Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phân chia di sản thừa kế theo bộ luật dân sự năm 2015 (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------

NGUYỄN NHẬT HUY

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành

: Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số

: 60380103

Người hướng dẫn khoa học

: PGS.TS. Trần Thị Huệ

HÀ NỘI – NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể các thầy, cô giáo đang
công tác giảng dậy tại trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa sau Đại học, Thư
viện trường đã cung cấp cho em những kiến thức pháp lý nâng cao, tài liệu và
điều kiện cần thiết trong thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt nhất đến PGS.TS Trầ n Thi ̣ Huê ̣ (khoa
Luật Dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội) là người đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và
hạnh phúc trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2016
Học viên
Nguyễn Nhâ ̣t Huy


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Luận văn thạc sĩ luật học này là công trình nghiên
cứu của riêng em, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin và tài liệu được trích dẫn trong Luận văn là trung thực, khách
quan dựa trên các nghiên cứu khoa học thực tế đã được công bố.

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Chữ ký của học viên

PGS. TS. Trần Thị Huệ

Nguyễn Nhật Huy



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bô ̣ luâ ̣t Dân sự

BLDS năm 1995

: Bộ luật Dân sự năm 1995

BLDS năm 2005

: Bộ luật Dân sự năm 2005

BLDS năm 2015

: Bộ luật Dân sự năm 2015

DLBK

: Dân luâ ̣t Bắ c Kỳ

DLTK

: Dân luâ ̣t Trung Kỳ

HVTKHL

: Hoàng Viê ̣t Trung kỳ Hô ̣ luâ ̣t


Nxb.

: Nhà xuất bản

Tr.

: Trang


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA
KẾ ..................................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế ............................ 9
1.1.1. Khái niệm về di sản thừa kế................................................................... 9
1.1.2. Khái niệm về phân chia di sản thừa kế ............................................... 12
1.2. Phần di sản thừa kế được phân chia cho những người thừa kế ................15
1.2.1. Xác định di sản thừa kế chia theo di chúc .......................................... 15
1.2.2. Xác định di sản thừa kế chia theo pháp luật ...................................... 16
1.2.3. Mố i liên hê ̣ giữa di sản thừa kế chia theo di chúc và di sản thừa kế
chia theo pháp luật ......................................................................................... 16
1.3. Căn cứ phân chia di sản thừa kế .....................................................................18
1.3.1. Theo sự thỏa thuận của tất cả những người thừa kế ........................ 18
1.3.2. Theo ý chí định đoạt của người lập di chúc ....................................... 20
1.3.3. Theo quy định của pháp luật ............................................................... 21
1.4. Các nguyên tắc phân chia di sản thừa kế.......................................................22
1.4.1 Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo di chúc.............................. 22
1.4.2. Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. ........................ 23

1.5. Ý nghĩa của những quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế .......25
1.6. Khái lược quy đinh
̣ của pháp luật Việt Nam về phân chia di sản thừa kế
từ thời phong kiế n đến nay.......................................................................................28
1.6.1. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật phong kiến ......................... 28


1.6.2. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dân sự thời pháp thuộc ..... 30
1.6.3. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dân sự từ năm 1945 đến nay
......................................................................................................................... 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 34
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VỀ PHÂN
CHIA DI SẢN THỪA KẾ ........................................................................... 35
2.1. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc ............................................................37
2.1.1. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người để lại di chúc có
nghĩa vụ về tài sản .......................................................................................... 39
2.1.2. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người chết để lại di sản thờ
cúng ................................................................................................................. 41
2.1.3. Phân chia theo di chúc trong trường hợp có di tặng ......................... 45
2.1.4. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người chết vừa để lại di sản
thờ cúng vừa di tặng ...................................................................................... 48
2.1.5. Phân chia theo di chúc trong trường hợp có người thừa kế theo Điều
644 ................................................................................................................... 50
2.1.6. Phân chia theo di chúc trong trường hợp có di chúc chung của vợ
chồ ng ............................................................................................................... 52
2.2. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật ........................................................53
2.2.1. Trường hợp người hưởng di sản là thai nhi ...................................... 58
2.2.2. Trường hợp có người thừa kế mới hoă ̣c có người thừa kế bi ̣ bác bỏ
quyền thừa kế ................................................................................................. 60
2.2.3. Trường hợp có người thừa kế thế vị ................................................... 62

2.2.4. Thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin
ly hôn, đã kết hôn với người khác ................................................................. 64


2.3. Những vấn đề cần lưu ý khi phân chia di sản thừa kế ................................66
2.3.1. Những lưu ý khi trích di sản để chia thừa kế cho những người thừa
kế theo Điều 644 ............................................................................................. 66
2.3.2. Hạn chế phân chia di sản .................................................................... 71
2.3.3. Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di sản thừa kế là nhà ở,
quyền sử dụng đấ t ở ....................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 77
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHI ̣
HOÀ N THIỆN QUY ĐINH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CHIA DI
̣
SẢN THỪA KẾ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 .......................... 78
3.1. Thực tiễn áp du ̣ng pháp luâ ̣t về phân chia di sản thừa kế ta ̣i Tòa án ......78
3.1.1. Án liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ..................... 78
3.1.2. Án liên quan đến phân chia di sản dùng cho việc thờ cúng .............. 81
3.1.3. Á n liên quan đế n viê ̣c xác đinh
83
̣ người hưởng thừa kế thế vi .............
̣
3.2. Kiế n nghi ̣ hoàn thiêṇ các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t về phân chia di sản
thừa kế theo Bô ̣ luâ ̣t Dân sự năm 2015 ..................................................................85
3.2.1. Xác định di sản để thanh toán di sản .................................................. 85
3.2.2. Về thời điểm xác lập quyền sở hữu đố i với người được hưởng di sản
thừa kế ............................................................................................................ 87
3.2.3. Về việc hưởng thù lao của người quản lý di sản ................................ 89

