Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch tại công ty CP du lịch chùa hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.46 KB, 75 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội ngày nay, khi đời sống của con
người được nâng cao thì du lịch ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu của mọi
người dân trong xã hội. Chính vì vậy mà ngành kinh doanh du lịch ra đời và
nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế quan trọng đối vời mỗi quốc gia trên
thế giới. Khác với các ngành kinh doanh khác, kinh doanh du lịch không trực
tiếp tạo ra sản phẩm mà kinh doanh dựa trên những dịch vụ và sản phẩm có sẵn
do đối tượng khác tạo ra. Tuy nhiên lợi ích do kinh doanh du lịch tạo ra thì
không nhỏ như: tạo ra việc làm, thu hút lao động, xoá đói giảm nghèo, hội nhập
quốc tế…nhưng rõ rệt nhất là lợi nhuận do kinh doanh du lịch tạo ra là rất lớn
góp phần cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Công ty cổ phần du lịch thắng cảnh Hương Sơn nằm trong khu du lịch
chùa Hương, khu du lịch chùa Hương được du khách trong nước và ngoài nước
biết đến là một vùng đất có phong cảnh thiên nhiên kỳ thú được tạo nên bởi núi
non, sông nước và con người nơi đây. Tuy nhiên chùa Hương cũng được biết
đến là miền đất của phật đạo, nó mang đậm yếu tố tâm ninh và tín ngưỡng tôn
giáo với những truyền thuyết mang ý nghĩa giáo dục đặc thù. Du khách đến với
khu du lịch chùa Hương không những để thư giãn ngắm cảnh đẹp mà du khách
đến đây vì mục đích tâm ninh như du khách đến cầu may, cầu phúc, cầu cho
cuộc sống được an lành hạnh phúc…chính ví vậy mà vào dịp lễ hội chùa Hương
với thời gian kéo dài ba tháng(6/1- hết tháng 3 âm lịch) đã thu hút khoảng hơn
một triệu khách du lịch mỗi năm mang lại một nguồn thu nhập lớn cho người
dân địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh doanh phát triển
trong đó chủ yếu là kinh doanh du lịch.
Công ty cổ phần du lịch thắng cảnh Hương Sơn thành lập dựa trên sự kinh
doanh tổng hợp các loại hình dịch vụ để phục vụ khách dụ lịch như: Dịch vụ nhà
nghỉ, dịch vụ ăn uống, hướng dẫn khách du lịch… Mặc dù với thời gian thành
lập không dài nhưng với tiềm năng du lịch của khu vực và khả năng kinh doanh
các dịch vụ du lịch, công ty đã và đang phát triển lớn mạnh có doanh thu hàng
1




năm hàng tỷ đồng giải quyết được phần lớn công ăn việc làm cho người dân địa
phương. Dựa trên thực tiễn về du lịch chùa Hương và tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty em xin chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả các
hoạt động kinh doanh du lịch tại công ty cổ phần Du Lịch Thắng Cảnh
Hương Sơn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh du lịch của công ty
trong những năm gần đây để thấy được những yếu tố dẫn đến thành công và
những khó khăn còn tồn tại, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh du lịch của công ty.
- Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá tình hình kinh doanh du lịch của công ty trong những năm gần
đây(2006 - 2008)
Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Các hoạt động kinh doanh du lịch tại công ty Cổ Phần Du Lịch Thắng
Cảnh Hương Sơn
- Các quy định của nhà nước, của địa phương về kinh doanh du lịch
- Các giải pháp phù hợp với công ty hiện nay để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của công ty
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: 3 năm(2006-208)
- Không gian nghiên cứu: Địa bàn hoạt động của công ty Cổ Phần Du
Lịch Thắng Cảnh Hương Sơn tại xã Hương Sơn - Mỹ Đức – Hà Nội
- Nội dung: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của công ty
trong 3 năm gần đây để thấy được xu thế phát triển của công ty và đề xuất các

giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn tại, nâng cao kết quả kinh doanh.

2


4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu nhập số liệu:
- Kế thừa tài liệu từ các báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính và các tài
liệu khác có liên quan
- Phỏng vấn trực tiếp các phòng ban và các bộ phận có liên quan
`

Phương pháp xử lý số liệu:
- Phương pháp dùng máy tính để xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp chuyên gia

6. Kết cấu nội dung đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và kinh doanh du lịch
Chương II: Đặc điểm của công ty
Chương III: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của công ty
Chương IV: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch tại công ty

3


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KINH DOANH DU LỊCH
I. LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KINH DOANH DU LỊCH
1. Khái niệm và ý nghĩa của du lịch

1.1 Khái niệm
- Theo hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế(World Travel And Tourism
Council - WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới,
vượt trên cả các ngành sản suất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một
số quốc gia thì, du lịch là nguồn thu ngoại tế lớn nhất trong ngoại thương. Tại
nhiều quốc gia khác du lịch là một ngành kinh tế hàng đầu. Chính vì vậy mà có
rất nhiều đề tài khác nhau, xuất phát từ các góc độ, khía cạnh hiểu biết khác
nhau nghiên cứu về du lịch.
Từ khái niệm "Du lịch" có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành đầu tiên và
lưu trú tạm thới của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Từ xa xưa
loài người đã khởi hành với nhiều lý do khác nhau như: lòng ham hiểu biết về
thế giới xung quanh, thiên nhiên, ngoại ngữ...Điều đó đã hình thành nên nhiều
cách tiếp cận khác nhau và dưới các góc độ khác nhau mà các tác giả có các
định nghĩa khác nhau về du lịch.
năm 1930 ông Gusman người Thụy Sỹ định nghĩa " Du lịch là sự trinh
phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó không có nơi cư
trú thường xuyên"
Ông Kuns, một người Thụy Sỹ khác cho rằng" Du lịch là hiện tượng
những người ở chỗ khác, ngoài nơi cư trú thường xuyên, đi bằng phương tiện
giao thông và sử dụng các xi nghiệp du lịch"
Giáo sư tiến sỹ Huziker và giáo sư Kapf hai người được coi là người đặt
nền móng đầu tiên cho lý thuyết cung - cầu du lịch đã đưa ra định nghĩa "du lịch
là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong cuộc hành trình và lưu
trú của con người ngoài địa phương, nếu như việc lưu trú đó không thành
thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời"

