Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng ở một số nước và kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ HOÀI GIANG

ĐỀ TÀI
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ HOÀI GIANG

ĐỀ TÀI
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn

Vũ Hoài Giang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ Luật Hình sự

CCDI

The Central Commission for Discipline Inspection
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc

CHND

Cộng hòa nhân dân

CPIB


Corruption Practices Investigation Bureau
Cơ quan điều tra hành vi tham nhũng

LHQ

Liên Hợp Quốc

MOS

Ministry of Supervision
Bộ Giám sát Trung Quốc

PCA

The Prevention of Corruption Act
Luật chống tham nhũng Singapore năm 1960

PCTN
TI

Phòng, chống tham nhũng
Transparency International
Tổ chức Minh bạch Quốc tế


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí độc lập của Cơ quan điều tra hành vi tham nhũng Singapore
Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra hành vi tham nhũng Singapore
Sơ đồ 3:
Hình 1:


Sơ đồ vị trí các cơ quan chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước Trung
Quốc ở cấp trung ương
Số khiếu nại nhận được của CPIB so với số trường hợp được đăng ký
điều tra

Hình 2: Tỷ lệ kết án đối với các vụ việc tham nhũng do CPIB điều tra
Hình 3:

Tỷ lệ giữa các nhân viên ở khu vực công và khu vực tư bị khởi tố do
hành vi tham nhũng ở Singapore

Hình 4:

Số lượng các quan chức Trung Quốc bị điều tra do có những biểu hiện
của hành vi tham nhũng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.............................................................. 5
1.1. Lý luận về pháp luật phòng, chống tham nhũng và thực hiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng ............................................................................................... 5
1.2. Pháp luật phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới .................... 22

Chương 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM
NHŨNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ........................................ 41
2.1. Thực hiện qui định pháp luật về việc xác định các hành vi tham nhũng .......... 41

2.2. Thực hiện qui định pháp luật về tổ chức bộ máy phòng, chống tham nhũng ... 42
2.3. Thực hiện qui định pháp luật về đạo đức của cán bộ, công chức nhà nước trong
phòng, chống tham nhũng ............................................................................................. 54
2.4. Thực hiện qui định pháp luật về trừng trị nghiêm khắc các hành vi phạm tội
tham nhũng..................................................................................................................... 63
2.5. Thực hiện qui định pháp luật về bảo vệ người tố cáo tham nhũng .................... 67
2.6. Thực hiện qui định pháp luật về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham
nhũng............................................................................................................................... 69

Chương 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG
XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG ............................................................................ 72
3.1. Khái quát về pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống ở Việt
Nam hiện nay.................................................................................................................. 72
3.2. Những kinh nghiệm trong xây dựng pháp luật phòng, chống tham nhũng ..... 76
3.3. Những kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống tham
nhũng............................................................................................................................... 79

KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 100


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng xuất hiện từ khi có sự ra đời nhà nước và là một hiện tượng xã hội tiêu
cực, gây ra nhiều nguy hại đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trước những nguy cơ của tham
nhũng, trong nhiều nghị quyết, Đảng ta đã xác định rõ nhiệm vụ là phải thực hiện có

hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống để ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này. Về phía Nhà
nước, ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật phòng, chống tham nhũng số
55/2005/QH11 (Luật PCTN 2005). Từ đó đến nay công tác xây dựng và hoàn thiện
thể chế về PCTN vẫn không ngừng được nâng cao. Với luật và các văn bản hướng
dẫn thi hành của Chính Phủ, chúng ta đã xây dựng được những quy định cụ thể về
vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên
chức; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra
tham nhũng v.v… Và hiện nay, tiến tới, Luật phòng, chống tham nhũngnăm 2016
đang chuẩn bị được ban hành để thay thế cho Luật PCTN 2005 với bản Dự thảo
hiện đang được công bố để lấy ý kiến của nhân dân. Như vậy, có thể thấy, tuy chưa
thể khẳng định rằng pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện nay của Việt Nam đã
hoàn thiện hoàn toàn nhưng có thể thấy rằng nước ta cũng đã rất quan tâm, chú
trọng xây dựng khá đầy đủ, đồng bộ pháp luật về vấn đề này, tạo cơ sở pháp lý
vững chắc cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Thế nhưng, tham nhũng ở nước ta hiện nay vẫn được xem như là một vấn
nạn diễn ra nghiêm trọng, với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên diện
rộng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, “làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh
đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.1
Ngày 25/1/2017 vừa qua, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã công bố Chỉ số cảm
nhận Tham nhũng (CPI) 2016, xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ về mức độ
tham nhũng trong khu vực công, trong đó, Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ
113/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu. TI nhận xét, kết quả trên cho thấy “…Việt
Nam chưa tạo ra được sự thay đổi mang tính đột phá trong cảm nhận về tham
nhũng trong khu vực công và tiếp tục nằm trong nhóm các nước mà tham nhũng

1

Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, tr.196



2

được cho là nghiêm trọng”.2 Kết quả này cũng tương đồng với nhận định của Chính
Phủ và ý kiến đánh giá của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về báo cáo tổng kết công tác
PCTN năm 2016 của Chính Phủ Việt Nam. Điều này có nghĩa là pháp luật của nước
ta đã có và khá đầy đủ nhưng khâu thực hiện pháp luật chưa tốt, dẫn đến hiệu quả
và kết quả của công tác PCTN chưa cao.
Trong khi đó, một số quốc gia trong khu vực Châu Á nói chung và Đông
Nam Á nói riêng với chúng ta lại đạt được những kết quả về phòng, chống tham
nhũng rất đáng ghi nhận. Nổi bật trong số đó là Singapore với số điểm 84/100, đứng
thứ 7/176 quốc gia; Hồng Kông: 77/100 điểm, xếp hạng 15/176; Nhật Bản 72/100
điểm, xếp hạng thứ 20; Malaysia: 49/100 điểm xếp hạng 55/176 quốc gia; Trung
Quốc: 40/100 điểm, xếp hạng 79/176 quốc gia v.v…3 Có được những kết quả như
trên, chắc hẳn công tác thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở các quốc
gia này đóng góp phần không nhỏ. Điều đó có nghĩa là, công tác phòng, chống tham
nhũng nói chung và thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng nói riêng tuy
khó, nhưng không phải là không thể thực hiện được, chỉ là việc thực hiện ở Việt
Nam chưa đúng cách, chưa đạt được hiệu quả cao.
Do vậy, việc học hỏi các kinh nghiệm về thực hiện pháp luật có hiệu quả ở
các nước bạn là một trong những yêu cầu cần thiết trong công tác đấu tranh chống
tham nhũng hiện nay ở nước ta. Điều đó cũng góp phần lý giải cho câu hỏi vì sao
nước bạn chống tham nhũng thành công nhưng chúng ta thì vẫn còn nhiều hạn chế.
Công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam được các cơ quan chức năng đánh
giá là thực sự khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Thế nhưng, càng như vậy, chúng ta lại
càng cần phải nêu cao tinh thần đấu tranh, quyết tâm ngăn chặn tệ nạn này đến cùng
giống như nước bạn Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông Trung Quốc v.v… đã và
đang làm được. Đó cũng chính là động lực để tôi lựa chọn nghiên cứu về đề tài
phòng, chống tham nhũng để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình, nhằm góp
phần nhỏ bé vào việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng ở nước ta, với

tên đầy đủ: “Thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng ở một số nước và
kinh nghiệm cho Việt Nam”.

