Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

NGƠ THỊ BÍCH PHƢƠNG

LUẬT ÁP DỤNG TRONG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI -2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

NGƠ THỊ BÍCH PHƢƠNG

LUẬT ÁP DỤNG TRONG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành
Mã số


: Luật Quốc tế
: 60380108

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nơng Quốc Bình

HÀ NỘI -2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Sau Đại học Trường Đại
học Luật Hà Nội xem xét để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Ngơ Thị Bích Phương


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi thật sự biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn
chân thành nhất đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nơng Quốc Bình – người đã nhiệt
tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q trình
nghiên cứu Luận văn của mình.
Đồng thời, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các quý
thầy cô của trường và đặc biệt là thầy cô, cán bộ Khoa Sau đại học trường Đại
học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình

học tập, nghiên cứu để hồn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi thân gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người thân u đã ln ở
cạnh động viên và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Cuối c ng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm
luận văn đã cho tơi những đóng góp qu

áu để hoàn chỉnh luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ

NGƠ THỊ BÍCH PHƢƠNG


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài .............. 1
2. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn .............. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .......... 3
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn ....... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................... 4
6. Bố cục các chƣơng của luận văn ....................................................... 4
CHƢƠNG 1.LÝ LUẬN ĐỐI VỚI LUẬT ÁP DỤNG TRONGTRỌNG
TÀI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ .................................................................... 5
1.1 Khái niệm trọng tài thƣơng mại quốc tế ................................................. 5

1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế ...................................... 5
1.1.2. Trọng tài thương mại quốc tế - một phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại quốc tế hiệu quả. ........................................................... 8
1.2.Các loại trọng tài thƣơng mại quốc tế ................................................... 14
1.2.1.Trọng tài ad-hoc (hay còn gọi là trọng tài vụ việc) ........................ 14
1.2.2.Trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế). .............. 15
1.3.Luật áp dụng trong trọng tài thƣơng mại quốc tế. .............................. 17
1.3.1. Vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế...... 17
CHƢƠNG 2.QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬT ÁP DỤNG TRONG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ....................................................................................................... 28
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trọng tài Thƣơng mại Quốc tế
tại Việt Nam ................................................................................................... 28
2.2. Pháp luật Việt Nam về luật áp dụng trong trọng tài thƣơng mại quốc
tế.

................................................................................................................ 33

2.2.1. Về luật áp dụng cho tố tụng trọng tài ................................................ 33
2.2.2. Về luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp ..................................... 40


2.2.3. Về luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài. ......................................... 48
CHƢƠNG 3.KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM62
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về
luật áp dụng trong trọng tài thƣơng mại quốc tế. ...................................... 62
3.1.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài
tại Việt Nam ................................................................................................. 62
3.1.2. Hoàn thiện các nội dung của luật áp dụng trong trọng tài thương mại

quốc tế - một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn................................................... 66
3.2. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về luật áp
dụng trong trọng tài thƣơng mại quốc tế.................................................... 69
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về luật áp dụng trong
trọng tài thƣơng mại quốc tế. ....................................................................... 71
3.3.1 Hoàn thiện các quy định về luật áp dụng trong trọng tài thương mại
quốc tế .......................................................................................................... 71
3.3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật khác liên quan ........................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta sau a mươi năm đổi mới và mở cửa đã có những
chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển.
Song cũng trong ối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa
dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể
kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngồi. Chính vì
vậy, tranh chấp thương mại là điều khơng thể tránh khỏi và cần được quan
tâm giải quyết kịp thời.
Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt
Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như thương
lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện
hành đã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một
cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, tranh
chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp.

Trước tình hình đó, việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp
có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của
doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể.
Hiện nay, khơng có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế
tuyệt đối, tuy nhiên, với những ưu điểm vượt trội của mình, trọng tài thương
mại quốc tế đã có sự phát triển mạnh mẽ những năm trở lại đây với tư cách là
giải pháp thay thế cho tòa án quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp
thương mại quốc tế. Tại Việt Nam, trọng tài thương mại quốc tế đã xuất hiện
khá sớm với hình thức đầu tiên là Hội đồng Trọng tài ngoại thương vào năm
1963. Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của trọng tài thương mại
quốc tế cũng được xây dựng và hoàn thiện qua từng thời kỳ nhằm đảm bảo sự
tương thích giữa pháp luật trọng tài Việt Nam và pháp luật trọng tài các nước


