Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái phân bố và kỹ thuật nhân giống bằng hom cây giảo cổ lam 7 lá tại xã nam mẫu, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

LẦU A TỈNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN BỐ VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
BẰNG HOM CÂY GIẢO CỔ LAM 7 LÁ (Gynostemma Pubescens) TẠI XÃ
NAM MẪU, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 -2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

LẦU A TỈNH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI PHÂN BỐ VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
BẰNG HOM CÂY GIẢO CỔ LAM 7 LÁ (Gynostemma Pubescens) TẠI XÃ
NAM MẪU, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K45 – LN – N02

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2013 -2017

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Diệu


Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả khóa luận đã được bổ sung, chỉnh
sửa theo ý kiến của hội đồng và giáo viên chấm phản bịa.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trắch nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 6 năm 2017
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan

ThS. Phạm Thị Diệu

LẦU A Tỉnh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm.
(Ký, họ và tên)


ii
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến
nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia

đình và bạn bè.
Qua bài Khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
ThS. Phạm Thị Diệu ,người đã trực tếp hưỡng dẫn và truyền đạt kiến thức
cũng như chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
và hơn nữa tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến toàn thể các thầy
cô giáo trong khoa Lâm nghiệp– Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tận tnh giảng dạy, giúp đỡ , truyền đạt nguồn kiến thức và kinh nghiệm quý
báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường đại học.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu nhà trường
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn
thành khóa học này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị cán bộ làm việc
tại xã Nam Mẫu đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực
tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè
những người luôn động viên và ủng hộ tôi trong suốt thời gian làm bài
khóa
luận này.
Thái Nguyên, ngày….tháng….. năm 2017
Sinh viên
LẦU A TỈNH


iii
iiii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 - Đặc điểm thân của các loài Giảo cổ lam...................................... 31
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái lá của các loài Giảo cổ lam ............................ 32

Bảng 4.3 - Ảnh hưởng của giá thể giâm đến khả năng nảy mầm của hom giâm
Giảo cổ lam 7 lá.......................................................................... 34
Bảng 4.4 - Ảnh hưởng của giá thể giâm hom đến sinh trưởng chiều dài mầm
Giảo cổ lam 7 lá.......................................................................... 37
Bảng 4.5 - Ảnh hưởng của giá thể giâm đến số lá/mầm của hom Giảo cổ lam
7 lá ............................................................................................. 39
Bảng 4.6 - Ảnh hưởng của nền giâm đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của
hom giâm Giảo cổ lam................................................................ 40


iv
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 - Loài GCL 5 lá tại khu vực nghiên cứu ......................................... 30
Hình 4.2 – Loài GCL 7 lá tại khu vực nghiên cứu ........................................ 30
Hình 4.3 – Thân loài GCL 5 lá và 7 lá tại khu vực nghiên cứu ..................... 32
Hình 4.4 – Lá loài GCL 5 lá và 7 lá tại khu vực nghiên cứu ......................... 33
Biểu đồ 4.1 - Tỷ lệ % nẩy mầm của hom Giảo cổ lam trên giá thể 100% đất .....
34
Biểu đồ 4.2 - Tỷ lệ % nẩy mầm của hom Giảo cổ lam trên giá thể 50% đất +
50% cát....................................................................................... 35
Biểu đồ 4.3 - Tỷ lệ % nẩy mầm của hom Giảo cổ lam trên giá thể cát .......... 36
Biểu đồ 4.4 – Chiều dài mầm Giảo cổ lam trên giá thể khác nhau ................ 38
Biểu đồ 4.5 – Số lá/mầm Giảo cổ lam trên giá thể khac nhau ....................... 40