2

Tổ chức minh bạch quốc tế, “Kết quả Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2016 của Việt Nam”, tại địa
chỉ: ngày truy cập 12/5/2017
3
Tổ chức minh bạch quốc tế, “Kết quảCPI toàn cầu”, tại địa chỉ: ngày truy cập 12/5/2017


3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên góc độ nghiên cứu quốc tế về PCTN, khoa học pháp lý đã ghi nhận một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu như cuốn sách chuyên khảo do tác giảNguyễn
Văn Kim, Nguyễn Huy Hoàng (chủ biên), “Pháp luật chống tham nhũng của các
nước trên thế giới” năm 2003. Tuy đã được xuất bản từ khá lâu nhưng cuốn sách đã
giới thiệu được những nét cơ bản về hoạt động chống tham nhũng, đặc biệt là trên
khía cạnh pháp luật và tổ chức, hoạt động của các cơ quan chống tham nhũng của
nhiều nước trên thế giới, nổi bật là Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông.
Bên cạnh đó là các bài viết chuyên khảo, có giá trị tham khảo cao như: “Kinh
nghiệm chống tham nhũng của một số nước” của PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, được
đăng trên Tạp chí nhà nước và pháp luật; “Bài học kinh nghiệm chống tham nhũng
ở Singapore” – tác giả Đỗ Hữu Thùy Dương trên Tạp chí Thanh tra; “Trung Quốc
với công tác phòng, chống tham nhũng” – tác giả Trần Thái Hà trên Tạp chí Tổ
chức nhà nước. Ngoài ra, đối với các luận văn ở bậc thạc sĩ, còn có hai công trình
nghiên cứu đáng chú ý, đó là “Pháp luật về PCTN của Singapore và bài học cho
Việt Nam” của thạc sĩ Lã Văn Huy và “Pháp luật quốc tế về chống tham nhũng”
của thạc sĩ Trần Thái Hà. Trên góc độ nghiên cứu trong nước, trong những năm gần

đây có công trình nghiên cứu tầm luận án tiến sĩ của Tiến sĩ Trần Đăng Vinh với đề
tài “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay” vào
năm 2012. Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu về công tác PCTN chủ yếu mới chỉ
đề cập đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật, còn những công trình đề cập
đến việc thực hiện pháp luật PCTN và đặc biệt là việc thực hiện pháp luật PCTN ở
các nước trên thế giới để rút ra kinh nghiệm cho công cuộc thực thi pháp luật PCTN
tại Việt Nam, hầu như còn rất ít.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình thực
hiện pháp luật về PCTN ở một số nước trên thế giới trên phương diện đánh giá tính
hiệu quả, nghiêm minh của hoạt động này, qua đó nghiên cứu và chỉ ra các kinh
nghiệm phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật PCTN tại nước ta.
Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện pháp luật về PCTN là một đề tài tương đối
rộng lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và chất lượng, luận văn chỉ có điều kiện
tập trung nghiên cứu sâu về tình hình thực hiện pháp luật PCTN trong khu vực nhà
nước, hay còn gọi là khu vực công. Ngoài ra, cũng do việc thực hiện pháp luật


4

PCTN ở các nước trên thế giới cũng rất đa dạng nên với điều kiện có hạn, luận văn
chỉ có thể tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện pháp luật PCTN tại hai quốc
gia láng giềng, có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa với nước ta và có thứ
hạng trên Việt Nam khá nhiều bậc trong Bảng xếp hạng Chỉ số cảm nhận tham
nhũng (CPI) 2016 của Tổ chức minh bạch quốc tế đó là: Singapore và Trung Quốc.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là
làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về tham nhũng, pháp luật PCTN và thực hiện pháp
luật PCTN, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn các quy định của pháp

luật PCTN ở một số nước trên thế giới và tình hình thực hiện pháp luật PCTN ở các
quốc gia này. Qua đó, tác giả hướng tới việc rút ra những kinh nghiệm áp dụng phù
hợp với Việt Nam trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của
các vấn đề lí luận và qui định của pháp luật của Singapore và Trung Quốc về vấn đề
PCTN; nghiên cứu tình hình thực hiện pháp luật PCTN ở Singapore và Trung Quốc,
chỉ ra những kết quả tích cực và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật ở nước bạn;
khái quát qui định pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật PCTN ở Việt Nam
hiện nay, chỉ ra các kinh nghiệm phù hợp trong hoạt động thực hiện pháp luật ở
Singapore và Trung Quốc đối với các hạn chế cụ thể ở Việt Nam.
5. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng; duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh đồng
thời dựa trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về PCTN
và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh để lý giải các
vấn đề được đặt ra.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận và
thực tiễn về việc thực hiện pháp luật PCTN ở một số nước trên thế giới và tại Việt
Nam. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy
cũng như các nhà hoạt động thực tiễn trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng
đang diễn biến phức tạp hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo.


5

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1.1. Lý luận về pháp luật phòng, chống tham nhũng và thực hiện pháp luật về
phòng, chống tham nhũng
1.1.1. Pháp luật phòng, chống tham nhũng
1.1.1.1. Khái niệm tham nhũng
“Tham nhũng” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu
khắp các quốc gia. Theo tiếng Hán, “tham nhũng” được viết là