2

trên thế giới mà mới đây nhất là Luật Trọng tài thương mại năm 2010 – một
ước pháp điển hóa cao hơn các quy định về trọng tài thương mại, chứa đựng
nhiều nội dung tiến bộ được xây dựng dựa trên sự tham khảo các quy định
của Luật Mẫu UNCITRAL cũng như pháp luật trọng tài của một số nước như
Anh, Pháp, Singapore,… Đây được kỳ vọng là yếu tố sẽ tạo ra sức bật cho sự
phát triển của trọng tài tại Việt Nam trong tương lai.
Tuy nhiên, việc bổ sung nhiều quy định mới tiên tiến cũng không đồng
nghĩa với việc Luật Trọng tài thương mại đã hoàn hảo. Luật áp dụng trong
trọng tài thương mại quốc tế - đây là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến quá
trình trọng tài cũng như hiệu lực của phán quyết trọng tài – lại chưa được chú
trọng khi các quy định của pháp luật liên quan mới chỉ dừng lại ở những
hướng dẫn mang tính chung chung, chưa rõ ràng. Đây là thiếu sót đã tồn tại từ
trước trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại và cho đến nay, Luật Trọng tài
thương mại sau 06 năm đi vào thực tiễn vẫn chưa thể khắc phục được triệt để.

Trong khi đó, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay,
các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi sẽ ngày càng nhiều và phức
tạp, địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp cận với trọng tài như là điều
khoản cần có trong mỗi hợp đồng thương mại quốc tế.
Tóm lại, nghiên cứu vấn đề “Luật áp dụng trong trọng tài thương mại
quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành” có

nghĩa quan

trọng không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn nhằm đảm bảo cho các giao
dịch thương mại được thực hiện trong mơi trường an tồn, ổn định, đảm bảo
được các lợi ích trong quan hệ thương mại quốc tế, rất cần thiết có nhiều cơng
trình nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
2. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
a) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận cơ ản, các


3

quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành pháp luật về luật áp
dụng trong trọng tài thương mại quốc tế.
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn không chỉ dừng lại ở việc nghiên
cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về luật áp dụng trong trọng tài
thương mại quốc tế mà sẽ nghiên cứu đồng thời với việc tìm hiểu các quy
định tương tự trong pháp luật của một số nước điển hình trên thế giới để từ đó
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về luật
áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế trong thời gian đó.

3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích quan trọng mà đề tài hướng tới là làm sáng tỏ các quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành về luật áp dụng trong trọng tài thương mại
quốc tế, thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như chỉ ra những bất cập trong các
quy định pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
hồn thiện pháp luật nước ta về luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc
tế.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là học thuyết Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Nhà nước Việt
Nam về hội nhập quốc tế, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các giá trị pháp luật quốc tế và các tư tưởng
pháp lýtiến bộ của nhân loại về luật điều chỉnh luật áp dụng trong trọng tài
thương mại quốc tế
Phương pháp nghiên cứu của luận văn: phương pháp phân tích hệ
thống là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề
tài, kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá, nhận xét các quy định về
luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật trọng tài các nước. Các phương pháp khác như phương pháp thống


4

kê, phương pháp lịch sử cũng được sử dụng nhằm làm rõ sự phát triển, tiến bộ
cũng như những hạn chế còn tồn tại của pháp luật.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
a) Ý nghĩa khoa học của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn, đặc biệt là các luận điểm khoa học
về khái niệm, cơ sở, nguồn luật áp dụng và nội dung các nguyên tắc xác định
luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật

Việt Nam hiện hành góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận khoa học luật Tư
pháp quốc tế Việt Nam nói riêng, khoa học luật Tư pháp quốc tế trên thế giới
nói chung về luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam.
b) Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn, đặc biệt là các luận điểm khoa học
trong việc phân tích pháp luật, yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
luật áp dụng đối với trọng tài thương mại quốc tế, đóng góp về mặt lý luận và
thực tiễn, giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng, thi hành
pháp luật Tư pháp quốc tế Việt Nam, trong chiến lược cải cách tư pháp, cụ thể
hoá quy định của Hiến pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
trong đó có pháp luật Tư pháp quốc tế Việt Nam. Luận văn là tài liệu tham
khảo thiết thực trong nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng và thi hành pháp luật
trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế tại Việt Nam.
6. Bố cục các chƣơng của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của luận văn ao gồm a chương:
Chương một: Lý luận đối với luật áp dụng trong trọng tài thương mại
quốc tế
Chương hai: Quy định cơ ản của pháp luật Việt Nam liên quan đến
luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế
Chương a: Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật
trong trọng tài thương mại quốc tế ở Việt


5

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN ĐỐI VỚI LUẬT ÁP DỤNG TRONGTRỌNG TÀI THƢƠNG
MẠI QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm trọng tài thƣơng mại quốc tế
1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế

