VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________
PHẠM THỊ CÚC HOA
ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________
PHẠM THỊ CÚC HOA
ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. ĐẶNG VŨ HUÂN
HÀ NỘI - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Kết
quả nghiên cứu của luận văn không có sự trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã
công bố.
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Tác giả
Phạm Thị Cúc Hoa
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Học viện Khoa học Xã
hội đã truyền dạy những kiến thức quý báu, cảm ơn TS. Đặng Vũ Huân - Tổng
biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành
tốt bản luận văn này.
Tác giả
Phạm Thị Cúc Hoa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HCCT
Hạn chế cạnh tranh
HĐNQTM
Hoạt động nhượng quyền thương mại
KTTT
Kinh tế thị trường
LCT
Luật cạnh tranh
NQTM
Nhượng quyền thương mại
PLCT
Pháp luật cạnh tranh
SHTT
Sở hữu trí tuệ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KHOẢN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI.................................................................................................... 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI .......................................... 6
1.2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG
MẠI ................................................................................................................. 17
Kết luận Chương 1 ............................................................................................ 26
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KHOẢN . 27
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................... 27
2.1. NHẬN DIỆN MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ......................... 27
2.2. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ GIỚI HẠN
KIỂM SOÁT ................................................................................................... 44
2.3. CHẾ TÀI XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH
TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI .......... 51
Kết luận Chương 2 ............................................................................................ 65
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT66
KIỂM SOÁT ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG ........... 66
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ........................................ 66
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT ĐIỀU
KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................... 66
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SOÁT ĐIỀU KHOẢN
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM....................................................................... 69
Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 78
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 79
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhượng quyền thương mại cùng với các hình thức kinh doanh khác đã
tạo nên một bức tranh sống động của nền kinh tế thế giới. Hình thành từ thế kỷ
thứ XIX, hình thức này không ngừng được mở rộng, phát huy tính hiệu quả
trong kinh doanh. Tại Việt Nam, hình thức nhượng quyền thương mại hình
thành vào những năm 90 của thế kỷ XX và mang tính tự phát rất cao, dường
như không có nhiều cơ hội để tham gia hoặc thậm chí chứng kiến các sản phẩm
và dịch vụ của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tại Việt Nam. Tuy nhiên,
sau hơn 30 năm đổi mới và hơn 10 năm kể từ ngày gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã nổi lên là một trong số các quốc gia thu hút
các nhà đầu tư và các nhà nhượng quyền thương mại nhất. Bạn có thể bắt đầu
một buổi sáng đẹp trời với bạn bè tại Starbucks hoặc thưởng thức bữa trưa cùng
với gia đình tại các cửa hàng của KFC hay Lotteria. Bạn cũng có thể mua
những sản phẩm mới nhất của Nike hoặc Adias cũng như các thương hiệu nổi
tiếng khác trên thế giới tại chính các cửa hàng ở Việt Nam. Thay đổi này là kết
quả của mô hình kinh doanh hiệu quả – nhượng quyền thương mại (NQTM).
Với vai trò tích cực của mình, NQTM đã và đang được xem là cách thức
hiệu quả để các bên mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh bằng cách khai thác
các thương hiệu thành công thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng các
quyền thương mại của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền. Giống như
các hoạt động thương mại khác, nội dung của quan hệ NQTM cũng thể hiện
các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên, tuy nhiên, HĐNQTM có những
đặc thù nhất định so với các hoạt động cụ thể khác, kể cả đối với đại lý thương
mại hoặc chuyển giao công nghệ. Trong HĐNQTM, bao giờ cũng có các điều
kiện về hạn chế cạnh tranh (HCCT) giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền. Chính vì vậy mà trong các quan hệ nhượng quyền có thể chứa đựng
những hạn chế có khả năng tác động đến môi trường cạnh tranh. Những hạn
chế này trong nhiều trường hợp được giải thích là cần thiết, hợp lý nhằm bảo vệ
lợi ích của bên nhượng quyền và danh tiếng của hệ thống nhượng quyền. Tuy
nhiên, dưới góc độ pháp luật cạnh tranh (PLCT), những điều kiện về HCCT
1
này có thể gây ra những hệ quả nhất định đối với môi trường cạnh tranh lành
mạnh, vì vậy, các bên phải hết sức cẩn thận khi đưa các điều kiện này vào trong
hợp đồng, vì nếu một điều khoản nào đó trái với pháp luật về cạnh tranh thì hợp
đồng có thể coi là vô hiệu. Điều kiện về HCCT muốn có giá trị pháp lý sẽ được
thể hiện trong hợp đồng NQTM. Đó là kết quả của sự thống nhất ý chí của các
bên, là cơ sở để các bên thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình và căn cứ pháp lý
khi có tranh chấp xảy ra. Có thể nói, hợp đồng NQTM có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với các bên tham gia quan hệ nhượng quyền.
Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay chưa quy định rõ
ràng về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền. Các quy
định hiện hành chỉ đề cập đến các hình thức biểu hiện bên ngoài một cách cứng
nhắc, chưa tiếp cận được bản chất phản cạnh tranh của các hành vi này. Việc
nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về các điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM ở
Việt Nam và việc điều chỉnh, kiểm soát nó bằng pháp luật hiện nay như thế nào là
yêu cầu có tính cấp thiết. Đây cũng là lý do mà học viên lựa chọn đề tài “Điều
khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo
pháp luật Việt Nam hiện nay” để làm Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trước khi có Luật Thương mại 2005, hầu như pháp luật nước ta không
đề cập đến hình thức kinh doanh NQTM còn khá mới mẻ này. Mặc dù cùng
nằm trong tổng thể pháp luật thương mại nói chung, song hai lĩnh vực cạnh
tranh và NQTM vẫn được quy định và có những điều chỉnh riêng, đặc thù, do
đó, khi đề cập đến điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM thì đây được coi
là một vấn đề khá lạ lẫm và có nhiều nội dung cần nghiên cứu, phân tích. Cho
đến nay, nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh các điều khoản HCCT và hợp
đồng NQTM dưới góc độ của PLCT có một số công trình đã đề cập đến như:
- Đào Đặng Thu Hường, “Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong
pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2007;
- Nguyễn Thanh Tú, “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp
luật cạnh tranh”, Luận án Tiến sĩ luật học, Khoa luật, Đại học Lund, Thuỵ
Điển, 2007;
2
- Vũ Đặng Hải Yến, “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật
điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”,
Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2008;
- Nguyễn Thị Như Nguyên, “Pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng
quyền thương mại – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ
luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2012;
- Trần Thị Hồng Thúy, “Kiểm soát hợp đồng nhượng quyền thương mại
theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ”, Luận văn
Thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012;
- Nguyễn Thị Hồng Vân, “Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, 2016.
Bên cạnh đó, còn có công trình đi sâu vào nghiên cứu lý luận, các quy
định hiện hành, phương thức kiểm soát và những vấn đề thực tiễn về các
TTHCCT trong hợp đồng NQTM như: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại” của ThS. Hằng Nga, Nxb. Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, 2009. Tuy nhiên, tác phẩm này có phạm vi bao quát khá rộng các
vấn đề liên quan đến TTHCCT trong hợp đồng NQTM ở cả hệ thống pháp luật
thế giới và Việt Nam sau khi Luật Thương mại 2005 được vận dụng vào thực tế
nên việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn còn nhiều khó khăn. Do đó, dựa trên
cơ sở tình hình nghiên cứu này, Luận văn sẽ kế thừa một số luận điểm nghiên
cứu, phân tích chuyên sâu pháp luật về TTHCCT trong toàn bộ hoạt động
NQTM nói chung, tập trung vào nghiên cứu hệ thống pháp luật và thực tiễn thi
hành ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận và thực
tiễn của pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam, từ đó, kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về HCCT trong hợp đồng
NQTM tại Việt Nam.
3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, Luận văn đặt ra các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh
trong nhượng quyền thương mại và pháp luật về hợp đồng nhượng chuyền
thương mại.
- Thực hiện nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về kiểm soát
điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về điều
khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt
Nam hiện nay, chỉ ra những bất cập, tồn tại của hệ thống pháp luật cũng như
thực tiễn quá trình áp dụng.
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, thực tiễn và hệ
thống các quy định pháp luật điều chỉnh điều khoản HCCT trong hợp đồng
NQTM được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Thương mại năm
2005 và các văn bản liên quan như: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các văn bản,
quy định pháp luật liên quan của các quốc gia khác trên thế giới.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về điều khoản HCCT trong hợp đồng NQTM ở Việt Nam từ khi
Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Thương mại năm 2005 được ban hành đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm nghiên cứu được đặt ra, tác giả nghiên cứu đề
tài dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng
các phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
4
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full