Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quyền riêng tư dưới góc độ lý luận và pháp luật thực định (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.08 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN HOÀNG ĐỨC

QUYỀN RIÊNG TƯ DƯỚI GÓC ĐỘ LÝ LUẬN VÀ PHÁP
LUẬT THỰC ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN HOÀNG ĐỨC

QUYỀN RIÊNG TƯ DƯỚI GÓC ĐỘ LÝ LUẬN VÀ PHÁP
LUẬT THỰC ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103


HÀ NỘI - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Những nội dung trong luận văn có sử
dụng tài liệu tham khảo đều trích dẫn
nguồn đầy đủ.


4

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN

5

RIÊNG TƯ
1. Khái niệm về quyền riêng tư


5

1.1. Định nghĩa về quyền riêng tư:

5

1.2. Đặc điểm của quyền riêng tư.

15

1.3. Ý nghĩa của quyền riêng tư.

16

2. Phân biệt Quyền riêng tư với một số quyền dân sự khác.

19

3. Sơ lược về lịch sử phát triển của quyền riêng tư trên thế giới và

22

tổng quan quy định về quyền riêng tư trong pháp luật Việt Nam
3.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của quyền riêng tư trên thế giới.

22

3.2. Tổng quan quy định về quyền riêng tư trong Luật dân sự Việt Nam

29


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA QUYỀN RIÊNG TƯ TRONG MỘT

34

SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ
1. Quyền riêng tư trong lĩnh vực Y tế.

34

1.1. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền riêng tư trong lĩnh vực y tế.

34

1.2. Quy định về quyền riêng tư của người bệnh trong pháp luật của

35

một số quốc gia trên thế giới.
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ thông tin của người

37

bệnh và các thông tin về sức khoẻ.
2. Quyền riêng tư trong lĩnh vực giáo dục.

40

3.1. Ý nghĩa của việc bảo vệ sự riêng tư cho học sinh, sinh viên.


40


5

3.2. Quy định về quyền riêng tư của học sinh theo pháp luật Hoa Kỳ

41

3.3. Thực tiễn bảo vệ quyền riêng tư của học sinh và trong lĩnh vực giáo 44
dục tại Việt Nam.
3.Quyền riêng tư trong lĩnh vực Lao động.

47

3.1.Những sự thay đổi tại nơi công sở.

47

3.2. Những biển pháp kiểm soát của người chủ sử dụng lao động đối với 50
người lao động trong thời đại Công nghệ thông tin.
3.3. Quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về Quyền

51

riêng tư trong lĩnh vực Lao động
3.4. Thực tiễn tại Việt Nam trong việc bảo vệ quyền riêng tư trong lĩnh

53


vực lao động
4. Quyền riêng tư và tự do báo chí.

57

4.1. Vấn đề tự do báo chí và quyền riêng tư.

57

4.2. Quyền riêng tư của người nổi tiếng và quy định của Pháp luật Hoa

58

Kỳ về bảo vệ quyền riêng tư trước sự tự do báo chí.
4.3. Quy định bảo vệ sự riêng tư của cá nhân trước quyền tự do báo chí

62

trong pháp luật Việt Nam
5. Quyền riêng tư của cá nhân trong quá trình cơ quan tố tụng thực

66

thi pháp luật.
5.1. Giới hạn của quyền riêng tư và vấn đề bảo vệ riêng tư trong quá

66

trình cơ quan nhà nước thực thi pháp luật.
5.2.Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về các biện pháp


70

thu thập thông tin bí mật
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN RIÊNG TƯ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN RIÊNG TƯ TẠI VIỆT
NAM

76


6

1. Những yếu tố tác động tới Pháp luật về Quyền riêng tư tại Việt

76

Nam hiện nay.
2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về Quyền

79

riêng tư tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền
riêng tư cho cá nhân.
2.1 Giải pháp về mặt pháp lý.

79

2.2. Giải pháp về mặt xã hội


82

KẾT LUẬN

86


7

MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của Đề tài
Quyền riêng tư là một quyền dân sự, quyền con người cơ bản được ghi
nhận từ lâu trong các văn bản pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn thế giới về
nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị. Tuy nhiên tại
Việt Nam, Quyền riêng tư vẫn còn là khái niệm mới mẻ chưa được quan tâm
đúng mức. Hiện nay, trong quá trình giao lưu hội nhập với thế giới, Việt Nam
được hưởng nhiều lợi ích từ những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, khoa học công nghệ đặc biệt là Công
nghệ thông tin cũng đặt ra những thách thức cho vấn đề bảo vệ quyền riêng tư
của cá nhân. Công nghệ khiến cho thông tin được lưu truyền nhanh hơn, lưu
trữ dưới những dạng thức phức tạp hơn, việc thu thập thông tin cũng trở nên
dễ dàng hơn do đó hậu quả khi thông tin bị xâm phạm và phát tán cũng trở
nên nghiêm trọng hơn nhiều. Là một nước đi sau, Việt Nam gặp phải vấn đề
lớn khi nhận thức của người dân chưa tương đồng với sự phát triển của Công
nghệ, ý thức về bảo vệ sự riêng tư của mỗi cá nhân cũng như bảo vệ quyền
riêng tư của người khác là chưa cao. Việc tìm hiểu, nghiên cứu về bản chất
quyền riêng tư hướng tới mục đích tìm ra phương hướng hoàn thiện hệ thống
quy định của pháp luật Việt Nam qua đó nâng cao nhận thức của người dân
về Quyền riêng tư trong thời kỳ mới, bối cảnh xã hội mới.

