Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

---***---

LƯƠNG THỊ NGUYỆT MINH

LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

---***---

LƯƠNG THỊ NGUYỆT MINH

LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nông Quốc Bình

HÀ NỘI - NĂM 2016

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi thật sự biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến Phó Giáo sư Tiến sĩ Nông Quốc Bình – người đã nhiệt


tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu Luận văn của mình.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các quý
thầy cô của trường và đặc biệt là thầy cô, cán bộ Khoa Sau đại học trường Đại
học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi thân gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người thân yêu đã luôn ở
cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm
luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2016
TÁC GIẢ

LƯƠNG THỊ NGUYỆT MINH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Sau Đại học Trường Đại
học Luật Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lương Thị Nguyệt Minh
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

PGS. TS NÔNG QUỐC BÌNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

CISG

Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

INCOTERMS

Điều kiện thương mại quốc tế

PICC


các nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế


PECL

các nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu

RIR

Quy tắc Rome I năm 2008 về luật áp dụng đối với
nghĩa vụ hợp đồng

UNCITRAL

Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại
quốc tế

UNIDROIT

Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

Chương 1. Lý luận chung

10


1.1. Luật áp dụng cho Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

10

1.2. Nguồn luật áp dụng cho Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

33

1.3. Nguyên tắc áp dụng luật trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
36
Chương 2. Luật áp dụng cho Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
theo một số Điều ước quốc tế

45

2.1. Khái quát chung về công ước Viên 1980 và Quy tắc Rome I 2008

45

2.2. Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế

47

2.3. Quy tắc Rome I 2008 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng

55

Chương 3. Thực tiễn áp dụng luật cho hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế tại Việt Nam và một số kiến nghị


61

3.1. Thực tiễn áp dụng luật cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại
Việt Nam

61

3.2. Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống các quy phạm giải quyết
xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam
KẾT LUẬN

87
94


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một
trong những vấn đề pháp lý phức tạp trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, vì đây là cơ sở pháp lý tiền đề quan trọng nhất điều chỉnh quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Việc nghiên cứu đề tài “Luật áp dụng trong Hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” ở cấp độ luận văn
thạc sĩ luật học có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn, vì những
lý do sau:
Thứ nhất, ý nghĩa quan trọng về pháp lý, chính trị và xã hội của vấn đề
xác định luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Về pháp lý, việc nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về
hội nhập quốc tế tại Việt Nam, bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp

pháp của các thương nhân, các chủ thể trong quan hệ hợp đồng có tính chất
quốc tế khắc phục những bất cập còn tồn tại trong cơ chế giải quyết tranh
chấp các hợp đồng quốc tế tại Việt Nam. Về chính trị và xã hội, việc đảm bảo
cơ chế thực hiện quyền tự do ý chí của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng
thông qua việc chọn luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế góp phần khuyến khích, thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế, bảo
đảm quyền tự do hợp đồng, bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả
giáo dục ý thức pháp luật và góp phần củng cố lòng tin của thương nhân vào
hoạt động xét xử của các cơ quan tài phán tại Việt Nam.
Thứ hai, sự cần thiết hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế nói riêng và các quy định về chọn luật áp dụng điều
chỉnh các quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói chung. Các quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói
chung và về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói
riêng được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Hiện
nay, Quốc hội Việt Nam vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và xây dựng
nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề này như Bộ Luật Dân sự


(BLDS), Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Bộ Luật Hàng hải… dự định thông qua
năm 2015, đặc biệt đề án xây dựng Luật Tư pháp quốc tế dự kiến trong năm
(2016- 2020)… đều đặt ra nhiều vấn đề pháp lý phức tạp dưới góc độ lập
pháp và thi hành các quy định đó tại Việt Nam trong tương lai. Nhìn chung,
các quy định còn thiếu và chưa hợp lý về vấn đề xác định luật áp dụng điều
chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hầu hết các quy định mới chỉ
mang tính nguyên tắc chung, trừu tượng, thiếu tính thống nhất. Đặc biệt, việc
ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về hợp đồng còn hạn chế, chưa đáp ứng
được các yêu cầu của thực tiễn.
Thứ ba, sự cần thiết bảo đảm quyền tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng
trong thực tiễn thi hành pháp luật Tư pháp quốc tế tại Việt Nam.