1.1.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế đã ra đời từ rất sớm và trải qua nhiều quá trình
phát triển khác nhau. Ở Việt Nam cũng vậy, sự ra đời của thương mại quốc tế
gắn liền với sự trao đổi, giao lưu uôn án với các nước trong khu vực. Có
thể nói rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, thì khái
niệm thương mại quốc tế cũng dần hoàn thiện cả về nội dung và hình thức.
Theo quan điểm chung trên thế giới hiện nay, thì thương mại quốc tế
được hiểu là hành vi thương mại của thương nhân vượt ra khỏi phạm vi biên
giới quốc gia; cũng có thể gói gọn trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia tuy
nhiên được thực hiện bởi chủ thể là các thương nhân quốc tế hoặc giữa các
chủ thể trong một quốc gia nhưng đối tượng của hợp đồng nằm ở nước ngoài.
Ở Việt Nam, hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục
đích sinh lời bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
đầu tư, xúc tiến thương mại, và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
(khoản 1 Điều 3, Luật Thương mại năm 2005). Trong khi đó, việc mua bán
hàng hóa quốc tế được hiểu là việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, theo đó
hàng hóa được đưa ra đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật. Nói cách khác, thương mại quốc tế được hiểu là hoạt động thương
mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan.
Với cách tiếp cận như trên, thì ở Việt Nam, hai thuật ngữ International
Trade (thương mại quốc tế) và International Commerce (kinh doanh quốc tế)
thường được hiểu chung một nghĩa là kinh doanh quốc tế.


6

Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới hai thuật ngữ này có nghĩa khác
nhau. Nếu International Trade là thuật ngữ chỉ các hoạt động thương mại quốc
tế do các quốc gia thực hiện thì International Commerce là thuật ngữ chỉ các

hoạt động thương mại do thương nhân tiến hành. Qua đó, có thể thấy cách
tiếp cận các khái niệm này ở các nước không giống với Việt Nam. Nếu Việt
Nam lấy dấu hiệu hành vi thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia làm tiêu
chí xác định quan hệ thương mại quốc tế thì ở một số nước việc xác định quan
hệ thương mại quốc tế lại dựa vào tiêu chí chủ thể.
Qua phân tích ở trên, ta có thể rút ra định nghĩa về thương mại quốc tế
như sau: Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu tố nước ngồi.
Các yếu tố nước ngồi trong thương mại quốc tế được xác định qua ba dấu
hiệu: chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau
hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài; và đối tượng của quan hệ
thương mại như hàng hóa, dịch vụ, hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài.
1.1.1.2. Tranh chấp thương mại quốc tế.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau
như sự khác biệt về ngôn ngữ, pháp luật, tập quán, …và nhất là sự thay đổi về
điều kiện thực hiện hợp đồng nên các tranh chấp phát sinh là điều khó tránh
khỏi.
Hiện nay, trên thế giới, tranh chấp thương mại được hiểu chính là tranh
chấp phát sinh do khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận
trong hoạt động thương mại quốc tế. Bao gồm các hoạt động sau: mua bán
hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại l ; tư vấn, kỹ thuật; vận
chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không,
đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư,
tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;


7

Ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập
chính thức trong văn ản pháp luật là Luật thương mại năm 1997, tuy nhiên,

theo Luật thương mại, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc
thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng trong hoạt động thương mại.
Như vậy, ta nhận thấy khái niệm trên có nội hàm rất hẹp so với quan niệm
phổ biến của các nước trên thế giới về thương mại.
Đến Luật Trọng tài thương mại năm 2010, tuy không trực tiếp đưa ra
định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái niệm
“tranh chấp có yếu tố nước ngồi” đã tạo ra sự tương đồng trong quan niệm
về “thương mại” và “tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với
chuẩn mực chung của pháp luật và thơng lệ quốc tế.
Từ đây, ta có thể rút ra định nghĩa, tranh chấp thương mại quốc tế là
những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên
trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại có yếu tố nước ngoài.
1.1.1.3. Các loại tranh chấp thương mại quốc tế
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách phân loại tranh chấp thương
mại quốc tế, mỗi cách người ta đều dựa trên những tiêu chí khác nhau để phân
loại, như: dựa vào chủ thể tham gia, dựa vào tính chất nội dung vụ việc tranh
chấp, dựa vào nội dung của hợp đồng… trong khuôn khổ luận văn này, tác giả
luận văn sẽ phân loại tranh chấp thương mại quốc tế dựa nội dung của hợp
đồng thương mại quốc tế qua một số loại hợp đồng điển hình.
a. Tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Đây là loại hợp đồng phổ biến nhất hiện nay đối với hoạt động thương
mại quốc tế. Vì vậy, việc phát sinh tranh chấp từ loại hợp đồng này cũng rất
phổ biến.
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh khi bên bán giao
hàng khơng đúng đối tượng và chất lượng, không giao hàng đúng thời gian và
địa điểm, khơng bảo hành hàng hóa, bảo hành không đúng như đã cam kết