4


Trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch - Le Dictionnaire

international tourisme do viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản có
định nghĩa" Du lịch là một tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm
thực hiện một một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn
các nhu cầu của khách du lịch...Du lịch là một cuộc hành trình mà một bên là
người khởi hành với mục đích được chọn trước và một bên là công cụ nhằm
thỏa mãn nhu cầu của họ.
Định nghĩa của trường tổng hợp kinh tế thành phố Vara " Du lịch là một
hiện tượng kinh tế - xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn. Chính là việc sản xuất và
tiêu thụ hàng hóa của các đơn vị kinh tế riêng biệt, độc lập, đó là các tổ chức xí
nghiệp với cơ sở vật chất chuyên môn đảm bảo, đi lại, lưu trú, nghỉ ngơi với
mục đích thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của người lưu trú ở ngoài nơi ở
thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh,... có mục đích kiếm lời".
(trích giáo trình kinh tế du lịch, trường đại học kinh tế quốc dân, nhà xuất bản
lao động - xã hội)
Trong khoản 1 điều 4 luật du lịch Việt Nam ban hành ngày 27/06/2005
thuật ngữ du lịch được hiểu "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến các
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định"
Trên thực tế các đinh nghĩa chỉ mô tả theo từng góc độ hiện tượng của du
lịch. Để phản ánh được bản chất bên trong của vấn đề chúng ta có thể hiểu khái
quát về du lịch như sau: " Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối
quan hệ phát sinh từ những tác động qua lại giữa khách du lịch và các nhà kinh
doanh du lịch, chính quyền sở tại vầ cộng đồng dân cư địa phương trong quá
trình thu hút và lưu giữ khách du lịch".
1.2 Ý nghĩa của du lịch
* Ý nghĩa về kinh tế
- Du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế thông qua việc tiêu dùng
của khách du lịch, góp phần phát triển kinh tế ở nơi du lịch, từ đó kích thích sự
chu chuyển vốn trong dân. Hoạt động du lịch có tác động đến các ngành kinh tế
5



khác như ngành chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, nông nghiệp, thủ công
mỹ nghệ...Ngoài ra còn thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, y tế, giáo dục, giao
thông,...góp phần tăng thu nhập quốc dân.
* Ý nghĩa về xã hội
Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển góp phần tạo ra
công ăn việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động và người dân địa
phương, cải thiện đời sống của người dân địa phương thông qua việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng. Phát triển du lịch còn là hình ảnh, thương hiệu cho đất nước,
mở rộng mối quan hệ kinh tế quốc tế. Ngoài ra du lịch còn giúp người đi du lịch
nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí sau một thời gian lao động mệt mỏi, giúp cho họ
hiểu biết về phong tục tập quán của nhiều địa phương, quốc gia trên thế giới. Du
lịch còn giúp con người hiểu biết gần gũi với thiên nhiên, biết quý trọng thiên
nhiên, giữ gìn giá trị văn hóa.
2. Kinh doanh du lịch
2.1 Khái niệm vế kinh doanh du lịch
Hiện nay chưa có một khái niệm nào hoàn chỉnh về kinh doanh du lịch.
Tuy nhiên ta có thể hiểu: " Kinh doanh du lịch là sự cung ứng các hàng hóa,
dịch vụ du lịch của các nhà kinh doanh cho du khách nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu của họ và thu về lợi nhuận cho mình"
2.2 Đặc điểm của ngành kinh doanh du lịch
- Kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh đa dạng, phong phú
Khác với các ngành kinh doanh khác, kinh doanh du lịch là một ngành
kinh doanh tổng hợp các dịch vụ, hàng hóa đã có sẵn. Nó là sự liên kết của nhiều
ngành nghề khác nhau như:Nghề bếp, nghề bán hàng, ngề hướng dẫn du
lịch...với mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất
và tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Sản phẩm kinh doanh du lịch rất đa dạng, phong phú
Như ta đã biết kinh doanh du lịch không trực tiếp tạo ra sản phẩm. Nó có

thể kinh doanh mọi dịch vụ, mặt hàng do các đối tượng khác tạo ra. Do vậy, sản
phẩm du lịch rất đa dạng phong phú. Hơn nữa, sản phẩm du lịch về cơ bản là
6


không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm
du lịch là các dịch vụ du lịch, hàng hóa chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Bởi vậy mà con
người có thể tạo ra được rất nhiều các dịch vụ khách nhau để phục vụ nhu cầu
của du khách.
- Kinh doanh du lịch mang tính thời vụ.
Ta có thể hiểu tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với
cung cầu của hàng hóa dịch vụ du lịch xẩy ra dưới tác động của những nhân tố
xác định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh du lịch
mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu sản phẩm du lịch. Tuy nhiên
ta có thể hiểu đó là khoảng thới gian mà ở đó có lượng khách du lịch đến là lớn
nhất(ví dụ như tại lễ hội chù Hương lượng khách đông nhất là từ 3/1 đến hết
tháng 3 âm lịch hàng năm) và sự tập trung các nguồn lực của các doanh nghiệp
một cách lớn nhất để đáp ứng nhu, đồng nghĩa với thời gian đó doanh thu tạo ra
là lớn nhất. Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ do ảnh hưởng của rất nhiều yếu
tố: Yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế - xã hôi, kỹ thuật, tâm lý...Do vậy, để nâng
cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh du lịch các doanh nghiệp cần phải đi sâu
nghiên cứu để tìm ra các biện pháp khắc phục tính thời vụ.
- Kinh doanh du lịch sử dụng rất nhiều lao động ở các lĩnh vực khác nhau.
Đây cũng là một đặc điểm khá nổi bật của ngành kinh doanh du lịch. Kinh
doanh du lịch ngành kinh doanh đa ngành, đa nghề, đa sản phẩm. Bởi vậy mà
lao động cũng phải phù hợp với tính chất của ngành, trong đó mỗi lao động phải
có chuyên môn phục vụ các lĩnh vực khác nhau. Do đó lao động trong ngành du
lịch đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, nhiều nghề đòi hỏi lao động phải
đạt tới nghệ thuật phục vụ. Chính vì thế lao động trong hoạt động kinh doanh du
lịch phải được đào tạo có hề thống.