3.2.4. Về di sản dùng để thờ cúng ................................................................. 91
3.2.5. Về di sản dành để di tă ̣ng ..................................................................... 94
3.2.6. Việc phân chia di sản thừa kế trong trường hợp có người được thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc .................................................... 96
3.2.8. Vấ n đề phân chia di sản thừa kế khi có người thừa kế thế vị ......... 101


3.2.10. Về vấn đề người thừa kế mới ........................................................... 104
3.2.11. Bổ sung quy định về thứ tự phân chia di sản và thứ tự cắt giảm các
thành phần di sản ......................................................................................... 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................. 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của viêc̣ nghiên cứu đề tài
So với các phầ n khác trong Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế là mô ̣t
trong những phầ n sửa đổ i, bổ sung tương đố i ít, không có quá nhiề u thay đổ i
lớn so với Bộ luật Dân sự năm 2005 (trong đó, các quy đinh
̣ về thanh toán,
phân chia di sản có sự sửa đổ i, bổ sung ít nhấ t, chỉ ta ̣i hai Điề u về thứ tự ưu
tiên thanh toán và ha ̣n chế phân chia di sản). Mă ̣c dù có những sửa đổ i, bổ
sung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong
thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường, tuy nhiên, đời sống xã hội vẫn luôn
đổi thay nên pháp luật hiện hành chưa thể dự liệu hết những trường hợp, tình
huống xảy ra trên thực tế. Quan hệ thừa kế tuy là vấn đề được pháp luật điều

chỉnh nhưng lại chịu sự tác động không nhỏ của phong tục, tập quán, truyền
thống, đạo đức. Chính vì thế mà có nhiều quan điểm trái ngược nhau, nên khi áp
dụng để giải quyết tranh chấp thực tế sẽ xảy ra tình trạng không thống nhấ t. Điều
đó làm cho quyền thừa kế của công dân không được bảo đảm, thậm chí còn gây
bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội.
Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các cá nhân trong xã hội sở
hữu được khối lượng tài sản ngày càng lớn nên việc để lại tài sản thừa kế cho
con, cháu ngày càng được chú trọng, thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng
tranh chấp phức tạp. Các vụ tranh chấp liên quan đến vấn đề này cũng gia
tăng về số lượng. Đích cuối cùng của tranh chấp thừa kế là xác định đúng
khối di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế theo kỷ phần mà người thừa
kế có quyền được hưởng. Phân chia di sản thừa kế là khâu cuố i cùng và cũng
là kế t quả của quá trình giải quyế t tranh chấ p về thừa kế . Có thể nói, việc
phân chia di sản thừa kế càng được thực hiện đúng, giảm thiểu những sai sót
bao nhiêu càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về
thừa kế, bảo vệ quyền và lợi ích của những người thừa kế, người hưởng di


2

sản, người quản lý di sản, người phân chia di sản, các chủ nợ của di sản, chủ
nợ của người thừa kế… khi tham gia vào quan hệ thừa kế. Tuy vâ ̣y, phân chia
di sản thừa kế cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được quan
tâm hơn. Trước nhu cầu cấp bách cũng như tầm quan trọng đó, việc tìm hiểu,
nghiên cứu những quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế một
cách hệ thống - nhất là khi Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa được thông qua
tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 là hết sức cần
thiết hiện nay. Với tinh thần đó, em đã chọn đề tài: “Phân chia di sản thừa
kế theo Bộ luật Dân sự năm 2015” làm đề tài bảo vệ luâ ̣n văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Phân chia di sản thừa kế là chế định nhận được rất nhiều sự quan tâm
nghiên cứu trong khoa học pháp lý. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đế n chế định này và khai thác đa dạng ở nhiều góc độ,
khía cạnh khác nhau, từ nghiên cứu chung toàn diện về chế định đến các đề
tài chỉ đi sâu giải quyết một vấn đề nhất định, một trường hợp cụ thể của phân
chia di sản thừa kế . Xin kể tên dưới đây một số công trình nổi bật trong số các
công trình nghiên cứu xoay quanh chế định này:
Một số sách chuyên khảo: Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa
học về Thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh; Phùng Trung Tâ ̣p (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Viê ̣t
Nam từ năm 1945 đế n nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nô ̣i; Phạm Văn Tuyết (2007),
Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb. Chính tri ̣ quố c
gia, Hà Nội; Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội;
Nguyễn Minh Tuấ n (2009), Pháp luật thừa kế của Viê ̣t Nam – Những vấ n đề
lý luận và thực tiễn, Nxb. Lao đô ̣ng – Xã hô ̣i, Hà Nô ̣i; Vũ Thi ̣ Lan Hương
(2010), Những căn cứ xác đi ̣nh di sản thừa kế chia theo di chúc (Sách chuyên
khảo), Nxb. Hà Nô ̣i; Trầ n Thi ̣Huê ̣ (2011), Di sản thừa kế theo pháp luật Viê ̣t
Nam – Những vấ n đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nô ̣i; Đỗ Văn Đa ̣i
(2013), Luật thừa kế Viê ̣t Nam – Bản án và bình luận bản án, Sách chuyên


3

khảo, Tập 1-2, Nxb. Chính tri ̣ Quố c gia, Hà Nô ̣i; Phạm Văn Tuyết (2013),
Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyế t tranh chấ p, Nxb. Tư pháp, Hà
Nô ̣i; Đỗ Văn Đa ̣i (2016), Bình luận khoa học những điể m mới của Bộ luật
dân sự năm 2015 (Sách chuyên khảo), Nxb. Hồ ng Đức – Hô ̣i luâ ̣t gia Viê ̣t
Nam, Hà Nô ̣i…
Các khóa luâ ̣n tố t nghiêp,
̣ luâ ̣n văn tha ̣c si,̃ luận án Tiến sĩ: Trần Thị