Với những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài "Quyền riêng tư – dưới
góc độ lý luận và pháp luật thực định" làm đề tài luận văn thạc sĩ là cấp
thiết, có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn trong tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu Đề tài
Vấn đề quyền riêng tư là một vấn đề pháp lý chưa được quan tâm do đặc
thù pháp luật dân sự nước ta chưa ghi nhận trực tiếp quyền năng này. Hiện
nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về Quyền riêng tư. Tuy
nhiên vẫn có một số học giả quan tâm nghiên cứu đề cập tới Quyền riêng tư
trong các tác phẩm của mình điển hình là:


8

- Luận án tiến sĩ luật học “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp
luật dân sự Việt Nam” của Tiến sĩ Lê Đình Nghị”. Trong tác phẩm này mặc
dù TS. Lê Đình Nghị đã đưa ra định nghĩa về quyền riêng tư, phân tích bản
chất của quyền năng này và đặt nó trong mối liên hệ với quyền bí mật đời tư
được quy định trong BLDS 2005. Quyền riêng tư trong tác phẩm này không
phải là đối tượng nghiên cứu chính nhưng đã được phân tích rất kỹ lưỡng.
- Sách tham khảo “Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư tại Việt
Nam” của Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung (giảng viên Đại học luật thành phố
Hồ Chí Minh). Trong tác phẩm này, Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung đã giới
thiệu được rất nhiều nội dung liên quan tới quyền riêng tư như Lịch sử phát
triển, định nghĩa, nội dung, các mô hình bảo vệ quyền riêng tư trên thế giới,
các quy định về quyền riêng tư trên thế giới và quy định của pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền riêng tư.
Mặc dù Quyền riêng tư chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, nhưng
những tác phẩm trên đã giới thiệu được những khái niệm, nội dung cơ bản về
Quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, chỉ ra được
đúng bản chất của quyền riêng tư, có sự so sánh quyền riêng tư với quyền bí

mất đời tư trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Những tác phẩm này đã đặt nền
tảng, cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu của tác giả.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài Quyền riêng tư
của cá nhân – một quyền năng pháp lý được công nhận rộng rãi trong pháp
luật quốc tế trên các phương diện: phương diện lý luận, phương diện pháp
luật thực định, phương diện áp dụng pháp luật.
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi của việc nghiên trải rộng theo quá trình
lịch sử phát triển của quyền riêng tư từ thời cổ đại tới thế kỷ 20 khi quyền
riêng tư đã được quan tâm và ghi nhận rộng rãi trong pháp luật của nhiều
quốc gia. Phạm vi nghiên cứu của đề tài còn được triển khai theo diện rộng,
nghiên cứu quy định pháp lý của quốc tế, của một số quốc gia nổi bật rồi trở


9

lại nghiên cứu hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền
riêng tư.
4. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Trên cơ sở phân tích quyền riêng tư dưới góc độ lý luận, chỉ ra những ưu
điểm nhược điểm của hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ
Quyền riêng tư, phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới quyền riêng tư trong
thời kỳ mới để từ đó kiến nghĩ những đường lối, giải pháp tăng cường bảo vệ
quyền riêng tư của cá nhân tại Việt Nam. Ngoài ra việc nghiên cứu đề tài
cũng mong muốn làm sáng tỏ bản chất của quyền riêng tư, sự giống và khác
nhau giữa quan niệm về quyền riêng tư tại Việt Nam và thế giới. Việc thực
hiện đề tài này cũng hướng tới làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của quyền
riêng tư, từ đó nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội
trong việc bảo vệ quyền riêng tư.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoàn
thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo vệ quyền con người, quyền công dân
cơ bản; đề tài đã vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích và làm sáng tỏ các nội dung nghiên
cứu. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khác
nhau để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với đề tài như: phương pháp phân
tích, đối chiếu so sánh lịch sử, tổng hợp….
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn.
Ý nghĩa khoa học: Thông qua các phương pháp nghiên cứu, Luận văn đã
làm rõ bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của quyền riêng tư; phân biệt quyền riêng
tư với một số quyền nhân thân gần gũi dễ nhầm lẫn qua đó góp phần đưa ra
một cái nhìn tổng quan về quyền riêng tư – một quyền năng pháp lý chưa
được quan tâm nhiều tại Việt nam.


