Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

HƯỚNG dẫn sử DỤNG, bảo TRÌ, sửa CHỮA THIẾT bị PCCC NHÀ CAO TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 16 trang )

CÔNG TY Cổ PHầN TIếN PHáT
-------------------------

Hớng dẫn sử dụng bảo trì
CáC hệ thống LIÊN QUAN ĐếN pccc
Công trình : Tòa nhà dịch vụ công cộng và căn hộ để bán
Hongkong towẻ
Chủ Đầu t

: Liên doanh công ty cổ phần phát triển Ktxd
& công ty cổ phần đầu t đô thị kang

long
địa điểm

: 243 a la thành - đống đa - hà nội

đơn vị THIếT Kế : CÔNG TY cổ phần tiến phát

ĐạI DIệN LIÊN DOANH
công ty cổ phần đầu t đô thị

ĐƠN Vị THIếT Kế
công ty cổ phần tiến phát

kang long

Hà nội:2011


I - HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH


HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
-----------------------------------------------Hệ thống báo cháy tự động hoạt động như sau: Khi xảy ra cháy tại bất cứ khu vực
nào tại công trình có lắp đặt thiết bị báo cháy tự động, các thiết bị này sẽ nhận tín hiệu xử
lý và tự động báo về tủ trung tâm báo cháy đặt tại phòng quản lý tòa nhà tại tầng 1 để
mọi người được biết và ứng cứu kịp thời.
Thiết bị được lắp đặt cho công trình: Có độ cảm ứng về khói và nhiệt độ . Khi
nhiệt độ và khói trong phòng vượt qúa mức cho phép, hệ thống đầu báo sẽ hoạt động và
truyền tín hiệu về tủ trung tâm báo cháy. Tủ trung tâm báo cháy sẽ tiếp nhận tín hiệu từ
các thiết bị trên rồi có tín hiệu phàn hồi qua các thiết bị đầu ra như: Chuông, đèn…
Các chế độ hoạt động:
1. Chế độ bình thường. (không có báo cháy, báo lỗi):
Các thiết bị hoạt động bình thường, không xuất hiện các tín hiệu như đèn sáng, tủ kêu
tít…tít…
2. Chế độ báo sự cố. (không báo cháy):
Chế độ báo sự cố là chế độ báo động tại tủ trung tâm (chỉ có còi tại tủ trung tâm kêu tít,
tít) nhưng không kích hoạt hệ thống chuông báo động.
+ Khi có sự cố trên trung tâm báo cháy các đèn sáng nhấp nháy màu vàng
+ Còi tại tủ trung tâm kêu tít..tít..tít
3. Chế độ báo cháy:
Trung tâm báo cháy sẽ phát ra tiếng kêu tít liên tục đồng thời kích hoạt hệ thống
chuông báo động của toà nhà. Các đèn báo trên bảng điều khiển của trung tâm sáng:
FIRE, GENERAL TROUBLE, SUPERVISORY ALARM. Đồng thời trên màn hình sẽ
hiển thi những về địa chỉ, tên của thiết bị địa chỉ, vị trí lắp đặt đó gán cho địa chỉ đó…
Đối với người trực phải cần làm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tại tủ trung tâm để xác định vị trí đang báo cháy (quan sát trên
màn hình hiển thị trên bảng điều khiển)
2


Bước 2: Kiểm tra thực tế tại hiện trường (vị trí của thiết bị đang bao cháy).