Huệ (1999), Xác định di sản và việc thanh toán, phân chia di sản thừa kế theo
pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i,
Hà Nô ̣i; Phùng Trung Tập (2002), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt
Nam từ 1945 đến nay, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i,
Hà Nô ̣i; Phạm Văn Tuyết (2003), Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ
luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i,
Hà Nô ̣i; Nguyễn Minh Tuấ n (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy
đi ̣nh chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Luâ ̣n án tiế n si ̃ luâ ̣t ho ̣c, Trường
Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i, Hà Nô ̣i; Trần Thị Huệ (2007), Di sản thừa kế theo pháp
luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i,
Hà Nô ̣i; Nguyễn Minh Thư (2007), Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
dân sự Viê ̣t Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i, Hà
Nô ̣i; Lã Hoàng Hưng (2009), Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế , Luâ ̣n văn
tha ̣c si ̃ ngành Luâ ̣t Dân sự, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nô ̣i; Vũ Lê Thu
Trang (2010), Thanh toán và phân chia di sản thừa kế, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i, Hà Nô ̣i; Đoàn Thị Vân Anh (2012), Phân chia
di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i, Hà Nô ̣i…
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí pháp lý:
Trần Thị Huệ (2006), “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự một số nước trên
thế giới”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10); Phùng Trung Tâ ̣p (2008),
“Pháp luâ ̣t thừa kế Viê ̣t Nam hiê ̣n đa ̣i – Mô ̣t số vấ n đề cầ n đươ ̣c bàn luâ ̣n”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (7); Phùng Trung Tập (2013), “Từ quy định


4

về di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
(9); Trần Thị Huệ (2013), “Một số điểm bất cập về chế định thừa kế cần được
sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật dân sự năm 2005”, Tạp chí Tòa án nhân dân,

(11); Trần Thị Huệ (2014), “Bất cập trong quy định của Bộ luật dân sự về di
sản thờ cúng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (7); Phạm Văn Bằng (2014),
“Những vấn đề đặt ra về chế định thừa kế khi sửa đổi Bộ luật Dân sự”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (5); Đoàn Thị Phương Diệp (2015), “Dự thảo sửa
đổi Bộ luật Dân sự với các quy định xác lập quyền thừa kế”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, Số chuyên đề : Góp ý hoàn thiêṇ Bô ̣ luâ ̣t Dân sự (sửa đổ i), (13);
Hồ Thị Vân Anh (2015), “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật dân sự
năm 2005 về thừa kế theo di chúc”, Tạp chí Nghề luật, (2); Hồ Thị Vân Anh
(2015), “Hoàn thiện quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng trong dự thảo
Bộ luật Dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (4); Phạm Văn
Tuyết (năm 2015), “Góp ý về chế định thừa kế trong dự thảo Bộ luật Dân sự
sửa đổi”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (6); Hoàng Thị Loan (2015), “Góp ý
dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) về phần thừa kế theo di chúc”, Tạp chí Luật
học, Số đặc biệt - Góp ý hoàn thiện dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), Trường
Đại học Luật Hà Nội, (6)…
Các công trình nghiên cứu liên quan đế n phân chia di sản thừa kế được
các nhà luật học và học giả khai thác rất phong phú. Tuy nhiên, mỗi công
trình nghiên cứu lại khai thác đề tài ở những góc độ và khía cạnh khác nhau.
Hơn nữa, Bộ luật Dân sự năm 2015 (thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2017) có nhiề u điể m mới liên quan đế n phân chia
di sản thừa kế mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diêṇ và
sâu sắ c.
Như vậy, luận văn “Phân chia di sản thừa kế theo Bộ luật Dân sự
năm 2015” sẽ là luận văn đầu tiên được nghiên cứu chuyên sâu theo những
quy đinh
̣ của Bộ luật Dân sự năm 2015, góp phần làm giàu có thêm những
kiến thức pháp lý đối với các quy đinh
̣ về phân chia di sản thừa kế .



5

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số
vấn đề lý luận, các quy đinh
̣ của Bộ luật Dân sự năm 2015 về phân chia di sản
thừa kế , thực tiễn áp du ̣ng pháp luâ ̣t về phân chia di sản thừa kế và kiế n nghi ̣
hoàn thiêṇ quy đinh
̣ của Bộ luật Dân sự năm 2015 về phân chia di sản thừa
kế .
- Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những vấ n đề lý luâ ̣n
chung, khái lươ ̣c các quy định của pháp luâ ̣t Viêṭ Nam từ thời phong kiế n đế n
nay về phân chia di sản thừa kế cũng như phân tích những quy đinh
̣ của pháp
luâ ̣t thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm 2015, đă ̣c biêṭ là ảnh hưởng của những
điể m mới đươ ̣c quy đinh
̣ trong phầ n thừa kế đế n viêc̣ xác đinh
̣ di sản thừa kế
và phân chia di sản thừa kế , luâ ̣n văn tâ ̣p trung phân tích các phương thức
phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoă ̣c theo pháp luâ ̣t. Ở mỗ i phương thức
này, từng trường hơ ̣p cu ̣ thể sẽ đươ ̣c đưa ra phân tích để thấ y rõ quá trình dịch
chuyển di sản từ khối di sản do người chết để lại sang những người thừa kế có
quyền được hưởng. Những lưu ý đă ̣c biêṭ khi phân chia di sản thừa kế , mô ̣t số
vu ̣ án tranh chấ p về phân chia di sản thừa kế điể n hình cũng như những kiế n
nghi ̣ nhằ m hoàn thiêṇ quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về phân chia di sản thừa kế cũng
đươ ̣c đưa ra trao đổ i ta ̣i cuố i luâ ̣n văn.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận, nội
dung quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về phân chia di sản thừa kế ; chỉ

ra những điểm mới tiến bộ của các quy định theo Bộ luật Dân sự năm 2015
liên quan đến phân chia di sản thừa kế đã khắc phục được hạn chế của quy
định theo Bộ luật Dân sự năm 2005 và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện quy định của pháp luật về vấn đề này với mong muốn góp phần nâng
cao hiệu quả khi áp dụng và giải quyết, xét xử các vụ việc liên quan đến phân
chia di sản thừa kế trong thực tiễn.