Trước xu thế quốc tế, đòi hỏi việc tôn trọng quyền tự do ý chí trong quan
hệ hợp đồng như một nguyên tắc mang tính chất nền tảng, trong pháp luật và
thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam còn tồn tại tình trạng chưa bảo đảm
quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng
một cách thực sự do chưa có các quy định cụ thể để thực thi quyền này, dẫn
đến hiện trạng các quy định về quyền mang nặng tính hình thức và thiếu tính
khả thi.
Thứ tư, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng
một môi trường pháp lý an toàn, minh bạch, khuyến khích, tạo thuận lợi cho
quan hệ thương mại quốc tế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về luật áp dụng
điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm tạo một khuôn khổ pháp
lý cho các quan hệ thương mại quốc tế phát triển. Đây là yêu cầu của thực
tiễn, không chỉ đối với các đối tác nước ngoài mà ngay cả đối với bên Việt
Nam cũng cần thiết có một môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn cho các giao
dịch trên phạm vi quốc tế, tránh cho bên Việt Nam khỏi các rủi ro trên thường
trường quốc tế.
Thứ năm, sự cần thiết phát triển tri thức khoa học về vấn đề xác định luật
áp dụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài tại Việt
Nam.
Trong khoa học Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay chưa có công trình


nghiên cứu trực tiếp, toàn diện và có hệ thống về vấn đề luật áp dụng điều
chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong khoa học Tư pháp quốc tế ở
các nước đã có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về luật áp dụng điều
chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên, về nội dung và phạm vi
nghiên cứu, còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau nên kết quả nghiên cứu
cũng chưa hoàn thiện, vì vậy, cần thiết phải có một công trình nghiên cứu vấn
đề chuyên sâu, dựa trên tính chất đặc thù của Việt Nam về vấn đề này.
Thứ sáu, yêu cầu thể chế hoá đường lối của Đảng về chiến lược cải cách

tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp một mặt nhằm bảo đảm quyền tự
do ý chí, tự do hợp đồng, mặt khác cần bảo vệ lợi ích, vị thế của nhà nước
trong quan hệ thương mại quốc tế góp phần thể chế hoá đầy đủ, đúng đắn
đường lối của Đảng về chiến lược hội nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể là nhiệm vụ xây dựng nền tư pháp công
bằng, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, nâng
cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy, khuyến khích thương
mại quốc tế.
Thứ bảy, yêu cầu cụ thể hoá quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Việc nghiên cứu vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế nhằm tiếp thu, học tập kinh nghiệm của quốc tế, góp phần đưa ra
các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng có yếu tố nước
ngoài, góp phần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về hội nhập
quốc tế.
Tóm lại, nghiên cứu vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế có ý nghĩa quan trọng không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn
nhằm đảm bảo cho các giao dịch thương mại được thực hiện trong môi trường
an toàn, ổn định, đảm bảo được các lợi ích trong quan hệ thương mại quốc tế,
rất cần thiết có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực của luật pháp
quốc tế.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
a) Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong khoa học luật Tư pháp quốc tế Việt Nam có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại nói chung ở
các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam chưa được nghiên cứu trực tiếp ở tất
cả các cấp độ. Mặc dù vậy, một số khía cạnh pháp lý liên quan đến luật áp
dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam đã được đề
cập một cách gián tiếp trong một số công trình nghiên cứu trong nước, như
một số công trình của các tác giả dưới đây:
- Tác giả Võ Sỹ Mạnh, Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước Viên
năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện
các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học,
Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.
- Nhóm tác giả, Hợp đồng thương mại, luận về luật kinh doanh, ĐH Mở
TP. Hồ Chí Minh
- Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Hường, Hiệu lực của Hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, Khoa Luật, Đại học Cần Thơ.
- Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Giang, Pháp luật áp dụng trong các hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luận văn thạc sỹ luật học, 2008, Khoa Luật,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tác giả Ngô Thị Kiều Trang, Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
theo pháp luật Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc gia
Hà Nội…
b) Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề luật áp dụng điều
chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khá đa dạng và phong phú. Nhìn
chung các công trình đã nghiên cứu được các vấn đề lý luận cơ bản về luật áp
dụng đối với hợp đồng quốc tế. Đặc biệt, đã có nhiều công trình tập trung
nghiên cứu chuyên sâu về nội dung các quy định của hệ thống pháp luật quốc
tế, pháp luật các nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể các công trình chủ


yếu tập trung nghiên cứu về nội dung các quy định trong các điều ước quốc
tế, pháp luật châu Âu, tập quán thương mại quốc tế… trong lĩnh vực hợp đồng