8


trong hợp đồng. Và bên mua không nhận hàng khi ên án đã chuyển hàng
cho bên mua theo yêu cầu, khơng thanh tốn tiền mua hàng khi đến hạn …
b. Tranh chấp trong hợp đồng xây dựng
Trong nền kinh tế hiện nay, các nước có nền cơng nghiệp xây dựng
phát triển không chỉ đầu tư xây dựng trong nước, mà họ cịn mở rộng việc tìm
kiếm khách hàng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Tranh chấp trong hoạt động
xây dựng quốc tế phát sinh khi một trong hai ên có các hành động như, ên
nhận thầu xây dựng khơng đúng, không đầy đủ, sai với thiết kế an đầu,…và
bên mời thầu không giải ngân như đã thỏa thuận, không giải phóng mặt bằng
kịp thời làm chậm tiến độ thi công của bên nhận thầu …
c. Tranh chấp trong hợp đồng đại lý
Trong thời đại ngày ngày nay, bất kì một vị trí nào trong nền kinh tế
cũng phải được chun mơn hóa.Và hoạt động đại l thương mại cũng không
là ngoại lệ, bởi nhu cầu về hoạt động này trong nền kinh tế hiện nay là rất lớn
bởi các

nghĩa thiết thực mà nó mang lại. Tranh chấp trong loại hoạt động

này sẽ phát sinh ngay khi một trong hai bên nhận đại lý và bên sản xuất hàng
hóa cho đại lý làm trái với các quy định của hợp đồng mà họ đã k với nhau
như: ên nhận đại lý bán không đúng sản phẩm mà nhà sản xuất hàng hóa
cung cấp, nhà sản xuất hàng hóa khơng giao hàng đúng thời hạn cho bên nhận
đại l như đã cam kết…
Ngồi ra, cịn rất nhiều tranh chấp phát sinh từ các loại hoạt động
thương mại quốc tế khác như: Cung ứng dịch vụ, bảo hiểm, thăm dò, khai
thác; tài chính ngân hàng…
1.1.2. Trọng tài thương mại quốc tế - một phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại quốc tế hiệu quả.
1.1.2.1. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế.
Quan hệ hợp đồng gắn kết với các lợi ích, vì vậy cũng dễ phát sinh

tranh chấp khi có xung đột về lợi ích. Sự xung đột này thường xuất hiện do


9

hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết trong hợp
đồng. Khi có tranh chấp các ên thường tìm đến các phương thức giải quyết
tranh chấp khác nhau để giải tỏa xung đột, bất đồng, mâu thuẫn về lợi ích, tạo
lập lại sự cân bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Có nhiều phương thức
giải quyết tranh chấp. Thực tiễn và khoa học pháp lý ghi nhận bốn phương
thức giải quyết tranh chấp sau: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án.
Thương lượng là việc bàn ạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một
vấn đề nào đó giữa các bên. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp
khơng chính thức, khơng có sự can thiệp của ất kỳ cơ quan nhà nước hay ên
thứ a nào. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt
của các ên. Phần lớn các điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng
các ên đều quy định việc giải quyết tranh chấp ằng thương lượng khi có sự
vi phạm hợp đồng. Ưu điểm của phương thức này thể hiện ở chỗ, nó khơng
địi hịi thủ tục phức tạp, khơng ị ràng uộc ởi các thủ tục pháp l ngặt
nghèo, hạn chế tối đa chi phí, ít phương hại đến mối quan hệ giữa các ên,
ên cạnh đó các ên cịn giữ được í mật kinh doanh. Nhưng mặt khác,
phương thức này địi hỏi các ên đều phải có thiện chí, trung thực với tinh
thần hợp tác cao, nếu không, việc thương lượng sẽ thất ại và lại phải theo
một phương thức khác để giải quyết.
Phương thức hòa giải: Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất
hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lĩnh vực, chứ khơng
riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng. Hòa giải việc là các bên tranh
chấp c ng nhau àn ạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải
quyết ất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua
hòa giải. Ở Việt Nam, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các

ên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi
thương lượng, hòa giải ất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết.
Ngay tại Tịa án, các ên vẫn có thể tiếp tục hịa giải với nhau. Ở Việt Nam,
ình qn mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết ằng phương


10

thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải
quyết. Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong thực tế ằng phương
thức hịa giải có những ưu điểm nhất định, đó là phương thức giải quyết tranh
chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, các ên hịa giải thành thì khơng có
kẻ thắng người thua nên khơng gây ra tình trạng đối đầu giữa các ên, vì vậy
duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các ên. Các ên dễ dàng kiểm soát
được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ đó giữ được các í quyết
kinh doanh và uy tín của các ên. Thêm vào đó, hịa giải xuất phát từ sự tự
nguyện có điều kiện của các ên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các
ên thường nghiêm túc thực hiện. Bên cạnh đó, phương thức hòa giải cũng
tồn tại những mặt hạn chế trong tranh chấp Hợp đồng. Nếu hồ giải ất thành,
thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng ổ sung cho các ên tranh chấp.
Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hịa giải để trì hỗn việc thực hiện
nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là ên có quyền lợi ị vi phạm
mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư
pháp tại Tòa án: Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các ên khơng tự
thương lượng, hịa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tịa án. Các lợi
thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án: Các quyết định của
Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi
hành đối với các ên; với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong q
trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục; với điều

kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tịa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài. Bên
cạnh đó, còn tồn tại các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng
qua Tòa án: Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng
Tòa án quá chặt chẽ), và khả năng tác động của các ên trong quá trình tố
tụng rất hạn chế.
Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, Trọng tài thương mại quốc tế được
coi là một phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và hiệu quả nhất hiện