6

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về di sản thừa kế , xác đinh
̣ di sản thừa
kế , căn cứ, nguyên tắ c, ý nghiã phân chia di sản.
- Khái lươ ̣c các quy định của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam từ thời phong kiế n
đế n nay về phân chia di sản thừa kế .
- Phân tích những quy định về phân chia di sản thừa kế theo hai
phương thức: phân chia di sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luâ ̣t để thấ y
rõ quá trình dịch chuyển di sản từ khối di sản do người chết để lại sang những
người thừa kế có quyền được hưởng theo một trong ba phương thức trên.
- Tìm hiểu một số vụ án tranh chấp thừa kế liên quan đến phân chia di
sản thừa kế để cụ thể hóa những vấn đề lý luận cũng như những quy định của
pháp luật đã phân tích và đề xuất một số kiến nghị nhằm tiế p tu ̣c hoàn thiện
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về phân chia di sản thừa kế.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, trước những điểm chưa rõ
trong quy định về phân chia di sản thừa kế , luận văn đã đưa ra nhiều câu hỏi,
trong đó xin nêu một số ví dụ:
- Di sản thừa kế có bao gồ m nghiã vu ̣ tài sản hay không?
- Những ưu điểm của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?

- Khi phải xác định 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, phần
di sản dành cho di tặng và dành cho thờ cúng có thể bị cắt giảm không?
- Khi người chết vừa để lại di sản thờ cúng vừa di tặng, trường hơ ̣p
phải cắ t giảm để đảm bảo cho kỷ phầ n bắ t buô ̣c thì sẽ cắ t giảm phầ n di sản
nào trước?
- Khi xác định một suấ t thừa kế theo luật cần lưu ý những vấ n đề gi?̀


7

- Phân chia di sản thừa kế là nhà ở, quyề n sử du ̣ng đấ t có điể m gì khác
biêt?
̣
- Khi nghiên cứu về thừa kế thế vi ̣ cầ n lưu ý những vấ n đề gì về áp
du ̣ng pháp luâ ̣t ảnh hưởng đế n viê ̣c phân chia di sản thừa kế ?
- Phân chia di sản cầ n đươ ̣c thực hiêṇ theo thứ tự như thế nào, trong
từng trường hợp cụ thể sẽ xử lý ra sao?
- Làm thế nào để hiể u và áp du ̣ng đúng pháp luâ ̣t về phân chia di sản
thừa kế , giảm thiể u những tranh chấ p có thể xảy ra...
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp một cách hợp
lý các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp phân tích,
phương pháp suy diễn logic, phương pháp diễn giải, phương pháp tổng hợp,
phương pháp so sánh… để làm sáng tỏ vấn đề về mặt lý luận. Đồng thời, tác
giả cũng tìm hiểu và đưa ra một số ví dụ làm sinh động và chứng minh thực tế
cho những phân tích và đánh giá của luận văn.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, luận văn phân tích những vấ n đề
lý luâ ̣n và thực tiễn của viê ̣c phân chia di sản thừa kế . Đồng thời, luâ ̣n văn
cũng bình luận một số vụ án tranh chấp thừa kế liên quan đến phân chia di sản

và đề xuấ t phương hướng hoàn thiê ̣n quy định pháp luâ ̣t.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấ n đề chung về phân chia di sản thừa kế
Chương 2: Quy đinh
̣ của Bộ luật Dân sự năm 2015 về phân chia di
sản thừa kế


8

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật và kiế n nghi ̣ hoàn thiê ̣n quy
đinh
̣ của pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo Bộ luật Dân sự năm
2015


9

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

1.1. Khái niệm về di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế
1.1.1. Khái niệm về di sản thừa kế
Tìm hiể u và xác đinh
̣ đúng di sản thừa kế có ý nghiã vô cùng quan
tro ̣ng bởi viê ̣c xác đinh
̣ di sản thừa kế là khâu đầ u tiên mang tính quyế t đinh
̣

cho các bước tiế p theo trong quan hê ̣ pháp luâ ̣t về thừa kế 1. Khi xem xét về
vấn đề di sản thừa kế hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau, những quan
điểm này dựa trên quy định của pháp luật qua từng thời kỳ2. Theo Bộ luật

1

Quan hê ̣ này là quan hê ̣ giữa người thừa kế và các chủ thể khác. Trong quan hê ̣ thừa kế , người

thừa kế có quyề n nhâ ̣n di sản, cho nên quan hê ̣ thừa kế là quan hê ̣ vâ ̣t quyề n (tuyê ̣t đố i). (Nguyễn
Minh Tuấ n (2009), Pháp luật thừa kế của Viê ̣t Nam – Những vấ n đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Lao
đô ̣ng – Xã hô ̣i, Hà Nô ̣i, tr. 31, 75).
2