貪冗

4

, gồm chữ

“tham” trong từ “tham lam” và chữ “nhũng” trong từ “nhũng tạp” hợp thành. Trong
cuốn Hán – Việt tân từ điển, tác giả cho rằng “tham nhũng” theo cách viết tiếng
Hán ở trên có nghĩa là “ham muốn tiền bạc và hạch sách đòi hỏi”5. Tuy nhiên,
người Trung Quốc thường không sử dụng từ “tham nhũng” viết như trên trong cách
hành văn của mình mà sử dụng chữ “tham ô” - 貪污6 hoặc “hủ bại” - 腐敗7. Chữ “ô”
trong từ “ô nhiễm”, “ô uế” - danh từ dùng để chỉ một vật dơ bẩn, nếu là tính từ thì
thể hiện tính chất vẩn đục, dơ bẩn, không liêm khiết, nên được sử dụng để ghép với
chữ “tham” trở thành một “lòng ham muốn dơ bẩn” và thường được dùng để chỉ
đám “quan lại gian tham, tham lợi bỏ nghĩa, lợi dụng quyền chức để lấy tiền của” 8.
Tuy nhiên, dù là sử dụng “tham ô” hay “tham nhũng”, thì hai chữ này trước hết đều
ám chỉ tới một lòng tham, không trong sạch, vượt quá chuẩn mực cho phép và đạo
đức xã hội bởi nó được xuất phát từ những người lợi dụng quá trình thực hiện công
vụ được Nhà nước giao để mưu lợi bất chính.
Trong Tiếng Anh, thuật ngữ “tham nhũng” được biểu hiện dưới danh từ
“corruption” và các loại từ của nó như: tính từ “corrupt” - “bị đút lót, bị mua

chuộc”; động từ “mua chuộc”, “đút lót”, “hối lộ”. Thuật ngữ “Corruption” xuất hiện
từ thời tiếng Anh trung cổ, thông qua tiếng Pháp cổ có nguồn gốc từ tiếng Latin
“corruptio (n-)”9. Từ corruptio (n-) theo tiếng Latin lại có gốc từ một danh từ là

4

Từ điển Hán Nôm, tại địa chỉ ngày truy cập 24/4/2017
Nguyễn Quốc Hùng (1975), Hán – Việt tân từ điển, Nhà sách khai trí, Sài Gòn.
6
Từ điển Hán Nôm, tại địa chỉ ngày truy cập 25/4/2017
7
Từ điển Hán Nôm, tại địa chỉ : ngày truy cập
25/4/2017
8
Từ điển Hán Nôm, tại địa chỉ ngày truy cập 25/4/2017
9
Oxford Dictionaries, tại địa chỉ ngày truy cập
25/4/2017
5


6

“corruptus”10 – mang nghĩa là một giống bọ xanh, chuyên phá hoại lá cây. Như vậy,
thuật ngữ “tham nhũng” xuất phát từ gốc rễ ban đầu của nó mang hàm ý lạm dụng,
phá hoại. Mở rộng hơn, từ “corruption” khi được sử dụng gắn với giới quan chức
thường được xuất phát từ những nghĩa gốc như thiếu sự thanh liêm và trung thực,
lợi dụng chức vị để đạt được mục đích bất lương, đút lót, hành động không đúng
đắn, vô trách nhiệm với bổn phận được giao.11 Ngày nay, ngoài ý nghĩa là sự mua
chuộc, sự hối lộ các quan chức, “Corruption” còn được sử dụng để chỉ những “sự

mục nát, thối nát” hoặc “sự sửa đổi, làm sai lệch”, là hiện tượng cần được loại bỏ.
Tổ chức minh bạch quốc tế - một tổ chức phi chính phủ ra đời năm 1993
nhằm bài trừ nạn tham nhũng đã đưa ra cách định nghĩa về tham nhũng, theo đó,
“corruption” được hiểu đơn giản là “the abuse of entrusted power for private gain”,
nghĩa là “sự lạm dụng quyền lực được giao phó để chiếm đoạt các khoản lợi cá
nhân”.12 Từ những khái niệm và quan niệm cơ bản được thừa nhận rộng rãi, mỗi
quốc gia đều xây dựng cho mình những khái niệm chính thức về “tham nhũng”, tạo
điều kiện cho việc ngăn chặn và đẩy lùi hành vi này ở quốc gia mình. Tại Việt Nam,
khái niệm “tham nhũng” được quy định chính thức lần đầu tiên tại Pháp lệnh phòng,
chống tham nhũng năm 1998. Và sau này, tới năm 2005, khi Luật phòng, chống
tham nhũng của nước ta lần đầu tiên được ra đời, khái niệm này đã được sửa đổi, bổ
sung, theo đó: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi” (Khoản 2, Điều 1, Luật PCTN 2005). Hiện
nay, Dự thảo Luật PCTN 2016, đã được xây dựng về cơ bản và công bố để lấy ý
kiến của nhân dân, thế nhưng khái niệm “tham nhũng” theo bản Dự thảo cũng
không có sự sửa đổi, bổ sung so với Luật PCTN năm 2005.
Trên cơ sở các khái niệm trên, có thể thấy, tham nhũng được nhận diện từ
các đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, chủ thể của hành vi tham nhũng là những người có chức vụ, quyền
hạn. Các định nghĩa về “tham nhũng” tuy khác nhau về cách diễn đạt những đều
thống nhất ở đặc điểm này. Chỉ người có chức vụ quyền, hạn mới có khả năng lạm
dụng chức vụ, quyền hạn của mình được giao để thao túng, lũng đoạn các chuẩn
10

Nguyễn Thế Tâm (2017), “Nhận diện về tham nhũng” , Báo Hợp tác & phát triển, tại địa chỉ :
ngày truy cập 25/4/2017.
11
Nguyễn Thế Tâm (2017), “Nhận diện về tham nhũng” , Báo Hợp tác & phát triển, tại địa chỉ :
ngày truy cập 25/4/2017
12

Tổ chức minh bạch quốc tế, “How do you define corruption”, tại địa
chỉ : truy cập 25/4/2017.


7

mực công vụ chung với mục đích cá nhân. Đó cũng chính là quan điểm truyền
thống khi nói về khái niệm “tham nhũng”. Theo quan điểm này, thì người có chức
vụ quyền hạn là chủ thể của hành vi tham nhũng là những người làm việc trong các
cơ quan của bộ máy nhà nước hoặc là những người được Nhà nước trao quyền để
thực hiện các nhiệm vụ được giao hay còn gọi là công vụ.
Thế nhưng, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội,
quan điểm về tham nhũng trong khu vực tư được ra đời, làm mở rộng nội hàm của
khái niệm tham nhũng cũng như bổ sung thêm chủ thể của hành vi này. Lúc này,
thuật ngữ “tham nhũng” theo truyền thống với chủ thể thực hiện hành vi chỉ là
những người có chức vụ, quyền hạn thực thi công vụ do Nhà nước giao phó, trở
thành thuật ngữ “tham nhũng trong khu vực công”, phân biệt khá rõ ràng với thuật
ngữ “tham nhũng trong khu vực tư”. Trên thực tế, có rất nhiều những hành vi vi
phạm trong khu vực tư nhân có bản chất là hành vi tham nhũng diễn ra ngày càng
phổ biến, tinh vi gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh của kinh tế
- xã hội, đòi hỏi các quốc gia mở rộng phạm vi điều chỉnh Luật PCTN của mình đến
cả khu vực tư như Singapore, Anh, Mỹ... Đây cũng là một trong những yêu cầu
được ghi nhận trong Công ước Liên Hợp Quốc về PCTN năm 2003 bằng việc quy
định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong khu vực tư (Điều 12); hối lộ
trong khu vực tư (Điều 21); biển thủ tài sản trong khu vực tư (Điều 22) v.v… Trong
khu vực tư, chủ thể của hành vi tham nhũng không giữ những chức vụ, quyền hạn
trong các cơ quan công quyền nhưng vẫn nắm giữ những chức vụ, quyền hạn nhất
định tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, về bản chất họ vẫn có
thể lợi dụng vị trí công việc để vụ lợi, lợi ích này có thể là các khoản lợi rút ra từ
ngân quỹ của chính cơ quan nơi mình làm việc, của các tổ chức sử dụng tiền, tài sản