11

nay. Nó đem lại cho các thương nhân rất nhiều tiện ích khi tham gia vào đời
sống thương mại quốc tế. Vậy, Trọng tài thương mại quốc tế là gì?
Theo giáo trình Tư Pháp quốc tế - Trường đại học Luật Hà Nội, xuất
bản năm 2012, thì “Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết
tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ
thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài.
Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau (thơng qua thỏa
thuận trọng tài) sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài
nhất định nào đó”.1
Theo Từ điển Luật học, Nx Tư Pháp năm 2006, định nghĩa, “Trọng tài
quốc tế là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các
quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà pháp luật
cho phép giải quyết bằng trọng tài”.
Theo Điều 1492 của Bộ luật tố tụng dân sự mới của Pháp, thì trọng tài
quốc tế được hiểu đơn giản là trọng tài giải quyết tranh chấp quyền lợi trong
thương mại quốc tế.
Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, thương mại quốc tế được hiểu là
hoạt động thương mại có yếu tố nước ngồi. Các yếu tố nước ngoài trong
thương mại quốc tế được xác định qua ba dấu hiệu: chủ thể trong quan hệ

thương mại là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở ở các nước khác
nhau; sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy
ra ở nước ngoài; và đối tượng của quan hệ thương mại như hàng hóa, dịch vụ,
hoặc các đối tượng khác ở nước ngồi.
Về tính thương mại của trọng tài quốc tế, Luật mẫu về trọng tài của
UNCITRAL tuy không đưa ra định nghĩa chính thức về khái niệm “thương
mại” nhưng đã nêu khái niệm này ở chú giải Điều I như sau: Các quan hệ

1

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr
372 - 373


12

mang tính chất thương mại bao gồm các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ;
thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại l thương mại, thuê mua xây dựng
công trình; tư vấn kỹ thuật; lixăng, đầu tư; tài chính ngân hàng, ảo hiểm; hợp
đồng thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác kinh doanh; vận
tải hành khách, hàng hóa bằng đường hàng khơng, đường sắt,đường bộ hoặc
đường biển.
Theo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/6/1985 của
UNCITRAL, thì Trọng tài sẽ mang tính chất quốc tế khi:
 Vào thời điểm giao kết thỏa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh
doanh ở các nước khác nhau, nếu các bên có nhiều trụ sở kinh doanh
thì tính đến trụ sở kinh doanh có quan hệ mật thiết nhất đối với thỏa
thuận trọng tài, cịn nếu các bên khơng có trụ sở kinh doanh thì sẽ căn
cứ theo nơi cư trú thường xuyên của các bên; hoặc:
 Một trong các yếu tố sau đây ở ngồi lãnh thổ nơi các ên có trụ sở

kinh doanh: Nơi xét xử của trọng tài và nơi thực hiện phần chủ yếu của
nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết nhất
với nội dung tranh chấp hoặc :
 Các ên đã thỏa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thỏa thuận trọng
tài liên quan đến nhiều nước.
Trọng tài quốc tế chính là một phương thức giải quyết tranh chấp do
các bên thỏa thuận lập ra hoạt động với tư cách là ên thứ a độc lập, khách
quan, vô tư, đứng ra phân xử cho các bên khi xảy ra tranh chấp có yếu tố
nước ngồi. Và phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm.
Từ những khái niệm nêu trên chúng ta có thể nhận thấy trọng tài
thương mại quốc tế có một số đặc điểm chính sau:
 Là một cơ quan tài phán tư;
 Là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên tham gia tranh chấp;
 Nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế;