Quan điểm thứ nhất cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ tài sản của người

chết để lại. Người thừa kế phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ này. Nếu tài sản của
người chết để lại không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì họ phải dùng tài sản riêng của mình để thực
hiện, có như vậy mới bảo đảm sự công bằng xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các “chủ
nợ”. Quan điểm thứ hai cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi
di sản của người chết để lại. Khác với quan điểm thứ nhất, những người theo quan điểm này cho
rằng, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại thừa kế trong phạm vi di sản mà
họ được hưởng, họ không phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại bằng tài sản riêng của
mình. Quan điểm này tiến bộ hơn quan điểm trước ở chỗ là xóa bỏ được tàn tích của chế độ phong
kiến là “nợ truyền đời truyền kiếp” nhưng vẫn xác định di sản bao gồm cả các nghĩa vụ về tài sản
của người chết để lại. Quan điểm thứ ba cho rằng di sản thừa kế chỉ bao gồm các tài sản mà không
bao gồm nghĩa vụ tài sản. BLDS năm 2015 theo quan điểm này.


10


Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), di sản thừa kế chỉ bao gồm các tài sản
mà không bao gồm nghĩa vụ tài sản. Về phương diện pháp lý, khi một cá nhân
có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vào quan hệ dân sự, họ phải tự mình
chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Việc để người
khác chịu trách nhiệm thay mình phải được sự đồng ý của người đó. Nếu di
sản thừa kế bao gồm cả nghĩa vụ tài sản và việc tiếp nhận di sản thừa kế (bao
gồm cả nghĩa vụ tài sản) là một nghĩa vụ - tức là người thừa kế không có
quyền từ chối - thì vô hình trung điều này đã đi ngược lại một trong những
nguyên tắc cơ bản nhất của pháp luật dân sự là “nguyên tắc tự do, tự
nguyện”. Do tính chất vĩnh viễn và tuyệt đối của quyền sở hữu mà nguyên tắc
liên tục của việc đảm nhận tư cách chủ sở hữu đối với tài sản phải được đặt
ra, và vì thế phải có sự dịch chuyển di sản từ người chết sang cho những
người còn sống khác3. Do vậy, di sản thừa kế chỉ có thể bao gồm tài sản của
người chết để lại mà không bao gồm nghĩa vụ. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi
của các chủ nợ, nghĩa vụ tài sản này sẽ vẫn được thanh toán bởi người thừa
kế. Quan điểm này được nhiều nhà khoa học đồng ý và được thể hiện trong
BLDS năm 2015 tại Điều 612 và các Điều từ 656 đến 660 thì thường đươ ̣c
hiểu rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế phải thanh toán các
nghĩa vụ của người chết để lại xong còn lại mới phân chia4. Ở đây, “người
thừa kế không phải là người được chuyển giao nghĩa vụ mà là người có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trong phạm vi giá trị

3

Bàn về căn bản của luật lệ về di sản, tác giả Bùi Tướng Chiếu cũng cho rằng “luật lệ về di sản

thực ra chỉ là hậu quả của luật lệ về quyền sở hữu. Quyền sở hữu do bản chất là một quyền vĩnh
cửu và do tính chất vĩnh cửu ấy phải được chuyển dịch khi sở hữu chủ chết. Sự chuyển dịch ấy cần
thiết để cho quyền sở hữu đạt được một cách đầy đủ dụng đích của nó.” (Bùi Tướng Chiếu (19741975), Dân luật – Chế độ tài sản trong gia đình Việt Nam, tr. 33).
4


Hoặc cũng có thể phân chia trước rồ i mới thanh toán sau.


11

tài sản của người đó”5. Tuy nhiên, “việc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ
của người chết để lại không phải vì họ là người được chuyển giao nghĩa vụ
mà họ chỉ là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó vì họ đã nhận di sản
mà thôi”6. Ở đây, họ chỉ “thay mặt” người chết thực hiện nghĩa vụ chứ không
“thay thế” vị trí chủ thể đó bởi họ không phải là người mắc nợ. Sau khi thanh
toán toàn bộ nghĩa vụ tài sản của người chết để lại với người có quyền, nếu di
sản vẫn còn để chia cho những người có quyền hưởng di sản7 thì phần di sản
còn lại này mới được coi là di sản thừa kế. Như vâ ̣y, có thể hiể u rằ ng di sản
thừa kế và nghiã vu ̣ tài sản là hai thành phầ n thuô ̣c khố i di sản mà người chết
để lại. Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu 8 của người chết

5

Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb. Hà Nội, 2008, tr. 148.

6

Vũ Thi ̣Lan Hương (2010), Những căn cứ xác đi ̣nh di sản thừa kế chia theo di chúc (Sách chuyên

khảo), Nxb. Hà Nô ̣i, tr. 19.
7

Quyền hưởng di sản và thực hiện quyền hưởng di sản được diễn ra ở hai thời điểm khác nhau


trong quá trình thực hiện các bước của quan hệ pháp luật thừa kế. Quyền hưởng di sản là căn cứ, là
tiền đề cho việc thực hiện quyền hưởng di sản. Để cho quyền hưởng di sản được thực hiện thì một
đòi hỏi là người chết phải có di sản để lại. Nếu người đã chết có di sản để lại cho những người
hưởng di sản, thì từ thời điểm mở thừa kế, quyền hưởng di sản thuộc về người thừa kế theo di chúc
hoặc theo pháp luật và những người khác có quyền hưởng di sản. (Trầ n Thi ̣ Huê ̣ (2011), Di sản
thừa kế theo pháp luật Viê ̣t Nam – Những vấ n đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nô ̣i, tr.
346-347).
8

