trách nhiệm cá nhân.
Khả năng chuyển nhượng/Khả năng tồn tại
Bạn có thể bán doanh nghiệp của bạn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc bán một doanh
nghiệp tư vấn gây ra vấn đề là nếu bạn là người phát triển duy nhất, doanh nghiệp sẽ
không thể tồn tại nếu không có bạn. Vì bạn và doanh nghiệp của bạn là một, khi bạn qua
đời, doanh nghiệp của bạn cũng vậy. Nó sẽ không thể tồn tại nếu thiếu bạn. Tài sản và các
món nợ của bạn sẽ do người thừa kế sở hữu, người đó sẽ quyết định sẽ làm gì với những
thứ này.

Các hình thức sở hữu hợp pháp: Doanh nghiệp Hợp doanh thông thường (tổ hợp
hùn hạp – công ty hợp doanh tổng quát - General Partnership)
Định nghĩa/Sự hình thành
Môt hợp doanh đòi hỏi ít nhất 2 đối tác để có thể được hợp thức hoá. Mỗi chủ sở hữu/đối
tác có quyền quyết định tới doanh nghiệp và quyền chia sẻ doanh thu, chi phí, và lợi
nhuận/lỗ của doanh nghiệp.
Không cần thiết phải đệ trình bất cứ cái gì với cơ quan chính phủ để hình thành một
Doanh nghiệp hợp doanh thông thường trừ khi tên của doanh nghiệp hợp doanh này là tên
khác với tên những đối tác. Trong trường hợp này, bạn phải đệ trình một báo cáo về Tên
Doanh nghiệp tại hạt của bạn. Bạn có thể tự do thiết lập các địa điểm kinh doanh ở bất kỳ
bang nào.
Sự hợp tác có thể được hình thành bằng một thỏa thuận miệng đơn giản. Tuy nhiên, một
thỏa thuận hợp tác bằng văn bản là một sự đầu tư thông minh và cần thiết nếu quyền sở

hữu không được phân chia một cách công bằng. Nếu thiếu thỏa thuận bằng văn bản, luật
bang công nhận quyền sở hữu bình đẳng giữa bạn và đối tác của bạn.
Với một thỏa thuận bằng văn bản, các bên đối tác sẽ tính toán, trong số nhiều thứ, phần
trăm quyền sở hữu, phân bổ lợi nhuận, đưa ra quyết định, và trách nhiệm. Việc chia sẻ
64


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

quyền sở hữu có thể dựa trên số tiền mỗi người đã đầu tư trong công việc kinh doanh
hoặc một số nhân tố khác bạn chọn. Ví dụ, bạn có thể có nhiều tiền hơn để đầu tư và bạn
thân của bạn giỏi chuyên môn hơn hoặc nhiều mối quan hệ hơn. Bạn và đối tác của bạn sẽ
quyết định làm thế nào để đánh giá mỗi thứ mà mỗi người mang đến để quyết định phần
trăm doanh nghiệp bạn sẽ sở hữu.
Ngoài vấn đề pháp lý, cho dù mối quan hệ có thân thiện và lâu bền giữa các bên khi bắt
đầu hợp tác, sẽ dễ tạo ra một thoả thuận bằng văn bản trong khi mọi thứ đang tiến hành
thay vì đợi tới khi một xung đột xuất hiện và cố gắng giải quyết vấn đề dưới sức ép của
xung đột. Nên đề nghị có một luật sư phác thảo hoặc rà soát lại thoả thuận nếu bạn quyết
định có một thoả thuận.
Thuế
Cả bạn và đối tác của bạn không được coi là những người đi làm thuê và do vậy, sẽ không
nhận một khoản lương nào. Thu nhập, chi phí (vận hành/hay khấu hao) và các nghĩa vụ
thuế chia đều dựa trên phần tỉ lệ sở hữu. Bạn sẽ bị đánh thuế theo phần tỷ lệ lợi nhuận bất
kể lợi nhuận đó có thực sự phân bổ cho bạn hay không. Bản thân một doanh nghiệp hợp
doanh không bắt buộc phải trả thuế lợi nhuận. Tuy nhiên, nó phải lưu lại một bản thông
tin (Mẫu IRS 1065) và cung cấp mỗi đối tác một bản sao đi kèm với khoản trả thu nhập
thuế cá nhân.
Nghĩa vụ thanh toán nợ