13

 Quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm.
Qua những phân tích đó, chúng ta đi đến kết luận rằng: Trọng tài thương
mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ
thương mại quốc tế do các bên thỏa thuận lập ra để giải quyết tranh chấp.
1.1.2.2. Ưu điểm của trọng tài thương mại quốc tế
Là một trong những phương thức chủ yếu để giải quyết các tranh chấp
phát sinh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, trọng tài có những ưu điểm cơ
bản sau đây:
 Thủ tục tiện lợi, nhanh chóng
Tính chất đơn giản, linh hoạt, mềm dẻo về mặt thủ tục tố tụng trọng tài
là điều hấp dẫn đối với các bên trong việc lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài. Thủ tục tố tụng trọng tài thường đơn giản hơn nhiều so với tố tụng

tòa án. Nếu khởi kiện tại tòa án, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc tố tụng
rất nghiêm ngặt và phức tạp. Trái lại, giải quyết bằng trọng tài, trong một số
trường hợp, các bên có thể tự mình định ra những quy tắc, trình tự, thủ tục
trọng tài (chẳng hạn như hình thức trọng tài ad-hoc). Hơn nữa, tố tụng trong
trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp: quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm
mà khơng thể bị kháng cáo, kháng nghị tại bất cứ trọng tài khác cũng như tịa
án.
 Phán quyết của trọng tài thường chính xác, khách quan và có độ tin cậy
cao.
Vì các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên cho mình nên các trọng tài
viên thường là những chuyên gia có kinh nghiệm am hiểu sâu sắc về các lĩnh
vực chuyên môn liên quan đến hợp đồng. Đồng thời, trọng tài viên được chọn
phần lớn là những người đã quen iết và có tín nhiệm với các bên. Họ có kinh
nghiệm giải quyết tranh chấp thuộc các lĩnh vực chuyên môn (thương mại,
đầu tư, ảo hiểm, vận tải,…), do đó thời gian xét xử sẽ ngắn, quyết định của
trọng tài sẽ sát thực, hợp l và có độ tin cậy cao. Đồng thời, quyết định của


14

trọng tài ít bị chi phối bởi các yếu tố chính trị, do đó sẽ mang tính khách quan,
độc lập.
 Khả năng giữ bí mật.
Đối với các bên tham gia hợp đồng, việc giữ bí mật các vụ kiện là rất
quan trọng. Bởi vậy, khác với nguyên tắc xét xử cơng khai tại tịa án, trọng tài
hoạt động theo ngun tắc xét xử kín, các quyết định của trọng tài không
được công khai, nếu không được sự đồng ý của các ên. Do đó, xét xử bằng
trọng tài sẽ giúp các bên vừa giữ được bí mật kinh doanh, vừa giữ được uy tín
trên thương trường
 Chi phí trọng tài.

Với thủ tục tố tụng đơn giản nên chi phí trọng tài ít tốn kém hơn so với
chi phí kiện tụng trước tòa án, nhất là trường hợp tranh chấp được giải quyết
qua nhiều cấp tòa án, đòi hỏi nhiều thời gian công sức của các bên, nhiều luật
sư trong mỗi phiên tòa hoặc kéo theo những việc điều tra rất phức tạp.
1.2.

Các loại trọng tài thƣơng mại quốc tế
Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận trọng tài

thương mại quốc tế có hai loại chủ yếu: Trọng tài ad-hoc và trọng tài thường
trực.
1.2.1. Trọng tài ad-hoc (hay còn gọi là trọng tài vụ việc)
Đây là trọng tài được thành lập bởi các ên đương sự, nhằm giải quyết
một vụ tranh chấp cụ thể nào đó.Sau khi giải quyết xong tranh chấp đó thi nó
tự giải thể. Hình thức trọng tài này có đặc điểm là: khơng có trụ sở cố định
như trọng tài thường trực, không lệ thuộc vào bất kỳ quy tắc xét xử nào và
thường chỉ có một trọng tài viên duy nhất do các bên thống nhất lựa chọn.
Ưu điểm của trọng tài ad-hoc là rất gọn nhẹ và linh hoạt, thời gian xét
xử ngắn, hai bên dễ đi đến thỏa thuận chung, chi phí ít. Cụ thể, tính linh hoạt
của nó thể hiện qua việc các bên tranh chấp hoàn toàn có quyền quyết định
việc lựa chọn trọng tài viên, xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài cho mình.


15

Tính đơn giản, gọn nhẹ trong tổ chức và quy tắc tố tụng cũng giúp giảm bớt
đáng kể chi phí cũng như rút ngắn thời gian cho các bên.
Bên cạnh đó trọng tài ad-hoc cũng có những mặt hạn chế nhất định, đó
là nó phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của các bên. Sự thiếu thiện chí của
một bên có thể khiến thủ tục trọng tài bị trì hoãn. Trong khi trọng tài thường