như Công ước Rome 1980 về về luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp
đồng, Quy tắc Rome I (2008) về luật áp dụng đối với quan hệ nghĩa vụ hợp
đồng của Hội đồng châu Âu, Nguyên tắc hợp đồng châu Âu (PECL), Nguyên
tắc Lahay về chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế (Nguyên
tắc Lahay), Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), các
nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) của UNIDROIT, hay về
Điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS)… Thông qua phân tích nội
dung, ý nghĩa và thực tiễn áp dụng các quy định này tại các quốc gia, chủ yếu
tại châu Âu, các công trình đã đưa ra các bình luận, đánh giá và đề xuất hoàn
thiện các quy định này. Ngoài ra nhiều công trình trên thế giới cũng đã nghiên
cứu và bình luận về thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng về chọn luật
áp dụng tại các thiết chế tài phán như tòa án và trọng tài quốc tế.
- Ole Lando, GS Luật học, Trường Kinh doanh Copenhagen và Peter
Arnt Nielsen, thành viên Đoàn đàm phán RIR của Đan Mạch, THE ROME I
REGULATION, Common Market Law Review Rome I Regulation 45:
1687–1725, 2008 1687 © 2008 Kluwer Law International. Printed in the
Netherlands.
- Nguyễn Thị Hồng Trinh, Khoa Luật, Đại học Huế, Nguyên tắc tự do
chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn
về Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6(167) tháng 3/2010.
- Ronald A. Brand, The European Magnet and the U.S Centrifuge: Ten
selective Private International Law Developments of 2008, Legal Studies
Research Paper Series Working Paper No. 2009-01, January 2009.
c) Những vấn đề còn tồn tại và những vấn đề được tập trung nghiên
cứu, giải quyết trong luận văn
 Những vấn đề còn tồn tại
Thứ nhất, sự thiếu toàn diện và đầy đủ về nội dung và phạm vi nghiên
cứu
- Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu nghiên cứu các vấn đề



về hợp đồng có yếu tố nước ngoài nói chung và mới chỉ đề cập một cách gián
tiếp và thiếu hệ thống về một số nội dung liên quan đến vấn đề luật áp dụng
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
- Các công trình nghiên cứu ngoài nước về luật áp dụng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế chỉ tập trung nghiên cứu nội dung các quy định của
luật pháp quốc tế và luật pháp các nước về luật áp dụng trong hợp đồng
thương mại quốc tế nói chung. Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam
và thực tiễn áp dụng các quy định về xác định luật áp dụng điều chỉnh các
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam chưa được nghiên
cứu chuyên sâu và có hệ thống. Vấn đề cơ sở lý luận và ý nghĩa của việc chọn
luật áp dụng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.
Thứ hai, sự tồn tại những quan điểm khác nhau về kết quả nghiên cứu
như:
- Những quan điểm khác nhau về khái niệm luật áp dụng điều chỉnh các
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Những quan điểm khác nhau về nội dung các quy định cụ thể về các
nguyên tắc xác định luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế.
 Những vấn đề được tập trung nghiên cứu, giải quyết trong luận văn
Thứ nhất, làm rõ cơ sở của việc xác định luật áp dụng điều chỉnh quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm cơ sở lý luận, cơ sở pháp
lývà thực tiễn của sự tồn tại luật áp dụng điều chỉnh các quan hệ hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ hai, luận văn làm rõ một loại nguồn luật quan trọng có thể được áp
dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hai điều ước
quốc tế quan trọng, nội dung, phạm vi áp dụng, xu thế xây dựng và áp dụng
nguồn điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Thứ ba, làm rõ nội dung các nguyên tắc xác định luật áp dụng điều chỉnh
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm nguyên tắc xác định

luật áp dụng điều chỉnh hình thức và nội dung hợp đồng, năng lực chủ thể
giao kết hợp đồng.


Thứ tư, luận văn làm rõ thực trạng các quy định của hệ thống pháp luật
Việt Nam về luật áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế bao gồm các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên và thực trạng hệ thống pháp luật trong nước, chỉ rõ những bất cập còn
tồn tại trong các nhóm vấn đề pháp lý cụ thể về luật áp dụng điều chỉnh các
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận cơ bản, các quy
định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành pháp luật về luật áp dụng
điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam và quốc tế.
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu
các vấn đề pháp lý cơ bản về luật áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế tại Việt Nam bao gồm các nguyên tắc xác định luật áp dụng đối
với hợp đồng (về hình thức, về nội dung, năng lực chủ thể). Luận văn cũng
chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế mà không nghiên cứu hết các quy định về luật áp dụng đối
với tất cả các loại hợp đồng thương mại nói chung. Luận văn loại trừ việc
nghiên cứu vấn đề luật áp dụng đối với các hợp đồng có tính chất dân sự và
các hợp đồng có tính chất công giữa các quốc gia với nhau do phạm vi nghiên
cứu không cho phép.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là từ việc nghiên cứu các vấn đề lý
luận cơ bản, pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật quốc tế cũng như tại
Việt Nam về luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,

qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và thực thi có hiệu quả việc xác định
luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Cơ sở lý luận của việc xác định
luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Cơ sở pháp lý


của việc xác định luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
trong tư pháp quốc tế? Làm rõ vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam trên tất cả các phương diện lý luận, quy
định và thi hành pháp luật trong Tư pháp quốc tế, làm sáng tỏ các yêu cầu và
giải pháp vấn đề luật áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
tại Việt Nam?
Cơ sở lý thuyết của luận văn là lý luận về học thuyết quyền tự do ý chí
trong quan hệ hợp đồng (Principle of party autonomy), theo đó các chủ thể
được thực hiện quyền tự do ý chí không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả
trên phạm vi quốc tế đặc biệt được quyền tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng
điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Luận văn còn được nghiên cứu trên cơ sở các
nguyên tắc truyền thống được thừa nhận phổ biến trong khoa học luật Tư
pháp quốc tế trên thế giới trong lĩnh vực hợp đồng như nguyên tắc Luật do
các bên thỏa thuận (Lex voluntatis); Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hợp đồng
(lex loci solutionis); Nguyên tắc Luật nơi giao kết hợp đồng (lex loci
contractus); Nguyên tắc Luật có mối liên hệ mật thiết nhất (closest
connection)…
Đây là những nguyên tắc mang tính chất nền tảng được ghi nhận trong
tất cả các hệ thống pháp luật các nước cũng như trong hệ thống pháp luật
quốc tế, trong lĩnh vực hợp đồng, được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng
thương nhân quốc tế và hệ thống các cơ quan tài phán quốc gia và trọng tài
thương mại quốc tế.
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là học thuyết Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Nhà nước Việt
Nam về hội nhập quốc tế, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các giá trị pháp luật quốc tế và các tư tưởng
pháp lý tiến bộ của nhân loại về luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm các phương pháp phân tích,
bình luận, tổng hợp, so sánh, thống kê và vụ việc điển hình.


7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
a) Ý nghĩa khoa học của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn, đặc biệt là các luận điểm khoa học về
khái niệm, cơ sở, nguồn luật áp dụng và nội dung các nguyên tắc xác định luật
áp dụng điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam góp
phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học luật Tư pháp quốc tế Việt Nam nói
riêng, khoa học luật Tư pháp quốc tế trên thế giới nói chung về luật áp dụng
đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam.
b) Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn, đặc biệt là các luận điểm khoa học
trong việc phân tích pháp luật, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đóng góp về mặt lý
luận và thực tiễn, giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng, thi
hành pháp luật Tư pháp quốc tế Việt Nam, trong chiến lược cải cách tư pháp,
cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật, trong đó có pháp luật Tư pháp quốc tế Việt Nam. Luận văn là tài liệu
tham khảo thiết thực trong nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng và thi hành pháp
luật trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế tại Việt Nam.
8. Bố cục (các chương) của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung
Chương 2. Luật áp dụng cho Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
một số Điều ước quốc tế
Chương 3. Thực tiễn áp dụng luật cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế tại Việt Nam và một số kiến nghị


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Luật áp dụng cho Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1. Một số khái niệm
a) Hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Pháp luật các quốc gia quy định về hợp đồng theo nhiều cách thức khác
nhau, trong đó có những nước quy định cụ thể về chế định hợp đồng dân sự
như Pháp, Trung Quốc, Canada...
Theo quy định tại Điều 1.101, Chương I, những quy định mở đầu về hợp
đồng và nghĩa vụ hợp đồng trong BLDS Cộng Hòa Pháp thì: “Hợp đồng là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc
nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công
việc nào đó”.
Theo quy định tại Điều 1.378 Chương II, Mục 1, Quyển 5 về các nghĩa
vụ dân sự, BLDS Qué bec (Canada) thì: “Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí về
việc một hoặc một số người nhận thực hiện nghĩa vụ đối với một hoặc một số
người khác”.
Điều 1.201 Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ quy định: “Hợp
đồng là tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự “thỏa thuận” của các
bên…”.
Điều 2 của Luật Hợp đồng Trung Quốc 1999 quy định: “Hợp đồng theo
quy định của luật này là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt

quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên, các tổ chức
khác…”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS Nga (1994) thì: “Hợp đồng
là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Điều 388 BLDS Việt Nam 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận giữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự”, trong đó quan hệ dân sự được hiểu là các quan hệ về dân sự, hôn nhân,
gia đình, kinh doanh thương mại, lao động…