Khoản nợ của một doanh nghiệp hợp doanh là khoản nợ của mỗi bên. Các bên có thể ràng
buộc sự hợp tác này thông qua các hợp đồng hoặc những thỏa thuận khác và mỗi đối tác
phải chịu ảnh hưởng đối với mỗi quyết định và hành động của tất cả các đối tác. Vì lí do
đó, hiển nhiên là, bạn tham gia hợp tác với người mà bạn tin vào phán xét của họ và mỗi
bên thảo luận với nhau các quyết định sẽ ảnh hưởng thế nào tới việc kinh doanh cũng sẽ
được đưa ra. Tuy nhiên, bất kể những thỏa thuận nội bộ bạn có với nhau, đối với thế giới
bên ngoài, một cam kết của đối tác sẽ là cam kết của doanh nghiệp, cho dù đối tác đó
hành động xung khắc với những thỏa thuân nội bộ. Doanh nghiệp hợp doanh thông
thường hiếm khi được sử dụng trừ khi pháp luật yêu cầu (ví dụ: một doanh nghiệp luật bắt
buộc phải là một doanh nghiệp hợp doanh để mà tất cả các bên hợp tác phải chịu trách
nhiệm cho hoạt động của doanh nghiệp.)
Về mặt pháp luật, các bên hợp doanh có thể đi kiện, bị kiện hoặc sở hữu tài sản. Tuy
nhiên theo cách thức nào đó, hợp doanh đóng vai trò là một tập thể của những cá nhân,
65


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

không phải là một tổ chức giống như một doanh nghiệp. Tài sản hợp doanh được coi là tài
sản thuê trong hợp doanh và do vậy không thể được chuyển nhượng mà không có sự đồng
ý của các bên đối tác. Chúng cũng không bị những người chủ nợ của hai người sở hữu
động tới. Tuy nhiên, việc phân phối lợi nhuận từ lợi ích của các bên liên doanh là một tài
sản tách rời đối với mỗi cá nhân và có thể và chuyển nhượng được.
Khả năng chuyển nhượng/Khả năng tồn tại
Một đối tác có thể chuyển giao lợi ích hợp doanh của anh ta cho một người khác. Tuy
nhiên, điều này không khiến cho một người chuyển nhượng trở thành một đối tác trong
công việc làm ăn của họ. Đối tác ban đầu vẫn tồn tại: chỉ có lợi ích kinh tế trong doanh
nghiệp của họ được chuyển nhượng. Điều này có thể dẫn tới một tình huống phức tạp khi

mà một đối tác hoạt động trong doanh nghiệp ra quyết định về hợp doanh nhưng không
phải chịu hậu quả kinh tế của những quyết định đó. Những đối tác còn lại có thể lựa chọn
để loại bỏ đối tác đang chuyển nhượng và phá vỡ hợp doanh để bảo vệ lợi ích của họ.
Cái chết, không có năng lực hành vi, sự vỡ nợ, từ chức hay sự trục xuất bất cứ đối tác nào
cũng phá vỡ hợp doanh nếu những chỉ dẫn về những tình huống bất thường được nêu ra
một cách cụ thể trong thỏa thuận hợp doanh. Tài sản được phân bổ thuộc về các đối tác
phù hợp với quyền sở hữu. Nếu bạn hoặc một trong những đối tác của bạn về hưu mà
không xâm phạm tới thỏa thuận hợp doanh, bên nghỉ hưu vẫn nhận được quyền sở hữu
đối với tài sản của doanh nghiệp hợp doanh. Nếu việc từ chức xâm phạm thỏa thuận hợp
tác, bên từ chức sẽ bị tước quyền sở hữu trong doanh nghiệp hợp doanh. Anh hoặc cô ta
sau đó sẽ được trả một phần còn lại sau khi các khoản nợ của doanh nghiệp hợp doanh đã
được trả hết. Dù việc từ chức có vi phạm thỏa thuận hợp doanh hay không, các bên đối
tác vẫn còn có quyền lợi sở hữu sau khi từ chức sẽ chọn lựa kết thúc công việc kinh doanh
bằng việc thanh lý tài sản hoặc tiếp tục công việc kinh doanh bằng cách giao tài sản này
cho một doanh nghiệp hợp doanh khác hoặc tổ chức khác.
Các hình thức sở hữu hợp pháp: Doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn (tổ hợp hùn hạp
hữu hạn - Limited Partnership)
Định nghĩa/Sự hình thành
Sự khác biệt giữa Doanh nghiệp hợp doanh thông thường và doanh nghiệp hợp doanh hữu
hạn là việc thiếu sự can thiệp và quản lý hàng ngày đối với các đối tác hạn chế. Hợp
doanh hữu hạn phải có cả hai loại đối tác. Các đối tác chung điều hành doanh nghiệp và
có trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ và khiếu nại của doanh nghiệp. Những đối
66