v
v
MỤC LỤC


Phần 1. MỞ ĐẦU .........................................................................................
1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................
2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tễn ..................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU..................................... 4
2.1. Nguồn gốc và phân loại ........................................................................... 4
2.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................ 4
2.1.2. Phân loại............................................................................................... 4
2.2. Đặc điểm thực vật của chi Gynostemma ..................................................
6
2.2.1. Gynostemma laxum (Wall.).................................................................. 7
2.2.2. Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) ................................................... 7
2.2.3. Gynostemma pubescens (Gagnep.) .......................................................
8
2.3. Thành phần hóa học của Giảo cổ lam ...................................................... 8
2.4. Tác dụng của Giảo cổ lam ....................................................................... 9
2.4.1. Các thử nghiệm Giảo cổ lam trên chuột và thỏ ..................................... 9
2.4.2. Tác dụng lâm sàng (Thử trên người)................................................... 10
2.4.3. Công dụng dược liệu .......................................................................... 11
2.4. Tình hình nghiên cứu về dựợc liệu ........................................................ 11
2.4.1. Trên thế giới ....................................................................................... 11
2.4.2. Ở trong nước ...................................................................................... 13
2.5. Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành .................................
18



vi
vi giâm cành ......................................
2.5.1. Cơ sở khoa học của phương pháp
18
2.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của cành giâm........................
18


vi
iv
2.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ........................ 19
2.6.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................. 19
2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.................................... 21
2.6.3. Những thuận lợi và khó khăn.............................................................. 23
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 25
3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................. 25
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 25
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 25
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
3.3.1. Mô tả đặc điểm các loài Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu ............. 25
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giâm đến chiều dài, số lá/mầm của
hom
Giảo cổ lam .................................................................................................. 26
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nền giâm đến tỷ lệ sống, sinh trưởng
của hom giâm cây Giảo cổ lam
........................................................................... 27
3.4. Xử lý số liệu .......................................................................................... 28
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 29

4.1. Đặc điểm của các loài Giảo cổ lam tại khu vực nghiên cứu ................... 29
4.1.1. Đặc điểm phân loại ............................................................................. 29
4.1.2. Đặc điểm hình thái thân của Giảo cổ lam ........................................... 30
4.1.3. Đặc điểm hình thái lá của Giảo cổ lam ............................................... 32
4.2. Kỹ thuật nhân giống vô tính Giảo cổ lam bằng phương pháp giâm cành 33
4.2.1. Ảnh hưởng của giá thể giâm đến khả năng nảy mầm của.................... 33
4.2.2. Ảnh hưởng của giá thể giâm đến trưởng chiều dài mầm Giảo cổ lam . 37
4.2.4. Ảnh hưởng của nền giâm đến tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn của cây
Giảo cổ lam .................................................................................................. 40


vii
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 42
5.1. Kết luận ................................................................................................. 42
5.2. Đề nghị.................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 43


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Giảo cổ lam còn gọi là Sắp dạ, Phéc dạ, Dền toòng (tiếng Tày), Mang đi - a (tiếng Mông), Cam trà vạn, Thất diệp đởm, Ngũ diệp sâm, Trường sinh
thảo hay Nhân sâm phương nam. Đây là loại thảo dược quý đã được phát
hiện và sử dụng ở nước ta [3].
Giảo cổ lam mọc ở các khu vực có độ cao 200 – 2.000 m trong các khu
rừng thưa và ẩm ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và một số nước châu Á. Ở
nước ta, Giảo cổ lam được phát hiện tại Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên
Quang và một số địa phương thuộc vùng núi phía Bắc [6].
Năm 1997, Phạm Thanh Kỳ đã phát hiện ra Giảo cổ lam ở nước ta, từ

đó có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của Giảo cổ lam trong
chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người [8].
Hoạt chất chính trong cây Giảo cổ lam là các nhóm flavonoid và nhóm
saponin. Hàm lượng của nhóm saponin trong Giảo cổ lam nhiều gấp 3 – 4 lần
so với Nhân sâm. Ngoài ra trong cây Giảo cổ lam còn có một số Vitamin và
các khoáng chất như: Kẽm, Sắt, Mangan, Photpho.
Trong những năm gần đây, Giảo cổ lam đã được người dân thu hái để
làm rau ăn, làm trà uống; đặc biệt Viện Dược liệu Trung ương và công ty Tuệ
Linh đã chế biến Giảo cổ lam thành các sản phẩm hàng hóa như trà lọc, cao,
thực phẩm chức năng có tác dụng tốt trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho
mọi người.
Hiện nay việc sử dụng các sản phẩm từ Giảo cổ lam ngày càng phổ
biến, cùng với đó, việc khai thác Giảo cổ lam trong tự nhiên với khối lượng
lớn, khai thác theo kiểu tận thu đã làm giảm nguồn Giảo cổ lam trong
tự nhiên. Giảo cổ lam đã được người dân sử dụng từ lâu đời với tên gọi
rau