- kinh doanh du lịch thường phải tập trung ở những nơi có nguồn tài
nguyên du lịch lớn như: trung tâm thành phố, gần khu du lịch,...
- Vốn trong kinh doanh du lịch ban đầu thường là rất lớn: Kinh doanh du
lịch cần rất nhiều tài sản cố định ban đầu như việc xây dựng nhà cửa, mua

7


phương tiện vận chuyển, tìm mặt bằng kinh doanh…những công việc như vậy
thường cần lượng vốn lớn.
2.3 Vai trò của kinh doanh du lịch
- Tạo ra lợi nhuận
Cũng như tất cả các ngành kinh doanh khác kinh doanh du lịch cũng có
mục đích tạo ra lợi nhuận để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp và góp phần
phát triển kinh tế - xã hội.
- Thu ngoại tệ
Kinh doanh du lịch phục vụ một lượng lớn khách du lịch nước ngoài, đó
là nguồn ngoại tệ dồi dào, khi kinh doanh du lịch càng phát triển thì lượng ngoại
tệ thu về càng lớn góp phần cho nền kinh tế quốc gia tăng trưởng.
- Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con ngưới
Mọi khách đi du lịch không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn có mục đích
nghiên cứu, khám phá các vùng đất mới ngoài nơi mình cư trú thường xuyên,
tìm hiểu, học hỏi các phong tục tập quán của các địa phương trên đất nước và
các quốc gia.
- Tăng cường mỏ rộng mối quan hệ quốc tế
Khách đi du lịch từ quốc gia này sang các quốc gia khác để tham quan,
vui chơi giải trí, mở rộng tầm hiểu biết, qua đó phần nào tạo mối quan hệ giữa
các quốc gia trên các lĩnh vực của xã hội.
2.3 Các lĩnh vực trong kinh doanh du lịch
2.4.1 Kinh doanh lữ hành

2.4.1.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành(Tour Operatots Busines): Là việc thực hiện các hoạt
động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình chọn gói hay từng phần,
quảng cáo hay bán các chương trình trực tiếp thông qua các kênh trung gian
hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Kinh doanh đại lý lữ hành(Travel Sub - Agency Business): Là thực hiện
các dịch vụ đưa đón, đăng ký lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán

8


các chương trình du lịch của của doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du
lịch và tư vấn hướng dẫn du lịch hưởng hoa hồng.
2.4.1.2 Đặc điểm của kinh doanh du lịch lữ hành
- Hoạt động kinh doanh lữ hành mang tính tổng hợp đa dạng với 3 thuộc
tính: Tổ chức sản xuất, môi giới trung gian và khai thác nguồn khách.
- Hoạt động kinh doanh lữ hành có chức năng chủ yếu là tổ chức ghép lối
giữa cung và cầu du lịch sao cho đạt kết quả tốt nhất.
- Đặc điểm của sản phẩm lữ hành
+ Sản phẩm lữ hành ở đây là dịch vụ trung gian,du lịch chọn gói
+ Sản phẩm lữ hành mang tính tổng hợp
Sản phẩm lữ hành là sự kết hợp các sản phẩm của nhiều nhà sản xuất
riêng lẻ đẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đồng thời nó cũng là sự kết hợp của
những món hàng cụ thể(tiện nghị, vật chất phục vụ khách hàng...) với những sản
phẩm không cụ thể( chất lượng dịch vụ, bầu không khí vận chuyển...)
+ Đặc trưng của kinh doanh lữ hành là các chương trình du lịch chọn gói,
là chương trình mà giá của nó bao gồm các dịch vụ trong một chuyến du lịch
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như: vận chuyển, khách sạn, ăn uống...
- kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ
Cũng như đặc điểm chung của kinh doanh du lịch, kinh doanh lữ hành

cũng mang tính thời vụ. Tại thời điểm đó các doanh nghiệp lữ hành có lượng
cung là lờn nhất để đáp ứng lượng cầu trong thới gian đó.
2.4.1.3 Công ty lữ hành
- Khái niệm
Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt có chức năng chủ
yếu là trung gian giữa cung và cầu du lịch sao cho có hiệu quả nhất. Ngoái ra
công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán các sản phẩm
của các nhà cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp
nhằm thúc đẩy, đảm bảo phục vụ nhu cầu cho khách du lịch từ khâu đầu đến
khâu cuối của quá trình đi du lịch.
- Sản phẩm của công ty lữ hành
9


Công ty lữ hành kinh doanh chủ yếu bằng các hoạt động môi giới, các
dịch vụ phục vụ tổng hợp và kinh doanh các chương trình du lịch chọn gói.
+ Dịch vụ đơn lẻ: Đối với các công ty lữ hành thì tỷ trọng các dịch vụ đơn
lẻ chiếm phần không lớn nhưng nó lại tương đối quan trọng đối vối nhiều đại lý,
văn phòng du lịch. Các dịch vụ mà công ty kinh doanh môi giới rất đa dạng,
phong phú, phổ biến nhất vẫn là các dịch vụ môi giới mang lại phần hoa hồng
cho công ty như: dịch vụ tư vấn cho khách du lịch nên di du lịch ở đâu, nên chọn
công ty nào, dịch vụ giới thiệu khách du lịch cho các công ty khác...
+ Chương trình du lịch chọn gói
Chương trình du lịch chọn gói là sản phẩm chính của công ty lữ hành. Đó
là nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du lịch với giá đã
được xác định trước. Nội dung chương trình thể hiện lịch trình các chương trình
hoạt động từ vận chuyển, ăn uống, lưu trú đến vui chơi, giải trí...
2.4.2 Kinh doanh khách sạn
2.4.2.1 Khái niệm về kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn có thể hiểu được hiểu là " Làm nhiệm vụ tổ chức

việc đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống vui chơi, giải trí, bán hàng cho
khách du lịch". Kinh doanh khách sạn bao gồm các hoạt động như: Cho thuê
buồng ngủ, hoạt động kinh doanh ăn uống, hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ
sung. Nhìn chung các hoạt động kinh doanh của khách sạn được chia làm 2 loại
chính như sau:
* Dịch vụ cở bản:
Các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của của
con người là những dịch vụ cơ bản của công ty. Các dịch vụ này hầu hết tất cả
các khách sạn khi thành lập đều có các dịch vụ này và nó là dịch vụ mang lại
doanh thu chủ yếu cho khách sạn. Khi đi du lịch khách du lịch không những
muốn được đáp ứng đày đủ các nhu cầu cơ bản mà họ còn muốn tận hưởng
quang cảnh thiên nhiên, vui chơi giải trí. Vì vậy mà các dịch vụ bổ sung nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du khách.
* Dịch vụ bổ sung
10