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

tác hạn chế giống như những nhà đầu tư im lặng, cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc kinh

doanh của bạn nhưng có quan hệ liên quan tới việc điều hành doanh nghiệp. Những đối
tác hạn chế không có trách nhiệm cá nhân đối với những khoản nợ và khiếu nại kinh
doanh. (Những đối tác hạn chế điển hình có thể thấy trong những doanh nghiệp đòi hỏi
một lượng tiền mặt đầu tư lớn và một bộ phận ra quyết định tương đối nhỏ giống như bất
động sản.)
Để thiết lập một doanh nghiệp hợp tác liên doanh giới hạn, bạn cần phải đưa ra một thỏa
thuận bằng văn bản và Chứng nhận về hợp tác giới hạn với chính quyền bang. Nếu bạn
lên kế hoạch hoạt động tại một bang khác, bạn phải đưa ra một mẫu tương tự như Chứng
nhận về hợp tác giới hạn và trả một khoản phí đầu tiên và hàng năm đối với bang khác đó.
Tên của doanh nghiệp phải bao gồm những từ "Hợp doanh Trách nhiệm Hữu hạn"
(Limited Liability Partnership), "L.L.P." hoặc "LLP" và không được bao gồm những từ
như "Tập đoàn", "Hợp tác" hay bất cứ dạng viết tắt nào.
Những đối tác giới hạn chỉ có một lợi ích kinh tế duy nhất trong doanh nghiệp hợp doanh;
họ không có quyền sở hữu trực tiếp đối với tài sản hợp doanh. Do vậy, bạn sẽ không cần
phải hỏi xin lời khuyên của họ về việc sử dụng các tài sản. Tương tự như vậy, họ không
có khả năng tạo ra những nghĩa vụ hoặc cam kết thay mặt cho doanh nghiệp hợp doanh.
Khả năng chuyển nhượng/Khả năng tồn tại
Không giống như doanh nghiệp hợp doanh nói chung, sự tách rời một đối tác giới hạn với
doanh nghiệp hợp doanh không có ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp.
Thuế
Việc đánh thuế đối với doanh nghiệp hợp doanh giới hạn tương tự như với doanh nghiệp
hợp doanh chung và doanh nghiệp loại S. Lỗ lãi được phân phối đều cho tất cả các bên
đối tác, cả loại thường và hạn chế như được xác định trong thỏa thuận hợp doanh (Trong
một doanh nghiệp S, lỗ lãi được phân bổ dựa trên phần trăm tương ứng của quyền sở
hữu). Đối với doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn, lợi ích của doanh nghiệp hợp doanh đối
với thành viên giới hạn đôi khi được phân chia theo tỷ lệ ít hơn phần đầu tư của họ. Nếu
doanh nghiệp của bạn thua lỗ, số tiền lỗ mà các nhà đầu tư có thể sử dụng để bù đắp cho
thu nhập giới hạn ở số tiền họ đầu tư. Trong một doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn, một
số khoản nợ của doanh nghiệp hợp doanh này có thể làm tăng các khoản lỗ. Quá trình này
không áp dụng cho người chủ sở hữu của một công ty loại S.

67


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

Do có những vụ lạm dụng luật thuế, Sở thuế Liên bang (IRS 1) xem xét cẩn thận việc cấp
phép cho các doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn và sẽ phân loại lại những quyền này của
bạn như là một tập đoàn nếu nó cho rằng bạn đang lạm dụng pháp luật. IRS xem xét
những đặc điểm phổ biến đối với các tổ chức để quyết định liệu việc chỉ định là một
doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn có vấn đề gì không. Nếu ban trong số những đặc điểm
doanh nghiệp sau tồn tại, cơ quan IRS sẽ xếp hạng lại doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn:







đối tác chung là một tập đoàn (trách nhiệm hữu hạn),
các đối tác giới hạn đã thống nhất rằng một đối tác chung mới có thể được thay
thế cho một đối tác ban đầu nếu đối tác ban đầu rời đi hoặc qua đời (thời gian
sống vô hạn),
những đối tác giới hạn có thể dễ dàng chuyển giao lợi ích hợp doanh của họ
(chuyển giao tự do quyền sở hữu), và/hoặc
Có rất nhiều những đối tác giới hạn với chỉ một vài đối tác chung (quản lý tập
trung).