của nhà nước hoặc cũng có thể là từ chính ngân sách nhà nước thông qua các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Ở Việt Nam, từ trước tới nay, khái
niệm tham nhũng mới luôn chỉ được giới hạn trong khu vực công, nghĩa là “hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”
(Khoản 2, Điều 1, Luật PCTN năm 2005) với chủ thể của hành vi là những người
được giao thực hiện công vụ nói chung. Vì thế, những hành vi vụ lợi trong khu vực
tư xảy ra không được khép vào tội tham nhũng mà được xếp vào các nhóm tội xâm
phạm quyền sở hữu của tổ chức, công dân như trộm cắp tài sản; lợi dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản, tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế v.v… Điều này tạo ra sự
không công bằng trong việc xử lý các hành vi vụ lợi cá nhân giữa khu vực nhà nước


8

và khu vực ngoài nhà nước, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường cạnh tranh tự do,
lành mạnh của các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu
của Công ước Liên Hợp Quốc về PCTN cũng như mong mỏi của các công ty sử
dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khái niệm tham nhũng trong khu
vực tư đang dần được các nhà làm luật Việt Nam chấp nhận, thông qua việc sửa đổi
Bộ luật Hình sự năm 1999 và Luật PCTN 2005. Hiện nay, tuy chưa được thông qua
nhưng Dự thảo Luật PCTN năm 2016 của nước ta đã mở rộng hơn phạm vi điều
chỉnh của Luật PCTN, quy định thêm một đối tượng được coi là chủ thể của hành vi
tham nhũng đó là “Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức, doanh
nghiệp ngoài nhà nước…, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng tiền, tài
sản của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước” (Điểm đ, Khoản 5,
Điều 3, Dự thảo Luật PCTN năm 2016). Đây có thể được xem như một bước tiến
mới trong công cuộc quét sạch và đẩy lùi tham nhũng ở nước ta.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng
trong khu vực nhà nước vẫn còn đang là vấn đề nổi cộm. Các quốc gia tiên tiến trên
thế giới trước khi quét sạch tệ nạn tham nhũng trong tất cả các ngành, lĩnh vực bao

gồm cả khu vực tư nhân, thì họ đều hoàn thành rất tốt nhiệm vụ chống tham nhũng
trong khu vực truyền thống, là khu vực công. Bởi lẽ bộ máy nhà nước có vị trí, vai
trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, “sạch tham nhũng” trong
khu vực công là tiền đề để tiến hành thành công công cuộc xóa bỏ tham nhũng trong
các ngành, lĩnh vực khác. Và cũng là để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận
văn – việc thực hiện pháp luật PCTN trong khu vực công ở hai quốc gia Singapore
và Trung Quốc – nên trong nội dung này, luận văn chỉ tập trung đề cập về các chủ
thể của hành vi tham nhũng trong khu vực công.
Về bản chất, đây là những người được giao quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm
vụ thực thi quyền lực công. Ở hầu hết các quốc gia, họ là những người được bầu cử,
tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc tại các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Ví dụ
như ở Trung Quốc, những người có chức vụ, quyền hạn được quy định trong Điều
93 của Luật Hình sự CHND Trung Hoa, bao gồm: “(1) Những người thực hiện
công vụ trong các cơ quan nhà nước (ví dụ cơ quan lập pháp, hành chính hoặc tư
pháp hoặc quân đội), trong các doanh nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị, cơ quan
nhà nước; (2) Những người do các cơ quan nhà nước giao cho các công ty, doanh
nghiệp, tổ chức không thuộc sở hữu nhà nước để thực hiện các dịch vụ công; (3)
Những người khác thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật”. Ở


9

Singapore và Hồng Kông, những người có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội
phạm tham nhũng trong khu vực công, chỉ giới hạn trong phạm vi những người làm
việc hoặc thực thi nhiệm vụ được giao trong bộ máy nhà nước bao gồm: Nghị viện;
Chính Phủ, Tòa án và quân đội. Ở Việt Nam, đối tượng này được quy định rộng hơn,
bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan của toàn bộ hệ thống chính trị
gồm có Đảng Cộng Sản Việt Nam; Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là các
cán bộ, công chức, viên chức); sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc

phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh
đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người
được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực thi nhiệm vụ,
công vụ đó (Khoản 3, Điều 1, Luật PCTN 2005).
Nhìn chung, nhóm đối tượng này có nhiều điểm đặc biệt, họ được bầu cử,
tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc tại các cơ quan công quyền, giữ những quyền
hạn nhất định, trên thực tế, có nhiều trường hợp người có hành vi tham nhũng có
quá trình công tác lâu dài, nhiều năm kinh nghiệm, là những người có quan hệ rộng
và uy tín xã hội nhất định, do đặc thù và tính chất công việc mà họ đảm nhận.
Thứ hai, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao. Đây là
đặc điểm thứ hai của “tham nhũng” và cũng là đặc điểm của các tội phạm chức vụ
khác nói chung. Những người có chức vụ, quyền hạn nêu trên không thể thực hiện
được hành vi tham nhũng cũng như các hành vi phạm tội chức vụ khác nếu không
lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao của mình. Việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn
có thể là lợi dụng tầm ảnh hưởng của mình có được thông qua chức vụ, quyền hạn
đối với người khác để buộc họ làm hoặc không làm các việc trái với quy định của
pháp luật hoặc lợi dụng chính những nhiệm vụ được giao của mình, không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Lúc này
chức vụ, quyền hạn của các chủ thể của hành vi phạm tội được xem như là một
phương tiện để thông qua hành vi phạm tội, người đó đạt được những mục đích cá
nhân, trái pháp luật.
Thứ ba, mục đích của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi. Những lợi ích mà
người có hành vi tham nhũng “gặt hái được” có thể là tiền bạc hoặc những lợi ích
về tinh thần chỉ dành riêng cho bản thân người có chức vụ, quyền hạn hoặc người