Là những dịch vụ làm tăng thêm giá trị cho các dịch vụ cơ bản như: Giặt
là, giữ đồ, bể bơi, trông xe... Nhằm đáp ứng nhu cầu giá trị của khách hàng
Việc phân chia này rất phổ biến vì nó nêu bật nên loại hình mà khách sạn
có khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách. Giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ
sung có một nối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, các dịch vụ cơ
bản hầu hết các khách sạn đều giống nhau. Để tăng doanh thu thì các khách sạn
phải có dịch vụ bổ sung hợp lý.
2.4.2.2 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
Hoạt động kinh doanh khách sạn là một phần không thể thiếu trong hoạt
động kinh doanh du lịch. Kinh doanh khách sạn vừa mang đặc điểm chung của
ngành kinh doanh du lịch vừa mang đặc điểm riêng của nó.
- Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh tế dịch vụ cao cấp mang tính
tổng hợp nhất: Tập hợp các dịch kinh doanh trong khách sạn bao gồm các dịch

vụ cơ bản và bổ sung có thể đáp ứng được nhu cầu cao nhất của khách du lịch.
- Hoạt động kinh doanh du lịch diễn ra liên tục: Khách sạn luôn hoạt động
24/24 giờ , các nhân viên phải thay ca nhau làm việc đảm bảo luôn sẵn sàng đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn phải song song giữa sản xuất và tiêu
dùng: Tức là phải có khách hàng thì quá trình sản xuất mới diễn ra và các dịch
vụ mới được hình thành.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn phải sử dụng nhiều lao động sống: Một
ngày làm việc chia làm nhiều ca với đầy đủ các bộ phận nhân viên cho từng ca.
Vì vậy mà số nhân viên sử dụng trong khách sạn là rất lớn, nhất là vào các thời
kỳ cao điểm, khách sạn còn phải sử dụng một lượng lớn lao động không thường
xuyên.
- Hoạt động kinh doanh khách sạn cần một lượng vốn ban đầu lớn và thời
gian dài để duy trì khách sạn. Vì khách sạn phải đầu tư một lượng vốn lớn để
mua đất, thuê mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm các trang thiết bị cần
thiết để kinh doanh...

11


- Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch.
Những nơi nào có nhiều nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và nhất là
những nơi trung tâm kinh tế, thành phố...kinh doanh khách sạn sẽ phát triển hơn.
- Kinh doanh khách sạn có lợi nhuận cao và tương đối ổn định nhưng
thường phải đối đầu với những rủi do không lường trước được. Khách sạn là nơi
đáp ứng tốt nhất và đầy đủ nhất các dịch vụ mang tính xa xỉ theo nhu cầu của
khách hàng, đồng thời các yếu tố kinh doanh của khách sạn mang tính cố định ít
thay đổi. Bởi vậy mà lợi nhuận do kinh doanh mang lại cao và khá ổn định.
Nhưng do việc dự đoán cung cầu của ngành kinh doanh này rất khó, sản xuất và
tiêu dùng luôn diễn ra đồng thời, lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định lớn...cùng

những khó khăn do môi trường kinh doanh mang lại sẽ làm cho hoạt động kinh
doanh khách sạn luôn đối đầu vơi những khó khăn lớn.
2.4.2.3 Các loại hình khách sạn
- Khái niệm về khách sạn: Theo cơ chế quản lý lưu trú 22/06/1994 của
tổng cục du lịch "Khách sạn là nơi lưu trú đảm bảo theo tiêu chuẩn chất lượng
và tiện nghi phục vụ khách sạn trong một thời gian nhất định theo yêu cầu của
khách về mặt ăn ngủ, vui chơi giả trí và các dịch vụ cần thiết khác".
- Phân loại khách sạn
* Theo mức độ dịch vụ có các loại khách sạn: Luxury Hotell, Fullservice
Hotell, Economy Hotell...
*Theo mức giá: Luxury, Uspcale Midprice Economy, Budget...
* Theo hình thức quản lý: Khách sạn độc lập, khách sạn liên kết...
* Theo thứ hạng: Khách sạn 1 Sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao
* Theo mục đích chuyến đi: Khách sạn nghỉ hè, khách sạn nghỉ dưỡng,
khách sạn thể thao...
2.4.3 Kinh doanh du lịch lễ hội
2.4.3.1 Khái niệm về kinh doanh du lịch lễ hội
Kinh doanh du lịch lễ hội là ngành nghề kinh doanh du lịch nằm trong ngành
"kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch" .
Theo mục 6, điều 69, luật du lịch Việt Nam năm 2005: " Kinh doanh dịch vụ du
12


lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch bao gồm kinh doanh lữ hành,
lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí,
thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch". Chúng ta có thể hiểu kinh
doanh du lịch lễ hội là ngành kinh doanh du lịch được tổ chức hoạt động vào các
dịp lễ hội, tại một địa điểm nhất định. Ở đó nó bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh
doanh du lịch như: Lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách, ...Ngoài ra nó
còn mang đậm tính chất tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán của địa

phương.
2.4.3.2 Đặc điểm của kinh doanh du lịch lễ hội
Ngoài những đặc điểm chung của ngành kinh doanh du lịch ra thì kinh
doanh du lịch lế hội còn có một số đặc trưng :
- Tính thời vụ trong kinh doanh du lịch lễ hội được biểu hiện rõ rệt.
Như ta đã biết mọi lễ hội được diễn ra với một thời gian nhất định trong
năm theo phong tục tập quán của địa phương có lễ hội. Trong thời gian này mọi
nguồn lực đều tập trung vào để phục vụ lễ hội và cũng thời gian này thi lượng
khách đến với lễ hội là lớn nhất trong năm. Sau thời gian này thì các hoạt động
của lễ hội dừng hẳn và cuộc sống của người dân lại trở về bình thường . Nhưng
các hoạt động kinh doanh thì vẫn diễn ra nhưng ít hơn rất nhiều vì lượng khách
du lịch ít.
- Kinh doanh du lịch lễ hội thường bị hạn chế các hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh du lịch lễ hội ngoài việc phải tuân theo các quy định cuả nhà
nước về kinh doanh du lịch thì nó còn phải tuân theo quy đinh của địa phương
nơi lễ hội diễn ra. Vì mỗi lễ hội đều mang những nét văn hóa, phong tục tập
quán của người dân cho nên các hoạt động kinh doanh du lịch phải tuân theo các
quy định của địa phương để giữ gìn bản sắc dân tộc của lễ hội.
- Lượng khách đến với lễ hội thường là khách nội địa.
Các du khách trong nước muốn tìm hiểu con người, văn hóa, tập quán của
các vùng khác ngoài nơi mình sinh sống. Bởi vậy vào mỗi dịp lễ hội thu hút một
lượng lớn khách nội địa. Khách quốc tế chiếm tỷ lệ ít là do phần lớn họ đến với
lễ hội với mục đích vui chơi giải trí.
13