Trong khi có thể thành lập doanh nghiệp tư vấn như là một đối tác hợp tác hữu hạn, bạn

không cần phải có một lượng tiền mặt lớn để bắt đầu. Hợp doanh hữu hạn do vậy không
thể là một lựa chọn thực tế đối với một doanh nghiệp tư vấn nhỏ. Hãy hỏi ý kiến người tư
vấn về thuế hoặc pháp luật của bạn.
Những hình thức sở hữu hợp pháp: Công ty cổ phần (Corporation)
Định nghĩa/Sự hình thành
Một công ty cổ phần là một tổ chức pháp luật tách biệt người lao động, người quản lý
và/hoặc người chủ. Thành lập một công ty cổ phần phức tạp hơn là thành lập một doanh
nghiệp hợp doanh hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Một công ty cổ phần được hình
thành bằng cách nộp một điều lệ công ty cổ phần gọi là Điều lệ hoặc Chứng nhận của
Công ty và trả phí cho Ban Thư ký Bang. (Điều lệ công ty cổ phần xác định tên của công
ty, mục đích và số lượng các cổ phần hợp pháp) Tên của công ty cổ phần nên bao gồm
một dấu hiệu cho thấy đó là một công ty cổ phần như là "Incorporated" hoặc
"Corporation" hoặc viết tắt tương tự.
Nội quy công ty vạch ra những nguyên tắc hoạt động cơ bản, được yêu cầu và có thể được
phác thảo ra một cách nhanh chóng bởi luật sư của công ty. Chúng xác định cấu trúc cơ
1

Internal Revenue Service. Sở thuế Liên bang - Cơ quan Liên Bang phụ trách quản lý và thực thi các luật thuế doanh
thu của Bộ Ngân Sách, thông qua áp và thu thuế, xác định tiêu chuẩn hưu và các hoạt động khác liên quan.

68


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

bản và hoạt động của công ty. Bạn sẽ cần cung cấp một bản sao của nội quy công ty để
mở một tài khoản ngân hàng và tiến hành những loại giao dịch kinh doanh khác.
Quyền sở hữu có thể được chuyển nhượng thông qua việc phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu

có thể được sở hữu bởi một hoặc vài nghìn cổ đông. Về mặt kỹ thuật, các cổ đông kiểm
soát công ty. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sự nhất trí của cổ đông chỉ cần thiết
khi cần các quyết định có liên quan đến việc bán hoặc giải thể công ty, việc tuyển chọn
ban giám đốc hoặc sửa điều lệ công ty cổ phần. Cuộc họp cổ đông phải được tổ chức ít
nhất hàng năm. Thông báo bằng văn bản của cuộc họp phải được cung cấp trước đó.
Ở hầu hết các bang, một người cũng có thể hình thành một công ty cổ phần. Điều này là
quan trọng để đảm bảo rằng bạn hoạt động thống nhất với tập quán của công ty cổ phần
(có nội quy công ty và cuộc họp cổ đông hàng năm). Không thực hiện được việc này có
thể khiến cho ai đó phát hiện ra và kiện bạn ra tòa. Tham khảo ý kiến của người tư vấn
thuế và/hoặc luật sư để xem xét liệu một công ty cổ phần có phải là một cấu trúc hợp lý
phù hơp với bạn hay không.
Ban giám đốc được lựa chọn bởi những cổ đông và gặp mặt định kỳ để tập trung vào
những vấn đề chiến lược dài hạn. Ban giám đốc đại diện cho quyền ra quyết định hàng
ngày đối với đội ngũ quản lý và lãnh đạo.
Các công ty cổ phần có thể được thành lập ở bất cứ bang nào độc lập với nơi xuất xứ của
công việc kinh doanh. Các bang có thuế khác nhau và những dữ liệu khác nhau khiến cho
việc thành lập ở một bang này thuận lợi hơn một bang khác. Tuy nhiên, sẽ có những chi
phí riêng đối với việc thành lập công ty cổ phần ngoài bang của bạn và bạn vẫn có thể kết
thúc việc có nghĩa vụ thuế tại bang của bạn, và do vậy bạn nên hỏi ý kiền một luật sư
hoặc một nhà tư vấn tài chính trước khi thành lập một công ty cổ phần ở xa.
Nghĩa vụ trả các khoản nợ
Những cổ đông chỉ sở hữu cổ phiếu, không phải là tài sản công ty cổ phần. Tương tự như
vậy, việc trả tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty cổ phần là nghĩa vụ của công ty.
Những người chủ sở hữu và những nhân viên được miễn các trách nhiệm cá nhân phát
sinh do hoạt động của công ty. Sự tồn tại của việc miễn trách này giả định rằng bạn hoạt
động nhất quán với dạng thức của công ty cổ phần như được nêu ở trên và không làm bất
cứ việc gì 'ngoài phạm vi của công ty cổ phần'. Nếu cá nhân bạn làm việc gì đó bất hợp
pháp, tấm lá chắn công ty cổ phần sẽ không bảo vệ bạn.
69



MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

Nếu công ty cổ phần thất bại, người chủ sẽ mất khoản đầu tư còn những nhân viên sẽ mất
việc, tuy nhiên không tài sản cá nhân nào của họ sẽ bị tịch biên để trang trải cho những
khoản nợ của công ty cổ phần. Tuy nhiên trong một số trường hợp nào đó, những chủ nợ
có thể chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân. Những trường hợp bao gồm: Người sử dụng
đã không dùng vốn (hoặc đầu tư vốn) một cách thích hợp vào công ty ngay từ đầu, không
cho người liên quan thấy sự tồn tại của công ty cổ phần thông qua việc sử dụng của từ
"Inc." hoặc "Corp" dưới tên của công ty cổ phần trên danh thiếp công ty, hoặc đang gánh
vác một trách nhiệm/khoản nợ khi kinh doanh trước khi thành lập chính thức công ty cổ
phần .
Thuế
Một công ty cổ phần kê khai khoản hoàn thuế và trả thuế trên bất cứ lợi nhuận nào mà nó
thu được. Mỗi một cổ đông đóng thuế dựa trên thu nhập từ cổ phần hoặc lợi nhuận khi
bán cổ phiếu. Việc đánh thuế kép này có thể là một cản trở đối với việc thành lập một
công ty cổ phần đối với một số chủ công ty cổ phần. Mặc dù vậy, điều này hiếm khi là
mối quan tâm chính đối với một công ty cổ phần nhỏ vì có một số thứ khác bạn có thể
làm để bù đắp cho việc này. Đầu tiên, bạn sẽ trả cho bản thân bạn và các nhân viên phục
vụ một khoản lương có thể khấu trừ thuế. Thêm vào đó, công ty có thể sở hữu những tài
sản và do vậy có thể mua trang thiết bị và bảo hiểm sức khỏe và những khoản mục khác
được yêu cầu đối với công ty cổ phần và trừ đi chi phí của những khoản mua này (hoặc
chi phí khấu hao của trang thiết bị đầu tư) sẽ giảm hơn nữa trách nhiệm thuế của công ty.
Do đó đến lúc cuối cùng, công ty cổ phần có thể chỉ bị đánh thuế với mức thuế tổng thấp
hơn các mức thuế đơn lẻ. Thêm vào đó, ít có khả năng trong những giai đoạn đầu tiên,
bạn sẽ trả cổ tức cho bất cứ cổ đông nào.
Tính chuyển nhượng/Khả năng tồn tại
Do công ty cổ phần là những pháp nhân riêng biệt, sự tồn tại của nó là độc lập so với sự

tồn tại của những cổ đông, những nhà quản lý và những nhân viên. Những cổ phần có thể
được chuyển nhượng dễ dàng từ người này tới người khác hoặc một công ty khác. Công
ty cổ phần có được cái gọi là "cuộc sống bất tử".
Một công ty loại S cấp dưới là một loại công ty cổ phần đặt biệt và được đặt tên theo Mã
doanh thu nội bộ dùng để quản lý công ty này. Nó hoạt động giống như một công ty cổ
phần thông thường cung cấp trách nhiệm hữu hạn tới tất cả các người sở hữu ngoại trừ cái
được đánh thuế giống như một doanh nghiệp hợp doanh.
70