Quyề n sở hữu là “vật quyền thống trị”. Các nước theo truyền thống Civil Law quan niệm quyền

sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi và quyền định đoạt; còn quyền chiếm hữu là
một quan hệ thực tế. Quyền chiếm hữu khác với quyền sở hữu bởi vì quyền sở hữu được xây dựng
trên cơ sở sự cho phép, còn quyền chiếm hữu đặt cơ sở trên sự kiện thực tế. Theo truyền thống
Sovietique Law, có lẽ vì không thể thiết lập bất kỳ một vật quyền nào khác trên tài sản XHCN, nên
quyền chiếm hữu không thể được coi là một sự kiện thực tế và không tách rời khỏi các nhánh


12

được chuyển dịch cho người thừa kế hợp pháp của người đó sau khi đã thanh
toán toàn bộ nghĩa vụ (nghĩa vụ tài sản và các chi phí liên quan đến thừa kế)9
từ di sản của người chết để lại với người khác.
1.1.2. Khái niệm về phân chia di sản thừa kế
Trong quan hệ thừa kế nếu chỉ có một người có quyền hưởng di sản thì
họ là sở hữu duy nhất của khối di sản sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài sản
của người chết để lại và cũng chỉ có mình họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài
sản đó. Vì lẽ đó mà việc phân chia di sản thừa kế chỉ đặt ra khi có ít nhất từ
hai người trở lên có quyền thừa kế đối với khối di sản của người chết để lại.
Nói cách khác, chỉ có phân chia nế u trước đó tồ n ta ̣i giữa những người liên

quan mô ̣t tình tra ̣ng có quyề n chung theo phầ n - có thể là sở hữu chung và
viêc̣ phân chia có tác du ̣ng chấ m dứt tình tra ̣ng đó.

quyền khác trong quyền sở hữu. Ở Viê ̣t Nam, quyề n sở hữu vâ ̣t đươ ̣c mở rô ̣ng thành quyề n sở hữu
tài sản nói chung (cho cả vâ ̣t, tiề n, giấ y tờ tri ̣giá đươ ̣c bằ ng tiề n và các quyề n tài sản khác) và đươ ̣c
hiể u thông qua ba quyề n năng cấ u thành là chiế m hữu, sử du ̣ng, đinh
̣ đoa ̣t. Quyề n chiế m hữu là tiề n
đề để thực hiê ̣n quyề n sử du ̣ng tài sản. Chiń h vì vâ ̣y, trong quyề n sở hữu không thể thiế u quyề n
chiế m hữu, bên ca ̣nh các quyề n sử du ̣ng và quyề n đinh
̣ đoa ̣t tài sản. (Ngô Huy Cương (2015),
“Những sai lầm khi xây dựng chế định tài sản trong dự thảo BLDS (sửa đổi)”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, (07), tr. 14-21; Bùi Đăng Hiế u (2003), “Quá trình phát triể n của khái niê ̣m quyề n sở
hữu”, Tạp chí Luật học, (5), tr. 30-35).
9

Các chi phí liên quan đế n thừa kế được nói đến ở đây có thể là tiền mai táng cho người chết, tiền

trả thù lao cho người quản lý di sản, các chi phí để quản lý, bảo quản di sản thừa kế… Tất cả những
chi phí này được coi là những khoản liên quan đế n di sản do cái chế t của người để la ̣i di sản, còn
đươ ̣c go ̣i là nơ ̣ di sản (phân biê ̣t với nơ ̣ của người thừa kế – nghiã vu ̣ phát sinh từ chiń h hành vi của
người để la ̣i di sản khi còn số ng). (Xem thêm: Tưởng Duy Lươ ̣ng (2016), “Quản lý di sản và viê ̣c
trả thù lao cho người quản lý di sản”, Pháp luật dân sự – kinh tế và thực tiễn xét xử, Nxb. Chính tri ̣
quố c gia, tr. 244-292).


13

Sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tài sản tích lũy của mỗi cá nhân và
gia đình ngày càng nhiều. Vì vậy, các tranh chấp nói chung và các tranh chấp
liên quan đến vấn đề thừa kế nói riêng ngày càng tăng về số lượng đồng thời

mang tính chất phức tạp hơn. Viê ̣c xác định di sản và phân chia di sản thừa kế
đúng để đảm bảo quyền, lợi ích của những người được hưởng thừa kế là cái
đích cuối cùng của giải quyế t tranh chấp thừa kế giữa các bên chủ thể.
Dưới thời Lê, viê ̣c phân chia di sản chỉ thực sự dành cho con, cháu trực
hê ̣. Thanh toán di sản sau khi vợ hoặc chồng chết “không bao gồm các hoạt
động phân chia giữa người vợ (chồng) còn sống và những người thân thuộc
của người chết, do không có sự giống nhau về tính chất của người hưởng di
sản; người vợ (chồng) còn sống chỉ là người có quyền hưởng hoa lợi, trong
khi những người thân thuộc có quyền sở hữu các tài sản”10. Việc thanh toán
di sản của vợ (chồng) chết trước được hoãn cho đến khi người chồng (vợ) còn
sống, đến lượt mình, cũng chế t. Đế n thời Nguyễn, luâ ̣t không đă ̣t vấ n đề thanh
toán di sản đố i với vơ ̣ (chồ ng) còn số ng. Trong trường hơ ̣p vơ ̣ chế t trước,
người chồ ng sẽ trở thành chủ sở hữu duy nhấ t của khố i tài sản gia đình.
Người chồ ng không phải thanh toán hoă ̣c phân chia với những thành viên
khác trong gia đình hoă ̣c với người thân thuô ̣c theo huyế t thố ng của vơ ̣. Còn
trong luâ ̣t câ ̣n đa ̣i Viê ̣t Nam - Dân luâ ̣t Bắ c Kỳ (DLBK), Dân luâ ̣t Trung Kỳ
(DLTK) đã sử du ̣ng thuâ ̣t ngữ “phân chia di sản” cho tấ t cả các trường hơ ̣p
mà các tài sản của gia đình đươ ̣c phân chia cho những người có quyề n hưởng
di sản của người chế t, tuy nhiên vẫn còn phân biêṭ nế u là người chồ ng chế t
trước khác người vơ ̣ chế t trước. Trong luâ ̣t đương đa ̣i, tiǹ h tra ̣ng mâ ̣p mờ về
quy chế pháp lý của viê ̣c phân chia tài sản của gia đình sau khi hôn nhân
chấ m dứt do người chồ ng chế t trước không còn nữa. Nguyên tắ c kéo dài chế

10

Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về Thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb.

Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 551-552.



14

đô ̣ tài sản của vơ ̣, chồ ng cho đế n khi người còn la ̣i chế t, hay quyề n thừa kế ưu
tiên của người chồ ng hoă ̣c là đô ̣c quyề n sở hữu tài sản không còn nữa. Từ
nay, người vơ ̣ (chồ ng) còn số ng sẽ là mô ̣t trong những người thừa kế di sản
như những người thừa kế cùng hàng khác, và đươ ̣c tham dự vào viê ̣c phân
chia di sản của người chồ ng (vơ ̣) chế t trước.
Hiê ̣n nay, sau khi mở thừa kế , nế u có người thừa kế yêu cầ u chia di sản
để ho ̣ nhâ ̣n mô ̣t phầ n thừa kế theo pháp luâ ̣t hoă ̣c mô ̣t phầ n di sản thừa kế
theo di chúc, thì những người thừa kế phải ho ̣p la ̣i bàn ba ̣c cách phân chia di
sản, trường hơ ̣p không thỏa thuâ ̣n đươ ̣c thì yêu cầ u Tòa án giải quyế t11. Tòa
án sẽ căn cứ vào các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t để phân chia di sản cho những
người thừa kế . Tuy nhiên, trước khi phân chia di sản, Tòa án cầ n phải thanh
toán các nghiã vu ̣ của người để la ̣i thừa kế và thanh toán các chi phí cầ n thiế t
theo pháp luâ ̣t quy đinh.
̣ Sau đó phầ n di sản còn la ̣i sẽ đươ ̣c phân chia cho
những người thừa kế .
Có thể nói, phân chia di sản thừa kế là tập hợp các hoạt động nhằm xác
lập quyền sở hữu đối với phần di sản cho từng người một có quyền hưởng
thừa kế trong khối di sản chung sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài sản từ di

11

Quyề n yêu cầ u phân chia di sản chỉ có tiń h chấ t tùy ý mô ̣t khi các điề u kiê ̣n sau đây đã hô ̣i đủ: 1

- Sở hữu chung có thể phân chia (có thể đươ ̣c hiể u như sở hữu chung mà sự phân chia không làm
giảm sút giá tri ̣của tài sản chung trái với lơ ̣i ić h của mô ̣t hoă ̣c nhiề u chủ sở hữu chung hoă ̣c trái với
lơ ̣i ić h của người thứ ba có liên quan. Quyề n sở hữu chung có đố i tươ ̣ng là mô ̣t vâ ̣t không thể phân
chia về mă ̣t vâ ̣t chấ t vẫn có thể chấ m dứt và chuyể n thành sở hữu riêng biê ̣t bằ ng cách tiế n hành

thanh toán và phân chia theo nguyên tắ c biǹ h đẳ ng về giá tri);̣ 2 - Các chủ sở hữu chung không có
thỏa thuâ ̣n duy trì tình tra ̣ng sở hữu chung theo phầ n trong mô ̣t thời ha ̣n hoă ̣c có nhưng thời ha ̣n ấ y
đã hế t mà không có thỏa thuâ ̣n mới; 3 - Người để la ̣i di sản không cấ m viê ̣c phân chia di sản trong
mô ̣t thời ha ̣n hoă ̣c có nhưng thời ha ̣n ấ y đã hế t. (Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về
Thừa kế trong Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 565-567).


15

sản, chấm dứt tình trạng nhiều người cùng có quyền được hưởng thừa kế từ
một hoặc nhiều tài sản do người chết để lại12.
1.2. Phần di sản thừa kế được phân chia cho những người thừa kế
1.2.1. Xác định di sản thừa kế chia theo di chúc
Tính đế n thời điể m hiêṇ nay chưa có mô ̣t văn bản pháp luâ ̣t nào quy
đinh
̣ cu ̣ thể về di sản thừa kế chia theo di chúc. Tuy nhiên, theo mô ̣t nghiã
chung nhấ t, ta có thể hiể u: Di sản thừa kế chia theo di chúc là mô ̣t phầ n hoă ̣c
toàn bô ̣ di sản thừa kế do người lâ ̣p di chúc đinh
̣ đoa ̣t trong mô ̣t bản di chúc
hơ ̣p pháp cho những người hưởng thừa kế . Giả sử, trong di chúc người chết
có để lại di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần để phân chia cho
những người thừa kế sẽ được tính như sau:
Di sản thừa kế chia theo di chúc = Tổ ng khố i di sản - Nghiã vu ̣ tài sản
và các chi phí liên quan đế n thừa kế 13 - di sản dành cho người thừa kế không
phu ̣ thuô ̣c vào nô ̣i dung di chúc - di tặng - di sản dùng vào việc thờ cúng
Cũng có trường hợp người chế t để la ̣i di chúc chỉ để lại di sản cho việc
thờ cúng hoặc chỉ có di tặng, có trường hợp không để lại cả hai và cũng
không xuất hiện người hưởng di sản theo Điều 644 BLDS năm 2015. Tùy
từng trường hơ ̣p, di sản chia thừa kế sẽ đươ ̣c xác đinh
̣ tăng dầ n tương ứng với

viêc̣ không có sự xuấ t hiê ̣n của mô ̣t hoă ̣c nhiề u thành phầ n khác của di sản (di