2.4.3.3 Vai trò của kinh doanh du lịch lễ hội
Bản chất của kinh doanh du lịch lễ hội vẫn là kinh doanh du lịch. Bởi vậy
nó vẫn mang vai trò của kinh doanh du lịch ngoài ra nó còn có một số vai trò
khác như:

- Giữ gìn truyền thống dân tộc
Lễ hội là hiện thân của những nét văn hóa truyền thống dân tộc. Ngày nay
khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao, các điều kiện về kinh tế,
xã hội, kỹ thuật, khoa học ngày càng tiến bộ thì những nét văn hóa ngày càng bị
mai một. Bởi vậy, tổ chức các lễ hội chính là làm cho các thế hệ sau duy bản sắc
dân tộc của đất nước. Khi kinh doanh có lợi nhuận thì lấy lợi nhuận đó để tu bổ,
sửa chữa, tôn tạo các di tích văn hóa trong khu du lịch để tiếp tục phát triển, phát
huy các truyền thống văn hóa của dân tôc.
- Giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người Việt Nam.
Trong dịp lễ hội là cơ hội tốt nhất để giới thiệu về đất nước, con người
Việt Nam với các bạn bè trên thế giới qua đó góp phần nâng cao vị thế của đất
nước trên trường quốc tế. Kinh doanh du lịch lẽ hội giúp khách du lịch nước
ngoài đến với Việt Nam nhiều hơn làm tăng cường thêm mối quan hệ giữa Việt
Nam và các nước trên thế giới.
2.4.4 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch(Transportaion)
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người
từ nơi này sang nơi khách ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ, thường là một
khoảng cách xa. Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung và hoạt
động kinh doanh du lịch nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh
doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động giúp cho du khách dịch
chuyển từ nơi cư trú của mình đến địa điểm du lịch. Để phục vụ hoạt động kinh
doanh này cần có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như ô tô, tầu thủy,
tàu hỏa, máy bay. Thực tế cho thấy có ít các doanh nghiệp du lịch(trừ một số tập
đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách
từ nơi cư trú đến điểm du lịch và tại điểm du lịch, phần lớn trong các trường hợp
khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại
14


chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh vận chuyển.

2.4.5 Kinh doanh các dịch vụ khác(Other Tourism Busniess)
Ngoài các hoat động kinh doanh như trên, trong lĩnh vực hoạt động kinh
doanh du lịch còn một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như: Kinh doanh các loại
hình dịch vụ vui chơi, giải trí, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch...
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch
2.5.1 Pháp luật và chính sách của nhà nước về kinh doanh du lịch
Nước ta có 88 điều luật của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 về du lịch vầ rất nhiều chính
sách của nhà nước về phát triển du lịch. Đây là yếu tố quyết định đến việc kìm
hãm hay phát triển hoạt động du lịch của một quốc gia. Với những quy định và
chính sách hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch của đất nước, góp
phần tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Ngược lại với những những quy định
không phù hợp sẽ làm cho nền kinh doanh du lịch rơi vào suy thoái, kìm hãm sự
phát triển của đất nước.
2.5.2 Các điều kiện kinh doanh du lịch
- Tình hình và xu thế phát triển kinh tế của mỗi nước.
Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của mỗi nước phụ thuộc lớn vào
mức độ và tình hình kinh tế của nước đó. Theo ý kiến của một số chuyên gia
kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc, một đất nước có thể
phát triển dịch nếu nước đó có thể sản xuất được phần lớn lượng của cải phục vụ
cho du lịch. Nếu một nước phải nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa, trang
thiết bị vật chất để đảm bảo cho khách du lịch thì việc cung ứng hàng hóa vật tư
rất khó khăn và kinh doanh du lịch bị hạn chế.
- Tình hình chính trị, hòa bình ổn định của đất nước
Tình hình chính trị, hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển
(đới sống), kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia
mặc dù có nhiều tài nguyên du lịch cũng không thể phát triển du lịch nếu như ở
đó luôn xẩy ra các sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị hòa bình
(không có điều kiện để kinh doanh du lịch và cũng không thu hút được khách du
15



lịch) không thể phát triển du lịch. Trên thế giới những nước có đường lối chính
trị trung lập và nền hòa bình ổn định như: Áo, Thụy Sỹ, Thụy Điển...có sức hấp
dẫn đông đảo đối với quần chúng nhân dân, và các du khách quốc tế. Ngược lại
những nước có nền chính trị hòa bình bất ổn định hay có những biến cố, đảo
chính quân sự như Philipin, Nam Triều Tiên...sự phát triển du lịch bị hạn chế.
- Các điều kiện an toàn đối với du khách .
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn trực tiếp, gián tiếp của du khách như
tình hình an ninh, trật tự xã hội, các loại bệnh dịch, tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển du lịch.
- Tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là một yếu tố khá quan trọng đối với ngành kinh doanh
du lịch. Các quốc gia muốn phát triển kinh doanh du lịch thì phải có tài nguyên
du lịch(tài nguyên du lịch có thể là biển, vườn quốc gia, các lễ hội...), nó là tiền
đề cho sự phát triển du lịch.
- Ngoài ra kinh doanh du lịch còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác
như: trình độ tổ chức quản lý du lịch, con người, tự nhiên...
II. Tiềm năng phát triển du lịch ở Việt Nam.
1. Tiềm năng du lịch của Việt Nam
1.1 Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển du lịch Việt Nam
Ngành kinh doanh du lịch có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Vì
vậy ngành kinh doanh du lịch được đảng và nhà nước rất quan tâm và chú trọng
phát triển. Điều đó được thể hiện qua qúa trình phát triển của ngành kinh doanh
du lịch.
- Ngày 09/07/1960 Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định số 26/CP
thành lập công ty du lịch Việt Nam trực thuộc bộ ngoại thương, đánh dấu sự ra
đời của ngành du lịch Viêt Nam.
- Ngày 16/03/1963 Bộ ngoại thương ban hành Quyết định số 164/BNTTCCB quy định nhiêm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Công ty du lịch
Việt Nam.