Như vậy, pháp luật của các nước định nghĩa về hợp đồng đều có điểm
chung là sự thỏa thuận giữa các chủ thể, hay nói cách khác yếu tố thống nhất
ý chí của các bên. Khi đối chiếu với định nghĩa hợp đồng của BLDS 2005 của
Việt Nam thì có thể nói, khái niệm hợp đồng của BLDS năm 2005 có nhiều
điểm giống BLDS Nga, Trung Quốc nhưng thể hiện tính ngắn gọn, xúc tích
và đầy đủ. Tuy nhiên, nếu như các nước Việt Nam, Nga, Trung Quốc nêu rõ
là “Hợp đồng dân sự” thì pháp luật các nước Hòa Kỳ, Pháp chỉ định nghĩa
“hợp đồng” mà không nêu là hợp đồng gì mặc dù quy định, định nghĩa về hợp
đồng được đưa ra trong các BLDS.
Như vậy, có thể hiểu hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự
(theo nghĩa rộng, tức là bên cạnh quan hệ thỏa thuận trong lĩnh vực dân sự
còn bao gồm cả các quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động) có yếu tố
nước ngoài. Khi nghiên cứu Hợp đồng trong tư pháp quốc tế cần xác định
được các yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào trong tư pháp quốc tế.
Có ba dấu hiệu quan trọng khi xem xét các yếu tố nước ngoài, đó là:
(i) các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau;
(ii) sự kiện pháp lý có liên quan như thiết lập, thay đổi, chấm dứt hợp
đồng diễn ra ở nước ngoài;
(iii) đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài.

Điều 758 BLDS Việt Nam 2005 cũng đã ghi nhận các dấu hiệu này.
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên chủ
thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên
với nhau trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong tư pháp quốc tế còn được biết đến là
hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng xuất nhập khẩu thương mại… là
một loại hợp đồng điển hình trong tư pháp quốc tế vì nó là hợp đồng mua bán
có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
Trong bối cảnh có sự khác nhau rõ rệt trong quy định của nhiều Điều
ước quốc tế, pháp luật các quốc gia mà yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua


bán hàng hóa quốc tế cũng được hiểu không giống nhau tùy theo quan điểm
của từng hệ thống pháp luật.
Công ước Lahay năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình,
tại Điều 1 quy định tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao
kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa, đối tượng của
hợp đồng, được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí
giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau. Nếu các
bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của
họ. Yếu tố quốc tịch không phải là cơ sở xác định yếu tố nước ngoài trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Khi xem xét các Điều ước quốc tế về hợp đồng thì một trong các Điều
ước điều chỉnh trực tiếp quan hệ về hợp đồng mua bán hàng hóa luôn được
đưa ra xem xét là Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc. Tại Điều 1 quy
định, tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu chí là các bên giao kết
hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Như vậy, yếu tố trụ
sở thương mại của chủ thể là tiêu chí xác định tính chất quốc tế của hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo pháp luật của Pháp: khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, căn cứ vào hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn kinh tế và tiêu
chuẩn pháp lý. Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng có yếu tố nước
ngoài là hợp đồng tạo nên sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi
tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của
thương mại quốc tế. Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp
đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia
như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn
vốn thanh toán…
c) Xung đột pháp luật
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều đặt chủ trương tham gia quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế lên hàng đầu. Quá trình hội nhập đó đã làm phát
sinh mối quan hệ không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa công dân và pháp
nhân nước này với công dân và pháp nhân nước khác trong nhiều lĩnh vực


kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân gia đình… Trong khi thực hiện
các mối quan hệ đó làm nảy sinh các mâu thuẫn, tranh chấp mà việc giải
quyết tranh chấp này liên quan đến pháp luật của các quốc gia khác nhau. Vậy
pháp luật quốc gia nào sẽ được áp dụng để giải quyết những mâu thuẫn, tranh
chấp đó. Không có một hệ thống pháp luật chung nhất cho tất cả các quốc gia
mặc dù hệ thống các Điều ước quốc tế đã và đang ngày càng được các quốc
gia xây dựng để tiến tới áp dụng thống nhất. Bởi vì sự khác biệt về chế độ
chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng tôn giáo… dẫn tới sự khác biệt về hệ
thống pháp luật giữa các quốc gia. Đối với các mâu thuẫn, tranh chấp giữa
công dân và pháp nhân của các quốc gia khác nhau sẽ có cách giải thích, áp
dụng pháp luật và xử lý khác nhau. Điều này dẫn tới hệ quả pháp lý khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau và làm phát sinh một hiện tượng trong tư pháp
quốc tế gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.