Bước 3: Sử dụng trang thiết bị sẵn có của công trình ( bình chữa cháy, họng nước chữa
cháy…) để dập tắt đám cháy.
4.Khắc phục một số lỗi thường gặp trên hệ thống:
4.1 .Khắc phục sự cố do nút khẩn báo cháy:
Bước 1: Xác định vị trí nút khẩn đang trong trạng thái báo cháy

Bước 2: Mở lắp FIRE ALARM

3


Bước 3: Thưc hiện theo chiều mũi tên và hoàn tất quá trình RESET nút khẩn

4.2. khắc phục sự cố đầu báo khói bị bụi bẩn
Bước 1: Xác định vị trí đâub báo khói đang trong trạng thái báo cháy và tháo đầu
báo ra khỏi hệ thống
Bước 2: mở lẫy buồng khói đằng sau đầu báo

Bước 3: tháo buồng khói và vệ sinh buồng khói :mặt trước và mặt sau
4


Bước 4: Hoàn tất vệ sinh đầu báo lắp lại đầu báo về vị trí cua hệ thống đã tháo

5


4.3. Sau khi hoàn tất thao tác xử lý xự cố ấn phím “ RESET”
4.4 .Một số lỗi thường gặp trên hệ thống:
STT


Lỗi ghi trên tủ

Nguyên nhân

Cách khắc phục

1

Internal trouble

Bôi bẩn đầu báo

Tháo đầu báo và vệ sinh
bên trong buồng khí

2

Disconnected
trouble

3

Unexpected Device

4

Double address

5


Open Circuit

6

Short Circuit

7

Wrong Device Type

Lỗi kết nối từ trung tâm
tới thiết bị (hoặc đấu
ngược dây tín hiệu)
Trên đường truyền nhận
thấy thiết bị mà thiết bị
đó chưa khai báo với tủ
trung tâm

Kết nối dây tới thiết bị,
đấu đúng dây (+) vào (+),
(-) vào (-)
Khai báo thiết bị và địa chỉ
đó trong tủ trung tâm

Cài địa chỉ đó thành địa
Có ít nhất hai địa chỉ trên chỉ khác không được trùng
một loop trùng nhau
với địa chỉ đó khai báo
trên một loop

Mất điện trở trên đường
Lắp điện trở vào đường
truyền của module địa chỉ
truyền
Mạch tín hiệu loop bị
Kiểm tra vị trí chập và
chập (ngắn mạch)
tách hai dây bị chập ra
Sai kiểu thiết bị khai báo
Đặt lại kiểu thiết bị cho
6


với trung tâm

địa chỉ khai báo

5. Điều khiển liên động và pham vi công việc.
5.1 Điều khiển thang máy:
Khi có cháy xảy ra Module điều khiển thiết bị ngoại vi xuất tín hiệu điều khiển khẩn
cấp chuyển thang máy xuống tầng 1. Tín hiệu điều khiển thang máy từ hệ thống báo cháy
phải được xem là tín hiệu ưu tiên, chiếm quyền điều khiển của hệ thống điều khiển thang
máy. Module điều khiển phải được lắp cho mỗi tủ điều khiển động cơ thang máy.
Tín hiệu được cung cấp, tổng quát phải là loại tiếp điểm thường đóng, không có điện
thế, nó sẽ phải mở trong trường hợp báo cháy. Nhà thầu phải liên hệ với những tổ chức khác
có liên quan để biết chính xác những yêu cầu để hoàn thành đầy đủ chức năng này.
Mỗi một Module điều khiển cách ly khỏi tủ điều khiển trong khoảng thời gian hệ thống
được bảo trì hoặc thử nghiệm.
Chức năng”dừng”thiết bị điều hòa không khí phải là độc lập trừ khi có trình bày khác
của đơn vị thiết kế thang máy và phải chỉ ra được việc kết nối trên là không cần thiết.

Khi lắp đặt phải nhà thầu PCCC cung cấp tất cả Module điều khiển ống luồn dây, máng
cáp và đi dây điện cần thiết đến phòng kỹ thuật thang máy tương ứng và nối dây tín hiệu vào
một hộp đấu dây gân bên bo mạch điều khiển thang máy. Việc kết nối với tủ điều khiển thang
máy sẽ đo nhà thầu thang máy thực hiện với sự hỗ trợ của đơn vị cung cấp và lắp đặt thiết bị
báo cháy.