10

Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc đối chiếu so sánh quy định về quyền
riêng tư của một số quốc gia với quy định tương tự của pháp luật Việt Nam,
Luận văn đã phân tích được những tiến bộ hạn chế của hệ thống quy định của
pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền riêng tư, từ đó đề ra phương hướng, giải
pháp để hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền riêng
tư trên thức tế.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quyền riêng tư.
Chương 2: Nội dung của Quyền riêng tư trong một số lĩnh vực cụ thể
Chương3: Nhưỡng yếu tố tác động tới pháp luật về quyền riêng tư tại
Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền riêng

tư tại Việt Nam


11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN
RIÊNG TƯ
1. Khái niệm về quyền riêng tư
1.1. Định nghĩa về quyền riêng tư:
Đưa ra một định nghĩa thống nhất về quyền riêng tư là cần thiết cho
việc nghiên cứu về quyền riêng tư, là cơ sở để phân tích lập luận và giúp đảm
bảo tính thống nhất cho việc nghiên cứu về quyền năng pháp lý này.
Từ điển tiếng việt định nghĩa “quyền” là “điều mà pháp luật và xã hội
cộng nhân, cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”1, “riêng tư” thì được
hiểu là “Riêng của từng người, từng cá nhân”.2 Nếu chỉ lắp ghép đơn giản
hai từ này với nhau thì không thể hiện đúng bản chất pháp lý của quyền riêng
tư. Việc cắt nghĩa này chỉ cho ta rõ một thông tin đó là về cơ bản quyền riêng
tư trước hết phải là quyền tức là lợi ích được pháp luật quy định dành cho một
chủ thể nhất định.
Hiện nay trong lĩnh vực pháp lý, có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến
quyền được sử dụng như “Quyền dân sự”; “Quyền con người”, “Nhân
quyền”, “Quyền hiến định”; “Quyền nhân thân”. Vậy Quyền riêng tư là thuộc
vào nhóm quyền nào và vì sao.
“Quyền con người” theo định nghĩa tại từ điển Luật học của nhà xuất
bản tư pháp là quyền của tất cả mọi người, là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và
năng lực của con người được thể chế hoá trong pháp luật quốc tế và quốc gia.
“Nhân quyền” là cách gọi hán việt của Quyền con người.
“Quyền hiến định” là quyền được hiến pháp quy định cho công dân,
cho cá nhân.
“Quyền dân sự” được định nghĩa là: “Khả năng được phép xử sự theo

một cách nhất định của chủ thể trong quan hệ dân sự để thực hiện, bảo vệ lợi
1, Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, tr1068
2, Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, tr1087


12

ích của mình”. Theo nghĩa rộng, quyền dân sự là quyền của chủ thể được
pháp luật dân sự quy định như là nội dung của năng lực pháp luật của chủ
thể đó”3
“Quyền công dân” là “Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân
mà nhà nước phải đảm bảo khi công dân yêu cầu”, “Các quyền của công dân
được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, điều chỉnh
những quan hệ giữa công dân và nhà nước, là cơ sở tồn tại của cá nhân và
hoạt động bình thường của xã hội”.4
Đối chiếu tham khảo với những định nghĩa trên thì thấy, Quyền riêng
tư được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế như hiến chương về
quyền con người, công ước Liên hợp quốc về quyền dân sự chính trị do đó
Quyền riêng tư phải là một trong nhiều quyền con người. Hơn nữa quyền
riêng tư là đại diện cho giá trị của con người, thể hiện nhu cầu tự nhiên của
con người trong mối quan hệ với xã hội do đó quyền riêng tư là một trong
những quyền con người được pháp luật quốc tế ghi nhận. Quyền riêng tư cũng
là quyền hiến định vì được quy định trong hiến pháp. Quyền riêng tư được ghi
nhận trong chương về quyền công dân do đó có thể hiểu đó là một trong
những quyền cơ bản của công dân.
Để có cái nhìn rõ nét hơn về Quyền riêng tư, cần thiết phải tham khảo
những quan điểm về quyền riêng tư của một số học giả trên thế giới. Năm
1890, Hai học giả người Mỹ là Samuel. D. Warren và Louis. D. Brandeis đã
cho ra đời tác phẩm “Right to Privacy” – được đánh giá là một trong những
tác phẩm quan trọng nhất, là nền tảng cho sự phát triển của pháp luật về

quyền riêng tư trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ. Warren và Brandeis không
đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền riêng tư mà chỉ sử dụng thuật ngữ đã
được thẩm phán Thomas Cooley đưa ra vào năm 1878 đó là “quyền được ở
3 Nxb Tư pháp (2009), Từ điển luật học, tr…..
4 Nxb Tư pháp (2009), Từ điển luật học, tr…..