10


thân thích của họ, mà nếu không có sự lạm dụng quyền lực công thì sẽ không thể
nào có được. Luật PCTN 2005 của nước ta quy định “vụ lợi” là “những lợi ích vật
chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được
thông qua hành vi tham nhũng”. Tuy nhiên, pháp luật ở một số quốc gia khác, tiêu
biểu là Singapore lại quy định khá cụ thể về các khoản lợi ích có được từ tham
nhũng – “gratification” này, cụ thể, Điều 2, Luật chống tham nhũng Singapore năm
1960 quy định, bao gồm:
“1. Tiền hay mọi hình thức quà biếu, tiền vay mượn, các loại phí, tiền
thưởng, tiền hoa hồng, sự đảm bảo có giá trị nào đó hay tài sản, quyền lợi về tài
sản ở mọi hình thức, có thể là bất động sản hoặc động sản;
2. Mọi chức vụ, vị trí việc làm hoặc hợp đồng nào khác;
3. Mọi hình thức trả tiền, chuyển nhượng, thanh toán trừ dần hay thanh toán
tiền vay, thực hiện nghĩa vụ hay mọi khả năng thanh toán khác, thanh toán toàn bộ
hay thanh toán một phần;
4. Mọi hình thức dịch vụ hay giúp đỡ hay tạo điều kiện cả việc bảo đảm để
không bị xử phạt hay đảm bảo cho việc không bị xử lý kỷ luật, phạt hay mọi hình
thức khác, kể cả việc thực hiện hay không thực hiện về quyền và nghĩa vụ;
5. Tiền tham nhũng cũng được tính kể cả trong trường hợp là các hình thức
cung phụng, thực hiện hoặc hứa sẽ thực hiện về các khoản tiền tham nhũng như đã
nêu ở trên.”
* Các hành vi tham nhũng cụ thể: đây là các biểu hiện cụ thể của hành vi
lợi dụng, chức vụ quyền hạn nhằm vụ lợi trong khu vực nhà nước, được quy định
trong Luật PCTN hoặc Bộ luật hình sự (BLHS) của các nước trên thế giới. Thông
thường, các hành vi tham nhũng phổ biến trên thực tế và được pháp luật của hầu hết
các quốc gia buộc phải có sự điều chỉnh đó là các hành vi: tham ô tài sản; nhận hối
lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ. Ngoài ra, còn có
thể có một số hành vi nhằm mục đích vụ lợi khác, cũng bị coi là hành vi tham
nhũng tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia.
Từ những nhận định trên, có thể khẳng định tham nhũng trong khu vực nhà

nước là một hành vi dơ bẩn, cản trở đến sự phát triển chung của toàn xã hội và cần
thiết được loại bỏ. Nhà nước vốn là một “tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao
gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ
chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội, cũng như lợi ích của


11

lực lượng cầm quyền trong xã hội”13, vì vậy nếu như những cán bộ, công chức nhân
danh Nhà nước lại lạm dụng quyền lực được trao không nhằm phục vụ lợi ích
chung của toàn xã hội mà là phục vụ cho những lợi ích cá nhân thì sẽ gây ra các tại
hại khôn lường. Tham nhũng làm hỏng những nền tảng xã hội của một đất nước, nó
làm suy yếu lòng tin của người dân vào hệ thống chính trị, đường lối, chủ trương
của đảng cầm quyền và chính sách, pháp luật của nhà nước. Ngày nay, ở nhiều quốc
gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, suy thoái môi trường ngày càng nghiêm
trọng cũng được coi là một trong những hệ quả của tham nhũng. Việc hối lộ để các
quy định của pháp luật về môi trường không được thi hành đầy đủ, nghĩa là các
nguồn tài nguyên thiên quý giá bị khai thác một cách thiếu thận trọng, gây ra sự tàn
phá đến toàn bộ hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, vấn nạn khai thác gỗ
và xả khí thải ra bầu không khí, đất, nước v.v…Theo nghiên cứu của Tổ chức minh
bạch quốc tế, các công ty trên toàn cầu sẵn sàng trả một khoản tiền hối lộ cho các
quan chức có liên quan, bất chấp việc hủy hoại môi trường, nhằm mục tiêu lợi
nhuận.14
Dưới những tác động nguy hiểm của tham nhũng trong khu vực công, nhiệm
vụ được đặt ra cho tất cả các quốc gia ngay từ khi thiết lập chính quyền đó là phải
phòng chống nghiêm khắc tệ nạn này, kiểm soát sự lạm quyền, thao túng quyền lực
để lũng đoạn về chính trị, kinh tế. Chính vì vậy, một trong những công cụ hữu hiệu
mà một nhà nước có thể sử dụng để PCTN đó là ban hành pháp luật về vấn đề này.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, các tội phạm về tham nhũng được quy định trong
Bộ luật hình sự và đồng thời bên cạnh đó là một đạo luật riêng được đặt bên cạnh

Bộ luật hình sự về chống tham nhũng nhằm tăng cường cơ sở pháp lý cho các cơ
quan chức năng trong đấu tranh chống loại tội phạm này. Và hầu hết, các quốc gia
đều bắt tay xây dựng pháp luật PCTN của mình từ rất sớm: từ năm 1889 đến 1916,
Anh quốc đã xây dựng một hệ thống văn bản luật về PCTN bao gồm: “Luật thực
hành chống tham nhũng trong các cơ quan công quyền” (The Public Bodies
Corrupt Practices Act) năm 1889; “Luật phòng chống tham nhũng” (The Prevention
of Corruption Act) năm 1906 và 1916 (Hiện nay đều đã hết hiệu lực thi hành và bị
thay thế bởi “Luật chống hối lộ” năm 2010). Năm 1883 và 1925 Quốc hội Mỹ cũng

13

Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, tr. 25
14
Tổ chức minh bạch quốc tế, “What are the costs of corruption?”, tại địa chỉ:
ngày truy cập 26/4/2017