đắng, phéc dạ, sắp dạ; người dân ở xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể đã sử
dụng Giảo cổ lam như một loại rau truyền thống trong các đám cưới, đám
hỏi và sử dụng làm trà uống. Trong những năm gần đây, khu vực này là nơi
tham quan du lịch nên nhu cầu mua bán loài thảo dược này ngày càng
tăng, do đó công tác nghiên cứu đặc điểm hình thái, nhân giống và gây trồng
Giảo cổ lam là rất cần thiết, trong đó sử dụng phương pháp giâm hom là
một trong những phương pháp nhân giống vô tính Giảo cổ lam để nâng
cao hiệu quả trong nhân giống, gây trồng, chế biến phục vụ nhu cầu xã hội
là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tễn, tôi đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái


phân bố và kỹ thuật nhân giống

bằng hom cây Giảo cổ lam 7 lá tại xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc
Kạn” vừa có cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được đặc điểm hình thái, phân bố và kỹ thuật nhân giống cây
Giảo cổ lam bằng phương pháp giâm hom phục vụ công tác gây trồng và bảo
tồn loài tại khu vực nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nghiên cứu, phân
loại và tuyển chọn loài Giảo cổ lam trong sản xuất. Đồng thời bổ sung hoàn
thiện kỹ thuật nhân giống loài Giảo cổ lam bằng phương pháp giâm hom.
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ xung thêm tài liệu cho công tác nghiên
cứu khoa học, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo về cây Giảo cổ lam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Về kinh tế: Nhu cầu sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh, nâng
cao sức khỏe hiện nay ngày càng tăng. Quỹ đất trồng và nguồn lao động
miền núi


rất lớn, đây là cơ hội để người dân miền núi sản xuất cây Giảo cổ lam
theo hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Về xã hội: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, phân biệt được loài Giảo
cổ lam với các loài có đặc điểm tương đồng không sử dụng được hoặc ít sử
dụng. Đồng thời xác định kỹ thuật nhân giống thích hợp góp phần nhân
nhanh giống cây Giảo cổ lam, đáp ứng nhu cầu làm dược liệu mà thực tễn
đặt ra.
- Về môi trường: Đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu về đa dạng sinh
học thực vật, nguồn gen cây Giảo cổ lam ở nước ta.



Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1. Nguồn gốc
Trên thế giới, Giảo cổ lam được phát hiện ở độ cao 200 - 2000 m,
trong các khu rừng thưa và ẩm tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia,
Triều Tiên và một số nước châu Á khác [15, 18, 22].
Ở Việt Nam, năm 1997 Phạm Thanh Kỳ (Đại học dược Hà Nội) đã phát
hiện cây Giảo cổ lam trên núi Phan – xi - păng (Lào Cai) và được Vũ Văn
Chuyên (Đại học dược Hà Nội) xác định đúng là loại Gynostemma
pentaphyllum Thunb [14].
Trong đợt nghiên cứu, khảo sát nguồn dược liệu ở các vùng núi
cao phía Bắc, cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Tuệ Linh cùng
với Phạm Thanh Kỳ đã phát hiện một quần thể cây Giảo cổ lam mọc hoang
dại với trữ lượng lớn tại vùng núi cao thuộc huyện Mèo Vạc – Hà Giang
và huyện Bảo Lạc – Cao Bằng [21].
Việc phát hiện quần thể cây Giảo cổ lam tại vùng núi Cao Bằng và Hà
Giang đã chứng tỏ sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở các tỉnh miền
núi nước ta.
2.1.2. Phân loại
Kết quả giám định loài Giảo cổ lam nằm trong hệ thống phân loại thực
vật như sau:
- Ngành hạt kín: Angiospermae
- Lớp hai lá mầm: Dicotylenodae
- Bộ thực vật: Bầu bí - Curcubitales
- Họ thực vật: Bầu bí - Curcbitaceae
- Loài Giảo cổ lam 5 lá: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.