5.2 Quạt điều áp buồng thang bộ và thông gió tầng hầm.
Trong trường hợp báo cháy quạt tăng áp buồng thang và quạt hút khói phải được khởi
động tự động.
Chức năng điều khiển phải được thực hiện qua những Module điều khiển từ hệ thống
báo cháy.
Mỗi một Module điều khiển có thể cách ly khỏi tủ điều khiển trong khoảng thời gian hệ
thống được bảo trì hoặc thử nghiệm.

7


Khi lắp đặt phải nhà thầu PCCC cung cấp tất cả Module điều khiển ống luồn dây, máng
cáp và đi dây điện cần thiết đến vị trí của quạt tăng áp và quạt hút khói tương ứng và nối dây
tín hiệu vào một hộp đấu dây gần bên bo mạch điều khiển hệ thống điều hòa, van chặn lửa.
Việc kết nối với tủ điều khiển quạt tăng áp và sẽ đo sẽ đo nhà thầu cung cấp lắp đặt hệ thống
trên thực hiện với sự hỗ trợ của nhà thầu PCCC.

5.3 Hệ thống điện sinh hoạt .
Trong trường hợp báo cháy hệ thống điện sinh hoạt của tòa nhà tự động được cắt.
.

Chức năng điều khiển phải được thực hiện qua những tín hiệu từ hệ thống fire

của hệ thống báo cháy khi.

Khi lắp đặt phải nhà thầu PCCC cung cấp tất cả thiết bị và ống luồn dây, máng
cáp và đi dây điện cần thiết đến vị trí của quạt tăng áp và quạt hút khói tương ứng và
nối dây tín hiệu vào một hộp đấu dây gần bên bo mạch điều khiển hệ thống điều hòa,
van chặn lửa. Việc kết nối với tủ điều khiển quạt tăng áp và sẽ đo sẽ đo nhà thầu cung
cấp lắp đặt hệ thống trên thực hiện với sự hỗ trợ của nhà thầu PCCC
5.4 Quy trình chạy thử liên động như sau:
Thử tín hiệu báo cháy tại 1 điểm bất kỳ của hệ thống báo cháy tòa nhà:
 Chuông báo và đèn báo cháy toàn tòa nhà hoạt động
 Toàn bộ hệ thống thang máy của tòa nhà về tầng 1 và mở cửa sau 30S
kể từ khi có tín hiệu báo cháy
 Hệ thống quạt hút khói và tăng áp cầu thang bộ được hoạt động.
 Hệ thống cấp khí tươi tầng hầm bị ngắt đồng thời hệ thống thông gió tầng
hầm sẽ chuyển về chế độ hoạt động ưu tiên sau 30S kể từ khi có tín hiệu
báo cháy
 Hệ thống quạt tăng áp cầu thang hoạt động sau 30s kể từ khi có tín hiệu
báo cháy
 Hệ thống điện sinh hoạt sẽ được cắt sau 30s phút kể từ khi có tín hiệu báo
cháy
II - HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
HỆ THỐNG NHÀ BƠM CHỮA CHÁY
8


-----------------------------------------------MÔ TẢ HỆ THỐNG PHÒNG BƠM CHỮA CHÁY
- Hệ thống bơm PCCC được lắp đặt bao gồm 01 cụm bơm và 1 tủ điều khiển cho hệ
thống chữa cháy tự động và chữa cháy vách tường các thông số kỹ thuật cơ bản sau :
1. Bơm chữa cháy động cơ điện .( Electric Fire Pump )
2. Bơm bù áp ( Jockey pump )
3. Tủ điện cho hệ thống bơm PCCC ( Fire Pumps Control Panel )
Tủ điện điều khiển hệ thống bơm cho 2 hệ thống trên, gồm có :