Theo đó, có thể hiểu xung đột pháp luật là hiện tượng khi hai hay nhiều
hệ thống pháp luật đồng thời có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp
luật. Vấn đề cần giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật để áp
dụng giải quyết quan hệ pháp luật trên.
Hoặc theo cách hiểu theo khái niệm của Mỹ: “Sự khác biệt giữa luật
pháp của hai hay nhiều hệ thống pháp luật để xử lý cùng một vụ việc, theo đó
kết quả sẽ phụ thuộc vào việc hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để giải
quyết vấn đề đang tranh chấp. Các quy phạm pháp luật xung đột có thể xuất
phát từ luật liên bang Hoa Kỳ, luật pháp của tiểu bang Hoa Kỳ, hoặc pháp
luật của các quốc gia khác1”.
Khái niệm của Anh: “Xung đột pháp luật trong luật pháp nước Anh được
xem là một phần của pháp luật quốc gia, được áp dụng trong các trường hợp
có yếu tố nước ngoài. “Yếu tố nước ngoài” đơn giản là sự liên hệ tới một hệ
thống pháp luật khác ngoài pháp luật nước Anh. Ví dụ sự liên hệ đó có thể
xuất hiện khi hợp đồng được xác lập hoặc được thực hiện ở nước ngoài, hoặc
1 Trang Thông tin pháp lý – website Viện Luật, Đại học Cornwell, New York:
“A difference between the laws of two or more
jurisdictions with some connection to a case, such that the outcome depends on which jurisdiction's law will
be used to resolve each issue in dispute. The conflicting legal rules may come from U.S. federal law, the laws
of U.S. states, or the laws of other countries”. [truy cập: 03/08/2016].


khi có thiệt hại xảy ra ở nước ngoài, hoặc tài sản đặt ở nước ngoài, hoặc các
bên chủ thể không phải người Anh2”.
d) Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật được hiểu là cách thức tiến
hành lựa chọn nguồn luật áp dụng trong một số các hệ thống pháp luật khác
nhau đang tồn tại cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật
nhất định.
Hiện nay có hai cách được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật

trong tư pháp quốc tế là:
(i) Phương pháp áp dụng quy phạm pháp luật thực chất
Đây là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều
chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.
Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện
pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra, nếu
có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có
thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang
quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào.
Trong thực tiễn việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế được áp
dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xây
dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các điều ước quốc tế hoặc chấp
nhận và sử dụng tập quán quốc tế.
Phương pháp này có tính ưu việt là làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế
được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay,
các chủ thể của quan hệ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi có tranh chấp sẽ
tiết kiệm được thời gian, trong khi đó việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là
một vấn đề rất phức tạp và đòi hỏi nhiều công sức.

2 Từ điển Duhaime – "The branch of
English law known as conflict of laws is that part which deals with cases having a foreign element. By a
'foreign element' is meant simply a contact with some system of law other than English law. Such a contact
may exists, for example, because a contract was made or to be performed in a foreign country, or because a
tort was committed there, or because property was situated there, or because the parties are not English".
[truy cập: 03/08/2016].


Tuy vậy, không thể không đề cập đến hạn chế của phương pháp này là số
lượng các quy phạm thực chất không nhiều, không có sẵn, và không dễ dàng
để xây dựng được một hệ thống pháp luật chung cho tất cả các đối tượng của

tư pháp quốc tế. Do đó, phương pháp này không phải lúc nào cũng nhanh
chóng đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế.
(ii) Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột)
Đây là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ
thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ tư
pháp quốc tế cụ thể.
Các quy phạm xung đột không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ của các
bên liên quan; không đưa ra được các biện pháp chế tài đối với các chủ thể
tham gia tư pháp quốc tế, mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật
nước nào sẽ được áp dụng.
Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành
hệ thống pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột trong nước)
ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết các điều ước
quốc tế (quy phạm xung đột thống nhất).
Có thể nói phương pháp điều chỉnh gián tiếp là đặc trưng cơ bản của tư
pháp quốc tế bởi vì chỉ có tư pháp quốc tế mới sử dụng phương pháp này, các
ngành luật khác không áp dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp mà sẽ áp
dụng các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật chuyên ngành cụ
thể mà không phải xác định xem luật của nước nào khác sẽ được áp dụng.
Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, số lượng các quy phạm thực chất còn
thiếu, không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế
phát sinh ngày càng đa dạng, trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng
một cách đơn giản hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do đó, việc điều chỉnh hầu
hết các quan hệ tư pháp quốc tế đã trở nên thuận lợi hơn.
1.1.2. Xung đột pháp luật trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Khi có tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
chúng có thể được điều chỉnh bởi pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau như
pháp luật quốc gia của các chủ thể hợp đồng, pháp luật của nước nơi ký kết



hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi phát sinh tranh chấp, nơi có tài sản là
đối tượng của hợp đồng…
Nguyên nhân của xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế cũng như nguyên nhân chung của xung đột pháp luật trong tư pháp
quốc tế. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến xung đột pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Một là tồn tại hai hay nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau, là hệ thống tồn tại trên một lãnh thổ tương đối độc lập về mặt tư
pháp giữa nhiều quốc gia hay một quốc gia (có hệ thống tiểu bang) hay một
quốc gia như Bỉ hay Iran (hai cộng đồng tôn giáo) hay Pháp, Canada (một số
tỉnh có quy phạm pháp luật riêng) cùng điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Hai là mỗi hệ thống tồn tại đều chứa đựng quy phạm điều
chỉnh mối quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khác nhau.
Tất cả các vấn đề liên quan tới hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nếu
có tranh chấp xảy ra đều có thể xảy ra các xung đột pháp luật do pháp luật
điều chỉnh của mỗi khu vực pháp lý khác nhau về các phần đó có sự khác
nhau. Xung đột pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường
được chia thành các nội dung cụ thể với các cách giải quyết xung đột pháp
luật về từng phần. Dưới đây chỉ đề cập đến hiện tượng xung đột pháp luật đối
với ba khía cạnh của hợp đồng là xung đột pháp luật về xác định tư cách chủ
thể của hợp đồng, xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng và xung đột
pháp luật về nội dung của hợp đồng.
a) Xung đột pháp luật về xác định tư cách chủ thể của hợp đồng
Trước khi nghiên cứu vấn đề xung đột pháp luật về xác định tư cách chủ
thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì cần phải xác định chủ
thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những đối tượng nào. Chủ thể
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các cá nhân hay pháp nhân được
chia cụ thể thành bên bán và bên mua khi tham gia hợp đồng. Theo quy định
của các quốc gia trên thế giới nói chung, các chủ thể đó được gọi là thương
nhân.
(i) Về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể:



Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể là điều kiện cần để
chủ thể đó trở thành thương nhân. Đây cũng là điều kiện đầu tiên mà pháp
luật quy định đối với một cá nhân hay một pháp nhân khi tham gia quan hệ
hợp đồng trong tư pháp quốc tế. Dù các nước có quy định khác nhau về năng
lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể nhưng điểm chung nhất là hợp
đồng phải được ký và thực hiện bởi chủ thể có đầy đủ năng lực pháp luật và
năng lực hành vi theo quy định của pháp luật.
Đối với thương nhân là cá nhân, luật pháp của các quốc gia khi điều
chỉnh về vấn đề này thường phân chia cá nhân thành hai nhóm, một là công
dân quốc gia mình, hai là người nước ngoài. Hầu hết theo pháp luật của các
quốc gia trên thế giới hay các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia
đều có quy định liên quan đến vấn đề này. Trong đó, thuật ngữ người nước
ngoài được hiểu là người mang một hay nhiều quốc tịch nước ngoài hoặc
người không có quốc tịch. Xung đột pháp luật thường xảy ra trong việc xác
định năng lực hành vi của người nước ngoài do theo quy định của các quốc
gia khác nhau thì lại có các quy định về tuổi có năng lực hành vi của công dân
là không giống nhau.
Ví dụ3: độ tuổi được luật pháp quy định là có năng lực hành vi đầy đủ tại
Việt Nam là từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 19, Điều 20 BLDS Việt Nam 2005),
tương tự pháp luật Pháp (Điều 388 BLDS Pháp 20044); trong khi đó
Singapore quy định từ đủ 21 tuổi trở lên mới có năng lực hành vi đầy đủ trong
hầu hết các ngành luật (trừ một số loại giao dịch cụ thể cho phép người từ đủ
18 tuổi trở lên được phép thực hiện với các điều kiện và thời hạn cụ thể5), hay
3 Age of majority (độ tuổi trưởng thành, tuổi thành niên), xem tại các trang
/>[truy cập: 03/08/2016].
4
BLDS
Pháp

2004
bản
dịch
tiếng
Anh,
tại
/>[truy
cập:
03/08/2016].
5 Xem nội dung bản sửa đổi bổ sung BLDS Singapore năm 2009 tại trang
/>=http%3A%2F%2Fstatutes.agc.gov.sg%2Faol%2Fsearch%2Fsummary%2Fresults.w3p%3Bpage%3D0%3B
Bquer%3DId%253Ac439ecde-57f1-463d-a0843d037189da9a%2520Depth%253A0%2520Status%253Apublished%2520Published%253A18%252F02%25
2F2009 và website Bộ Tư pháp Singapore />