16


- Ngày 18/08/1969 Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định số 145/CP về
việc chuyển giao công ty du lịch sang cho phủ Thủ tướng chính phủ quản lý.
- Ngày 27/06/1978 Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành Nghị quyết số
262/NQ-QHK phê chuẩn việc thánh lập Tổng công ty du lịch Việt Nam thuộc
Hội đồng chính phủ.
- Ngày 23/01/1979 Hội đồng chính phủ ban hành Nghị quyết số32/CP quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Tổng công ty du lịch Việt
Nam.
- Ngày 15/08/1987 Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định số 120/HĐBT
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bộ máy tổ chức của Tổng công ty du lịch.
- Ngày 09/04/1990 Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định số 119/HĐBT
thành lập Tổng công ty du lịch Việt Nam.
- Ngày 31/12/1990 Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định số 447/HĐBT
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ mày của Bộ văn hoá – Thông
tin - Thể thao và Du lịch.
- Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05/CP thành lập
Tổng cục du lịch.
- Ngày 27/12/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/Cp về cơ cấu tổ
chức của tổng cục du lịch.
- Ngày 25/12/2002 Bộ nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV
về việc cho phép thành lập hiệp hội du lịch Việt Nam.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được
đảng và nhà nước quan tâm. Ở mỗi thời kỳ đều xác định vị trí của du lịch trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.2 Hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam
Ở Việt Nam với địa hình và khí hậu thuận lợi tạo nên một hệ thống rừng đặc

dụng khá phong phú thuận lợi cho phát triển du lịch. Các Vương Quốc Gia ở
Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên việc khai thác các
tiềm năng du lịch của Vờn Quốc Gia cong phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

17


Biểu 01:Thống kê các Vườn Quốc Gia Ở Việt Nam
Stt Tên vườn
Dt (ha) Năm tlập
Địa điểm
1
Ba Bể
7.610
11/10/1992
Bắc Cạn
2
Ba Vì
7.377
15/01/1991
Hà Nội
3
Bạch Mã
22.031
15/07/1009
Huế
4
Bái Tử Long
15.783
01/06/2001

Quảng Ninh
5
Bến Én
38.153
27/01/1992
Thanh Hoá
6
Cát Bà
15.200
13/01/1992
Hải Phòng
7
Cát Tiên
73.878
31/03/1986
Đồng Nai
8
Côn Đảo
19.898
31/03/1984
Vũng Tàu
9
Cúc phương
22.000
08/01/1966
Ninh Bình
10 Chư Mom Ray
56.621
30/07/2002
Kon Tum

11 Chư Sang Sin
58.947
12/07/2002
Đắc Lắc
12 Hoàng Liên Sơn
29.845
12/07/2002
Lào Cai
13 Lò Gió Xa Mát
18.756
12/07/2002
Tây Ninh
14 Pù Mát
91.113
08/11/2001
Nghệ An
15 Phong Nha Kẻ Bàng 85.754
12/12/2001
Quảng Bình
16 Phú Quốc
31.422
08/06/2001
Kiên Giang
17 Tam Đảo
36.883
15/05/1996
Vĩnh Phúc
18 Tràm Chim
7.588
29/12/1998

Đồng Tháp
19 U Minh Thượng
8.053
14/01/2002
Kiên Giang
20 Vũ Quang
550.289 30/07/2002
Hà Tĩnh
21 U Minh Hạ
9.726
2003
Cà Mau
22 Mũi Cà Mau
41.089
Cà Mau
23 Xuân Thủy
7.100
Nam Định
24 Phước Bình
19.814
Ninh Thuận
25 Núi Chúa
29.865
2003
Ninh Thuận
6
Xuân Sơn
15.045
17/04/2002
Phú Thọ

27 Yok Don
58.200
24/06/1992
Đắc Lắc
Trong những năm gần đây, số lượng du khách tham quan các điểm du lịch
với tài nguyên chủ yếu là tài nguyên du lịch tự nhiên ngày càng tăng.
Trong số khách nội địa đến với Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia
thì chiếm phần lớn là học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu khoa học, số còn
lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Do vậy, các hoạt động du lịch vẫn chưa được quan tâm
đúng mức. Bên cạnh đó, du lịch và công tác bảo tồn đang thể hiện mối âun hệ
độc lập với nhau, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, hoạt động du lịch chủ yếu
18


đem lại lợi ích chi các nhà kinh doanh lữ hành chứ không mang lại lợi ích nhiều
cho Vườn quốc gia.
1.3 Hệ thống các bãi biển của Việt Nam
Vùng lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế rộng
200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ven bờ biển có nhiều cửa ngõ thông thương tạo
điều kiện phát triển các loại hình vận tải, dịch vụ hàng hải, rất thuận lợi cho các
tuyến hành trình giao lưu quốc tế, khí hậu và sinh thái là những điều kiện lý
tưởng để phát triển hình thức du lịch ven biển và du lịch biển - đảo của Việt
Nam. Từ Bắc vào Nam ta có thể điểm qua những bãi biển đã trở thành quen
thuộc và nổi tiếng với du khách gần xa. Đó là tiềm năng du lịch và kinh doanh
du lịch lớn của Việt Nam.