13

một mình”. Nội dung bài viết tập trung vào sự thay đổi của công nghệ và
truyền thông, tạo điều kiện cho báo chí can thiệp sâu hơn vào đời sống cá
nhân do đó cần thiết phải có luật để bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân.
Mở đầu bài viết Warren và Brandeis có đề cập tới sự thay đổi của pháp
luật từ chỗ chỉ bảo vệ tài sản và thân thể của cá nhân, thì bây giờ đã có những
bước tiến bảo vệ cả tài sản vô hình cũng như danh dự nhân phẩm. Hai học giả
cũng cho rằng Bảo vệ về quyền riêng tư là bảo vệ cá nhân khỏi những tổn
thương về mặt cảm xúc và tinh thần do những hành vi xâm phạm riêng tư gây
ra, điều này rất khác với việc bảo vệ danh dự nhân phẩm và bảo vệ tài sản sở
hữu trí tuệ.5
William Prosser (1898 – 1972) thì đưa ra hệ thống 04 hành vi được coi
là xâm phạm quyền riêng tư:
1. Xâm phạm không gian riêng tư, đời sống riêng tư của người khác
2. Công khai những thông tin cá nhân gây làm người khác bị tổn
thương.
3. Công khai thông tin cá nhân đặt người khác vào tình huống bị hiểu
lầm.
4. Sử dụng hình ảnh, tên tuổi người khác để vụ lợi.
Học giả Alain Westin (1929 – 2013) trong tác phẩm “Privacy and
Freedom” của mình cho rằng: “Quyền riêng tư là yêu cầu của cá nhân, nhóm,
hoặc tổ chức để quyết định khi nào, như thế nào, trong phạm vi giới hạn nào

những thông tin cá nhân của mình được chia sẻ cho những người khác”6
Judith Jarvis Thomson (1975) thì cho rằng Quyền riêng tư thực ra là tập
hợp của những quyền khác. Những quyền năng trong tập hợp này có xu

5 Samuel Warren and Louis Brandeis, (1890) “Right to privacy”; Havard law review, Vol IV, No5.
6 />

14

hướng đan xen, chồng chéo lên nhau và hoàn toàn có thể lý giải thông qua các
quyền về thân thể, và các quyền về tài sản.7
Học giả Ruth Gavison viết trong tác phẩm “Privacy and Limit of the
law” rằng:
“Riêng tư là thuật ngữ được sử dụng với nhiều ý nghĩa. Đối với
tôi, có hai vấn đề quan trọng về quyền riêng tư. Thứ nhất liên
quan tới bản chất của quyền riêng tư: Riêng tư là một trạng thái,
một quyền, một yêu cầu, một dạng thực của sự kiểm soát, hay
một giá trị? Câu hỏi thứ hai liên quan tới những yếu tố thuộc về
quyền riêng tư: là liên quan tới thông tin, quyền tự chủ, yếu tố
định danh cá nhân, sự tiếp xúc về thân thể?” 8
trên cơ sở đặt 02 câu hỏi đó, Ruth Gavison đã phân tích chứng tỏ rằng
quyền riêng tư là sự kiểm soát đối với những vấn đề thuộc về cá nhân. Khi
nói đế các thành tố thuộc về sự riêng tư, Ruth Gavison đưa ra một ví dụ về
trạng thái riêng tư tuyệt đối:
“Một người được coi là trong trạng thái riêng tư tuyệt đối khi
anh ta hoàn toàn không bị tiếp cận bởi những người khác. Trạng
thái riêng tư tuyệt đối chia thành 3 thành tố: trong trạng thái
riêng tư tuyệt đối không ai có thông tin gì về X, không ai quan
tâm để ý tới X, không ai tiếp xúc với X....... Khái niệm riêng tư ở
đây là sự phức hợp của ba yếu tố độc lập là: bí mật (secrecy);

quyền tự chủ (anonymity) và trạng thái độc lập (solitude).”9

7 />8 Ruth Gavision (1980), “Privacy and the limit of the law”, The Yale Law Journal, Vol 89, No3,
tr424.
9 Ruth Gavision (1980), “Privacy and the limit of the law”, The Yale Law Journal, Vol 89, No3,
tr428.


15

Pháp luật của nước ta từ khi lập quốc năm 1945 luôn khẳng định một
nguyên tắc nhất quán là bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Hiến pháp 1946, ghi nhận tại điều 10 và điều 11 quyền tự do đi lại, và
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và thư tín. Tuy nhiên lại chưa có quy định
trực tiếp về quyền riêng tư.
Hiến pháp 1959, điều 27, 28 quy định quyền bất khả xâm phạm về thân
thể và bất khả xâm phạm về nhà ở và thư tín.
Hiến pháp 1980, ghi nhận tại các điều 69, 70, 71 các quyền công dân
như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bảo vệ danh dự nhân phẩm, bất khả
xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín điện thoại điện tín.
Hiến pháp 1992, Điều 73 quy định về quyền bất khả xâm phạm về thư
tín và chỗ ở nhưng đã bổ sung thêm quy định về việc khám xét, thu giữ thư
tín phải tuân thủ quy định của pháp luật.
Hiến pháp 2013, thể theo tinh thần của nghị quyết 49 về cải cách tư
pháp, các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận rất đầy đủ và lần
đầu tiên Quyền riêng tư đã được quy định. Điều 21 quy định: “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia
đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp
luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức
trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín
và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Như vậy, mặc dù có khác biệt về mặt từ ngữ, nhưng có thể khẳng định
rằng Hiến pháp 2013 đã thể chế hoá quyền riêng tư như là một quyền con