12

đã lần lượt thông qua “Luật các hệ thống dịch vụ dân sự” và “Luật chống tham
nhũng liên bang” với trọng tâm là để ngăn chặn hành vi của các công chức. Hoặc
là, ở Singapore, Luật PCTN nước này cũng được ra đời khá sớm vào ngày
17/6/1960, chỉ một năm sau khi quốc gia này chính thức giành được quyền tự trị
vào năm 1959 (sau đó luật này đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 1972 và 1981).
Ngoài ra, các quy định về phòng ngừa và chống tham nhũng còn được quy định
trong các đạo luật chuyên ngành như “Luật về đạo đức công chức” của Hoa Kỳ”;
“Luật về kê khai tài sản công chức”của Singapore v.v… Những văn bản này cùng
với các đạo luật chống tham nhũng tạo thành một hệ thống pháp luật đồng bộ, đóng
góp không nhỏ vào việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý phục vụ cho hoạt động đấu

tranh chống tham nhũng của các nước trên thế giới.
1.1.1.2. Khái niệm pháp luật phòng, chống tham nhũng
Trong thực tế, đối với những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong cuộc sống
hàng ngày cũng như đời sống xã hội, chúng ta vẫn hay bắt gặp cụm từ “phòng
chống” để ngụ ý về sự loại bỏ chúng. Hiểu theo ý nghĩa trên, thì động từ “chống” ,
theo Từ điển Tiếng Việt, có nghĩa là “làm trái lại, cự lại, đối địch lại, tìm cách xóa
bỏ”.15 Thế nhưng, có rất nhiều những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, không thể
cứ dùng biện pháp chống lại, xóa bỏ mà chúng sẽ biến mất theo ý muốn của con
người mà chúng sẽ còn dai dẳng mãi, bị xóa bỏ ở hình dạng này, sẽ lại tồn tại trong
hình dạng khác, dưới hoạt động của các chủ thể khác, điển hình trong số đó là “tội
phạm”. Vì vậy, để đạt được hiệu quả loại bỏ cao nhất, đối với những hiện tượng tiêu
cực, người ta không chỉ chống lại chúng mà còn cần thiết phải phòng ngừa chúng,
không cho chúng xảy ra, hay nói cách khác “phòng phải đi đôi với chống”. Chữ
“phòng” ở đây mang ý nghĩa “đề phòng”, “ngăn ngừa”16.
Và điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác ngăn chặn, đẩy lùi và xóa
bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Ở nước ta, từ ngay sau khi thành lập Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Xét xử là tốt,
nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”17. Nghĩa là, công tác xử lý tội phạm
nên lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, phòng ngừa tốt cũng chính là chống tội
phạm tốt. Yêu cầu trước hết là phải ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm ngay từ đầu
15

GS. Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh (2000), Từ điển Tiếng Việt – Ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb.
Thanh niên, Hà Nội, tr.252
16
GS. Bùi Quang Tịnh, Bùi Thị Tuyết Khanh (2000), Từ điển Tiếng Việt – Ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb.
Thanh niên, Hà Nội, tr.858
17
Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995



13

làm cho tội phạm ít xảy ra hơn và tiến tới không xảy ra tội phạm và để việc chống
tội phạm, xử lý tội phạm chỉ là hãn hữu, là việc làm bất đắc dĩ. Lấy việc tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là quan trọng, hàng đầu.18
Tham nhũng suy cho cùng cũng là một loại tội phạm nguy hiểm, gây phương
hại cho lợi ích chung của Nhà nước và của toàn xã hội, vì vậy kế thừa phương châm
trên trong phòng chống tội phạm nói chung, công tác “phòng tham nhũng” bao giờ
cũng được đặt đi đôi với “chống tham nhũng”.
“Phòng tham nhũng” được hiểu là hoạt động ngăn ngừa, không để tham
nhũng xảy ra19, được biểu hiện cụ thể dưới dạng các biện pháp để đề phòng sự phát
sinh các hành vi tham nhũng như tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước; kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của những
người có chức vụ, quyền hạn; đề cao các biểu hiện liêm chính và giáo dục quy tắc
ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức nhà nước.
“Chống tham nhũng” hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động chống lại, xóa bỏ
tình trạng cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng quyền hạn của mình để vụ lợi, nghĩa
là tất cả các hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ tham nhũng đều
được gọi là “chống tham nhũng”, trong đó có cả việc đưa ra các biện pháp phòng
ngừa tham nhũng. Thế nhưng, hiểu theo nghĩa hẹp là một hoạt động được đặt ra để
phối kết hợp với hoạt động “phòng tham nhũng” thì “chống tham nhũng” được hiểu
một cách sâu xa nhất chính là hoạt động “phát hiện và xử lý các hành vi tham
nhũng”.20 Đây là quá trình tìm ra và nhận biết được các hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn vì vụ lợi của người có chức vụ, quyền hạn và áp dụng các biện pháp
trừng phạt của nhà nước đối với người có hành vi tham nhũng. Việc phát hiện các
hành vi tham nhũng càng đầy đủ và xử lý càng nghiêm minh, thích đáng thì những
người có chức vụ, quyền hạn càng không dám đánh đổi cuộc sống vốn có của mình
bằng những hình phạt nghiêm khắc dành cho tội tham nhũng, qua đó có thể giảm
được tệ nạn này.

Qua đây, ta nhận thức được trách nhiệm chủ chốt của Nhà nước trong công
tác PCTN. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng đều có thể là chủ thể phát hiện tham
nhũng nhưng công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý tham nhũng chỉ được thực

18

Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995
Trần Đăng Vinh (2012), Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.16
20
Trần Đăng Vinh, tldd, chú thích 19.
19


14

hiện và thực hiện có hiệu quả bởi Nhà nước. Do vậy, Nhà nước sử dụng công cụ
điều chỉnh các quan hệ xã hội hữu hiệu nhất của mình, đó là là pháp luật, để bảo
đảm việc PCTN có hiệu quả và tuân theo một trật tự nhất định. Pháp luật là hệ
thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà
nước.21 Do vậy, không nằm ngoài nội hàm của khái niệm trên, pháp luật PCTN
trước hết cũng phải là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và
bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động PCTN (phòng
ngừa, xử lý và phát hiện tham nhũng). Các quy tắc này được tồn tại dưới dạng các
quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Các quy phạm
này, ở một số quốc gia, được tập hợp thành một văn bản luật hoặc đạo luật điều
chỉnh riêng về PCTN có tên gọi là Luật PCTN hoặc Luật chống tham nhũng hoặc
được tập hợp thành một số văn bản luật điều chỉnh cụ thể về một vấn đề liên quan
đến tham nhũng như đạo đức công chức, kê khai tài sản v.v…hoặc ở một số quốc

gia, chúng được nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau trong hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật của nhà nước. Vì vậy, có thể định nghĩa “Pháp luật về phòng,
chống tham nhũng là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành quy định về hoạt động phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham
nhũng”.
Nhìn chung, pháp luật PCTN có những đặc điểm đặc thù và có thể phân biệt
với pháp luật trong các lĩnh vực khác như sau:
Thứ nhất, pháp luật PCTN điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham
nhũng. Để việc điều chỉnh có hiệu quả, pháp luật PCTN xác định rõ những hành vi
nào là hành vi tham nhũng cùng những biện pháp cưỡng chế cần áp dụng đối với
các hành vi đó, có thể là việc cưỡng chế bằng các hình thức kỷ luật, cưỡng chế hành
chính hoặc cưỡng chế về hình sự; tổ chức và hoạt động của các cơ quan PCTN và
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong PCTN.
Thứ hai, pháp luật PCTN dựa vào phương pháp điều chỉnh mang tính quyền
uy, phục tùng, buộc mọi chủ thể pháp luật phải tuân theo. Mọi hành vi tham nhũng
đều phải được phát hiện và xử lý; các cá nhân có hành vi tham nhũng đều phải chịu
những chế tài nghiêm minh và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phòng ngừa,
21

Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, tr. 209


15

phát hiện và xử lý tham nhũng phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình theo
pháp luật.
Thứ ba, hình thức của pháp luật PCTN. Về hình thức bên trong, pháp luật
PCTN được thể hiện theo cấu trúc chặt chẽ bao gồm hai yếu tố cấu thành là chế

định pháp luật và các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng ngừa, phát hiện và
xử lý tham nhũng. Về hình thức bên ngoài, pháp luật PCTN chủ yếu được thể hiện
dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật, có thể là một văn bản luật điều chỉnh
riêng hoặc nhiều văn bản khác nhau trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật.
1.1.1.3. Nội dung pháp luật phòng, chống tham nhũng
Pháp luật PCTN được ban hành khác nhau ở các quốc gia, thế nhưng về cơ
bản, nội dung của pháp luật PCTN bao gồm những nhóm quy định cơ bản sau, để
đảm bảo hoạt động phòng, chống tham nhũng đạt được hiệu quả cao:
Một là, nhóm các quy định xác định rõ hành vi nào là hành vi tham nhũng,
chủ thể của hành vi tham nhũng;
Hai là, nhóm các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan PCTN
và điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng
ngừa tham nhũng; các quan hệ giữa các cơ quan chức năng của nhà nước với các tổ
chức, cá nhân trong việc phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng;
Ba là, nhóm các quy định về các biện pháp được áp dụng để phòng ngừa
tham nhũng như đạo đức công chức, việc kiểm soát nguồn tài chính, kê khai tài sản
của công chức;
Bốn là, nhóm các quy định về xử lý hành vi tham nhũng hay là những biện
pháp cưỡng chế nhà nước và áp dụng chế tài pháp luật đối với các chủ thể có hành
vi đó (cách thức trừng trị đối với tội phạm tham nhũng). Thông thường, biện pháp
được các quốc gia áp dụng cho hành vi tham nhũng là biện pháp hình sự, hành
chính hoặc kỷ luật và các biện pháp như buộc sung công tài sản tham nhũng, tùy
theo tính chất, mức độ của hành vi tham nhũng.
Năm là, nhóm quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, bao
gồm các quy định về việc bảo mật các thông tin cá nhân của người cung cấp thông
tin cũng như chế tài cho các hành vi tiết lộ thông tin cá nhân người cung cấp thông
tin của các cơ quan, cá nhân thực thi pháp luật có nghĩa vụ phải bảo mật và các chế
tài dành cho hành vi trả thù của người bị tố cáo tham nhũng.
Sáu là, nhóm quy định pháp luật về hợp tác quốc tế trong đấu tranh PCTN.



16

1.1.2. Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1.1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì thực hiện pháp luật là hoạt
động tiếp nối sau khi pháp luật được ban hành nhằm làm cho các quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống và trở thành cách xử sự thực tế của các chủ thể pháp luật.
Trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các chủ thể pháp luật tự mình thực hiện những
hành vi nhất định có thể là làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, không làm
những việc mà pháp luật cấm, làm những việc mà pháp luật cho phép v.v… và
chính những hành vi thực tế này của các chủ thể đã làm cho các quy định của pháp
luật được thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý, hoạt
động thực hiện pháp luật chỉ có thể xảy ra khi các hành vi trên của chủ pháp luật là
hợp pháp, nghĩa là chủ thể pháp luật ngoài việc xử sự phù hợp với nội dung các quy
định của điều luật còn phải có đủ khă năng nhận thức yêu cầu của pháp luật, có khả
năng tự mình xác lập, thực hiện hành vi do pháp luật quy định, do vậy, giáo trình
của Trường đại học Luật Hà Nội, đã đưa ra một khái niệm cụ thể về thực hiện pháp
luật, theo đó, “Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho quy định của
pháp luật trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật” 22
với bốn hình thức thực hiện pháp luật là: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử
dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Thực hiện pháp luật PCTN là thực hiện pháp luật về một lĩnh vực trong xã
hội mà cụ thể là PCTN nên khái niệm này cũng được xuất phát từ khái niệm “thực
hiện pháp luật” nói chung, chứa đựng đầy đủ các nội dung của pháp luật PCTN
cũng như mục đích của việc thực hiện pháp luật PCTN. Do đó, có thể hiểu một cách
cơ bản: “Thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng là hoạt động có mục đích
làm cho các quy định của pháp luật về phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng
trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm thực

hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng cũng như phát hiện và xử
lý nghiêm minh đối với các hành vi tham nhũng”.
1.1.2.2. Chủ thể thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Pháp luật phòng, chống tham những không quy định hoàn toàn giống nhau ở
tất cả các nước, nhưng nhìn chung, trách nhiệm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
này thuộc về các chủ thể như sau:
22

Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, tr. 403


17

* Các cơ quan nhà nước: như đã nói ở trên, công tác phòng ngừa, ngăn
chặn và xử lý tham nhũng chỉ được thực hiện và thực hiện có hiệu quả nhất bởi Nhà
nước, vì vậy các cơ quan nhà nước là chủ thể đặc biệt quan trọng, có trách nhiệm
thực hiện pháp luật về PCTN. Tuy nhiên, tùy từng pháp luật PCTN của mỗi quốc
gia mà các cơ quan nhà nước là chủ thể có trách nhiệm thực hiện pháp luật PCTN
được phân theo các loại khác nhau:
Một là, các cơ quan nhà nước có chức năng chuyên trách về chống tham
nhũng. Đây là chủ thể có trách nhiệm thực hiện pháp luật PCTN đối với pháp luật
của các quốc gia có quy định về cơ quan có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
chuyên trách về chống tham nhũng, tiêu biểu là Singapore với Cơ quan chống hành
vi tham nhũng (Corrupt Practices Investigation Bureau); hoặc là Malaysia với Ủy
ban chống tham nhũng (Anti-Corruption Agency) v.v…Các cơ quan này có trách
nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
trong điều tra và tiến hành các chiến dịch chống tham nhũng, để đảm bảo việc phát
hiện và xử lý tham nhũng.
Hai là, các cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ pháp luật. Đây là chủ