12

Đoàn Thị Vân Anh (2012), Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa

luận tốt nghiệp, Trường Đa ̣i ho ̣c Luâ ̣t Hà Nô ̣i, Hà Nô ̣i, tr. 8.
13

Nghiã vu ̣ tài sản do người chế t để la ̣i và chi phí liên quan đế n thừa kế có những điể m chung và

khác biê ̣t. Về điể m chung, đây đề u là các khoản lơ ̣i ích vâ ̣t chấ t mà mô ̣t người đươ ̣c quyề n yêu cầ u
thực hiê ̣n. Về sự khác biê ̣t, nghiã vu ̣ tài sản của người để la ̣i di sản phát sinh trước thời điể m mở
thừa kế và người có quyề n đươ ̣c yêu cầ u thực hiê ̣n còn chi phí liên quan đế n thừa kế chỉ phát sinh
sau khi người để la ̣i di sản chế t và do người bỏ ra chi phí đươ ̣c quyề n yêu cầ u thực hiê ̣n.


16

sản dành cho người thừa kế không phu ̣ thuô ̣c vào nô ̣i dung di chúc; di tặng; di
sản dùng vào việc thờ cúng).
1.2.2. Xác định di sản thừa kế chia theo pháp luật
Di sản thừa kế theo pháp luật là phần di sản được định đoa ̣t trên cơ sở
phỏng đoán mong muốn chung của người để lại di sản. Trong trường hợp
người để lại di sản chưa thể hiện ý chí, hoặc ý chí đó không phù hợp với pháp
luật, đạo đức xã hội thì pháp luật phỏng đoán ý chí của người để lại di sản về
phần dịch chuyển di sản của họ cho người thừa kế. Khối di sản sẽ được phân
chia theo quy định của pháp luật trong trường hợp được quy định tại Điều 650
BLDS năm 2015.
Trường hơ ̣p toàn bộ di sản thừa kế được chia cho những người thừa kế

theo pháp luật (không có di chúc; có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp;
tất cả những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; những người thừa kế theo di chúc không có
quyền hưởng di sản… ) thì di sản thừa kế chia theo pháp luâ ̣t sẽ bằ ng khố i di
sản thừa kế (chính là bằng tổng khối di sản trừ đi nghĩa vụ tài sản và các chi
phí khác).
Trường hơ ̣p một phần di sản thừa kế chia theo pháp luật, còn một phần
vẫn được chia theo di chúc (có sự đinh
̣ đoa ̣t di sản của người lâ ̣p di chúc, có
sự xuấ t hiêṇ của di tặng hoă ̣c di sản dùng vào việc thờ cúng hoă ̣c cả hai...), do
mô ̣t phầ n di sản thừa kế đã đươ ̣c chia theo di chúc nên di sản thừa kế chia
theo pháp luâ ̣t sẽ giảm dầ n tương ứng với phầ n di sản mà người chế t đinh
̣
đoa ̣t trong di chúc nhiề u lên.
1.2.3. Mố i liên hê ̣ giữa di sản thừa kế chia theo di chúc và di sản
thừa kế chia theo pháp luật
Nếu như di sản thừa kế chia theo di chúc là một phần hoặc toàn bộ di
sản thừa kế được người để lại di sản định đoạt trong một bản di chúc có hiệu
lực pháp luật để chia cho những người thừa kế theo di chúc (được định đoạt


17

theo ý chí của người để lại di sản), thì di sản thừa kế theo pháp luật là phần di
sản được định đoạt theo quy định pháp luật chia cho những người thừa kế
theo pháp luật (được định đoa ̣t trên cơ sở phỏng đoán mong muốn chung của
người để lại di sản).
Vì vậy, đối với di sản thừa kế theo pháp luật, phạm vi những người
được hưởng thừa kế, kỷ phần mà mỗi người được hưởng luôn có thể được xác
định trước theo một khuôn mẫu thống nhất cho từng trường hợp. Người được

hưởng di sản theo pháp luật luôn là những cá nhân, những người có mối quan
hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đối với người để lại di sản; trong cùng
một hàng thừa kế thì người thừa kế theo pháp luật được hưởng những phần di
sản ngang bằng nhau. Ngược lại, đối với di sản thừa kế theo di chúc, người
được hưởng di sản theo di chúc là ai, ho ̣ được hưởng bao nhiêu di sản là
những điều không thể xác định trước cho mọi trường hợp. Người được hưởng
di sản thừa kế chia theo di chúc có thể là những người có mối quan hệ hôn
nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản cũng có thể là những cá
nhân, tổ chức bất kỳ. Phần di sản mà họ được hưởng có thể bằng nhau tùy
thuộc hoàn toàn vào viêc̣ định đoạt của người lập di chúc.
Để xác định di sản thừa kế theo di chúc cũng như di sản thừa kế theo
pháp luật trước hết phải thanh toán những nghĩa vụ về tài sản do người chết
để lại và những khoản chi phí liên quan đế n thừa kế từ khối di sản của người
đó theo thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 658 BLDS năm
201514. Nếu sau khi thanh toán những nghiã vu ̣ về tài sản vẫn còn di sản để

14

Không có quy định về quyền ưu tiên của các chủ nợ của di sản đối với các tài sản thuộc di sản và

không có quyền ưu tiên của các chủ nợ của người thừa kế đối với các tài sản riêng của người thừa
kế. Tất cả đều được xếp ngang hàng trước khối tài sản bảo đảm chung cho việc trả nợ. Chủ nợ của
người thừa kế, mặc dù không có quyền yêu cầu kê biên các tài sản thuộc di sản chưa chia, lại có


×