- Loài Giảo cổ lam 7 lá: Gynostemma pubescens (Gagnep) C.Y.Wu.
- Loài Giảo cổ lam 9 lá: Gynostemma sp.
* Phân loại thảo dược trong họ Curcubitaceae:
Họ Bầu bí (Curcubitaceae) có tổng số gần 90 chi, trên dưới 700 loài,
trong đó có khoảng 50 loài có tác dụng chữa bệnh được sử dụng trong
Đông y. Các loài thực vật trong họ Bầu bí có một số đặc điểm chính như thân
có các tua cuốn, phần lớn lá có chia thùy, có lông tuyến. Hoa thật, cánh
hoa màu vàng hay trắng. Quả dạng bầu bí [13, 14, 16].
Ở phương Đông, một số nơi đã sử dụng các loài trong họ Bầu bí
để chữa bệnh, nhờ hoạt chất Curcubitacin có trong thân lá. Một số minh
chứng cho thấy Curcubitacin là hoạt chất chính có tác dụng ức chế khối u
thận, khối u não và các khối u ác tnh. Ở khu vực Thái Bình Dương, quả
của một số loài trong họ Curcubitaceae được dùng làm lợi tểu, hạ sốt,
giảm viêm nhiễm, chống độc, trị bệnh vàng da, tiểu đường và sử dụng
làm thuốc an thần [13, 14].
* Một số loài có tác dụng chữa bệnh trong họ Curcubitaceae
- Gymnopentalum cochichinensis (Lour .), Cây cứt quạ.
+ Đặc điểm: Gymnopentalum cochichinensis

(Lour.) có dạng cỏ bò,

thân mảnh, có tua cuốn. Lá có phiến nhám, có tuyến và lông thưa. Hoa
có dạng đơn tính đồng chu. Hoa đực mọc thành chùm, có cánh trắng, kích
thước khoảng 3 cm, các bao phấn dính nhau. Hoa cái mọc đơn. Quả nạc,
hình bầu dục, khi chín có màu đỏ, dài 3 – 5 cm, mặt quả có gân. Hạt màu
nâu, dài 7 – 8 mm [13], [16].
+ Phân bố: Gymnopentalum cochichinensis (Lour.) có ở Lào,
Campuchia, Malaysia, Trung Quốc… Ở nước ta, cây mọc ở các khu rừng tái
sinh, các khu đất hoang từ Bắc vào Nam.



+ Tác dụng chữa bệnh: Ở Lào, Campuchia, Gymnopentalum
cochichinensis (Lour.) được sử dụng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh. Ở
Malaysia, nước sắc của lá dùng để chống ngộ độc của các loại quả. Nước
ép từ lá cây được sử dụng để làm giảm viêm mắt. Ở Trung
Quốc, Gymnopentalum cochichinensis

(Lour.) được gọi là Jin gua. Tuy

nhiên các hoạt chất trong chi Gymnopentalum vẫn chưa được tm hiểu [16].
- Hodgsonia macrocarpa (Bl). Cây đài hái, sén.
+ Đặc điểm: Hodgsonia macrocarpa (Bl) là loài dây leo, thân to, có tua
cuốn. Lá đơn nguyên, kích thước 18 – 25 cm, không có lông, cuống lá dài 5 –
8 cm. Hoa đơn tính đồng chu. Hoa đực mọc thành chùm, tràng hoa hình
ống. Hoa cái mọc đơn. Quả to, thịt quả nạc, trắng.
+ Phân bố: Trên Thế giới, cây mọc ở một số nước trong khu vực Đông
Nam Á. Nước ta, cây mọc trong các khu rừng thưa từ Vĩnh Phú tới Đồng Nai
[13, 14, 16].
+ Tác dụng: Ở Indonexia, dầu ép từ hạt dùng để đốt, xông và dịch ép từ
thân trị bệnh lở mũi. Ở Malaysia, Hodgsonia macromarpa (Bl) được dùng để
chữa bệnh lở mũi. Dầu chiết từ hạt dùng để trừ muỗi. Những người trong
bộ tộc Mlay uống nước sắc từ lá và dùng lá cây đốt xông mũi. Nước sắc từ lá
cây còn được uống để hạ sốt [16].
2.2. Đặc điểm thực vật của chi Gynostemma
Chi Gynostemma chủ yếu là các cây thảo, thân leo, nhẵn hoặc có lông
mịn. Lá có cuống với phiến chân vịt gồm 3 – 5 lá chét, ít khi có 1 lá chét. Lá
chét hình xoan – ngọn giáo. Các đốt thân có tua cuốn. Cụm hoa đực dài, gồm
nhiều hoa nhỏ; hoa hình sao, màu trắng hay lục nhạt; cuống hoa mang lá
bắc ở gốc; đế hoa dẹt, có 5 lá đài nhỏ; hoa 5 cánh, hình mũi dùi – ngọn giáo