16

người, quyền cơ bản của công dân. Quy định này là một điểm mới so với các
bản Hiến pháp trước đây.
Những quy định về sự bảo vệ đời sống riêng tư cũng được quy định rõ
trong các bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự 1995 quy định tại Điều 34 về quyền
bí mật đời tư như sau:
“Quyền đối với bí mật đời tư
1- Quyền đối với bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ.
2- Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được
người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết,
mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư
liệu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải được thực
hiện theo quy định của pháp luật.
3- Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư tín, điện tín, nghe trộm
điện thoại hoặc có hành vi khác nhằm ngăn chặn, cản trở đường liên lạc của
người khác.
Chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định và phải có lệnh của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành việc kiểm soát thư tín, điện
thoại, điện tín của cá nhân”
Bộ luật dân sự 2005 tiếp tục quy định về quyền bí mật đời tư tại điều

38, theo đó: “1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được
người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi
dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã
thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập,


17

công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử
khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và
phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.“
So với bộ luật 1995 thì quy định về quyền bí mật đời tư trong bộ luật
dân sự 2005 không có nhiều thay đổi. Quy định về quyền bí mật đời tư trong
Bộ luật 2005 đã làm dấy lên nhiều bàn luận trong giới luật học, nhiều học giả
cho rằng dùng thuật ngữ bí mật đời tư là chưa thoả đáng bởi lẽ bí mật chỉ là
một nội dung thuộc về sự riêng tư mà thôi. Đời sống riêng tư rất rộng lớn bao
gồm tất cả những gì thuộc về cá nhân, được cá nhân kiểm soát như thông tin,
tên tuổi hình ảnh, thân thể, nơi cư trú và cả công việc liên quan tới cá nhân.
Nói đến đời sống riêng tư không phải để ám chỉ những bí mật không một ai
biết mà để ám chỉ những việc, những thông tin người khác có thể biết, có thể
nhận thức về sự tồn tại của nó nhưng không có quyền can thiệp, thay đổi.
Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm đóng góp của xã hội và giới
chuyên gia, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến, Quốc hội
đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 với nhiều đổi mới trong đó có sửa đổi về

quyền bí mật đời tư. Sửa đổi đầu tiên của Bộ luật dân sự 2015 là về mặt thuật
ngữ, tên điều luật, tên gọi của quyền nhân thân đã được thay đổi chuyển từ
“quyền bí mật đời tư” sang “Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình” như vậy nội dung của quyền đời sống riêng tư theo pháp luật
Việt Nam gồm 3 nhóm thông tin chính là thông tin về đời sống riêng tư, bí
mật cá nhân, bí mật gia đình.


18

Cấu trúc của điều luật bao gồm 4 khoản. Khoản 1 quy định về nguyên
tắc chung trong bảo vệ thông tin riêng tư, coi thông tin riêng tư là bất khả xâm
phạm, Khoản 2 quy định về phương thức, cách thức hợp pháp để tiếp cận,
khai thác, quản lý đối với những thông tin thuộc về đời sống riêng tư. Khoản
3 đề cập tới thông tin riêng tư được lưu trữ dưới các định dạng số hoá và
truyền thông (quy định trên được nêu ra nhằm phù hợp với điều kiện xã hội
đương thời khi công nghê thông tin phát triển đe doạ tới đời sống cá nhân).
Cuối cùng, khoản 4 quy định về quyền riêng tư trong giao dịch dân sự giữa
các bên trong giao dịch. Cụ thể, Điều 38 BLDS 2015 quy định về quyền về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:
“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm
và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống
riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử
dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành
viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi
thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện
tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được

thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá
trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Căn cứ theo quy định của pháp luật Việt Nam, Quyền bí mật đời tư của
Việt Nam trước đây và quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí
mật gia đình hiện nay có sự khác biệt nhất định so với Quyền riêng tư theo


19

quan niệm của một số Quốc gia trên thế giới. Quyền đối với đời sống riêng tư
theo pháp luật Việt Nam tập trung vào bảo vệ các thông tin riêng tư của cá
nhân, hơn thế nữa quyền bí mật đời tư của cá nhân thiên về được xây dựng
theo xu hướng phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập, kiểm soát khai thác của
bên thứ ba đối với thông tin riêng tư, thông tin cá nhân. Theo quan niệm của
quốc tế, thông tin cá nhân chỉ là một nội dung của quyền riêng tư ngoài ra còn
sự riêng tư đối với thân thể, hình ảnh, nơi ở và công việc cá nhân. Hơn nữa,
quyền riêng tư theo quan niệm của quốc tế không chỉ đơn thuần là sự ngăn
chặn mà hơn thế đó phải là quyền của cá nhân trong việc tự do thực hiện các
hoạt động, công việc của cá nhân mà không bị bất kỳ sự can thiệp, tác động từ
bên ngoài
Hiện nay, số lượng các công trình nghiên cứu về quyền riêng tư tại
nước ta chưa nhiều, tuy nhiên vẫn có một số tác giả quan tâm nghiên cứu và
đưa ra định nghĩa về quyền riêng tư.
TS. Lê Đình Nghị (Đại học luật Hà Nội) trong luận án tiến sĩ về quyền
bí mật đời tư, ông cho rằng “quyền riêng tư được hiểu là quyền được sống
như mong muốn của mỗi cá nhân mà không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ chủ
thể nào khác. Cá nhân có thể sinh hoạt theo sở thích trong một môi trường và
không gian của riêng mình, tự do lựa chọn cách sống, cách sinh hoạt, ăn