trực với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có những nhân viên được qua đào tạo để
quản lý việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thì đối với trọng tài vụ
việc, khơng hề có cơ chế giám sát trong q trình thiết lập thủ tục trọng tài
cũng như sự kiểm chứng tính cơng minh của trọng tài viên. Và chính vì nó
khơng có quy tắc tố tụng riêng nên phụ thuộc vào hệ thống luật nơi xét xử của
trọng tài.
Pháp luật của nước ta cũng đã ghi nhận quyền của các ên được chọn
trọng tài, kể cả trọng tài ad-hoc, nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh từ các
quan hệ thương mại, đầu tư. Ví dụ: Luật đầu tư năm 2005, Luật thương mại
năm 2005,…
1.2.2. Trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế).
Đây là trọng tài có tổ chức được thành lập để hoạt động một cách
thường xuyên, có trụ sở và điều lệ và có quy tắc xét xử riêng. Ban trọng tài có
thể là một trọng tài viên duy nhất được chọn trong số trọng tài viên niêm yết
của trung tâm trọng tài, hoặc có thể là ba trọng tài (mỗi bên chọn ra một trọng
tài viên, còn trọng tài viên thứ ba do hai trọng tài viên đã được bầu chọn ra
hoặc do Chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định).
Ưu điểm của trọng tài thường trực, là do có quy tắc tố tụng được quy
định một cách chặt chẽ, được công bố công khai, nên quá trình trọng tài
thường trực được thực hiện theo các trình tự, thủ tục rất nghiêm túc. Các tổ
chức trọng tài thường xuyên sửa đổi quy chế với sự cố vấn của các chuyên gia
giàu kinh nghiệm để phù hợp với những thay đổi trong các hệ thống pháp luật
của các nước và cả trong thực tiễn giao dịch thương mại quốc tế. Hầu hết các


16

tổ chức trọng tài thường trực có đội ngũ trọng tài viên có trình độ cao, là
những chun gia giỏi thuộc các lĩnh vực, do vậy có đủ điều kiện để thiết lập
một hội đồng trọng tài công bằng, khách quan, đảm bảo được quyền lợi chính

đáng cho các ên. Về mặt này, rõ ràng trọng tài thường trực đã tỏ ra vượt trội
so với trọng tài ad-hoc về tính chun nghiệp và có tổ chức. Chi phí cho trọng
tài thường trực cũng được tính theo cơ sở nhất định, khơng tùy tiện như trọng
tài ad-hoc.
Bên cạnh đó, vấn đề chi phí tố tụng cho trọng tài thường trực khá cao
cũng là một hạn chế nhất định.Thông thường, các bên phải trả trước một
khoản chi phí cho việc giải quyết vụ tranh chấp. Nghĩa là, các khoản tiền và
chi phí cho tổ chức và hội đồng trọng tài được ấn định trên cơ sở giá trị vụ
việc. Thêm vào đó, mặt trái của thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp cũng
chính là một điểm hạn chế của hình thức trọng tài này.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 100 tổ chức trọng tài thường trực,
trong đó có một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín cao như: Tòa án trọng
tài quốc tế của Phòng thương mại quốc tế Paris (ICC) thành lập năm 1919,
Tòa án trọng tài quốc tế London (LCIA) thành lập năm 1892, Viện trọng tài
Stockholin (SCCAI) thành lập năm 1926, Trung tâm quốc tế giải quyết các
tranh chấp về đầu tư (ICSID) thành lập năm 1965, Trung tâm trọng tài khu
vực Kuala Lumpur thành lập năm 1978, Trung tâm trọng tài quốc tế
Hongkong (KHIAC) thành lập năm 1985, Ủy ban trọng tài thương mại và
kinh tế Trung Quốc (CIETAC) thành lập năm 1954,… Tại Việt Nam, Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC đã được thành lập vào ngày 28/4/1993
và ngày càng chiếm vị thế quan trọng trên thị trường trọng tài quốc tế.2
Như vậy, hầu hết các trọng tài thương mại quốc tế thường trực đã được
thành lập ở các quốc gia. Mặc dù có sự khác nhau về tên gọi, về tổ chức, về

2

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr
376



17

quy tắc xét xử,… nhưng chúng đều có chung một đặc điểm là: với vai trò là
một tổ chức phi chính phủ, trọng tài thương mại quốc tế được thành lập nhằm
giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đặc biệt là tranh
chấp thương mại quốc tế, có ưu thế nhất định so với tịa án trong việc giải
quyết các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự quốc tế.
1.3.

Luật áp dụng trong trọng tài thƣơng mại quốc tế.

1.3.1. Vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế.
Để một phán quyết trọng tài có giá trị pháp l và được thi hành trên
thực tế, một điều kiện quan trọng là phán quyết trọng tài phải được đưa ra trên
cơ sở tuân thủ những quy định pháp luật nội dung cũng như pháp luật thủ tục
được áp dụng cho vụ việc trọng tài đó. Chính vì vậy, việc lựa chọn luật áp
dụng chính xác có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết tranh chấp của hội
đồng trọng tài. Vai trò của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế
được thể hiện qua việc làm cơ sở pháp l điều chỉnh quan hệ giữa các bên
tham gia vào quá trình trọng tài, bao gồm các bên trong vụ tranh chấp và hội
đồng trọng tài, đồng thời xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ đó. Cụ thể như sau:
 Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài, không chỉ chứa đựng những quy định
về mặt thủ tục giống như một luật tố tụng, mà luật này có vai trị định
hướng các bên trong q trình tố tụng trọng tài thông qua việc cung cấp
các hướng dẫn về cách thức tiến hành trọng tài. Các vấn đề mà các bên cần
quan tâm để đảm bảo quá trình trọng tài được tiến hành thơng suốt, từ việc
chỉ định trọng tài viên cho đến khả năng có hiệu lực của một phán quyết
trọng tài cũng được dự liệu trong luật này.
 Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp quy định phạm vi trách nhiệm tương