Biểu 02: Một số bãi biển đẹp ở Việt Nam
Stt
1
2

3
4
5
6

Tên
Trà Cổ
Vịnh Hạ Long
Đồ Sơn
Đồng Châu
Sầm Sơn
Cửa Lò

Địa Danh
Quảng Ninh
Quảng Ninh
Hải Phòng
Thái Bình
Thanh Hóa
Nghệ An
19


7
Cửa Hội
8
Xuân Thành
9
Thạch Hải
10

Thiên Cầm
11
Đá Nhảy
12
Nhật Lệ
13
Cửa Tùng
14
Thuận An
15
Cảnh Dương
16
Lăng Cô
17
Bán Đảo Sơn Trà
18
Hoàng Hậu
19
Đại Lãnh
20
Nha Trang
21
Ninh Chữ
22
Cà Nà
23
Mũi Né
24
Vũng Tàu
25

Bãi Trước
26
Bãi Sau
27
Bãi Dâu
1.4 Hệ thống các đền chùa ở Việt Nam

Nghệ An
Hà Tĩnh
Hà Tĩnh
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Quảng Bình
Quảng Trị
Huế
Huế
Huế
Huế
Quy Nhơn
Khánh Hòa
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Ninh Thuận
Binh Thuận
Bà Rịa - Vũng Tàu
Vũng Tàu
Vũng Tàu
Vũng Tàu

Ỏ nước ta đã trải qua hàng nghìn năm dụng nước và giữ nước cùng với

truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đã tạo nên một hệ thống các đền chùa vô
cùng lớn, hầu như ở mỗi đị phương(xã) trên đất nước ta đều có ít nhất một ngôi
chùa. Đó là một truyền thống đẹp của dân tộc ta và đó cũng là một tiềm năng du
lịch lớn của đất nước. Trong bài khóa luận này em chi kể ra một số ngôi chùa đa
được xếp hạng là danh lam thắng cảnh của nước ta như:
Biểu 03: Một số ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam
Năm Xây Dựng(tu
Stt
1
2
3
4
5

Tên
Chùa Dâu
Chùa Côn Sơn
Chùa Keo
Chùa Trấn Quốc
Chùa Láng

Địa Danh
Hà Bắc
Hải Dương
Thái Bình
Hà Nội
Hà Nội
20

bổ)

1973
1608
1608
1680
Thế kỷ XIX


6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Chùa Quán Sứ
Chùa Liên Phái
Chùa Đậu
Chùa Trăm Gian
Chùa Mía
Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Mụ
Chùa Báo Quốc
Chùa Linh Quang
Chùa Giác Lâm

Chùa Xá Lợi
Chùa Vĩnh Nghiêm

Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hà Nội
Hương Sơn - Hà Nôị
Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế
Lâm Đồng
TP.Hồ Chí Minh
TP.Hồ Chí Minh
TP.Hồ Chí Minh

1941
Thế kỷ XIX
1635
1185
1632
1947
1907
1858
1958
1909
1958
1964

2.Thực trạng du lịch ở Việt Nam

2.1 Lượng khách du lịch đến Việt Nam
Biểu 04: Lượng khách du lịch đến với Việt Nam
Năm

2006

Số lượng
Mức tăng(%)

3,583486
0

(Đơn vị:Triệu người)

2007

2008

Khách
4,171564
116,4

4,25
101,9

Ngành du lịch Việt Nam đã phát triển hầu hết, đặc biệt là những khu vực
có cảnh quan thiên nhiên đẹp và có khu di tích lịch sử văn hóa truyền thống
như: Vịnh Hạ Long, Hội An, Ba Bể, chùa Hương…Việt Nam hiện nay không chỉ
hoạt động du lịch trong nước mà còn tổ chức cho các đối tượng du lịch nước
ngoài và nhận khách tham quan từ nước ngoài vào Việt Nam. Như vậy có thể

thấy ngành du lịch Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Nhìn trên bảng tổng kết
lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 3 năm trở lại đây cho thấy
lượng khách du lịch đến Việt Nam năm nào cũng tăng với tốc độ phát triển bình
quân là 108,9%. Trong đó năm 2007 tăng 116,4% so với năm 2006 và tốc độ
tăng của năm 2008 so với năm 2007 là 101,9%, tốc độ này tăng này thấp hơn tốc
21


độ tăng của năm 2007. Tuy nhiên nhìn chung lượng khách du lịch quốc tế đến
với Việt Nam vẫn có chiều hướng gia tăng.
2.2 Các loại hình tổ chức du lịch ở Việt Nam.
2.2.1 Tổ chức du lịch lễ hội
Du lịch lễ hội là một loại hình khá phổ biến ở nước ta. Mỗi năm vào dịp
xuân về rất nhiều lễ hội được tổ chức như: Lễ hội Đền Hùng(Phí Thọ), Lễ hội
Cổ Loa(Hà Nội), lễ hội chùa Hương(Hà Nội)…Bởi vậy tổ chức du lịch lễ hội
cũng phát triển không kém với nhiều loại hình khách nhau, các công ty du lịch
tổ chức các Tour du lịch lễ hội với sự kết hợp các loại hình kinh doanh du lịch
khác nhau như: kinh doanh Lữ Hánh, kinh doanh vận chuyển khách du lịch,
kinh doanh khách sạn…với mục đích đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch,
còn tại lễ hội thì tiến hành các công việc mang đậm tính chất của từng lễ hội
như: Tại lễ hội chùa Hương thị ban tổ chức lễ hội tổ chức cho các du khách đến
các động, chùa để cầu may đầu năm và tổ chức các dịch vụ đưa đón khách, còn
ở lễ hội Đền Hùng thì ban tổ chức lễ hội tiến hành cho các du khách là lễ dâng
hương cho vua Hùng...
2.2.2 Tổ chức tham quan khu bảo tồn thiên nhiên ở Vườn quốc gia.
Như ta đã biết nước ta với 27 Vườn quốc gia, đó là một tiềm năng du lịch
lớn. Do vậy mà loại hình du lịch Vườn quốc gia cũng khá phát triển ở nước ta.
Đến với Vườn quốc gia có hai đối tượng chính đó là các nhà khoa học, sinh viên
các trường đại học đến nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề của Vườn quốc gia như
đặc tính sinh trưởng của các loại cây, nuôi cấy mô tế bào cách tổ chức một Vườn

quốc gia…và khách du lịch sinh thái. Ở đây lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tổ
chức các Tour du lịch tham quan trong Vườn quốc gia và tổ chức kinh doanh
khách sạn(lưu trú). Do vậy, với hình thức tổ chức du lịch này thì ban quản lý
Vườn quốc gia đóng vai trò chủ yếu, còn các công ty du lịch chỉ đóng vai trò
vận chuyển khách du lịch đến điểm du lịch. Vườn quốc gia chịu sự quản lý của
nhà nước, nó vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa sinh thái. Do vậy, du lịch và
kinh doanh du lịch tại Vườn quốc gia phải tuân thủ các quy định do nhà nước và
ban quản lý đề ra với mục đích duy trì, bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia.
22