hoặc hình xoan thuôn, nhọn ở đỉnh. Bộ nhị gồm 5 chỉ nhị dính thành cột; bao
phấn đều, dính với nhau. Cụm hoa cái giống cụm hoa đực nhưng dài hơn;
hoa cái


có bầu 2 - 3 ô, hình cầu, mỗi ô có 2 – 3 noãn treo; đầu nhụy xẻ 3. Quả mọng
hình cầu, không mở, chứa 2 – 3 hạt. Hạt hình trứng, hơi dẹp. Ở châu Á có
khoảng 4 – 5 loài, nước ta có 2 loài như sau.
2.2.1.
(Wall.)

Gynostemma

laxum

* Đặc điểm: Là cây thảo mọc leo, lóng dài 10 – 20 cm. Thân có các tua
cuốn. Lá mỏng, gồm có 3 lá chét, lá giữa dài 10 – 12 cm, mép lá có răng cưa
nhọn, lá có 5 – 7 đôi gân bên, có hoặc không có lông. Cây ra hoa tháng 5, hoa
đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực có khi dài đến 30 cm; hoa nhỏ, kích thước
khoảng 3 mm; bộ nhị gồm 5 nhị dính với nhau ở chỉ nhị và bao phấn. Quả
tròn, kích thước 6 – 8 mm, màu lục vàng. Mỗi quả có 2 – 3 hạt hình trái xoan,
kích thước khoảng 4 mm [2, 3].
* Phân bố: Gynostemma laxum (Wall.) có ở Ấn Độ, Myanma, Trung
Quốc, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc tự nhiên trong vùng núi từ Lào Cai tới
Quảng Trị. Cây mọc leo trong rừng thưa, núi đá vôi [2, 3, 5].
* Tác dụng: Người dân vùng Vân Nam - Trung Quốc dùng
Gynostemma laxum (Wall.) để chữa viêm phế quản mãn tnh, viêm gan truyền
nhiễm, viêm thận, loét dạ dày, phong thấp và một số bệnh về tim [2, 3, 5].
2.2.2.
(Thunb.)


Gynostemma

pentaphyllum

* Đặc điểm: Cây thảo mọc leo. Thân không có lông, đốt thân có tua
cuốn. Lá kép có cuống chung dài 3 – 4 cm, mép lá có răng cưa, phiến lá có 5
– 7 lá chét dài 3 – 9 cm, rộng 1,5 – 3 cm. Hoa đơn tính khác gốc, hoa nhỏ
hình sao, bao hoa rất ngắn, cánh hoa rời nhau dài 2,5 mm. Bộ nhị gồm 5 nhị
dính với nhau. Hoa cái tương tự hoa đực, bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô,
tròn, kích thước 5 – 9 mm, màu đen. Quả có 2 – 3 hạt nhỏ [5, 6].
* Phân bố: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) có ở Ấn Độ,
Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào và bán đảo Mãlai. Nước ta,
cây mọc ở vùng núi đá vôi từ miền Bắc tới miền Nam [5, 6, 8].


* Tác dụng: Ở Trung Quốc, cây được sử dụng để chữa ho, tiêu đờm,
têu viêm, giải độc. Người dân vùng Quảng Tây – Trung Quốc còn sử dụng
cây để trị tiêu chảy, rắn cắn [8].
2.2.3. Gynostemma pubescens (Gagnep.)
* Đặc điểm: Cây sống lâu năm, dạng dây leo, thân mảnh, leo bằng tua
cuốn. Tua cuốn xoăn, mảnh, nằm cạnh cuống lá. Lá chét hình bầu dục, mép
răng cưa. Cây có hoa nhỏ, màu vàng nhạt, hoa đơn tính khác gốc. Thời gian ra
hoa từ tháng 6 - 8, quả chín tháng 11 – 12 [5, 6, 8].
* Nguồn gốc, phân bố: Có nguồn gốc từ các vùng núi của miền Nam
Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. Phân bố ở độ cao 300 - 3000m so
với mực nước biển ở các vùng đồng bằng, sườn dốc và dưới tán cây trên
vùng núi cao của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Việt Nam và
một số nước Đông Nam Á [2, 8].
* Tác dụng: Có khả năng chống ô xy hóa tế bào, làm thuốc hạ