mặc…”10. Như vậy theo định nghĩa mà TS Lê Đình Nghị đưa ra thì bản chất
của quyền riêng tư chính là sự tự do cá nhân, quyền của cá nhân trong việc
sinh hoạt theo mong muốn mà không gặp phải sự cản trở, hạn chế nào.
TS. Thái Thị Tuyết Dung (Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh) thì
cho rằng: “Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được phép giữ kín những
thôn tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc sống riêng tư của mình, quyền bất
khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các
10 Lê Đình Nghị (2008), “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận án tiến
sỹ luật học, Đại học luật Hà Nội, tr53.


20

thông tin điện tử khác mà không một chủ thể nào có quyền tiếp cận, công khai
trừ trường hợp được chính người này hoặc bằng quyền định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền”.11 Quan điểm của Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung có nêu
ra được những nội dung của Quyền riêng tư, phù hợp với nhận thức về quyền
riêng tư trên bình diện quốc tế, tuy nhiên định nghĩa mà bà đưa ra chỉ mới là
sự liệt kê các quyền năng gần gũi với đời sống riêng tư mà chưa có sự liên kết
các quyền năng này qua đó nêu được bản chất của Quyền riêng tư.
Như vậy qua các phân tích trên, có thể thấy rằng từ trước đến nay đã có
nhiều học giả cố gắng đưa ra được một định nghĩa thống nhất về Quyền riêng
tư nhưng chưa thực sự nêu bật được đúng bản chất của quyền năng này. Tuy
nhiên, tựu trung lại những quan điểm trên đều ghi nhận những đặc trưng của
Quyền riêng tư như: Quyền riêng tư liên quan tới đời sống cá nhân của mỗi
người, bao trùm lên toàn bộ không gian riêng tư của cá nhân, liên quan tới
nhiều yếu tố thuộc về cá nhân như thân thể, thông tin cá nhân, công việc
riêng, thư tín, tài liệu đồ vật cá nhân, nơi ở; Quyền riêng tư không chỉ thể hiện
ở việc hạn chế sự tiếp cận và can thiệp của các chủ thể khác đối với không
gian riêng tư mà còn thể hiện ở sự tự chủ của chủ thể đối với những vấn đề

thuộc về riêng tư của mình.
Kết luận lại, chúng ta có thể tạm thời định nghĩa về quyền riêng tư như
sau: “Quyền riêng tư là quyền bất khả xâm phạm của cá nhân đối với: thân
thể, thông tin cá nhân, bí mật cá nhân, hình ảnh, thư tín, công việc cá nhân.
Trong phạm vi không gian riêng tư của mình, cá nhân không phải chịu bất cứ
sự can thiệp, tiếp cận bất hợp pháp đối với các yếu tố riêng tư. Cá nhân có
quyền tự do trong không gian riêng tư của mình. Cá nhân có thể lựa chọn
việc công khai hoặc không công khai các nội dung thuộc về đời sống riêng tư,
11.Bài viết “Quyền riêng tư trong thời đại công nghệ thông tin”, trang chủ Toà án nhân dân tối cao, tại địa
chỉ
/>le_details=1&item_id=21317245


21

lựa chọn thời điểm, nội dung, phương thức của việc chia sẻ, công khai thông
tin thuộc về đời sống riêng tư nếu muốn. Quyền riêng tư chỉ bị hạn chế trong
trường hợp mà việc xâm phạm không gian riêng tư nhằm bảo vệ lợi ích chung
của xã hội, cộng đồng, hoặc của những người khác mà những lợi ích đó quan
trọng hơn lợi ích của chủ thể quyền”.
1.2. Đặc điểm của quyền riêng tư.
Đặc điểm của quyền riêng tư là những thuộc tính, tính chất nổi bật của
quyền riêng tư là cơ sở để phân biệt quyền riêng tư với các quyền năng khác.
Theo quan điểm cá nhân thì quyền riêng tư có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Nội hàm của quyền riêng tư rất rộng lớn và có sự liên qua
mật thiết tới nhiều quyền năng khác của cá nhân. Như đã phân tích ở trên
quyền riêng tư là một quyền năng bao trùm lên toàn bộ đời sống riêng tư của
cá nhân, cho phép cá nhân được thực hiện những hoạt động thuộc về đời sống
riêng tư được lưu giữ thông tin riêng tư mà không bị bất kỳ sự can thiệp trái
phép từ bên ngoài. Quyền riêng tư liên quan tới những gì thuộc về cá nhân

không chỉ bao gồm thông tin cá nhân, bí mật cá nhân mà còn trải rộng ra
những yếu tố khác như hình ảnh, thân thể, công việc cá nhân.
Thứ hai, Khách thể của quyền riêng tư hướng tới là giá trị tinh thần
của một cá nhân. Quyền riêng tư ra đời nhằm bảo vệ một cá nhân khỏi sự tổn
thương về mặt tinh thần do những hành vi xâm phạm riêng tư gây nên. Có thể
đối tượng bảo vệ của Quyền riêng tư rất rộng bao gồm: hình ảnh tên tuổi, thân
thể, nơi ở và các thông tin cá nhân. Nhưng việc bảo vệ các yếu tố trên đều
nhằm mục đích hướng tới bảo vệ không gian riêng tư của cá nhân qua đó
tránh cho cá nhân khỏi những thương tổn về mặt tinh thần. Lấy ví dụ trong
trường hợp sử dụng hình ảnh cá nhân bị sử dụng bất hợp pháp thì nó vừa trực
tiếp xâm hại tới quyền của cá nhân đối với hình ảnh mà cũng xâm phạm
quyền riêng tư.