- 1 Bơm Dự phòng
- 1 Bơm chữa cháy chính
- 1 Bơm bù áp
Tủ điều khiển bơm
Tủ hoạt động theo nguyên lý Tự động / Bán tự động.
Kèm theo các thiết bị hiểm thị như:
Vôn kế, Ampe kế, thiết bị hiển thị tình trạng ắc quy, và hệ thống đèn hiển thị tình
trạng hoạt động của các bơm PCCC.
A . Quy trình vận hành hệ thống bơm chữa cháy tự động.
Hệ thống bơm sử dụng cho mục đích PCCC luôn được đặt trong tình trạng sẵn sàng
hoạt động cao nhất,và thời gian để bơm đầy tải không cho phép vượt quá 10 giây đối với
bơm điện và 15 giây đối với bơm Dự phòng.
Do đó yếu tố an toàn cho cả hệ thống là đặc biệt quan trọng.
- Để tiến hành chạy thử hệ thống cần thực hiện các thao tác cơ bản như sau:
1.
Kiểm tra lại bơm và hệ thống lần cuối trứơc khi khởi động.
Sau khi hệ thống bơm đã được lắp hoàn thiện để tránh những sai sót do nguyên nhân
chủ quan hay khách quan, người sử dụng ( có nghiệp vụ chuyên môn ) cần tiến hành kiểm
tra theo quy trình sau:
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của bơm như: độ đồng trục giữa bơm và bộ phận
truyền động, khớp nối bơm,.. .. ..
- Kiểm tra hệ thống ắc quy có đảm bảo hay không.
- Kiểm tra tình trạng tủ điều khiển cho máy bơm.
- Kiểm tra hệ thống điện cấp vào cho tủ điện.
- Kiểm tra hệ thống van : van cửa (gate vale ) ở đầu vào và đầu ra của bơm, vale một
chiều ( check vale ) ở đầu ra .
- Kiểm tra hệ thống nước mồi bằng cách mở vale cửa ở đầu vào của bơm,sau đó mở
vale nước mồi để tự mồi cho bơm.
9



- Xả khí trong đường ống bằng cách mở van xả trên bơm cho đến lúc có tia nức đặc
không còn bọt nước thì khoá van lại.
- Khoá van nước tự mồi khi đường ống hút đã được điền đầy nước .
- Kiểm tra tình trạng hệ thống đồng hồ áp lực, ( pressure gauges ).
Ngoài ra người sử dụng cần đọc kỹ những tài liệu hướng dẫn mà nhà sản xuất thiết bị
cung cấp.
2. Khởi động bơm:
a/ Đối với chế độ khởi động bằng tay.
+ Sau khi thao tác kiểm tra hoàn tất, người sử dụng tiến hành khởi động bơm với
quy trình như sau :
- Chuyển công tắc trong tủ điều khiển cho các bơm hoạt ở chế độ MAN , điều
chỉnh trên công tắc A-O-M lúc đó các đèn báo tín hiệu sẽ hiển thị tình trạng của mỗi bơm.
- Dùng tay điều chỉnh Isolator về vị trí ON
- Dùng tay ấn vào tín hiệu khởi động START ( ST ) hiển thị trên tủ trong thời gian
khoảng 3giây cho đến khi bơm hoạt động lúc đó đèn tín hiệu RUN bật xanh.
- Khi bơm đã hoạt động kiẻm tra xem các thông số cơ bản của bơm như lưu lượng
Q và cột áp H có đạt được yêu cầu thiết kế hay không.
- Đồng thời cần kiểm tra của các thiết bị như : tình trạng làm việc của bơm,áp lực
nước,động cơ,motor,áp lực nhớt , nhiệt độ nước làm mát cho động cơ Dự phòng,. Công
việc kiểm này cần kỹ sư có chuyên môn về máy, điện và nên tham khảo trước các tài liệu
do nhà sản xuất cung cấp,
Lưu ý khi bơm hoạt động cần xả khí tại điểm cao nhất của hệ thống đến khi nước ở
vòi phun ( Hosereel ) là cột nước đặc.
b/ Đối với chế độ khởi động bơm tự động:
- Hệ thống PCCC là hệ thống luôn trong tình trạng sẵn sàng ,dặc biệt cho các nhà
máy hiện đại ngày nay hệ thống này được sử dụng theo nguuyên lý hoàn toàn tự động.
- Để sử dụng hệ thống này người sử dụng chuyển tất cả các công tắc trong tủ điện
điều khiển về vị trí AUTO . Sau đó cài đặt các áp lực cần thiết để bơm chạy tự động.( trên
công tắc áp lực - Pressure Switch ).

Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler
Hệ thống này được hoạt động như sau :
Áp lực trong hệ thống đường ống tại nhà bơm luôn duy trì ở P = 6 Bars. Khi áp lực
trong đường ống tụt xuống, các bơm sẽ lần lượt hoạt động theo thứ tự sau: Bơm bù dải
làm việc từ: 5 bars  6 bars; Bơm chính 01: dải làm việc từ: 4 bars  6 bars; Bơm dự
phòng 02 dải làm việc từ: 3 bars  6 bars.
10


Khi xảy ra cháy, lúc đó ngừơi sử dụng dùng các lăng phun để dập tắt đám cháy, áp lực
trên đường ống sẽ giảm xuống.
Riêng bơm Dự phòng luôn làm việc ở chế độ khắc nghiệt, yêu cầu phải có nguồn điện
rieng để dự phòng khi mất điện cả tòa nhà
3/. Chế độ vận hành - bảo dưỡng bơm:
Bơm và các thiết bọ bơm luôn được tiến hành kiểm tra, vận hành và bảo dưỡng định
kỳ.Thông thường người sử dụng cần thực hiện và duy trì chế độ này 1 tuần/1 lần.
- Tiến hành chạy thử định kỳ theo các bước nêu trên.
- Tiến hành kiểm tra định kỳ theo các bước nêu trên.
- Đọc kỹ các tài liệu bảo dưỡng định kỳ do nhà snr xuất cung cấp .
- Trong quá trình bảo dưỡng và vận hành thử nếu cần bất cứ tài liệu nào tốt nhất
nên liên hệ ngay với nhà cung cấp để cùng nahu xử lý.
4/ . Giải quyết sự cố :
Trong quá trình vận hành bơm , người sử dụng có thể gặp phải một số tình huống về
sự cố . Do đó nên thực hiện các thao tác sau :
Trong trường hợp sự cố nhỏ ( có kèm theo danh sách chi tiết ) thì người sử dụng phải
ngừng khởi động bơm,giữ nguyên hiện trạng, cử kỹ sư có trình độ chuyên môn phối hợp
với văn phòng đại diện của nhà sản xuất cùng nhau xử lý.
Trong trường hợp sự cố có liên quan đến tình trạng hoạt động cuả bơm, mô tơ,thì lúc
đó lập tức phải dừng ngay hoạt động của bơm.,giữ nguyên hiện trạng, thông báo ngay cho
văn phòng đại diện của nhà sản xuất để tìm phương án giải quyết.

Trên đây là một số tóm lược về quy trình vận hành chung của hệ thống bơm PCCC và
cách giải quyết một số sự cố.,hy vọng sẽ giúp cho người sử dụng trong quá trình hoạt
động và vận hành bơm.

III - HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY HỌNG NƯỚC VÁCH TƯỜNG
11


VÀ BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY
-----------------------------------------------A. CÁCH THAO TÁC VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG CHỮA CHÁY HỌNG NƯỚC VÁCH
TƯỜNG.

- Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường của TTTM được cấp thẳng từ mạng
đường ống ngoài nhà qua hệ thống bơm chữa cháy chung đặt tại trạm bơm ngoài nhà.
Mỗi họng nước chữa cháy vách tường có 01 van góc chữa cháy và được trang bị 01 cuộn
vòi chữa cháy D50 dài 20m với 01 lăng phun D50.
- Khi xảy ra sự cố: mở hộp họng nước lấy 01 cuộn vòi tung ra, một đầu của cuộn
vòi được nối với đầu khớp của van tại họng nước, đầu kia nối với lăng phun. Tiến hành
mở van để phun nước vào đám cháy, máy bơm tại trạm bơm sẽ tự động chạy để cấp nước
cho việc chữa cháy.
- Sau khi thực hiện việc chữa cháy xong tiến hành phơi khô vòi mang đến nơi có
sân rộng hoặc hành lang rải vòi nằm trên mặt đất rồi gập đôi lại hai đầu khớp ở một bên,
bắt đầu cuộn từ bên không có khớp cho đến hết (lưu ý cuộn chặt và gọn ) xong mang đến
vị trí đã lấy rồi đặt vào.
B. CÁCH THAO TÁC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY.

- Hàng tuần phải kiểm tra bình nhìn đồng hồ xem kim ở vị trí nào, nếu ở vạch xanh
là bình còn tốt nếu đến vạch đá thì bình không dùng được. Sau khi kiểm tra xong dùng
bình gõ nhẹ xuống đất, lắc bình ba bốn lần để cho bột trong bình tránh khỏi bị vón cục.

- Khi phát hiện đám cháy nhanh chóng mang bình đến xát vị trí có đám cháy lắc lại
bình vài lần , rồi rút kẹp trì trên bình, một tay xách bình tay kia cầm vào đầu vòi hướng
vào đám cháy rồi bóp lại cho khí trong bình phun ra.

IV – QUY TRÌNH BẢO HÀNH HỆ THỐNG
-----------------------------------------------12


* Tổng hợp
- Tất cả các máy móc và thiết bị đểu phải được bảo hành một năm đối với các lỗi về
sản xuất, tay nghề, vật liệu.
- Nhà thầu nước phải sửa chữa hoặc thay thế bất cứ phần lắp đặt nào trong thời gian
bảo hành.
- Việc bảo hành sẽ không áp dụng cho sự hao mòn, hư hỏng thiết bị hay thiệt hại do
cố tình gây ra hoặc do tai nan.
- Thời hạn bảo hành tính từ ngày hoàn thành thực tế hoặc ngày thay thế, tuỳ trừng
trường hợp.
* Tài liệu hướng dẫn vận hành
+ Khi hoàn thành thực tế nhà thầu Pccc phải chuyển cho BQLDA sách trình bầy chi
tiết các thiết bị được sử dụng, các hướng dẫn về cách vận hành, bảo trì hệ thống;
- Các thông tin khẩn cấp;
- Hướng dẫn vận hành thiết bị;
- Hướng dẫn bảo trì, vận hành;
- Thiết bị;
- Nhiệm thu bảo cáo kiểm tra;
- Bản vẽ hoàn công;
* Hướng dẫn vận hành:
Trước khi nghiệm thu từng hệ thống, nhà thầu PCCC phải hướng dẫn cho các nhân
viên vận hành của CĐT về cách sử dụng và bảo trình hệ thống theo yêu cầu của CĐT.


IV – QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG
-----------------------------------------------13


I.

Hệ thống báo cháy:
Thời gian bảo dưỡng hệ thống định kì 6 tháng 1 lần kể từ khi bàn giao hệ thống

thời gian cụ thể sẽ được nhà thầu thông báo sau khi có lịch của nhà thầu
Công tác kiểm tra bảo dưỡng gồm có:
1. Tủ trung tâm báo cháy:
- Kiểm tra nguồn 220VAC cho tủ trung tâm và tủ nguồn phụ
- Kiểm tra dòng và nguồn cấp cho ác quy dự phòng 12VDC cho tủ TTBC và tủ
nguồn phụ
- Kiểm tra và chỉnh sửa lỗi xuất hiện tại tủ trung tâm báo cháy
- Chạy lại phần mềm cho tủ trung tâm setup thời gian cho tủ
2. Thiết bị báo cháy:
Kiểm tra trạng thái hoạt động của các thiết bị báo cháy :
- Kiểm tra trạng thái hoạt động của đầu báo khói và nhiệt
- Kiểm tra trạng thái hoạt động của các thiết bị liên động và giám sát
+ Setup lại các thiết bị liên động: rơ le trung gian, attomat và hoạt động của
module điều khiển
+ Kiểm tra hoạt động của thiết bị liên động
+ Đặt lại thời gian liên động cho các hệ thống
+kiểm tra trạng thái module giám sát công tắc dòng chảy
- Kiểm tra các thiết bi đầu ra cho hệ thống Fire : chuông còi báo cháy và đèn định vị
II.