cholesterol, thải độc trong cơ thể, chống viêm gan, chứng cao huyết áp, tim
mạch, ho hen, viêm khí quản mãn tính, đau đầu, mất ngủ, đái tháo
đường. Giảo cổ lam còn có tác dụng kìm hãm sự tch tụ tiểu cầu, làm tan cục
máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não và kìm
hãm sự phát triển của khối u [8].
2.3. Thành phần hóa học của Giảo cổ lam
Từ thân lá của các loài thuộc chi Gynostemma đã phân lập được một số
lớp chất như tecpenoit, tecpenoit – glycosit và flavonoit.
Nghiên cứu hóa học thực vật tiến hành trên cây Giảo cổ lam
(Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)) tại Bắc Cạn đã thu được 3 hợp chất
phytosterol, 2 hợp chất flavonoit và thu được 5 hợp chất sạch là: stigmasterol
(GyH1); β-sitosterol (GyH2), 3,3’5-trihydroxy-4’,7-dimethoxyflavon (GyE1);
sigmasta-5,22-dien-3β-yl-β-D-glycopyranosis (GyE2) và 3,5-dihydroxy-4’,7-


dimethoxyflavon-3’-O-[α-L-rhamnopyranosyl(1-6)]-O-β-D-glycopyranosit
(GyM1) [ 9,15].
Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc triterpen kiểu
damaran, trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với Saponin có
trong Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm, Sâm nam). Giảo cổ
lam còn chứa nhiều flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và có tác dụng
chống lão hóa mạnh. Ngoài ra còn trong Giảo cổ lam còn có các Acid amin
tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se. Đã có
nhiều nghiên cứu thử độc tính cấp, trường diễn, bán trường diễn và xác định
cây không có độc [ 9,10, 15, 21].
2.4. Tác dụng của Giảo cổ lam
2.4.1. Các thử nghiệm Giảo cổ lam trên chuột và thỏ
- Tác dụng giảm mỡ máu (Triglicerid và Cholesterol): Giảo cổ lam có
tác dụng ức chế tăng Cholesterol 71% theo phương pháp ngoại sinh và
82,08% theo phương pháp nội sinh.

- Tác dụng tăng lực (nghiệm pháp chuột bơi): Giảo cổ lam làm tăng lực
214,2%.
- Tác dụng bảo vệ tế bào gan: Giảo cổ lam bảo vệ tế bào gan
mạnh trước sự tấn công của các chất độc và làm tăng tiết mật.
- Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: Giảo cổ lam làm tăng đáp ứng
miễn dịch của tế bào khi chiếu xạ tế bào hay gây độc bằng hóa chất
Cyclophosphamid.
- Tác dụng hạ đường máu: Giảo cổ lam có tác dụng hạ đường
huyết trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều
uống 500 mg/kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1000 mg/kg làm hạ tối đa
36%.
Trong niệu pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1000
mg/kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau


60


10
10
phút) so với nhóm đối chứng. Giảo cổ lam gây hạ đường huyết yếu trên
chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường
huyết cao. Như vậy ngoài cơ chế làm tết insulin, Giảo cổ lam cũng có tác
dụng làm tăng nhạy cảm của mô với insulin [2, 13, 15].
2.4.2. Tác dụng lâm sàng (Thử trên người)
- Tác dụng giảm cân: Giảo cổ lam có tác dụng giảm cân tương đối
mạnh do giảm lượng mỡ dư thừa tích lũy ở vùng bụng, đùi và nội tạng thông
qua tăng cường chuyển hóa mỡ. Tuy nhiên, Giảo cổ lam lại có tác dụng
tăng cơ bắp nên chỉ có tác dụng giảm cân ở những người béo [2, 4].
- Tác dụng tăng lực: Giảo cổ lam có tác dụng tăng lực co cơ đến 11,12

kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với
mục đích sử dụng Giảo cổ lam để tăng lực cho các vận động viên thi đấu để
nâng cao thành tích. Vì vậy, Giảo cổ lam còn được gọi là chất Doping tự
nhiên [5, 8, 14].
- Tác dụng đối với huyết áp: Sau 2 tháng sử dụng Giảo cổ lam, huyết
áp của các bệnh nhân đã giảm từ 113,765 xuống 97,868.
- Tác dụng làm giảm mỡ máu: Giảo cổ lam có tác dụng giảm mỡ trong
máu tới 20%. Đặc biệt, Giảo cổ lam còn có tác dụng hạ Cholesterol trong máu
tới 22%.
- Tác dụng bảo vệ gan: Thử nghiệm lâm sàng cho thấy 100 bệnh nhân
sử dụng Giảo cổ lam sau 2 tháng đã cải thiện tnh trạng bệnh.
- Đối với các triệu chứng cơ năng khác như đau đầu, thiếu máu
não, đau tức ngực, choáng ngất đều được cải thiện rất tốt sau khi sử dụng
Giảo cổ lam [18, 19].


11
11
2.4.3. Công dụng dược liệu
- Làm hạ mỡ máu, nhất là hạ Cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa
mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến
chứng tim mạch, não.
- Chống lão hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tăng sức mạnh,
tăng khả năng làm việc.
- Tăng cường sự miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành khối u.
- Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, cải thiện tình
trạng giảm trí nhớ ở người già.
- Tăng cường chức năng giải độc gan [4, 5, 8]. Từ những tác dụng lâm
sàng và công dụng dược liệu của Giảo cổ lam đã khẳng định rằng đây là cây
thuốc quý. Sử dụng Giảo cổ lam không những nâng cao sức khỏe mà còn có

tác dụng phòng và chữa bệnh cho con người.
2.4. Tình hình nghiên cứu về dựợc liệu
2.4.1. Trên thế giới
Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn,
con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh; những cây cỏ
ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào
khỏi bệnh thì dần được tch lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và
được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát
triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày
càng trở nên phong phú.
Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nông bản
thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn
sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho
đến ngày nay [dẫn theo tài liệu 11].


12
12
Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây
thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là
cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1.094 cây
thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [dẫn theo tài liệu 15].
Năm 348 – 322 TCN, Aristote người Hy Lạp đã có những ghi chép về
cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “Lịch sử vạn
vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy tác phẩm
chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền
tảng cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này [dẫn theo tài liệu 15].
Năm 60 – 20 TCN, thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp đã mô tả 600
loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là người đặt nền móng cho
y dược học Hy Lạp [dẫn theo tài liệu 11].

Năm 79 – 24 TCN, nhà tự nhiên học Plinus người La Mã đã soạn thảo
bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài thực vật có ích
[dẫn theo tài liệu 11].
Năm 1952, A. Petelot đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de
médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về
các loại cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương [dẫn theo tài liệu 15].
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng
số khoảng 250.000 loài

thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết,

khoảng
20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ
được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có
hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc [dẫn
theo tài liệu 19].
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn thực
hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good agricultural and
collection practces for medicinal plants). Tài liệu đã đưa ra những hướng


dẫn

13
13


14
14
cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng,

chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hướng dẫn và
là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa
trên Thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu
hướng dẫn này để xây dựng khung quy định chung cho sản xuất cây dược
liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm
hàng hóa trên toàn Thế giới [19].
Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc
nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc
được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ
các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung
Quốc, có
940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng;
doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng
giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu
USD. Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác
nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong
nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế. Như
vậy, con người đã nghiên cứu về các loại cây thuốc từ rất lâu đời [18].
Ban đầu, những nghiên cứu về cây thuốc chỉ dừng lại ở mức mô tả các
đặc điểm và cách sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền. Ngày nay, khi khoa
học kỹ thuật phát triển, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất chính
có tác dụng trong cây thuốc, tạo sự tn tưởng cho người bệnh khi sử dụng các
sản phẩm thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ.
2.4.2.
nước



trong


Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta có nguồn tài
nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo tác gỉa Phạm Hoàng Hộ
và Nguyễn Nghĩa Thìn, số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê


×