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

Có một số giới hạn đối với công ty loại S:

không thể là một chi nhánh của một công ty khác

những cổ đông phải là công dân Mỹ hoặc người cư trú thường xuyên tại Mỹ

tất cả những người sở hữu phải là cá nhân hoặc hoặc thể nhân (ví dụ: không có công
ty cổ phần là người sở hữu)

không có hơn 75 cổ đông

chỉ một loại cổ phiếu có thể được phát hành thông qua quyền bầu khác nhau có thể
được cấp đối với cổ phiếu.
Công ty phải kê khai theo Mẫu chọn thuế công ty cổ phần IRS S (Mẫu 2553) với IRS. Tất
cả các doanh thu và chi phí (lỗ lãi) chuyển tới người sở hữu và được báo cáo dựa trên các
mẫu 1040s theo như phần trăm sở hữu cổ phiếu. Lợi nhuận được báo cáo thậm chí nếu lợi

nhuận này được đầu tư lại vào việc kinh doanh và không thực sự phân phối cho người sở
hữu. Không giống như doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn, số tiền lỗ mà một người đầu tư
có thể sử dụng để bù cho thu nhập giới hạn của số tiền được đầu tư sau này. Những khoản
nợ của S Corp không thể được chuyển giao cho những cổ đông giống như họ có thể trong
doanh nghiệp hợp doanh hữu hạn.
Một thuận lợi khác so với doanh nghiệp hợp doanh là ở một công ty S, những cổ đông
không phải là nhân viên có thể được trả những cổ phần mà không phải lo lắng về việc
đánh thuế đúp bởi vì công ty S chưa trả thuế doanh nghiệp. Nếu bạn mong đợi được thấy
những khoản lỗ trong một thời gian ngắn, những khoản lỗ đó có thể được chuyển tới thu
nhập thuế của cá nhân. Một khi bạn bắt đầu có lợi nhuận, việc lựa chọn này có thể bị xoá
bỏ.
Những hình thức sở hữu hợp pháp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability
Company (LLC))
Định nghĩa / Sự hình thành
Một công ty TNHH (LLC) là một loại hình sở hữu khá mới mới được sáng lập từ giữa
những năm 70. (Loại hình này được công nhận hợp pháp tại California vào năm 1994.)
Một công ty TNHH là một tổ chức hợp pháp tách biệt, và theo ngụ ý tên gọi của nó, cung
cấp trách nhiệm hạn chế đối với người chủ sở hữu đối với những khoản nợ của doanh
nghiệp. Nó là sự pha trộn giữa doanh nghiệp hợp doanh và một công ty cổ phần trong đó
nó kết hợp hình thức “phân phối đều” về lợi nhuận của một doanh nghiệp hợp doanh với
71


MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

trách nhiệm hữu hạn cho những cổ đông của công ty cổ phần. Tại California, tên của công
ty phải bao gồm những từ "Công ty TNHH", "Ltd. Liability Co." hoặc viết tắt của những
từ đầu tiên "LLC" ("LC" cũng là lựa chọn tại Massachusetts.)

Một công ty TNHH được thành lập bằng cách kê khai một văn bản gọi là Điều lệ của tổ
chức (hoặc Xác nhận của tổ chức tại Massachusetts) tới cơ quan quản lý công ty TNHH
tại bang của bạn, thường là Ban Thư ký của Bang. Các điều khoản này chỉ rõ tên của công
ty, tên và địa chỉ của đại lý đăng ký, mục đích của công ty, tên và địa chỉ của các thành
viên và nhà tổ chức (thường là thành viên và thời hạn. Bạn có thể tìm thấy các Điều lệ của
Tổ chức này ở khu vực doanh nghiệp của hầu hêt các tủ sách lớn và trên trang web của
nhiều bang.
Người chủ sở hữu của công ty TNHH được gọi là 'các thành viên'. Ở một số bang, một
công ty TNHH có thể do một người duy nhất sở hữu. Những bang khác yêu cầu ít nhất 2
người sở hữu. Quyền sở hữu, quyền bỏ phiếu, phân chia các lợi nhuận, và giải thể việc
phân chia lợi nhuận này thường có tỷ lệ tương ứng với khoản đầu tư đầu tiên trừ khi Điều
lệ chỉ dẫn khác đi.
Các thành viên không được trả tiền cho vai trò thành viên của họ. Tuy nhiên họ có thể
đóng vai trò là những nhân viên hoặc người quản lý của công ty TNHH và do vậy được
trả tiền cho những vai trò đó. Những thành viên thường quản lý (điều hành) công ty. Họ
cũng có thể chỉ định một người quản lý hoặc một nhóm những nhà quản lý để điều hành
công việc kinh doanh. Những người quản lý được chỉ định này có thể là thành viên (chủ
sở hữu) hoặc không phải. Đối với công ty tư vấn nhỏ, việc có thêm nhà quản lý không là
chủ sở hữu có lẽ là không cần thiết. Không có yêu cầu đối với những cuộc họp thường
xuyên mặc dù những thành viên có thể yêu cầu triệu tập một cuộc họp để thảo luận về
một vấn đề cụ thể nào đó. Nếu điều này xảy ra, không có quyết định nào được đưa ra cho
tới khi cuộc họp được tiến hành.
Ngoài những Điều lệ của Tổ chức mang tính bắt buộc, cũng nên có một Thỏa thuận Hoạt
động. Những chủ đề được đưa ra trong văn bản này bao gồm những vấn đề xảy ra khi một
thành viên rời khỏi công ty TNHH và cách thức xử lý sự đóng góp cũng như sự phân phối
vốn của các thành viên. Ngoài ra cũng cần phải vạch ra quy trình ra quyết định và cách
thức thu nhận vốn, liệu một công ty TNHH sẽ được quản lý bởi những thành viên hay
những nhà quản lý khác và nêu tên họ, quyền bỏ phiếu, các cuộc họp bắt buộc, vấn đề
thuế, lương cho các thành viên điều hành doanh nghiệp, và cách thức cũng như thời điểm
72