Hệ thống Chữa cháy tự động và hệ thống họng chữa cháy vách tường:

1. Hệ thống cấp nước chữa cháy:
- Kiểm tra trạng thái của các van chặn tầng, van xả đường hồi và các van họng chữa
cháy vách tường
- Test chạy thử hệ thống chữa cháy 1lần /1 tháng ( do bộ phận kĩ thuật tòa nhà chạy
thử): nếu có sự cố ngoài y muốn báo cho kĩ thuật nhà thầu hỗ trợ xử lý, nhà thầu sẽ
cử cán bộ kĩ thuật xuống công trình trong vòng 48h

14


- Kiểm tra số lượng và trạng thái của các thiết bị chữa cháy: bình bọt, bình khí và
lăng vòi phun
2. Hệ thống cấp nước chữa cháy:
- Kiểm tra trạng thái của các van chặn, van xả đường hồi
- Test chạy thử hệ thống chữa cháy 1lần /1 tháng ( do bộ phận kĩ thuật tòa nhà chạy
thử): nếu có sự cố ngoài y muốn báo cho kĩ thuật nhà thầu hỗ trợ xử lý, nhà thầu sẽ
cử cán bộ kĩ thuật xuống công trình trong vòng 48h
- Kiểm tra trạng thái của nút khẩn màng ngăn cháy và các thiết bị điều khiển liên
động của hệ thống màng ngăn.
3. Hệ thống điều khiển bơm :
- Kiểm tra và xử lý các sự cố tủ điều khiển bơm cho cả hai hệ thống chữa cháy và hệ
thống màn ngăn cháy
- Kiểm tra hoạt động của tủ điều khiển và bơm chữa cháy tại trạng thái tự động
III.

Trách nhiệm đơn vị bảo dưỡng:
- Có mặt thường xuyên ở công trường để thực hiện bảo trì theo quy định của nhà
sản xuất thiết bị và theo quy định trong sổ tay vận hành và bảo trì.
- Có mặt tại công trình bất cứ lúc nào trong thời hạn có hiệu lực nêu trong hợp
đồng bảo trì theo yêu cầu của CĐT, Đơn vị tư vấn và thực hiện việc sửa chữa cần

thiết để đảm bảo máy móc, thiết bị vận hành tốt.
- Sửa chữa những khuyết điểm phát sinh trong giai đoạn bảo hành.
- Nhà thầu phải cử một thợ có năng lực đến công trình trong thời hạn 8 giờ (giờ
hành chính) sau khi nhận được thông báo có sự cố của CĐT.
+ Báo cáo:
- Trong các lần đến công trình nhà thầu có trách nhiệm báo cáo với CĐT bằng văn
bản cụ thể các thông số kỹ thuật của thiết bị, các vấn để sửa chữa trong lần kiểm tra
đó;
- Báo cáo được lập thành 03 bản có đầu đủ chữ ký của các bên liên quan và có giá
trị pháp lý như nhau mỗi bên giữ một bản.
+ Phụ kiện:
- Nhà thầu phải đệ trình bản phụ kiện cùng với danh mục các phụ kiện ngay khi
hoàn thành công trình
- Nhà thầu phải nêu chi phí cho các phụ kiện vào các bảng dự toán của công trình
15


16



×