thể chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phát
hiện, xử lý hành vi tham nhũng ở các quốc gia không thành lập cơ quan chuyên
trách về PCTN như Việt Nam, Trung Quốc. Cơ quan điều tra, tòa án và các cơ quan
công tố, trong trách nhiệm bảo vệ pháp luật nói chung, có trách nhiệm phát hiện và
xử lý các tội phạm hình sự, trong đó có tội tham nhũng. Tuy nhiên, với vai trò bảo
vệ pháp luật, ở các nước có cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng, các cơ
quan này vẫn tham gia vào quá trình phát hiện và xử lý, tham nhũng, đặc biệt là
khâu truy tố, xét xử.
Ba là, các cơ quan khác của nhà nước. Toàn bộ các cơ quan trong bộ máy
nhà nước, không phải là các cơ quan có chức năng bảo vệ pháp luật và chuyên trách
về PCTN cũng đều phải có trách nhiệm thực thi các quy định của pháp luật PCTN
như quy định về trách nhiệm công khai minh bạch trong hoạt động của đơn vị mình,
tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo, phản ánh và tố giác, tố cáo tham nhũng v.v…
* Các cán bộ, công chức nhà nước:Các cán bộ, công chức là một trong
những chủ thể quan trọng, có trách nhiệm thực thi pháp luật về phòng, chống tham
nhũng, do họ cũng đồng thời có thể là chủ thể của hành vi tham nhũng trong khu
vực công. Pháp luật PCTN có được thực thi hiệu quả hay không, phụ thuộc khá lớn
vào thái độ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức – những người có chức


18

vụ, quyền hạn. Cụ thể, các cán bộ, công chức nhà nước phải thực hiện các quy tắc
ứng xử, đạo đức nghề nghiệp được quy định trong luật PCTN; tuân thủ quy định
của pháp luật về những việc không được làm trong hoạt động PCTN như: Cán bộ,
công chức, viên chức không được “cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà
đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc; thành lập,
tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh v.v…” (Điều 37, Luật
PCTN 2005).

* Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, công dân. Đây là các chủ thể
nằm ngoài bộ máy nhà nước, do vậy họ không phải là chủ thể của hành vi tham
nhũng trong khu vực nhà nước. Về cơ bản, các chủ thể này có trách nhiệm thi hành
luật phòng, chống tham nhũng ở các khía cạnh như thực hiện nghĩa vụ hợp tác, giúp
đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý tham
nhũng.
Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, công dân
đều có thể là chủ thể của hành vi đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ. Pháp luật của một
số quốc gia cho rằng tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ đều được khép vào nhóm tội
phạm tham nhũng, điều đó, đồng thời với việc pháp luật phòng, chống tham nhũng
của họ mở rộng đối tượng là chủ thể của hành vi tham nhũng ra cả các đối tượng
thuộc khu vực ngoài nhà nước. Nhưng ở một số nước, trong đó có Việt Nam, tội
đưa hối lộ chỉ được xếp vào “Nhóm các tội phạm về chức vụ khác” chứ không được
xếp vào “Nhóm tội phạm tham nhũng” (Chương XXI, Bộ luật hình sự 1999 và
Chương XXIII, BLHS năm 2015). Có thể thấy hành vi đưa hối lộ và môi giới hối lộ
cũng là một phần quan trọng của các vụ án tham nhũng, việc các cơ quan, đơn vị, tổ
chức, doanh nghiệp, công dân thực hiện nghiêm túc các quy định của luật phòng,
chống tham nhũng, không thực hiện hành vi đưa cho người có chức vụ, quyền hạn
bất kỳ một lợi ích nào để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một
việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì pháp luật phòng, chống
tham nhũng hoàn toàn có thể được thực thi mang lại những kết quả tốt trên thực tế.
1.1.2.3. Hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Theo lí luận chúng về nhà nước và pháp luật, việc thực hiện hiện pháp luật
được tồn tại dưới bốn hình thức, đó là: tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử
dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Có thể thấy pháp luật về phòng, chống tham
nhũng được thực hiện ở các bốn hình thức nói trên:


19


* Tuân thủ pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Việc tuân thủ pháp luật về PCTN thể hiện ở việc các chủ thể kiềm chế,
không tiến hành những hoạt động mà pháp luật PCTN cấm. Những quy phạm pháp
luật cấm đoán sẽ được thực hiện ở hình thức này và là hình thức thực hiện pháp luật
bằng không hành động. Có thể lấy ví dụ một vài quy phạm pháp luật cấm tiêu biểu
trong lĩnh vực PCTN buộc các quan chức Trung Quốc phải tuân thủ như: “Không
cho phép xuống cấp dưới trực thuộc (hoặc các đơn vị sự nghiệp) để sách nhiễu và
yêu cầng các khoản chi phí dùng cho cá nhân”; “Không cho phép lợi dụng chức
quyền để tạo điều kiện ưu đãi cho bản thân, vợ con, bạn thân mua nhà ở”; “Không
cho phép biển các thẻ tín dụng từ tiền chung của đơn vị mình thành của riêng cá
nhân” v.v…
* Thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Thi hành pháp luật chống tham nhũng là hình thức thực hiện pháp luật mà
trong đó, các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.
Khi đó, các chủ thể tiến hành các hoạt động bắt buộc khi họ ở trong điều kiện mà
pháp luật quy định phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu. Chẳng hạn, về việc
kê khai tài sản,pháp luật Singapore quy định “Yêu cầu mọi công chức phải kê khai
tài sản trước khi được bổ nhiệm sau đó hàng năm cũng kê khai tài sản và việc đầu
tư của mình, kể cả tài sản của vợ hoặc chồng để bảo đảm rằng không có tài sản bất
chính”.23Điều này có nghĩa là, mọi công chức ở Singapore khi nhận được quyết
định bổ nhiệm chính thức đều phải thực hiện quy định về việc kê khai tài sản và
việc đầu tư của mình theo pháp luật PCTN.
* Sử dụng pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) về PCTN là hình thức thực hiện
pháp luật mà chủ thể tiến hành những hoạt động mà pháp luật PCTN cho phép.
Chẳng hạn, pháp luật PCTN của Trung Quốc quy định, Cơ quan giám sát khi điều
tra hành vi tham nhũng có quyền “yêu cầu các tổ chức và cá nhân bị giám sát cung
cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách có liên quan đến vụ việc giám sát” và “yêu cầu phải
trả lời và giải thích những vấn đề cần giám sát”. Đối với quy định này, cơ quan
giám sát của Trung Quốc, trong quá trình điều tra các tội phạm tham nhũng có

quyền yêu cầu các tổ chức cá nhân bị giám sát cung cấp các tài liệu phục vụ cho
việc điều tra của mình. Đây là hình thức mà cơ quan giám sát của Trung Quốc thực
23

Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Huy Hoàng (chủ biên, 2003), Pháp luật chống tham nhũng của các nước trên
thế giới, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội tr. 74


×