MBA 801 - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Module 2

công ty TNHH bị giải thể. Bạn cũng cần phải cung cấp một bản sao thỏa thuận hoạt động
để mở tài khoản ngân hàng cho một công ty TNHH.
Một thỏa thuận hoạt động đối với một công ty TNHH do người quản lý điều hành cũng
giống như là đối với những tổ chức do thành viên điều hành với một vài đặc điểm riêng.
Những người quản lý có thể, nhưng không cần thiết phải triệu tập một cuộc họp chính
thức để đưa ra những quyết định. Không giống các thành viên, những nhà quản lý có thể
được trả lương cho vai trò là những người quản lý bất kể họ có làm việc toàn thời gian đối
với một công ty TNHH hay không. Thỏa thuận này cũng có thể bao gồm một 'giới hạn
định kỳ’ đối với những nhà quản lý và quy trình cho việc rời đi của họ.
Thuế
Trong khi một công ty TNHH thường bị đánh thuế giống như doanh nghiệp tư nhân hoặc
hợp doanh, thì nếu người chủ lựa chọn, công ty có thể kê khai theo mẫu Lựa chọn phân
loại pháp nhân (IRS form 8832) và sẽ bị đánh thuế như là một công ty cổ phần. Nếu được
phân loại là một doanh nghiệp hợp doanh, các thành viên phải được cung cấp các báo cáo
Thu nhập cổ phần, Khoản tín dụng và Các khoản khấu trừ (IRS Form 1065). Tất cả các
công ty TNHH phải chịu một khoản thuế tối thiểu hàng năm là $800 cho quyền kinh
doanh tại California và phải trả thuế thậm chí nếu như công ty TNHH không tiến hành bất
cứ việc kinh doanh nào ở California.
Trách nhiệm với các khoản nợ
Bất cứ thành viên nào chịu nghĩa vụ cho công việc kinh doanh trong một công ty TNHH
do thành viên điều hành. Nếu nó do một người quản lý điều hành, thì chỉ những người
quản lý có nghĩa vụ thay mặt cho công ty. Giống như với một doanh nghiệp hợp doanh,
bạn sẽ muốn chọn các thành viên của công ty TNHH một cách cẩn thận.
Những người người chủ và quản lý của công ty TNHH chỉ có trách nhiệm hữu hạn, tuy

nhiên người quản lý có thể có trách nhiệm cá nhân nếu đưa ra những quyết định tồi hoặc
quyết định chỉ phục vụ bản thân. Thêm vào đó, những đảm bảo cá nhân được thực hiện
bởi người chủ/thành viên thay mặt cho LLC vẫn là trách nhiệm cá nhân của người bảo
đảm.
Khả năng chuyển nhượng/Khả năng tồn tại
Tất cả các thành viên có thể chuyển giao lợi ích kinh tế trong công ty TNHH mà không
cần sự chấp thuận của những thành viên khác. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu và quyền quản
73


×