22

Thứ ba, Quyền riêng tư có thể bị hạn chế trong một số trường hợp vì
lợi ích quốc gia, hay vì lợi ích xã hội. Việc hạn chế quyền riêng tư tức là trong
điều kiện bình thường thì cá nhân có quyền riêng tư nhưng trong trường hợp
vì để bảo vệ lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia mà quyền riêng tư phải bị hạn chế.
Sự hạn chế quyền riêng tư chính là biểu hiện sinh động nhất của mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội, con người không sống đơn lẻ mà là thành tố tạo nên
xã hội, lợi ích cá nhân đôi khi phải hi sinh vì lợi ích chung lớn hơn của xã hội.
Các trường hợp điều kiện của sự hạn chế, thì tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc
gia quy định rất khác nhau. Tại Việt Nam ta, việc hạn chế quyền riêng tư (hay
quyền về đời sống riêng tư) được quy định trong rất nhiều luật chuyên ngành
như luật an ninh quốc gia, luật chống khủng bố, luật phòng chống ma tuý.
Vấn đề hạn chế quyền riêng tư sẽ được làm rõ hơn trong chương sau.
1.3. Ý nghĩa vai trò của quyền riêng tư.
Phía trên đây, chúng ta đã bàn luận rất nhiều về vấn đề định nghĩa, đặc

điểm của quyền riêng tư tuy vậy có một vấn đề cần làm sáng tỏ đó là liệu
những quy định về quyền riêng tư có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội, liệu
những quy định về quyền riêng tư có thực sự cần thiết.
Dễ thấy rằng những tư tưởng về quyền riêng tư đã có từ rất lâu đời, tuy
nhiên việc đặt ra những quy định pháp lý để bảo vệ quyền riêng tư chỉ nảy
sinh trong khoảng 100 trở lại đây. Như đã nêu ở trên, trong các quan điểm về
quyền riêng tư thì, J. Thompson cho rằng quyền riêng tư là phức hợp của
nhiều quyền, đôi khi các quyền này chồng chéo lẫn nhau. Vậy, có cần thiết
phải có quy định bảo vệ quyền riêng tư nếu như đã có những quy định pháp lý
khác bảo vệ những yếu tố riêng lẻ của quyền riêng tư. Ví dụ: Quyền bất khả
xâm phạm về thư tín, quyền tự do đi lại, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền về hình ảnh. Trong mỗi quyền này
đều có một khía cạnh của sự riêng tư được bảo vệ.


23

Trong tác phẩm “Right to privacy” của mình, Warren và Brandeis đã
viện dẫn rằng do sự phát triển của báo chí và các thiết bị thông tin liên lạc, từ
chỗ pháp luật chỉ tập chung bảo vệ tài sản và thân thể của chủ thể pháp lý thì
nó đã có sự phát triển tiến tới bảo vệ những yếu tố khác như tinh thần, danh
dự nhân phẩm và cả những tài sản vô hình. Những quy định pháp luật ra đời
khi mà trên thực tế chủ thể pháp lý cảm thấy quyền lợi của mình đang bị đe
doạ. Nếu như trước đây, những tin đồn không có giá trị, thì giờ đây nó được
báo chí khai thác để sử dụng nhằm thu hút độc giả, những tổn thương về tinh
thần do sự lan chuyền của những tin đồn đã nghiêm trọng đến mức phải cần
có những quy định để kiểm soát chúng.
Edward bloustein coi quyền riêng tư liên quan tới “bảo toàn giá trị
nhân bản và cá tính”. Bloustein đánh giá vai trò của quyền riêng tư như là
cách để bảo toàn giá trị bản thân, tính cách cá nhân:

“Một cá nhân bị hoà tan trong đám đông, Ý kiến của anh ta, bị
công khai trước nhiều người, có xu hướng trở nên đồng nhất.
Nguyện vọng của anh ta, bị nhiều người biết, có xu hướng trở
thành ý kiến dễ chấp nhận. Cảm xúc của anh ta, được bày tỏ
rộng rãi, có xu hướng mất đi sự độc đáo và trở nên đồng nhất
với số đông. Với tư cách là một chủ thể, dù tồn tại, nhưng bị
đồng nhất. Anh ta không phải là cá nhân.”12
Học giả Ruth Gavision có những phân tích sâu sắc về vai trò của sự
riêng tư trong tác phẩm “Privacy and the Limit of the law”. Khi đề cập đến
vai trò của riêng tư đối với cá nhân Ruth Gavision cho rằng, Sự riêng tư có
hai chức năng chính đó là giải phóng con người khỏi sự xâm phạm về mặt vật
lý (Freedom from Physical access) và thúc đẩy độc lập trong hành động
(Promoting Liberty of action). Thông qua việc ngăn chặn các hành vi xâm
12 Edward J.Bloustein, (1964), Privacy as an aspect of Human Dignity: An answer to Dean
Prosser, Newyork University Law review, Vol39, tr 1003.