2.2.3 Du lịch thám hiểm vùng núi cao
Do cấu tạo địa hình của nước ta ít những ngọn núi cao. Bởi vậy, loại hình
du lịch thám hiểm các vùng núi cao không mấy phổ biến ở nước ta, loại hình
này được tổ chức phần lớn dưới hình thức riêng lẻ tức là các cá nhân, tập thể tự
tổ chức đi du lịch.
2.2.4 Du lịch tham quan nhà vườn, sông nước đồng bằng sông cửu long
Đây là loại hình phổ biến ở miền Nam nước ta, nơi đây địa hình phần lớn
là sông, ngói, kênh, rạch du khách có thể đi du lịch bằng thuyền. Loại hình tổ
chức du lịch ở đây chủ yếu là du lịch chọn gói(Lữ Hành). Tức là du khách nộp
cho công ty du lịch một khoản tiền ban đầu phần còn lại do công ty du lịch tổ
chức sắp xếp từ việc chỗ ăn, ngủ, việc đi lại…
2.2.5 Du lịch làng nghề
Nước ta là một nước đang trong quá trình tiến lên công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Do vậy, các làng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn
khà phát triển. Nước ta có các làng nghề như: làng nghề mây tre đan, làng nghề
hoa, làng nghề lụa, nghề gốm…phần lớn các làng nghề đều ở nông thôn mang
phong cách truyền thống. Loại hình du lịch này cũng được tổ chức chủ yếu dưới
hình thức chọn gói, phần lớn là tổ chức cho một nhóm người đến tham quan học
hỏi cách thức tổ chức làng nghề, cách làm ra sản phẩm để tuyên truyền phổ biến

và làm theo. Tuy nhiên cũng có khách du lịch đến tham quan, mua sắm các sản
phẩm của làng nghề nhưng chiếm tỷ lệ ít.
2.2.6 Du lịch biển
Với hơn 3.200km bờ biển, Việt Nam có một lợi thế rất lớn để phát triển
du lịch, đó cũng chính là cơ hội lớn để du lịch biển quảng bá cho hình ảnh của
Việt Nam. Đến biển Việt Nam, ngoài tắm biển, du khách còn có thể lặn biển,
chơi lướt ván, đua thuyền buồm…Đó cũng là một thế mạnh lớn để kinh doanh
du lịch biển ở nước ta phát triển. Kinh doanh du lịch biển có rất nhiều loại hình
bao gồm kết hợp các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như lữ hành, khách sạn, vận

23


chuyển khách du lịch, ngoài ra còn có rất nhiều loại hình kinh doanh để đáp ứng
tối đa nhu cầu của du khách.

Chương II
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
1. Lịch sử hình thành của Công ty cổ phần du lịch thắng cảnh Hương Sơn
Công ty cổ phần du lịch thắng cảnh trước kia có rất nhiều tên gọi khác
nhau.
Ban đầu thành lập công ty là một ban quản lý danh thắng Hương Sơn(hay
còn gọi là chùa Hương). Sau này qua nhiều giai đoạn phát triển và đổi mới, công
ty đã thay đổi cả về cơ cấu và tổ chức để hoàn thiện và tiếp tục phát triển như
ngày nay. Công ty cổ phần du lịch thắng cảnh Hương Sơn là công ty đầu tiên
trên địa bàn Hương Sơn và đây cũng là đơn vị kinh doanh du lịch và dịch vụ
hàng đầu tại đây.Công ty với hệ thống cơ sở kinh doanh tương đối hoành chỉnh,
đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình với tinh thần sẵn sàng phục vụ nhu cầu
của khách hàng.
Công ty được thành lập vào năm 1992 với tên gọi là ban quản lý danh

thắng Hương Sơn. Với nhiệm vụ chính của ban quản lý là bảo vệ, tôn tạo, phát
triển khu danh thắng Hương Sơn.
- Năm 1980 Ban quản lý danh thắng Hương Sơn chia là hai bộ phận.
24


+ Ban quản lý di tích thắng cảnh với nhiệm vụ chính của ban quản lý là
quản lý và tôn tạo khu di tích.
+ Đội xuồng máy vận chuyển khách
- Từ năm 1983 – 1984 một lần nữa lại có sự thay đổi hai ban sát nhập lại
đổi tên thành Công ty thắng cảnh Hương Sơn trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Mỹ Đức – Hà Tây
- Tới năm 1996 Công ty thắng cảnh Hương Sơn đổi tên thành Công ty du
lịch thắng cảnh Hương Sơn trực thuộc sở du lịch Hà Tây và từng bước phát triển
du lịch Hương Sơn. Với chức năng chính của công ty là quản lý, tu bổ, tôn tạo
khu thắng cảnh và phục vụ ăn nghỉ, tham quan, vận chuyển khách tham quan
thắng cảnh chùa Hương.
- Năm 1998 công ty lại tách thành 2 nhành khác nhau
+ Ban quản lý khu di tích thắng cảnh trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Mỹ Đức.
+ Công ty du lịch thắng cảnh Hương Sơn trực thuộc sở du lịch Hà Tây.
- Đến năm 2005 để cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới và cũng
theo quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thì Công ty du lịch thắng
cảnh Hương Sơn chuyển thành Công ty cổ phần du lịch thắng cảnh Hương Sơn.
- Năm 2007 Công ty dưới sự chỉ đạo của sở du lịch Hà Tây quyết định
thành lập thêm Trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch thắng cảnh Hương Sơn
và hoạt động cho đến nay. Trong quá trình hoạt động thì chức năng và nhiệm vụ
chính của Trung tâm là:
Tổ chức đón khách
Tổ chức vận chuyển khách theo tuyến

Tổ chức dịch vụ hướng dẫn viên và thuyết minh viên
Thiêt lập mối quan hệ bước đầu với các đối tác, cung cấp các loại hình
dịch vụ du lịch.
Kiểm tra giám sát các dịch vụ được các doanh nghiệp khách cung cấp
phục vụ khách.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
25


×