Nhật Bản (Điều 4 BLDS Nhật Bản năm 18966) là từ đủ 20 tuổi trở lên, ở Hàn
Quốc (Điều 4 BLDS Hàn Quốc7 năm 2015, hiệu lực từ ngày 4/2/2016) là từ
đủ 19 tuổi trở lên. Khi đó, một cá nhân người Pháp hay Việt Nam ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế với một thương nhân người Singapore, Nhật
Bản hay Hàn Quốc thì có làm cho hợp đồng bị vô hiệu không?
Khi xung đột pháp luật xảy ra, việc chọn hệ thống luật áp dụng làm rõ
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của chủ thể hợp đồng thường
dựa vào hệ thống luật nhân thân của chủ thể hợp đồng. Mỗi quốc gia trên thế
giới dựa vào hệ thuộc luật nhân thân (lex personalis) lại có các quy định khác
nhau. Cụ thể là, pháp luật các quốc gia theo hệ thống luật Anh Mỹ như Anh,
Đan Mạch, Na Uy… áp dụng luật nơi cư trú (lex domicilii), còn các quốc gia
theo hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa như Pháp, Bỉ, Italia, Thụy Điển,
Phần Lan… lại áp dụng luật quốc tịch (lex nationalis). Hiện nay, việc áp
dụng nguyên tắc luật nơi cư trú do việc xác định nơi cư trú của chủ thể gặp
nhiều khó khăn vì nó phụ thuộc vào ý chí của chủ thể trong việc lựa chọn nơi
cư trú.

Pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết xung đột về năng lực pháp lý
và năng lực hành vi của chủ thể thường tuân theo quy định của BLDS 2005 và
các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước.
Đối với chủ thể là cá nhân, tại khoản 1 Điều 761 BLDS 2005 quy định
năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định
theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch. Khoản 2 điều này lại
quy định: “Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như
công dân Việt Nam”. Điều này cho thấy pháp luật Việt Nam khi giải quyết
xung đột về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của cá nhân dựa trên chế độ
đãi ngộ quốc dân, tức là người nước ngoài ở tại Việt Nam cũng có các quyền
và nghĩa vụ như công dân Việt Nam tại Việt Nam8. Tại Điều 762 quy định
consultations/proposal-to-lower-the-age-of-contractual-capacity-from-21-years-to-18-years-and-the-civillaw.html [truy cập: 03/08/2016].
6 BLDS Nhật Bản năm 1896, bản dịch song ngữ Nhật – Anh, từ website Bộ Tư pháp Nhật Bản
[truy cập: 03/08/2016].
7 BLDS Hàn Quốc 2016 bản dịch tiếng Anh, từ trang thông tin pháp luật quốc gia của Hàn Quốc
/>[truy cập: 03/08/2016].


năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo
pháp luật của nước mà người đó là công dân. Trong trường hợp người nước
ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành
vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam. Như
vậy, có thể khẳng định, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà pháp luật Việt
Nam quy định năng lực hành vi của các bên chủ thể khi tham gia ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định theo luật quốc tịch của chủ thể
(lex nationalis) hay theo luật nơi thực hiện hành vi (lex loci actus).
Theo như hầu hết các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký
kết, Việt Nam và các nước thống nhất việc xác định năng lực pháp lý và năng
lực hành vi của cá nhân dựa vào quy phạm luật quốc tịch. Ví dụ theo Điều 17
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào năm 1999 quy định: “năng

lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự sẽ tuân theo pháp luật của nước ký
kết mà cá nhân đó là công dân”; hay Điều 19 Hiệp định tương trợ tư pháp
Việt Nam – Nga năm 1998 và Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam
– Mông Cổ năm 2002 cũng quy định tương tự như vậy.
Đối với chủ thể là pháp nhân, theo quy định tại Điều 765 BLDS Việt
Nam năm 2005, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được
xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập. Trường
hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt
Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp
luật Việt Nam. Cơ sở pháp lý cho việc xác định này là dựa trên chế độ đãi ngộ
quốc gia. Tức là không có sự phân biệt giữa pháp nhân nước ngoài và pháp
nhân Việt Nam, cùng điều kiện như nhau, pháp nhân Việt Nam hoạt động hay
không, hoạt động trên lĩnh vực nào, ở phạm vi nào, có quyền và nghĩa vụ gì
thì pháp nhân nước ngoài cũng được quy định tương tự như vậy, và việc quy
định đó là tùy thuộc vào quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, theo quy
định của BLDS Việt Nam 2005, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập.

8 Các quyền và nghĩa vụ này vẫn bị hạn chế, ví dụ các quyền bầu cử, ứng cử… so với công dân Việt Nam.


×