24

phạm tới một cá nhân, sự riêng tư tách cá nhân khỏi sự phân tâm và các yếu
tố cản trở nảy sinh từ việc tiếp xúc với người khác. Không bị phân tâm là cần
thiết cho nhiều hoạt động của cá nhân như học tập, sáng tác, hay các hoạt
động sáng tạo khác. Những hoạt động này không chỉ giúp cá nhân trang bị
thông tin, kiến thức và kỹ năng cơ bản hơn thế nữa còn giúp phát triển năng
lực tinh thần và đạo đức. Tóm lại tới phần mình, những hoạt động sáng tạo
hay học tập có được sự tập trung sẽ giúp cho sự phát triển của cá nhân, sự tự
chủ, và sức mạnh tinh thần. Giới hạn sự tiếp cận từ bên ngoài cũng cho phép
mỗi cá nhân có được giây phút thảnh thơi (relax) và bảo vệ những mối quan
hệ, những khía cạnh nhạy cảm của đời sống cá nhân. Sự riêng tư còn bảo vệ
chúng ta khỏi sự chỉ trích và thói tò mò để có thể trở nên mạnh dạn hơn. Sự

riêng tư thúc đẩy sự tự chủ cá nhân, các mối quan hệ giữa người với người.
Đối với xã hội Ruth Gavision cho rằng, Sự riêng tư, hay bảo vệ sự riêng tư
của cá nhân là cần thiết cho một xã hội dân chủ bởi nó thúc đẩy sự tự chủ
(autonomy) của mỗi công dân.13
Một số học giả Việt Nam thì tiếp cận vấn đề này mang tính pháp lý hơn
là thiên về góc độ tâm lý học. Theo Tiến sĩ Lê Đình Nghị, khi đề cập đến ý
nghĩa của việc quy định các quyền nhân thân cho cá nhân, ông cho rằng việc
này có 4 ý nghĩa:
Thứ nhất, Việc ghi nhận các quyền nhân thân trong BLDS là sự khẳng
định của nhà nước trong việc tôn vinh và bảo vệ các giá trị tinh thần của con
người. Dưới góc độ pháp lý, việc ghi nhận các quyền nhân thân thể hiện sự
phát triển hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Con người là trọng tâm cần được
bảo vệ, xã hội càng phát triển thì những giá trị tinh thần của con người càng
được chú trọng

13 Ruth Gavision, tlđd, tr 444-445.


25

Thứ hai, quy định về quyền nhân thân là cơ sở để cá nhân thực hiện các
quyền của mình
Thứ ba, Việc quy định về quyền nhân thân là cơ sở để các cơ quan tư
pháp, cơ quan hành pháp bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân.
Thứ tư, quy định về quyền nhân thân còn là cơ sở để tăng cường hội
nhập quốc tế.14
Như vậy tựu trung lại cần khẳng định rằng sự tồn tại của những quy
định bảo vệ quyền riêng tư là rất cần thiết, không chỉ cho sự phát triển toàn
diện của mỗi cá nhân mà còn cho sự tiến bộ chung của toàn xã hội. Quyền
riêng tư có ý nghĩa trong việc định hình cá tính, tính cách của cá nhân, tăng

cường khả năng tập trung và học hỏi của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân là hạt
nhân của xã hội, mỗi cá nhân càng độc lập tự chủ và sáng tạo thì xã hội càng
phát triển.
2. Phân biệt Quyền riêng tư với một số quyền dân sự khác.
- Quyền riêng tư với Quyền bí mật đời tư.
Không phải vô cớ mà đặt ra vấn đề phân định quyền riêng tư và quyền
bí mật đời tư. Những tranh luận về hai khái niệm này nảy sinh sau khi luật
dân sự 2005 ra đời. Điều 38 BLDS 2005 dùng thuật ngữ bí mật đời tư, và
nhiều luật gia cho rằng dùng thuật ngữ này là chưa thoả đáng. Theo các
chuyên gia thì bí mật đời tư chỉ là một khía cạnh của đời sống riêng tư, khái
niệm đời sống riêng tư rộng hơn bao gồm rất nhiều yếu tố trong không gian
riêng tư như thân thể, hình ảnh, các mối quan hệ, thư tín, và công việc cá
nhân…
Để phân biệt rõ ràng hai khai niệm này cần chỉ ra được sự khác nhau cơ
bản giữa chúng. Theo TS. Lê Đình Nghị thì nói đến riêng tư, chúng ta thấy
đây là khái niệm dùng để chỉ một trạng thái sinh hoạt của cá nhân mà không
14 Lê Đình Nghị, tlđd, tr 65


×