ứng của mỗi bên trong vụ tranh chấp và sẽ giúp bổ sung những thiếu sót
trong các điều khoản của hợp đồng. Phán quyết trọng tài về nội dung vụ
tranh chấp sẽ dựa trên luật áp dụng do hội đồng trọng tài xác định, hay nói


18

cách khác, các quy định của luật này giải quyết vấn đề quyền lợi đối lập
của các bên. Nếu tranh chấp phát sinh mà chưa lựa chọn luật thì sẽ rất khó
khăn trong việc xác định đúng các quyền và nghĩa vụ của các bên bởi vì
khơng có một khung pháp luật nào điều chỉnh việc này.
 Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài có vai trị quan trọng trong xác định
hiệu lực của một thỏa thuận trọng tài, cơ sở để quyết định tố tụng trọng tài
sẽ tiếp tục hay phải dừng lại. Trọng tài thương mại quốc tế luôn luôn tồn
tại trong sự đan xen của các hệ thống pháp luật khác nhau mà các quy định
trong mỗi hệ thống pháp luật lại có thể mâu thuẫn với nhau. Một thỏa
thuận trọng tài, theo quy định pháp luật của quốc gia này là hợp pháp
nhưng lại có thể vô hiệu nếu căn cứ theo luật của quốc gia khác. Chính vì
vậy, điều quan trọng là cần xác định đúng luật nào là luật áp dụng cho thỏa
thuận trọng tài đó.
Như vậy, lựa chọn luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế là
một trong những khâu cực kỳ quan trọng trong tồn bộ tiến trình trọng tài, đòi
hỏi các bên tranh chấp cũng như hội đồng trọng tài phải có sự nghiên cứu kĩ
lưỡng trước và trong tố tụng trọng tài. Tại bất kì thời điểm nào của quá trình
trọng tài mà vấn đề luật áp dụng được đặt ra, trọng tài viên có trách nhiệm xác
định đúng đắn pháp luật áp dụng cũng như nội dung của nó bởi điều này là
cần thiết để giải quyết tranh chấp.
1.3.2. Nội dung của luật áp dụng trong trọng tài thương mại quốc tế.
1.3.2.1. Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài.
Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài không đơn thuần chỉ là luật thủ tục

giống như một bộ luật tố tụng quy định các thủ tục nội tại của tố tụng trọng tài
như quy tắc trình ày các văn ản, chứng cứ của các nhân chứng,… mà nó
cịn cung cấp các chỉ dẫn để tiến hành tố tụng trọng tài. Luật quy định các
quy tắc thành lập hội đồng trọng tài, hoặc thay thế các trọng tài viên, khiếu
nại về quyết định của trọng tài,…Cuối cùng, luật áp dụng quy định các quy


19

tắc về khả năng một quyết định trọng tài có thể được công nhận và thi hành,
hoặc bị hủy.3
Việc xác định luật áp dụng trong tố tụng trọng tài thương mại quốc tế
bị chi phối bởi các nguyên tắc chung sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng
trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động
thương mại. Như vậy các bên có thể có thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh
chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Khác với việc giải quyết tranh chấp tại Tịa
án, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm
có quyền đệ đơn u cầu Tịa án có thẩm quyền giải quyết mà khơng cần có
sự thỏa thuận trước, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi phải có
sự thỏa thuận của các bên. Nguyên tắc chung là “khơng có thỏa thuận giải
quyết bằng phương thức trọng tài khơng có tố tụng trọng tài”. Điều đó có
nghĩa rằng, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi được các
bên chọn bằng một thỏa thuận trọng tài. Nói cách khác thỏa thuận trọng tài là
căn cứ để áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng
tài. Nguyên tắc này xuất phát từ quyền tự do kinh doanh với tư các là quyền
cơ ản của công dân trong nền kinh tế thị trường, trong đó ao gồm cả quyền
lựa chọn phương thức giải quyết khi tranh chấp phát sinh.
Nguyên tắc này còn được thể hiện rõ nhất trong q trình tố tụng trọng

tài, đó là việc các bên thỏa thuận chọn địa điểm trọng tài, ngôn ngữ trọng tài,
thời gian trọng tài…
Thứ hai, nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập khách quan vô tư khi
giải quyết tranh chấp.

Trung tâm trọng tài quốc tế UNCTAD/WTO (2001), Trọng tài và các phương thức giải quyết
tranh chấp lựa chọn: giải quyết các tranh chấp thương mại như thế nào, Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt Nam
3


×